GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
Mục lục
Mục lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. GIỚI THIỆU 2
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY VIFON 4
3. Phân tích Ma trận SWOT 9
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế các nước với khu vực và thế giới,
cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường thì áp lực cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp sẽ ngày càng gay gắt hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực và cố gắng
nhiều nếu muốn tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp muốn tham gia được vào thị
trường cần phải xác định được mình có ưu điểm hay lợi thế gì so với các doanh
nghiệp khác để có thể cùng tồn tại với họ. Nhưng những lợi thế ấy còn tùy thuộc vào
các yếu tố như: về quy mô sản xuất, hay có đầu tư công nghệ cao,… cho nên lợi thế
ấy nó khác nhau ở mỗi doanh nghiệp, điều này chỉ có các nhà quản trị ở doanh nghiệp
là hiểu rỏ nhất. Nhưng để biết các lợi thế ấy ở các doanh nghiệp một cách chính xác
để ra quyết định, thì các nhà quản trị cần phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp mình đang thực sự hiệu quả hay không? Để có thể tìm ra biện pháp tối
ưu giải quyết kịp thời và hiệu quả, để tiếp tục tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
trước các đối thủ cạnh tranh. Chính vì lẽ đó “phân tích ma trân SWOT ” và quá
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 1
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
trình nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực Phẩm Việt Nam
(tên viết tắt là Vifon).
1. GIỚI THIỆU
Lịch sử phát triển
Từ VIFOINCO, VILIHICO, VIKAINCO trở thành VIFON. Công ty VIFON đã
phát triển và hình thành với nhiều cột mốc phát triển
1.1. Sự ra đời của VIFON
Ngày 23/07/1963 , 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu gồm 35.000
cổ phần, để thành lập Công Ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000 cổ phần , đến năm
1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi : VIFOINCO, VILIHICO,
VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là Vifon.
1.2. Những ngày đầu phát triển
Nhà máy đi vào hoạt động Sản phẩm được Người tiêu dùng trong và ngoài nước đón
nhận khá tốt, bao gồm :
Mì ăn liền : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ ca.
- Bột ngọt : với 3 dây chuyền sản xuất công suất 2.000 tấn/năm.
- Cùng với các sản phẩm như : Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu, cá hộp, thịt
hộp.
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 2
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
- Lực lượng lao động : 700 người(chủ yếu là người Hoa), đội ngũ Kỹ Sư được
đào tạo phần lớn ở Nhật Bản và Đài Loan.
- Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thuộc lọai hiện đại bật nhất Đông
Nam Á lúc bấy giờ.
1.3. Tăng tốc và phát triển
Kể từ sau năm 1975, Công ty Vifon được nhà nước tiếp quản và duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh, liên tục mở rộng và phát triển, đi đầu trong ngành thực phẩm Việt
Nam lúc bấy giờ.
Ngày 09/05/1992 Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định số 336/QĐ-TCLĐ chuyển Xí
Nghiệp Liên Hiệp Bột Ngọt- Mì An Liền và Nhà Máy Bột Ngọt Tân Bình Thành
Công Ty Kỷ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, Tên Giao Dịch : VIET NAM FOOD
INDUSTRIES COMPANY (Gọi tắt : VIFON) bao gồm VIFON và các thành viên:
− Nhà Máy thực phẩm Thiên Hương.
− Nhà Máy Mì Bình Tây.
− Nhà Máy Thực phẩm Nam Hà.
− Nhà Máy Cơ Khí Tân Bình.
− Nhà Máy thực phẩm Việt Trì .
Cùng với các đơn vị liên doanh trong và ngòai nước :
− Công Ty Liên Doanh ORSAN VIỆT NAM.
− Công Ty Liên Doanh AJINOMOTO VIỆT NAM.
− Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon - Hà Nội.
− Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon – Vinh.
− Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon – Đà Nẵng.
Năm 1995-2004 Công Ty Liên Doanh với ACECOOK (VIFON - ACECOOK). Sau
đó Vifon và Acecook đã tách riêng
Cuối năm 2003 , thực hiện đề án sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ
Công Nghiệp, Công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần vốn 51% của Nhà Nước
Từ năm 2004, sau khi cổ phần hóa đợt 01. Công ty đã đổi tên thành "Công ty Cổ phần
kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - Vietnam Food Industries Joint Stock Company"
Năm 2005 được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp, Công ty đưa 51% phần vốn của Nhà
Nước bán đấu giá ra bên ngoài để trở thành Công Ty Cổ Phần 100% vốn sở hữu tư
nhân.
1.4. Thành tích đạt được
1.4.1. Trong nước:
− Liên tục đạt danh hiệu xuất sắc, tiên tiến hàng năm của Bộ chủ quản, trong đó
02 năm 1997, 1998 đạt cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ.
Năm 2000 Vifon triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000.
− Là đơn vị đầu tiên trong ngành thực phẩm được cấp chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn ISO 9002 vào tháng 1/2002 về hệ thống quản lý chất lượng và đã
chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 3
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
− Năm 2005 Vifon đạt chứng chỉ HACCP - một chứng nhận rất cần thiết cho
những đơn vị sản xuất mì ăn liền muốn vươn xa đến tầm thế giới.
Sản phẩm luôn được người tiêu dùng bình chọn vào TOP 10 hoặc TOP 100 hàng Việt
Nam chất lượng cao hàng năm do Báo SGTT tổ chức.
− Được uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét công nhận Sản Phẩm Chủ
Lực Của Thành Phố năm 2007.
− Năm 2007 Vifon nhận chứng chỉ HACCP cho nhà xưởng Sản Phẩm Gạo, nhà
xưởng Mì, nhà xưởng Gia Vị. Đồng thời vifon cũng đạt chứng chỉ IFS cho nhà
xưởng Mì – chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế dùng cho các nhà bán
lẻ Châu Âu.
− Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007” do Bộ Công
Thương trao tặng Sản phẩm Vifon đạt danh hiệu “Hàng việt Nam Chất Lượng
Cao” trong 11 năm liền (1997 – 2008) do người tiêu dùng bình chọn.
1.4.2. Nước ngoài:
− Là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Foundition For
Excellence in Business Practice ( FEBP ) Thụy Sỹ tặng huy chương vàng “
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất sắc “ ở nước ngoài;
− Các hoạt động xã hội:Hàng năm Công ty đều đóng góp khoảng 600 triệu đồng
cho các hoạt động xã hội – từ thiện như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ,
hỗ trợ….Đặc biệt, tham gia chăm sóc diện chính sách đến nay đã tặng 28 nhà
tình nghĩa, 35 nhà tình thương và phụng dưỡng suốt đời 06 bà Mẹ Việt Nam
anh hung
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIFON
2.1. Môi trường bên trong
2.1.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1. Tình hình tiêu thụ trong nước
− Thị trường tiêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh: mặc dù đây là thị trường đang
trên đà phát triển, thu hút khá nhiều dân cư ở các tỉnh thành và là thị trường đầy hấp
dẫn đối với các nhà sản xuất kinh doanh, nhưng muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm
trên thị trường này thì không dẽ, đa phần dân cư có thu nhập cao và nhạy cảm với
hàng hóa, đặc biệt là giá cả. Ở thị trường này có rất nhiều công ty cùng ngành có mặt
và sự cạnh tranh rất lớn, mỗi công ty đều có vùng đất riêng của mình dẫn đến tình
trạng thị trường không có tiềm năng khai thác và cho đến nay thị trường này đã thực
sự bão hòa. Do đó để giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường này thì Công ty cần
phải tăng cường và phát huy hơn nữa chiến lược marketing của Công ty.
− Thị trường tiêu thụ tại miền Đông Nam Bộ: đây cũng là thị trường khá hấp dẫn
đối với việc tiêu thụ mì Vifon. Đặc biệt thị trường Đồng Nai và Vũng Tàu là 2 thị
trường tương đối lớn với tỷ lệ trên 4/5 tổng doanh số của khu vực. Tuy nhiên trên thị
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 4
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
trường này gặp sự cạnh tranh không ít từ các nhà sản xuất. Khu vực Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh là gặp nhiều khó khăn vì thế họ luôn chọn những sản phẩm
có giá thành thấp nhưng trọng lượng nhiều, ít quan tâm đến chất lượng. Đặc biệt với
sản lượng bột gạo tiêu thụ ở thị trường này rất lớn, hơn nữa đây là thị trường có số
công nhân đông nên là thị trường tiềm năng của Công ty.
− Thị trường đồng bằng sông Cữu Long: đây là thị trường khá hẹp hơn so với
các khu vực khác nhưng mức sống ở đây khá cao, tập trung ở các thành phố lớn như
Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh… nên rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các mặt hàng cao
cấp như: Phở, hủ tíu, cháo, bánh đa, bún bò Huế… Tuy nhiên đây là thị trường khá
phức tạp trong việc mua bán và thanh toán tiền.
2.1.1.2. Thị trường ở nước ngoài
− Công ty có thị trường xuất khẩu khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh, chiếm
20% tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Hiện nay, Công ty xuất khẩu qua các nước
sau: Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Mỹ, Canada, Hungary, Úc, Newziland,
Campuchia, Rumani, Đức… tuy nhiên còn một số thị trường bỏ ngõ có tiềm năng
lớn như: Nga, Trung Quốc, Trung Đông…
− Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, khách hàng luôn đóng một
vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt như hiện nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng thì mục
tiêu thu hút khách hàng luôn được các công ty đặt lên hàng đầu.
2.1.2. Một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty
− Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế đạt được trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh được coi là một trong những thành công tốt đẹp mà bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng muốn đạt đến. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ấy đôi
khi còn gặp những thách thức, khó khăn do sự tác động của các nhân tố sau:
2.1.2.1. Các nhân tố về thị trường đầu vào - đầu ra của công ty.
− Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là một trong những yếu tố cơ bản quyết
định của quá trình sản xuất. Trong đó thị trường đầu vào – đầu ra chi phối và ảnh
hưởng đến tính liên tục, tính hiệu quả và tính quyết định của quá trình sản xuất. Cho
nên Công ty luôn nhanh chóng nắm bắt những cơ hội và những thông tin một cách
thật chính xác trong cả 2 thị trường, để từ đó có những chính sách, chiến lược phù
hợp giúp cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình. Đồng thời, qua đó Công ty tự
thấy được vai trò và vị trí của mình trên thương trường, để từ đó phát huy những thế
mạnh, hạn chế những yếu kém mà mình đang có.
2.1.2.2. Nhân tố về trình độ tổ chức sản xuất của công ty.
− Trình độ về hoàn thiện về tổ chức sản xuất của Công ty được xem như là một
hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu đề ra cho từng bộ phận cũng như sự kết
hợp nhịp nhàng, cân đối và liên tục giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Công ty
càng ngày càng hoàn thiện trình độ tổ chức cho phép Công ty khai thác tối đa các
yếu tố vật chất trong sản xuất, cũng như tăng được năng suất lao động và rút ngắn
được thời gian sản xuất, giảm tiêu hao về nguyên vật liệu, máy móc và trang thiết bị.
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 5
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
Đồng thời, khi Công ty áp dụng khoa học kỹ thuật mới được áp dụng cùng với sự nỗ
lực của nhân tố vào trong sản xuất – là một nhân tố quan trọng giúp Công ty hoàn
thiện về cơ cấu tổ chức, về tính chuyên môn hóa trong sản xuất – đó cũng là những
tiền đề dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng được nâng cao.
2.1.2.3. Trình độ về tiến bộ kỹ thuật áp dụng công nghệ mới trong doanh
nghiệp.
− Trong nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, nền sản xuất hàng hóa mang tính đại công
nghiệp cơ khí thì trình độ tiến bộ kỹ thuật được coi là nhân tố có tính quyết định đến
việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong Công ty. Trình độ, tiến bộ kỹ thuật
càng cao thì khả năng tăng năng suất lao động càng lớn, do đó thì việc áp dụng và
nâng cao trình độ tiến bộ kỹ thuật của Công ty được coi là nhân tố quan trọng quyết
định đến tốc độ tăng trưởng, tăng năng suất lao động và nâng cao được hiệu quả
kinh tế của mình. Mặc khác, việc năng suất lao động tăng nhanh sẽ làm cho khối
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian sẽ tăng lên, do đó khả năng
nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở giảm chi phí cố định sản xuất trên mỗi đơn vị
sản phẩm.
− Với việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại sẽ cho phép Công ty sản xuất ra những
sản phẩm tốt và giảm được trọng lượng của sản phẩm, tạo ra được mặt hàng mới có
công suất và độ chính xác cao. Đó là điều kiện để Công ty có thể giảm lượng tiêu
hao nguyên nhiên liệu để sản xất ra sản phẩm và với những sản phẩm ấy khi sử dụng
trên cơ sở đó được coi là yếu tố giúp cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế dẫn đến
việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
− Ngày nay, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật và cùng với
việc áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất đã làm cho
hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. Để phát huy hơn nữa vai trò tích cực của
khoa học kỹ thuật thì Công ty ngày càng chú ý đến việc chuyển giao công nghệ trên
thế giới để đầu tư thích đáng cho đội ngũ chuyên viên, cán bộ có khả năng tiếp thu
công nghệ mới.
2.1.2.4. Trình độ hoàn thiện công tác quản lý.
− Trình độ hoàn thiện về công tác quản lý, thể hiện ở trình độ kế hoạch hóa, điều
kiển, kiểm tra. Thực chất quản lý Công ty là quản lý con người một cách sáng tạo để
họ tác động lại các yếu tố về vật chất, kỹ thuật, công nghệ và tiền vốn nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý được
xem là nhân tố tổng hợp công nghệ và tiền vốn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất sau
một quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý được xem là nhân tố tổng hợp
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành và của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân.
2.1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
− Nguồn nhân lực: đây là yếu tố quan trọng nhất trong các nguồn lực của bất kỳ
một doanh nghiệp nào, vì đây là nhân tố duy nhất có thể thực hiện được các mục tiêu
chiến lược và sách lược của Công ty, đồng thời còn là động lực để thúc đẩy thực
hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vừa thể hiện mặt
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 6
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
tích cực vừa thể hiện mặt tiêu cực trong hoạt động sản xuất, có thể sẽ khuyến khích
họ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn với một quyết định của nhà quản trị, nhưng đôi
khi lại làm họ cảm thấy không thoải mái, không thật sự hài lòng với quyết định đó vì
thế sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
− Do đó Công ty luôn quan tâm xem xét các khía cạnh mà nguồn nhân lực có
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình bao gồm:
Số lượng lao động của Công ty
Tỷ trọng lao động trong Công ty
Bên cạnh đó Công ty cũng xem xét các nhân tố tác động đến năng suất lao động thông
qua:
Tình hình bố trí lao động
Trình độ thành thạo kỹ thuật, tay nghề của công nhân
Trình độ cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
Tổ chức bộ máy sản xuất
− Công ty có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên thông qua việc
cử nhân viên đi học các khóa đào tạo chuyên ngành, phổ biến - cập nhật kiến thức,
công nghệ mới… để áp dụng vào thực tiển sản xuất của Công ty.
− Công ty cũng có chính sách trả công xứng đáng với năng lực và trình độ của
nhân viên để khuyến khích họ chuyên tâm cống hiến và gắn bó với Công ty (bằng
hình thức lương và thưởng).
− Bên cạnh đó hàng năm công ty cũng tổ chức các chuyến du lịch cho công nhân
viên thư giản, nghỉ ngơi và tạo thêm tình đoàn kết, gắn bó lẫn nhau.
Vốn kinh doanh: đây là yếu tố cần thiết cho Công ty để tiến hành sản xuất kinh
doanh và quyết định sự thành công của Công ty. Công ty luôn quan tâm đến việc bảo
tồn hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển kinh doanh phụ thuộc vào trình độ tổ
chức và sử dụng nguồn vốn đó có mang lại hiệu quả kinh doanh hay không cũng như
kiểm soát việc phân bổ các loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tốc độ
luân chuyển vốn lưu động.
Kỹ thuật công nghệ: trong thời đại hiện nay, thời đại của khoa học và công
nghệ thì việc cải tiến, áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào trong sản xuất của
các doanh nghiệp là điều kiện tốt, thiết thực nhất để có thể đứng vững trên thị trường
cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy, Công ty quan niệm khoa học và kỹ
thuật có vai trò rất lớn, mang tính chất quyết định trong sự phát triên kinh tế. Đồng
thời, khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nâng cao được
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 7
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả. Chính vì vậy Công ty luôn nghiên cứu cải
tiến kỹ thuật, công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
2.1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
Bộ máy quản lý: Công ty có bộ máy quản lý đơn giản, rõ ràng, không chồng
chéo và năng động. Bộ máy quản lý này được thực hiện một cách đồng bộ với các
chức năng khoa học về quản lý, hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
tất cả là các nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các yếu tố về môi trường: đây cũng được xem là nhân tố có tác động đến hiệu
quả kinh tế như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sự phát triển kinh tế
xã hội, lạm phát, biến động về tình hình chính trị trên thế giới,các chính sách kinh tế
của nhà nước, cơ chế thị trường của nền kinh tế,hệ thống luật kinh tế.
2.2. Đánh giá những thành tựu và khó khăn của Công ty Vifon thời gian qua
2.2.1. Thành tựu:
− Nhãn hiệu Vifon là nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước
biết đến và được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Khi
mới thành lập, chức năng hoạt động chủ yếu của Vifon là sản xuất mì ăn liền với
công suất 25.000 tấn/năm. Trải qua 10 năm hoạt động, Vifon đã không ngừng đầu
tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm như
spagetti ăn liền, mì ăn liền các loại, bún ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền và gia vị
các loại. Từ năm 2003, Vifon đăng ký tham gia chương trình các sản phẩm công
nghiệp chủ lực là các sản phẩm chế biến từ gạo dạng vắt, bao gồm phở, hủ tíu, bánh
đa ăn liền. Mặt hàng chủ lực này có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường trong
nước bền vững. Sản phẩm chế biến từ gạo của Công ty hiện đang chiếm đến 80 –
90% thị phần phía Bắc, 50 – 60% thị phần phía Nam.
− Từ rất lâu Vifon đã thâm nhập và tạo được chổ đứng vững chắc trên thị trường
nội địa nhiều năm liền và mở rộng ra thị trường nước ngoài. Thành công với vị thế
ấy là nhờ Vifon có được vị thế mạnh về công nghệ sản xuất do đã không ngừng đầu
tư trang thiết bị hiện đại, cải tiến sản phẩm. Mặt khác, về đội ngũ cán bộ chủ chốt thì
có năng lực, có tâm huyết với nghề, gắn bó lâu dài với Công ty. Vifon hiện đang là
một trong những nhà sản xuất tiên phong, đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của ngành công nghệ chế biến thực phẩm mì ăn liền và một số sản phẩm
tương tự từ nguồn nguyên liệu gạo vốn có sẳn và là một thế mạnh của Việt Nam.
Với thế mạnh đó, Vifon đã thiết lập và không ngừng mở rộng thêm mạng lưới tiêu
thụ khá lớn mạnh trong nước với 7 tổng đại lý đặt tại các thành phố lớn như: Hà Nội,
Hải Phòng, Vinh, Đà Nẳng, Đồng Nai, Cần Thơ. Bên cạnh đó Công ty còn nhiều đại
lý cấp một khác trong cả nước, đồng thời Công ty còn thực hiện phân phối đến hệ
thống các siêu thị, hệ thống các nhà sách… kênh phân phối này đặc biệt rất phát
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 8
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
triển và có tiềm năng lớn tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – do đây là một khu
vực có nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh nhất khu vực phía Nam, chính vì thế mà
các lĩnh vực kinh doanh đều được đầu tư có quy mô và hiệu quả.
− Ngoài ra, các sản phẩm của Vifon đã được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia trên
thế giới như: Ba Lan, Cộng hòa Sec, Mỹ, Pháp, Nga… với các mặt hàng như mì,
bún, miến ăn liền… sản phẩm mang nhãn hiệu Vifon đã được xuất khẩu sang Mỹ từ
các năm qua và cũng đang đầu tư thêm dây chuyền hoàn chỉnh về thiết bị và công
nghệ để có thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
2.2.2. Khó khăn.
− Trong những năm qua,Vifon đã gặp phải không ít khó khăn bởi sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt hơn giữa các đơn vị cùng ngành trong và ngoài nước và với các
tập đoàn sản xuất đa quốc gia, sản xuất kinh doanh chế biến các mặt hàng từ nông
sản thực phẩm như mì ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, bột canh, tương ớt… hiện
nay trên thị trường ngoài Vifon còn có nhiều thương hiệu khác khá quen thuộc như:
Mì Vị Hương, Miliket, Colusa, Vina-Acecook… cho các sản phẩm mì ăn liền; Knor,
Magie cho các sản phẩm bột canh, viên canh; và đặc biệt là các hãng mì tư nhân
với quy mô vừa và nhỏ liên tục giảm giá sản phẩm của họ trên thị trường.
− Trong bối cảnh đó, phản ứng của Công ty đối với các chiêu thức của đối thủ
cạnh tranh cũng như việc đầu tư cho các hoạt động sản xuất, marketing, nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới,… khá chậm và thiếu linh hoạt do cơ chế và sự ảnh hưởng
bởi trước đây là một công ty nhà nước.
3. Phân tích Ma trận SWOT
Từ những thành tựu và khó khăn trên lập bảng ma trận SWOT để có thể kết hợp các
điểm mạnh, điểm yếu của Công ty với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên
ngoài để hình thành các chiến lược lựa chọn.
Bảng ma trận SWOT
Ma trận SWOT Những cơ hội (O):
- O1: Về thị
trường tiêu thụ: Cơ hội
khai thác những phân
đoạn của thị trường
mới như mở rộng thị
trường trong nước, xuất
khẩu sang các nước có
Những nguy cơ (T):
- T1: Mức độ cạnh
tranh ngày càng cao do có
nhiều sản phẩm trên thị
trường như: mì Omachi,
mì Đệ Nhất
- T2: Thị hiếu khách
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 9
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
tiềm năng.
- O2: Cơ hội mở
rộng quy mô sản xuất.
- O3: Cơ hội áp
dụng kỹ thuật mới vào
sản xuất.
hàng thay đổi nhanh.
- T3: Rào chắn của
các đối thủ trên thị trường.
- T4: Sản phẩm mới
và sản phẩm thay thế xuất
hiện nhiều như mì Vua
Bếp của Uni-President, mì
Gấu đỏ của Thực phẩm Á
Châu với đầu tư quảng
cáo, tiếp thị trên thị trên
các thông tin đại chúng
làm cho nhiều người biết
đến.
Những điểm mạnh (S):
- Có hơn 70 sản phẩm
được sản xuất ra với 2 dòng
chính từ bột mì và bột gạo
và dòng gia vị: bột canh và
tương ớt.
- Có nhiều chính sách
bán hàng như hậu mãi, chiết
khấu, hoa hồng bán hàng
cho đại lý.
- Khả năng bao quát
thị trường rộng lớn, xuất
khẩu qua trên 30 nước trên
Các chiến lược SO
(tận dụng điểm mạnh
để khai thác cơ hội)
- Với hơn 70 sản
phẩm đa dạng chất
lượng cao cùng với khả
năng bao quát được thị
trường rộng lớn nên tận
dụng để tăng xuất khẩu
sang các thị trường còn
bỏ ngõ, tiềm năng.
- Chiến dịch hậu
mãi, hoa hồng cho các
Các chiến lược ST (tận
dụng điểm mạnh để khắc
phục nguy cơ)
- Với giá thành phải
chăng, chất lượng sản
phẩm tốt cùng với sự đa
dạng của sản phẩm, quảng
cáo bắt mắt, khuyến mãi
hấp dẫn sẽ gây được ấn
tượng tốt cho khách hàng,
có lợi thế cạnh tranh với
các sản phẩm trên thị
trường.
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 10
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
thế giới, có mạng lưới tiêu
thụ khá lớn mạnh trong
nước với 7 tổng đại lý đặt
tại các thành phố lớn và 1
hệ thống các đại lý cấp 1
rộng khắp.
- Năng lực sản xuất
lớn.
- Giá thành phải
chăng.
- Chất lượng sản phẩm
cao.
đại lý bán lẽ sẽ làm gia
tăng thêm thị phần
trong nước.
- Năng lực sản
xuất lớn đáp ứng được
nhu cầu trong và ngoài
nước.
- Khả năng bao
quát được thị trường
rộng lớn với xuất khẩu
nhiều và sản xuất lớn
có cơ hội mở rộng
thêm quy mô và áp
dụng kỹ thuật mới
trong sản xuất.
Những điểm yếu (W):
Việc đầu tư cho hoạt động
sản xuất, marketing, nghiên
cứu phát triển sản phẩm
mới khá chậm và thiếu linh
hoạt do cơ chế và ảnh
hưởng bởi cách làm trước
đây do nhà nước quản lý
trước khi chuyển sang thành
công ty cổ phần.
Các chiến lược WO
(hạn chế những điểm
yếu để khai thác cơ
hội)
- Tăng cường đầu tư
cho các hoạt động sản
xuất, marketing, nghiên
cứu phát triển sản
phẩm mới để đáp ứng
nhu cầu trong và ngoài
nước.
- Hoạch định và thiết
lập chính sách kế
Các chiến lược WT (tối
thiểu hóa nguy cơ và né
tránh các mối đe dọa)
Luôn phát triển các sản
phẩm mới, đầu tư khá lớn
cho hoạt động marketing,
hoạt động sản xuất, sử
dụng vốn có hiệu quả, có
thêm khả năng cạnh tranh
với đối thủ cùng ngàng,
đồng thời tiếp tục củng cố
và phát triển hơn nữa vị
thế của Công ty trên
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 11
GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng
hoạch sử dụng hiệu quả
nguồn vốn.
- Tăng cường trình độ,
năng lực lãnh đạo và
nhân viên.
thương trường
HV: Trần Lê Thanh Bình_MBA4. Page 12