BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Doãn Trịnh
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
9273
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mục lục
Bảng chữ viết tắt 1
Mở đầu 2
Phần I: Phương pháp xây dựng chiến lược KH&CN và kinh nghiệm quốc tế về
xây dựng chiến lược KH&CN 4
1.1 Phương pháp luận xây dựng chiến lược KH&CN 4
1.1.1 Khái niệm về chiến lược KH&CN 4
1.1.2 Một số phương pháp luận xây dựng chiến lược KH&CN 6
1.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiế
n lược phát triển KH&CN 11
1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 11
1.2.2 Kinh nghiệm của Úc 12
1.2.3 Kinh nghiệm của New Zealand 13
1.2.4 Kinh nghiệm của Cộng hòa Séc 13
1.2.5 Kinh nghiệm của CHLB Đức 15
1.2.6 Kinh nghiệm của Mỹ 15
1.2.7 Kinh nghiệm của Nhật Bản 17
1.3 Đề xuất phương pháp xây dựng chiến lược phát triển KH&CN VN 17
Phần II: Bối cảnh quốc tế và trong nước 19
2.1 Các xu thế phát triển KH&CN trên th
ế giới 19
2.1.1 Cạnh tranh đổi mới toàn cầu ngày càng mạnh mẽ 19
2.1.2 Các lĩnh vực ưu tiên KH&CN không ngừng phát triển và thay đổi 21
2.1.3. Thúc đẩy đổi mới hợp tác các bên 29
2.1.4. Tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở nghiên cứu 34
2.1.5. Xu thế quốc tế hóa hoạt động NC&PT ngày càng nổi bật 39
2.2 Định hướng phát triển KT-XH và những vấn đề đặt ra cho KH&CN 44
2.2.1 Định hướng phát triển KT-XH của Việ
t Nam đến năm 2020 44
2.2.2 Những vấn đề đặt ra cho phát triển KH&CN từ định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước 50
Phần III: Thực trạng KH&CN của Việt Nam 53
3.1. Thành tựu 53
3.1.1 Năng lực, trình độ KH&CN đã được tăng cường và phát triển 53
3.1.2 KH&CN đóng góp tích cực trong phát triển KT-XH 54
3.1.3 Cơ chế quản lý KH&CN đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện 59
3.1.4 Hệ thống luật về KH&CN đã được xây dựng và hoàn thiện 59
3.1.5 Nhận thức về vai trò của KH&CN ngày càng được nâng cao 60
3.2 Hạn chế 60
3.2.1 KH&CN chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt
chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH 60
3.2.2 Hạ tầng kỹ thu
ật còn thấp kém, nhân lực KH&CN còn thiếu và yếu;
thị trường KH&CN còn sơ khai, chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa
nghiên cứu với đào tạo và SX-KD 68
3.2.3 Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, đổi mới chậm 68
3.2.4 Cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN chậm đổi mới, chưa đáp ứng
được điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN 69
3.3 Nguyên nhân chủ yếu 70
3.3.1 Năng lực quản lý Nhà nước các cấp về KH&CN còn yếu kém 70
3.3.2 Tiềm lực của nền kinh tế nhỏ; mô hình tăng trưởng chưa coi trọng vai
trò của KH&CN 70
3.3.3 Đầu tư cho KH&CN còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả 71
3.3.4 Chủ trương, chính sách phát triển KH&CN chậm được cụ thể hóa và
triển khai trong thực tiễn 72
3.3.5 Chưa có cơ chế chính sách phù hợp
để huy động các nguồn lực ngoài
ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN 72
3.4 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển KH&CN thời gian tới 74
3.4.1 Thuận lợi 74
3.4.2 Khó khăn 75
Phần IV: Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH&CN 76
4.1 Quan điểm phát triển KH&CN đến năm 2020 76
4.1.1 Cơ sở xây dựng quan điểm phát triển KH&CN đến năm 2020 76
4.1.2 Quan điểm phát triể
n KH&CN Việt Nam đến năm 2020 81
4.2 Mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2020 82
4.2.1 Cơ sở xây dựng mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2020 82
4.2.2 Mục tiêu phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 88
4.3 Nhiệm vụ phát triển KH&CN đến năm 2020 90
4.3.1 Cơ sở xây dựng nhiệm vụ phát triển KH&CN đến năm 2020 90
4.3.2 Nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH&CN VN đến năm 2020 111
Phần V: Giải pháp chủ yếu phát triển KH&CN 123
5.1 Cơ sở xây dựng giải pháp chủ yếu phát triển KH&CN 123
5.2 Giải pháp chủ yếu phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 126
Kết luận 131
Tài liệu tham khảo 133
Phần phụ lục 137
Phụ lục 1. Dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011 - 2020 137
Phụ
lục 2. Dự thảo tờ trình về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020” 157
Phụ lục 3. Dự kiến các cơ chế chính sách về KH&CN cần ban hành 169
Phụ lục 4. Dự thảo khung Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai
đoạn 2011 - 2020 171
Phụ lục 5. Phần tổ chức thực hiện của Chiến lược phát triển khoa họ
c và công
nghệ giai đoạn 2011 - 2020 175
Phụ lục 6. Tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN Việt
Nam đến năm 2010 177
Phụ lục 7. Một số thông tin về Việt Nam 195
Phụ lục 8. Phiếu hỏi ý kiến định hướng ưu tiên trong phát triển KH&CN 198
Phụ lục 9. Phân tích SWOT về hệ thống KH&CN và đổi mới ở Việt Nam.202
1
Bảngchữviếttắt
KH&CN: Khoa học và công nghệ
NC&PT: Nghiên cứu và phát triển
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
KT-XH: Kinh tế - xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
TFP: Năng suất các yếu tố tổng hợp
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
EU: Liên minh Châu Âu
HDI: Chỉ số phát triển con người
NSF: Quỹ khoa học quốc gia
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
2
Mở đầu
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và vai trò ngày càng tăng
của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước trên thế giới đã coi
trọng việc nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển KH&CN
hướng về tương lai. Trong đó thường đặt ra những vấn đề về cách tiếp cận phù
hợp với bối cảnh mới, mục tiêu thống nhất chặt chẽ giữ
a phát triển KH&CN và
kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ hoạt động
KH&CN. Việt Nam cũng cần đề ra được và tổ chức thực hiện một chiến lược phát
triển KH&CN nhằm tận dụng triệt để thời cơ, vượt qua những thách thức trong
quá trình hội nhập quốc tế.
Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định s
ố 272/2003/QĐ-
TTg phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm
2010. Cho đến nay, việc thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
Việt Nam đến năm 2010 đã đạt được một số thành tựu nổi bật. Hệ thống luật pháp
về khoa học và công nghệ đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Cơ sở vật
chất kỹ thu
ật phục vụ phát triển khoa học và công nghệ đã có bước phát triển
đáng kể. Khoa học và công nghệ đã có những đóng góp rõ rệt vào phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, việc thực hiện một số mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra còn nhiều tồn tại, bất cập. Đầu tư cho khoa học
và công nghệ còn thấp, đặc biệt là đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Nă
ng lực đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp còn yếu kém. Khoa học và công nghệ chưa trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ còn mang nặng tính
hành chính, chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ và cơ
chế thị trường. Tiềm năng sáng tạ
o của đội ngũ cán bộ và tổ chức khoa học và
công nghệ chưa được khai thác hiệu quả. Cần xây dựng và thực thi Chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn mới để khắc phục những tồn tại, hạn
chế trong hoạt động khoa học và công nghệ thời gian qua và đáp ứng yêu cầu của
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.
Đảng và Nhà n
ước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn định
hướng cho phát triển khoa học và công nghệ như: Nghị quyết Trung ương 2 Khóa
VIII, Kết luận 324 của Bộ Chính trị Khóa X về sơ kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2; Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020 thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Điề
u 37 của Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị
3
quyết số 51/2001/QH10 đã quy định “Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu”.
Đồng thời, Điều 40 của Luật Khoa học và Công nghệ quy định, việc xây dựng và
chỉ đạo chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công
nghệ thuộc nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Để đảm bảo
cho khoa học và công nghệ góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta về cơ
bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nhiều nội
dung về phát triển khoa học và công nghệ trong các chủ trương, chính sách và luật
pháp này cần phải được tiếp tục cụ thể hóa. Xây dựng Chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 có ý nghĩa nhằm cụ thể hóa chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ.
Những v
ấn đề trên đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020.
Đề án Xây dựng chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn
2011-2020 được chủ trì bởi Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (Bộ Khoa
học và Công nghệ).
Mục tiêu tổng quát của đề án là đưa ra luận cứ khoa học để
xây dựng được Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020
trình TTgCP ban hành đáp ứng quá trình CNH, HĐH và thích nghi tiến trình hội
nhập quốc tế dựa trên cơ sở phương pháp luận, thực tiễn phát triển của Việt Nam,
yêu cầu phát triển của KT-XH đặt ra đối với KH&CN giai đoạn 2011-2020. Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ
giai đoạn 2011 - 2020 được xây dựng dựa
trên những nguyên tắc chủ yếu là: quán triệt những quan điểm, chủ trương, chính
sách phát triển khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước; phục vụ thực hiện
có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của
cả nước và địa phương; đảm bảo sự thống nhất giữa quan điểm, m
ục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia cũng
như của các ngành và địa phương; phải đề ra được một số nhiệm vụ, giải pháp
mang tính then chốt và đột phá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và
công nghệ; đồng thời khắc phục một cách căn bản những tồn tại, hạn chế trong
việc thực hiện Chiến l
ược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn trước; đảm
bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế.
Báo cáo đề án bao gồm các phần chính:
- Phương pháp xây dựng chiến lược KH&CN và kinh nghiệm quốc tế về
xây dựng chiến lược KH&CN.
- Bối cảnh quốc tế và trong nước.
- Thực trạng KH&CN.
- Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH&CN.
- Giả
i pháp phát triển KH&CN.
4
Phần I: Phương pháp xây dựng chiến lược KH&CN và
kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược KH&CN
1.1 Phương pháp luận xây dựng chiến lược KH&CN
1.1.1 Khái niệmvềchiếnlượcKH&CN
a. Về thuật ngữ “Chiến lược”
Thuật ngữ chiến lược (Strategy) mượn từ lĩnh vực quân sự
1
. Nhiều nhà
nghiên cứu lịch sử khoa học quân sự ghi nhận rằng vai trò của “chiến lược” nổi
lên rõ rệt khi mục tiêu cuối cùng không thể đạt được bằng một chiến dịch đơn lẻ,
mà cần phải tuân theo một số giai đoạn trên con đường hành động. Cần phải phối
hợp các chiến dịch sao cho các mục tiêu cục bộ đạt được trong từng chiến dịch
hợp thành mộ
t con đường ngắn nhất đạt tới mục tiêu quân sự cuối cùng.
Xuất phát ban đầu từ lĩnh vực quân sự gắn với lịch sử chỉ đạo tiến hành
chiến tranh, ngày nay khái niệm “chiến lược” ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau như kinh tế, chính trị, ngoại giao,
KH&CN và quản lý (nổi bật là trong lý thuyết trò chơi). Chiến lược cũng đã trở
thành công cụ để hàng loạt các chủ thể khác nhau từ các công ty, các tổ chức, các
quốc gia định hướng và quản lý quá trình phát triển của mình. Sở dĩ các lĩnh vực
hoạt động xã hội khác nhau có thể và cần phải vay mượn thuật ngữ chiến lược từ
lĩnh vực quân sự là bởi vì giữa chúng đều cùng có nhu cầu về lựa chọn mục tiêu
và xác định cách thức phối hợp hành động để đạt
được mục tiêu, đặc biệt là trong
bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới với vô số mục tiêu, cách
thức và con đường phát triển khác nhau để mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có thể xem
xét, lựa chọn. Những lựa chọn chiến lược này thường quyết định tương lai, tiền đồ
của cả một dân tộc và quốc gia như trong thực tế đã cho thấy.
Có nhi
ều cách hiểu khác nhau, như: “chiến lược là chương trình hành
động ”, là “tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các con đường để đạt tới các mục tiêu
đặt ra”. Tuy nhiên sự khác biệt chủ yếu chỉ thể hiện ở việc sắp xếp mối quan hệ
giữa các yếu tố: mục tiêu, con đường và nguồn lực (phương tiện). Một số tác giả
không đưa phần xác định mục tiêu vào nội dung của “chiến lượ
c” và coi chiến
lược là công cụ, là con đường để đạt tới mục tiêu đề ra. Một số khác lại cho rằng
nhiệm vụ của chiến lược phải giải quyết tổng hợp ba vấn đề là: định rõ mục tiêu
cần đạt, chỉ rõ con đường cần đi, định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục
tiêu lựa chọn.
1
Oxford English Dictionary (2 ed.). Oxford, England: Oxford University Press. 1989.
5
Việc làm rõ mục tiêu cần đạt có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thiếu mục
tiêu hành động chung các phân hệ sẽ chạy theo mục tiêu cục bộ của mình và thậm
chí nhiều khi còn chống đối lẫn nhau và không thể có được hành động thống nhất.
Mục tiêu thống nhất cũng sẽ quy định tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý của hướng
hành động lựa chọn và đóng vai trò là thước đo hiệu quả để đạt được và
định
hướng chung cho hoạt động của toàn hệ thống. Nhiều tác giả cho rằng mục tiêu
xác định không đúng đắn có nghĩa là đã theo đuổi, giải quyết một vấn đề đặt ra
không “trúng” từ đầu và điều đó sẽ dẫn tới sự phung phí các nguồn lực, như vậy,
còn nguy hiểm hơn cả trường hợp giải quyết không có hiệu quả một vấn đề
được
đặt ra đúng đắn.
Như vậy, cho dù cách phát biểu có khía cạnh chưa hoàn toàn thống nhất,
nhưng có thể cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng chiến lược phải quan tâm
đầy đủ tới cả ba mặt, đó là:
- Làm rõ mục tiêu
- Lựa chọn cách đi (quan điểm, cách tiếp cận) và
- Phương thức phân bố nguồn lực (theo thứ tự ưu tiên).
b. Về khái niệm chiến lược phát triển KH&CN
Theo tác giả
B. Benev, “chiến lược phát triển KH&CN được hiểu là sự xác
định các phương hướng chủ yếu, các con đường phát triển, các vấn đề ưu tiên và
các nỗ lực hướng đích của Nhà nước trong lĩnh vực KH&CN”.
Còn theo các học giả Trung Quốc: “Chiến lược phát triển KH&CN là
những chuẩn tắc, quy định những hành vi trong các hoạt động KH&CN, mang
tính chất toàn diện và lâu dài hoặc của một Nhà nước, hoặc của một khu vực,
nhằ
m thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển
của bản thân KH&CN”. Nhìn chung, theo cách hiểu này thì chiến lược bao gồm
các nội dung cơ bản là: tư tưởng chủ đạo (quan điểm phát triển KH&CN), mục
tiêu cần đạt, các trọng điểm ưu tiên, các giải pháp mang tính chiến lược (tầm dài
hạn). Các chuyên gia nghiên cứu chiến lược Trung Quốc nhấn mạnh: “chiến lược
phát triển KH&CN chính là sách lược, mưu lược phát triển KH&CN, là những
nguyên tắc hành động quan trọng, quy định các thời kỳ và giai đoạn phát triển, là
công trình chung thâu tóm toàn cục, quyết định chính sách, kế hoạch, nhiệm vụ
phát triển KH&CN”. Như vậy, khi xây dựng nội dung của chiến lược phát triển
KH&CN phải định rõ:
- Mục tiêu cần đạt tới trong viễn cảnh dài hạn (có phân đoạn theo thời
gian);
- Các trọng điểm ưu tiên v
ề KH&CN;
- Các con đường để đạt tới mục tiêu theo các hướng ưu tiên đã lựa chọn;
6
- Các biện pháp tác động của Nhà nước để thúc đẩy phát triển KH&CN,
thực hiện các mục tiêu đã định.
Cần chú ý đến mối quan hệ giữa chiến lược KH&CN và chiến lược kinh tế
- xã hội. Các nhà nghiên cứu lịch sử KH&CN thường lưu ý tới hai chức năng cơ
bản của KH&CN, đó là: (i) Phục vụ kinh tế - xã hội; và (ii) Dẫn đường cho kinh
tế-xã hội (đi trước kinh tế-xã hội).
Để có thể thực hiện việc dịch chuyển cơ cấu
kinh tế theo hướng mong muốn cần phải có những bước phát triển vượt trước hợp
lý về mặt công nghệ, khoa học và đào tạo với tư cách là các yếu tố hợp thành
ngày càng quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội. Chính sách công nghệ
thực hiện chức năng là “công cụ” để thực hiệ
n các mục tiêu của chính sách kinh
tế-xã hội nói chung và trực tiếp là chính sách cơ cấu. Chính sách công nghệ luôn
phải đảm bảo một hệ số vượt trước hợp lý về mặt công nghệ. Điều này càng đặc
biệt quan trọng trong giai đoạn cách mạng công nghệ năng động hiện nay.
Để có thể định ra một chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn không thể
chỉ quan tâm tới các quy luật phát triển nội t
ại của KH&CN mà còn phải xem xét
đầy đủ tới các ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội. Môi trường này bao
gồm: người đặt hàng; người đảm bảo các nguồn lực; và các thể chế xã hội đảm
bảo cho việc phát triển và phổ cập các thành tựu KH&CN. Trong đó cần đặc biệt
lưu ý tới các khía cạnh sau:
- Cần làm rõ những nhu cầu kinh tế - xã hội của đất nước đang và sẽ đặ
t ra
trong tương lai, đòi hỏi có sự tham gia của hệ thống KH&CN;
- Cần đánh giá (dự báo) các xu thế phát triển KH&CN của thế giới và tác
động khả dĩ tới việc lựa chọn con đường phát triển khoa học và đổi mới công
nghệ của đất nước;
- Cần lượng định khả năng huy động các nguồn lực của quốc gia và từ bên
ngoài có thể đầu tư cho phát triển khoa học và đổ
i mới công nghệ.
1.1.2 Một số phương pháp luận xây dựng chiến lược KH&CN
a. Technology Foresight (Nhìn trước Công nghệ)
Có nhiều định nghĩa về Foresight đã được đưa ra, nhưng có một định nghĩa
từ Trung tâm Foresight công nghệ (CTF) của APEC được chấp nhận nhiều hơn,
theo đó “Foresight là những ý đồ mang tính hệ thống để nhìn vào tương lai phát
triển của KH&CN, kinh tế-xã hội, và những tương tác giữa các yếu tố đ
ó, nhằm
đạt tới những lợi ích về kinh tế, xã hội, và môi trường”. Định nghĩa này gợi ra một
số điểm đáng lưu ý là: những ý đồ nhìn vào tương lai phải mang tính hệ thống.
Những ý đồ này phải ở tầm dài hạn, thường là từ 10 đến 20 năm; Foresight là một
quá trình hơn là bản thân một vài kỹ thuật đơn giản, bao gồm các hoạt động tham
khảo ý kiến các bên, các tương tác gi
ữa bên nghiên cứu và bên sử dụng (theo
7
nghĩa rộng) kết quả; việc tạo ra phúc lợi và phát triển bền vững phải đi liền với
nhau; chú trọng những phân tích về lợi ích (và bất lợi) của các công nghệ mới.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa Foresight và Dự báo (Forecast). Tư duy
mới trong dự báo KH&CN thể hiện qua cách tiếp cận “nhìn trước” áp dụng lý
thuyết phức tạp coi công nghệ và quá trình đổi mới công nghệ là những hệ thố
ng
bao gồm vô số các liên kết, tương tác phức tạp với hệ thống kinh tế- xã hội mà
không một mô hình tuyến tính nào có thể mô tả. Do vậy, cách tiếp cận dự báo mới
phải mang tính tổng thể, liên kết, quan tâm chủ yếu đến tương tác giữa các yếu tố
cấu thành của hệ thống. Khác với cách tiếp cận dự báo có sử dụng mô hình, “nhìn
trước” không sử dụng những giả định giản quy hiện thực mà áp dụng các phương
pháp tham dự, đưa tất cả những yếu tố (ý kiến, những lợi ích xã hội, kinh tế, môi
trường, công nghệ) vốn có và thực có tác động đến quá trình để xem xét và chủ
động chuẩn bị trước các giải pháp có thể đối phó. Nói cách khác, theo triết lý của
Foresight, điều sẽ đến trong tương lai còn tuỳ thuộc vào những gì chúng ta lựa
chọn trong hiện tại (con người khó dự báo được t
ương lai, nhưng chính con người
lại có thể tạo ra tương lai của mình!). Và như vậy, Foresight nhằm đưa ra các cơ
hội để chi phối tương lai, nhờ những quyết định thông minh ở hiện tại.
Có thể nêu một số phương pháp thường được sử dụng để tiến hành các
nghiên cứu Foresight là:
- Phương pháp ngoại suy. Phương pháp này giả định tương lai là kéo dài
của hiện tại, và mọi sự kiện v
ẫn tiếp diễn theo phương thức như trong quá khứ.
Giả định này rõ ràng là quá đơn giản trong một thế giới ngày càng tương thuộc
lẫn nhau, đồng thời những biến đổi bất ngờ tại mọi nơi, mọi lúc, đều có thể tác
động mạnh mẽ đến nền kinh tế và xã hội.
- Điều tra Delphi. Phương pháp này bao gồm nhiều vòng hỏi ý kiến
chuyên gia dưới dạng phiếu hỏi, nh
ằm tìm kiếm một sự hội tụ, sự đồng thuận, về
vấn đề đặt ra. Giả định ở đây là: sự đồng thuận của một nhóm chuyên gia có thể là
tin cậy hơn so với ý kiến từng cá nhân. Một lợi thế và ưu điểm của phương pháp
này là tính bí mật độc lập, và sự tham gia rộng rãi của các đối tượng. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi tốn nhiề
u thời gian và kinh phí.
- Phương pháp tham vấn. Phương pháp này sử dụng các tiếp cận rộng rãi
ý kiến của nhiều cộng đồng, nhằm tham vấn về các loại tương lai ở tầm dài hạn,
đó là: tương lai có thể xảy ra; tương lai mong muốn; và tương lai ưa thích. Trong
đó tương lai có thể là bao gồm hàng loạt phương án (kịch bản) có thể xuất hiện;
tương lai mong muốn là các phương án phân tích của các chuyên gia dựa trên các
xu thế; còn tươ
ng lai ưa thích là những phương án mà xã hội cần phải đạt đến.
Bằng cách so sánh những tương lai này với nhau, phân tích những vấn đề cốt yếu,
các tham vấn sẽ xác định một chiến lược nhằm đạt được tương lai ưa thích.
8
- Phương pháp xây dựng kịch bản. Phương pháp này sử dụng cách tiếp
cận có chủ đích là phát triến các kịch bản về tương lai và đánh giá ý nghĩa của
chúng. Những kịch bản được nêu ra thường phải là những bức tranh hợp lý, có lô
gic về những khả năng trong tương lai, chứa đựng các yếu tố định lượng và định
tính, nhằm tạo cơ sở để đề xuất nhữ
ng phản ứng linh hoạt trước những thay đổi
đột ngột trong tương lai.
- Phương pháp xác định công nghệ then chốt. Phương pháp này sử dụng
một nhóm nhỏ chuyên gia để triển khai một danh mục các công nghệ nguồn có
vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các kết quả theo phương pháp này
thường mang tính chất “trọng cung”, theo kiểu “công nghệ đẩy”, hoặc bị chi phối
bởi các nhu cầu công nghiệp, mà ít chú ý đến các nhu cầu xã h
ội, do vậy có ít tác
dụng đối với chiến lược phát triển chung của cả hệ thống kinh tế-xã hội.
b. Phương pháp tiến cận theo các chùm đổi mới (Innovation clusters)
Nhiều nước đang tăng cường sử dụng cách tiếp cận chùm ngành để phân
tích các dòng tri thức trong các hệ thống đổi mới, qua đó mô tả (mapping) mối
quan hệ tương tác chặt chẽ giữa một số doanh nghiệp và công nghiệp. Các quan
hệ t
ương tác này có thể phát triển xung quanh một vài công nghệ chủ chốt, các tri
thức, kỹ năng được chia sẻ hoặc các quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp.
Các quốc gia, bất kể hiện trạng đổi mới của họ thế nào thường không trải đều ra
tất cả các ngành công nghiệp mà quy tụ lại xung quanh một số chùm ngành có
quan hệ với nhau theo cả chiều ngang và chiều dọc. Theo sơ đồ hình thoi, các
chùm ngành công nghiệp h
ỗ trợ và có liên quan có thể tạo ra các dạng nhu cầu về
sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các yếu tố đầu vào
chuyên môn hoá như chuyên gia, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hình thức lưu
chuyển tri thức có thể khác nhau đáng kể từ chùm ngành này sang các chùm
ngành khác hoặc trong cấp độ từng nước chuyên môn hoá theo các chùm ngành
khác nhau.
Theo một cách phân loại được biết đến nhiều nhất về các doanh nghiệp đổi
mới, các chùm có thể được phân theo: chùm hình thành trên cơ sở m
ột chuyên
ngành khoa học có thế mạnh; chùm để khai thác lợi thế về quy mô sản xuất; chùm
xung quanh một nhà cung cấp chiếm ưu thế; chùm các nhà cung cấp (supplier)
chuyên môn hoá. Mỗi kiểu chùm có đặc điểm riêng của nó thể hiện qua dòng tri
thức chiếm ưu thế. Đối với các chùm ngành dựa trên khoa học (như dược phẩm,
hàng không vũ trụ), các liên hệ với nghiên cứu cơ bản và với các viện nghiên cứu
công cộng, đại học là rất quan trọng bổ sung thêm cho các hoạt động nghiên cứu
do họ tự tiến hành. Những ngành này đều có quy mô NC&PT lớn, có nhiều sáng
chế và hợp tác chặt chẽ với khu vực nghiên cứu công cộng. Các chùm khai thác
lợi thế quy mô (như chế biến thực phẩm, phương tiện đi lại) có khuynh hướng liên
kết với các viện và đại học kỹ thuật mà không tự làm nhiều nghiên cứu. Mức độ
9
đổi mới của chúng phụ thuộc vào khả năng nhập khẩu tri thức được tạo ra từ bên
ngoài, nhất là kiến thức về các quy trình sản xuất. Các chùm ngành xoay quanh
một nhà cung cấp chính như lâm nghiệp, dịch vụ thường nhập khẩu công nghệ
chủ yếu dưới dạng vốn và sản phẩm trung gian; mức độ đổi mới của họ phần
nhiều do năng lực quan hệ với các nhà cung cấ
p, các dịch vụ mở rộng quyết định.
Chùm các nhà cung cấp chuyên môn hoá (phần cứng và phần mềm máy tính)
thường có hàm lượng NC&PT cao và chú trọng các đổi mới về sản phẩm, chủ yếu
cộng tác chặt chẽ với nhau, thông qua mối quan hệ giữa các khách hàng và người
sử dụng.
c. Phương pháp xây dựng kịch bản
Kịch bản là một công cụ để tổ chức sắp xếp các hình dung, quan niệm của
m
ột người về những tương lai khác nhau có thể sẽ diễn ra mà các quyết định ngày
hôm nay phải tính đến. Các sự kiện tương lai trong kịch bản thể hiện những chiều
hướng diễn biến khác nhau của hiện thực mà trí tuệ, sự mẫn cảm của con người
hiện có thể nhận thức được.
Điểm đặc biệt của việc áp dụng kỹ thuật xây dựng kị
ch bản thể hiện ở giả
định nhiều tương lai khác nhau có thể xảy ra chứ không phải chỉ có một tương lai
nào là duy nhất và tất định. Điều này làm cho cách tiếp cận “nhìn trước” thông
qua phương pháp xây dựng các kịch bản phát triển rất khác với khuôn khổ của các
dự báo truyền thống thường chỉ thao tác trong khuôn khổ của một tương lai duy
nhất. So với phương pháp điều tra Delphi vốn dựa trên nh
ững hình dung thông
thường có sự đồng thuận của số đông người được hỏi ý kiến, phương pháp xây
dựng kịch bản dựa nhiều vào các hình dung cá nhân, bất thường, có thể phi lô gic
hơn là các đánh giá theo lô gic. Thực chất của quá trình xây dựng kịch bản là đề
xuất và phát triển những ý tưởng của cá nhân và của tập thể, mang tính hình dung
cao và rất kỳ lạ thậm chí đến mức kỳ quái về tương lai để
đưa ra thảo luận. Mức
độ phong phú của các ý tưởng về tương lai được đề xuất trong quá trình xây dựng
các kịch bản quan trọng hơn độ chuẩn xác của tư duy.
Để xây dựng được những kịch bản nêu trên, người ta thường thực hiện một
quy trình gồm 10 bước: xác định chủ đề và đối tượng nghiên cứu; chuẩn bị về tổ
chức và nhân sự; chuẩn bị thông tin đầu vào cho xây d
ựng, thảo luận kịch bản; dự
kiến kế hoạch, tiến trình xây dựng và thảo luận kịch bản; xác định và phân tích
những động lực chính quyết định, chi phối sự phát triển của chủ đề nghiên cứu;
xác định và phân tích các bất định; xây dựng các kịch bản; tinh chỉnh và hoàn
chỉnh các kịch bản; đề xuất các giải pháp, hành động và xác định các ưu tiên; hình
thành các khuyến nghị ưu tiên với các c
ơ quan làm chính sách.
d. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tên viết tắt từ tiếng Anh bao gồm các khái niệm:
10
- S (Strength - Điểm mạnh): là những khả năng cạnh tranh của quốc gia,
ngành và doanh nghiệp như công nghệ, kỹ năng, các nguồn lực, vị trí thị trường…
- W (Weak - Điểm yếu): các điều kiện của quốc gia, ngành và doanh nghiệp
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai thí dụ như công nghệ lạc hậu, sản phẩm
nghèo nàn, hình dung thị trường kém, năng lực quản lý yế
u.
- O (Opportunities - Cơ hội): là những điều kiện bên ngoài hoặc hoàn cảnh
mà quốc gia, ngành và doanh nghiệp có thể được thuận lợi bởi việc sử dụng một
kỹ năng thích hợp cụ thể, hoặc công nghệ mà quốc gia, ngành và doanh nghiệp có
thể tăng trưởng nhanh chóng bởi sự quan tâm rộng rãi của thị trường.
- T (Threats- Thách thức): là những điều kiện môi trường bên ngoài ở thời
đ
iểm hiện tại hoặc tương lai mà có thể có ảnh hưởng không tốt đến quốc gia,
ngành và doanh nghiệp, chúng có thể xẩy ra dưới dạng như sự thay đổi dân số, sở
thích mua bán, công nghệ mới hoặc sự gia tăng cạnh tranh.
SWOT là một công cụ phân tích có thể được sử dụng để kiểm tra những
điểm mạnh và những điểm yếu bên trong của mỗi quốc gia, ngành và doanh
nghiệp cũng nh
ư các cơ hội và thách thức bên ngoài đối với các quốc gia, ngành
và doanh nghiệp đó. Phân tích SWOT có liên quan đến việc thu thập các yếu tố
bên trong và bên ngoài mà có thể có tác động đến sự phát triển của quốc gia,
ngành và doanh nghiệp. Kỹ thuật này giúp cho các quốc gia, ngành và doanh
nghiệp tự phân tích những điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu và chớp được các cơ
hội một cách thuận lợi. Một bảng phân tích SWOT thường được mô tả d
ưới dạng
một ma trận để quốc gia, ngành và doanh nghiệp tập hợp các thông tin và ấn định
các khả năng có thể tốt và xấu làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược và kế
họach hành động. Các phân tích SWOT có thể được sử dụng như là công cụ
trọng tâm trong các phân tích chiến lược của một quốc gia, ngành hoặc doanh
nghiệp, thậm chí một tổ chức.
Sản phẩm của bả
n phân tích SWOT là các yếu tố tích cực và tiêu cực tiềm
năng được nhận dạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, ngành và
doanh nghiệp.
đ. Phương pháp xây dựng lộ trình công nghệ (TRM)
Xây dựng lộ trình công nghệ là phương pháp xác định những công nghệ
quan trọng cần thiết từ việc đánh giá nhu cầu của thị trường trong tương lai, thông
qua các mốc thời gian (3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc dài h
ơn nữa) để đáp ứng đòi
hỏi của thị trường; đồng thời đưa ra các biện pháp phối hợp để triển khai lộ trình
công nghệ và các hoạt động sau khi triển khai bản lộ trình công nghệ đó.
“Lộ trình công nghệ” (còn hiểu là một bản đồ con đường phát triển công
nghệ) có hàm ý nói tới “một cách nhìn có hệ thống và tích cực hướng về tương
lai”. “Lộ trình công nghệ” không phải là mộ
t bản dự báo đơn thuần về công nghệ,
11
vì dự báo công nghệ chỉ cho ta thông tin về những công nghệ gì sẽ xuất hiện trong
tương lai. Còn việc một doanh nghiệp, một ngành cụ thể của một đất nước có định
áp dụng các công nghệ đó hay không, còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Và
đây chính là nhiệm vụ của “Lộ trình công nghệ”.
“Lộ trình công nghệ” phải xác định được các công nghệ then chốt (critical)
cần thiết cho công nghiệp (theo ngành, theo doanh nghiệp) để đáp
ứng nhu cầu
của thị trường trong vòng 5 -10 năm tới. Thực chất của việc xác định “Lộ trình
công nghệ” là: “từ đánh giá nhu cầu của thị trường trong tương lai, xác định
những công nghệ quan trọng cần thiết qua các mốc thời gian (3 năm, 5 năm hoặc
10 năm) để đáp ứng đòi hỏi của thị trường; đồng thời đưa ra các biện pháp phối
hợp các nỗ l
ực của cả Nhà nước, cộng đồng KH&CN và giới doanh nghiệp để có
thể vươn tới các công nghệ đã xác định”.
Như vậy Lộ trình công nghệ có thể hiểu như một loại chương trình hướng
vào hành động, vì vậy phạm vi áp dụng cách tiếp cận này tương đối vạn năng. Có
thể xây dựng các loại “Lộ trình công nghệ” sau: Lộ trình công nghệ cho các
ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiêp, bưu chính viễn thông, hàng không, );
Lộ
trình công nghệ cho các doanh nghiệp; Lộ trình công nghệ cho một dự án phát
triển (ví dụ dự án phát triển năng lượng mặt trời ở Mỹ); Lộ trình cộng nghệ cho
một sản phẩm;
1.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược phát triển KH&CN
1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Kế hoạch trung hạn và dài hạn phát triển KH&CN cho giai đoạn 2006-
2020 của Trung Quốc được xây dựng trong nhiều năm với sự tham gia của hơn
2000 chuyên gia. Đây là lần thứ ba kể từ năm 1949, Trung Quốc xây dựng và ban
hành kế hoạch phát triển KH&CN với quy mô và tầm nhìn dài hạn. Khác biệt cơ
bản của kế hoạch này so với các kế hoạch trước đây là sự khẳng đị
nh mục tiêu
xây dựng một hệ thống đổi mới quốc gia mang màu sắc Trung Quốc và lấy doanh
nghiệp làm trung tâm. Tuy không gọi là chiến lược phát triển KH&CN nhưng về
thực chất Bản kế hoạch đã đưa ra những định hướng mục tiêu mang tính chiến
lược cho KH&CN Trung Quốc trong thời kỳ 15 năm (2006-2020). Điều đáng lưu
ý nhất thông qua bản Kế hoạch này là Trung Quốc đã thể hiệ
n một tầm nhìn dài
hạn, tư duy toàn cầu và cách tiếp cận hệ thống đổi mới trong định hướng chiến
lược phát triển KH&CN.
Quá trình xây dựng kế hoạch này Trung Quốc đã tiến hành thông qua 5
giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn chuẩn bị: Nội dung bao gồm chuẩn bị số liệu, phương pháp, tổ
chức.
12
- Giai đoạn nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến Bản chiến
lược.
- Giai đoạn soạn thảo: Tổng hợp kết qủa nghiên cứu thành Dự thảo chiến
lược.
- Giai đoạn tư vấn: lấy ý kiến cho các Dự thảo chiến lược.
- Giai đoạn hoàn thiện và phê duyệt: Hoàn thiện và trình cấp thẩm quyền.
Bản kế hoạch xác định mục tiêu của hệ th
ống KH&CN Trung Quốc là biến
đổi trở thành Hệ thống đổi mới quốc gia, trong đó hệ thống này được xác định là
hệ thống xã hội trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo, thị trường đóng vai trò
cơ bản, nền tảng trong huy động nguồn lực, các tác nhân, chủ thể đổi mới khác
cộng tác và liên kết chặt chẽ với nhau một cách hiệu quả.
Để thực thi kế hoạch, Chính ph
ủ và Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã ra
Quyết định động viên toàn Đảng, và toàn dân phấn đấu đưa Trung Quốc trở thành
một quốc gia phát triển theo định hướng đổi mới (Innovation- oriented country)
đồng thời đưa ra các chính sách bổ sung khác để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
11 về KH&CN.
1.2.2 Kinh nghiệm của Úc
Kinh nghiệm Úc cho thấy những hạn chế và hạn hẹp của cách tiếp cận
công nghệ
theo nghĩa hẹp trong xác định ưu tiên KH&CN quốc gia. Chính phủ Úc
gần đây cho rằng những ưu tiên KH&CN cần phải được tiến hành trong khuôn
khổ của những mục tiêu cơ cấu tầm quốc gia thay vì xác định những ưu tiên theo
đề tài tập trung vào một số bộ môn khoa học nào đó. Và rằng, các ưu tiên quốc gia
không nên chỉ được xác định trong khuôn khổ các bộ, ngành mà cần tập trung vào
những lĩnh vực rộng lớn x
ứng với tầm vóc của một chiến lược NC&PT tổng thể
cho cả nước. Các chính phủ dường như giải quyết vấn đề theo cách tiếp cận từ
dưới lên, dựa nhiều vào vai trò của các ngành công nghiệp và cộng đồng nghiên
cứu để định hướng cho NC&PT, và mặc dù họ cũng dựa vào một vài cơ quan tư
vấn để xác định những lĩnh vực cần chú ý đặc biệt. Chỉ
có rất ít đối thoại giữa
Chính phủ Liên bang, các Bang và cơ quan quản lý vùng về các ưu tiên trong
nghiên cứu.
Trong thực tế, Nhà nước và Chính phủ các bang không phối hợp một cách
hữu hiệu những nỗ lực nghiên cứu giữa họ với nhau kể cả với Chính phủ Liên
bang. Nhà nước và chính quyền các bang đã thông qua những lĩnh vực phù hợp
với đặc thù về chuyên môn và các kỹ năng sẵn có. Tuy nhiên do không có cách
tiếp cận phối hợ
p đầu tư chung nên đã có một vài lĩnh vực trùng lặp với Chính
phủ Liên bang trong cấp vốn đầu tư.
13
1.2.3 Kinh nghiệm của New Zealand
Do hạn hẹp về nguồn lực đầu tư cho các hoạt động NC&PT, cộng với cơ
sở hạ tầng công nghiệp nhỏ bé, nước này đã sử dụng cách tiếp cận Technology
Foresight (Nhìn trước công nghệ) như là một công cụ để xác định ưu tiên
KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư, sử dụng ngân sách công cho
KH&CN. New Zealand là một nước nhỏ không thể cạnh tranh với các nướ
c lớn
trong mọi lĩnh vực nghiên cứu và triển khai. Tập trung cho một số lĩnh vực ưu
tiên New Zealand có lợi thế là động cơ nằm đằng sau nỗ lực xác định ưu tiên cho
các hoạt động NC&PT ở New Zealand Đề án “nhìn trước công nghệ” gần đây
nhất được khởi đầu từ năm 1997 để xác định ưu tiên đầu tư ngân sách cho
KH&CN các năm 2000-2002. Trong Dự án này, việc xác định ưu tiên và bố trí
ngân sách cho KH&CN
được tiến hành với sự tham gia rộng rãi từ phía cộng
đồng KH&CN và các tác nhân khác trong xã hội như cộng đồng doanh nghiệp,
giáo dục-đào tạo, các nhà làm chính sách trong chia sẻ thông tin và những quan
điểm khác nhau. Tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế đều được Nhà nước
khuyến khích tiến hành các đề án “nhìn trước” để xây dựng mục tiêu và tầm nhìn
đến năm 2010, từ đó chỉ ra sẽ đạt tới mục tiêu và hiện thực hoá tầm nhìn đó thông
qua KH&CN nh
ư thế nào. Ưu tiên KH&CN trong quá trình “nhìn trước” ở New
Zealand được xem như và xác định là công cụ để thực hiện các mục tiêu và tầm
nhìn dài hạn. So với trước đây, thay đổi đáng kể nhất trong xác định ưu tiên
KH&CN ở New Zealand là việc thiết kế một quy trình lấy ý kiến tư vấn của các
chuyên gia và xử lý ý kiến chuyên gia một cách cụ thể, chi tiết từ đó hình thành
nên tầm nhìn tập thể đủ rộng rãi và dài hạ
n làm cơ sở cho các quyết định về ưu
tiên NC&PT.
1.2.4 Kinh nghiệm của Cộng hòa Séc
Cộng hòa Séc đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn ưu tiên phải kết hợp cả cách
tiếp cận từ phía cầu và từ phía cung trong đó đặc biệt nhấn mạnh cách tiếp cận
định hướng nhu cầu. Không có đủ thời gian tiến hành những điều tra Delphi quy
mô lớn như Nhật, Anh, Đức và Hungary đã làm, nên Cộ
ng hòa Séc sử dụng
phương pháp xác định các công nghệ then chốt (còn gọi là các công nghệ chiến
lược, công nghệ then chốt tầm quốc gia) đã được áp dụng thành công trong
trường hợp Hà Lan, Pháp và Hoa Kỳ. Điều chủ yếu quyết định thành công của dự
án được xác định là xây dựng sự đồng thuận giữa các bên có liên quan như chính
phủ, giới công nghiệp, thương mại, hàn lâm và các giới chính trị. Đầu vào cho
quá trình lựa ch
ọn cũng phải được lựa chọn xuất phát từ nhu cầu thật của những
người sử dụng kết quả trong tương lai, từ nhu cầu đánh giá tiềm năng nghiên cứu
quốc gia.
Theo chủ trương của Chính phủ, cơ quan chủ trì, quản lý dự án quốc gia về
“nhìn trước” được tuyển chọn qua đấu thầu công khai. Bộ Giáo dục Thanh niên
14
và Thể thao được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu và là đại diện cho Chính phủ
trong quá trình thực thi dự án. Ngân sách cho dự án được lấy từ chi tiêu ngân sách
NC&PT để trang trải toàn bộ chi phí tiến hành dự án.
Quá trình tiến hành Chương trình “nhìn trước” quốc gia đã tiến hành các
hoạt động sau:
- Hoạt động chuẩn bị: chủ yếu là tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên
gia (đã thu thập được tên tuổi và lý lịch khoa h
ọc của hơn 800 chuyên gia có thể
huy động tham gia chương trình).
- Thu thập thông tin, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho hoạt động của chương
trình bao gồm: phỏng vấn các bên sử dụng kết quả nghiên cứu để tìm hiểu nhu
cầu của họ về những kết quả nghiên cứu và công nghệ cần có trong 10 năm tới;
thu thập các số liệu thống kê quốc gia có liên quan, thông tin về chiến lược của
các bộ
ngành, các nguồn đầu tư công cộng và tư nhân; xây dựng các kịch bản phát
triển và phân tích SWOT cho 13 lĩnh vực.
- Thành lập 18 nhóm nghiên cứu “nhìn trước”, mỗi nhóm trung bình từ 15
đến 20 chuyên gia với thành phần ngang bằng nhau cho khối nghiên cứu và khối
ứng dụng kết quả nghiên cứu. Hoạt động chủ yếu của các nhóm này tập trung vào
việc thảo luận các kịnh bản phát triển, các vấn đề liên ngành và đi đến sự đồng
thuận về các h
ướng ưu tiên. Quan điểm và tầm nhìn của các bên tạo ra kết quả
nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu đều được tính đến và xem xét trong các
phân tích.
- Hoạt động của Uỷ ban điều phối chủ yếu nhằm xác định các chủ để
nghiên cứu liên ngành, tiến hành xử lý các kết quả do các nhóm nghiên cứu báo
cáo (có thể thu hẹp thêm các công nghệ hoặc chủ đề nghiên cứu do các nhóm
nghiên cứu đã đề xuấ
t), bố trí sắp xếp lại các dự án nghiên cứu nhỏ vào các chủ đề
và chương trình nghiên cứu liên ngành.
- Hội thảo công bố, xuất bản các kết quả nghiên cứu bước đầu, thông tin
phản hồi từ phía các nhà nghiên cứu, khối công nghiệp và các bên thụ hưởng
khác. Báo cáo kết quả cho nhà tài trợ là Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao.
Sau 1 năm tiến hành Dự án, các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để
thiết k
ế Chương trình nghiên cứu quốc gia bao gồm 05 chương trình theo chủ đề
và 03 chương trình nghiên cứu liên ngành. 05 chương trình theo chủ đề là: chất
lượng cuộc sống, xã hội thông tin, cạnh tranh, năng lượng và chuyển hoá xã hội.
03 chương trình liên ngành bao gồm: nguồn nhân lực cho NC&PT, các NC&PT
liên kết, hợp tác quốc tế và vùng về nghiên cứu triển khai. Kết quả quan trọng
khác của dự án là đã nâng cao được tầm quan trọng và sự quan tâm của các cơ
quan ban hành chính sách tại Cộ
ng hòa Séc về các nghiên cứu định hướng chiến
lược nói chung và “nhìn trước” nói riêng. Hội đồng nghiên cứu - triển khai của
15
Chính phủ Cộng hoà Séc đã yêu cầu chuẩn bị nghiên cứu để khởi động một
Chương trình quốc gia về “nhìn trước” nhằm thực hiện các nghiên cứu chiến lược
dài hạn, xác định các ưu tiên nghiên cứu, công nghệ và ảnh hưởng của chúng đến
tương lai phát triển của Cộng hoà Séc.
1.2.5 Kinh nghiệm của CHLB Đức
Bản chất của phương pháp điều tra Delphi trong các quá trình “nhìn trước”
là sử dụng ý kiến chuyên gia nh
ư là nguồn thông tin để xử lý và rút ra những đánh
giá về tầm quan trọng và thời điểm xuất hiện những công nghệ có liên quan.
Trên thực tế, Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Công nghệ Liên bang Đức đã
khởi đầu các hoạt động “nhìn trước” từ đầu những năm 1990 với dự án: “Các
công nghệ đầu thế kỷ 21”. Về mặt phương pháp, nước Đức chủ yếu sử dụng các
đ
iều tra Delphi. Thí dụ năm 1994 điều tra Delphi về phát triển của KH&CN tương
lai. Năm 1995 tiến hành một tiểu điều tra Delphi khác kết hợp với Viện Chính
sách KH&CN Nhật Bản. Và năm 1998 tiến hành một điều tra Delphi lớn về
những xu hướng xã hội toàn cầu.
Tuy nhiên, các điều tra Delphi của Đức đã bị chỉ trích là chỉ lôi kéo các
chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến và xử lý các ý kiến cũng chỉ theo cách làm
của các nhà chuyên môn v
ề KH&CN, thành phần xã hội trong các quá trình “nhìn
trước” rất hạn hẹp. Khắc phục nhược điểm này, bắt đầu từ năm 1999, nước Đức
đã khởi động một chương trình “nhìn trước” quốc gia dưới tên gọi: “Quy trình
FUTUR” tập trung cho hai lĩnh vực là “Di động và truyền thông”. “Sức khoẻ và
Chất lượng cuộc sống”. Tuy nhiên một lần nữa cách thức tiến hành lại có vấn đề
do rất ít người tham dự
am hiểu quy trình tiến hành, đồng thời vấn đề nghiên cứu
đặt ra không rõ.
Đứng trước tình hình đó, năm 2001, Chính phủ Đức đã quyết định khởi
động lại “FUTUR” với những thay đổi về phương pháp làm cho “nhìn trước” trở
thành một hoạt động có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội. Thay cho
những ý kiến “vắng mặt” trong các điều tra Delphi, việc lấy ý kiến chuyên gia
chuyển sang các cuộc trao đổi trự
c tiếp giữa những người tham dự để tạo mối
tương tác tập thể gần gũi hơn với những quyết định đồng thuận về phân tích hiện
tại, hình dung tương lai, lựa chọn hành động.
1.2.6 Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là nước chú trọng đến phương pháp “nhìn trước công nghệ”. Cụ thể là
một số hình thức hoạt động như:
- Tổ chức các h
ội thảo: Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) trong 2 năm
2002-2003 đã tài trợ tổ chức khoảng 877 hội thảo nhằm xác định những hướng
nghiên cứu ưu tiên có triển vọng nhất và xem xét ảnh hưởng của chúng đến phát
16
triển kinh tế-xã hội. Thí dụ như ảnh hưởng của công nghệ thông tin, công nghệ
nano, công nghệ sinh học. Đặc điểm của những hội thảo này là có sự tham gia của
các quan chức, các tổ chức phi chính phủ và cung cấp những đầu vào rất quan
trọng cho hoạt động kiểu ”nhìn trước”.
- Xây dựng các lộ trình công nghệ: loại hoạt động này thường tập trung xác
định quỹ đạo của một công nghệ nh
ất định và đề xuất những biện pháp để duy trì
quỹ đạo phát triển của nó. Ngoài ra khi xây dựng lộ trình của một công nghệ
người ta cũng còn đánh giá nhu cầu thị trường tương lai đối với công nghệ đó.
Cách tiếp cận xây dựng lộ trình công nghệ đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với
những công nghệ phức tạp cần phải có sự điều phố
i phát triển của nhiều thành
phần và hệ thống con. Các lộ trình cũng tỏ ra rất hữu ích đối với những công nghệ
phát triển theo các quỹ đạo tiệm tiến.
- Nghiên cứu chính sách: Đây cũng là loại hoạt động kiểu “nhìn trước”
thường được tiến hành bởi các tổ chức “think-tank”, các uỷ ban tư vấn, các quỹ
giống như NSF. Nhân vật chính là các chuyên gia được huy động để đánh giá ảnh
hưởng xã h
ội của công nghệ và đưa ra những đề xuất nghiên cứu cho tương lai.
- Dự báo trong các công ty tư nhân: nhiều công ty tư nhân thường tiến
hành các dự báo về công nghệ và thị trường, thí dụ như Gartner, Forester
Research. Những nghiên cứu này thường chỉ có giá trị tham khảo nội bộ, không
đưa ra những quyết định có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Phương pháp tiến hành cũng
rất đặc thù, không có để thảo luận xã hội rộng rãi. Tuy nhiên loạ
i hoạt động này
thường được tiến hành rất thường xuyên trong các công ty và gắn chặt với quá
trình ra quyết định trong nội bộ công ty, không phải qua các thiết chế trung gian
và cơ quan làm chính sách thường rất quan liêu trong các chính phủ.
- Xác định những công nghệ then chốt: đây có thể xem là loại hoạt động
xác định ưu tiên công nghệ rất thịnh hành ở Hoa Kỳ được khởi đầu từ giữa những
năm 80. Thậm chí một Viện các công ngh
ệ then chốt (Critical Technology
Institute) trực thuộc Văn phòng chính sách KH&CN đã được thành lập. Nhìn
chung loại hoạt động này thường tập trung vào xác định những công nghệ nền
(generic) phục vụ cho các cơ quan chính phủ (bộ quốc phòng, năng lượng, không
gian-vũ trụ) nhưng lại ít quan tâm đến phát triển những công nghệ cơ bản mang
lại lợi ích chung cho xã hội.
Việc hoạch định các ưu tiên KH&CN ở Hoa Kỳ là một quá trình phức tạp
v
ới vai trò của nhiều tác nhân từ quốc hội, hạ viện, thượng viện, các uỷ ban của
quốc hội, văn phòng chính sách KH&CN, Hội đồng KH&CN quốc gia, các cơ
quan thừa hành (Quỹ khoa học quốc gia, Viện quốc gia về sức khoẻ, Bộ quốc
phòng, Bộ năng lượng, các nhà khoa học trong các lĩnh vực, hiệp hội nghề nghiệp
17
và các công ty tư vấn, Sự xuất hiện và phổ biến của Internet và công nghệ nano
là những ví dụ về quá trình lôi kéo các liên minh giữa các nhà khoa học, nhà sản
xuất, quan chức trong các cơ quan làm chính sách như Nhà Trắng và Quốc hội để
đưa ra lý lẽ mang tính cạnh tranh trong việc xin tài trợ. Có thể nói, ngoài Văn
phòng chính sách KH&CN và Quốc hội Hoa Kỳ không có cơ quan, tổ chức nào
khác có một cái nhìn đủ rộng rãi để có thể tiến hành các quá trình “nhìn trước”.
1.2.7 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Ti
ến hành các cuộc điều tra Delphi về phát triển công nghệ ở Nhật Bản
được tiến hành thường xuyên ở Nhật Bản. Phương pháp điều tra Delphi được
quan niệm là phương pháp tìm kiếm sự đồng thuận về ý kiến của các chuyên gia
bằng cách lặp lại các câu hỏi. Trong vòng lấy ý kiến lần hai, sẽ đưa ra đánh giá về
kết quả ý kiến vòng một và các ý kiến sẽ dần dần hội t
ụ.
Tại cuộc điều tra Delphi lần thứ VII kết thúc năm 2001, Nhật Bản đã thành
lập một Ủy ban điều phối quốc gia, do Trung tâm “nhìn trước” KH&CN thuộc
Viện Chính sách KH&CN Nhật Bản làm nọ̀ng cốt. Ủy ban này điều phối hoạt
động của hai khối tiểu ban: các tiểu ban công nghệ bao gồm 14 tiểu ban với sự
tham gia của các chuyên gia công nghệ và 3 Tiểu ban định hướng nhu cầu chủ
y
ếu gồm các chuyên gia về khoa học xã hội, nhân văn. Các phiếu hỏi được yêu
cầu chuyên gia cho ý kiến về những lĩnh vực công nghệ nào được coi là quan
trọng đối với Nhật Bản trong 10 năm tới hoặc sau năm 2010. Đối với từng lĩnh
vực công nghệ lại bao gồm các câu hỏi cụ thể hơn như: mức độ quan trọng, những
tác động và ảnh hưởng có thể gây ra, dự kiế
n khoảng thời gian xuất hiện, nước
hiện đang dẫn đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ này, những biện pháp hữu hiệu
mà chính phủ có thể áp dụng, những vấn đề tiềm ẩn.
Ví dụ, cuộc điều tra Delphi lần thừ VII, đã được tiến hành trong thời gian 3
năm (từ 1998-2001) thu hút sự tham gia của 3.813 chuyên gia công nghệ, chuyên
gia khoa học xã hội và nhân văn và nhiều nhà quản lý. Tổ
ng ngân sách ước tính
khoảng 2 triệu US$. Trong tổng số 16 lĩnh vực công nghệ với hơn 1.065 công nghệ
cụ thể đưa ra hỏi ý kiến, kết quả điều tra đã xác định được 100 công nghệ quan
trọng hàng đầu thuộc 6 lĩnh vực công nghệ quan trọng với Nhật Bản trong 30 năm
tới là: Công nghệ thông tin, khoa học sự sống, công nghệ môi trường và trái đất,
công nghệ vật liệu, công nghệ quả
n lý và chế tạo, công nghệ hạ tầng xã hội.
1.3 Đề xuất phương pháp xây dựng chiến lược phát triển
KH&CN Việt Nam
Là một nước đi sau, Việt Nam cần chú ý tham khảo kinh nghiệm xây dựng
chiến lược KH&CN của các nước trên thế giới. Đồng thời cũng cần chọn ra
18
những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện của mình. Có thể nêu lên một số
phương pháp áp dụng cho Việt Nam:
Một là, cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như xây dựng tầm nhìn, ra
tuyên bố về chiến lược hoặc kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn; xây dựng các
lộ trình công nghệ và kế hoạch hành động quốc gia về KH&CN. Tùy theo bối
cảnh cụ thể của từng nướ
c các công cụ này được sử dụng với những vị trí và vai
trò khác nhau.
Tuy các nước rất khác nhau trong sử dụng các công cụ định hướng chiến
lược phát triển KH&CN nhưng cũng có thể thấy được một số điểm chung trong
đó là: hoạch định chiến lược phải không thể không bao gồm việc đưa ra các tầm
nhìn về tương lai để thông qua đó thể hiện năng lực và thái độ chủ động l
ựa chọn
mục tiêu và qua đó lý giải tại sao các mục tiêu chiến lược lại được lựa chọn. Thứ
đến, các mục tiêu chiến lược một khi được lựa chọn phải được cụ thể hóa và minh
chứng tính khả thi bằng cách xác định các công nghệ then chốt và lộ trình công
nghệ đi kèm trong đó có tính đến cả nhu cầu thị trường, năng lực KH&CN và các
yếu tố tổ chức khác cần có để hiện thực hóa các công nghệ then chốt đã lựa chọn.
Có thể nói xây dựng tầm nhìn, xác định công nghệ then chốt và các lộ trình công
nghệ có thể nói là 3 công cụ quan trọng mà trong quá trình định hướng chiến lược
phát triển KH&CN nhiều nước đã và đang chú trọng áp dụng.
Hai là, riêng về kinh nghiệm tiến hành áp dụng cách tiếp cận “nhìn trước”
việc lựa chọn phương pháp, quy trình tổ chức thử nghiệm vận dụng ở
Việt Nam
cần chú ý:
- Áp dụng cách tiếp cận “nhìn trước” cần xuất phát từ những nhu cầu của
thực tiễn.
- Tuỳ theo quy mô, nguồn lực tài chính và số lượng chuyên gia có thể huy
động, lĩnh vực được lựa chọn và vấn đề đặt ra cần giải quyết, các nước lựa chọn
phương pháp và quy trình tổ chức phù hợp.
- Trong số rất nhiều phương pháp và kỹ thuật tiến hành “nhìn trước”, xây
dựng kịch bản tỏ ra thể hiện được đầy đủ nhất những ý tưởng chính của cách tiếp
cận “nhìn trước” (tầm nhìn chiến lược dài hạn, dân chủ trong quan niệm và đồng
thụân xã hội, tích hợp vào trong quá trình hoạch định chiến lược và thiết kế chính
sách).
- Phương diện và truyền thống văn hoá, môi trường chính trị- xã hội ở một
quốc gia có ảnh hưởng rõ rệt đến tác d
ụng của “nhìn trước” (phương pháp và tổ
chức). Mức độ tự chủ của cộng đồng khoa học cũng là một yếu tố quốc gia đặc
thù khác có thể hạn chế phạm vi áp dụng “nhìn trước”.
19
Phần II: Bối cảnh quốc tế và trong nước
2.1 Các xu thế phát triển KH&CN trên thế giới
2.1.1 Cạnh tranh đổi mới toàn cầu ngày càng mạnh mẽ
Cho đến nay, sự đóng góp của đổi mới KH&CN đối với tăng trưởng kinh
tế, tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống nhân dân đã được các nước trên thế giới
thừa nhận chung. Chính sách đổi mới KH&CN trở thành thủ pháp quan trọng và
nguồn động lực thúc đẩy phát triển KH&CN, kinh tế và xã hội của các quốc gia
chủ yếu và khu vực trên thế giớ
i. Nhiều nước đã ban hành chương trình hoặc
chiến lược đổi mới KH&CN cấp quốc gia và không ngừng điều chỉnh và đổi mới
thủ pháp chính sách trong quá trình thực hiện để ứng phó với sự thay đổi tình hình
KH&CN toàn cầu và vấn đề mới cũng như thách thức mới không ngừng xuất
hiện. Năm 2008, một số quốc gia tiếp tục và thúc đẩy thực hiện chiến lược đổi
mới KH&CN ban hành trước đây, đồng thời, Chính phủ chạy đua ban hành chính
sách, chương trình và chiến lược KH&CN mới, đổi mới trở thành thủ pháp quan
trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của Chính phủ các nước. Nội hàm đổi mới không
ngừng mở rộng, đổi mới KH&CN ngày càng kết hợp với đổi mới phi công nghệ
như đổi mới dịch vụ, đổi mới tổ chức, đổi mới xã h
ội. Đổi mới đã không chỉ giới
hạn trong các cơ quan KH&CN, mà trở thành công trình hệ thống đòi hỏi các cơ
quan Chính phủ tập trung điều phối cùng tham gia.
Năm 2008, trọng điểm đổi mới KH&CN của Mỹ là thúc đẩy thực hiện toàn
diện “Luật cạnh tranh nước Mỹ” ban hành năm 2007. Liên bang Mỹ dự tính tăng
cường mức hỗ trợ cho nghiên cứu các lĩnh vực năng lượng, môi tr
ường, biến đổi
khí hậu, vũ trụ và biển. Do năm 2008 là năm bầu cử tổng thống Mỹ, các giới nước
Mỹ cũng nhiệt liệt tương ứng thảo luận đối với chính sách KH&CN quốc gia
trong tương lai. Văn phòng Chính sách Nhà Trắng tiến hành hội nghị thượng đỉnh
KH&CN quốc gia “KH&CN và sức cạnh tranh của Mỹ: Tiến triển và triển vọng”,
đề xuất mục tiêu thúc đẩy toàn di
ện “Luật cạnh tranh nước Mỹ”. Trong báo cáo
của “Văn phòng Chính sách KH&CN Quốc gia Nhà Trắng, phiên bản 2.0” của
Trung tâm Wilson Woods kiến nghị Chính phủ khoá sau của Mỹ phải coi trọng và
tăng cường chức năng của Văn phòng Chính sách KH&CN Nhà Trắng, thiết lập
cơ chế tư vấn quyết sách KH&CN, Tổng thống lấy Hội đồng KH&CN Quốc gia,
Hội đồng Cố vấn KH&CN Tổng thống, Hội đồng Đổi mới và S
ức cạnh tranh, Hệ
thống Viện Khoa học Quốc gia, Hội đồng KH&CN Liên bang-Bang làm khung.
Sau khi Obama chiến thắng bầu cử tổng thống, mọi người tràn đầy kỳ vọng vào
chính sách KH&CN của ông ta.
20
Để nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới của EU, năm 2008 Hội đồng
châu Âu khởi động “Nghị trình Ljubljana”, ban hành chính sách KH&CN và hành
động về 5 phương diện: thúc đẩy luân chuyển cán bộ nghiên cứu, tăng cường xây
dựng hạ tầng cơ sở nghiên cứu, thúc đẩy chia sẻ kiến thức, tích hợp tài nguyên
KH&CN các nước thành viên, thực hiện chiến lược hợp tác KH&CN quốc tế
thống nhất, nhanh chóng đẩy nhanh xây dựng khu nghiên cứu châu Âu mở c
ửa,
thống nhất. Ngày 30/7/2008, Viện Đổi mới và Nghiên cứu Công nghệ châu Âu
(IETT) cũng chính thức dàn xếp Budapest, trở thành tích hợp tài nguyên các lĩnh
vực và các khu vực châu Âu, nâng cao sức cạnh tranh KH&CN châu Âu lên trình
độ mới. Các nước thành viên EU đều có hoạt động hỗ trợ có trọng điểm cho hoạt
động đổi mới KH&CN của nước mình.
Tháng 3/2008, Anh công bố Sách trắng “Quốc gia đổi mới”, đây còn là
biện pháp quan trọng ban hành về phương diện thúc đẩy đổi m
ới sau khi xây dựng
khung đầu tư cho khoa học và đổi mới. Sách trắng đề xuất xây dựng nước Anh trở
thành quốc gia kiểu đổi mới.
Năm 2008 là năm thứ 3 nước Đức thực hiện chiến lược công nghệ cao, đầu
tư cho đổi mới của Đức không ngừng gia tăng, cơ chế đổi mới và môi trường đổi
mới cũng không ngừng cải thiện. Từ ngày 1/7/2008, Đức b
ắt đầu thực hiện
chương trình đổi mới doanh nghiệp vừa và nhỏ vòng 1 mới, khuyến khích doanh
nghiệp vừa và nhỏ gia tăng NC&PT và hoạt động đổi mới, nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Toàn bộ những điều này đều là cung cấp sự bảo đảm
quan trọng cho nâng cao năng lực đổi mới của Đức.
Để nâng cao năng lực đổi mới, tham gia vào cạnh tranh KH&CN toàn cầu,
nền kinh t
ế mới nổi và nền kinh tế đang chuyển đổi cũng lần lượt tăng cường
chính sách đổi mới KH&CN. Ngày 22/8/2008, tại Hội nghị “Tầm nhìn phát triển
dài hạn kinh tế xã hội Liên bang Nga đến 2020” Thủ tướng Nga Putin biểu thị,
đến năm 2020, sản phẩm đổi mới nước Nga phải đạt 25% tổng giá trị công nghiệp
(hiện nay là khoảng 6%), năng suất của các bộ/ngành then chốt đổi mới ph
ải tăng
3~4 lần. Năm 2008, Chính phủ Nga tiếp tục gia tăng mức hỗ trợ đối với lĩnh vực
KH&CN, mức phân bổ cho khoa học dân dụng mỗi năm đều tăng, năm 2008 đạt
đến 125 tỷ Rúp. Ngày 5/11/2008, Chính phủ Nga xem xét thông qua Chương
trình có mục tiêu liên bang “Cán bộ khoa học và khoa học-giáo dục của nước Nga
đổi mới” giai đoạn 2009-2013, đề xuất phải tiến hành một loạt biện pháp cụ thể
thu hút chuyên gia trẻ tuổi tiến hành nghiên cứu khoa học và sáng tạo, bao gồm
bảo đảm phân bổ cho các dự án nghiên cứu khoa học, khôi phục cơ chế hỗ trợ
những cán bộ trẻ tuổi tiến hành nghiên cứu khoa học và sáng tạo,
Tại Hàn Quốc, nước đã bước lên hàng ngũ các quốc gia phát triển, Hội
đồng KH&CN quốc gia ban hành “Chiến lược 577 chương trình cơ bản
KH&CN”, đây là một trong những chương trình cơ bản phát tri
ển KH&CN loại
21
lớn của Chính phủ Lee Myung-bak, mục đích của nó là tiếp tục nâng cao sức cạnh
tranh KH&CN của Hàn Quốc, về phương diện chính sách đổi mới, Ấn Độ cũng
có những hành động mới. Năm 2008, Nam Phi chính thức bắt đầu thực hiện
“Chương trình đổi mới 10 năm”. Nam Phi còn dự kiến thành lập một cơ quan
công cộng mới - Cục Đổi mới Công nghệ, nhiệm vụ của nó là khuyến khích và
tăng cường đổi mới và sáng chế công nghệ, thông qua triển khai và sử dụng sáng
chế công nghệ mới và tạo môi trường có lợi cho thương mại hoá công nghệ mới
thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, các cơ quan hiện có như Trung tâm đổi mới vùng về
công nghệ sinh học, Trung tâm chiến lược công nghệ chế tạo tiên tiến, Quỹ Đổi
mới sát nhập vào Cục Đổi mới Công nghệ.
Trong giai đoạn dài trướ
c đây, hoạt động NC&PT chủ yếu tập trung ở 30
các nước thành viên OECD của Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Tuy nhiên, những năm
gần đây, tình hình này đang thay đổi. Một số nền kinh tế mới nổi lên ở châu Á,
Nam Mỹ và khu vực khác nhanh chóng nổi lên, họ đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong hệ thống KH&CN thế giới. Trong 10 năm gần đây, kinh phí đầu tư
cho NC&PT của nền kinh tế mới nổi gia tăng rất nhanh chóng. Theo số li
ệu thống
kê của OECD, giai đoạn 1995~2005, tỷ lệ tăng trưởng đầu tư cho NC&PT bình
quân năm của 9 nước không phải là thành viên OECD là Argentina, Trung Quốc,
Nam Phi, Israel, Nga và Đài Loan đạt 15,5%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng
trưởng đầu tư bình quân năm cho NC&PT các nước thành viên OECD (5,8%).
Theo thống kê, trong thời gian 10 năm này, tỷ lệ tổng mức đầu tư vào NC&PT
toàn cầu mà các quốc gia OECD chiếm đã giảm từ 92% xuống 82%. Tỷ l
ệ chiếm
trong tổng mức đầu tư vào NC&PT toàn cầu của 2 nước tiến hành NC&PT lớn
nhất là Mỹ và Nhật Bản cũng giảm từ 56% (năm 1995) xuống 48% (năm 2005).
Ngoài ra, các quốc gia lạc hậu về KH&CN như Chilê, Malaysia, Rwanda và Việt
Nam cũng đều coi đổi mới KH&CN là chiến lược phát triển trọng điểm của quốc
gia, gia tăng đầu tư vào NC&PT. Trong nền kinh tế mới nổi, hoạt động NC&PT
của Trung Quốc phát triển nhanh nhất, cũng ổn định nhất. Chi phí NC&PT tăng
vọt đạt được trong khoảng 10 năm và sức mạnh NC&PT của Trung Quốc trong
những năm gần đây có thể nói là có rất ít. Năm 2004 đầu tư vào NC&PT của
Brasil đạt 14 tỷ USD, Ấn Độ đạt 21 tỷ USD (giá cả USD năm 2000), hai quốc gia
này cũng đang dần dần trở thành nước tiến hành NC&PT tương đối lớn.
2.1.2 Các lĩ
nh vực ưu tiên KH&CN không ngừng phát triển và thay
đổi
Trong những năm gần đây, các nước trừ việc tập trung hỗ trợ nghiên cứu
cơ bản như trước đây, công nghệ mũi nhọn chiến lược, y tế và bảo vệ sức khoẻ ra,
sử dụng KH&CN để giải quyết vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu đã trở
thành nhiệm vụ cấp bách c
ủa Chính phủ các nước.