Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851), sò huyết Andara granosa (Linaeus, 1758) ở vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.82 MB, 212 trang )



B
B




K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


V
V
À
À



C
C
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H
H




-
-
-
-
-
-
-
-
-

Ì
Ì
Ì
-
-
-
-
-
-
-
-
-




NHIỆM VỤ KH&CN CẤP THIẾT



BÁO CÁO TỔNG HỢP






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN LỢI NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby,1851), SÒ
HUYẾT Andara granosa (Linaeus,1758) Ở

VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN TIỀN GIANG,
BẾN TRE, TRÀ VINH



CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ
Ts. NGUYỄN THANH TÙNG


ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH THỦY SẢN PHÍA NAM











T/p. HCM, 11/2010


CÁC THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI


Ts. Nguyễn Thanh Tùng Chủ nhiệm đề tài
Cn. Phan Thị Thu Thư ký đề tài

Ths. Lê Đức Liêm Thành viên đề tài
Cn. Tống Phước Hoàng Sơn Thành viên đề tài
Ths. Trương Thanh Tuấn Thành viên đề tài
Ths. Lê Hoàng Bảo Thành viên đề tài
Ths. Văn Ngọc Tuấn Thành viên đề tài
Ths. Trần Minh Lâm Thành viên đề tài
Ths. Trần Hoài Giang Thành viên đề tài
Ks. Nguyễn Văn Huy Thành viên đề tài
Ks. Vũ Nguyên Anh Thành viên đề tài
Cn. Trần Xuân Thành Thành viên đề tài
Cn. Nguyễn Thị Xuân An Thành viên đề tài
Cn. Võ Thị Xuân Chi Thành viên đề tài
Ks. Nguyễn Văn Đoán Thành viên đề tài


Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
i
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢN ĐỒ x
CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
PHẦN I 1
GIỚI THIỆU 1
1.1. Mở đầu 1
1.2. Mục tiêu nhiệm vụ 2
1.2.1. Mục tiêu lâu dài 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Phạm vi, thời gian, nội dung sản phẩm của nhiệm vụ 2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu nhiệm vụ 2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu 3
1.3.3. Nội dung nhiệm vụ 3
1.3.4. Sản phẩm của nhiệm vụ nghiên cứu 4
PHẦN II 7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1. Hệ thống phân loại, phân bố và hình thái của nghêu Bến Tre Meretrix Lyrata
(Sowerby, 1851) 7

2.1.1. Hệ thống phân loại 7
2.1.2. Phân bố 7
2.1.3. Hình thái nghêu 9
2.2. Các nghiên cứu sinh học cơ bản về nghêu giống và nghêu bố mẹ 10
2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý 10
2.2.2. Dinh dưỡng và tăng trưởng 10
2.2.3. Đặc điểm sinh sản của nghêu 11
2.3. Biến động nguồn lợi nghêu - biện pháp bảo vệ và phát triển 13
2.3.1. Sự biến động nguồn lợi nghêu trong những năm gần đây 14
2.3.2. Quá trình phát triển và hiện trạng nghề nuôi nghêu tại ĐBSCL 14
2.3.3. Hiện trạng KTXH ảnh hưởng đến biến động nguồn lợi nghêu 15
2.3.4. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết vùng cửa sông ven biển 15
2.4. Đặc điểm sinh học sò huyết (Anadara granosa) 18
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
ii
2.4.1. Hệ thống phân loại sò huyết 18
2.4.2. Đặc điểm phân bố sò huyết 18
2.4.3. Đặc điểm dinh dưỡng sò huyết 20
2.4.4. Đặc điểm sinh trưởng của sò huyết 20
2.4.5. Đặc điểm sinh sản của giống Anadara 21

2.5. Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới và Việt Nam 22
2.5.1. Nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới 22
2.5.2. Nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam 24
2.5.3. Tình hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản trên thế giới 26
2.6. Tình hình đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam 28
2.6.1. Tình hình quản lý, khai thác nguồn lợi nghêu các tỉnh ven biển trong vùng
nghiên cứu 28

2.6.2. Đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam 29
2.6.3. Tình hình nuôi nghêu ở ĐBSCL 32
2.7. Dự báo thị trường và tiêu thụ nhuyễn thể 33
2.7.1. Thị trường trong nước 33
2.7.2. Thị trường thế giới 35
2.7.3. Cung cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ 37
PHẦN III 40
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1. Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn, động lực, địa hình – địa mạo
tại các bãi nghêu, sò huyết vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre và Trà
Vinh 41

3.1.1. Các phương pháp viễn thám (1) 41
3.1.2. Phân tích thống kê đa biến (Factor Analysis) (2) 43
3.2. Nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường nước trong vùng nghiên cứu (3) 44
3.2.1. Chỉ tiêu quan trắc 44
3.2.2. Phương pháp thu mẫu 44
3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu 44
3.2.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước 45
3.3. Nghiên cứu đặc điểm địa lý, ước tính trữ lượng, đặc điểm sinh học nguồn lợi
nghêu, sò huyết vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh 45


3.3.1. Điều tra xác định vị trí xuất hiện nghêu, sò huyết giống (4) 45
3.3.2. Xác định sản lượng nguồn lợi nghêu, sò huyết (5) 46
3.3.3. Phương pháp ước lượng sinh khối (6) 46
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
iii
3.3.4. Ước tính trữ lượng nguồn nghêu, sò bố mẹ (7) 46
3.3.5. Phương pháp thu và phân tích đặc điểm sinh học nghêu, sò huyết (8) 46
3.4. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng nuôi trồng, khai thác nguồn lợi nghêu, sò huyết
và hiện trạng kinh tế xã hội, chủ trương chính sách, thể chế hiện hành của địa
phương cũng như các tác động của chúng đến sự phát triển nguồn lợi nghêu, sò
huyết (9) 48

3.4.1. Phương pháp tiếp cận và phân tích 48
3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 48
3.5. Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nguồn lợi nghêu, sò huyết trong vùng
nghiên cứu (10) 50

3.6. Nghiên cứu xây dựng 4 mô hình thực nghiệm khu bảo vệ nguồn lợi nghêu, sò
huyết 54

PHẦN IV 56
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
4.1. Đánh giá các yếu tố dòng chảy, dòng bồi tích đến sự phân bố và biến động nghêu,
sò huyết ở vùng bãi triều tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh 56

4.1.1. Đặc điểm khí tượng trong vùng nghiên cứu 56
4.1.2. Đặc điểm điều kiện thủy văn trong vùng nghiên cứu 58
4.1.3. Chất lượng nước vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre và TràVinh 62
4.1.4. Quá trình xói lở bồi tụ, các đặc trưng hình thái địa hình và quá trình động lực
trầm tích bãi triều vùng cửa sông trong mối liên quan với sự hình thành các

bãi nghêu và sò huyết ở vùng nghiên cứu 64

4.2. Một vài đặc điểm sinh học nghêu, sò huyết phân bố tại vùng cửa sông ven biển
Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh 69

4.2.1. Biến động thành phần loài và mật độ tảo tại các bãi nghêu, sò huyết trong
vùng nghiên cứu 69

4.2.2. Tỷ lệ thức ăn trong dạ dày của nghêu, sò huyết trong vùng nghiên cứu 72
4.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của nghêu, sò huyết 73
4.2.4. Giới tính của nghêu và sò huyết 76
4.2.5. Nghêu bố mẹ tại các bãi nghêu Tiền Giang 76
4.2.6. Nghêu bố mẹ tại các bãi nghêu tỉnh Bến Tre 78
4.2.7. Nghêu bố mẹ tại các bãi nghêu tỉnh Trà Vinh 79
4.3. Đánh giá trữ lượng nguồn nghêu bố mẹ, nghêu giống, sò huyết giống vùng cửa
sông ven biển 3 tnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh 82

4.4. Các yếu tố về tự nhiên và môi trường ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu, sò huyết
giống 83

4.4.1. Gió 83
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
iv
4.4.2. Yếu tố nhiệt độ, độ mặn và điều kiện nền bãi 84
4.4.3. Mùa vụ thả giống 86
4.4.4. Mùa vụ thu hoạch 87
4.4.5. Kích cỡ và mật độ thả nuôi 89
4.4.6. Tốc độ sinh trưởng nghêu 91
4.4.7. Mối quan hệ giữa con giống và thời gian nuôi 91
4.4.8. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố lên sự biến động nguồn lợi nghêu, sò

huyết 92

4.5. Đánh giá thực trạng nuôi trồng, khai thác nguồn lợi nghêu, sò huyết vùng nghiên
cứu 93

4.5.1. Các hình thức tổ chức khai thác nguồn lợi nghêu, sò huyết 93
4.5.2. Các hình thức tổ chức sản xuất thương phẩm nghêu – sò huyết 94
4.5.3. Đánh giá về các hình thức tổ chức sản xuất, khai thác nguồn lợi nghêu, sò
huyết 104

4.5.4. Đánh giá chung các mô hình quản lý 110
4.5.5. Đánh giá xu hướng biến động nguồn lợi nghêu – sò huyết 111
PHẦN V 144
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
NGHÊU, SÒ HUYẾT TẠI 3 TỈNH TIỀN GIANG, BẾN TRE VÀ TRÀ VINH
144

5.1. Mục tiêu xây dựng mô hình 145
5.2. Phạm vi xây dựng mô hình 145
5.3. Tiêu chí xây dựng mô hình 145
5.4. Vị trí xây dựng mô hình 146
5.5. Nội dung xây dựng mô hình 146
5.6. Cơ sở khoa học để xác định xây dựng mô hình thực nghiệm bảo vệ nguồn lợi
nghêu, sò huyết vùng ven biền 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh 147

5.6.1. Cơ sở khoa học để xác định xây dựng mô hình thực nghiệm bảo vệ nguồn lợi
nghêu tỉnh Tiền Giang 147

5.6.2. Cơ sở khoa học để xác định xây dựng mô hình thực nghiệm bảo vệ nguồn lợi
nghêu, sò huyết tỉnh Bến Tre 153


5.6.3. Cơ sở khoa học để xác định xây dựng mô hình thực nghiệm bảo vệ nguồn lợi
nghêu tỉnh Trà Vinh 164

5.7. Các giải pháp KH&CN áp dụng cho mô hình 166
5.7.1. Khoanh vùng khu vực bố mẹ, khu giống, khu nuôi thương phẩm, định hướng
phát triển 166

5.7.2. Giải pháp kỹ thuật nuôi đối với vùng nuôi nghêu thương phẩm 168
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
v
5.7.3. Giải pháp kỹ thuật nuôi đối với vùng nuôi sò thương phẩm 171
5.7.4. Xác định giải pháp môi trường phục vụ vùng nuôi 173
5.7.5. Xác định giải pháp về kỹ thuật khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn lợi nghêu bố
mẹ và nghêu giống 174

5.7.6. Giải pháp tuyên truyền kêu gọi bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong đó có nguồn
lợi nhuyễn thể 181

5.7.7. Xây dựng các giải pháp quản lý và vận hành mô hình 181
5.8. Đánh giá việc xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Meretrix
lyrata (Sowerby, 1851), sò huyết Andara granosa (Linaeus, 1758) vùng cửa sông
ven biển tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và đề xuất cơ chế chính sách xây
dựng mô hình 191

5.8.1. Hiệu quả kinh tế 191
5.8.2. Hiệu quả xã hội 191
5.8.3. Hiệu quả môi trường 192
PHẦN VI 193
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 193

6.1. Kết luận 193
6.2. Kiến nghị 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Dự báo sản lượng thủy sản Việt Nam đến năm 2020 34

Bảng 2.2. Dự báo sản lượng thủy sản thế giới đến năm 2030 35
Bảng 2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới đến năm 2030 36
Bảng 2.4. Cân đối nhu cầu tiêu thụ thủy sản đến năm 2030 37
Bảng 2.5. Dự báo sản lượng NTHMV thế giới theo đối tượng đến năm 2015 37
Bảng 2.6. Dự báo sản lượng NTHMV thế giới theo quốc gia đến năm 2015 38
Bảng 2.7. Dự báo sản lượng nuôi sò huyết thế giới đến năm 2015 38
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước 44
Bảng 4.1. Số giờ nắng trung bình theo ngày và tháng các vùng khảo sát 56
Bảng 4.2. Các đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí ở các vùng nghiên cứu 56
Bảng 4.3. Biến trình nhiệt độ nước biển ngày, đêm, biên độ nhiệt ngày – đêm hàng tháng
(từ số liệu xử lý ảnh MODIS 2001 – 2009). 59

Bảng 4.4. Hoạt động tài chính của HTX đối với nguồn lợi tự nhiên 94
Bảng 4.5. Tình hình sản xuất nghêu giống trong vùng giai đoạn 2006- 2009 của tỉnh TG
95

Bảng 4.6. Hoạt động tài chính của HTX đối với nguồn lợi nuôi 101
Bảng 4.7. Thông tin về diện tích của một số THT/HTX vùng nghiên cứu 102
Bảng 4.8. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu – sò huyết tại Tiền Giang, GĐ 2001-2009
111


Bảng 4.9. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Gò Công Đông, GĐ 2001-2009 113
Bảng 4.10. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Bến Tre, GĐ 2001-2009 114
Bảng 4.11. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Bình Đại, GĐ 2001-2009 116
Bảng 4.12. Mối quan hệ giữa doanh thu và sản lượng khai thác nguồn lợi tự nhiên tại
HTX Rạng Đông và Đồng Tâm, GĐ 2001-2009 119

Bảng 4.13. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Ba Tri, GĐ 2001-2009 121
Bảng 4.14. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Thạnh Phú, GĐ 2001-2009 123
Bảng 4.15. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Trà Vinh, GĐ 2001-2009 125
Bảng 4.16. Diện tích và sản lượng nuôi nghêu tại Duyên Hải, GĐ 2001-2009 128



Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu 2

Hình 1.2. Hình ảnh nghêu và sò huyết 3
Hình 2.1. Vị trí phân bố nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) ở ĐBSCL 8
Hình 3.1. Sơ đồ khối phương pháp luận của đề tài 40
Hình 3.2. Quy trình tổng quát về nhận dạng và phân tích biến động đường mép nước
tương ứng từng thời kỳ khác nhau 41

Hình 3.3. Sơ đồ kỹ thuật rút trích đường bờ 42
Hình 4.1. Tần suất (%) các hướng gió theo các tháng trong năm 57
Hình 4.2. Toàn cảnh ĐBSCL năm 1973 (1); 1988 (2); 1998 (3) và 2008 (4) từ các bộ ảnh
ghép từ ảnh Landsat MSS, MESSR, VNIR và AVNIR2 65


Hình 4.3. Biến động đường bờ khu vực ven biển Gò Công – Tiền Giang từ năm 1973 đến
năm 2008 (từ dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian). 66

Hình 4.4. Biến động đường bờ khu vực ven biển Bến Tre từ năm 1973 đến năm 2008 (từ
dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian) 67

Hình 4.5. Biến động đường bờ khu vực ven biển Trà Vinh từ năm 1973 đến năm 2008
(từ dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian). 68

Hình 4.6. Thành phần loài tảo tại các bãi nghêu, sò huyết trong vùng nghiên cứu 69
Hình 4.7. Biến động thành phần loài và mật độ tảo tại các bãi nghêu, sò tỉnh Tiền Giang
70

Hình 4.8. Biến động thành phần loài và mật độ tảo tại các bãi nghêu, sò tỉnh Bến Tre 71
Hình 4.9. Biến động thành phần loài và mật độ tảo tại các bãi nghêu tỉnh Trà Vinh 71
Hình 4.10. Biến động tỉ lệ mùn bã hữu cơ và tảo trong dạ dày nghêu 72
Hình 4.11. Biến động tỉ lệ mùn bã hữu cơ và tảo trong dạ dày sò huyết 73
Hình 4.12. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của nghêu 74
Hình 4.13.Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của sò huyết 74
Hình 4.14. Chỉ số điều kiện qua các tháng của nghêu ở Tiền Giang 77
Hình 4.15. Biến động các giai đoại phát triển tuyến sinh dục nghêu ở Tiền Giang 77
Hình 4.16. Chỉ số điều kiện qua các tháng của nghêu ở Bến Tre 78
Hình 4.17. Biến động các giai đoại phát triển tuyến sinh dục nghêu ở Bến Tre 79
Hình 4.18. Chỉ số điều kiện qua các tháng của nghêu ở Trà Vinh 79
Hình 4.19. Biến động các giai đoại phát triển tuyến sinh dục nghêu ở Trà Vinh 80
Hình 4.20. Thời gian nghêu giống thường xuất hiện trong năm 80
Hình 4.21. Biến động các giai đoại phát triển tuyến sinh dục sò huyết ở Tiền Giang và
Bến Tre 81


Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
viii
Hình 4.22. Thời gian sò huyết giống thường xuất hiện trong năm 82
Hình 4.23. Thời gian xuất hiện gió chướng trong năm 83
Hình 4.24. Thời gian có nhiệt độ cao trong năm 84
Hình 4.25. Thời gian bãi thường bị lấp bùn trong năm 85
Hình 4.26. Thời gian nghêu – sò thường chết trong năm 86
Hình 4.27. Thời điểm thả giống và thu hoạch nghêu ở Tân Thành 87
Hình 4.28. Thời gian thu hoạch nghêu tốt trong năm 87
Hình 4.29. Thu hoạch nghêu thương phẩm 88
Hình 4.30. Thời gian thu hoạch sò tốt trong năm 89
Hình 4.31. Các bãi nuôi sò huyết Bến Tre và Trà Vinh 91
Hình 4.32. Mối quan hệ giữa thời gian nuôi và kích cỡ giống 91
Hình 4.33. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL Cồn bãi ở Tân Thành – Tiền Giang 93
Hình 4.34. Sơ đồ ương nghêu giống trong bạt, ao đất 96
Hình 4.35. Mô hình phân chia bãi nuôi nghêu 97
Hình 4.36. Sơ đồ về hệ thống quản lý khai thác và nuôi nghêu tại Tiền Giang 98
Hình 4.37. Sơ đồ mô tả phương thức nuôi nghêu tư nhân ở Tân Thành (năm 2009) 99
Hình 4.38. Mô hình và mạng lưới quản lý khai thác và nuôi nghêu ở Bến Tre năm 2009
100

Hình 4.39. Sơ đồ về hệ thống quản lý khai thác và nuôi nghêu 102
Hình 4.40. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Tiền Giang GĐ 2001-
2009 112

Hình 4.41. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng sò huyết tại Tiền Giang GĐ 2001-
2009 113

Hình 4.42. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Gò Công Đông GĐ
2001-2009 114


Hình 4.43. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Bến Tre, GĐ 2001-
2009 115

Hình 4.44. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng sò huyết tại Bến Tre, GĐ 2001-
2009 116

Hình 4.45. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Bình Đại, GĐ 2001-
2009 117

Hình 4.46. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Bình Đại, GĐ 2001-
2009 120

Hình 4.47. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Ba Tri, GĐ 2001-
2009 121

Hình 4.48. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng sò huyết tại Ba Tri, GĐ 2001-
2009 122

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
ix
Hình 4.49. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Thạnh Phú, GĐ 2001-
2009 124

Hình 4.50. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng sò huyết tại Thạnh Phú, GĐ
2001-2009 125

Hình 4.51. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Trà Vinh, GĐ 2001-
2009 126


Hình 4.52. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng sò huyết tại Trà Vinh GĐ 2001-
2009 127

Hình 4.53. Xu hướng biến động diện tích và sản lượng nghêu tại Duyên Hải GĐ 2001-
2009 129

Hình 5.1. Hình thái địa hình, hiện trạng sử dụng đất và các vị trí sò giống (xử lý từ ảnh
vệ tinh AVNIR2 ngày 28/8/2008 kết hợp số liệu khảo sát hiện trường) 148

Hình 5.2. Các vị trí nghêu giống, sò giống, nghêu bố mẹ (xử lý từ ảnh vệ tinh AVNIR2
ngày 28/8/2008 kết hợp số liệu khảo sát hiện trường) 149

Hình 5.3. Địa hình bãi nghêu Tân Thành và Cồn Ngang năm 2003 chiết tách từ tư liệu
ảnh vệ tinh Landsat ETM+ đa thời gian 151

Hình 5.4.Các vị trí nghêu, sò giống, nghêu bố mẹ ở Bình Đại – Bến Tre (xử lý từ ảnh vệ
tinh AVNIR2 ngày 28/8/2008 kết hợp số liệu khảo sát hiện trường) 154

Hình 5.5. Bãi nghêu giống rộng lớn của HTX nghêu Rạng Đông (ảnh khảo sát thực địa,
chụp ngày 19/6/2008) 155

Hình 5.6. Mùn bã hữu cơ từ rừng ngập mặn là một nguồn thức ăn quan trọng cho nghêu
con (ảnh khảo sát thực địa ở gần bãi nghêu, chụp ngày 19/6/2008) 156

Hình 5.7. Biến động của hình thái bãi ở Bình Đại theo thời gian 157
Hình 5.8. Dự báo về xu thế bồi lấp và tôn cao bãi Thới Thuận dẫn đến các bãi Nghêu bị
thu hẹp diện tích đáng kể trong 10 – 15 năm tới 158

Hình 5.9. Các vị trí nghêu, sò giống, nghêu bố mẹ ở Ba Tri – Bến Tre (xử lý từ ảnh vệ
tinh AVNIR2 ngày 28/8/2008 kết hợp số liệu khảo sát hiện trường) 159


Hình 5.10. Địa hình bãi triều Ba Tri năm 2003 chiết tách từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat
ETM+ đa thời gian đối sánh với tài liệu ảnh viễn thám năm 2008 cho thấy vị trí bãi bùn
hiện tại có bề dày khoảng 2,5 – 3,0 m có thể thích hợp cho nuôi sò 160

Hình 5.11. Các vị trí nghêu, sò giống, nghêu bố mẹ ở Thạnh Phú – Bến Tre (xử lý từ ảnh
vệ tinh AVNIR2 ngày 28/8/2008 kết hợp số liệu khảo sát hiện trường) 162

Hình 5.12. Các vị trí nghêu, sò giống, nghêu bố mẹ ở Trà Vinh (xử lý từ ảnh vệ tinh
AVNIR2 ngày 28/8/2008 kết hợp số liệu khảo sát hiện trường) 165

Hình 5.13. Ngư cụ khai thác nghêu giống và nghêu thương phẩm 175
Hình 5.14. Các bên tham gia đồng quản lý nguồn lợi nghêu khu bảo tồn của HTX 182
Hình 5.15. Sơ đồ về tổ chức quản lý và hoạt động điều hành của HTX xây dựng mô hình
188


Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
x
DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ Mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết vùng cửa sông ven biển
Tiền Giang sau trang 152
Bản đồ Mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết vùng cửa sông ven biển
Bến Tre sau trang 163
Bản đồ Mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết vùng cửa sông ven biển
Trà Vinh sau trang 165




Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
xi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATVS An toàn vệ sinh
BKS Ban kiểm soát
BQL Ban quản lý
BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐQL Đồng quản lý
FAO Tổ chức lương nông liên hiệp quốc
GĐ Giai đoạn
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GT Giả thiết
HTX Hợp tác xã
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KT-XH Kinh tế - Xã hội
KTTV Khí tượng thủy văn
MH Mô hình
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTHMV Nhuyễn thể hai mảnh vỏ
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QCCT Quảng canh cải tiến
QLDVCĐ/ĐQL Quản lý dựa vào cộng đồng/Đồng quản lý
QSD Quyền sử dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
THT Tổ hợp tác
THT/HTX Tổ hợp tác/Hợp tác xã
TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân
Viện NCNTTS II Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
XK Xuất khẩu
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU

1.1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, nuôi động vật thân mềm ở vùng ven biển Việt Nam
đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi nghêu, ngao, sò huyết, ốc hương,
vẹm xanh, hầu, vọp. Hàng chục năm qua nghề nuôi nghêu ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn cư dân nghèo
ven biển. Từ khi nghêu được thị trường quốc tế
công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thì nhu cầu chế biến xuất khẩu tăng mạnh, sản lượng nghêu không đủ cung cấp.Giá
nghêu thương phẩm tăng lên và nhu cầu nuôi nghêu được mở rộng. Tại các địa phương
ven biển, hình thành nên hàng trăm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành hàng
nghêu theo nhiều hình thức như: tư nhân, nhóm cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã. Nghề nuôi
nghêu đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho ng
ười dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải
thiện đời sống của cộng đồng dân cư ven biển. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho
hàng vạn người lao động nhất là những người nông dân nghèo sống ở vùng ven biển.
Tuy nhiên cũng từ đó phát sinh tình trạng “trộm nghêu” tràn lan, có nơi tập trung hàng
ngàn người khai thác vô tội vạ, đe dọa hủy diệt bãi nghêu, ảnh hưởng đến an ninh trật tự
cuộc sống an lành c
ủa cư dân vùng ven biển.
Diện tích tiềm năng để phát triển 2 đối tượng nghêu và sò huyết của 3 tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre và Trà Vinh là rất lớn nhưng khai thác đưa vào nuôi trồng rất thấp so với

tiềm năng, lý do rất quan trọng là nguồn giống không cung cấp đủ nhu cầu nuôi, khâu
quản lý các bãi nghêu, sò giống và bố mẹ chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến các bãi
này bị xâm hại ảnh hưởng đến ngu
ồn lợi quí giá này.
Sản lượng và diện tích nuôi nghêu vùng ven biển ĐBSCL ngày càng một tăng
cao, không những các tỉnh vùng ĐBSCL mà các tỉnh ven biển miền Trung, miền Bắc đã
vào Nam di giống loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby) ra nuôi tại các tỉnh phía
Bắc đã thành công cho sản lượng cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân nơi
đây.
Tuy nhiên, do mỗi vùng có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, khả năng tổ
ch
ức điều hành sản xuất, nguồn vốn, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và thị trường
nên việc phát triển còn rất khác nhau ở từng vùng, thậm chí cả trong nội vùng của một
tỉnh việc phát triển này cũng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có.
Để góp phần tìm ra được mô hình quản lý nuôi nghêu và sò huyết vừa mang tính
hiệu quả trong khai thác, vừa mang tính bảo t
ồn, vừa mang tính sản xuất nuôi trồng tối
ưu, cần đánh giá đúng xu hướng nguồn lợi hiện tại, cách tổ chức quản lý khai thác ra sao
để rút ra bài học cho việc xây dựng mô hình quản lý hiệu quả. Được sự nhất trí và cung
cấp kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ, đơn vị thực hiện Phân viện Quy hoạch
Thủy sản phía Nam đã phối hợp các địa phương trong vùng nghiên cứu, các Viện,
Trường trong khu v
ực phía Nam thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu xây dựng mô hình
bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851), sò huyết Andara
granosa (Linaeus,1758) ở vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh”.
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
2
1.2. Mục tiêu nhiệm vụ
1.2.1. Mục tiêu lâu dài
Bảo vệ và phát triển hợp lý nguồn lợi, bảo tồn nguồn giống nghêu Meretrix lyrata

(Sowerby,1851), sò huyết Andara granosa (Linaeus,1758) góp phần phát triển bền vững
nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho cư dân
địa phương ven biển 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-
Cung cấp các luận cứ khoa học để xây dựng các khu bảo vệ nguồn lợi và bảo tồn
nguồn giống nghêu, sò huyết vùng cửa sông, ven biển 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre
và Trà Vinh.
- Xây dựng 4 mô hình bảo vệ nguồn lợi nghêu, sò huyết (các khu bảo tồn giống,
khu đệm, khu nuôi,…) ở vùng cửa sông ven biển 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và
Trà Vinh và chuyển giao cho địa phương sử dụng.
1.3. Phạm vi, thời gian, nội dung sản ph
ẩm của nhiệm vụ
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu nhiệm vụ
Phạm vi nghiên cứu của nhiệm vụ là vùng cửa sông ven biển 3 tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre và Trà Vinh trên những vùng phân bố nguồn lợi nghêu, sò huyết.
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu


Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
3
Đối tượng nghiên cứu: nghêu và sò huyết
Sò huyết Andara granosa (Linaeus,1758) Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851)
Hình 1.2. Hình ảnh nghêu và sò huyết
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2008-11/2010
1.3.3. Nội dung nhiệm vụ
(i) Nghiên cứu đặc điểm địa lý, môi trường sinh thái của các vùng phân bố tự
nhiên của nguồn lợi (nghêu và sò huyết) và sự biến động của các đặc điểm
này đến sự biến động nghêu và sò huyết trong vùng nghiên cứu.

- Nghiên cứu các yếu tố môi trường, sa cấu nền đáy vùng phân bố nguồ
n lợi nghêu,
sò, khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến sự phân bố của nghêu, sò huyết trong vùng
nghiên cứu.
- Nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố (dòng chảy, thủy triều, dòng bồi
tích) đến sự phân bố và biến động nghêu, sò ở bãi triều ven biển tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh.
- Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi nghêu, sò huyết ở vùng cửa sông ven biển tỉnh
Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh: trữ
lượng, sản lượng, mùa vụ xuất hiện, kích cỡ
và thời điểm khai thác, nghiên cứu các ngư cụ trong việc khai thác nguồn lợi 2 đối
tượng này.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học nghêu và sò huyết: Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng,
sinh sản.
- Xây dựng bản đồ phân bố nguồn lợi nghêu, sò huyết trong vùng nghiên cứu.
(ii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng nuôi trồng, khai thác nguồn l
ợi nghêu, sò
huyết, hiện trạng kinh tế xã hội, chủ trương chính sách, thể chế hiện hành của
địa phương và tác động của chúng đến sự phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết.
- Đánh giá thực trạng nuôi trồng và khai thác nghêu, sò của vùng nghiên cứu diễn
biến qua các năm 2001-2009.
- Nghiên cứu đánh giá các hoạt động kinh tế của cộng đồng cư dân địa phương.
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
4
- Nghiên cứu đặc điểm tình hình văn hóa (học vấn, văn hóa địa phương) và cơ cấu
lao động. Trên cơ sở đánh giá sự nhận thức của người dân trong việc khai thác và
bảo vệ nguồn lợi nghêu, sò trong vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi.
- Nghiên cứu các vấn đề ngoại cảnh tác động đến vùng nghiên c
ứu.

• Các ngành kinh tế trong khu vực vùng nghiên cứu.
• Các dự án đang và sẽ được thực hiện trong nghiên cứu.
• Các tác động tự nhiên của vùng ven bờ đến vùng nghiên cúu.
- Nghiên cứu chính sách, thể chế tại địa phương có liên quan đến các khu bảo vệ:
(iii) Nghiên cứu xây dựng 4 mô hình thực nghiệm khu bảo vệ nguồn lợi nghêu, sò
huyết cụ thể:
- Tại Bến Tre: Xây dựng mô hình thực nghiệm khu b
ảo vệ nguồn lợi nghêu và sò
huyết.
- Tại Tiền Giang và Trà Vinh: Xây dựng mô hình thực nghiệm khu bảo vệ nguồn
lợi nghêu.
- Nội dung xây dựng mô hình:
+ Xác định quy mô: diện tích vùng lõi, vùng đệm, vùng phát triển;
+ Xác định các giải pháp KH&CN áp dụng cho mô hình;
+ Xây dựng các giải pháp quản lý và vận hành mô hình;
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả KT-XH của mô hình.
1.3.4. Sản phẩm của nhiệm vụ nghiên cứu
 Báo cáo tổng hợp khoa họ
c kỹ thuật của đề tài.
 Báo cáo tóm tắt tổng hợp khoa học kỹ thuật của đề tài.
 Báo cáo chuyên đề:
1. Cơ sở khoa học xây dựng mô hình khu bảo vệ nguồn lợi nghêu, sò huyết vùng
ven biển tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
2. Đánh giá chất lượng môi trường nước, đặc điểm khí tượng thủy văn trong
vùng nghiên cứu.
3. Đánh giá các điều kiện dòng chả
y, chất đáy, sự bồi lắng, xói lở trong vùng
nghiên cứu.
4. Đánh giá nguồn lợi, trữ lượng, sự phân bố đặc điểm sinh học nghêu, sò huyết
giống và bố mẹ trong vùng nghiên cứu.

5. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng, khai thác, xu thế biến động, tình hình quản lý
và các thể chế chính sách tác động đến việc bảo vệ, khai thác, phát triển nguồn
lợi nghêu, sò huyết trong vùng nghiên cứu.
6. Bản đồ
hiện trạng vùng nghiên cứu và bản đồ xây dựng các khu bảo vệ tại
vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
5
7. Phân tích, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu, sò huyết trong nước và
thế giới.
8. Chuyên đề mô hình xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata
(Sowerby,1851) vùng cửa sông ven biển tại Bến Tre.
9. Chuyên đề mô hình xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi sò huyết Andara granosa
(Linaeus,1758) vùng cửa sông ven biển tại Bến Tre.
10. Chuyên đề mô hình xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata
(Sowerby,1851) vùng cửa sông ven biển tạ
i Tiền Giang.
11. Chuyên đề mô hình xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata
(Sowerby,1851) vùng cửa sông ven biển tại Trà Vinh.
12. Tập hình ảnh thực hiện đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát
triển nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851), sò huyết Andara
granosa (Linaeus,1758) ở vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh.
 Sản phẩm phụ của đề tài
- Dựa trên kết quả của đề tài, 6 học viên cao h
ọc của các trường Đại học Cần Thơ,
Đại học Nha Trang và Đại học Nông Lâm T/p. Hồ Chí Minh làm luận án tốt
nghiệp Cao học thành công.
(1) Tên luận án: Đánh giá thực trạng khai thác, nuôi và phát triển nguồn lợi nghêu
Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) ở vùng ven biển tỉnh Trà Vinh.

+ Học viên: Lê Hoàng Bảo
+ Cơ sở đào tạo: Đại Học Cần Thơ
+ Năm bảo vệ: 2010
+ Điểm bảo v
ệ: 9,4 điểm
(2) Tên luận án: Một số yếu tố môi trường của hệ sinh thái bãi nghêu Meretrix lyrata
(Sowerby, 1851) ở cồn Ông Mão và Cồn Ngang tỉnh Tiền Giang.
+ Học viên: Văn Ngọc Tuấn
+ Cơ sở đào tạo: Đại Học Cần Thơ
+ Năm bảo vệ: 2010
+ Điểm bảo vệ: 8,9 điểm
(3) Tên luận án: Nâng cao hiệu quả đồ
ng quản lý nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata
(Sowerby, 1851).
+ Học viên: Lê Đức Liêm
+ Cơ sở đào tạo: Trường ĐH Nông Lâm T/p.HCM
+ Năm bảo vệ: 2010
+ Điểm bảo vệ: 8,8 điểm

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
6
(4) Tên luận án: Phân tích những thất bại của thị trường nghêu trắng ở tỉnh Tiền Giang.
+ Học viên: Trần Hoài Giang
+ Cơ sở đào tạo: Trường ĐH Nông Lâm T/p.HCM
+ Năm bảo vệ: 2011
+ Điểm bảo vệ: 9,1 điểm
(5) Tên luận văn: Phân tích các nguồn lực phát triển nghề nuôi nghêu Meretrix lyrata
(Sowerby, 1851) bền vững tại tỉnh Trà Vinh.
+ Học viên: Nguy
ễn Thị Thu Thảo

+ Cơ sở đào tạo: Trường ĐH Nông Lâm T/p.HCM
+ Năm bảo vệ: 2011
+ Điểm bảo vệ: 8,9 điểm
(6) Tên luận án: Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững
nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) huyện Bình Đại –
tỉnh Bến Tre.
+ Học viên: Phan Song Toàn
+ Cơ sở đào tạo: Tr
ường ĐH Nha Trang, Năm bảo vệ: 2010
+ Điểm bảo vệ: 8 điểm
• Bài báo, tạp chí và phim tài liệu khoa học:
- Tạp chí Bộ NN&PTNT số ra quí 1/2009 đăng trọn 1 bài báo cáo kết quả nghiên
cứu giải pháp phát triển nguồn lợi nghêu Bến Tre (32 trang).
- Một bài báo sẽ được đăng tạp chí quốc tế, đã chấp nhận sẽ đăng vào tháng 5/2011,
tên bài “The Relationship between Conditions and the formation and
Development of Clam Grounds (Meretrix lyrata) in the Mekong delta” (33 trang).
- Bài đăng sách “Ứ
ng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong việc xây dựng mô
hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể ven bờ vùng ĐBSCL, sẽ được in
trong quyển sách “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam, Fisheries policies Viet
Nam”, 5/2011. Viện KT&QHTS, Tổng Cục TS, Bộ NN&PTNT, NXB Nông
Nghiệp (19 trang).
- Một bộ phim khoa học “Bảo tồn nguồn lợi nhuyễn thể vùng đất bồi ven biển” thời
lượng 30 phút, đã phát sóng trên kênh VTC14 Đài truyền hình Việt Nam lúc
20h30’, ngày 18/05/2011.






Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
7
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Hệ thống phân loại, phân bố và hình thái của nghêu Bến Tre
Meretrix
Lyrata
(Sowerby, 1851)
2.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ mang thật: Eulamellibranchia
Bộ phụ: Schzodonta
Phân bộ: Heterodonta
Tổng họ: Veneracea
Họ Ngao: Veneridae
Giống Ngao: Meretrix
Loài Nghêu: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.
Tên địa phương: Nghêu Bến Tre, nghêu.
Loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) đã được Bộ Thủy sản Việt
Nam xếp vào danh mục các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở
Việt Nam.
2.1.2. Phân bố
Theo Nguyễn Chính (1996) thì vùng phân bố của nghêu là ở vùng biển ấm Tây
Thái Bình Dương từ biển Đài Loan đến Việt Nam, trong đó vùng có sản lượng cao nhất
là ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre.
Cũng theo Nguyễn Chính (1996), ở Việt Nam hiện nay có khoảng 6 loài thuộc họ
Veneridae trong đó có hai loài thuộc giống Meretrix, 1 loài thuộc giống Cyclina, 2 loài

thuộc giống Anomalocardia và 1 loài thuộc giống Ktelisia.
Ở ĐBSCL chỉ có loài
Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) là phân bố với mật độ cao, các loài khác như Meretrix
meretrix phân bố với mật độ rất thấp.
Cụ thể hơn, theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), ở ĐBSCL, loài nghêu Meretrix
lyrata (Sowerby, 1851) phân bố ở Cần Giờ (T/p.HCM), Gò Công Đông (Tiền Giang),
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu
(Sóc Trăng), Bạc Liêu, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau).
Theo một số tài liệ
u về sinh học vùng triều (Nybakken, 1997), phân bố của nhiều
sinh vật thường hình thành đai theo độ cao bãi triều. Kết quả đo đạc vùng có nghêu con
phân bố vào năm 1998 trong khảo sát vùng phân bố nghêu giống Meretrix lyrata
(Sowerby, 1851) ở Gò Công Đông của Võ Sĩ Tuấn (1999) cho thấy chúng tập trung ở độ
cao từ khoảng 0,8 - 1,5m so với cao độ hải đồ.
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
8
Các đặc trưng phân bố của nghêu cũng đã được một số tác giả nghiên cứu cho
thấy nghêu phân bố ở vùng triều thấp, thời gian phơi bãi từ 2 - 8 giờ/ngày. Độ sâu cực
đại tìm thấy nghêu lúc nước ròng là 1,5 - 2,5 m. Nghêu phân bố ở vùng có nền đáy cát
mịn đến cát trung có pha lẫn bùn lỏng (10-18%), vào mùa mưa bùn lỏng bao phủ nền đáy
bãi nghêu (1,5 - 2,5 cm). Độ mặn từ 7 - 25‰, nhiệt độ là 26 - 32
o
C, các yếu tố môi
trường đặc trưng của bãi nghêu biến đổi theo mùa rõ rệt, chúng đều phụ thuộc vào lượng
mưa lũ tràn qua vùng rừng ngập mặn đổ ra các bãi nghêu (Nguyễn Tác An và Nguyễn
Văn Lục, 1994). Nghêu thích hợp sinh sống ở những vùng có nền đáy cát bùn với tỉ lệ cát
từ 60-90%, cát bùn có cấp hạt từ 0,062 - 0,25mm. Phân bố chủ yếu ở vùng trung triều và
dưới triều, nơi có độ dốc tươ
ng đối bằng phẳng, ít dốc, cấu trúc nền đáy hơi xốp để thuận
lợi cho việc vùi mình của nghêu. Trong tự nhiên, chưa thấy nghêu phân bố ở vùng đáy

bùn hay đất sét (Nguyễn Hữu Phụng (1996a)).

Hình 2.1. Vị trí phân bố nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) ở ĐBSCL
 Các nghiên cứu về nền đáy tại vùng phân bố nghêu tự nhiên
Theo nghiên cứu của Viện NCNTTS II (1999), thành phần cơ giới đất ở các bãi
nghêu ở ĐBSCL chủ yếu là cát mịn (68- 75%); thành phần cơ giới phù sa chủ yếu là cát
(65- 72%); thành phần hóa học của đất nền bãi và phù sa không có sự khác biệt lớn. Căn
cứ vào các kết quả phân tích thành phần c
ơ giới và hóa học của đất nền bãi và phù sa, tác
giả đưa ra nhận xét rằng: cơ cấu nền bãi nghêu giống và nghêu thương phẩm chủ yếu
được cấu tạo do sự bồi lắng phù sa. Không có sự khác biệt nhau nhiều trong thành phần
hóa học của đất nền bãi và phù sa tại các khu vực khảo sát khác nhau. Các yếu tố kim
loại tuy có biến động theo thời gian thu mẫu nhưng các yếu tố dinh dưỡng như Nitơ và
Photpho thì tươ
ng đối ổn định theo thời gian.
Dựa vào các kết quả quan trắc và phân tích (2 đợt khảo sát vào mùa mưa và 1 đợt
khảo sát vào mùa khô), sau khi so sánh hàm lượng C hữu cơ, N hữu cơ và P tổng số ở
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
9
Nam cồn Ông Mão và Cồn Ngang (Gò Công Đông – Tiền Giang) vào 2 thời điểm (tháng
8/1997- không có nghêu con và tháng 7/1998- nhiều nghêu con), Võ Sĩ Tuấn (1999) đưa
ra nhận định sơ bộ rằng nghêu con thích nghi với nền đáy có độ chọn lọc tương đối cao,
cấp hạt cát nhỏ và cát rất nhỏ chiếm ưu thế tuyệt đối, ít bùn sét, đồng thời cũng đặt ra giả
thiết rằng nghêu con phát triển thuận lợi trong điều kiệ
n chất đáy có hàm lượng N hữu cơ
và P tổng số thấp hơn.
Theo Trương Quốc Phú (1999) thì vùng phân bố tự nhiên của nghêu ở khu vực
gần cửa sông có chất đáy là cát bùn, trong đó cát chiếm 80- 90% và bùn chiếm 9- 14%.
 Các yếu tố khí tượng thủy văn tại vùng phân bố
Chế độ dòng chảy vùng triều ven biển nơi nghêu phân bố là sự kết hợp động lực

của quá trình mưa lũ
và thủy triều. Cấu trúc dòng chảy khá phức tạp ở vùng giao thoa
giữa sông và biển, chúng đã tạo nên vùng giáp nước có đặc trưng riêng về động lực.
Vùng giáp nước thường có cấu trúc dòng biến đổi theo độ sâu, dòng chảy giảm dần từ
mặt xuống và có hướng ngược với tầng mặt. Hiện tượng này tạo ra cho vùng giáp nước
là nơi tích tụ vật chất từ sông đưa ra và từ biển đưa vào. Đó chính là n
ơi hình thành các
bãi nghêu giống ở cửa sông Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Xu thế chung của
dòng chảy cho thấy các bãi nghêu ở cửa sông Ba Lai sẽ mở rộng và lấn dài ra biển, các
bãi ở cửa Hàm luông có xu hướng kéo dài ra biển và mở rộng lên phía Bắc, các bãi ở
Thừa Đức sẽ dịch chuyển và bồi dần về phía Nam.
Qua các số liệu quan trắc của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thì nhiệt độ
không khí trung bình cao nhất ở Mỹ
Tho (Tiền Giang) và Ba Tri (Bến Tre) trong năm
1998 là 29,8
o
C vào tháng 5 với biên độ nhiệt trong tháng này dao động từ 24,3
o
C đến
36
o
C. Nhiệt độ không khí trung bình ở mức thấp xuất hiện vào tháng 12 và tháng Giêng
(26,6
o
C) với nhiệt độ thấp nhất trong tháng này là 21,8
o
C.
Tốc độ gió trung bình trong năm dao động từ 1- 3 m/s. Tốc độ gió lớn nhất ghi
nhận được là 17m/s vào tháng 11 tại Ba Tri (Bến Tre), trong khi đó ở Mỹ Tho (Tiền
Giang) không có biểu hiện qui luật rõ rệt.

Chế độ mưa có đôi chút khác biệt giữa 2 vùng Tiền Giang và Bến Tre. Tổng lượng
mưa trong tháng cao nhất ở Thạnh Phú (Bến Tre) là 425 mm vào tháng 8, trong khi ở Tân
Thành (Gò Công Đông) lại xuất hiện vào tháng 7 với mức 419,1mm. Lượng mưa ngày lớn
nh
ất được ghi nhận ở tháng 11 với trên 100 mm/ngày ở cả 2 vùng nghiên cứu.
Chế độ thủy triều ghi nhận được tháng 11 là tháng có mức nước cao nhất trong
năm. Cụ thể là 176cm ở Tân Thành (Tiền Giang) và 190cm ở Thạnh Phú (Bến Tre) và
tháng có mức nước thấp nhất trong năm là tháng 6 với 91cm ở Tiền Giang và 109cm ở
Bến Tre.
2.1.3. Hình thái nghêu
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái cấu tạo của nghêu như D.B. Quayle
và G.F. Newkirk (1989) mô tả cấu t
ạo họ Veneridae. Trong công trình nghiên cứu của
Nguyễn Chính (1996) đã mô tả hình thái ngoài của loài nghêu vùng ĐBSCL như sau:
Vỏ thuộc dạng lớn, dày và nặng. Phần trước vỏ có gờ sinh trưởng thô hơn phần sau.
Mặt nguyệt và mặt thuẫn không rõ, da vỏ màu trắng, phía sau lưng có vân màu tím nâu.
Trương Quốc Phú (1999) đã mô tả chi tiết hình thái cấu tạo ngoài của nghêu
Meretrix lyrata (Sowerby,1851) với các đặc điểm chính sau đây: cơ thể nghêu được bao
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
10
bọc bởi 2 mảnh vỏ bằng nhau có dạng hình tam giác (gần tròn), cạnh trước ngắn hơn (chỉ
bằng 2/3 chiều dài cạnh sau). Hai vỏ gắn vào nhau bằng 1 bản lề, ở mặt lưng có dây
chằng cấu tạo bằng chất sừng đàn hồi để khép mở vỏ. Bên ngoài vỏ có màu trắng ngà,
trên mặt vỏ có nhiều vòng sinh trưởng đồng tâm, các đường sinh trưởng này chạy song
song và thưa dần về phía mặt b
ụng, ở gần cạnh trước gồ lên rất rõ, cạnh sau tương đối
nhẵn bóng. Phía trước đỉnh vỏ là một mặt nguyệt nhỏ có hình viên đạn, màu trắng, xung
quanh mép mặt nguyệt có một viền màu nâu nhạt. Mặt thuẫn có màu nâu đen, to hơn mặt
nguyệt, nằm ở sau đỉnh vỏ kéo dài hết cạnh sau của vỏ. Mặt bụng mép vỏ cong tròn. Bên
trong vỏ, dưới đỉnh vỏ và bản lề có mặ

t khớp và răng khớp. Mặt trong vỏ có màu trắng,
có các vết in của cơ khớp vỏ trước và sau, vết in của cơ màng áo và vết in của cơ điều
khiển ống hút thoát nước. Vết cơ khớp vỏ trước hơi nhỏ hơn vết cơ khớp vỏ sau và có
hình bán nguyệt, vết cơ khớp vỏ sau hình tròn.
2.2. Các nghiên cứu sinh học cơ bản về nghêu giống và nghêu bố m

2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý
+ Khả năng chịu đựng độ mặn
Theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999), khả năng chịu đựng nồng độ
muối thấp của nghêu lớn cao hơn nghêu nhỏ. Độ mặn 4‰ là giới hạn thích nghi dưới của
Nghêu và 15‰ là độ mặn thích hợp và an toàn cho hoạt động sống của nghêu.
+ Khả năng chịu đựng ô nhiễ
m
Cũng theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999), khả năng chịu đựng của
nghêu trong môi trường có nhiều chất thải kém. Nghêu chết (50%) trong môi trường có
hàm lượng chất thải tương ứng với hàm lượng chất thải NH
3
là 0,0256- 0,0425 mg/l do
bản thân thải ra sau khoảng thời gian từ 14- 19h.
2.2.2. Dinh dưỡng và tăng trưởng
+ Tính ăn và thức ăn của nghêu
R.D. Purchon (1977) cho rằng thức ăn giai đoạn ấu trùng của nhóm Bivalvia là vi
khuẩn, tảo silic, mùn bã hữu cơ, nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ khoảng 10µm
hoặc nhỏ hơn. Giai đoạn trưởng thành thức ăn của chúng thường là vụn hữu cơ lơ lửng
trong nước và phiêu sinh thực vật.
Theo Thái Trần Bái (1978), hoạt động bắt mồi của Bivalvia là theo cách ăn lọc nhờ
vào hoạt động của các tấm mang trong quá trình hô hấp hút nước vào mang. Quá trình bắt
mồi xảy ra liên tục nhưng với cách bắt mồi này nghêu chỉ bắt mồi thụ động, chúng chỉ có
thể chọn lọc kích thước hạt thức ăn chứ không chọn lọc theo tính chất thức ăn.
Khảo sát đ

iều kiện môi trường, sinh thái và khả năng phát triển nghêu Meretrix
lyrata (Sowerby,1851) ở vùng Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, qua kết quả phân tích
112 mẫu Nghêu, Võ Sĩ Tuấn (1999) nhận xét rằng thành phần thức ăn chủ yếu của nghêu
là mùn bã hữu cơ, chiếm đến 90% lượng thức ăn. Các thành phần sinh vật phù du bắt gặp
trong ống tiêu hóa của nghêu khoảng 10% và đã ghi nhận được 61 loài sinh vật phù du
trong đó lớp tảo Silic chiếm đa số
.
Một số giống có nhiều loài thường bắt gặp trong ống tiêu hóa của nghêu phải kể
đến: Coscinodiscus (9 loài), Pleurosigma (3 loài), Cyclotella (3 loài), Rhizosolenia (3 loài).
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
11
Nghiên cứu này cũng cho thấy mật độ tế bào thực vật phù du tại vùng biển Gò
Công tương đối cao; tuy nhiên mật độ phân bố không đồng đều và biến động rất lớn theo
mùa, điều này có ảnh hưởng khả năng bắt mồi và sự tăng trưởng của nghêu. Mùa khô
mật độ thực vật phù du tăng vọt so với mùa mưa, lượng thức ăn dồi dào, điều này góp
phần c
ủng cố nhận định của nhiều tác giả rằng nghêu tăng trưởng nhanh trong mùa khô
hơn là trong mùa mưa.
+ Sự tăng trưởng và chỉ số độ no của nghêu
Độ no của nghêu cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường sống,
lượng thức ăn trong môi trường, ngoài ra còn phụ thuộc vào bản chất, tình trạng sức khỏe
hay khả năng lọc thức ăn của nghêu ở các nhóm kích thướ
c khác nhau. Theo Nguyễn
Ngọc Lâm và cs (1994), khả năng lọc thức ăn tốt nhất thuộc về nhóm nghêu có kích
thước nhỏ, nghêu càng lớn thì khả năng lọc thức ăn càng kém.
Qua nghiên cứu chỉ số độ no của nghêu thương phẩm ở ĐBSCL, Nguyễn Văn Hảo
và ctv (1999) cho rằng nghêu bắt mồi kém vào mùa mưa khi nồng độ muối giảm thấp.
Trong mùa khô thì khả năng bắt mồi của Nghêu tăng vớ
i số lượng nghêu no chiếm tỉ lệ
rất cao, ở thời kỳ này nghêu tăng trọng rất nhanh.

Trương Quốc Phú (2001) cũng cho rằng, sự tăng trọng của nghêu khác nhau theo
mùa và vào mùa mưa nhanh hơn mùa khô.
2.2.3. Đặc điểm sinh sản của nghêu
+ Sự phát triển tuyến sinh dục của nghêu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của nghêu, Nguyễn Văn Hảo và ctv (1999)
nhận xét: sự
phát triển tuyến sinh dục ở nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) là vấn đề
khá mới mẻ và lý thú với sự biến đổi đa dạng trong quá trình phát triển. Qua 3 năm
nghiên cứu, có thể nhận thấy hiện tượng lưỡng tính ở nghêu, trước khi có một kết luận
cuối cùng cần có những nghiên cứu dài hạn tiếp theo, tuyến sinh dục với nhiều phần khác
nhau và ở mỗi phần là các giai đoạn khác nhau của cùng một phase phát triển c
ủa tế bào
sinh dục. Đây chính là dẫn cứ cho kết luận cá thể nghêu chỉ đẻ 1 lần trong mùa sinh sản.
Bên cạnh đó, chính do sự phát triển tuyến sinh dục không đồng đều giữa các cá thể khác
nhau sẽ góp phần giải thích sự xuất hiện giống quanh năm.
+ Mùa vụ sinh sản của nghêu
Nguyễn Đinh Hùng (2000) nghiên cứu các điều kiện sinh thái môi trường ảnh
hưởng đến quá trình nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) ở vùng ven biể
n Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh cho rằng, mùa vụ chính xuất hiện nghêu giống bắt đầu vào
tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với mật độ nghêu giống khá cao. Bên cạnh đó nghêu
giống còn xuất hiện trong mùa phụ vào các tháng 12 đến tháng 2 năm sau nhưng với mật
độ thấp hơn nhiều so với vụ chính (tháng 6 đến tháng 9). Thời gian xuất hiện của nghêu
giống xác định mùa sinh sản của chúng, nghĩa là mùa sinh sản chính từ tháng 5 đến
tháng 7, ở giai đoạ
n thời tiết chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa, và mùa sinh sản phụ
là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (có năm không thấy mùa phụ) với mật độ nghêu
giống xuất hiện thấp hơn. Việc nghêu giống xuất hiện ồ ạt vào tháng 6- tháng 8/1998 cho
thấy yếu tố môi trường giữ vai trò quyết định so với các yếu tố khác như nguồn nghêu bố
mẹ, vị trí và cấu tạo nền bãi.

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
12
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và ctv (1999) cho thấy, mùa vụ sinh sản của
nghêu thường bắt đầu vào thời điểm giao mùa từ mùa khô chuyển sang mùa mưa, tức
khoảng thời gian từ tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm. Đây là thời điểm mà các yếu tố môi
trường nước cũng như khí hậu thay đổi rất lớn, chính sự biến động này đã kích thích nghêu
bố mẹ sinh sản, nguồn nghêu giống xu
ất hiện chủ yếu tại 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của nghêu bố mẹ
Theo D.B. Quayle và G.F. Newkirk (1989), mùa vụ sinh sản của các loài 2 mảnh
vỏ có liên quan đến yếu tố môi trường, thời tiết như nồng độ muối, thủy triều, dòng
chảy… đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn. Ở vùng ôn đới, Bilvavia thường sinh sản vào mùa
xuân (quá trình thành thục sinh dụ
c liên quan đến sự tăng dần nhiệt độ vào mùa xuân) và
sự sinh sản phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ vì nồng độ muối vùng ôn đới thường tương
đối ổn định và không có ảnh hưởng nhiều đến sinh sản. Ngược lại, vùng nhiệt đới nhiệt
độ cao và tương đối ổn định còn độ mặn có sự biến động, chính sự biến động này là một
nhân tố kích thích quá trình sinh sản c
ủa Bivalvia, dẫn đến hiện tượng là Bivalvia vùng
nhiệt đới sinh sản kéo dài và kém tập trung hơn Bivalvia vùng ôn đới.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và ctv (1999) cho thấy, sự biến động nồng
độ muối tại các vùng khảo sát có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ và chế độ mưa lũ hàng
năm. Biến động độ mặn vào mùa mưa năm 1997 và mùa khô năm 1998 cao hơn nhiều so
với mùa mư
a năm 1998 và mùa khô năm 1999. Cùng với kết quả điều tra sự xuất hiện
của nghêu giống, tác giả nhận định rằng sự biến động lớn nồng độ muối (giảm mạnh độ
muối) và nhiệt độ (giảm nhiệt độ) vào thời điểm đầu mùa mưa là nguyên nhân chính kích
thích nghêu sinh sản.
Qua nhiều nghiên cứu về mùa vụ sinh sản của nghêu, chúng ta có thể thấy rằng quá
trình sinh sả

n của nghêu có liên quan chặt chẽ với chế độ thời tiết khí hậu, ở đây đặc biệt là
vào các giai đoạn chuyển mùa. Tính chất mùa vụ có liên quan chặt chẽ với các yếu tố như
nhiệt độ, độ mặn. Chính việc thay đổi nhiệt độ và độ mặn ở các giai đoạn chuyển mùa đã
kích thích tuyến sinh dục nghêu thành thục và hình thành mùa vụ sinh sản của nghêu.
+ Các yếu tố
ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu giống
Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (2001), các bãi triều ven biển Bến Tre là
hệ bãi triều châu thổ, biên độ triều tương đối lớn, bị chia cắt mạnh bởi các nhánh sông
lớn và hệ lạch triều. Trong đó các bãi nghêu thuộc loại bãi triều cát mịn - trung, nền đáy
bở xốp và không chắc, nước mặn lợ. Đặc trưng chung của các bãi triều này là xu thế m

rộng và bồi tụ nhanh về phía biển, thường tạo thành các doi cát, cồn cát ở phía cửa sông,
môi trường trầm tích mang tính khử ở mức độ khác nhau, thường giàu C và P, nghèo N.
Khu vực trung triều (có thời gian ngập bãi 16 - 20 giờ/ngày-đêm, cao trình từ 1 - 2,5 m)
nghêu phân bố rất phong phú; khu vực hạ triều (có thời gian ngập bãi 20 - 24 giờ/ngày-
đêm, cao trình từ 3- 4 m) nghêu phân bố chủ yếu là nhóm có kích thước lớn.
Báo cáo của Nguyễn Đinh Hùng (2000) đề cập: theo ngư dân cho biết,
ở những khu
vực nước sâu khoảng 8- 10m tại bãi Thới Thuận, Bình Đại, Bến Tre, nguồn nghêu bố mẹ
phân bố khá dày đặc và nguồn lợi này ít bị tác động bởi sự khai thác của ngư dân do
chúng phân bố ở khu vực nước khá sâu, mặt khác nguồn nghêu nuôi thương phẩm cũng
góp phần bổ sung khá đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng nguồn Nghêu bố mẹ trong tự
nhiên không thiếu, vậy nhân tố còn l
ại ảnh hưởng đến sự hình thành nghêu giống là các

×