Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.38 KB, 91 trang )

KIM TON NH NC
HI NG KHOA HC









đề tài khoa học năm 2008

( ti cp c s)


Tên đề tài:
xây dựng trình tự và phơng pháp kiểm tra
khối lợng xây lắp trong kiểm toán dự án đầu t
xây dựng hạ tầng kỹ thuật












9412



H NI, THNG 4 - 2009

1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 5
B. NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP TRONG
KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
8
1.1. Những vấn đề chung về dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 8
1.1.1. Khái niệm về đầu tư XDCB và dự án đầu tư XDCB, dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật
8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 9
1.1.2.1. Đặc điểm công trình hạ t
ầng kỹ thuật 9
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật
10
1.2. Khối lượng xây lắp trong dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và
phương pháp đo bóc khối lượng
12
1.2.1. Khái niệm chung 12
1.2.2. Khối lượng xây lắp trong quá trình đầu tư 12
1.2.2.1. Trong gia đoạn lập dự án 13
1.2.2.2. Trong giai đ

oạn thực hiện dự án 14
1.2.2.3. Trong giai đoạn nghiệm thu, thanh quyết toán, đưa công trình vào
khai thác sử dụng
17
1.2.3 Phân loại khối lượng xây lắp trong dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật
18
1.2.4 Phương pháp đo bóc khối lượng xây lắp 21
1.2.4.1. Khái niệm 21
1.2.4.2. Vai trò của đo bóc khối lượng 21
1.2.4.3. Nguyên tắc đo bóc khối lượng 21
1.2.4.4. Trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng công trình
22
1.3. Các yếu tố cơ bản chi phối công tác kiểm tra khối lượng xây lắp
trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
23
1.3.1. Những tồn tại trong lĩnh vực XDCB và vai trò của KTNN 23
1.3.2. Tính đặc thù trong công tác quản lý khối lượng xây lắp và những
vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán
26

2
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP
TRONG KIỂM TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
30
2.1. Đánh giá chung về công tác kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng
HTKT trong thời gian qua
30
2.1.1. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã được KTNN chuyên

ngành IV thực hiện
30
2.1.2. Tình hình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã được
KTNN Chuyên ngành IV kiểm toán
33
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán dự
án đầu tư xây dựng hạ tầ
ng kỹ thuật
38
2.2.1 Thực trạng công tác kiểm tra khối lượng xây lắp 38
2.2.2 Những mặt đã làm được, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong
công tác kiểm toán khối lượng xây lắp của dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật
41
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHỐI
LƯỢNG XÂY LẮP CHỦ YẾU TRONG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
45
3.1. Nguyên tắc xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra khối lượng
xây lắp trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
45
3.2. Xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra khối lượng xây lắp chủ
yếu trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
46
3.2.1.Những định hướng xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra 46
3.2.2. Xây dựng trình tự và phương pháp kiể
m tra 46
3.2.2.1. Kiểm tra việc tính khối lượng trên hồ sơ (Thiết kế, hoàn công, thanh
toán, quyết toán)
47
3.2.2.2. Kiểm tra khối lượng xây lắp Dự án hạ tầng kỹ thuật tại hiện trường 60

3.2.2.3. Kiểm tra đối chiếu với đơn vị thi công 61
3.2.2.4. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật đặc biệt hoặc trưng cầu tư vấn,
giám định
62
3.3. Những đi
ều kiệm đảm bảo cho việc áp dụng có hiệu quả trình tự và
phương pháp kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật
63

3
3.3.1. Tổ chức tập huấn 63
3.3.2. Xây dựng mối quan hệ với cơ quan chuyên môn về kỹ thuật xây dựng
để phối hợp và có được sự trợ giúp về chuyên môn khi cần thiết
64
3.3.3. Bổ sung các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kiểm toán 65
3.3.4. Bố trí nhân sự đoàn kiểm toán và thời gian kiểm toán hợp lý 65
3.3.5. Ứng dụng công nghệ tin học 65
3.4. Kiến nghị
66
3.4.1. Đối với cơ quan KTNN 66
3.4.2. Đối với Trung ương, Chính phủ, Bộ quản lý ngành 67
C. KẾT LUẬN 68




























4

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT


STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT THAY THẾ
1 XDCB Xây dựng cơ bản
2 TSCĐ Tài sản cố định
3 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản
4 NSNN NSNN

5 HTKT Hạ tầng kỹ thuật
6 KTNN KTNN
7 KTV KTV
























5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ sở HTKT là vấn đề cốt lõi của một quốc gia, đối với nước ta
trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, cơ sở hạ tầng vững chắc, hiện đại sẽ
là động lực, tạo điều kiện cho các nghành kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư,
tăng trưởng cho nền kinh tế.
Vớ
i thực trạng cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng yếu kém như hiện nay, xuất phát
từ nhận định “Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển”
1
;
Đảng ta đã đề ra định hướng “Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
theo định hướng hiện đại”
2
: Tập trung các nguồn lực để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh
hệ thống giao thông; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi có
nhu cầu cấp bách gắn với phát triển thuỷ điện; phát triển nhanh nguồn điện với cơ
cấu hợp lý, hoàn thiện hệ thống truyền tải điện; tăng nhanh năng lực và hiện đại
hoá bưu chính viễn thông, đẩy m
ạnh kết cấu hạ tầng thông tin liên lạc ; xây dựng
đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn
thiện mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch và
giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công
nghiệp. Để th
ực hiện định hướng của Đảng, nhiều dự án đầu tư xây dựng HTKT đã
và sẽ tiếp tục được đầu tư.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy ở nhiều nơi, nhiều lúc tình trạng thất
thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng HTKT xảy ra tương đối trầm trọng mà nhiều
kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đã đề cậ
p, giải trình.
Bên cạnh những tồn tại xảy ra ở các khâu, các bước trong quá trình thực hiện
dự án (như chưa chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước trong

khâu phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; việc tính toán, nghiệm thu sai
khối lượng so với bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ hoàn công và cao hơn khối lượng
thực tế thực hiệ
n của các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các bộ ngành
v.v ) thì tại tổ chức quản lý dự án - Ban QLDA còn tồn tại tình trạng là cán bộ
quản lý dự án chưa cập nhật thường xuyên chế độ, không ít cán bộ của Ban QLDA
yếu về năng lực, chưa kiểm soát và tuân thủ chế độ nghiệm thu thanh quyết toán do
Nhà nước ban hành Các cơ quan pháp luật, Chính phủ cũng đã có nhiều biện
pháp ngăn chặn, xử lý nhưng vẫn còn nhiều vụ việc, nhiều công trình lãng phí tiền

1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (trang 166).
2
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (trang 199).

6
bạc của Nhà nước vẫn chưa được giải quyết, chưa được thực hiện kiểm tra, kiểm
toán. Đây là một trở lực phát triển đất nước.
Trong tình hình như vậy, KTNN - một cơ quan với vị trí vai trò đã được
khẳng định và đánh giá cao trong hệ thống các cơ quan kiểm tra tài chính công -
không thể đứng ngoài cuộc. Và riêng trong công tác kiểm tra khối lượng xây lắp
với tính đặc thù trong quản lý, với tiề
m ẩn những sai sót khó phát hiện thì việc nâng
cao chất lượng kiểm toán và hoàn thiện công tác kiểm tra khối lượng xây lắp trong
kiểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT lại càng trở nên cần thiết.
Là những KTV của KTNN, hiện đang công tác trong lĩnh vực kiểm toán về
đầu tư xây dựng, nhận thấy nhiệm vụ của mình là phải thực hiện kiểm toán các dự
án đầu tư xây dựng đạt kết quả cao nh
ất, chất lượng kiểm toán tốt nhất, tạo ra sự
lớn mạnh của ngành, góp phần vào công cuộc phòng và chống tham nhũng của toàn

Đảng, toàn dân. Xuất phát từ mục đích đó nên Đề tài: “Xây dựng trình tự và
phương pháp kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán dự án đầu tư xây
dựng HTKT ” được lựa chọn thực hiện tại KTNN chuyên ngành IV thuộc KTNN.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Qua thực tiễn kiểm toán các dự án đầu tư những năm vừa qua, việc áp dụng
quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư đã được thực hiện có hiệu quả
trong công tác kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, việc kiểm toán
khối lượng xây lắp trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT còn gặp khó
khăn do chưa có quy trình, phương pháp kiểm tra cụ thể. Do yêu cầu thực tế đòi h
ỏi
công tác kiểm toán ngày càng phải có chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn; Vì vậy,
mục tiêu của Đề tài được đặt ra là: Phải xây dựng cho được trình tự và phương
pháp kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT,
nhằm cụ thể hoá Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng
trong, để phát huy ngày càng có hiệu quả trong thực tiễn kiểm toán.
Nhiệm vụ của
Đề tài là: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, nghiên cứu Quy trình
kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng hiện có đang được áp dụng,
trên cơ sở thực tiễn kiểm toán các dự án đầu tư trong những năm qua, đề tài sẽ đề
xuất phương hướng và các giải pháp để xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra
khối lượng xây lắp chủ yếu trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT, nhằ
m cụ
thể hoá Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng do KTNN
Việt Nam thực hiện.
Giá trị của đề tài là: Đề tài đã khai thác triệt để những kỹ thuật tính toán
trong xây dựng, những kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn kiểm tra, kiểm toán

7
về đầu tư xây dựng, nâng lên thành phương pháp, quy trình kiểm toán. Đề tài hoàn
thiện sẽ góp phần giúp cho các KTV, nhất là những KTV làm công tác kiểm toán

dự án đầu tư xây dựng có thể sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán, góp phần cụ thể hoá Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra khối
lượng xây lắp trong ki
ểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT;
Phạm vi nghiên cứu là lý luận xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra
khối lượng xây lắp của một số công việc chủ yếu có giá trị lớn trong kiểm toán dự
án đầu tư xây dựng HTKT, cụ thể hoá Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự
án đầu tư xây dựng do KTNN thực hiện; đối tượng khảo sát chủ yếu là các cuộc
kiểm toán dự án đầu tư xây d
ựng do KTNN Chuyên ngành IV (Kiểm toán Đầu tư -
Dự án) thuộc KTNN thực hiện.
Giới hạn của đề tài: Đề tài Trình tự và phương pháp kiểm tra khối lượng xây
lắp trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT được áp dụng cho công tác kiểm
toán các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức
của nước ngoài (ODA) của cơ quan KTNN.
4. Quan điểm và ph
ương pháp nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu: Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng của
Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, logic, phân tích tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin; khoa
học, kỹ thuật nghành xây dựng; Luật xây dựng và các hệ thống văn bản về đầu tư
XDCB do Nhà nước ban hành và thực ti
ễn công tác kiểm toán các dự án đầu tư
trong thời gian qua do KTNN tiến hành.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán dự

án đầu tư xây dựng HTKT.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra khối lượng xây lắp trong kiểm toán
dự án đầu tư
xây dựng HTKT.
Chương 3: Xây dựng trình tự và phương pháp kiểm tra khối lượng xây lắp
chủ yếu trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng HTKT.

8
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP TRONG
KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.1. Những vấn đề chung về dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1.1.1. Khái niệm về đầu tư XDCB và dự án đầu tư XDCB, dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Hoạt động
đầu tư nói chung là quá trình bỏ vốn (tiền, nguồn lực, công
nghệ,…) để đạt được một mục tiêu hoặc một số mục tiêu nhất định.
Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành nâng cấp, xây dựng mới các
TSCĐ được gọi là đầu tư XDCB. XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư
XDCB. XDCB là các hoạt động cụ thể để tạo ra TSCĐ (như
khảo sát, thiết kế, xây
lắp, lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ). Kết quả của hoạt động XDCB là các
TSCĐ, có năng lực sản xuất và nhiệm vụ nhất định. Như vậy XDCB là một quá trình
đổi mới và tái sản xuất mở rộng có kế hoạch các TSCĐ của nền kinh tế quốc dân
trong các ngành sản xuất, vận chuyển cũng như không sản xuất vậ
n chuyển. Nó là
quá trình xây dựng cở sở vật chất phục vụ cho đầu tư phát triển của một quốc gia.
Công trình XDCB là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với

đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nướ
c và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình XDCB bao gồm công
trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng
lượng và các công trình khác.
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng, cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tă
ng
trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch
vụ trong khoảng thời gian xác định.
Các dự án đầu tư nhằm xây dựng công trình XDCB được gọi chung là dự án
đầu tư XDCB.

“Công trình HTKT là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng, ví dụ:
Giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác
Các công trình này thường do các tập đoàn độc tài của chính phủ hoặc của tư
nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công.
Ví dụ về các công trình hạ tầng kĩ thuật:

9
• Hệ thống điện
• Hệ thống lọc và phân phối nước ăn
• Hệ thống xử lý nước thải
• Hệ thống xử lý rác thải
• Hệ thống phân phối khí đốt
• Giao thông công cộng
• Các hệ thống truyền thông, chẳng hạn truyền hình cáp và điện thoại
• Hệ thống đường xá, bao gồm cả đường thu phí”
3
.

Theo Luật xây dựng (số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm
2003 của Quốc hội) và theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
Chính phủ: Hệ thống công trình HTKT bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các
chất thải và các công trình khác.
Các dự án đầu tư nhằm xây dựng công trình HTKT được gọi là dự án đầu tư
xây dựng HTKT.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1.1.2.1. Đặc điểm công trình HTKT
Là sản phẩm xây dựng, các công trình HTKT có đặc điểm sau:
Công trình HTKT thường có vốn đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài, là
những tài sản cố định, có chức năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ khác cho xã
hội, khi đã hoàn thành công trình thì sản phẩm đầ
u tư thường có kích thước lớn và
trọng lượng lớn, khó di chuyển đi nơi khác. Do vậy để hoàn thành một dự án xây
dựng, một kế hoạch hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện dự án đầy đủ các khâu liên
quan đến hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây
dựng công trình, giám sát thi công xây d
ựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động
khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Công trình HTKT mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không theo một
dây chuyền sản xuất hàng loạt, mà có tính cá biệt. Mỗi công trình đều có đặc điểm
riêng. Ngay trong một công trình, thiết kế, kiểu cách, kết cấu cũng không hoàn toàn

3
Theo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia () .


10
giống nhau. Với những công trình công nghệ cao, có vòng đời thay đổi công nghệ
ngắn như các công trình thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin,
điện tử, thì việc thay đổi công nghệ, kiểu dáng, hình thức, công năng luôn luôn
xảy ra. Giá thành của công trình xây dựng cơ bản rất phức tạp và thường xuyên
thay đổi theo từng giai đoạn.
Công trình HTKT có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung
cấp các yếu tố đầu vào, thiế
t kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng
công trình.
Công trình HTKT liên quan đến cảnh quan môi trường và môi trường tự
nhiên, do đó liên quan đến lợi ích cộng đồng, nhất là đến dân cư địa phương nơi đặt
công trình
Công trình HTKT không chỉ mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật mà còn mang
tính nghệ thuật, chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang
màu sắc truyền thố
ng dân tộc, thói quen, tập quán sinh hoạt, Công trình HTKT
phản ánh trình độ kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ văn hoá nghệ thuật
của từng giai đoạn lịch sử nhất định của một đất nước.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
Xuất phát từ tính chất và đặc điểm của công trình HTKT ta có th
ể rút ra một
số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng HTKT như sau:
- Sản xuất thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao trên lãnh thổ
Đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động gây bất lợi như sau:
+ Thiết kế có thể hay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư về tính công dụng hoặc
trình độ kỹ thuậ
t, các vật liệu.
+ Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đổi phù
hợp với thời gian và điều kiện xây dựng (phương pháp tổ chức sản xuất và biện

pháp kỹ thuật cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mỗi cong trình xây dựng)
- Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất lớn
Đặc điểm này gây nên những tác động sau:
+ Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủ đầ
u tư và vốn sản xuất của các tổ
chức xây dựng thường bị đọng lâu tại công trình
+ Các tổ chức xây dựng sẽ gặp phải các rủi do ngẫu nhiên theo thời gian và
thời tiết, chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả.

11
- Quá trình sản xuất mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp, các công
việc xen kẽ và ảnh hưởng đến nhau
Qua trình xây dựng thường có nhiều đơn vị tham gia xây lắp một công trình.
Do đó công tác tổ chức quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định nên coi
trọng công tác điều động thi công, có tinh thần và trình độ tổ chức phối hợp cao
giữa các đơn vị tham gia xây dựng công trình.
- S
ản xuất xây dựng thường được thực hiện ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng
nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động
Các biện pháp có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là:
+ Khi lập kế hoạch xây dựng phải đặc biệt chú ý tới yếu tố thời tiết và mùa
vụ trong năm, có biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa mưa bão, áp dụ
ng các
loại kết cấu lắp ghép chế tạo một cách hợp lý, nâng cao trình độ cơ giới hoá xây
dựng để giảm tthời gian thi công ở hiện trường;
+ Phải đảm bảo độ bền chắc và độ tin cậy của các thiết bị, máy móc xây dựng;
+ Phải chú ý cải thiện điều kiện lao động cho người lao động;
+ Quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt
đớ
i để tìm ra các biện pháp thi công hợp lý, phối hợp các công việc thi công trong

nhà và ngoài trời. Kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng các phương pháp kỹ
thuật hiện đại trong quản lý.
- Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng HTKT thường được sản xuất theo
phương pháp đơn chiếc, thi công công trình theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư
Đặc điểm này gây nên một số tác động đến quá trình th
ực hiện dự án như sau:
+ Sản xuất xây dựng của các tổ chức xây dựng có tính bị động và rủi ro cao
vì nó phụ thuộc vào kết quả đấu thầu;
+ Việc thống nhất hoá, điển hình hoá các mẫu sản phẩm và công nghệ chế
tạo gặp nhiều khó khăn;
+ Không thể xác định thống nhất giá cả cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, ở Việt Nam có nhữ
ng đặc điểm xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế xã
hội đã tác động không nhỏ tới công tác tổ chức sản xuất trong toàn ngành xây dựng
nói chung cũng như trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng HTKT nói
riêng, cụ thể là:
+ Lực lượng xây dựng nước ta rất đông đảo, song còn phân tán, manh mún,
thiếu công nhân lành nghề;

12
+ Trình độ trang bị máy móc tiên tiến còn rất hạn chế;
+ Trình độ tổ chức thi công và quản lý xây dựng còn nhiều tồn tại.
1.2. Khối lượng xây lắp trong dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
và phương pháp đo bóc khối lượng
1.2.1. Khái niệm chung
Để định giá trị của một lô hàng thì điều đầu tiên là phải xác định khối lượng.
Việc xác định khối lượng cũng là mụ
c đích chung và là sự công bằng giữa người
mua và người bán; và trong bất kỳ trường hợp nào thì khối lượng là sự biểu hiện
của việc có đo lường và kiểm tra xác định khối lượng.

Đối với hàng hoá nói chung thì công thức để định giá trị là: (Khối lượng) x
(Đơn giá)
Như đã trình bày ở trên, sản phẩm của xây dựng cơ bản nói chung, sản phẩm
của xây dựng HTKT nói riêng đều mang tính cá biệt, đ
a dạng về công dụng, cơ cấu
và cả phương diện chế tạo. Do vậy, để xác định chi phí xây dựng hay định giá sản
phẩm xây dựng cần thiết phải tính toán chi tiết đối với từng phần việc, từng công
tác, từng hạng mục cấu thành.
Để thuận tiện cho việc tính toán trong xây dựng, mỗi quốc gia và nhiều tổ
chức xây dựng đã nghiên cứu để ban hành hệ thống
định mức chi phí (vật liệu, nhân
công, máy) đối với mỗi đơn vị của từng loại công tác xây dựng. Chi phí cần thiết cho
một đơn vị của một loại công tác đóng vai trò là Đơn giá và số đơn vị của loại công
tác xây lắp đó đóng vai trò là Khối lượng trong công thức xác định chi phí thực hiện
công tác này. Tổng giá trị tính toán được của các loại công tác cần thực hiện để tạo
ra sản ph
ẩm xây dựng chính là chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm đó.
1.2.2. Khối lượng xây lắp trong quá trình đầu tư
Để hiểu rõ về khối lượng xây lắp trong quá trình đầu tư, chúng ta hãy nghiên
cứu thông qua việc tìm hiểu về chi phí của dự án đầu tư xây dựng.
Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công trình
phù hợp với bước thiết kế xây dựng và được biểu hiện bằng tổ
ng mức đầu tư, tổng
dự toán, dự toán xây dựng công trình.
1.2.2.1. Trong gia đoạn lập dự án: chi phí của dự án được biểu hiện bằng
Tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định
trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải

13

phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng,
chi phí khác và chi phí dự phòng.
Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế
hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử
dụng vốn NSNN, tổng mức đầu t
ư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được
phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc
cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi
phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuậ
t tương tự đã thực hiện.
Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây :
a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án. Trong đó, chi phí xây dựng được tính
theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây
dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại
thi
ết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố
khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo
khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên
quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ
phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị
; chi phí dự phòng được
xác định cho khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá trong thời gian xây
dựng công trình.
b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng
tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là
giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời
điểm lập dự án có điề
u chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong gía xây dựng
tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;

c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự
đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án
tương tự về thời điểm lập dự án và đ
iều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định
trong tổng mức đầu tư;
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại mục a, mục b và mục c.
1.2.2.2. Trong giai đoạn thực hiện dự án: chi phí của dự án được biểu hiện
bằng Dự toán và Tổng dự toán xây dựng công trình

14
Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dự toán xây
dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc
của các hạng mục thuộc công trình.
Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo
thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc cần thực hiện
của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiế
t để thực hiện khối lượng đó.
Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,
chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự
phòng. Dự toán công trình được lập như sau :
- Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các
công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với
công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà t
ạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc
bằng định mức tỷ lệ.
- Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị
kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi
phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan, nếu có.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ s

ở khối lượng, số lượng
chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào
tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu
chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán;
- Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ
chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác
định bằng định mức
tỷ lệ.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây
dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định
mức tỷ lệ hoặc lập dự toán.
- Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy
định tại các điểm a), điểm b),
điểm c) và điểm d) khoản 1 Điều này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định
mức tỷ lệ.
- Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ
phần trăm(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a), điểm b), điểm c), điểm d),
và điểm đ) khoản 1 Đ
iều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên

15
cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù
hợp với loại công trình xây dựng.
Trong các khoản mục chi phí trên, chi phí xây dựng công trình là bộ phận
quan trọng chính yếu cấu thành nên chi phí của dự án đầu tư XDCB (nhất là đối với
dự án đầu tư HTKT). Do vậy, chúng ta hãy nghiên cứu nội dung và cách xác định
bộ phận chi phí này :
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trước, thuế giá trị

gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở
và điều hành thi công.
* Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp),
chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
a. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác
định bằng một trong các phương pháp sau đây:
- Theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp.
- Theo khối l
ượng và đơn giá xây dựng chi tiết.
- Kết hợp các phương pháp trên.
a.1. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và
đơn giá xây dựng tổng hợp.
a.1.1. Xác định khối lượng:
Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng
mục công trình và được tổng h
ợp từ một nhóm các công tác xây lắp để tạo thành
một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.
a.1.2. Xác định đơn giá xây dựng tổng hợp:
Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập phải tương ứng với danh mục và nội
dung của khối lượng công tác xây dựng nêu ở mục a.1.1 nêu trên. Đơn giá xây
dựng tổng hợp được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiế
t. Đơn giá xây dựng
tổng hợp có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi
công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trước.
Đơn giá xây dựng chi tiết dùng để xác định đơn giá xây dựng tổng hợp được
xác định như mục a.2.2 dưới đây.


16
a.2. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và
đơn giá xây dựng chi tiết
a.2.1. Xác định khối lượng:
Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật
hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình,
hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong
đơn giá xây dựng chi tiết.
a.2.2. Xác định đơn giá xây d
ựng chi tiết:
Đơn giá xây dựng chi tiết bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi
phí máy thi công được xác định trên cơ sở định mức hao phí cần thiết và giá vật
liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng. Đơn giá xây dựng chi tiết có thể
chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp
đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.
b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực
ti
ếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội
bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi
trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, không xác
định được khối lượng từ thiết kế.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí vật liệu, chi
phí nhân công, chi phí máy thi công.
* Chi phí chung:
Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành
sản xuất tạ
i công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại
công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm
(%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công
trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.

* Thu nhập chịu thuế tính trước:
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi
phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối v
ới từng loại công trình
* Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành.
* Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:

17
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được
tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước
hoặc lập dự toán riêng.
Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng,
thanh toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong các trường hợp chỉ định thầu; là
cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình.
T
ổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để
đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với
trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế
1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.
Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây d
ựng công trình và các chi phí
khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công
trình đồng thời là tổng dự toán.
1.2.2.3. Trong giai đoạn nghiệm thu, thanh quyết toán, đưa công trình vào
khai thác sử dụng: Chi phí của dự án được biều hiện bằng giá trị nghiệm thu, quyết
toán công trình.
Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ
công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt
độ

ng xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội
dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu
của người quyết định đầu tư.
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầ
u
tư xây dựng công trình và đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là
chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt kể cả
phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là chi phí được thực hiện đúng với hợp đồng đã ký
kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN
thì vốn đầu tư
được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Nhìn chung, đối với dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng HTKT
nói riêng thì chi phí xây dựng là phần chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của dự án.
Tóm lại: việc xác định chi phí xây dựng là phần việc quan trọng nhất trong
việc tính toán chi phí của dự án đầu tư xây dựng HTKT. Để xác định đượ
c chi phí

18
xây dựng thì cần thiết phải xác định được khối lượng công tác xây dựng thể hiện
qua các giai đoạn trong quá trình đầu tư như sau:
- Trong giai đoạn lập dự án: để xác định Tổng mức đầu tư cần căn cứ vào
khối lượng trong thiết kế sơ bộ;
- Trong giai đoạn thực hiện dự án: để xác định Dự toán công trình cần căn cứ
vào khối lượ
ng trong thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công;
- Trong giai đoạn nghiệm thu, thanh quyết toán: căn cứ vào khối lượng trong
biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công giai đoạn để xác định giá trị nghiệm thu

thanh toán; căn cứ vào khối lượng trong bản vẽ hoàn công để xác định giá trị vốn
đầu tư được quyết toán.
Như vậy, đối với công tác kiểm toán, việc thực hiện kiểm tra l
ại khối lượng
xây lắp là cần thiết để có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về Tổng mức đầu tư, Dự
toán và giá trị nghiệm thu thanh quyết toán thông qua chỉ tiêu “Khối lượng” của
các sản phẩm xây dựng.

1.2.3Phân loại khối lượng xây lắp trong dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Tuỳ theo yêu cầu, chỉ dẫn từ thiết kế mà mỗi công trình, bộ phận công trình,
hạng mục công trình có thể gồm một số nhóm loại khối lượng công tác xây dựng và
lắp đặt dưới đây:
1- Khối lượng công tác đào, đắp
- Khối lượng đào được phân theo nhóm, loại công tác, loại bùn, cấp đất, đá,
điều kiện thi công và biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
- Khối lượng đắp đắ
p phân theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp
(đất, đá, cát ), độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ
công hay cơ giới).
Đơn vị tính thường dùng: m
3
2- Khối lượng công tác xây
Khối lượng công tác xây được phân loại riêng theo loại vật liệu xây (gạch,
đá ), mác vữa xây, chiều dày khối xây, chiều cao khối xây, theo bộ phận công
trình và điều kiện thi công.
Đơn vị tính thường dùng: m
2

3- Khối lượng công tác bê tông:
Khối lượng bê tông được phân loại riêng theo phương thức sản xuất bê tông

(bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng (bê tông đá

19
dăm, bê tông át phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền sunfat ), kích thước vật liệu
(đá, sỏi, cát ), mác xi măng, mác vữa bê tông, theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng,
tường, cột ), theo chiều dày khối bê tông, theo cấu kiện bê tông (bê tông đúc sẵn),
theo điều kiện thi công và biện pháp thi công. Đối với một số công tác bê tông đặc
biệt còn được tính toán, phân loại theo cấu kiện, chiều cao cấu kiện, đường kính
cấu kiện.
Đơn vị tính thường dùng: m
3
4- Khối lượng công tác ván khuôn:
Khối lượng ván khuôn được phân loại riêng theo chất liệu sử dụng làm ván
khuôn (thép, gỗ, gỗ dán phủ phin ).
Đơn vị tính thường dùng: m
2
5- Khối lượng công tác cốt thép
Khối lượng cốt thép phải được phân loại theo loại thép (thép thường và thép
dự ứng lực, trép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường kính cốt thép theo chi
tiết bộ phận kết cấu (móng, cột, tường ) và điều kiện thi công. Một số công tác cốt
thép đặc biệt còn được phân loại theo chiều cao cấu kiện.
Đơn vị tính thường dùng: Tấn
6- Khối lượng công tác cọc:
Khối lượ
ng cọc được phân loại theo vật liệu chế tạo cọc (cọc tre, gỗ, bê tông
cốt thép, thép), kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện), phương
pháp nối cọc, độ sâu đóng cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công (trên cạn, dưới nước,
môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn) và biện pháp thi công (thủ công, thi
công bằng máy).
Đơn vị tính thường dùng: m


7- Khối lượng công tác khoan:
Khối lượng công tác khoan được phân loại theo đường kính lỗ khoan, chiều
sâu khoan, điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan dưới nước, môi trường nước
ngọt, nước lợ, nước mặn), cấp đất, đá ; phương pháp khoan (khoan thẳng, khoan
xiên) và thiết bị khoan (khoan xoay, khoan guồng xoắn, khoan lắc ), kỹ thuật sử
dụng bảo vệ thành lỗ khoan (ống vách, bentonit ).
Đơn vị tính thường dùng: m

8- Khối lượng công tác làm đường:

20
Khối lượng công tác làm đường được phân loại theo đường (bê tông xi
măng, bê tông át phan, láng nhựa, cấp phối ), theo trình tự của kết cấu (nền, móng,
mặt đường), chiều dày của từng lớp, theo biện pháp thi công.
Đơn vị tính thường dùng: m
2
9- Khối lượng công tác kết cấu thép:
Khối lượng kết cấu thép được phân loại theo chủng loại thép, đặc tính kỹ
thuật của thép, kích thước kết cấu, các kiểu liên kết (hàn, bu lông ), các yêu cầu kỹ
thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, biện pháp gia công, lắp dựng (thủ công, cơ
giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép )
Đơn vị tính thường dùng: Tấn
10- Khối lượng công tác hoàn thiệ
n:
Khối lượng công tác hoàn thiện được phân loại theo công việc cần hoàn
thiện (trát, láng, ốp, lát, sơn ), theo chủng loại vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại
vữa, mác vữa, gỗ, đá ), theo chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ ), theo
điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Đơn vị tính thường dùng: m

2
11- Khối lượng công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình:
Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông
gió, cấp nhiệt, điện nhẹ được đo phân loại theo từng loại vật tư, phụ kiện của hệ
thống kỹ thuật công trình theo thiết kế sơ đồ của hệ thống, có tính đến các đ
iểm
cong, gấp khúc theo chi tiết bộ phận kết cấu
Đơn vị tính thường dùng: cái/chiếc
12- Khối lượng công tác lắp đặt thiết bị công trình:
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình được phân loại theo loại thiết bị, tổ
hợp, hệ thống thiết bị cần lắp đặt, biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều
cao, độ sâu lắp đặt)
Đơn vị tính th
ường dùng: cái/chiếc

1.2.4 Phương pháp đo bóc khối lượng xây lắp
1.2.4.1. Khái niệm
Theo tài lệu đào tạo về Chuyên đề đo bóc khối lượng các công tác xây dựng
do Công ty Davis Langdon & Seah (Singgapore) biên soạn thì khái niệm về đo bóc

21
tiên lượng được xác định như sau: “Đo bóc tiên lượng là quá trình đo bóc kích
thước từ bản vẽ và đièn chúng vào các tờ ghi kích thước theo danh mục các công
tác. Các số liệu này sau đó sẽ được xử lý để lập ra Bảng tiên lượng theo quy định”
Để diễn đạt đầy đủ nhất về việc đo bóc khối lượng xây lắp phù hợp với quy
định hiện tại của Việt Nam về thiết kế và quản lý chi phí, có th
ể xem xét khái niệm
sau: Đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là việc xác định
khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm,
tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế

(thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế bản vẽ thi công) hoặc từ yêu cầu
tri
ển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng Việt Nam
1.2.4.2. Vai trò của đo bóc khối lượng
Đo bóc khối lượng được xử dụng trong việc định giá xây dựng như sau:
- Đo bóc khối lượng xây lắp theo bản vẽ thiết kế cơ sở để xác định tổng mức
đầu tư xây dựng công trình
- Đo bóc khối lượng xây lắp theo bản vẽ thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi
công để: xác định dự toán, lập Bảng khối lượng trong hồ sơ mời thầu, xác định giá
gói thầu (chủ đầu tư), giá dự thầu (nhà thầu), xác định giá hợp đồng trong trường
hợp chỉ định thầu, xác định giá thanh toán trong trường hợp chỉ định thầu và áp
dụng phương thức hợp đồng trọn gói.
Như vậy, đối vớ
i công tác kiểm toán, việc thực hiện đo bóc khối lượng là cần
thiết để kiểm tra khối lượng xây lắp theo các bước của quá trình thực hiện dự án từ
đó có nhận xét đánh giá về việc xác định tổng mức đầu tư, dự toán, giá trị thanh
quyết toán công trình
1.2.4.3. Nguyên tắc đo bóc khối lượng
- Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình tự
phù hợp với quy trình công nghệ
, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng
đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và
phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định chi phí xây
dựng.
- Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại công trình xây dựng, khối
lượng xây dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình (như phần ng
ầm
(cốt 00 trở xuống), phần nổi (cốt 00 trở lên), phần hoàn thiện và phần xây dựng


22
khác) hoặc theo hạng mục công trình. Khối lượng đo bóc của bộ phận công trình
hoặc hạng mục công trình được phân thành công tác xây dựng và công tác lắp đặt.
- Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần
nêu rõ rang, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công
trình xây dựng. Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải có diễn giải cụ
thể như độ
cong vòm, tính chất của các chất liệu (gỗ, bê tông ), điều kiện thi công
(trong nhà, ngoài trời, trên cạn, dưới nước )
- Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao
(hoặc chiều sâu); khi không theo thứ tự này thì cần diễn giải cụ thể.
- Các ký hiệu dùng trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng
mục công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế
. Các khối
lượng lấy theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu thống kê của
thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
- Đơn vị tính: Tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một
khối lượng xây lắp sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp.
1.2.4.4. Trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng công trình
- Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài
liệu chỉ dẫn kèm theo. Trường hợp cần thiết yêu cầu nhà thiết kế giải thích rõ các
vấn đề có liên quan đến đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
- Lập Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Bảng tính toán này phải phù hợp với bản vẽ thiết kế, trình tự thi công xây dự
ng
công trình, thể hiện được đầy đủ khối lượng xây dựng công trình và chỉ rõ được vị
trí các bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình. Bảng tính toán, đo
bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình cần lập theo trình tự từ ngoài vào
trong, từ dưới lên trên theo trình tự thi công (móng ngầm, khung, sàn bên trên,

hoàn thiện, lắp đặt)
- Thực hiện đo bóc khối lượng công trình theo Bảng tính toán, đo bóc khối
lượng công trình, hạng mục công trình
- Tổng hợp các khối l
ượng xây dựng đã đo bóc sau khi khối lượng đo bóc đã
được xử lý theo nguyên tắc làm tròn các trị số
1.3. Các yếu tố cơ bản chi phối công tác kiểm tra khối lượng xây lắp
trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1.3.1. Những tồn tại trong lĩnh vực XDCB và vai trò của KTNN

23
Đầu tư XDCB là lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế
quốc dân. Vì vậy, hàng năm NSNN đã chi ra một khoản tiền rất lớn cho các dự án
đầu tư XDCB. Theo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4
Quốc hội khoá XII (số 165/BC-UBTVQH12 ngày 23/10/2008), giai đoạn 2005-
2007, tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là 237.447 tỷ đồng, chiếm khoảng trên
20% tổng vốn đầ
u tư toàn xã hội, trong đó NSNN do địa phương quản lý là
151.774 tỷ đồng và các Bộ, ngành trung ương là 85.673 tỷ đồng. Tổng số vốn trái
phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,850 tỷ đồng. Tổng số
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được giải ngân là 4.876 triệu USD. Tính
đến tháng 6/2008, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu USD, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà n
ước là 384 nghìn tỷ đồng. Đó thực sự là con số rất
lớn. Nếu sử dụng có hiệu quả, công trình được đầu tư đúng, chất lượng xây dựng
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ công trình được coi trọng thì hàng
năm đất nước ta sẽ thêm nhiều công trình đặc biệt quan trọng được hoàn thành
băng vốn NSNN, góp phần bảo đảm sự phát triển ổn
định, vững chắc nền kinh tế và
từng bước đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống xã hội, văn hoá của nhân dân.

Cũng theo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nhìn chung nguồn vốn
này đã được tập trung đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi,
giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu cũng như các cơ chế, chính sách phát triển
đ
ô thị đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm
việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân
dân, nâng cao trình độ văn hóa, dân trí. Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư
XDCB đã đóng vai trò rất quan trọng và có tính chủ đạo trong việc phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Nhiều công trình qui mô lớn, các cơ s

dịch vụ công ích, nhiều khu kinh tế, khu đô thị mới đã được hình thành.
Bên cạnh những kết qủa đạt được, công tác XDCB còn nhiều hạn chế, yếu
kém, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh, có chất lượng và bền vững của nền
kinh tế, xã hội. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (đường giao thông, cảng
biển, ) quá tải, thiếu điện cho s
ản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, tiến độ các dự
án sử dụng vốn nhà nước rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà, hiệu quả đầu
tư của nhiều dự án thấp, còn thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn
khác. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, đầu tư thiếu đồng bộ vẫn còn khá phổ biến.
Công tác lập quy hoạch, k
ế hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, thẩm
định, phê duyệt dự án tại một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt, công tác khảo sát,
thiết kế, lập dự toán của nhiều đơn vị được kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu,
các dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện có xu hướng tăng lên. Vẫn còn

24
nhiều vi phạm pháp luật về đầu tư XDCB, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an
toàn giao thông gây bức xúc trong nhân dân.
Những tồn tại nêu trên, tựu chung lại đều là nguyên nhân hay hệ quả của tình
trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong lĩnh vực XDCB. Tình trạng này đã được dư

luận xã hội cũng như Quốc hội, Chính phủ nêu lên từ nhiều năm nay, đã được quan
tâm tìm cách khắc phục, song cho đến nay vẫn là vấn đề bứ
c xúc.
Qua kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán những dự án đầu tư XDCB trong
những năm gần đây đã cho thấy tình trạng thất thoát, lãng phí trong XDCB là
không nhỏ. Theo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong 3 năm 2005-
2007, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
trên diện rộng, phát hiện nhiều sai phạm như chiếm dụng vốn, thu chi sai nguyên
tắc, sai mục đích, lập phí, quy
ết toán khống, lập dự án chưa sát năng lực tài chính,
chia dự án thành nhiều giai đoạn để chỉ định thầu thi công, có trường hợp triển khai
thi công trước, duyệt dự án sau Các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán cũng phát
hiện việc bố trí vốn ở một số ngành, địa phương còn dàn trải, chưa tập trung cho
công trình trọng điểm, một số dự án vượt thời gian quy định Qua kiểm soát thanh
toán, hệ th
ống Kho bạc nhà nước phát hiện nhiều khoản thanh toán sai chế độ, tính
trùng hoặc thừa khối lượng, áp dụng sai định mức, đơn giá và đã từ chối thanh toán
1.570 tỷ đồng. Qua việc giám sát, đánh giá đầu tư cho thấy, số lượng và tỷ lệ các
dự án có vi phạm các quy định về quản lý đầu tư (không phù hợp quy hoạch, phê
duyệt không đúng thẩm quyền, không thực hiện đầy đủ trình tự thẩ
m tra, thẩm định
dự án, đấu thầu không đúng quy định, giá dự thầu không phù hợp, phê duyệt không
kịp thời, ký hợp đồng không đúng quy định, chậm tiến độ, chất lượng xây dựng
thấp, có lãng phí) có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007.
Bộ KH&ĐT trong 3 năm (2005-2007), qua thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư
XDCB sử dụng vốn nhà nước đã phát hiện 14 vụ, sai phạm kinh tế
là 101,4 tỷ đồng
và 46,9 nghìn USD, trong đó xuất toán, giảm trừ là 48 tỷ đồng, thu hồi nộp NSNN
là 16,6 tỷ đồng và 46,9 nghìn USD, kiến nghị xử lý khác là 13,7 tỷ đồng và 59,2
nghìn m

2
đất. Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra 14 dự án do Bộ, ngành trung
ương quản lý và thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại 18 địa phương, đã
phát hiện và xử lý sai phạm 3.212,4 tỷ đồng, trong đó đã xử lý thu hồi nộp NSNN
727,6 tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán 665,8 tỷ đồng, kiểm tra bổ sung căn
cứ 251,2 tỷ đồng. Tổng số dự án, chương trình được KTNN tiến hành kiểm toán
trong 3 năm (2005-2007) là 65 cuộc, trong
đó đã kiến nghị xử lý tài chính là 1.068
tỷ đồng.

×