Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tình huống về công tác cán bộ và giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện điều lệ, các quy chế và chính sách cán bộ ở xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.88 KB, 8 trang )

Chuyên đề 15:
TÌNH HUỐNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ VÀ GIẢI ĐÁP
NHỮNG VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN
ĐIỀU LỆ, CÁC QUY CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÁN BỘ Ở XÃ
I. TÌNH HUỐNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1. Quy hoạch
Tình huống:
Một ủy viên ban chấp hành đảng bộ xã khi lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị
đảng ủy xã không đạt số phiếu quá bán. Đảng ủy xã cũng không giới thiệu đồng chí
này tái cử vào cấp ủy nhiệm kỳ mới (2010 - 2015). Nhưng tại đại hội đảng bộ xã,
các tổ khi thảo luận về nhân sự lại đề cử đồng chí đó tham gia tái cử khóa mới.
Đồng chí đó cũng không rút khỏi danh sách bầu cử. Về việc này, có 2 loại ý kiến:
- Thứ nhất: đồng chí đó không xin rút khỏi danh sách là vi phạm quy định
của Đảng vì cấp ủy đương nhiệm không giới thiệu đồng chí đó tái cử khóa mới.
- Loại ý kiến thứ 2: cho rằng, xét về quyền ứng cử và đề cử của đảng viên thì
đồng chí đó không vi phạm quy định của Đảng.
Ý kiến nào đúng?
Gợi ý trả lời:
- Điểm 2, Điều 3 Điều lệ Đảng quy định: Đảng viên có quyền ứng cử, đề cử
và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban chấp hành
Trung ương.
- Căn cứ vào Quy chế bầu cử trong Đảng (Ban hành theo quyết định số 220-
QĐ/TW, ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X), tại điều 5 quy đinh:
“1. Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời
và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để
được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp ủy
cấp mình.
2. Ở đại hội đại biểu: chỉ đại biểu chính thức mới có quyền đề cử những đảng
viên là đại biểu và những đảng viên không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp
mình thạm gia cấp ủy, đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu
dự đại hội cấp trên”.


Như vậy, đồng chí đó không vi phạm những quy định về ứng cử, đề cử, bầu
cử trong Đảng.
- Loại ý kiến thứ 2 đúng.
2. Bổ nhiệm
Tình huống:
Tại xã X, Huyện Y, khi khuyết nhân sự (một phó chủ nhiệm hợp tác xã nông
nghiệp), đồng chí Bí thư đảng ủy xã đã lần lượt gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí
ủy viên để xin ý kiến đề xuất về nhân sự cụ thể.Trong quá trình trao đổi, đồng chí
gợi ý rõ 3 đồng chí A, B, C có thể đề cử giữ chức phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp
nhưng nên giới thiệu để bổ nhiệm đồng chí B là phù hợp (được biết, đồng chí B là
người họ hàng với đồng chí bí thư). Cả 3 đồng chí đều đảm bảo điều kiện về sức
khỏe, đạo đức.
- Đồng chí A, là nam, 45 tuổi; trình độ chuyên môn - trung cấp nông nghiệp.
- Đồng chí B, là nam, 55 tuổi, trình độ chuyên môn – trung cấp địa chính.
- Đồng chí C, là nữ, 45 tuổi; trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.
- Theo đồng chí, trong tình huống trên cần xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị, quyết
định bổ nhiệm cán bộ cũng như nhận xét, đánh giá chính thức về cán bộ là do tập
thể cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét, thảo luận quyết định theo đa số.
- Đảm bảo hợp lý về cơ cấu đội ngũ cán bộ: tuổi, giới, chuyên môn…
- Căn cứ thực tế về đội ngũ cán bộ tại xã X, huyện B tiến hành việc bổ nhiệm
cán bộ vào vị trí Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp đúng nguyên tắc, quy
trình, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
3. Luân chuyển
Tình huống:
Huyện T, có một số xã cán bộ vi phạm về đất đai, tài chính, một số cán bộ
chủ chốt bị kỷ luật; nội bộ ban chấp hành đảng bộ xã có nhiều mâu thuẫn, nhiều
cán bộ, đảng viên thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ xã.
Để củng cố tổ chức, Ban Thường vụ Huyện ủy dự kiến quyết định luân chuyển cán

bộ để tăng cường một số đồng chí là lãnh đạo các phòng, ban của huyện xuống làm
bí thư Đảng ủy xã. Cụ thể
- Đồng chí Phó Trưởng phòng nông nghiệp (kỹ sư trồng trọt) về làm Bí thư
Đảng ủy xã A.
- Đồng chí Phó trưởng phòng Tài chính (Cử nhân kinh tế) về làm Bí thư
Đảng ủy xã B
- Đồng chí Phó trưởng phòng Địa chính (Kỹ sư địa chính) về làm Bí thư
Đảng ủy xã C.
Cả 3 đồng chí trên đều là cán bộ trẻ, mới công tác ở các phòng đước 6 năm
và làm cán bộ quản lý được 3 năm.
Các đồng chí rất lo lắng và có biểu hiện sợ hãi. Trong khi các xã A, B, C khi
biết dự kiến sẽ tăng cường cán bộ mới về, nhiều các bộ, đảng viên phân tâm, một
số tán thành ủng hộ; một số không tán thành ủng họ cho rằng các đồng chí mới này
có bằng cấp, có chức vụ nhưng thiếu kinh nghiệm, khó có khả năng giải quyết tình
hình của xã.
Là cán bộ tổ chức, đồng chí tham mưu cách giải quyết tình huống trên như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị
về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Phương án luân chuyển cán bộ cần chủ
động, công khai, dân chủ gắn với làm tốt công tác tư tưởng nhằm phát huy tính tự
giác của cán bộ thuộc diện luân chuyển.
- Căn cứ vào thực tế ở các xã trên.
4. Điều động
Tình huống:
Ở xã B thuộc huyện N, do nội bộ lãnh đạo mất đoàn kết (đồng chí Bí thư
Đảng ủy xã kiến đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về việc thực hiện chủ
trương đầu tư sai, gây thất thoát lớn …), đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy
xã không có chính kiến nên để tình trạng nội bộ cán bộ chủ chốt xã mất đoàn kết
kéo dài. Theo đánh giá của Huyện ủy N, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã B có khuyết

điểm lớn: Là huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã không những không quy tụ được
cán bộ trong xã lại còn kiện cáo, lôi kéo gây mất đoàn kết. Còn đồng chí Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã đã có sai lầm khuyết điểm về việc thực hiện sai chủ trương đầu
tư của xã.
Để đảm bảo ổn định tổ chức, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng ủy xã B,
đặc biệt chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ sắp tới cần làm tốt công tác cán bộ ở đây.
Theo anh, chị tình huống này có những phương án giải quyết nào?
Gợi ý trả lời:
Phương án 1: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, đề nghị kỷ luật cả 3
đồng chí và đề nghị cấp trên chỉ định một đồng chí Thường vụ đảng ủy xã B giữ
chức quyền Bí thư để chỉ đạo tiến hành Đại hội.
Phương án 2; Điều động 1 đồng chí Huyện ủy viên – Bí thư Đảng ủy xã
khác có điều kiện như xã B về giữ chức Bí thư Đảng bộ xã B và chỉ đạo tiến hành
đạ hội. Đồng thời đề nghị cấp trên kỷ luật cả 3 đồng chí trên và điều động bố trí
công việc khác đối với đồng chí bí thư Đảng ủy xã B.
Phương án 3: Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, kỷ luật đồng chí Bí
thư Đảng ủy xã B, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã B đồng thời điều động cả
2 đồng chí đi nhận công tác khác.Giao quyền bí thư Đảng ủy cho đồng chí phó bí
thư thường trực để tiến hành đại hội.
5. Kỷ luật
Tình huống: Đồng chí Nguyễn Văn H là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
huyện ủy viên, Bí thư đảng ủy xã, trong quá trình công tác đã tham ô công quỹ của
nhà nước. Chi bộ nơi đồng chí H sinh hoạt đã ra quyết định kỷ luật khai trừ ra khỏi
Đảng đối với đồng chí H.
Tình huống đặt ra ở đây là: Cách xử lý kỷ luật của chi bộ nơi đảng viên H
sinh hoạt đảng đã đúng chưa?
Gợi ý trả lời:
Tại điều 36, Điều lệ Đảng quy định: “Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh
cáo đảng viên trong chi bộ”.
Điều 36, điểm 1, Hướng dẫn số 45 – QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp

hành Trung ương khóa XI nêu rõ: “Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng
viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên
quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng,
thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao). Nhiệm vụ do cấp
trên giao là công việc do tổ chức đảng cấp trên hoặc lãnh đạo cấp trên có thẩm
quyền giao cho đảng viên.
Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền, xem xét
quyết định”.
Như vậy, căn cứ Hướng dẫn trên thì cách xử lý kỷ luật của chi bộ với đảng
viên H là chưa đúng vì Đồng chí H là huyện ủy viên, bí thư đảng ủy xã là cán bộ
thuộc diện Huyện ủy quản lý theo quy định trên thì chi bộ chỉ có thẩm quyền xem
xét, đề nghị lên Huyện ủy, Ban thường vụ huyện ủy mới có thẩm quyền xem xét,
quyết định kỷ luật.
6. Các tình huống khác
Tình huống:
Ở đảng bộ xã X, huyện Y đang bố trí một người là quần chúng cảm tình
Đảng làm cán bộ Văn phòng Đảng ủy và được dự các hội nghị của Ban chấp hành,
ban Thường vụ để ghi biên bản. Một số đảng viên có ý kiến không đồng ý vì không
đúng quy định của Đảng.
Xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Văn phòng cấp ủy xã là cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành đảng bộ xã.
- Cán bộ làm công tác tổng hợp của văn phòng cấp ủy là đầu mối nắm thông
tin, tham mưu, đề xuất với cấp ủy về công tác đảng.
- Cần bố trí những đảng viên tin cậy về chính trị, phẩm chất đạo đức, có hiểu
biết về công tác xây dựng Đảng và hoạt động của đảng bộ.
II. GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN
ĐIỀU LỆ, CÁC QUI CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÁN BỘ XÃ
1. Thủ tục tổ chức đại hội đảng các cấp ở xã
Câu hỏi:

Ở Đảng bộ xã Y, khi bầu Ban chấp hành, dự kiến 15 đồng chí, nhưng kết quả
bầu qua 2 lần chỉ trúng 14 đồng chí. Có ý kiến cho rằng Đại hội cần tiến hành bầu
thêm một hoặc nếu không được thì rút bớt một người để có số lượng người trong
Ban chấp hành là số lẻ.
Ý kiến trên có đúng không? Giải quyết tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Căn cứ vào Điều lệ Đảng và hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, không quy
định số người trong Ban chấp hành phải là số lẻ.
- Thực tế Đại hội đã tiến hành bầu 2 lần
- Giữ nguyên kết quả bầu cử, 14 đ/c trúng cử Ban chấp hành.
2. Các qui chế quản lý đảng viên ở xã
Tình huống:
Khi tiến hành kiểm tra hồ sơ đảng viên thì phát hiện có trường hợp đảng
viên có trình độ học vấn Tiểu học. Để xử lý vấn đề này, có các quan điểm sau:
Quan điểm 1. Nên khai trừ hoặc động viên đồng chí này làm đơn xin ra khỏi
Đảng vì trường hợp này vi phạm Quy định: “Người vào Đảng phải có bằng tốt
nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên”.
Quan điểm 2. Đồng chí này vẫn là đảng viên của Đảng và tổ chức Đảng nên
tạo điều kiện cho đồng chí ấy phấn đấu học tập nâng cao trình độ.
Xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Quy định cụ thể về trường hợp này, theo Hướng dẫn số 45 – QĐ/TW ngày
01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Vấn đề đặt ra là đồng chí ấy
được kết nạp ở địa bàn nào?
- Nếu đồng chí đó đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và được tổ chức đảng nơi đó kết nạp thì vẫn là đảng viên
của Đảng và tổ chức Đảng nơi đó nên tạo điều kiện cho đồng chí ấy phấn đấu học
tập nâng cao trình độ.
3. Chính sách cán bộ cấp xã
Tình huống:

Chi bộ X thuộc Đảng bộ xã Y có 3 đảng viên nghỉ chế độ mất sức lao động,
hàng tháng được bảo hiểm xã hội huyện chi trả lương (đồng chí A: 935.000đ; đồng
chí B: 1.235.000đ; đồng chí C: 1.345.000đ). Chi bộ thu đảng phí của của mỗi đồng
chí là 1% mức lương trên. Có ý kiến cho rằng, thu như vậy là sai, chi bộ chỉ được
thu 1.500đ/ tháng.
Đồng chí xử lý tình huống trên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Điểm 1(1.1), Mục I, hướng dẫn số 724-HD/TCQT của Ban Tài chính –
quản trị Trung ương (Nay là Văn phòng Trung ương Đảng) hướng dẫn thực hiện
quy định số 09 của Bộ Chính trị về chế độ thu đảng phí “….đảng viên hưởng chế
độ tiền lương bảo hiểm xã hội đóng đảng phí bằng 1% mức tiền lương …”.
- Tại điểm 1 (1.2), Mục 2, nêu cụ thể: Đảng viên là thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động nếu không
có thu nhập tiền lương, tiền công, tiền sinh hoạt phí …đóng đảng phí mức 1. 500đ/
tháng”.
- Kết luận: Việc thu đảng phí của chi bộ X là đúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
thông qua.
- Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Quy chế bầu cử trong Đảng (Ban hành theo quyết định số 220-QĐ/TW,
ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X)
- Hướng dẫn số 45 – QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI về Thi hành điều lệ Đảng
- Quyết định số 09-QĐ/TW ngày 24 tháng 3 năm 2011: Bổ sung, sửa đổi
Điều 7, Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị (khóa X). về
xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
- Ban Chấp hành Trung ương, Ban Tổ chức, Tập bài giảng phục vụ các lớp
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ

chức cán bộ ngành Xây dựng Đảng; Hà Nội 2008.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy định về những điều đảng viên không được
làm. NXBCTQG - ST. Hà Nội 2011.

×