Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt nhằm nâng cấp chất lượng một số loại đá bán quý của Việt Nam (Zircon, thạch anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.8 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
*********
TÊN ĐỂ TÀI
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ x ử LÝ NHIỆT NHẰM
NÂNG CẤP CHẤT LƯỢNG MỘT s ố LOẠI ĐÁ BÁN QUÝ
CỦA VIỆT NAM(ZIRCON, THẠCH ANH)
MÃ s ố : QT - 07 - 42
Chủ trì để tài: PG S.TS. Nguyễn Ngọc K hói
HÀ NỘI - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
*********
TÊN ĐỂ TÀI
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ x ử LÝ NHIỆT NHẢM
NÂNG CẤP CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI ĐÁ BÁN QUÝ
CỦA VIỆT NAM(ZIRCON, THẠCH ANH)
MÃ s ố : QT-#7-42
Chủ trì để tài: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khôi
Các cán bộ th am gia: ThS. Nguyễn Thị Minh Thuyết
TS. Nguyễn Thùy Dương
BÁO CÁO TÓM TẮT
a. Tên để tài: Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt nhằm nâng cấp chất lượng một sô
loại đá bán quý của Việt Nam (zircon, thạch anh), M ã số: QT- 07 - 42
b. Chủ tri đề tài: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khôi
c. Các cán bộ tham gia:
- ThS. Nguyễn Thị M inh Thuyết
- TS. Nguyễn Thùy Dương
d. Mục tiéu và nội dung nghiên cứu:
Muc tiêu nehiên cứu:
(1) Xác lập các đặc trưng chất lượng ngọc của một số loại đá bán quý của Việt


Nam (zừcon, thạch anh).
(2) Xây dựng được các quy trình công nghệ xử lý nhiệt phù hợp nâng cấp chất
lượng các loại đá bán quý này.
Nôi duns nshiên cứu:
(1) Thu thập bộ mẫu các loại đá bán quý zừcon và thạch anh từ một số mỏ chính
ở Việt Nam.
(2) Nghiên cứu các đặc điểm ngọc học và đặc trưng chất lượng của các loại mẫu
đá bán quý đã thu thập được.
(3) Nghiên cứu thử nghiệm các quy trình công nghệ xử lý nhiệt nâng cấp chất
lượng các loại đá bán quý trên.
e. Các kết quả đạt được:
(1) Đã xác định được các đặc trưng chất lượng ngọc của đá bán quý zircon và
thạch anh Việt Nam.
(2) Bước đầu đã xây dựng được các quy trình công nghệ xử lý nhiệt đối với
zircon và thạch anh của Việt Nam.
/. Tình hình kinh phí của đê tài (hoặc dụ án):
Từ ngân sách Nhà nước : 0
Kinh phí Đại học Quốc gia Hà Nội : 20.000.000 đ
Vay tín dụng :0
/ Vốn tự có : 0
Thu hổi : 0
3
Tổng kinh phí thực chi
20.000.000 đ
KHOA QUẢN LÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
CHỦ TR Ì ĐỂ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khôi
C ơ QUAN CHỦ TR Ì ĐỂ TÀ I

/ ' / 1 ưC :t ' - G
h ọ c I l .
{ Ị k h o a h o c :TỊ
\ ■
M IỀU T R Ư Ỏ M G
(iS.ISWI
. J i^rv d i 'l à u
4
SUMMARY
a. Title of the Project: Research on the heat treatment technology to enhance some
semiprecious gemstones of Viet Nam (zircon and quartz), code: QT - 07 - 42
b. Head o f the Project: Nguyen Ngoc Khoi, Assoc. Prof, PhD.
c. Participants:
- Nguyen Thi Minh Thuyet, Ms.
- Nguyen Thuy Duong, PhD.
d. Objectives and contents:
Objectives
(1) To establish gemquality characteristics of some semiprecious gemstones of
Viet Nam (zircon and quartz).
(2) To establish suitable heat-treatment technological processes to enhance these
semiprecious gemstones.
Contents:
(1) To collect a set of samples of semiprecious gemstones zừcon and quartz
from some main deposits of Vietnam.
(2) To study gemological features and gemquality characteristics of collected
semiprecious gemstones.
(3) To investigate and experiment heat-treatment technological processes to
enhance these gemstones.
e. Obtained results:
(1) The gemquality characteristics of Vietnam semiprecious gemstones zircon

and quartz have been established.
(2) For the first time the technological processes have been established to heat
treat Vietnam zừcon and quartz.
5
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 7
Chương 1. Tổng quan về các phương pháp xử lý đá quý 9
1.1. Khái quát chung 9
1.2. Phương pháp xử lý nhiệt 9
1.3. Phương pháp chiếu xạ 10
1.4. Xử lý đá quý bằng hóa chất 10
Chương 2. Cơ sở khoa học công nghệ xử lý nhiệt 12
2.1. Bản chất phương pháp xử lý nhiệt 12
2.2. Các thiết bị xử lý nhiệt 12
2.3. Quy trình công nghệ xử lý nhiệt tổng quan 15
Chương 3. Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt zừcon Việt Nam 20
3.1. Đặc điểm chung của khoáng vật zữcon 20
3.2. Kết quả bước đầu nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt zircon 27
Việt Nam
3.3. Kết luận
Chương 4. Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiột thạch anh Việt Nam 36
4.1. Đặc điểm chung của khoáng vật thạch anh 36
4.2. Kết quả bước đầu nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt thạch 40
anh Việt Nam
4.3. Kết luận 44
Kết luận và kiến nghị 45
Tài liệu tham khảo 46
6
LỜI M ỏ ĐẦU

Việt Nam có tiềm nàng khá phong phú về các loại đá quý khác nhau, trong đó
có nhiều loại đá bán quý khác nhau như zircon, thạch anh, peridot, Tuy vậy, trong sô
các sản phẩm khai thác được thì loại có thể chế tác để sử dụng ngay lại rất hạn chế.
Phần lớn nguyên liệu khai thác từ các mỏ đều có chất luợng thấp hoạc khống đạt chất
lượng, ở các nước có công nghộ đá quý phát triển sản phẩm khai thác đá quý từ các mỏ
đểu phải trải qua quá trình xử lý để nâng cấp chất lượng bằng các phương pháp khác
nhau trước khi được đưa vào sử dụng.
Trên thế giới các phương pháp xử lý đá quý được chia thành 3 nhóm:
- Các phương pháp xử lý nhiệt
- Các phương pháp chiếu xạ
- Các phương pháp xử lý hóa chất
Trong số các phương pháp trên thì phương pháp xử lý nhiệt là được sử dụng
nhiều nhất.
Khoa Địa chất có các nhà khoa học có uy tín đã nhiều năm nghiên cứu trong
lĩnh vực đá quý như GS.TSKH Phan Trường Thị, các PGS.TS. Nguyễn Ngọc Trường,
Ngụy Tuyết Nhung, Nguyễn Ngọc Khôi, Gần đây Khoa Địa chất đã được trang bị
thiết bị xử lý nhiệt khá hiện đại là lò nung nhiệt độ cao Carbolite HTF 18/4. Đây là cơ
sở để Khoa Địa chất triển khai Đề tài “Nghiên cứu cồng nghệ xử lý nhiệt nhằm nâng
cấp chất lượng một số loại đá bán quý của Việt Nam (zircon, thạch anh)” .
Báo cáo được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về các phưang pháp xử lý đá quý
Chương 2. Cơ sở khoa học công nghệ xử lý nhiệt
Chương 3. Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt zừcon Việt Nam
Chương 4. Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt thạch anh Việt Nam
Kèm theo báo cáo là 27 hình vẽ và ảnh minh hoạ. Theo quy định chung, ở phần
đầu, trước báo cáo chính còn có phần báo cáo tóm tất bàng tiếng Việt và tiếng Anh.
Trong quá trình thực hiện Để tài, tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo thường
xuyên và kịp thời của lãnh đạo Khoa Địa chất, của các phòng ban và lãnh đạo Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự góp ý chân thành của các đồng
7

nghiệp ưong và ngoài cơ quan. Nhân dịp này tập thể tác giả xin bày tỏ sự biết ơn chân
thành về những sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu đó.
Công nghệ đá quý nói chung và công nghệ xử lý đá quý nói riêng luôn là vấn đề
phức tạp và là bí mật của mỗi quốc gia. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên Báo cáo
này mới chỉ là nhũng kết quả nghiên cứu bước đầu và chắc chắn không thể tránh khỏi
khiếm khuyết. Tập thể tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà chuyên môn trong và ngoài Trường.
8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP x ử LÝ ĐÁ QUÝ
1.1. Khái quát chung
Trong số các nguyên liệu khai thác được từ các mỏ đá quý, số có thử sử dụng
trực tiếp để chế tác và làm hàng trang sức ngay thường chiếm tỷ lệ không lớn, nhất là
đối với các loại đá quý hiếm và đất tiền (kim cương, ruby, saphừ, .)• Để tảng được giá
trị của các sản phẩm khai thác và tận thu triệt để nguồn tài nguyên, đã từ lầu trên thế
giới người ta tìm mọi cách khác nhau nhằm nâng cấp chất lượng của đá quý. Các
phương pháp nâng cấp chất lượng đá quý được sử dụng nhiểu nhất hiện nay là [12]:
- Xử lý nhiệt
- Chiếu xạ:
+ Bàng các tia phóng xạ
+ Bàng tia X
+ Bằng tia cực tím
+ Bàng chùm điện tử
- Xử lý đá quý bằng hóa chất:
+ Tẩm dầu và tẩm sáp
+ Hàn gắn khe nứt bằng thuỷ tinh, chất dẻo
+ Phủ bề mặt bàng các chất khác nhau
Tuỳ thuộc vào các chủng loại đá quỷ, đặc điểm chất lượng của chúng và điều
kiện công nghệ cụ thể mà người ta sử dụng các phương pháp khác nhau để làm tăng
chất lượng đá quý.

1.2. Phương pháp xử lý nhiệt
Bản chất của phương pháp xử lý nhiệt là dùng nhiệt độ cao và môi trường tác
dụng lên đá quý, làm thay đổi tính chất (trạng thái hoá trị) và đặc điểm phân bố của các
nguyên tô' tạo màu trong viên đá, dẫn đến sự thay đổi vẻ màu sắc và độ tinh khiết của
đá quý.
Ngày nay, phương pháp xử lý nhiệt được hầu hết các nước sử dụng để nâng cấp
chất lượng nhiều loại đá quý, trong đó có thạch anh, zữcon vì những lý do sau đây:
o Phương pháp xử lý nhiệt chỉ làm điểu mà tự nhiên đã làm, tức là mô phỏng
đúng những gì đã diễn ra trong tự nhiên.
o Nếu viên đá tiếp tục nằm sâu trong lòng đất, trong nó cũng sẽ diễn ra những
thay đổi như trong quá trình xử lý nhiêt.
9
o Mầu sắc tạo nên sau xử lý nhiệt là ổn định dưới tác dụng của nhiệt độ và theo
thời gian.
o Trong quá trình xử lý nhiệt không có chất gì được cho thêm, cũng như không
có gì được lấy ra khỏi viên đá. Cấu trúc của viên đá vẫn được bảo tồn.
o Phương pháp này không gây hại gì đối với sức khoẻ con người.
Ngoài kỹ thuật xử lý nhiệt thông thường, gần đây công nghệ này đã có những
bước tiến mới. Đó là kỹ thuật xử lý kèm theo khuyếch tán chất tạo màu, kỹ thuật xử lý
kim cương nhóm không màu ở nhiệt độ và áp suất rất cao.
1.3. Phương pháp chiếu xạ
Bản chất của phương pháp chiếu xạ đá quý là tác dụng lên chúng bàng các bức
xạ điện từ khác nhau: tia cực tím sóng ngắn (5eV), tia X (lO.OOOeV) và tia y
(l.OOO.OOOeV), trong đó tia Y được sử dụng nhiều nhất. Dưới tác dụng của các bức xạ
này có thể hình thành các tâm màu (tâm điện tử hoặc tâm lỗ trống) dẫn tới sự thay đổi
về màu sắc của đá quý.
Để xử lý đá quý bàng phương pháp này người ta sử dụng các máy gia tốc khác
nhau. Màu tạo ra theo phương pháp này trong một số đá quý là tương đối ổn định (ví dụ
như màu lam trong topaz), trong khi ở một số loại đá quý khác chúng lại thường kém
Ổn định (như màu vàng của saphir chiếu xạ) và có thể bị nhạt đi theo thời gian và dưới

tác dụng của nhiệt độ cao.
Một số loại đá quý được xử lý bằng phương pháp này bao gồm:
- Beryl và aquamarin: không màu sang vàng, màu lam sang màu lục, màu nhạt
sang màu lam đậm.
- Corindon: không màu sang vàng, từ màu hồng sang màu padparadja.
- Kim cương: từ không màu hoặc màu nhạt sang các màu lam, lục, đen, vàng, nâu,
hồng hoặc đỏ.
- Thạch anh: từ không màu hoặc màu nhạt sang các màu ám khói, tím hoặc loại
hai màu (ametrin).
- Topaz: từ không màu sang các màu vàng, da cam, nâu hoặc lam.
- Zircon: từ không màu sang màu nâu hoặc đỏ nhạt.
1.4. Xử lý đá quý bằng hóa chất
Những kỹ thuật thường được áp dụng trong nhóm phương pháp này bao gồm:
1.3.1 Tẩm dầu
10
Nhiều viên đá sau khi chế tác thường còn nhiều các vết vỡ và khe nứt. Để che
bớt các vết nứt này, từ hàng trăm nãm nay người ta đã áp dụng phương pháp tẩm dầu.
Đá sau khi làm sạch được nhúng vào các loại dầu không màu có chiết suất gần với chiết
suất của đá. Để dầu có thể thấm sâu vào các khe nứt, trước khi nhúng đá có thể được
nung ở nhiệt độ thích hợp.
Kỹ thuật này được áp dụng nhiều đối với emorot, ruby,
1.3.2. Tẩy và nhuộm màu
Trong kỹ thuật này chủ yếu người ta dùng các loại hoá chất khác nhau để tẩy đi
nhũng màu khồng mong muốn trong viên đá, hoặc nhuộm màu cho viên đá hoặc kết
hợp cả hai.
Kỹ thuật tẩy màu thường được áp dụng đối với ngọc trai, san hô còn kỹ thuật
nhuộm màu áp.dụng đối với ngọc jad, canxedon, K ỹ thuật nhuộm màu được chấp
nhận với một số loại đá quý (như canxedon) trong khi lại không được chấp nhận đối với
một số loại đá quý khác như ngọc jad, ruby,
1.3.3. Hàn lấp các khe nứt, lỗ trông

Trong phương pháp này, người ta dùng các vật liệu có tính chất quang học tương
tự như loại đá quý cần xử lý để lấp đầy vào các khe nứt, lỗ trống còn sót lại trong chính
viên đá đó.
Ví dụ, các khe nứt trong kim cương, ruby thường được lấp đầy bằng thuỷ tinh có
chiết suất cao, emerald thường được hàn bàng chất dẻo,
1.3.4. Khoan laser
Trong kỹ thuật này người ta dùng một tia laser xuyên thẳng vào các bao thể sẫm
màu trong viên đá, bắn phá chúng và hút ra nhằm làm tăng độ tinh khiết của chúng.
Phương pháp này thường được áp dụng chủ yếu đối với kim cương.
Như trên chúng tôi đá đề cập, tuỳ thuộc vào các loại đá quý, đặc điểm chất lượng
của chúng và tuỳ thuộc vào điều kiện về cơ sở vật chất mà người ta áp dụng các phương
pháp xử lý khác nhau. Trong điều kiện Việt Nam còn nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận các phương pháp xử lý hiện đại và trong khuôn khổ của đề tài là vói các loại đá quý
zircon, thạch anh và peridot chúng tôi đã lựa chọn phương pháp xử lý nhiệt để tiến hành
các nghiên cứu thực nghiệm của mình. Phương pháp này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ áp
dụng và sản phẩm sau xử lý được thị trường chấp nhận.
11
Chương 2
C ơ SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ x ử LÝ NHIỆT
Phương pháp xử lý nhiệt đã được chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề xuất giải
pháp công nghệ nâng cấp chất lượng zircon, thạch anh của Việt Nam, do tại Khoa Địa
chất (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) - đơn vị thực hiện để tài, đã được Đại học
Quốc gia Hà Nội trang bị thiết bị xử lý nhiệt (lò đốt nhiệt độ cao HTF 18/4 của hãng
Carboỉite - Anh) khá hiộn đại từ năm 2006.
2.1. Bản chất phương pháp xử lý nhiệt
Bản chất của phương pháp xử lý nhiệt là sử dụng nhiệt độ cao và môi trường xử
lý thích hợp tác dụng lên đá quý để làm thay đổi tính chất (hoá trị) và sự phân bố của
các nguyên tố tạo mầu, dẫn đến sự thay đổi về mầu sắc (và độ tinh khiết) của viên đá
[12]. Tác dụng của nhiệt độ lên mầu sắc chủ yếu thể hiện ở sự giãn nở thể tích (không
gian nguyên tử) của tinh thể đá quý, thúc đẩy các quá trình khuyếch tán các nguyên tố

tạo mầu đồng đểu trong viên đá, đồng thời thúc đẩy các phản ứng hoá học sẽ diễn ra
trong đó. Môi trường xử lý (ôxi hoá hoặc khử) là yếu tố quyết định đến kết quả xử lý.
Cường độ ôxy hoá - khử của môi trường chỉ bị chi phối bởi áp suất riêng phần của ồxy
tại một nhiệt độ nào đó. Nó quy định lượng ôxy cần phải có ở môi trường xung quanh
tại nhiệt độ xử lý.
Như vậy, bằng cách kết hợp nhiệt độ cao và môi trường xử lý thích hợp ta có thể
làm thay đổi trạng thái hoá trị của các nguyên tố tạo mầu và tái phân bố chúng trong
cấu trúc của đá quý, từ đó mầu sắc của chúng cũng sẽ thay đổi theo.
2.2. Các thiết bị xử lý nhiệt
Từ lâu người Sri Lanka đã biết dùng ngọn lửa có nhiệt độ cao để đốt saphir lam và
saphứ hồng để làm tăng màu của chúng. Đầu tiên, họ dùng ngọn lửa được sinh ra từ
việc đốt than đá hoặc than sọ dừa và dùng một thiết bị dạng ống thổi để làm tăng nhiệt
độ, công nghộ thủ công này ngày nay nhiều nơi vẫn được sử dụng nhưng thay bằng ống
thổi thì người ta dùng một chiếc quạt gió.
Vào đầu những năm 70, các nhà kinh doanh đá quý Thái Lan đã phát triển công
nghệ xử lý nhiệt lên một mức cao hơn (xử lý ở nhiệt độ cao hom khoảng 1600-1650°C).
Nhiệt độ này được tạo ra bằng việc sử dụng các lò diesel hoặc lò gas. Lợi thế của các
kiểu lò như vậy là chúng có giá thành thấp, tuy nhiên chúng lại có mật không thuận lợi
12
là không điều khién được nhiệt độ trong quá trình xử lý. Các nhà xử lý thường xác định
nhiệt độ một cách tương đối thông qua việc quan sát màu của ngọn lửa hoặc dùng một
tinh thể thạch anh nhỏ để làm chỉ thị (nhiệt độ nóng chảy của thạch anh khoảng
1-Ó00°C).
Ngày nay, các lò điện được sử dụng nhiều nhất để xử lý nhiệt thạch anh, zừcon.
Thuận lợi của các lò kiểu này là chúng có chương trình cài đặt sẵn có thể điểu chỉnh
được nhiệt độ và vận hành dễ dàng.
Để xử lý nhiệt đá quý người ta có thể sử dụng các loại lò đốt khác nhau, từ
những lò thủ công đơn giản nhất đến các loại lò hiện đại nhất với những chương trình
xử lý tự động. Tuỳ thuộc vào nguồn nhiệt được sử dụng mà ta có các loại là đốt sau:
• Lò điện. Đây là kiểu lò được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thế giới.

• Lò gas
• Lò dầu
• Lò than (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Một số kiểu lò khác nhau dùng trong xử lý nhiệt
Kiểu lò Nhiên liệu
Nguồn nhiệt Nhiệt độ tối đa (°c)
Lò gas
Khí gas Gas + không khí
1600-1700
Ôxy + gas 1700-1750
Oxy + gas + khổng khí 1800-1850
Axetilen + oxy 2800
Than cốc + không khí
1000-1200
Lò đốt ngọn Rắn Than lignite + không khí
1400-1600
lửa
Than củi + không khí 900-1000
Lỏng Diesel + không khí
1500-1600
Diesel + không khí + oxy
1750-1800+
Lò điện
Disilic molipden 1700
Graphit
2550
Lò cao tần
Sóng cao tần
1900+
13

Như trên đã nói, thiết bị được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
này là lò đốt nhiệt độ cao HTF 18/4 (hình 2.1) của hãng Carbolite (Anh). Các tính năng
kỹ thuật chủ yếu của lò HT là:
Hình 2.1. Lò H TF18/4
o Dung tích buồng làm việc: 3.7 lít, kích thước buồng: 140 X 140 X 190 mm
o Nhiệt độ làm việc cực đại: 1800l,c
o Công suất tiêu thụ cực đại: 4650 w
o Bộ điều khiển nhiệt độ lò theo chương trình (digital programmer): 20 segment
o Điện áp: 208 - 240 V, 1 pha
Một kiểu lò điện điển hình bao gồm 2 modul liên kết với nhau: modul buồng lò và
modul cấp điện và điểu khiển. Trong kiểu lò HTF 18/4, 2 modul này được liên kết
thành một khối, trong khi các nhà sản xuất khác lại tách chúng thành 2 bộ phận rời.
- Modul buồng lò. Modul này được làm từ vật liệu chịu được nhiệt độ cao và
thường được đặt trong buồng thép. Trong buồng lò lắp đặt một số thanh đốt ở phần nóc
buồng lò hoặc ở thành lò và thường sắp xếp thành các dãy song song. Phần không dẫn
nhiệt của các thanh đốt được nối với dây dẫn điện và với modul điều khiển. Trong các
lò điện người ta sử dụng các loại thanh đốt khác nhau, dựa vào đó có thể có các loại lò
khác nhau: loại lò thanh đốt molipden disilic (có tên gọi là Super Kanthal) có thê đạt
đến tối đa 1800°c, loại lò thanh đốt bằng graphit nhiệt độ tối đa đến 1850-1900°c. Lò
HTF 18/4 sử dụng thanh đốt Super Kanthal của Thuỵ Điển.
Trong trường hợp cẩn thiết trong buồng lò còn thiết kế hệ thống thổi khí để tạo ra
môi trường thích hợp.
- Modul điều khiển. Bộ phận điều khiển bao gồm hệ thống biến thê' và các bộ phận
cấu thành khác, được thiết kế phù hợp với số lượng và loại thanh đốt được sử dụng ở
buồng lò và các thông số khác của lò. Bộ phận này được nối với cặp nhiệt. Trong các lò
14
điện trở người ta sử dụng 2 phương pháp điếu khiển: tự động và bán tự động. Trong các
lò có bộ phận điều khiển nhiệt độ tự động, người ta dùng một bộ vi xử lý cho phép tự
động đặt, điều chỉnh và điểu khiển toàn bộ quá trình tăng, ủ và giảm nhiệt độ theo
chương trình đặt trước. Trong lò HT bộ phận điều khiển nhiệt độ tự động có tên gọi là

Eurotherm, có thể đặc được tới 16 chương trình khác nhau (hình 2.2).
Hình 2.2. Bộ điều khiển nhiệt độ tự
dộng Eurotherm kèm theo lò HTF 18/4
Ưu điểm chủ yếu của các lò điện trở so với các lò gas là gọn nhẹ, có thế vận hành
trong một thời gian dài (giờ, ngày, tháng) ở nhiệt độ ổn định đặt trước mà không cần sự
có mặt của người vận hành (loại điều chỉnh tự động theo chương trình đặt trước).
Môi trường xử lý có thể là mõi trường ôxi hoá hoặc môi trường khử. Để tạo dược
môi trường thích hợp người ta có thể thổi khí (ôxi hoặc hydro) trực tiếp vào buồng đốt
hoặc sử dụng các loại hoá chất khác nhau trộn lẫn với đá quý trong quá trình nung.
2.3. Quy trình công nghệ xử lý nhiệt tổng quan
Một quy trình công nghệ xử lý nhiệt đá quý nói chung gồm các công đoạn sau đây
[18]:
1) Làm sạch mẫu trước xử lý
2) Phân loại và tuyển chọn mẫu
3) Xác định các thông sô' xử lý (nhiệt độ cực đại, tốc độ tăng giảm nhiệt độ, thời
gian ủ nhiệt )
4) Chuẩn bị các chất phụ gia
15
5) Nạp mẫu
6) Nung xử lý
7) Làm sạch mẫu sau khi nung
2.3.1. Làm sạch mẫu trước xử lý
Hầu hết các mẫu đá quý đều chứa các tạp chất ngoại lai khác nhau, chúng có phản
ứng khác nhau trong quá trình xử lý nhiệt. Một sô' chất nằm ngay trên mặt mẫu, trong
khi các chất khác lại thâm nhập sâu vào lòng các tinh thể chủ qua các khe nứt, các vết
vỡ trên bề mật. Các tinh thể thạch anh, zircon có thể chứa một lượng đáng kể các loại
bao thể khác nhau: rắn, lỏng hoặc hỗn hợp. Chúng cần phải được xác định chính xác và
có các cách xử lý thích hợp trước khi đưa vào xử lý. Những phần không thích hợp (chứa
nhiều khe nứt, nhiều bao thể các loại khó loại bỏ được trong quá trình xử lý nhiệt ) có
thể loại bỏ bầng các phương pháp khác nhau: cơ học hoậc hóa học hoặc phối hợp cả hai

(tùy theo tính chất, đặc điểm, sự phân bố của các bao thể ). Ở đây chỉ cần lưu ý không
làm mất đi những phần chứa các tạp chất gây mầu tại những nơi nhất định trong mẫu, vì
trong nhiều quấ trình chúng rất cần để tạo ra nhũng mầu mong muốn cho mẫu xử lý.
a. Xử lý hóa học
Các chất ngoai lai nằm trong lòng mẫu hoặc liên kết với nhau qua các khe nứt, các
vết vỡ có thể loại bỏ thông qua các quá trình xử lý hóa học. Chúng có thể bị loại bỏ hết,
phần lớn hoặc một phần, điểu này tùy thuộc vào loại hóa chất sử dụng, hoạt tính của
chúng, vào bản chất, đặc điểm, tính chất phân bố của các chất ngoại lai trong mẫu.
Trong quá trình xử lý hóa học, tuỳ theo đối tượng cần tẩy sạch mà những hóa chất sau
đây thường được xử dụng nhiều nhất:
o Dung địch H N 03 đậm đặc, là một chất ôxi hóa mạnh.
o Hỗn hợp HNO3 và HC1 (nước cường toan), là một dung dịch có hoạt tính tẩy
rửa rất mạnh.
o Axit HF nồng độ cao, cũng có thể dùng để loại bỏ các silicat.
b. Xử lý cơ học
Nếu các quá trình hóa học không tẩy hết được các chất ngoại lai, và nếu điều kiện
cho phép, thì các chất ngoại lai trên bề mặt của đá quý (đá gốc, các đám cam sắt ) có
thể loại bỏ bằng các phương pháp cơ học như doa, mài. trong một vài trường hợp, có thể
cắt mẫu theo các khe nứt
2.3.2. Phán loại và tuyển chọn mẩu
16
Khi mẫu nguyên liệu đã xác định được chính xác và đã được làm sạch cẩn thân rồi
thì bước tiếp theo là phải xác định được bản chất của các tạp chất tạo mầu ưong mẫu vì
chính sự có mặt của chúng là căn cứ để phân biệt loại đá có thể xử lý nhiệt được với
loại không thể xử lý được. Viộc phân chọn mẫu có thể xử lý được được tiến hành bằng
các thiết bị quan sất trực quan hoặc bằng các thiết bị phân tích.
Trong một số trường hợp cần thiết phải tiến hành các phân tích định lượng hoặc
bán định lượng mẫu trước khi đưa vào xử lý nhằm để xác định sự có mặt của các
nguyên tố tạo màu trong mẫu và tỷ lệ giữa chúng với nhau.
2.3.3. Xác định các thông sô'xử lý nhiệt

Trước mỗi lần xử lý nhiệt cần xác định các thông sô' của quy trình xử lý, dựa trên
chủng loại, số lượng và các dặc điểm của mẫu cần xử lý Những thông số quan trọng
nhất của mỗi một quy trình xử lý nhiệt là:
- Nhiệt độ nung. Nhiệt độ nung được xác định dựa trên các yếu tố: đặc điểm của
loại mẫu sẽ xử lý, đặc điểm của môi trường
- Tốc độ tăng và hạ nhiệt. Tuỳ thuộc vào kiểu lò được sử dụng mà người ta xác
định tốc độ tăng và hạ nhiệt tối ưu cho cả quy trình. Lựa chọn tốc độ sao cho tránh tạo
ra hiện tượng sốc nhiệt có thể sẽ dẫn đến làm rạn nứt mẫu.
- Thời gian xử lý. Thời gian xử lý ở một nhiệt độ ổn định chọn trước được tính toán
dựa trên kích thước trung bình của lô mẫu cần xử lý, vào hệ số khuyếch tán của ôxy từ
các khí khác nhau (trong các lò có hệ thống khống chế chê độ môi trường xử lý).
- Nồng độ ôxy trong môi trường nung
- Kiểu cốc nung sẽ sử dụng. Kiểu buồng lò, vật liệu làm cốc nung và vị trí của mẫu
trong buồng lò cũng cần xác định trước mỗi quy trình xử lý.
2.3.4. Chuẩn bị các chất phụ gia
Các chất phụ gia được sử dụng để tránh làm nứt mẫu và tạo môi trường cần thiết.
Sau khi đã chọn được các chất (hoặc hỗn hợp) phụ gia thích hợp rồi, mẫu được nhúng
hẳn vào chúng hoặc người ta phết hỗn hợp phụ gia (thường được pha chế giống như bột
nhão) lên mật mẫu. Trong xử lý nhiệt người ta thường sử dụng các chất phụ gia sau đây.
- Tetraborat natri (Na2B40 7.H20 , hay còn gọi là borac): là chất phụ gia được sử
dụng và từ lâu nhất và nhiều nhất. Bột borac mầu trắng được nhào trong cốc bằng nước
cất, có thể pha lẫn với các chất khác, tạo thành hỗn hợp dạng bột nhão hoặc sơn pha. Đá
quý nguyên liệu được nhúng chìm hản vào hỗn hợp đó, hoặc được quét lên mặt.
17
■-J n ụ C Quoc G I A H À N Ô I
•■J.VG TÃ r / TH:Ị N 3 TIN THỰ V IÊ N
- Bicacbonat natri (Na2C 0 3, còn có tên gọi là bột nướng): cũng có khi được sử
dụng để ngăn cho đá khỏi bị nứt vỡ.
- Một sô' chất óxy hóa ở trạng thái cứng cũng được sử dụng để tăng nồng độ của
ôxy. Các chất này thường được trộn lẫn với các axit thích hợp thành dung dịch nhão.

Những chất ôxy hóa thông thường là: pesulfat amôni (HhNjOxSj), sulfat cerium
(C e08S2) và pe-oxyt natri (Na20 2).
- Một số chát được dùng để tạo môi trường khử". Đó là axit boric (H B 02) lỏng sệt,
trộn lẫn với cồn thành một hỗn hợp nhão và được quét lên các viên đá để ngăn chúng
không bị ôxy hóa. Sulfua kali (K2S) trộn lẫn với các chất khác nhau trong amôni lỏng
có thể được dùng như là một chất khử mạnh.
- Than củi, than, các chất chứa cácbon khác cũng được sử dụng để tạo môi trường
khử thích hợp khi xử lý nhiệt. Ví dụ, bột graphit có thể phản ứng với ôxi ở nhiệt độ nhất
định, tạo nên môi trường nghèo oxi (khử) theo phản ứng:
2C + 0 2 = 2CO
2.3.5. Nạp mẩu
Sau khi được làm sạch và đã phân loại và tuyển chọn theo các quy trình nung thích
hợp, mẫu được nạp vào các cốc nung. Cốc nung được làm từ các hợp chất khác nhau,
phù hợp với kiểu lò và quy trình nung. Trong xử lý nhiệt loại cốc nung thích hợp nhất
cho tất cả các quy trình xử lý là loại được làm từ ôxit nhôm tinh khiết. Chúng có thê
chịu được nhiệt độ tới 1825°c. Cốc nung có thể có các hình dạng khác nhau để phù hợp
với các kiểu buổng lò tương ứng.
Thông thường các cốc nung đều có nắp đậy, một số người còn gắn kín nắp bằng
một sô' loại chất đặc biệt, chịu được các điều kiện nung khác nhau. Các cốc nung được
đạt vào cùng có nhiệt độ đổng đều nhất trong buồng lò.
2.3.6. Nung xử lý nhiệt
Mỗi quá trình nung xử lý nhiệt đều gồm 3 công đoạn: tăng nhiệt, ủ nhiệt và hạ
nhiệt . Trong bất cứ công đoạn nào, bất kể kiểu lò sử dụng là lò gì thì 2 thông sổ' cần
được xác định là: nhiệt độ và thời gian.
• Tăng nhiệt. Quá trình tăng nhiệt bất đầu từ lúc khởi động lò và tăng đều cho đến
khi đạt được nhiệt độ vận hành cần thiết. Tốc độ tãng nhiệt không tỷ lệ với thời gian
cần để đạt được nhiệt độ cẩn thiết.
- ủ nhiệt. Khi đã đạt tới nhiệt độ vận hành thì công đoạn gia công nhiệt bất đầu và
kéo dài trong khoảng thời gian xác định trước, ở nhiệt độ ổn định. Thời gian ủ nhiệt
18

thay đổi từ vài giờ đến vài ngày, tuỳ theo từng quy trình xử lý. Đây là thời gian để nhiệt
độ tác động đến mẫu nung và dẫn đến những thay đổi cần thiết trong mẫu.
- Hạ nhiệt. Công đoạn hạ nhiệt bắt đầu từ khi nhiệt độ bất đầu giảm xuống sau
công đoạn ủ nhiệt, cho đến khi đạt tới nhiệt độ cần thiết. Cũng giống như ở công đoạn
tăng nhiệt, hạ nhiệt độ nhanh có thể gây sốc nhiệt làm nứt vỡ đá và cốc nung. Trong
thực tiễn xử lý nhiệt, người ta thường hạ nhiệt bằng cách tắt lò và để cho lò nguội dần.
Tốc độ tăng và hạ nhiệt được biểu thị bằng tỷ sô' giữa nhiột độ và thời gian, ví dụ:
25°c/phút, 60°c/phứt. Công đoạn gia công nhiệt được biểu thị bằng thời gian (phút
hoặc giờ) tại một nhiệt độ ổn định, ví dụ: 3h tại 1650°c.
2.3.7. Làm sạch mẫu sau khi xử lý nhiệt
Mẫu sau xử lý cần phải được làm sạch bằng các phương pháp cơ học và hóa học
để loại bỏ các hoá chất bám vào mẫu trong quá trình xử lý. Sau đó mẫu được đưa phân
chọn lại trước khi đưa vào chế tác hoặc tiêu thụ.
19
Chương 3
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ x ử LÝ NHIỆT ZIRCON VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm chung của khoáng vật zircon
Tên gọi zircon bắt nguổn từ từ ả - rập zarqun có nghĩa là “mầu đỏ son”, hoặc có
thể từ tiếng Ba Tư rnrgun, có nghĩa là “có mầu vàng”, Các từ này sau được nói chệch
thành "jargoon", một thuật ngữ để chỉ loại zừcon mầu nhạt. Loại zircon vàng được gọi
là hyacinth, một từ có nguồn gốc từ Đông Ấn; vào thời Trung cổ tất cả các đá mầu vàng
có xuất xứ từ Đổng An đều được gọi là hyacinth, nhưng đến nay thuật ngữ này chỉ dùng
để chỉ loại zircon mầu vàng.
3.1.1. Thành phần và cấu trúc tinh thể
Zircon là thành viên duy nhất trong nhóm nesosilicat được sử dụng làm đá quý,
có công thức hoá học ZrSi04. Trong nhóm nesosilicat này các tứ diện S i04 độc lập liên
kết với nhau chỉ bởi các liên kết ion. Do các tứ diện không liên kết với nhau để tạo ra
các mạch, chuỗi, vòng, tấm hoặc khung nên dạng tinh thể thường gãp ở đầy là dạng
đẳng thước và hiện tượng song tinh không đặc trưng. Cấu trúc của nesosilicat thường bị
chi phối bởi kích thước của các cation nằm giữa các tứ diện. Nhôm thường thay thế silic

trong các silicat nói chung nhưng trong neosilicat lại ít gặp trong hiện tượng này. Do có
phối trí nguyên tử chặt xít nên zircon có tỷ trọng và độ cứng khá cao.
Zircon kết tinh ở hệ 4 phương, dạng tinh thể quen thường gặp là tháp đôi 4
phương (hình 3.1 và 3.2).
Hình 3.1. Cấu trúc nguyên tử của
zứcon
20
Hệ bốn phương Dạng tinh thể lưỡng tháp Tinh thể zircon thực
Hình 3.2. Cấu trúc tinh thể và dạng quen của zircon
Trong thành phần của zừcon luôn có mật hafnium với hàm lượng dao động từ 1
đến 4%. Ngoài hafnium, uranium và thorium cũng thường có mặt trong cấu trúc của
zircon. Chính hiện tượng “tự chiếu xạ” do sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ này
đã dẫn đến sự phá huỷ cấu trúc tinh thể của zircon và là nguyên nhân biến đổi các tinh
thể zircon thành một loại thuỷ tinh đẳng hướng. Quá trình này diễn ra trong một
khoảng thời gian địa chất rất dài. Loại zircon chịu sự phân huỷ cấu trúc như vậy được
đặt tên là zircon “metamict”. Theo mức độ phá huỷ cấu trúc tinh thể zircon được chia
thành:
Zircon “cao”, là loại zircon ít hoặc không bị biến đổi cấu trúc tinh thể.
Loại này rất thích hợp để sử dụng làm đá quý.
Zircon “trung bình” , có mức độ biến đổi trung bình.
Zữcon “thấp” ", có mức độ biến đổi cao nhất, cấu trúc tinh thể cũng như
tính chất vật lý đã bị biến đổi hoàn toàn.
Zircon là một khoáng vật khá nổi tiêng do sự có mặt khắp nơi của nó trong vỏ
Trái Đất. Zừcon tìm thấy trong các đá magma (như là sản phẩm kết tinh nguyên sinh),
trong các đá biến chất (như là các sản phẩm tái kết tinh) và trong các đá trẩm tích (dưới
dạng các mảnh vụn). Các tinh thể zừcon lớn thường ít gặp. Ví dụ như kích thước trung
bình của các hạt zircon trong granit thường nằm trong khoảng 100-300 fim, nhưng
cũng có khi các tinh thể zừcon có thể lớn tới vài cm, đặc biệt là trong pegmatit.
3.1.2. Công dụng của zircon
Các loại zircon ưong suốt có mầu khác nhau được sử dụng làm đá quý, nhưng

loại mầu lơ, không mầu, nâu đỏ và nâu vàng được sử dụng nhiều nhất. Zừcon không
21
mầu thường được chế tác kiểu kim cương để tâng “lửa” và đây là chất thay thế tự nhiên
tương đối rẻ của kim cương. Zữcon mầu nâu phớt đỏ hoặc vàng rất phổ biến trên thị
trường đá quý nhưng đắt nhất và đẹp nhất chính là zữcon mầu ĩơ. Các loại zircon mầu
khác (vàng, lục, hồng, tím) đôi khi cũng có mật trên thị trường (hình 3.3).
Các loại zircon khác (thường là không đạt chất lượng làm đá quý) thì được khai
thác để lấy kim loại zirconium. Kim loại zirconium được dùng làm bột mài và vật liệu
làm refractory. Các lò làm từ ZrO được sử dụng để làm nóng chảy platin ở nhiệt độ cao
hơn 1755 °c. Kim loại zừconi thì được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân nhờ khả
năng hấp thụ neutron của nó.
Khoáng vật zừcon ZrSi04 là nguồn cung cấp chính kim loại zừconium. Nó được
tìm thấy trong các bãi cát ven biển ở nhiều nới trên thế giới, đặc biệt là ở Australia, Ấn
Độ, Brasil, Mỹ và là một khoáng vật nặng phổ biến trong các đá trầm tích.
Loại zircon trong suốt, có mầu đẹp và kích thước đủ lớn từ lâu đã được sử dụng
làm đá quý. Loại này chủ yếu được khai thác từ các sa khoáng sông suối dưới dạng sản
phẩm đi kèm của các mỏ saphir, đặc biệt là ở Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Việt
, Nam) và Sri Lanka, ngoài ra còn được khai thác ở Myanmar, Australia và New
Zealand. Mầu sắc thường gặp của loại zừcon dùng làm đá quý là mầu lục, đỏ, vàng,
xám, da cam, nâu phớt đỏ và lơ.
3.1.3. Các biến loại của zircon dùng làm đá quý
Tuỳ theo mầu sắc và độ trong suốt, zircon được dùng làm đá quý có các biến
loại với tên gọi như sau (hình 3.4):
Hình 3.3. Khoáng
vật zircon với các
màu khác nhau
22
- Hyacinth hoặc Jacinth - loại zircon mầu vàng, da cam, nâu, nâu phớt đỏ. Hầu
hết đều được gọi chung là loại zircon nâu phớt đỏ.
- Jargon hoặc Jargoon - loại zircon mầu xám nhạt hoặc vàng nhạt.

- Starlỉte - loại zừcon mầu lơ.
- M atarua, matara, hoặc kim cương m atara - loại zữcon không mầu được
dùng để thay thế kim cương.
Hình 3.4. Một số biến loại mầu khác nhau
của zừcon tự nhiên
3.1.4. Tính chất chung của zircon
Thành phần:
ZrSi04 (+Hf, Fe, Th, U), silicat zirconium
Hệ tinh thể: Bốn phương
Mầu sắc :
Không mầu, lơ, tím, vàng, vàng nâu, da cam, đỏ, nâu, nâu đỏ và
lục
Độ trong suốt:
Trong suốt, đục, không thấu quang
Dạng quen:
Các tinh thể dạng lăng trụ có hai đầu dạng lưỡng tháp
Tỷ trọng:
3,90 đến 4,8
Độ cứng:
6,5 đến 7,5.
Chiết suất: Cao, thưòng 1,92-1,98. Theo các văn liệu 1,78 -2,01
Lưỡng chiết:
Cao; 0,04-0,06
Đặc tinh quang:
Một trục
Độ tán sắc chiết
suất::
Mạnh, 0,039 cho tất cả các biến loại
Đa sắc:
Khá mạnh trong các loại zircon mầu đậm; Zừcon mầu lơ: xanh

da trời đậm đến không mầu hoặc xám phớt vàng; Các mầu khác:
23
cùng một mầu nhưng có tông đậm nhạt khác nhau
Phát quang:
Thường trơ; loại mầu vàng mù tạc và vàng da cam có thể phát
mầu sấc khác nhau dưới sang ngấn cực tím; loại mầu vàng xỉn có
thể có lân quang dưới sang dài. Dưới tác dụng lâu dài của tia cực
tím mạnh một vài loại zừcon không mầu có thê trở lại mầu nâu
ban đầu
Phổ hấp thụ:
Có rất nhiều dải và vạch mảnh đặc trưng cho phổ hấp thụ do TR
Chế tác:
Chế tác hình oval và tròn kiểu hỗn hợp {phần trên là kiểu kim
cương và phần dưới là đáy tầng) là kiểu mài giác (facet) thường
gặp nhất, mặc đù kiểu chế tác zircon cũng có khi được sử dụng.
Zircon cần chế tác sao cho hiệu ứng nhân đôi ít thây nhất nếu
không nó sẽ bị mờ (kém trong).
Các tính chất của zừcon thay đổi rõ rệt theo trạng thái biến đổi cấu trúc tinh thể:
- Loại zircon thấp có thể gần như đẳng hướng quang học và có chiết suất 1,78 -
1,85 với giá trị lưỡng chiết từ 0,0 đến 0,008 và tỷ trọng từ 3,9 đến 4,1. Thông số ô
mạng: 6,71 và 6,09. Zircon thấp hầu hết có mầu lục và đục, tạo thành do sự biến đổi
ZrSi04 thành Z r0 2 và S i02.
- Zircon trung bình có chiết suất trong khoảng 1,85 - 1,93 (đối với tia thường) và
1,84 - 1,97 (đối với tia bất thường), lưỡng chiết từ 0,008 đến 0,043, và tỷ trọng từ 4,1
đến 4,65.
- Zircon cao có chiết suất thay đổi từ 1,92 đến 1,94 (thường là 1,925) đối với tia
thường và cao tói 1,97 - 2,01 đối với tia bất thường. Giá trị lưỡng chiết thường là 0,059
nhưng cũng có thể nhỏ tới 0,036. Zừcon cao cũng có khoảng dao động tỷ trọng lớn hơn
(4,65 - 4,8), thông thường là 4,70. Thông số ô mạng: 6,60 và 5,98.
3.1,5. Cơ chế tạo mầu của zircon

Trong tự nhiên zứcon có thể có nhiều mầu và sắc mầu khác nhau, từ không mầu,
lơ, tím, vàng, vàng nâu đến da cam, đỏ, nâu, nâu đỏ và lục. Trong số các mầu trên thì
có giá trị nhất là mầu lơ, tuy nhiên zừcon mầu lơ tự nhiên lại khá hiếm. Các tinh thể
zữcon mầu lơ tự nhiên đã tìm thấy ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Zircon
mầu lơ hầu như luôn luôn có phổ hấp thụ rất đặc trưng.
24
Màu của zừcon (ZrSi04) vừa được tạo ra do các ion uranium, vừa do sự phá huỷ
do phóng xạ. Các ion U4*, có bán kính khá lớn giống như các ion Zr4*, sẽ thay thế Zr4+
trong cấu trúc zircon và tạo ra mầu lơ của zircon tự nhiên chưa xử lý nhiệt. Theo thời
gian địa chất, uranium sẽ trải qua quá trình phân rã phóng xạ, dẫn đến sự hình thành
của các tâm phá huỷ (tâm mầu, hình 3.5). Các tâm mầu này chính là nguyên nhân tạo
ra các mầu nâu đỏ và các mầu khác của zircon chưa xử lý (hình 3.6).
Jacinth và hyacinth là những thuật ngữ được sử dụng chủ yếu để chỉ loại zircon
mầu đỏ. Hầu hết zircon mầu đỏ, đỏ da cam, đỏ nâu và đỏ tím được gắn trên hàng trang
sức đều chưa qua xử lý nhiệt. Loại zừcon này tìm thấy nhiều ở Sri Lanka, Thái Lan,
Cambodia và Việt Nam. Loại zừcon mầu nâu đỏ từ khu vực này cung cấp hầu hết
zircon mầu lơ có mặt trên thị trường (sau khi được xử lý nhiệt).
Trừ phổ hấp thụ, loại zừcon mầu nâu đò có tất cả các tính chất điển hình của
zừcon. Dùng kính nhị sắc có thể phân biệt mầu đa sắc của loại zircon này (mầu đỏ và
nâu vừa). Phổ hấp thụ của zữcon mầu nâu đỏ được thể hiện trên hình 3.7, trong đó ta
thấy đều không có các vạch phổ mảnh đặc trưng của zircon điển hình.
Chiêu xạ
Tâm lỗ trống Tâm điện tử
Hình 3.5. Sự hình thành tâm màu
trong đá quý zircon
Hình 3.6. Zircon màu nâu đỏ
Việt Nam chưa xử lý nhiệt
25

×