Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận dân sự về tranh chấp trong chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.79 KB, 11 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ& KIỂM SÁT DÂN SỰ
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Hãy sưu tầm hoặc xây dựng một tình huống có
tranh chấpvề chuyển giao nghĩa vụ dân sự. Qua đó, phân
tích làm rõ:
1. Điều kiện có hiệu lực của chuyển giao nghĩa vụ?
2. Phân tích chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện nghĩa vụ thông
qua người thứ ba?
3. Bình luận về phán quyết của tòa án nhân dâncó thầm quyềnvà
hoặc đưa ra cách giải quyết đối với tình huống trên?
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1) Phan Quốc Nghiệp
2) Nguyễn Tuấn Anh
3) Bùi Đức Hiếu
4) Phạm Đình Tú
5) Lê Mạnh Khởi
6) Nguyễn Lương Đức
Hà Nội, 2015
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong một xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Kéo theo đó các tranh chấp dân sự cũng ngày
càng nhiều, điển nhình là trong các tranh chấp về chuyển giao nghĩa vụ dân
sự. Chính vì vậy nhóm tôi đã quyết định chọn đề tài sau:
Đề tài: Hãy sưu tầm hoặc xây dựng một tình huống có tranh chấpvề
chuyển giao nghĩa vụ dân sự. Qua đó, phân tích làm rõ:
1. Điều kiện có hiệu lực của chuyển giao nghĩa vụ?
2. Phân tích chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện nghĩa vụ thông qua người
thứ ba?


3. Bình luận về phán quyết của tòa án nhân dâncó thầm quyềnvà hoặc đưa
ra cách giải quyết đối với tình huống trên?
Ở đây, chúng tôi có nêu lên những vấn đề chung về chuyển giao nghĩa
vụ dân sự sau đó xây dựng một tình huống cụ thể và giải quyết tình huống đó
một cách chi tiết để làm rõ tình huống.
Do hạn chế về trình độ chuyên môn và thời gian là bài còn ngắn nên
không thể tránh khỏi sai sót. Vậy mong các bạn thông cảm góp ý để bài viết
của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
2
I) TÌM HIỂU CHUNG
Khái niệm về nghĩa vụ dân sự (Điều 280 BLDS 2005): “ Nghĩa vụ dân
sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có
nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có
giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền) ”.
Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự:
- Nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng
về hai phía chủ thể khác nhau.
- Quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách
tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định.
- Quan hệ nghĩa vụ dân sự là quan hệ trái quyền nên quyền dân sự của
các bên chủ thể là quyền đối nhân.
Trách nhiệm dân sự: là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có nghĩa vụ phải gánh
chịu khi không thục hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ
của mình.
Chuyển giao nghĩa vụ: Điều 315 BLDS 2005:
Chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ

nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân
thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao
nghĩa vụ.
3
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có
nghĩa vụ.
Như vậy chuyển giao nghĩa vụ dan sự là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ
với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ
cho người khác. Người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới (gọi là
người thế nghĩa vụ) phải thực hiện nghĩa vụ trước người có quyền.
Hậu quả của việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự là việc chuyển giao sẽ làm
chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền và làm phát
sinh quan hệ nghĩa vụ mới giữa bên thế nghĩa vụ và bên có quyền trong quan
hệ nghĩa vụ trước đó. Bên đã chuyển giao nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách
nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ trước bên có quyền.
Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
Điều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng
lời nói.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải
được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký
hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm:
Điều 317. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm
Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao
thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác.
4
II) ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ
 Phải được sự đồng ý của bên có quyền. Bên có nghĩa vụ nếu muốn chuyển
giao nghĩa vụ cho người khác phải thông báo cho người có quyền biết và phải

được sự đồng ý của bên có quyền. Nếu không có sự đồng ý của bên có quyền
thì việc chuyển giao nghĩa vụ cho người khác không có giá trị (bên có nghĩa
vụ vẫn phải chịu trách nhiệm nếu có sự vi phạm thực hiện nghĩa vụ dân sự).
Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ lợi ích của bên có quyền khi cho
phép bên có quyền lựa chọn việc có chấp nhận việc chuyển giao nghĩa vụ hay
không ( vì bên có quyền có thể phải chịu rủi ro khi đồng ý cho người khác
gánh vác nghĩa vụ thay thế cho người trước đó).
 Những nghĩa vụ được chuyển giao không gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi một bên mang quyền nhân thân gắn với tài sản phải tạo ra một nghĩa vụ
nhân thân với người khác thì nghĩa vụ này cũng không được chuyển giao cho
người khác. Do đó những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân nếu được chuyển
giao đều không có hiệu lực kể cả có sự đồng ý của bên có quyền. VD: nghĩa
vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe danh dự
nhân phẩm, uy tín,…
 Các nghĩa vụ được chuyển giao phải được pháp luật cho phép chuyển giao kể
cả khi các bên đã có thỏa thuận trước đồng ý chuyển giao nghĩa vụ. VD: nghĩa
vụ đang có tranh chấp .
 Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có thể thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản.
Trong các trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải
được thực hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký
hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. VD: việc xác lập các
quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là đất đai, nhà ở,… hầu hết khi chuyển giao
5
nghĩa vụ thì hình thức buộc phải bằng văn bản thường hoặc bằng văn bản có
công chứng, chứng thực thậm chí cả đăng ký.
III) PHÂN BIỆT CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ VỚI THỰC HIỆN
NGHIÃ VỤ THÔNG QUA NGƯỜI THỨ BA
Tiêu chí so

sánh
Chuyển giao nghĩa vụ
Thực hiện nghĩa vụ
thông qua người thứ ba
Về nội
dung của
quan hệ
Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa
thuận giữa người có nghĩa vụ với
người khác trên cơ sở đồng ý của
người có quyền nhằm chuyển nghĩa
vụ cho người khác. Người có nghĩa
vụ trở thành người mới (gọi là người
thế nghĩa vụ) phải thực hiện nghĩa vụ
trước người có quyền.
Thực hiện nghĩa vụ thông
qua người thứ ba là thỏa
thuận giữa người có
quyền với người có nghĩa
vụ, theo đó, người có
nghĩa vụ ủy quyền cho
người thứ ba thay thế
mình thực hiện nghĩa vụ
dân sự.
Về tư cách
tham gia
và thực
hiện nghĩa
vụ của
người thứ

ba.
Người thứ ba là người có nghĩa vụ-
người có nghĩa vụ mới được thế
nghĩa vụ
Người thứ ba chỉ là người
được ủy quyền chỉ nhân
danh người có nghĩa vụ.
Thề thức
thực hiện
giao kết.
Có thể được xác lập bằng văn bản
hoặc bằng miệng.
Trong trường hợp pháp luật có quy
định việc chuyển giao nghĩa vụ dân
sự phải được thực hiện bằng văn bản,
phải có công chứng hoặc chứng thực,
phải đăng kí hoặc phải xin phép thì
các bên phải tuân thủ theo quy định
đó.
Nếu nghĩa vụ được chuyển giao là
một nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm,
thì biện pháp bảo đảm đó đương
nhiên chấm dứt (trừ trường hợp các
bên không có thoản thuận khác)
Có thể được xác lập bằng
văn bản hoặc bằng
miệng.
Về cơ sở Chuyển giao nghĩa vụ là kết quả thỏa Thực hiện nghĩa vụ
6
thực hiện

quyền yêu
cầu.
thuận giao nghĩa vụ từ bên có nghĩa
vụ cho bên có nghĩa vụ.
là thỏa thuận tay ba, theo đó người
thứ ba thay thế người có nghĩa vụ cũ
để trở thânhf chủ thể có nghĩa vụ mới
của quan hệ nghĩa vụ trước đó. Người
có nghĩa vụ chấm dứt hoàn toàn quan
hệ nghĩa vụ với người có quyền.
→ Kể từ thời điểm việc chuyển giao
nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền
chỉ được phép yêu cầu người thế
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Người có nghĩa vụ hoàn toàn không
phải chụi trách nhiệm về khả năng
thực hiện nghĩa vụ của người thế
quyền.
thông qua người thứ ba là
kết quả thỏa thuận từ một
hợp đồng ủy quyền nên
không làm thay đổi về
chủ thể của nghĩa
vụ(Người thứ ba chỉ là
người được ủy quyền chỉ
nhân danh người có nghĩa
vụ.)
Phạm vi
quyền yêu
cầu.

Trong quan hệ nghĩa vụ đan sự,
quyền của một bên có được đảm bảo
hay không hoàn toàn phụ thược vào
việc thực hiện nghĩa vụ của phía bên
kia. Điều kiện, khả năng ý thức thực
hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là
những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền của bên có quyền. vì vậy, nếud
chuyển giao quyền yêu cầu cần phải
có sự đồng ý của người có nghĩa vụ
thì việc chuyển giao nghĩa vụ cần có
sự đồng ý của bên có quyền. Ai sẽ
thay thế việc thực hiện nghĩa vụ, điều
kiện, khả năng ý trí của con người đó
nhưu thế nào là vấn đề người có
quyền luôn luôn quan tâm, vì nó ảnh
hưởng một cách trực tiếp đến hưởng
quyền của họ.
Chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ trong phạm vi ủy
quyền
Sự ràng
buộc nghĩa
vụ.
Chuyển giao nghĩa vụ là thỏa thuận
tay ba, theo đó người thứ ba thay thế
người có nghĩa vụ cũ để trở thành chủ
thể có nghĩa vụ mới của quan hệ
Nếu người thứ ba không
thực hiện, thực hiện

không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ dân sự thì
7
nghĩa vụ trước đó. Người có nghĩa vụ
chấm dứt hoàn toàn quan hệ nghĩa vụ
với người có quyền.
→ Kể từ thời điểm việc chuyển giao
nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền
chỉ được phép yêu cầu người thế
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Người có nghĩa vụ hoàn toàn không
phải chụi trách nhiệm về khả năng
thực hiện nghĩa vụ của người thế
quyền.
người có nghĩa vụ (người
ủy quyền) vẫn phải chụi
trách nhiệm trước người
có quyền.
IV) XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
Ngày 12/12/2012 bà A và bà B có cho người quen là ông C vay một số
tiền, các bên đã viết giấy vây nợ trong đó ghi rõ số tiền bà A cho ông C là 400
triệu, bà B cho ông C vây 600 triệu,một phần khoản tiền vay được ông D là
em ông C đứng ra bảo lãnh, thời gian vay nợ là 6 tháng. Trong khoảng thời
gian này bà E có nợ ông C 1 tỷ đồng. Vì nhiều lý do khó khăn khác nhau ông
C đã đề nghị chuyển nghĩa vụ trả nợ của mình sang cho bà E. Do mong muốn
lấy nhanh lại được tiền của mình nên bà B đã đồng ý (bà A biết nhưng chưa
đồng ý). Bà E đã viết giấy hẹn sẽ thanh toán đủ tiền thay cho ông C, trên giấy
hẹn có chữ ký của ông C, bà B và bà E. Sau đó vào ngày 12/12/2013 bà E đã
đưa cho bà B số tiền là 800 triệu đồng. Bà E đã nhận tiền và có giấy biên
nhận. Số tiền này được bà B giữ và đưa cho bà A 200 triệu đồng. Do chưa

nhận đủ số tiền của mình nên bà A yêu cầu ông C thanh toán số tiền còn thiếu
và khoản lãi phát sinh là 20 triệu đồng, nhưng ông C không đồng ý vì cho rằng
nghĩa vụ trả nợ của mình đã không còn, người có nghĩa vụ trả nợ là bà E chứ
không phải là ông, bà A phải tìm bà E để đòi tiền. Bà A cũng đã tìm đến ông
D để đòi tiền, nhưng ông D cũng không trả vì ông cho rằng nghĩa vụ đã
chuyển cho bà E nên ông không còn trách nhiệm gì. Sau nhiều lần đòi nợ
8
nhưng không được ngày 22/12/2014 bà A đã khởi kiện yêu cầu ông C và ông
D phải thanh toán khoản tiền thiếu nợ cho mình.
V) BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Ở trong tình huống này bà A và bà B là những người có quyền, còn ông
C và bà E là những người có nghĩa vụ, ông D là người bảo lãnh. Việc chuyển
giao nghĩa vụ trả nợ từ ông C sang bà E đã có sự thống nhất, đồng ý của bà B,
các bên đã viết giấy hẹn trả nợ và có chữ ký đầy đủ của các bên nên việc
chuyển giao nghĩa vụ này đã có hiệu lực. Ông C đã không còn nghĩa vụ phải
thực hiện trả nợ cho bà B nữa, việc bảo lãnh của ông D cũng được chấm dứt.
Bà E trở thành người thế nghĩa vụ thay cho ông C có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ
cho bà B thay cho ông C, việc bà E có thực hiện đúng hay đầy đủ nghĩa vụ của
mình hay không cũng không có liên quan đến ông C nữa. Việc bà A không
đồng ý việc chuyển giao nghĩa vụ này thì khoản nợ mà ông C nợ bà không thể
được chuyển giao cho bà E. Ông C vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho bà A, việc
bà A yêu cầu ông C thực hiện nghĩa vụ của mình là hoàn toàn đúng. Việc bảo
lãnh của ông D vẫn còn hiệu lực, ông D vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tương
ứng ghi trong hợp đồng vay nợ khi hết thời hạn cho vay ông C đã không thực
hiện nghĩa vụ của mình. Ông C và ông D phải có nghĩa vụ thanh toán cho bà
A khoản tiền 400 triệu đồng cộng với khoản lãi phát sinh là 20 triệu đồng.
Việc ông C và ông D từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình là sai vì việc
chuyển giao nghĩa vụ không có hiệu lực do vi phạm điều 315 BLDS 2005 mặc
dù bà E đã đồng ý thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho ông C (thực hiện
không đầy đủ). Do đó không hình thành quan hệ nghĩa vụ mới giữa bà E và bà

A. Còn khoản tiền 200 triệu đồng mà bà A nhận từ bà B (do bà E trả cho bà B)
sẽ được giải quyết trong một vụ án khác nếu bà E có yêu cầu, theo đó bà A sẽ
hoàn trả lại 200 triệu đồng cho bà E.
9
Tuy nhiên, nếu việc bà A nhận tiền từ bà B mà đã biết đó là tiền của bà
E thì cũng có thể coi đó là việc bà A đã gián tiếp đồng ý việc chuyển giao
nghĩa vụ từ ông C sang bà E. Do đó có hình thành quan hệ nghĩa vụ mới giữa
bà E với bà A. Như vậy thì ông C và ông D không còn bất kỳ nghĩa vụ nào
nữa việc bà E không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với bà A cũng không
còn liên quan đến họ nữa. Bà E phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với
bà A là trả đủ số tiền còn thiếu cho bà A và khoản tiền lãi phát sinh. Bà A
không thể yêu cầu ông C và ông D trả tiền cho mình được.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật dân sự (tập 2)- Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2. Giáo trình luật dân sự (tập 2)- Đại học Luật Hà Nội.
3. Bộ luật dân sự Việt Nam.
4. Bình luận khoa học bộ luật dân sự 2005- Nxb. Bộ Tư pháp.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
LỜI NÓI ĐẦU
I) TÌM HIỂU CHUNG
II) ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ
III) PHÂN BIỆT CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ VỚI THỰC HIỆN NGHIÃ VỤ THÔNG QUA NGƯỜI THỨ BA
IV) XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
V) BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11

×