Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Một số họ cánh vẩy phổ biến (Pieridae và danaidae) tại vườn quốc gia Tam Đảo và Pù Mát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.78 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
KHOA SINH HỌC
GÓP PHẦN NGHIÊN c ứ u ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ KHU HỆ CÔN TRỪNG VIỆT NAM
MỘT Số HỌ CÁNH VẢY PHổ BIẾN (PIERIDAE VÀ DANAIDAE)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VÀ Pù MÁT
MÃ SỐ: QT-00/18
Chủ trì để tài: TS. NGUYỄN v â n đỉnh
ĐAI HỌ C uO . - Ị
'RUNG TÀM THC I ' ' \tị\_ N
pr/ 4V4
Hà Nội-2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
KHOA SINH HỌC
GÓP PHẦN NGHIÊN c ứ u ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
KHU HỆ CÔN TRỪNG VIỆT NAM
MỘT SỐ HỌ CÁNH VẢY PHỔ BIẾN (PIERIDAE VÀ DANAIDAE)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VÀ Pừ MÁT
MÃ SỐ: QT'00/18
Chủ trì đề tài: TS. NGUYEN vân đỉnh
Thành viên tham gia: TS. Nguyễn Văn Quảng
CN. Nguyễn Văn Bảy
CN. Nguyễn Thuý Hiền
Hà Nội-2005
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


3
1. Địa điểm và thời gian nghiên c ứ u 3
2. Phương pháp nghiên cứu 3
2.1. Điều tra thu thập vật m ẫu
3
2.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật


3
2.3. Phương pháp phân tích định loại
4
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 5
1. Thành phần loài Pieridae và Danaidae
tại hai VQG Tam Đảo và Pù M át
5
2. Sự phân bố của Pieridae và Danaiđae 9
2.1. Sự phân bố theo các kiểu sinh cảnh

9
2.2 Sự phân bố theo các dải độ cao

.
12
3. Khóa định loại Pieridae và Danaidae
17
3.1. Fam. Pieridae

17
3.2. Fam. Danaidae 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NG H Ị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO
48
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của khu hệ động, thực vật. Trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, bảo tồn đa dạng sinh vật và phát triển bền vững là nhiệm vụ có ý
nghĩa quan trọng lâu dài. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, nghiên cứu đa
dạng sinh học đã được triển khai ở nước ta. Cho đến nay công việc điều tra vể
thực vật và các nhóm động vật lớn như: chim, thú, lưỡng cư, bò sát, v.v ở các
khu bảo tồn và các vườn quốc gia đã thu được kết quả đáng kể. Tuy vậy, côn
trùng- một Lớp động vật chiếm số lượng đông nhất trong thế giới sinh vật, có vai
trò quan trọng trong hệ sinh thái, là nguồn thức ãn đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của nhiều loài động vật có xương sống, đồng thời là nhóm sinh vật có ý
nghĩa chỉ thị cho môi trường sinh thái, lại chưa được quan tâm điều tra nghiên
cứu một cách đầy đủ. Tính riêng Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) trong đó có tổng họ
bướm ngày (Rhopalocera) mới được chú ý điều tra từ những năm 90 trở lại đây
[Spitzer, (1990, 1993); Monastyrskii (2002); Vũ Văn Liên, Đặng Thị Đáp
(2002); Bùi Xuân Phương (2005); Đặng Ngọc Anh, Vũ Văn Liên (2005)]
Trong các nghiên cứu, điều tra về thành phần loài, phần nhiều chú ý đến các
taxon có ý nghĩa nhạy cảm với sự tồn tại của hệ sinh thái rừng và tiềm năng du
lịch sinh thái, như các loài ưa bóng thuộc họ Satyridae, Amathusiidae,
Papilionidae,v.v Nói một cách khác, mới chỉ quan tâm đến những loài và nhóm
loài có ý nghĩa chỉ thị cho mức độ tàn phá rừng. Thực tế hiện nay, việc khai thác
rừng ở các vườn quốc gia và khu bảo tổn đã bị cấm, thay vào đó là việc trồng và
phục hồi lại các cánh rừng. Đánh giá mức độ phục hồi của hệ sinh thái đanơ là
những bài toán chưa có lời giải thỏa đáng, ở các khu hệ bướm ngày, ngoài
những nhóm loài ưa bóng, sống thích hợp dưới tán rừng kín thường xanh, còn có
nhiều loài ưa thoáng thuộc các họ Pieridae, Danaidae, Nymphalidae Nhiều kết
quả điều tra về bướm ngày gần đây cho thấy, tỉ lệ giữa mật độ cá thể cũng như sô'

loài bướm ưa thoáng trên tổng mật độ cá thể và loài trong khu hệ điều tra ở một
khu vực nào đó có ý nghĩa quan trọng cho việc đánh giá mức độ phục hồi rừn2 .
Xuất phát từ thực tế trên và để hiểu rõ thêm về các Họ bướm ngày ưa thoánơ
chúng tôi thực hiện đề tài: “GỚ/7 phần nghiên cứu đa dạng sinh học và khu hệ
Côn trùng Việt Nam: Một số Họ Cánh vảy phổ biến (Pieridae và Danaidae tại
Vườn Quốc gia Tam Đảo và Pù Mát” với nội dung chủ yếu sau:
1
- Điều tra thu thập các loài thuộc hai Họ Pieridae và Danaidae tại hai vườn
Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phú) và Pù Mát (Nghệ An).
- Phân tích sự phân bố của chúng theo các kiểu sinh cảnh và các dải độ cao.
- Trên cở sở kết quả thu được, xây dựng khóa định loại các giống và loài
phổ biến của hai Họ bướm nghiên cứu.
- Xây dựng bộ sưu tập mẫu về 2 Họ Pieridae và Danaidae cho bảo tàng.
2
ĐỊA ĐIỂM, THÒI GIAN YÀ PHƯƠNG PHÁP N
'leery &
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thu thập vật mẫu được tiến hành tại hai Vườn quốc
(Vĩnh Phú) và VQG Pù Mát (Nghệ An), trong thời gian
2001. Ngoài ra, nhiều mẫu vật cũng được chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập
từ những năm trước đây, được lưu trữ tại bảo tàng sinh vật và cũng được chúng
tôi sử dụng trong nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Điều tra thu thập vật mẫu
Điều tra thu thập vật mẫu được tiến hành theo phương pháp thông dụng
điều tra côn trùng của Me Gavin c. (1997). Mẫu vật được thu theo tuyến, các
tuyến điều tra được đặt qua các sinh cảnh và các độ cao khác nhau. Tại VQG Pù
Mát, chúng tôi đã thu mẫu theo các tuyến tại các khu vực: Khe Thơi, Khe Bu,
Thác Kèm , khe Chát, Khe Khẳng. Các tuyến nghiên cứu tại VQG Tam Đảo:
đường vào Tam Đảo n, đường xuống Thác Bạc, đường lên tháp Truyền

hình,v.v Ngoài việc thu thập theo tuyến chúng tôi còn tiến hành thu bổ sung tại
những điểm có nhiều cây hoa hay vị trí ẩm ướt, nơi bướm ưa thích xuất hiện.
Dụng cụ thu mẫu: để tiến hành thu mẫu chúng tôi sử dụng các dụng cụ sau:
Vợt côn trùng, túi bướm, hộp nhựa trong đó có băng phiến (Naphthalen)
để lưu giữ mẫu trong thời gian điều tra ngoài thực địa. Mẫu thu được chuyển về
xử lý và phân tích tại Bộ môn ĐVKXS và bảo tàng động vật, Khoa Sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật
Những mẫu thu được ngoài tự nhiên được chúng tồi lưu giữ tron2 đệm
bông có ghi lý lịch của mẫu. Tại phòns thí nghiệm và bảo tàng, chúng tôi lựa
chọn những mẫu đẹp, không bị hư hại để cắm ghim theo tư thế chuẩn, phục vụ
cho công tác phân loại và bảo quản, trưng bày sau này. Mẫu vật được sấy khô ở
nhiệt độ 45-50°C trong thời gian 2 ngày, được bảo quản trong các hộp đựnơ côn
trùng và được xử lý bằng Thimol để chống mốc.
3
2.3. Phương pháp phán tích định loại
Định loại mẫu vật theo phương pháp phân loại hình thái của Ackery &
Vane -Wright (1984), Corbet et al. (1992), D’ Abrera (1982-1986) và Pinratana
(1981-1992), dựa chủ yếu vào các đặc điểm hộ gân cánh, hình dạng và mầu sắc
của cánh,v.v Với một số nhóm chúng tôi sử dụng đặc điểm cấu trúc của cơ
quan sinh đục ngoài để phân loại. Chuẩn bị cơ quan sinh dục ngoài bằng phương
pháp thông thường là đun sôi phần bụng trong dung dịch 10% kali-dioxit (theo
phương pháp của Upton, 1991).
Sử dụng tài liệu định loại bướm của các tác giả:
-Corbet, A. s. & Pendlebury, H. M. (1992); Lekagul, B., Askins, K.,
Nabhitabhata, J. & Samruadkit, A. (1977); Monastyrskii A. and Deviatkin A.
(2002). Chou Lo (1998); Evans, W.H. (1923); Seitz, A. (1929),v.v
Chỉ sô đa dạng của Jaccar-Sorenxen (K) được tính toán theo công thức K =
2c/(a+b) dùng để đánh giá mức độ tương tự về loài giữa khu vực A và B (c: Số
lượng loài giống nhau có ở cả 2 khu vực; a và b: tổng số loài thu được trong 2

khu vực tương ứng A và B).
Trong quá trình nghiên cứu tại VQG Pù Mát (1999-2000), chúng tôi đổng
thời được sự hỗ trợ giúp đỡ của tổ chức FFI (Fauna & Flora International) trons
triển khai nghiên cứu cũng như giám định mẫu vật.
4
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
1. Thành phần loài Pieridae và Danaidae tại hai VQG Tam Đảo và Pù Mát
Kết quả điều tra về thành phần loài bướm Pieriđae và Danaidae được trình
bày ở Bảng 1 và Phụ lục 1 cho thấy, đã phát hiện được 56 loài thuộc 20 giống
trong khu vực nghiên cứu. Trong đó họ Pieridae có số loài nhiều hơn (34 loài) so
với họ Danaidae (22 loài). Giống Euploea Fabricius có số lượng loài nhiều nhất
(11 loài chiếm 19,6% tổng số loài nghiên cứu); 8 giống có số loài ít nhất là
Leptosia Hũbner, Talbotia Bemardi, Parenronia Bingham, Hebomoia Hũbner,
Ixias Hủbner, Dercas Doubleday, Gandaca Moore và Radena Linnaeus, mỗi
giống chỉ có 1 loài (1,8%); 2 giống Delias Hũbner và Appias Hũbner, mỗi giống
có 7 loài, chiếm 12,5%; các giống còn lại có số lượng loài dao động trong
khoảng từ 2 đến 4 loài. Dẫn liệu trên cho thấy, đa dạng sinh học của bướm
Pieridae và Danaidae ở khu vực nghiên cứu thể hiện ở mức độ giống, mỗi giống
trung bình có khoảng trên 2 loài.
Cũng từ số liệu Bảng 1 còn cho thấy, số loài bướm thu được thuộc 2 Họ
Pieridae và Danaidae ở 2 VQG Tam Đảo và Pù Mát là xấp xỉ nhau (43 loài và
4 lloài). Tuy vậy, cấu trúc thành phần loài của 2 khu hệ bướm điều tra lại tương
đối sai khác nhau. Có tới 15 loài (chiếm 26,7% tổng số loài nghiên cứu) mới chỉ
tìm thấy ở VQG Tam Đảo mà chưa tìm thấy ở VQG Pù Mát, ngược lại, có 13
loài (23,2%) phát hiện thấy ở Pù Mát lại lại chưa phát hiện thấy ở Tam Đảo. Chỉ
số Sorenxen tính toán cho khu hệ bướm Tam Đảo và Pù Mát đạt giá trị bằnơ 0 66
đã ủng hộ cho nhận xét trên.
5
Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài thuộc Họ Pieridae và Danaidae
ở hai VQG Tam Đảo và Pù Mát

TT
Họ, Giông
Tổng
số loài
Tam Đảo
(TĐ)
MÁ/
(PM)
Sô loài
chung
(TĐ-PM)
HỌ PIERIDAE
34
27
24
16
1
Delias Hũbner
7
6
3
2
2
Leptosia Hủbner
1
1
3 Talbotia Bemardi
1
1
4

Cepora Billberg
2
2
2
2
5
Parenronia Bingham
1
1
6
Prioneris Wallace
2 2
2
2
7
Hebomoia Hũbner
1 1
1 1
8
Ixias Hủbner
1 1 1 1
9
Appias Hủbner
7 6 5 4
10
Pieris Schrank
2 2
11 Dercas Doubleday
1
1 1

1
12
Catopsilia Hũbner
3
1 3
1
13
Eurema Hùbner
4
3
4
3
14
Gandaca Moore
1
1
HỌ DANAIDAE
22 16
17
11
15
Danaus Kluk
2
2
1
1
16 Par antic a Moore
4
4
3

3
17
Tirumala Moore
2 2
2
2
18
Ideopsis Horsfield
2
1
2
1
19
Euploea Fabricius
11 6
9
4
20
Radena Linnaeus
1
1
2
56
43
41
28
Chỉ sô tương đồng Sorenxen
0,66
6
Nếu so với các kết quả nghiên cứu trước đây của Spitzer (1993), thì dân liệu

nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung thêm cho khu hệ bướm Tam Đảo 3 giông
(Talbotia Bemardi, Dercas Doubleday và Ideopsis Horsfield) và 14 loài (Delias
hyparete Wallace, D. pasithoe Linnaeus, Talbotia naganum Vitalis, Cepora
nerissa dapha Moore, Appias paulina Moore, Pieris erute Poujade, Dercas
verhuelli Van, Eurema andersoni Moore, Danaus chrysippus Linnaeus,
Parantica swinhoei, ỉdeopsis similis Moore, Eupỉoea core Cramer, E. eunice
Godart và Euploea tulliolus Fabricius) (Phụ lục 1).
Khi so sánh kết quả điều tra về số lượng loài bướm thu được ở Tam Đảo và
Pù Mát với với kết quả điều tra ở các VQG lân cận như Ba Vì, Cúc Phương, Vũ
Quang, Bạch Mã, chúng tôi nhận thấy, số lượng loài bướm ở Tam Đảo và Pù Mát
khá phong phú. Chúng chỉ xếp sau số lượng loài của VQG Bạch Mã (50 loài),
nhưng lại đứng trước VQG Cúc Phương (36 loài), VQG Vũ Quang (32 loài) và
VQG Ba Vì (29 loài) (Bảng 2). Như vậy, xếp theo số lượng loài giảm dần, chúng
tôi có thứ tự sau: VQG Bạch Mã>Tam Đảo>Pù Mát>Cúc Phương>Vũ Quang>Ba
Vì. Thứ tự này dường như ngược với thứ tự được xếp theo giá trị giảm dần của tỉ
lệ %: Cúc Phương (25,3%)>Bạch Mã (21,6%)>Ba Vì (20,5%)>Vũ Quang
(15,2%)>Tam Đảo (14,6%)>PÙ Mát (13,4%) (Bảng 2 và Hình 1).
Bảng 2. So sánh sô lượng loài thuộc Họ Pieridae và Danaidae
ở vùng nghiên cứu và các VQG lân cận
Họ

M át
(PM)

Quang
(V Q ỹ
Bạch
M ã
(BM)2
Tam

Đảo
(TĐ)
Ba Vì
(BV)3
Cúc
Phương
(cp y
RHOPALOCERA
305
210
231
293
141
142
Pieridae (P) 24 19
30
27
18
22
Danaidae (D) 17 13 20 16
11 14
P+D
41
32 50
43
29
36
(%)
13,4
15,2

21,6 14,6
20,5
25,3
1: theo Monastyrskii (2001); 2: Lê Trọng sơn (2003); 3: Bùi Xuân Phương 2005; 4: Vũ Vân Liên (2002)-
7
Giá trị số lượng loài trong nghiên cứu đa dạng sinh học phản ánh mức độ
phong phú của thành phần loài; bên cạnh đó, dẫn liệu về tỷ lệ % của nhóm loài
là một trong những cãn cứ phản ánh đặc trưng sinh thái của khu vực nghiên cứu.
Họ Pieridae và Danaidae gồm phần lớn các loài ưa thoáng, tỉ lệ % của chúng
trong khu hệ bướm ngày (Rhopalocera) càng cao, phản ánh khả năng phục hồi
của hệ sinh thái càng chậm. Như vậy, từ kết quả phân tích của chúng tôi có thể
thấy, mức độ phục hồi của hệ sinh thái rừng ở VQG Pù Mát và Tam Đảo nhanh
hơn so với các VQG còn lại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận xét bước đầu, để có
nhận xét đầy đủ hơn còn cần phải có những nghiên cứu tiếp theo về những Họ
bướm ngày ưa thoáng khác như Nymphalidae, Papilionidae và cần phải tiến hành
điều tra định lượng, xác định độ thường gặp của các loài ưa thoáng, nhữns loài
ưa bóng trong khu vực nghiên cứu v.v
Số loài Tỷ lệ %
]Số loài —♦—Tỷ lệ %
Hình 1. So sánh sô lượng và tỷ lệ % loài của hai Họ bướm
Pieridae và Danaidae trong các khu hệ
8
Mối quan hộ giữa thành phần loài của Pieridae và Danaidae ở khu vực
nghiên cứu với các VQG lân cận được trình bày trong Bảng 3. Chúng tôi nhận
thấy, thành phần loài của cả 2 Họ Pieridae và Danaidae ở VQG Tam Đảo gần với
thành phần loài của chúng ở VQG Ba Vì và Cúc Phương hơn là với VQG Pù Mát
(chỉ số tương đồng (Sorenxen) của họ Pieridae và Danaidae dao động trong
khoảng 0,77-0,90); ở VQG Pù Mát, thành phần loài của 2 Họ trên gần với thành
phần loài của chúng ở VQG Vũ Quang hơn là với VQG Tam Đảo. Điều này có
thể do vị trí địa lý chi phối. VQG Tam Đảo gần với VQG Ba Vì và Cúc Phươns

hơn VQG Pù Mát và cùng nằm ở khu Đông Bắc, còn VQG Pù Mát lại gần với
Vũ Quang và cùng nằm trong khu vực Bắc Trường Sơn.
Bảng 3. Chỉ sô tương đổng (Sorenxen) của 2 Họ Pieridae và Danaidae
ở khu vực nghiên cứu và các VQG lân cận
Họ TĐ-BV TĐ-CP PM-VQ
PM-BM TĐ-PM
Pieridae
0,79 0,77 0,74
0,62 0,62
Danaidae 0,88 0,90
0,73
0,48
0,66
2. Sự phân bô của Pieridae và Danaidae
2.1. Sự phản bô theo các kiểu sình cảnh
Trong tự nhiên, thảm cây rừng vừa là mồi trường sống vừa là nguồn cung
cấp thức ăn cho các loài bướm. Do vậy, các kiểu sinh cảnh dựa trên đặc điểm của
thảm cây rừng được xem xét để đánh giá khả nãng phân bố của các loài bướm.
Chúng tôi dựa theo cách phân chia thành 4 kiểu sinh cảnh của Thái Vãn Trừng
(1978) tuỳ theo mức độ tác động của con người đến thảm thực vật, cụ thể là:
rừng nguyên sinh (RNS), rừng thứ sinh (RTS), rừng trồng (RT) và trảng cây bụi
(TCB).
9
Bảng 4. Sự phân bố theo sinh cảnh của các loài Pieridae và Danaidae
TT
Họ, Giống
Sô loài trong các kiểu sinh cảnh
RNS RTS RT
TCB
HỌ PIERIDAE

14
22
16 10
1
Delias Hũbner
3 4
2
1
2
Leptosia Hũbner
1
1
3 Taỉbotia Bemardi
1
4
Cepora Billberg
1 2 2
2
5
Parenronỉa Bingham 1 1
6
Prioneris Wallace 2 1
7
Hebomoia Híibner
1 1 1 1
8
ỉxias Hũbner
1
1
9

Appias Hủbner
2 5
3 2
10
Pieris Schrank 1
1
11 Dercas Doubleday
1
12
Catopsiỉia Hủbner
2
3
1
13
Eurema Hũbner
2
3
2
1
14
Gandaca Moore
1
1
HỌ DAN AID AE
8
15
9
8
15
Danaus Kluk

1
1
2
16 Parantica Moore
2
2
2
17 Tirumala Moore 1
2
1
18 ỉdeopsis Horsfield 1
2
2
i
19
Eưploea Fabricius 6
7
3
3
20
Radena Linnaeus
1
22
37
25
18
%
39,2
66,0
44,6

32,1
10
Thành phần loài thuộc 2 Họ Pieridae và Danaidae trong các kiểu sinh cảnh
khác nhau được trình bày ở Bảng 4. Kết quả cho thấy, rừng thứ sinh có số lượng
loài nhiều nhất (37 loài, bằng 66% tổng số loài thu được trong quá trình điều
tra), trảng cày bụi có số loài ít nhất (18 loài; 32,1%), số loài thu được trong 2
sinh cảnh rừng nguyên sinh và rừng trồng xấp xỉ nhau (22 loài và 25 loài, tương
đương với 39,2% và 44,6%). Trong tổng số 56 loài chúng tôi thu được, có 28 loài
(bằng 50%) có chung từ 2 kiểu sinh cảnh trở lên và 28 loài còn lại (50%) chỉ
phát hiện thấy ở một kiểu sinh cảnh.
Chúng tôi phát hiện được 5 loài (8,9%) chung cho cả 4 kiểu sinh cảnh, đó
là Cepora nadina Lucas, Hebomoia glaitcippe Linnaeus, Eurema hecabe
Linnaeus, ỉdeopsis simiỉis Moore và Euploea muỉciber Cramer. Có thể coi chúng
là những loài phân bố rộng sinh cảnh. Ngoài ra, còn có 8 loài (14,2%) đều chuns
cho 3 kiểu sinh cảnh, 15 loài (26,7%) chung cho 2 kiểu sinh cảnh.
Hai tám loài chỉ gặp ở một kiểu sinh cảnh, có thể xem là những loài phân
bố hẹp sinh cảnh (loài riêng). Chúng tôi nhận thấy, kiểu sinh cảnh rừng nguyên
sinh và rừng thứ sinh có số lượng loài riêng nhiều nhất, 13 loài và 12 loài (bảng
23,2% và 21,4%), kiểu sinh cảnh rừng trồng và trảng cây bụi có số lượng loài
riêng ít nhất (2 loài và 1 loài; 3,6% và 1,8%).
80%
60%
40%
20%
0%
RNS RTS RT
Hình 2. Tỷ lệ % sỏ loài thuộc hai Họ Pieriđae và Danaidae
trong các kiểu sinh cảnh
11
Như vậy, các kiểu sinh cảnh khác nhau có số lượng loài bướm thuộc 2 Họ

Pieridae và Danaidae khác nhau. Ngoại trừ rừng nguyên sinh, phải chăng có tính
quy luật là số lượng loài bướm trong các kiểu sinh cảnh thay đổi theo hướng tỉ lệ
nghịch với mức độ khai thác rừng và tỉ lệ thuận với mức độ phục hồi rừng (Hình
2). Điều này cũng trùng với nhận xét của một số tác giả như Spitzer (1993), Vũ
Văn Liên và Đặng Thị Đáp (2002).
Giải thích về hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng điều dễ
nhận thấy là các kiểu sinh cảnh có các khu hệ thực vật khác nhau. Mỗi một loài
sâu (ấu trùng) có một hay một số loài cây thức ăn khác nhau (Khuất Đăng Long
và Vũ Quang Côn, 2005), vì vậy các sinh cảnh khác nhau có số lượng loài bướm
khác nhau cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, phần lớn các loài thuộc Họ Pieridae và
Danaidae là những loài ưa thoáng, vì vậy kiểu sinh cảnh rừng thứ sinh có thể có
điều kiện sinh thái phù hợp hơn cho sự tồn tại và phát triển của chúng.
2.2 Sự phân bô theo các dải độ cao
Độ cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố không những
với thực vật mà cả với các nhóm động vật khác. Bởi lẽ đai cao ảnh hưởng sâu sắc
đến đới khí hậu (Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1975). Theo Vũ Tự Lập
(1976), ở miền Bắc nước ta dải độ cao <600m là đai khí hậu nhiệt đới ; 600-
1000m là đai trung gian chuyển tiếp từ nhiệt đới sang á nhiệt đới; >1000m là đai
á nhiệt đới.
Các mẫu bướm được sắp xếp theo 4 dải độ cao khác nhau. Kết quả phân
tích được trình bày ở Bảng 5 và Hình 3. Kết quả cho thấy, số loài thu được nhiều
nhất ở dải độ cao 601-i000m (34 loài, bằng 67% tổng số loài trong khu vực điều
tra), tiếp đến là ở dải độ cao 300-600m (31 loài hay 55,3%), đứng thứ 3 là ở dải
độ cao >1000m (24 loài, bằng 42,8%). ở dải độ cao <300m thu được số loài ít
nhất (14 loài; 25%). Như vậy, ở những vùng có địa hình thấp (<300m) và cao
(>1000m) có thành phần loài bướm Pieridae và Danaidae nghèo nàn hơn.
Chúng tôi cũng thống kê được có 5 loài (bằng 8,9%) phân bố ở cả 4 dải độ
cao, đó là Cepora nadina Lucas, Hebomoia glaucippe Linnaeus, Appias nero
Wallace, Tirumala septentrionis Butler và Euploea mulciber Cramer; có 7 loài
12

(12,5%) gặp ở 3 dải độ cao: Delias acaỉis Godart, Appias lyncida Boisduval,
Catopsilia scyỉla Linnaeus, Eurema blanda Boisduval, Eurema hecabe
Linnaeus, Ideopsis similis Moore và Eupỉoea radamanthus Fabricius. Có thể
xem những loài trên đây là những loài phân bố rộng theo các dải độ cao.
Ngoài ra, có 24 loài chỉ gặp ở một dải độ cao, đó là những loài phân bố
hẹp, có thể coi chúng là những loài đặc trưng (loài riêng). Trong đó 12 loài chỉ
gặp ở độ cao >1000m, 9 loài ở độ cao 601-1000m, 2 loài ở độ cao 301-600m.
Như vậy, ở các dải độ cao khác nhau có số lượng loài bướm Pieridae và
Danaidae cũng khác nhau. Trong giới hạn độ cao dưới lOOOm, khi độ cao tãns
lên thì số lượng loài bướm Pieridae và Danaidae cũng tăng (Hình 3). Tuy nhiên
số loài phân bố hẹp gặp nhiều nhất ở dải độ cao>1000m.
13
Bảng 5. Sự phân bố theo dải độ cao của các loài Pieridae và Danaidae
TT Họ, Giống
Dải độ cao
<300m
300-600m
601-1000m
>1000m
HỌ PIERIDAE
8
20
20
16
1
Delias Hũbner
1
3
4
3

2
Leptosia Hũbner
1
1
3 Talbotia Bemardi
1
4
Cepora Billberg
1
2
2
1
5
Parenronìa Bingham
1
1
6
Prionerỉs Wallace
1
1
7
Hebomoia Hũbner
1 1 1
1
8
Ixias Hũbner
1
1
9
Appias Hùbner

2 4 4 4
10
Pieris Schrank
1 1
11
Dercas Doubleday
1
12
Catopsilỉa Hiibner
1
3 3
13
Eurema Hũbner
3
2
3
14 Gandaca Moore 1
1
HO DANAIDAE
6
11
14 8
15
Danaus Kluk
1 2
1
16
Parantica Moore
1
3

2
17 Tinimala Moore
1 2
1
1
18 ỉdeopsis Horsfield
1
2
1
19
Euploea Fabricius
3 3
7
6
20
Radena Linnaeus
1
I
14
31
34
24
%
25,0
55,3
60,7
42,8
14
Như đã đề cập đến ở trên, dải độ cao liên quan với đặc điểm khí hậu, vì vậy
cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của thành phần thảm thực vật trên đó. Các đai

cao khác nhau có thành phần cây thức ăn của sâu hại khác nhau, có thể đày là
một trong những nguyên nhàn dẫn đến sự khác nhau về thành phần loài bướm
ngày Pieridae và Danaidae ở các dải độ cao khác nhau.
Tỉ lẹ %
80% 1
60% -
20% -
0% -í-
<300

V i & .
• V .
. r.
*
- " ■ T


.
••
•V :
fc ., '-VT'
*» * <>.*
___
£ a * .
Wrx!?;
fpl
Ệ^ỉ

__
300-600 601-1000 >1000

Dài độ
cao (m)
Hình 3. Tỉ lệ % sô loài phân bô ở các dải độ cao
15
Hình 4: MÂU VẬT Được THU THẬP TỪ THIÊN NHIÊN
• • •
Pieridae, Papilionidae, Nymphalidae
Pieridae
16
3.1. Fam. PIERIDAE
1(4) F gân Mj và M2 chung gốc, thiếu gân R3. H gân Prc thẳng. Palpi
thon, phủ lông.
2(3) F thiếu gân R4; góc trên của ô cánh nhọn; các gân D lõm. H gân Sc
dài bằng chiều dài ô cánh. Chùy râu thon
Leptosia Hub.
3(2) F có gân R4 nhưng rất ngắn; góc trên của ô cánh tù; các gân D gần
như thẳng. H gân Sc dài bằng nửa chiều dài ô cánh. Chùy râu hình
thìa
Baltỉa M.
4(1) F gân M] và M2 khác gốc
5(32) F gân Mị phân nhánh từ R5, gốc nhánh cách xa bờ cuối ô cánh.
6(27) H gân Prc phát triển
7(22) Palpi thon, phủ lông, đốt thứ 3 thường dài.
8(19) F các gân D5.6 không tạo thành góc.
9(10) F góc trên của ô cánh nhọn; gốc gân M, và M2 rất gần nhau. Gân
D5_6 ngắn và có thể hoặc không nằm thẳng hàng với D4_5. Gân Rị
tương đối dài; có hoặc thiếu R3. H gân Prc thẳng. Chùy râu mập
Synchloe Hub.
10(9) F góc trên của ô cánh tù; thiếu gân R3. H gân Prc cong về phía
trước.

11(12) F gân R4 rất ngắn, khó thấy hoặc có thể thiếu; gân D5.6 rất dài. Chùy
râu mập
Pieris Schr.
12(11) F gân R4 tương đối dài, nhìn rõ.
13(18) F gân Rị, nếu có, tách biệt với Sc.
14(17) F bờ costa nhẵn.
3. Khóa định loại Pỉeridae và Danaidae
17
15(16) F có gân Rj. Chùy râu mập
Aporia Hũb.
16(15) F thiếu gân Rị. Chùy râu thon
Delias Hub.
17(14) F bờ costa xẻ răng cưa ở ơ , có gán R]. Chùy râu thon
Prioneris Wall.
18(13) F gân Rị bắt nhánh với Sc. Chùy râu thon
Anaphaeis Hub.
19(8) F các gân D5_6 tạo thành góc; có gân Rj và R4, thiếu gân R3. H gân
Prc cong về phía trước. Chùy râu thon.
20(21) ơ không có các chùm lông bụng. F apex không kéo dài; termen
21(20) Ớ (trừ ỉalassìs) có các chùm lông bụng. F apex thường kéo dài và
có thể có dạng lưỡi liềm. Termen thường bị lõm
Appias Hub.
22(7) Palpi phủ vảy, ngắn và mập; đốt thứ 3 rất ngắn.
23(23) H gân Prc ngắn và phổng to. F apex nằm giữa gàn R4 và R5. ơ UPH
đốm xạ màu trắng nằm ở gốc ô D7. UNF chùm lông trắng hướng về
gốc dorsum

Catopsilia Hiib.
24(23) H gân Prc mảnh, cong về phía sau.
25(26) F apex nằm ở ngọn gán R5. H tròn


Gandaca M.
26(25) F apex nằm giữa gân R5 và Mj, có dạng lưỡi liềm hoặc nhọn

Dercas Db.
27(6) H không có gân Prc.
28(31) F gàn R2 xuất phát từ điểm gần cuối ô cánh.
thẳng hoặc lồi H up hi na M.
18
29(30) H gân D7 và R cùng nằm trên 1 đường thẳng. F có dạng lưỡi liềm. H
có khía răng tại CUj. Palpi phủ lông, đốt thứ 3 ngắn. F apex nằm
giữa và R5

Gonepteryx Leach.
30(29) H gân D7 và Mị cùng nằm trên 1 đường thẳng; gân R xuất phát từ
cuối hoặc ngay trước cuối ô cánh. Palpi phủ vảy, đốt thứ 3 ngắn
Terias Swain.
31(28) F gân R2 xuất phát xa ngọn ô cánh; apex nằm giữa gân R4 và R5.
Palpi dài, phủ lông, đốt thứ 3 ngắn Colias Fab.
32(5) F gân M, và R5 tách nhau hoặc hơi chung gốc (trừ Ixias pyrene).
Palpi ngắn, phủ lông, đốt thứ 3 ngắn. H gân Prc cons về phía trước.
33(36) H gân Sc ngắn hơn gân An của F.
34(35) H gân M] không gần M-, hơn so với R Ixias Hub.
35(34) H gân Mị gần M2 nhiều hơn so với R Coỉơtis Hub.
36(33) H gân Sc dài bầng An của F.
37(38) F gốc gân và R5 xa nhau; gân D5_6 thẳng, D4.5 tạo góc; thiếu gân
R3 Hebomoia Hub.
38(37) F gân Mị và R5 cùng gốc; gân D56 tạo góc, D4_5 thẳng; có 2 ân R3
Pareronia DeN.
19

Hình 5: Gen. PIERIS
ơ
9
p. BRASSICAE
20
1(10)
2(9)
3(6)
4(5)
5(4)
6(3)
7(8)
8(7)
9(2)
UPF có đốm đen rõ cuối ô cánh; tại apex, phần cuối các gân đều
có màu đen. UNH đốm cuối ô cánh không nối với đốm bờ costa.
UPF và UNF dải disc-costa màu đen tách biệt với các đốm ở
margin; ọ có đốm đen giữa ô Dị. UNF apex và toàn bộ UNH có
các đốm hoặc vân màu xanh hoặc vàng.
UNH đốm giữa ô cánh thon dài, màu nhạt.
UNH các gân chạy qua dải disc màu nhạt, không được viền
xanh. F gân R2 xuất phát từ cuối ỏ cánh; gân M) và Mn sát nhau

chỉorỉdice Hub.
UNH các gân được viền xanh rộng từ đầu đến cuối. F gân R2
xuất phát từ trước cuối ô cánh; gân Mị và M2 sát nhau
callidice kalora M.
UNH đốm màu nhạt giữa ô cánh có dạng tròn. F gân R: xuất
phát trước cuối ô cánh; gân M, và M2 tách biệt.
UNH các gân không có màu vàng nổi b ậ t




daplidice moorei Rob.
UNH các gân có màu vàng r õ

glauconome Klưs.
UPF và UNF không có dải disc-costa; ọ dải disc màu tối không
vượt quá gân M3. ơ UPF có đốm đen rõ giữa ô D3 và phía dưới
là các đốm của dải disc. ƯNH màu vàng nhạt, gốc bờ costa màu
da cam và toàn bộ các gân cánh đều được viền đ en

dubernardi chumbiensis El.
Gen. 1: PIERIS
21
10(1) UPF không có đốm đen cuối ô cánh, UNF luôn luôn có đốm đen
rõ giữa các ô Dị và D3, các đốm này cũng xuất hiện cả ở UPF
Ọ , nhưng ở ơ thường chỉ thấy đốm D3.
11(12,13) UNH dải disc rộng không đều, tương đối rõ, màu lục hay lục
ngả vàng và gần giống vùng gốc cánh. UPF đốm trong ô D3 lớn
và thường được nối với diện margin màu tối. Vệt costa hình tam
giác thường được nối vói điện apex màu th ẫm

krueperỉ devta DeN.
12 (11,13) UNH tất cả các gàn đều có màu hơi lục sẫm
a. Kích thước nhỏ, màu nhạt, ọ màu trắng

napi ajaka M.
b. Lớn hơn, ọ màu vàng thẫm. Rất biến đ ổ i
napi montana Ver.

13(11,12) UNH không lốm đốm ngoại trừ một lớp vảy màu thẫm có thể
phân bố không đều.
14(15) UNH không có lớp vảy màu íhẫm. UPF các gân D màu đen
naganum M.
15(14) UNH có lớp vảy màu đen, UPF các gân D không có đốm.
16(19) ƯPH có đốm đen cuối các gân cánh. UPF bờ trons của dải
margin màu thẫm có khía răng cưa sâu.
17(18) UNF vùng margin có các đốm lớn màu đen. UPF dải margin
màu đen, liên tục, nổi rõ các đốm lông màu trắng. UNH đồng
đ ề u deota DeN.
18(17) UNF không có đốm đen ở vùng margin. UPF dải margin màu
đen không liên tục. ƯNH đồng đều
a. Lớn hơn, đốm dày đặc h ơ n


canidia canis Ev.
22

×