Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Xử lý một số tình huống và giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện điều lệ, các quy chế và chính sách của đoàn TNCS hồ chí minh xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.19 KB, 7 trang )

Chuyên đề 31:
XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG
MẮC, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ, CÁC QUY CHẾ VÀ
CHÍNH SÁCH CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ
MINH XÃ
I. TÌNH HUỐNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN
THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH Ở XÃ
1. Quy hoạch
Tình huống:
Tôi là Bí thư đoàn của xã X, hiện nay tôi đã 39 tuổi, trình độ văn hoá hết
trung học phổ thông, không có bằng đại học chỉ có bằng sơ cấp chính trị, nhưng
đại hội vẫn tín nhiệm bầu tôi tái nhiệm giữ chức Bí thư nhiệm kì mới. Có ý kiến
cho rằng như thế là sai, vi phạm nguyên tắc của đoàn. Điều này được hay
không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Bạn không đủ tiêu chuẩn làm tiêu chuẩn làm Bí thư đoàn xã.
- Theo điều 11, Quy chế cán bộ đoàn ban hành kèm theo Quyết định số
289-QĐ/TW ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh qui định: Đối với cán bộ Đoàn cơ sở phải có trình độ chuyên môn từ
trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp, giữ chức vụ không quá 35
tuổi. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính
sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã
được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá
37 tuổi.
2. Kỷ luật
Tình huống:
Một cán bộ đoàn xã có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tạm đình chỉ công
tác, có được dự Đại hội toàn thể đoàn viên không?
Gợi ý trả lời:
1
Đoàn viên bị tạm đình chỉ sinh hoạt đoàn, bị tạm giam, bị truy tố trước


pháp luật, thì không được tham gia mọi sinh hoạt của đoàn. Trường hợp chỉ bị
tạm đình chỉ công tác chuyên môn thì cấp bộ đoàn triệu tập đại hội cần báo cho
đoàn viên đó biết để đến dự đại hội toàn thể đoàn viên. Mục 5 điều 7 chương II
Điều lệ Đoàn quy định: “Đại biểu dự Đại hội phải được đại hội biểu quyết công
nhận về tư cách đại biểu”. Ở đại hội đoàn viên không có Ban thẩm tra tư cách
đại biểu, do vậy Chủ tịch đoàn của đại hội phải báo cáo rõ trường hợp này trước
đại hội đoàn viên để biết.
Tình huống:
Hãy trả lời một đơn kiến nghị như sau: “ Tôi là Bí thư đoàn xã, ủy viên
Ban Chấp hành, là đại biểu đương nhiên của Đại hội huyện Đoàn sắp tới. Do tôi
vi phạm khuyết điểm tới mức phải xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, nên
theo hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, tôi sẽ bị xem xét tư
cách đại biểu. Nếu tôi bị bác tư cách đại biểu thì có phải là do Uỷ ban Kiểm tra
Trung ương Đoàn hướng dẫn sai tinh thần Điều lệ Đoàn hay không ? Vì theo
Điều lệ, tôi vẫn là Ủy viên Ban Chấp hành thì tôi vẫn còn là đại biểu đương
nhiên của đại hội (mục 6 Điều 7).”
Gợi ý trả lời:
Về nguyên tắc các đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu tham dự Đại hội và
các đoàn viên được tham dự đại hội toàn thể đoàn viên. Tuy nhiên, có một thực
tế đặt ra là: có một số đại biểu (cả đương nhiên và được bầu) trước khi đại hội
tiến hành có vi phạm, bị thi hành kỷ luật hoặc phát hiện có vi phạm trong bầu cử
phải xem xét tư cách đại biểu nên Điều lệ Đoàn có qui định: “Đại biểu dự Đại
hội phải được Đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu” (mục 5 Điều 7
chương II Điều lệ Đoàn). Do đó việc xem xét tư cách đại biểu của đồng chí và
các đại biểu dự đại hội là đúng với hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn. Việc
công nhận hay bác tư cách đại biểu của đồng chí do đại hội quyết định.
3. Các tình huống khác
Tình huống:
2
Nếu trong đại hội đoàn xã, có đại biểu chất vấn tư cách hoặc một việc làm

cho là có sai phạm của một đại biểu nào đó thì theo anh, chị trả lời như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trường hợp có ý kiến chất vấn về tư cách đại biểu thì cách trả lời phù
hợp là: cá nhân đại biểu nào chất vấn thì Ban thẩm tra tư cách đại biểu trực tiếp
trả lời với cá nhân đại biểu ấy. Nếu đoàn đại biểu chất vấn thì trực tiếp trả lời
cho đoàn đại biểu ấy. Trường hợp có nhiều đại biểu chất vấn thì có trả lời trước
đại hội hay không là do Đoàn Chủ tịch Đại hội quyết định.
Tình huống:
Trong đại hội Đoàn xã, đến phần công bố danh sách bầu cử, có một ý kiến
kiến nghị đồng chí A có tên trong danh sách bầu cử đang bị vi phạm pháp luật
không đủ tư cách bầu cử vào Ban chấp hành khóa mới. Trường hợp này nên xử
lý thế nào?
- Sau khi công bố kết quả bầu cử, có ý kiến kiến nghị về đồng chí B đã
trúng cử nhưng có gian lận trong bầu cử, thì xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:
Đối với trường hợp thứ nhất không giải quyết, vẫn theo hướng dẫn Điều
lệ đoàn: Các đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được gửi tới đại hội trước 10 ngày,
do vậy vẫn tiến hành cho bầu cử, sau đại hội, nếu trường hợp đồng chí A có vi
phạm kỷ luật thật sự sẽ xử lý tuỳ theo mức độ.
Đối với trường hợp thứ 2: Phải cho dừng công bố lại, lập ban kiểm tra,
kiểm tra lại kết quả bầu cử có sự tham gia, chứng kiến của đoàn cấp trên hoặc
cấp uỷ Đảng.
II. GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN KHI THỰC
HIỆN ĐIỀU LỆ, CÁC QUY CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐOÀN VÀ
ĐOÀN VIÊN
1. Thủ tục tổ chức Đại hội các cấp
Câu hỏi:
Tại đại hội chi đoàn xã, khi bầu Ban Chấp hành khoá mới do điều hành
không tốt nên xảy ra tình trạng số phiếu thu vào nhiều hơn số phiếu phát ra.
3

Đoàn Chủ tịch đã đề nghị cử một đại biểu rút một số phiếu bất kỳ bằng số phiếu
thừa rồi huỷ ngay trước đại hội. Sau đó Ban kiểm phiếu kiểm số phiếu còn lại
và công bố kết quả bầu cử. Cách làm đó đúng hay sai?
Gợi ý trả lời:
Cách làm trên của Đoàn Chủ tịch và Ban kiểm phiếu là sai, vi phạm
nguyên tắc bầu cử của đoàn. Trong trường hợp này Ban kiểm phiếu phải báo cáo
và đại hội phải quyết định huỷ toàn bộ số phiếu hiện có trong hòm phiếu để tiến
hành bầu lại.
Câu hỏi:
Khi chuẩn bị lập danh sách bầu cử Ban Chấp hành khoá mới. Đoàn chủ
tịch giới thiệu một danh sách dự kiến của Ban Chấp hành khoá cũ. Một đại biểu
giới thiệu thêm một đồng chí nữa. Đoàn Chủ tịch không chấp nhận với lý do
Ban Chấp hành khoá cũ chưa hội ý được. Điều này đúng hay sai?
Gợi ý trả lời:
Ban Chấp hành khoá cũ được quyền giới thiệu danh sách bầu cử Ban Chấp
hành khoá mới nhưng không được làm mất tính dân chủ của đại hội, không được
hạn chế đại biểu hoặc đoàn viên thực hiện quyền ứng cử, đề cử của mình. Đoàn Chủ
tịch không chấp nhận một đại biểu được đề cử tại đại hội vì lý do Ban Chấp hành
khoá cũ chưa hội ý là không đúng. Theo qui định của Điều lệ Đoàn chỉ có đại hội
mới có quyền thảo luận và biểu quyết thông qua danh sách bầu cử Ban Chấp hành
khoá mới (Mục I, điều 8, chương II Điều lệ Đoàn).
Câu hỏi:
Trong quá trình bầu cử Ban Chấp hành mới tại đại hội nhiệm kỳ của đoàn
các cấp có một đại biểu xin rút khỏi danh sách bầu nhưng đa số đại biểu không
tán thành. Xử lý trường hợp này như thế nào ?
Gợi ý trả lời:
Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn có ghi: Đoàn Chủ tịch có trách nhiệm
lãnh đạo việc bầu cử đại hội. Quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong
danh sách bầu cử. Do vậy trong trường hợp này Đoàn Chủ tịch cần hội ý cân
nhắc kỹ để đi đến quyết định cho rút hay không.

4
Lưu ý: Đoàn Chủ tịch không xin ý kiến đại hội bằng hình thức biểu quyết
đồng ý hay không đồng ý cho rút.
Câu hỏi:
Đại hội đoàn xã đã quyết định số lượng Ban Chấp hành mới là 15 đồng chí,
nhưng khi tiến hành bầu cử chỉ có 13 đồng chí trong danh sách bầu trúng cử.
Nhiều đại biểu đề nghị không nhất thiết phải bầu thêm cho đủ số lượng. Điều
đó có được chấp nhận không ?
Gợi ý trả lời:
Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn có ghi: "Trong trường hợp bầu lần
thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu lần thứ 2
nữa hay không là do đại hội quyết định". Ở đây đa số đại biểu không nhất trí bầu
lại lần 2 thì đại hội sẽ không tổ chức bầu lại lần 2. Nếu vì lý do nào đó bầu
không đủ số lượng quyết định bầu, thì có thể tiến hành bầu bổ sung trong các kỳ
họp Ban Chấp hành sau đại hội (vấn đề này áp dụng đối với tất cả các cấp đại
hội ).
Câu hỏi:
Khi đại hội đoàn xã tiến hành biểu quyết một chủ trương. Nếu tỷ lệ đồng
ý tán thành và ý kiến không tán thành bằng nhau thì Đoàn Chủ tịch có quyền
quyết định thông qua chủ trương đó hay không ?
Gợi ý trả lời:
Chủ trương chỉ có giá trị khi có quá nửa đại biểu có mặt tại đại hội biểu
quyết tán thành. Nếu tỷ lệ đồng ý và phản đối ngang nhau thì Đoàn Chủ tịch cần
phân tích và hướng dẫn đại hội thảo luận, cân nhắc kỹ rồi biểu quyết lại. Khi cần
biểu quyết chủ trương, chỉ tiêu đạt được trong nhiệm kỳ tới thì có thể dùng hình
thức lấy biểu quyết bằng phiếu xin ý kiến. Đoàn Thư ký tổng hợp và báo cáo
thông qua trước đại hội
5
Câu hỏi: Việc xem xét tư cách đại biểu ở đại hội đoàn các cấp được tiến
hành như thế nào? Ai có quyền bác tư cách đại biểu của đại hội ?

Gợi ý trả lời: Mục 5, điều 7, Điều lệ Đoàn quy định: "Đại biểu dự đại hội
phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu ". Cụ thể là đại hội phải
biểu quyết công nhận tư cách đại biểu của tất cả các đại biểu dự đại hội, kể cả đại
biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành.
2. Chính sách cán bộ của Đoàn và đoàn viên của Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh
Câu hỏi: Tôi là Bí thư đoàn xã, thường được thanh niên đặt câu hỏi “Vào
Đoàn để được gì? Đoàn viên khác thanh niên ở chỗ nào?”. Hãy lý giải giúp tôi?
Gợi ý trả lời:
- Đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, có nhiệm vụ cơ bản là
giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi. Vào đoàn để được một môi trường tốt đẹp
nhất giúp bạn định hướng lý tưởng, phát triển tài năng, năng lực; tư vấn, giúp
đỡ, hỗ trợ bạn về mọi mặt (kinh tế, hạnh phúc, gia đình…) và bạn được bảo vệ
những quyền lợi hợp pháp của mình.
- Người đoàn viên trước hết phải là thanh niên tiên tiến (tiên tiến cả về
nhận thức và hành động), phấn đấu theo mục đích lý tưởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam và theo nguyên tắc hoạt động của đoàn.
Câu hỏi: Một đồng chí là Bí thư đoàn xã đồng thời là Ủy viên Ban Chấp
hành huyện đoàn được cử đi học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và đã
chuyển sinh hoạt Đoàn về Học viện nhưng vẫn là đại biểu Đại hội huyện đoàn.
Giải thích vấn đề này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Mặc dù đã chuyển công tác về trường nhưng chưa có quyết định của đoàn
cấp trên cho rút khỏi danh sách Ban Chấp hành huyện đoàn, nên đồng chí đó vẫn là
đại biểu chính thức của Đại hội huyện đoàn là điều hoàn toàn đúng.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
6
Nguyễn Tiến Dĩnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nghị quyết số 25, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Khoá X ngày về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ngày 25/7/2008.
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Việt nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đoàn thông qua ngày 19/12/2007.
- Hướng dẫn số 07-HD/TWĐTN ngày 18/06/2008 của Trung ương Đoàn
thanh niên hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn Khóa IX.
- Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư về việc ban
hành Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Kế hoạch số 298-KH/TWĐTN của Ban chấp hành Trung ương ngày
14/7/2011 về việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Hướng dẫn số 65-HD/TWĐTN ngày 10/10/2011 về việc tổ chức Đại hội
Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần
thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017).
- Hướng dẫn số 13-HD/KTTWĐ ngày 23/02/2012 một số vấn đề về công
tác kiểm tra phục vụ Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017).
- Hướng dẫn số 72-HD/TWĐTN ngày 09/03/2012 qui trình, thủ tục đề nghị
kiện toàn nhân sự và công nhận các chức danh của Ban Chấp hành Đoàn thanh niên
cấp tỉnh.
- Hướng dẫn số 12-HD/KTTWĐ ngày 23/02/2012 giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
7

×