Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Chi phí đại diện trong các công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước ởViệt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.15 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP




MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài:
Chi phí đại diện trong các công ty cổ phần và
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam



GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
SVTH : Trịnh Thị Ngọc Giang
Phạm Hồng Ngự

Nguyễn Thị Thùy Trang
Lớp : TCDN 4 - K32


Tp. HCM, tháng 01, năm 2009

1
MỤC LỤC
Lời mở đầu..........................................................................................................4
Phần 1- Những vấn đề cơ bản về chi phí đại diện ..............................................5
1.. Khái niệm về chi phí đại diện .......................................................................5
2. Phân loại .......................................................................................................7
2.1.
Chi phí đại diện của vốn cổ phần ............................................................7


2.2. Chi phí đại diện của nợ ............................................................................8
2.3. Chi phí đại diện do bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và nhà quản
lý..........................................................................................................................8
3. Có thể triệt tiêu hoàn toàn chi phí đại diện hay không ? ..............................9
Phần 2 - Chi phí đại diện trong các công ty cổ phần và Doanh nghiệp
Nhà nước ...........................................................................................................11
1. Trong công ty cổ phần .................................................................................11
2. Trong Doanh nghiệp Nhà nước ...................................................................13
Phần 3- Giải pháp cho vấn đề chi phí đại diện .................................................19
1.. Trong công ty cổ phần ................................................................................19
2.. Trong Doanh nghiệp Nhà nước ...................................................................27
Lời kết ...............................................................................................................30
Tài liệu tham khảo ............................................................................................31


2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................

....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................

3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một nền kinh tế đầy biến động và phức tạp, quy mô của doanh nghiệp
càng lớn và sự cạnh tranh càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi
và phát triển một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và hợp lý. Ở đó vai trò của người quản
trị là cực kỳ quan trọng và quyết định mức độ tồn tại và phát triển của công ty.
Không phải ngẫu nhiên mà trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu
và quyền quản lý là điều hết sức cần thiết. Có một số nguyên nhân dẫn tới điều này
và tất cả cũng đều nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn và
nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Việc tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, tối thiểu hóa rủi ro là mục tiêu
của bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Nói về tối thiểu hóa chi phí, có nhiều
loại chi phí khác nhau, bài viết này muốn đề cập đến vấn đề chi phí đại diện- một
loại chi phí không nhìn thấy được nhưng làm cho doanh nghiệp cũng gặp phải
nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì các doanh nghiệp phải
gánh chịu chi phí đại diện ở mức độ cao, việc khắc phục hay làm giảm chi phí đại
diện đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ lưỡng.
Trong phạm vi một bài viết nhỏ, chúng tôi xin nêu ra những lý luận khái quát, tình
hình thực tiễn và một vài giải pháp cho vấn đề chi phí đại diện ở Việt Nam.
Xin được sự đóng góp ý kiến từ cô và các bạn để bài viết của chúng tôi được hoàn
chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn!


Nhóm thực hiện đề tài.


4
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ ĐẠI
DIỆN

1. Khái niệm về chi phí đại diện
Trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mô và mức độ phức tạp của
các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở
nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp quy mô
lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào
cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm
soát. Thật vậy, điển hình trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và
quyền quản lí là điều hết sức cần thiết. Những công ty này có thể có hàng trăm
ngàn cổ đông, do đó không có cách nào thỏa mãn việc tất cả các cổ đông cùng
tham gia quản lý. Từ thực tế này mà ta thấy được sự phân định giữa quyền sở hữu
và quyền quản lí đã đem lại thuận lợi rõ ràng khi nó cho phép chia nhỏ quyền sở
hữu theo những phần vốn góp bằng nhau, từ đó sự chuyển nhượng thay đổi quyền
sở hữu sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Song song đó, sự phân định cũng cho phép công ty thuê những nhà quản lí chuyên
nghiệp để điều hành công ty theo hướng hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo mục tiêu
ban đầu của các chủ sở hữu.
Tuy nhiên, việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lí cũng mang lại nhiều
vấn đề phiền phức khi mục tiêu của các nhà sở hữu và mục tiêu của các nhà quản lí
khác nhau. Cả hai bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình, nhưng điều
kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư mong muốn

5

tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị của doanh nghiệp, còn lợi
ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Do nhà quản lý
là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện
những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lơi ích cho cá nhân mình nhưng lại
làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Những tổn thất gây ra trong trường hợp này
được gọi là tổn thất do phân quyền hay chi phí đại diện (agency costs).
Agency costs - chi phí đại diện là vấn đề thường được nghe nhắc hoặc nói đến
nhiều trong kinh doanh khi mà người chủ và người quản lý không gặp nhau ở mục
đích của mình và vấn đế thông tin bất cân xứng (tình trạng thông tin bất cân xứng
phát sinh khi trong một giao dịch, một trong các bên tham gia có nhiều thông tin
hơn hoặc có thông tin tốt hơn các bên còn lại. Hoặc cũng có thể là trường hợp một
bên tham gia có khả năng áp đặt, tác động hoặc phản ứng lại một hoặc một số
điều khỏan bị phá vỡ trong thỏa thuận mà các bên còn lại không có năng lực đó).
Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của người chủ và người đại diện đã tạo nên mâu
thuẫn giữa người chủ - người đại diện. Các cổ đông là người chủ còn các nhà
quản lý chuyên ngiệp là người đại diện cho họ. Các cổ đông sẽ yêu cầu các nhà
quản lý làm sao để tăng giá trị của công ty nhưng các nhà quản lý có thể tự rút lui
khỏi những công vịêc nặng nhọc này hoặc có thể thu vén cho cá nhân để làm giàu.
Chi phí đại diện xuất hiện khi các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ
tối đa hóa giá trị công ty và các người chủ sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban
quản lý và do đó ảnh hưởng đến công việc của họ.
Chi phí đại diện là chi phí phát sinh gồm:
9 Chi phí theo dõi bởi người chủ: Đây là những chi phí để giám sát
người đại diện để đảm bảo rằng người đại diện gắn với lợi ích của người
chủ. Đồng thời còn mở rộng hơn nữa là đối với các giám đốc, họ được các
cổ đông khuyến khích làm việc hiệu quả, thì bản thân họ- những nhà quản lý

6
cấp cao- lại phải tiếp tục suy nghĩ những biện pháp để khuyến khích các
nhân viên dưới quyền mình cũng nỗ lực làm việc- và tất cả những nhân viên

lại là người đại diện cho quản lý cấp cao hơn.
9 Chi phí ràng buộc bởi người đại diện: Người đại diện gánh chịu chi
phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm phạm đến lợi ích của người chủ.
9 Sự mất mát- những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả
đó không hoàn toàn phục vụ lợi ích của người chủ.
Nếu kí hiệu: (M) : chi phí theo dõi bởi người chủ
(B) : chi phí ràng buộc bởi người đại diện.
(R) : sự mất mát.
Khi đó, chi phí đại diện sẽ là : (M) + (B) + (R)
Tổng chi phí theo dõi, ràng buộc, và mất mát phụ trội được gọi là chi phí đại
diện vì chúng xuất phát từ các mối quan hệ giữa người chủ và người quản lý.
2.
Phân loại
2.1. Chi phí đại diện của vốn cổ phần
Đây là một dạng chi phí đại diện có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ
đông và các nhà quản lý do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của
các loại hình doanh nghiệp hiện đại.
Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý thì phía quản
lý sẽ có động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản thân và có thể làm nguy
hại đến quyền lợi của cổ đông. Ví dụ: Người quản lý có thể dùng tài sản của công
ty cho việc riêng bằng nhiều hình thức như lương bổng hậu hĩnh, phát hành cổ
phiếu, hay định giá chuyển giao cho chính mình.

7
Jensen (1986) gợi ý rằng: Vấn đề chi phí đại diện nghiêm trọng hơn trong các
doanh nghiệp có dòng tiền vượt quá mức cần thiết để thực hiện tất cả các dự án có
hiện giá ròng NPV dương. Ông gọi dòng tiền dôi dư này là dòng tiền tự do, và hậu
quả của chi phí đại diện do dòng tiền này là chi phí đại diện của dòng tiền tự do.
Chi phí đại diện của vốn cổ phần cũng xuất hiện trong tính huống các nhà quản
lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt

mức tối ưu hoặc tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi
thế cạnh tranh. Với hành động như vậy, nhà quản lý mới có thể tăng quyền hạn của
mình bằng cách thâu tóm nhiều nguồn lực hơn, tăng thu nhập (do mức lương và
tiền thưởng được gắn với doanh số) hay giảm rủi ro mất việc.
2.2. Chi phí đại diện của nợ
Chi phí này phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ. Trong tình
huống vốn cổ phần của một công ty có vay nợ là một quyền chọn mua đối với tài
sản của công ty, khi đó, cổ đông có thể chiếm hữu tài sản của chủ nợ bằng cách gia
tăng rủi ro đầu tư (Jensen và Meckling 1976). Myers (1977) gợi ý xa hơn là sự hiện
diện của nợ có thể khiến những dự án có NPV dương bị từ chối . Do nếu chấp nhận
dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng (rủi ro phá sản) và giá trị sẽ chuyển từ cổ đông
sang trái chủ. Do đó, trái chủ sẽ đòi hỏi mức lãi suất cao hơn và kiên quyết áp dụng
những ràng buộc hạn chế vay vốn như khế ước vay nợ và sử dụng các công cụ
giám sát.
2.3. Chi phí đại diện do bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và nhà
quản lý
Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư không thể có hoặc không muốn
có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá cao. Ví dụ, nhà quản lý có thể biết
được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầu tư không biết được; nhà quản lý

8
nhờ trực tiếp điều hành nên có được những thông tin nội bộ mà nhà đầu tư hoặc
không biết được hoặc biết nhưng không hiểu được đầy đủ.
Nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm
giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (giám đốc, như bất kỳ một người bình
thường nào khác, có xu hướng thích nghỉ ngơi hơn là làm việc); nhà quản lý có thể
quyết định không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong
tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn (nếu thu nhập
của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong
ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình hoạt

động của doanh nghiệp (earnings management) nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch
(kèm theo đó là tiền thưởng). Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn
hại tới lợi ích dài hạn của nhà đầu tư. Thế nhưng do tình trạng thông tin không cân
xứng này mà nhà quản lý có cơ hội để thực hiện các hành động này mà không sợ bị
trừng phạt.
Cũng do thông tin mà nhà đầu tư biết được thì rất khác biệt so với thông tin mà
các nhà quản lý nắm giữ như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, các nguồn
tài trợ, các dự án đầu tư… khi đó nhà đầu tư sẽ có những quyết định không đúng.
Điều chúng ta dễ thấy, đó là sự thao túng giá cổ phiếu của một số cổ đông.
Bằng cách này, họ sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Các nhà đầu tư họ
sẽ không có đầy đủ thông tin để nhận biết điều này. Thông thường việc tăng giá là
do công ty hoạt động có hiệu quả hay có một khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Các nhà đầu tư sẽ thông qua giá cổ phiếu trên thị trường mà có thể biết được công
ty hoạt động có hiệu quả hay không. Nhưng sự tăng giá này chỉ do một số cổ đông
liên kết với nhà đầu cơ tạo ra. Khi mà các nhà đầu tư nhận biết, thì lúc ấy giá cổ
phiếu đã giảm mạnh.

9

3. Có thể triệt tiêu hoàn toàn chi phí đại diện hay không?
Vấn đề người chủ- người đại diện sẽ dễ dàng được giải quyết nếu mọi người
đều nhận được những thông tin ngang bằng nhau.
Nếu thị trường lao động là hoàn hảo thì trong dài hạn những hành vi của nhà
quản lý sẽ bị phát giác. Khi đó, nhà quản lý sẽ phải gánh chịu những hậu quả do
hành vi của mình gây ra. Vì vậy, các giám đốc không có động cơ để thực hiện hành
vi này.
Tuy nhiên, trong thưc tế thị trường lao động là không hoàn hảo, thông tin nhà
đầu tư và nhà quản lí có được là rất khác nhau do đó chi phí đại diện vẫn luôn tồn
tại và chúng ta chỉ hướng tới mục tiêu giảm thiểu chi phí này chứ không phải triệt
tiêu nó hoàn toàn.


10

PHẦN 2
CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Trong các công ty cổ phần
Mối quan hệ giữa cổ đông (người sở hữu vốn công ty) và giám đốc (người được
thuê quản trị vốn) và nhiều vấn đề của mối quan hệ này đã được các nhà nghiên
cứu tài chính ở các nước kinh tế thị trường nghiên cứu từ lâu. Lý thuyết về mối
quan hệ này cơ bản dựa trên sự chấp nhận rằng cổ đông và giám đốc luôn có
khuynh hướng cá nhân, tư lợi và cơ hội. Vì thế, mặc dù cùng trong một công ty
(công ty cổ phần), nhưng vì bản chất sở hữu vốn là khác nhau nên cổ đông và giám
đốc tuy về hình thức là cùng hướng đến lợi ích cho công ty, nhưng về bản chất thì
lại thường có đối kháng lợi ích. Lý thuyết này cho rằng khi giám đốc không sở hữu
cổ phiếu hoặc sở hữu không đáng kể cổ phiếu của công ty thì giám đốc thường
không cố gắng làm gia tăng lợi ích của cổ đông, cụ thể là làm gia tăng giá trị cổ
phiếu. Mà ngược lại, giám đốc sẵn sàng đeo đuổi những phương án kinh doanh,
đầu tư, chi tiêu... không mang đến hiệu quả cao nhất, thậm chí không hiệu quả nếu
các phương án, chi tiêu này là có lợi cho giám đốc về lợi ích vật chất, có thể là tiền
bạc, có thể là các kỳ nghỉ, có thể là phương tiện đi lại, phòng ốc làm việc xa xỉ... vì
những chi tiêu không hiệu quả này cụ thể hóa thành chi phí, cổ đông sẽ gánh chịu.
Tất cả các chi phí này gọi chung là chi phí đại diện - chi phí phát sinh do giám đốc
và cổ đông không đồng nhất về mục đích lợi ích.

11
Chấp nhận lý thuyết về mối quan hệ này trong cơ chế thị trường, có nghĩa là
chấp nhận khuynh hướng tư lợi của giám đốc, các công ty cổ phần đã có cách giải
quyết thực tế và hiệu quả hơn nạn tham nhũng trong công ty.

Bài học thực tế
CÔNG TY COCA – COLA
Vào khoảng những năm 1994-1996, công ty Coca Cola khi mới thâm nhập thị
trường Việt Nam công ty phải tồn tại dưới hình thức là công ty liên doanh, do thời
kì đó chính phủ nước ta chưa cho phép thành lập công ty có 100% vốn nước ngòai
nên có 30% là vốn của doanh nghiệp Việt Nam, 70% là của tập đoàn công ty mẹ
bên Mỹ. Trong trường hợp này ta có thể xem công ty Việt Nam đóng vai trò là chủ
nợ đầu tư vào công ty liên doanh, công ty Coca Cola Mỹ là chủ sở hữu.Với mục
tiêu biến công ty liên doanh trên thành công ty 100% vốn nước ngòai, công ty
Coca Cola Mỹ đã cố tình điều hành công ty liên doanh làm ăn thua lỗ trong thời
gian dài, vì tiềm lực tài chính hạn hẹp công ty Việt Nam không thể tiếp tục đầu tư.
Mặt khác với tình hình làm ăn thua lỗ kéo dài đã làm giá trị công ty liên doanh sụt
giàm nghiêm trọng, trong tình hình đó công ty Việt Nam phài chấp nhận bán lại cổ
phần của mình cho công ty Coca Cola Mỹ với giá rất thấp so với khỏan đầu tư ban
đầu mà công ty Việt Nam đã bỏ ra đầu tư. Bằng chiến lược kinh doanh như vậy,
công ty Coca Cola Mỹ đã chiếm đoạt tài sản của chủ nợ là công ty Việt Nam. Công
ty Việt Nam phải gánh chịu thiệt hại. Đây cũng là một hình thức của chi phí đại
diện.

12

×