Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiệp vụ, kỹ năng công tác của chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.08 KB, 13 trang )

Chuyên đề 21:
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC CỦA CHỦ TỊCH
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ
I. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH HỘI
LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ
1. Chức trách của Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã
Đại hội (đại biểu) phụ nữ xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Liên hiệp
phụ nữ xã. Đại hội tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành, Ban chấp
hành họp phiên đầu tiên bầu ra Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
Chủ tịch cơ sở Hội là người đứng đầu tổ chức cơ sở Hội, phụ trách chung
công việc của Ban Chấp hành, có trách nhiệm chính trong công việc tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ của Ban Chấp hành, quán xuyến mọi mặt công tác của cơ sở
Hội.
Chủ tịch cơ sở Hội là người chịu trách nhiệm chính, tham mưu cho cấp ủy
về công tác vận động phụ nữ và trực tiếp quan hệ với chính quyền, với các ban,
ngành, Mặt trận và các đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
Hội Liên hiệp phụ nữ xã là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập theo
đơn vị xã. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã thay mặt Ban chấp hành, Ban
thường vụ chỉ đạo, giải quyết các công việc thường xuyên của cơ quan, triển
khai Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp và Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã là người đứng đầu tổ chức Hội cấp xã,
chịu trách nhiệm chung trước Ban chấp hành phụ nữ xã, trước cấp uỷ địa
phương và Hội cấp trên về phong trào phụ nữ, công tác Hội.
- Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã có nhiệm vụ tổ chức xây dựng kế
hoạch, triển khai hoạt động; điều hành giải quyết công việc của Hội, tham mưu
đề xuất xây dựng đội ngũ cán bộ Hội. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, cán
bộ, thi đua khen thưởng, kiểm tra.
- Tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng về công tác phụ nữ, công tác cán bộ
nữ, chế độ chính sách, lồng ghép giới…thông qua văn bản hoặc qua các cuộc họp


giao ban định kì, cuộc gặp mặt trực tiếp. Thông qua đó, cấp ủy địa phương hiểu
nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, nắm vững phong trào và hoạt động của Hội,
có chỉ đạo thích hợp, tạo điều kiện cho các cấp Hội hoạt động phương thức tham
mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chủ tịch Hội phụ nữ xã phải nắm vững luật pháp
chính sách, có kỹ năng tham mưu, kỹ năng báo cáo, trình bày, kỹ năng soạn thảo
văn bản…
- Phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức như Ngân
hàng, Y tế, Giáo dục…thực hiện các hoạt động của Hội như giúp phụ nữ nghèo
vay vốn ủy thác, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa
mù chữ, xây dựng gia đình… dưới các hình thức kí kết liên tịch, phối hợp tổ
chức thực hiện. Để làm tốt phương thức này đòi hỏi chủ tịch Hội phụ nữ xã phải
tích cực, chủ động, sáng tạo và có các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phối hợp, kỹ năng
lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và thực hiện các đề án.
- Triển khai hoạt động đến các chi/tổ phụ nữ thông qua các qui chế, kế
hoạch, hướng dẫn, qua các cuộc họp giao ban định kỳ trong Ban chấp hành, chi/tổ
trưởng, qua đó, các hoạt động được thông suốt. Chủ tịch Hội phụ nữ xã phải có kỹ
năng trình bày, kỹ năng chỉ đạo, điều hành, kỹ năng phân cấp ủy quyền…
- Huy động cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào việc chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ nhằm phát
huy nội lực của phụ nữ và huy động các nguồn lực trong xã hội. Chủ tịch Hội phụ
nữ xã cần có các kĩ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục và tổ chức các hoạt
động.
II. NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC CỦA CHỦ TỊCH HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ XÃ
1. Kỹ năng nắm bắt phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ
1.1. Khái niệm, biểu hiện tâm tư nguyện vọng
Tâm tư, nguyện vọng là trạng thái tâm lí thể hiện mong muốn, nhu cầu cần
được đáp ứng về một vấn đề nhất định những chưa được đề đạt đến cấp có thẩm
quyền hoặc chưa được thoả mãn do đó gây nên những băn khoăn, bức xúc của cá
nhân hoặc nhóm.

Cá nhân hoặc nhóm thường có nhu cầu, nguyện vọng riêng biệt khác nhau
về mọi mặt trong đời sống con người như các quyền, lợi ích về vật chất, tinh
thần, tình cảm. Biểu hiện tâm tư nguyện vọng của các cá nhân và nhóm rất đa
dạng, phức tạp với nhiều mức độ, tính chất và cách thức khác nhau. Tâm tư có
thể được thể hiện qua lời nói, thái độ hoặc hành vi.
Có những cá nhân hoặc nhóm thể hiện tâm tư, nguyện vọng qua các ý
kiến, đề xuất sự băn khoăn, thắc mắc về chế độ, chính sách, liên quan đến
quyền, lợi ích nhất định nào đó một cách thẳng thắn, trung thực; nhưng cũng có
những cách thể hiện qua hành động, thái độ như bất mãn, thiếu thiện chí, không
hợp tác nếu không được giải quyết kịp thời và để tích tụ lại sẽ gây những tác
động tiêu cực, ảnh hưởng đến dư luận xã hội nói chung.
Dù ở góc độ nào, những tâm tư, nguyện vọng đó đều cần được lắng nghe,
thấu hiểu và có biện pháp giải quyết kịp thời, phù hợp. Đó chính là một trong
nhiệm vụ của các đoàn thể quần chúng, với vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân cần phải thực hiện.
Trong thực tế, có những cá nhân hoặc nhóm hội viên, phụ nữ gặp những
hoàn cảnh, hoặc vấn đề khó khăn bức xúc nhưng chưa giải quyết được nên nảy sinh
tâm tư, nguyện vọng nhất định. Đó là điều tất yếu, tuy nhiên có những nguyện vọng
hợp pháp, chính đáng nhưng cũng có những nguyện vọng đi ngược lại lợi ích
chung hoặc không hợp pháp. Do đó rất cần được Hội phụ nữ, tổ chức đoàn thể thực
hiện chức năng đại diện cho quần chúng phụ nữ lắng nghe, nhận biết để đề xuất
giải pháp phù hợp.
Cán bộ Hội phụ nữ cấp xã bao gồm từ cán bộ chi/tổ đến Ban chấp hành, Ban
thường vụ và cả lực lượng hội viên nòng cốt cần sâu sát, trực tiếp nắm bắt và phản
ánh tâm tư, nguyện vọng của hội viên phụ nữ; góp phần ngăn ngừa việc phát sinh
các dư luận sai lệch ở cơ sở. Đây là một trong các nhiệm vụ của cán bộ Hội phụ nữ
cơ sở và hội viên nòng cốt.
1.2. Kỹ năng nắm bắt tâm tư nguyện vọng
Để xác định chính xác tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, đội ngũ cán bộ Hội
cơ sở từ Ban chấp hành đến các chi/ tổ trưởng cần sử dụng phương pháp thu thập

các ý kiến, thái độ, hành vi thể hiện tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Cần sử dụng
kết hợp các kỹ năng trong quá trình thu thập các ý kiến, nguyện vọng của phụ nữ
như:
- Kỹ năng tiếp xúc: là kỹ năng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, sử dụng kết hợp
việc hỏi đáp, thảo luận, trao đổi ý kiến với cá nhân hội viên phụ nữ hoặc với nhóm,
thông qua sinh hoạt chi/tổ phụ nữ hoặc qua hoạt động thăm hỏi tại hộ gia đình. Đây
là cơ hội để cán bộ Hội phụ nữ thu thập các ý kiến, đề xuất từ hội viên, phụ nữ, ý
kiến của các thành viên trong gia đình. Để giao tiếp tốt, cán bộ Hội cần biết thiết
lập mối quan hệ ứng xử thiện cảm, hợp tác, sẵn sàng tin cậy và chia sẻ hai chiều
giữa cán bộ Hội và hội viên; biết bày tỏ sự cảm thông đúng mực - đặt bản thân vào
vị trí, hoàn cảnh của chị em để suy nghĩ, cảm nhận và giao tiếp. Nhờ đó mà cán bộ
Hội có thể hiểu đúng và xác định chính xác tâm tư, nguyện vọng bức xúc của chị
em. Trong quá trình tiếp xúc, cán bộ Hội phụ nữ phải giữ vững thái độ công bằng,
có lí có tình, xử sự đúng luật pháp, chính sách.
- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe thông thường là sử dụng thính giác để tiếp
nhận thông tin; lắng nghe tích cực là cách tập trung nghe, có sự phân tích, tổng
hợp để vừa hiểu đúng ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đối tượng vừa có khả năng
phản hồi, trao đổi thông tin. Nên dành thời gian trong buổi sinh hoạt chi/tổ phụ nữ
để chị em được phát biểu, bày tỏ ý kiến và cán bộ Hội trực tiếp lắng nghe, trao
đổi. Các ý kiến, đánh giá, quan điểm, thái độ sẽ giúp cho cán bộ Hội cơ sở có
căn cứ để xác định các vấn đề bức xúc và tâm tư, nguyện vọng cần được giải
quyết của phụ nữ ở địa phương. Ngoài ra cán bộ Hội có thể lắng nghe thêm thêm
ý kiến từ bạn bè, hàng xóm láng giềng, các tầng lớp quần chúng nhân dân, những
người có uy tín như già làng, trưởng họ, các cán bộ đảng, trưởng thôn bản về
tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Là biện pháp cần thiết kết hợp trong quá trình lắng
nghe. Khi các ý kiến, nguyện vọng của phụ nữ bày tỏ chưa rõ ràng, cán bộ Hội
chưa hiểu chính xác nguyện vọng của chị em thì nên sử dụng biện pháp đặt câu
hỏi. Hình thức hỏi - đáp thông thường không cần thiết kế sẵn câu hỏi mà tuỳ
thuộc vấn đề mà cán bộ Hội quan tâm để đặt câu hỏi. Cần lựa chọn cách đặt câu

hỏi phù hợp với đặc điểm đối tượng như: trình độ, lứa tuổi, tâm sinh lý Câu hỏi
phải cụ thể, dễ hiểu, khai thác đúng nhu cầu cần được giãi bày tâm tư, nguyện
vọng của phụ nữ. Nên đặt câu hỏi mở để có thể khai thác các thông tin giải thích
về nguyên nhân vấn đề bức xúc cần giải quyết của phụ nữ. Đồng thời trong quá
trình trao đổi, cán bộ Hội cần biết cách đặt các câu hỏi kiểm tra để đo lường mức
độ trung thực của các câu trả lời, hoặc khẳng định độ chính xác của thông tin. Có
thể hỏi trực tiếp cá nhân hoặc nhóm nhưng cũng có thể hỏi gián tiếp bằng phiếu
trưng cầu ý kiến, bảng hỏi
- Kỹ năng quan sát: Xem xét, nhìn nhận trực tiếp hoặc gián tiếp đối tượng.
Quan sát công khai hoặc bí mật các cá nhân, nhóm và cộng đồng về các biểu
hiện, các phản ứng, thái độ, tình cảm trong quá trình giao tiếp, giúp việc xác
định tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ chính xác hơn. Quan sát phải mang tính tổng
thể, bao quát chứ không nhỏ lẻ, phiến diện. Khi quan sát, cũng phải tế nhị, không
để đối tượng cảm thấy mình đang bị soi mói, dò xét.
Ngoài ra, để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ nữ, cán bộ Hội cơ sở còn
có thể kết hợp thêm các phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, đọc báo cáo kiểm
tra, sơ, tổng kết của các ban, ngành, đoàn thể khác có đề cập đến tâm tư, nguyện
vọng của phụ nữ.
Sau khi thu thập các luồng ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng của hội viên,
phụ nữ ở cơ sở, cán bộ Hội cần có kỹ năng phân tích, xử lí các thông tin để xác
định và phân loại tâm tư:
Căn cứ vào tính chất và mức độ cần giải quyết có các loại: Tâm tư, nguyện
vọng chính đáng cần đề xuất giải quyết; Tâm tư, nguyện vọng không chính đáng,
cần có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh, tâm tư, nguyện vọng bức xúc cần giải quyết
cấp bách, kịp thời; Tâm tư, nguyện vọng cần có thời gian nghiên cứu giải quyết lâu
dài
Căn cứ vào nội dung, vấn đề có các loại: Tâm tư nguyện vọng về quyền, lợi
ích vật chất; Tâm tư, nguyện vọng về quyền, lợi ích tinh thần; Tâm tư, nguyện vọng
kết hợp cả quyền, lợi ích vật chất và tinh thần
Căn cứ vào số lượng người có cùng tâm tư, nguyện vọng có các loại: Tâm tư,

nguyện vọng của đa số hoặc thiểu số; Tâm tư, nguyện vọng của cá nhân hoặc nhóm.
Để xác định và phân loại tâm tư, nguyện vọng một cách chính xác, cán bộ
Hội cơ sở cần hiểu biết vững vàng về quan điểm, chủ trương của Đảng; luật pháp,
chính sách của Nhà nước; các chương trình - kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó xác định tâm tư, nguyện vọng là chính
đáng hay không; của nhiều hay ít người; thuộc nhóm phụ nữ trung niên, thanh niên
hay cao tuổi; thuộc ngành nghề, dân tộc, tôn giáo nào.
1.3. Kỹ năng tổng hợp, phản ánh tâm tư nguyện vọng
Tổng hợp và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ lên Hội cấp trên và
cấp uỷ là nhiệm vụ thường xuyên thực hiện của cán bộ Hội cấp cơ sở. Tuy nhiên để
làm tốt nhiệm vụ này, cán bộ Hội cơ sở cần có kỹ năng nhất định về tổng hợp bằng
văn bản báo cáo về tâm tư, nguyện vọng của quần chúng phụ nữ và kĩ năng trình
bày, phản ánh.
Cần chuẩn bị bằng văn bản - báo cáo để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
phụ nữ vì nó giúp cán bộ Hội phụ nữ chủ động, tự tin hơn. Có văn bản gửi kèm sẽ
giúp lãnh đạo cấp trên có căn cứ để nghiên cứu giải quyết; cán bộ Hội có căn cứ để
kiểm tra việc giải quyết đạt được đến đâu.
- Có hai dạng báo cáo về các luồng ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng của
phụ nữ:
+ Báo cáo nhanh về các tâm tư, nguyện vọng bức xúc đột xuất nảy sinh cần
có giải pháp giải quyết kịp thời. Báo cáo nhanh trong trường hợp hết sức cấp thiết
có thể sử dụng bằng lời trực tiếp hoặc qua điện thoại với lãnh đạo; cũng có thể viết
tóm tắt nội dung ngắn gọn để chuyển bằng Fax, gửi điện báo hoặc thư chuyển phát
nhanh
+ Báo cáo định kỳ với cấp uỷ đảng và Hội cấp trên trong đó có phần phản
ánh về tâm tư, nguyện vọng.
Nội dung báo cáo cần tập trung thể hiện rõ: Tâm tư, nguyện vọng về vấn
đề gì? Chủ thể của tâm tư, nguyện vọng là ai? Số lượng người có cùng tâm tư,
nguyện vọng là bao nhiêu? Tính chất của tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào?
Dự báo/phán đoán xu hướng/khả năng phát triển của tâm tư, nguyện vọng đó nếu

không được giải quyết sẽ gây nên điều gì.
Hình thức: báo cáo nên viết ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể. Sử dụng câu đơn giản,
chọn từ ngữ phổ thông, chuẩn mực và dễ hiểu. Dẫn chứng số liệu chính xác, tiêu
biểu.
Phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ với cấp uỷ Đảng cơ sở và Hội phụ
nữ cấp trên có thể thực hiện lồng ghép trong các cuộc họp giao ban, làm việc định
kì hoặc đặt lịch báo cáo/làm việc đột xuất nếu thấy cần thiết.
Báo cáo trong cuộc họp cần sử dụng kỹ năng trình bày: theo trình tự lôgic từ
nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề một cách hệ thống. Dẫn dắt vào
vấn đề trực tiếp, không lan man dài dòng. Khi nêu vấn đề về tâm tư, nguyện vọng
của phụ nữ phải có giải thích rõ ràng, chính xác; phân tích về nguyên nhân và mức
độ, tính chất, quy mô của vấn đề tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ; chứng minh
bằng số liệu, dẫn chứng tiêu biểu, khách quan, trung thực. Sử dụng ngôn ngữ chính
xác, ngắn gọn, trung lập, không thiên vị, cũng không áp đặt ý kiến chủ quan. Kết
hợp giữa trình bày trực tiếp bằng lời với gửi báo cáo đã chuẩn bị.
Nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ là hoạt động cần thiết
của mỗi cấp Hội phụ nữ. Nhưng để hiểu đúng, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng
của phụ nữ với các cấp lãnh đạo không phải là công việc dễ dàng. Cán bộ Hội phụ
nữ cần có kỹ năng và sử dụng kết hợp các kỹ năng để tổng hợp, xác định và phản
ánh chính xác tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ; cán bộ Hội phụ nữ còn cần có tinh
thần trách nhiệm cao vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, có tâm
huyết với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác của Hội ở xã
2.1. Khái niệm
Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, biện pháp, nguồn lực
để thực hiện các mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.
Kế hoạch của Hội Liên hiệp phụ nữ xã xây dựng gồm: kế hoạch 5 năm (theo
nhiệm kì), kế hoạch năm, kế hoạch 6 tháng, kế hoạch quí, kế hoạch tháng và kế
hoạch cho từng hoạt động cụ thể.
2.2. Các bước xây dựng kế hoạch

- Thu thập và phân tích thông tin
- Xây dựng Dự thảo kế hoạch, gồm các mục:
+ Căn cứ xây dựng kế hoạch
+ Mục tiêu
+ Dự kiến kết quả
+ Nội dung hoạt động
+ Thời gian
+ Địa điểm thực hiện
+ Nguồn lực
+ Kiểm tra, đánh giá
- Thảo luận, thống nhất, kí và ban hành kế hoạch
Để kế hoạch đảm bảo tính khả thi, dự thảo kế hoạch cần được thảo luận và
có sự thống nhất trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, hoặc xin ý kiến của cấp
ủy, các ban, ngành có liên quan (tùy từng loại kế hoạch cụ thể) trước khi ban hành
và đưa vào thực hiện.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch (nếu cần)
2.3. Một số kỹ năng trong quá trình xây dựng kế hoạch
- Thu thập, phân tích thông tin
Thông tin có thể thu thập từ các nguồn:
+ Báo cáo định kì, báo cáo chuyên đề của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cơ
sở, của Hội Liên hiệp phụ nữ cấp trên và của cấp ủy, chính quyền địa phương.
+ Chủ trương, kế hoạch của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở, của
Hội Liên hiệp phụ nữ cấp trên và của cấp ủy, chính quyền địa phương
+ Các nguồn khác: Từ các nguồn thông tin thu thập được, Hội Liên hiệp phụ
nữ cơ sở phân tích tìm nguyên nhân và xác định các vấn đề ưu tiên cần lập kế
hoạch để cải thiện tình hình.
- Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu là quá trình trả lời các câu hỏi:
+ Vấn đề đặt ra đã có ai/tổ chức nào giải quyết chưa? Đã giải quyết như thế

nào?
+ Hậu quả sẽ thế nào nếu vấn đề đặt ra không được thay đổi?
+ Tại sao Hội Liên hiệp phụ nữ xã phải làm công việc này? Ai là người được
hưởng lợi từ công việc đó?
Trả lời các câu hỏi trên, mục tiêu đã được xác định; mục tiêu đó luôn giúp
các hoạt động Hội hướng vào trọng tâm và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
Khi xác định mục tiêu cần chú ý:
+ Mục tiêu cần cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai
+ Đo lường được để giúp việc kiểm tra, đánh giá trong và sau khi thực hiện
kế hoạch
+ Vừa sức để khả thi trong thực hiện
+ Thực tế để đảm bảo sự cân bằng giữa mong muốn và nguồn lực hiện có
+ Có thời hạn để thúc đẩy tiến độ thực hiện
- Dự kiến kết quả và xác định nội dung hoạt động
Việc xác định kết quả dự kiến tương tự như xác định mục tiêu, song kết quả dự
kiến cần cụ thể hơn, chi tiết hơn và thường tương ứng với từng hoạt động cụ thể.
Ví dụ: Để thực hiện mục tiêu “Năm 2012, 100% cán bộ chi/tổ được nâng cao
kỹ năng điều hành sinh hoạt chi/tổ, trong đó 80% cán bộ tự điều hành được các
buổi sinh hoạt chi/tổ”, Hội Liên hiệp phụ nữ xã có thể dự kiến được kết quả và xác
định các nội dung hoạt động cụ thể như sau:
Dự kiến kết quả Nội dung hoạt động
30 cán bộ chi/tổ được tập huấn kĩ
năng điều hành sinh hoạt chi tổ
Tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao kĩ năng
điều hành sinh hoạt chi/tổ cho cán bộ chi/tổ
Ít nhất 24 cán bộ chi/tổ tự điều
hành các buổi sinh hoạt chi/tổ
Tổ chức 01 tọa đàm trao đổi kinh nghiệm
trong điều hành sinh hoạt chi/tổ cho cán bộ
chi/tổ

Tham dự các buổi sinh hoạt chi/tổ để đánh
giá sự thay đổi.
- Xác định thời gian, địa điểm, nguồn lực
+ Công việc đó thực hiện khi nào? Trong thời gian bao lâu?
+ Công việc đó được thực hiện ở đâu?
+ Nguồn lực đảm bảo cho kế hoạch được khả thi. Các nguồn lực chủ yếu cần
xác định gồm: nhân lực, kinh phí, các nguồn lực khác (máy móc, nguyên vật liệu,
phương tiện…)
- Kiểm tra, đánh giá
+ Kiểm tra
Nội dung kiểm tra: tiến độ của công việc, trách nhiệm của người thực hiện,
những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
Phương pháp kiểm tra: định kỳ, đột xuất hoặc thông qua báo cáo của các
chi/tổ phụ nữ, qua trao đổi cá nhân hoặc tổ nhóm
+ Đánh giá
Nội dung đánh giá: quá trình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện, tác động
của kế hoạch
Phương pháp đánh giá: theo định kỳ, ngay sau khi kết thúc công việc; bằng
văn bản (thông qua các báo cáo) hoặc qua trao đổi trực tiếp.
3. Kỹ năng phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức chính trị -
xã hội khác ở xã
- Mục đích của phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức chính trị -
xã hội khác:
Phối hợp với chính quyền và các ngành/đoàn thể nhằm mục đích xã hội hóa
công tác phụ nữ đồng thời cũng nhằm thực hiện nhiệm vụ của Hội trong những lĩnh
vực có liên quan (chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình;
giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em…).
Hiện nay, hệ thống hành lang pháp lý qui định tương đối rõ ràng về cơ chế,
nội dung phối hợp giữa Hội Phụ nữ với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể.
- Phương thức phối hợp:

Hội phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể cùng cấp theo phương thức hợp
đồng trách nhiệm, hợp đồng ủy thác, tham gia một phần trong chương trình mục
tiêu, xây dựng và triển khai các đề án…
- Biện pháp phối hợp:
+ Xây dựng mối quan hệ công tác với chính quyền, các cơ quan Nhà nước
trên nguyên tắc phối hợp, tạo điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng
cơ quan, đồng thời phát huy tính độc lập, năng động sáng tạo của Hội Liên hiệp
phụ nữ.
+ Căn cứ chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội, những định hướng hoạt động
của Hội cấp trên và khả năng thực tế của Hội cấp mình đồng thời Hội cũng cần
nắm vững chức năng nhiệm vụ của các ngành để xác định nội dung, cách thức,
mức độ, phạm vi, phân định trách nhiệm phối hợp. Đây là yêu cầu bắt buộc trong
phối hợp đảm bảo hoạt động của Hội không chồng chéo, “lấn sân” với các ngành
khác cũng như tránh sự bị động, phụ thuộc của Hội.
+ Thông qua phối hợp, Hội cùng với các ngành thực hiện những hoạt động có
liên quan đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới theo nguyên tắc cả 2 bên cùng có
lợi ích, thực hiện nhiệm vụ chính trị chung; hợp tác vì sự tiến bộ, phát triển của phụ
nữ.
Hoạt động phối hợp được thực hiện với nhiều ngành trên nhiều lĩnh vực: với
ngành Tư pháp trong phổ biến giáo dục pháp luật, với Y tế trong chăm sóc sức
khỏe cho phụ nữ, với Ngân hàng để khai thác vốn vay, với Ngành Nông nghiệp để
chuyển giao khoa học kỹ thuật… Hội cũng thường xuyên phối kết hợp với Mặt trận
và các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động do Mặt trận phát
động như phong trào quyên góp ủng hộ nhà tình nghĩa, vận động vì người nghèo,
vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lũ… và kết hợp với các đoàn thể như
Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội nông dân… tổ chức
các hoạt động tại cộng đồng. Thông qua phối hợp với các chính quyền và ban
ngành chức năng, Hội có điều kiện thuận lợi hơn trong việc vận động phụ nữ thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và tổ chức các hoạt động đại diện, chăm
lo cho phụ nữ theo chức năng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Anh, chị hãy trình bày kỹ năng nắm bắt phản ánh tâm tư nguyện
vọng của phụ nữ ở xã.
Câu 2: Anh, chị hãy trình bày kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai
công tác của Hội ở xã.
Câu 3: Bài tập thực hành: Từ kỹ năng xây dựng kế hoạch đã học trong bài
anh, chị hãy xây dựng kế hoạch cho một hoạt động cụ thể nào đó cho Hội phụ nữ ở
xã nơi anh, chị sinh sống hoặc làm việc?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2012.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2012-
2017 ngày 14/3/2012 của Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ qui định trách
nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.
- Giáo trình Nghiệp vụ công tác Hội phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2004-
Giáo trình Nghiệp vụ công tác Hội phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2004

×