Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Tập hợp chuyên đề và báo cáo kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 199 trang )


THANH TRA CHÍNH PHỦ
VỤ THANH TRA KHỐI NỘI CHÍNH VÀ KINH TẾ TỔNG HỢP









TẬP HỢP CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TRA, KẾT LUẬN THANH TRA
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN







Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Khánh Toàn

Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Tuấn Anh
Trương Quốc Hưng









9461-1


Hà Nội, tháng 11 năm 2010
MỤC LỤC

1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Báo cáo kết quả thanh tra, Kết
luận thanh tra.
ThS. Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện KHTT
1
2. Sự thay đổi về chủ thể, trình tự xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra,
Kết luận thanh tra và tác động của nó đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt
động thanh tra (so sánh giữa Luật thanh tra và Pháp lệnh thanh tra).
ThS. Nguyễn Văn Kim, Phó vụ tr
ưởng Vụ Pháp chế, TTCP
16
3. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra – những khó khăn,
vướng mắc và giải pháp khắc phục.
ThS. Trịnh Văn Toàn, Trưởng phòng Tổng hợp, Vụ I – TTCP
31
4. Một số bài học rút ra trong việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết
luận, kiến nghị sau thanh tra ngành Hải quan.
Đặng Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ II, TTCP
44

5. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, t
ổ chức, cá nhân có thẩm
quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện Kết luận thanh tra.
Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nội chính, Vụ II, TTCP
59
6. Yêu cầu và định hướng nâng cao chất lượng Báo cáo kết quả thanh
tra và Kết luận thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động thanh tra.
Nguyễn Văn Sản, Phó Tổng thanh tra
78
7. Một số tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng Báo cáo kết quả thanh
tra và gi
ải pháp khắc phục.
Chu Văn Long, Vụ II, TTCP
Trương Quốc Hưng, Vụ Pháp chế, TTCP

91
8. Một số tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng, ban hành Kết luận thanh
tra và giải pháp khắc phục.
ThS. Đặng Khánh Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ II, TTCP
Đào Trung Kiên, Vụ II, TTCP
103
9. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật
về kết luận thanh tra.
ThS. Phạm Thị Huệ, Viện Khoa h
ọc Thanh tra
116
10. Thực tiễn việc báo cáo kết quả thanh tra giữa đoàn thanh tra với
người ra quyết định thanh tra
ThS. Nguyễn Văn Tuấn, Phó trưởng phòng, Vụ Pháp chế, TTCP

125
11. Những yếu tố tác động đến chất lượng Báo cáo kết quả thanh tra
ThS. Đặng Khánh Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ II, TTCP
136
12. Thực trạng xây dựng, ban hành kết luận thanh tra và những hạn
chế, bất cập trong các quy định pháp luật về kết luận thanh tra.
Trươ
ng Quốc Hưng, Vụ Pháp chế, TTCP
145
13. Khái niệm, nội dung và vai trò của Kết luận thanh tra.
Trần Lan Hương, Viện Khoa học Thanh tra
156
14. Trình tự, thủ tục báo cáo kết quả thanh tra và việc xem xét, xử lý
Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
Lê Văn Đức, Viện Khoa học Thanh tra
165
15. Một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, ban hành Báo cáo
kết quả thanh tra, Kết luận thanh tra.
ThS. Ngô Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ II, TTCP
174


1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ
THANH TRA, KẾT LUẬN THANH TRA
ThS. Đinh Văn Minh
Phó Viện trưởng Viện KHTT

Trong hoạt động thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra
là những văn bản hêt sức quan trọng sau khi đoàn thanh tra đã thực hiện các nội

dung ghi trong kết luận thanh tra. Nó thể hiện sự đánh giá của cơ quan nhà nước
đối với việc thự
c hiện hay chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đối tượng thanh tra. Nó cung chưa đựng các giải pháp để xử lý các vấn đề đặt
ra từ kết quả cuộc thanh tra. Đó có thể là những biện pháp có tính chất chế tài để
xử lý các cá nhân hay tổ chức đã vi phạm. Đó có thể là những biện pháp nhằm
chấn chỉnh mặt này mặt khác trong quản lý. Thêm nữa đó cũng còn có thể là
nhữ
ng kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung giúp cho việc hoàn thiện cơ chế chính
sách pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực của công tác quản lý. Có thể
coi đây là sản phẩm chính của hoạt động thanh tra Chính vì vậy mà việc bảo
đảm chất lượng và giá trị của sản phẩm này luôn là mối quan tâm hàng đầu của
các tổ chức thanh tra cũng như các nhà quản lý và rộng hơn nữa là của toàn xã
hội. Vì v
ậy mà việc nghiên cứu các khía cạnh về lý luận và thực tiễn về hai văn
bản này thực sự là đièu hết sức cần thiết trong bối cảnh mà từ trước đén nay
chung ta dường như chưa từng có những nghiên cứu nào nghiêm túc về vấn đề
quan trọng này. Xin được xem xét trên hai khía cạnh:
Một là sự khác nhau và mối quan hệ giữa Báo cáo kết quả thanh tra và Kết
luận thanh tra, một vấn đề xuấ
t hiện kể từ Luật thanh tra năm 2004
Hai là, giá trị pháp lý của Báo cáo kết quả thanh tra và Kết luận thanh tra
và vấn đề thực hiện các Kết luận thanh tra
Trên cơ sở phân tích thực tiễn cũng như cơ sở pháp luật của các loại văn
bản này mà đưa ra những kiến nghị cụ thể để khắc phục những quy định còn bất
cập trong Luật thanh tra về hai loại văn bả
n này.
I. Báo cáo kết quả và Kết luận thanh tra và mối quan hệ giữa hai văn
bản
Trước hết cần phải nói rằng sự xuất hiện các khái niệm kết luận thanh tra

về báo cáo kết quả thanh tra với tư cách như một văn bản pháp luật chỉ thực sự
xuất hiện kể từ Luật thanh tra năm 2004. Tại tất cả các văn bản pháp luật trước
Luật thanh tra n
ăm 2004 thì các khái niệm này không thực sự rõ ràng.
Pháp lệnh Thanh tra không có điều luật nào quy định riêng về kết luận
thanh tra cũng như không đề cập đến kết luận thanh tra với tư cách là một văn
bản kết thúc quá trình thanh tra. Tuy nhiên, cụm từ “yêu cầu, kết luận, kiến nghị”

2
lại xuất hiện trong rất nhiều điều luật của Pháp lệnh Thanh tra. Và khi quy định
về giá trị pháp lý của các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, Pháp lệnh
Thanh tra đã thể hiện sự lúng túng, không rõ ràng. Điều này được thể hiện ở
nhiều điều luật, cụ thể như sau:
Điều 7, Pháp lệnh Thanh tra quy định về trách nhiệm thực hiện yêu cầu,
kết lu
ận, kiến nghị về thanh tra như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra phải thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị về thanh tra theo
quy định của pháp luật; trong quá trình thanh tra, có quyền giải trình, có quyền
khiếu nại đối với kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra”.
Điều 9, Pháp lệnh Thanh tra quy định về một trong số 9 quyền của cơ
quan thanh tra như sau: “Trong quá trình thanh tra, các t
ổ chức thanh tra nhà
nước có quyền……Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên Nhà nước cố ý
cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết
định của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên”.
Nội dung của các điều luật trên cho thấy chưa có sự phân biệt thế nào là
yêu cầu, kết luận, kiến nghị về thanh tra và càng khong nói rõ về văn bản kết
luận thanh tra.
Có một điểm khác căn bản giữa Pháp lệnh năm 1990 với Luật năm 204 là
ở chỗ quyền ký kết luận thanh tra. Trước kia người ký kết luận thanh tra là

Trưởng đoàn thanh tra nhưng theo Luật hiện hành thì người ký kết luận thanh tra
phải là người ban hành quyết định thanh tra. Đây là một sự thay đổi hết sức căn
bản tác động trực tiếp đến quy trình một cuộc thanh tra và một l
ạt các vấn đề
khác liên quan. Vì sap có sự thay đổi như vậy?
Có thể khẳng định sự thay đổi này xuất phát tư một sự thay đổi hay ít nhất
là sự thắng thế của quan điểm về vị trí vai trò của công tác thanh tra:
Thanh tra chỉ là tai mắt công cụ của quản lý cho nên thanh tra chỉ có trách
nhiệm làm rõ, “chụp ảnh” sự thật khách quan, còn bản chất cảu việc đó như thế
nào và giải pháp xử lý vấ
n đề ra sao thuộc về cơ quan quản lý;
Thứ hai, nếu như Pháp lệnh 1990 đè cao tính độc lập của thoạt động thanh
tra, dẫn đến việc đề cao tính độc lập của đoàn thanh tra và thanh tra viên thì Luật
thanh tra năm 2004 lại nhấn mạnh trách nhiệm của thủ trưởng của các cơ quan
quản lý nhà nước và người đứng đầu các tổ chức thanh tra, những người ký
quyết định tiến hành các cuộc thanh tra.
N
ếu như trước kia hoạt động của đoàn thanh tra và thanh tra viên có dáng
dấp của các hoạt động tư pháp (chỉ tuân theo pháp luật và với những quyền hạn
có tính độc lập trong quá tình thanh tra), thì tại Luật thanh tra năm 2004 cơ quan
thanh tra trở lại vai trò đích thực là giúp việc cho cơ quan qủan lý, đoàn thanh tra
chỉ mang ý nghĩa như một tổ nhóm công tác của cơ quan thanh tra chứ không có
quyền hạn độc lập và với việc khẳng định tính ch
ất quản lý của cơ quan thanh tra

3
thì đương nhiên nó phải theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan quản
lý tức là theo chế dộ thủ trưởng, mọi trách nhiệm và quyền hạn thụộc về người
đứng đâu. Từ đó Kết luận thanh tra phải do người đứng đầu (hoặc cơ quan quản
lý hoặc thủ trưởg cơ quan thanh tra ký vì đây cũng chính là các chủ thể có quyền

ký quyết định tiến hành thanh tra).
Quy định này c
ũng có mục đích buộc trách nhiệm của người ra quyết định
thanh tra trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc quá trình tiến hành cuộc thanh tra
đó cũng như chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra
Nhưng khi đó xuất hiện một thực tế là người ký quyết định thanh tra sẽ
căn cứ vào đâu để ra Kết luận thanh tra trong khi chính Đoàn thanh tra và các
thành viên của Đoàn chứ không phải họ là ngườ
i trực tiếp tiến hành thanh tra?
Để giải quyết ván đề này, Luật thanh tra đưa ra quy định về một văn bản gọi là
Báo cáo kết quả thanh tra, do đoàn thanh tra lập ra để trình lên người ra quyết
định thanh tra.
Vậy thì có thể khái quát rằng Báo cáo kết quả thanh tra là “câu chuyện nội
bộ” của chủ thể thanh tra (giữa đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý hay
người dứng đầu các tổ chức thanh tra).
Điều 41 Luật Thanh tra quy
định Báo cáo kết quả thanh tra hành
chính
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra,
Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết
quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) ý kiến khác nhau giữa thành viên Đ
oàn thanh tra với Trưởng Đoàn
thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các
biện pháp xử lý.
2. Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra quyết định thanh tra.

Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan
thanh tra cùng cấp.
Kết lu
ận thanh tra thì có ý nghĩa khác, nó thể hiện sự đánh giá của cơ
quan nhà nước có tính quyền lực nhà nước đối với việc chấp hành chính sách
pháp luật của các cơ quan, tổ chức các nhân là đối tượng thanh tra

4
Điều 43 Luật Thanh tra quy định về Kết luận thanh tra như sau
“1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả
thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết
luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng
thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung đượ
c thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các
biện pháp xử lý
….3. Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp và đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kế
t luận thanh tra còn được gửi
cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp ».
Điều này càng thể hiện rõ khi pháp luật, cụ thể là Luật phòng chống tham
nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định Kết luận thanh tra được công
khai mà không quy định phải công khai Báo cáo kết quả thanh tra.
Mặc dù về lý thuyết có sự khác nhau như vậy nhưng thực tiễn cho thấy

không có sự khác nhau nhiều giữa Báo cáo kết quả thanh tra và Kết luận thanh
tra, dễ hi
ểu vì cả hai văn bản này đều do chính cùng một chủ thể thực hiện, đó là
đoàn thanh tra. Có khác chăng là vì Báo cáo thì dài hơn và chi tiết hơn Kết luận
thanh tra mà thôi. Tất nhiên giữa hai văn bản này cung sẽ có sự điều chỉnh bởi vì
cũng tại điều luật trên quy định : « …2. Trong quá trình ra văn bản kết luận
thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh
tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối t
ượng thanh tra giải trình
để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra ».
Nhưng cũng từ quy định này mà thấy một điểm rõ ràng bất hợp lý khi chi cho
Người ra kết luận thanh tra một thời gian hết sức ngắn ngủi là 15 ngày để ban
hành kết luận thanh tra. Một vụ việc thanh tra kéo dai nhiều tháng với nhiều nội
dung và vô số các hồ sơ tài liệu phức tạp, ng
ười ra quyết định thanh tra co cách
nào đây để đánh giá được chất lượng và tính chính xác của Báo cáo kết quả
thanh tra để ra văn bản Kết luận thanh tra, một văn bản có giá trị pháp lý tác
động trực tiếp đến cơ quan, tổ chức cá nhân là dối tượng thanh tra cung như có
ảnh hưởng xã hội không hề nhỏ ? Và nếu chẳng may Kết luận thanh tra có những
điều không chính xác (khi một cơ quan khác, chẳng hạn như cơ quan đ
iều tra
đánh giá lại cùng một vụ việc) thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm ? đoàn thanh
tra hay người ra Kết luận thanh tra ?. Câu chuyện này đã từng xảy ra trong thực
tiễn hoạt động thanh tra. Phải chăng vì thế mà các cuộc thanh tra thường bị chạm

5
trễ ở giai đoạn này và điều đó cung gây ra không ít phiền toái không hìa lòng của
nhieuè phióa liên quan đến hoạt động thanh tra ?
II. Về giá trị pháp lý của kết luận thanh tra
2.1. Vị trí của kết luận thanh tra trong hệ thống văn bản quản lý nhà

nước ở Việt Nam
Trước hết, cần tìm hiểu kết luận thanh tra nằm ở vị trí nào trong hệ thống
văn bản quản lý nhà nước của Việt Nam. Để xác
định vị trí của kết luận thanh tra
trong hệ thống văn bản của Việt Nam, có thể dựa vào quy định của pháp luật,
giáo trình của các cơ sở đào tạo Luật học và quan điểm của các luật gia.
Quy định của pháp luật về hệ thống văn bản của Việt Nam hiện nay có thể
kể đến Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thông tư Liên tị
ch
số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản. Trong các văn bản pháp lý này, kết luận thanh tra không được nhắc đến và
không được xếp vào loại văn bản cụ thể nào.
Các giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội, của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội và Học viện Hành chính quốc gia cũng chủ yếu đề cập đến văn
bản quy ph
ạm pháp luật và trong lĩnh vực hành chính là các quyết định hành
chính. Đối chiếu với các tiêu chí của văn bản quy phạm pháp luật và quyết định
hành chính được nêu ra trong các giáo trình trên thì kết luận thanh tra không phải
là văn bản quy phạm pháp luật, càng không phải là một quyết định hành chính.
Theo quan điểm của một số luật gia, kết luận thanh tra là một loại văn bản
quản lý nhà nước, là văn bản của chủ thể quản lý hành chính nhà n
ước trong hệ
thống cơ quan hành pháp. Văn bản quản lý nhà nước có thể chia làm 4 loại
1
:
- Văn bản quản lý nhà nước đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp lớn có
tính chất chung. Loại văn bản này thường thể hiện dưới hình thức Nghị quyết
của Chính phủ, quyết định của Uỷ ban nhân dân và một số văn bản khác của cơ
quan hành chính nhà nước;
- Văn bản quản lý nhà nước đặt ra quy phạm pháp luật. Loại văn bản này

thường được thể hiện d
ưới hình thức Nghị định của Chính phủ, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Văn bản quản lý nhà nước là quyết định cá biệt;
- Văn bản quản lý nhà nước dưới hình thức công văn hoặc văn bản hành
chính khác: là tất cả các loại văn bản khác không có trong 3 loại trên.

1
Bài viết “Tính hợp pháp, hợp lý của văn bản quản lý nhà nước – nhìn từ thực tiễn công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo” của TS. Trần Văn Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ theo dõi Khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng, Văn phòng Chính phủ.


6
Với cách phân loại như thế này, chỉ có thể xếp kết luận thanh tra vào loại
thứ tư. Rõ ràng, kết luận thanh tra không hề có chỗ đứng trong hệ thống văn bản
quản lý nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, không thể vì thế mà phủ nhận sự tồn
tại của kết luận thanh tra và tầm quan trọng đặc biệt của nó trong hoạt động quản
lý nhà nước.
Pháp luật về thanh tra đã có rấ
t nhiều quy định liên quan đến kết luận
thanh tra cũng như giá trị pháp lý của kết luận thanh tra. Chuyên đề sẽ tập trung
phân tích các quy định của Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra
năm 2004 về giá trị pháp lý của kết luận thanh tra
2.2 Về giá trị pháp lý của Kết luận thanh tra
a) Khái niệm “giá trị”
Theo cuốn Đại Từ điển tiếng Việt của Bộ Giáo dục và đào tạo và Trung
tâm ngôn ngữ và văn hoá Việ
t Nam do tác giả Nguyễn Như Ý làm chủ biên (Nhà
xuất bản Văn hoá Thông tin), khái niệm “giá trị” được hiểu theo 4 nghĩa: 1. Cái

được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần; 2. Xác
định hiệu lực của một việc làm; 3. Kết quả của mọi điều kiện để sản xuất ra hàng
hoá; 4. Số đo của một đại lượng hay số được thay thế bằng một ký hiệ
u.
Theo cuốn Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt do Giáo sư Nguyên Lân làm chủ
biên (Nhà xuất bản Văn học), “giá trị” được hiểu theo 3 nghĩa: 1. Phạm trù kinh
tế của sản xuất hàng hoá biểu hiện số lao động trừu tượng của xã hội đã hao phí
vào việc sản xuất ra hàng hoá; 2. Phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ
của sự vật hoặc của con ngườ
i; 3. Phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về “giá trị”. Bỏ qua những cách định
nghĩa về kinh tế và toán học, có thể hiểu một cách đơn giản rằng “giá trị” là ý
nghĩa, tác dụng của một sự vật.
Giá trị được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào phạm vi (hay
lĩnh vực) xác định giá trị mà ta có loại giá trị tương ứng. Ví dụ: Giá trị
thẩm mỹ,
giá trị đạo đức, giá trị sử dụng, giá trị thặng dư, giá trị tiền tệ v.v… Giá trị pháp
lý là một loại giá trị trong số đó.
b) Khái niệm “giá trị pháp lý”
Giá trị pháp lý là một loại giá trị. Hiểu theo cách đơn giản và chuẩn xác
nhất, giá trị pháp lý là giá trị do pháp luật quy định. Cụ thể hơn, có thể hiểu, giá
trị pháp lý là những giá trị được hình thành qua quá trình đi
ều chỉnh của pháp
luật. Nếu hiểu theo cách này, giá trị pháp lý có 2 dạng, dạng nguyên sinh là
những ý nghĩa, tác dụng, phẩm chất, hiệu lực mà pháp luật quy định, dạng phái
sinh là những tác động đối với xã hội hay còn gọi là giá trị xã hội.
Giá trị pháp lý có một đặc điểm khác với các loại giá trị khác là nó được
đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Tức là, khi một sự vật có giá trị pháp lý thì

7

những ý nghĩa, tác dụng của sự vật đó sẽ được đảm bảo thực hiện trên thực tế
bằng các biện pháp do pháp luật quy định.
Ý nghĩa của việc xác định giá trị pháp lý: Xác định giá trị pháp lý của một
sự vật, hiện tượng hay việc làm là nhằm xác định ý nghĩa, tác dụng, hiệu lực của
sự vật, hiện tượng hay việc làm đó trong các mối quan hệ pháp lý c
ụ thể, từ đó
xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, đồng thời xác định các
bảo đảm pháp lý để giá trị pháp lý của sự vật đó được thể hiện trên thực tế.
Một nội dung nữa cần lưu ý khi bàn về giá trị pháp lý đó là tính bắt buộc
thi hành. Giá trị pháp lý có thể bao gồm nhưng không đồng nghĩa với tính bắt
buộc thi hành. Khi đề cập
đến giá trị pháp lý của một văn bản nào đó, người ta
thường quan tâm ngay đến việc văn bản đó có được thi hành trên thực tế hay
không. Cách hiểu này chưa hoàn toàn chính xác. Nếu pháp luật quy định văn bản
đó phải được thi hành trên thực tế thì lúc đó, giá trị pháp lý của văn bản đó mới
bao hàm tính bắt buộc thi hành. Nếu pháp luật không quy định về tính bắt buộc
thi hành của văn bản thì giá trị pháp lý củ
a nó là những ý nghĩa, tác dụng khác
mà pháp luật đã quy định và những ý nghĩa, tác dụng này sẽ được bảo đảm thi
hành trên thực tế bằng những biện pháp pháp lý.
c) Giá trị pháp lý của kết luận thanh tra
Từ những khái niệm cơ bản trên, ta có thể xác định giá trị pháp lý của kết
luận thanh tra gồm:
+ Ý nghĩa, tác dụng, của kết luận thanh tra trong các mối quan hệ pháp lý
cụ thể;
+ Chất lượng của k
ết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm giá trị pháp lý của kết luận thanh tra là việc:
+ Bảo đảm pháp luật ghi nhận ý nghĩa, tác dụng của kết luận thanh tra
đúng với bản chất của nó;

+ Bảo đảm chất lượng của kết luận thanh tra đạt những tiêu chuẩn mà
pháp luật quy định;
+ Bảo đảm cho ý nghĩa, tác dụng của kết luận thanh tra được thể hiện trên
thực tế bằng những biện pháp pháp lý.
Hàng năm, cơ quan thanh tra tiến hành hàng chục nghìn cuộc thanh tra lớn
nhỏ, đồng nghĩa với việc mỗi năm cơ quan thanh tra ban hành hàng chục nghìn
bản kết luận thanh tra, mang lại tác động xã hội rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả quản lý xã hội và cải cách hành chính. Vì vậy, việc nghiên cứu về giá
trị pháp lý của kết luận thanh tra là vô cùng cần thiế
t nhằm làm rõ trách nhiệm
của các chủ thể có liên quan đến cuộc thanh tra, đảm bảo hiệu quả hoạt động
thanh tra nói riêng và hiệu quả quản lý xã hội nói chung.

8
Giá trị pháp lý của Kết luận thanh tra theo Pháp lệnh 1990
Điều 1, Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Thanh
tra) quy định “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà
nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà
nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Điều 3 của Pháp lệnh Thanh tra quy định về hệ
thống tổ chức thanh tra
Nhà nước có đoạn viết “Thanh tra Nhà nước chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội
đồng bộ trưởng; các tổ chức thanh tra Nhà nước khác chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Thủ trưởng cùng cấp và sự chỉ đạo của tổ chức thanh tra cấp trên”.
Quy định của hai điều luật này đã khẳng định vai trò củ
a công tác thanh
tra là một chức năng thiết yếu của quản lý, vị trí của cơ quan thanh tra là một cơ
quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Theo lập luận ở phần
I, với vị trí và vai trò như vậy, kết quả hoạt động của cơ quan thanh tra là cơ sở
để thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính ban hành những quyết định quản lý cụ

thể, kết luận, kiến ngh
ị của cơ quan thanh tra có tính chất tham mưu chứ không
thay thế cho quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
Mặc dù vậy, Điều 33 của Pháp lệnh Thanh tra lại quy định về trách nhiệm
xem xét kết luận, kiến nghị và ra quyết định xử lý theo thẩm quyền của người ra
quyết định thanh tra như sau: “Khi nhận được kết luận, kiến nghị của Trưởng
đoàn thanh tra ho
ặc thanh tra viên, người ra quyết định thanh tra phải xem xét
và ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử
lý….”. Rõ ràng, điều luật này quy định trình tự xem xét kết luận, kiến nghị của
thanh tra và ra quyết định xử lý. Ở đây, kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra
không mặc nhiên có hiệu lực thi hành mà nó phải được người ra quyết định
thanh tra (là thủ trưở
ng cơ quan thanh tra hoặc thủ trưởng cơ quan hành chính
nhà nước) xem xét và chuyển hoá thành quyết định cụ thể thì lúc đó mới có hiệu
lực thi hành. Điều này là hợp lý bởi lẽ kết luận thanh tra là kết luận của đoàn
thanh tra đối với một vụ việc cụ thể, đó là kết luận về sự khách quan của các tình
tiết vụ việc, xác định tính đúng sai của hành vi bị thanh tra và kiến nghị bi
ện
pháp xử lý đối với những sai phạm. Như vậy, bản chất của kết luận thanh tra là
sự cung cấp thông tin cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước để trên cơ sở
những thông tin khách quan đó, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước quyết định
những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Giá trị pháp lý của kết luận
thanh trong trường hợp này là giá trị tham mưu
đối với thủ trưởng cơ quan hành
chính. Giá trị pháp lý này được bảo đảm thi hành bằng việc pháp luật quy định
trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra, trả lời cơ quan thanh tra và ra quyết định
xử lý của thủ trưởng cơ quan quản lý.
Tại sao Pháp lệnh Thanh tra lại có sự lúng túng và không rõ ràng khi quy
định về giá trị pháp lý của kết luận thanh tra như vậy? Qua nghiên cứu, tác giả


9
cho rằng sự lúng túng và không rõ ràng này trong Pháp lệnh Thanh tra xuất phát
từ nguyên nhân sau đây:
Theo tinh thần của Pháp lệnh Thanh tra, cơ quan thanh tra có sự độc lập
tương đối với cơ quan quản lý hành chính, được tổ chức thành hệ thống và có
nhiều quyền lực mạnh. Điều 5, Pháp lệnh Thanh tra quy định về nguyên tắc hoạt
động của cơ quan thanh tra như sau: “Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp
luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Không m
ột
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động
thanh tra”. Nguyên tắc này làm cho hoạt động thanh tra giống như hoạt động
của một cơ quan tư pháp, dường như nó hạn chế sự can thiệp của thủ trưởng cơ
quan hành chính cũng như tăng cường hiệu lực các quyết định của cơ quan thanh
tra.
Điều 8, Pháp lệnh Thanh tra quy định cơ quan thanh tra là một cấ
p giải
quyết khiếu nại,“Các tổ chức thanh tra nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn chung
sau đây:……2- Xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết
theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo”. Lúc này, cơ quan thanh tra không chỉ có
vai trò tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước nữa mà đã thay
thế hẳn cơ quan hành chính nhà nước để độc lập giải quyết các vụ việ
c khiếu nại
thuộc thẩm quyền của mình.
Hai điều luật này đã thể hiện nhận thức của các nhà làm luật lúc đó về một
cơ quan thanh tra mang tính chất là cơ quan bảo vệ pháp luật với vị thế độc lập
và có nhiều quyền lực mạnh. Chính nhận thức này đã ảnh hưởng đến việc quy
định các quyền hạn cụ thể của cơ quan thanh tra và quy
định về giá trị pháp lý
của kết luận thanh tra. Sự lúng túng, không rõ ràng khi quy định về giá trị pháp

lý của kết luận thanh tra chính là kết quả của sự kết hợp giữa ý tưởng về một cơ
quan thanh tra độc lập tương đối, có nhiều quyền lực mạnh với bản chất hoạt
động thanh tra, vị trí của cơ quan thanh tra, vai trò của công tác thanh tra. Do
vậy, mặc dù vẫn quy định cơ quan thanh tra là cơ quan chức nă
ng của thủ trưởng
cơ quan hành chính song cơ quan thanh tra vẫn có những thẩm quyền vượt khỏi
phạm vi vốn có của nó.
Giá trị pháp lý của kết luận thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra
năm 2004
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu những quan niệm mới về vai trò của cơ
quan thanh tra và công tác thanh tra, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ
quan thanh tra và nguyên tắc hoạt động thanh tra theo quy định của Luật Thanh
tra n
ăm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Thanh tra) .
Luật Thanh tra tiếp tục khẳng định vai trò của công tác thanh tra là chức
năng thiết yếu của quản lý, hoạt động thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý,
nhằm phục vụ hoạt động quản lý. Điều 3, Luật Thanh tra quy định: “Hoạt động

10
thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố
tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ ch
ức, cá
nhân”.
Về vị trí của cơ quan thanh tra, so với Pháp lệnh Thanh tra, Luật Thanh tra
có sự điều chỉnh tương đối lớn, Điều 10, Luật Thanh tra quy định:
“1. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm:
a) Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính;

b) Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh
vực.
2. Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nướ
c cùng cấp….”.
Có thể thấy, cơ quan thanh tra không được tổ chức thành hệ thống từ trung
ương tới địa phương như trong Pháp lệnh Thanh tra; đồng thời, sự phụ thuộc của
cơ quan thanh tra vào cơ quan quản lý nhà nước cũng đậm nét hơn so với Pháp
lệnh Thanh tra.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra cũng có sự thay đổi cơ bản, Điều 5, Luật
Thanh tra quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra như
sau: “Hoạt động
thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực,
công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”.
Nếu như nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh Thanh tra thể hiện sự nhấn
mạnh đến tính độc lập của thanh tra thì nguyên tắc quy định trong Luật Thanh tra
lại nhấn mạnh đến tính pháp chế trong hoạt động thanh tra trên m
ột quan niệm
chung về sự gắn bó, phụ thuộc của cơ quan thanh tra vào cơ quan quản lý và
người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước.
Theo tinh thần của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và
các luật sửa đổi, bổ sung, cơ quan thanh tra cũng không còn là một cấp giải
quyết khiếu nại, tố cáo nữa. Cơ quan thanh tra chỉ giúp thủ trưởng xác minh, làm
rõ nội dung khiếu nại, tố cáo và kiế
n nghị biện pháp xử lý.
Tất cả những điều trên một lần nữa lại khẳng định cơ quan thanh tra là
công cụ của thủ trưởng cơ quan hành chính. Kết quả làm việc của cơ quan thanh
tra là những nguồn thông tin quan trọng để thủ trưởng cơ quan hành chính căn cứ
vào đó ban hành những quyết định quản lý hành chính cụ thể. Những kết luận về

tính đúng sai của nộ
i dung thanh tra cũng như các kiến nghị xử lý vi phạm hay
sửa đổi chính sách, pháp luật của cơ quan thanh tra tuyệt đối không thể thay thế

11
quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đây là cơ sở
quan trọng để xác định giá trị pháp lý của kết luận thanh tra với tính cách là kết
quả hoạt động của cơ quan thanh tra.
Cụm từ “kết luận thanh tra” lần đầu tiên được đề cập trong Luật Thanh tra
với tư cách là một văn bản pháp lý. Điều 43, Luật Thanh tra quy định về kết luận
thanh tra như
sau:
“Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả
thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết
luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng
thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm củ
a
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có)
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các
biện pháp xử lý.
……”
Như vậy, kết luận thanh tra là văn bản pháp lý thể hiện kết quả làm việc
của cơ quan thanh tra đối với một vụ việc cụ thể, nội dung của kết luận thanh tra
có thể tóm gọn lại gồm hai nội dung chính là kết luậ
n về tính đúng sai và kiến
nghị biện pháp xử lý.
Điều 44, Luật Thanh tra quy định về việc xem xét, xử lý kết luận thanh tra

như sau: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra;
xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; áp dụng các biện
pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà n
ước có thẩm quyền áp dụng
biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật”. Nội dung điều
luật này cho thấy: giá trị pháp lý của kết luận thanh tra thể hiện ở chỗ kết luận
thanh tra là một căn cứ, cơ sở quan trọng đối với thủ trưởng cơ quan quản lý
hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ xem
xét kết luận củ
a cơ quan thanh tra, từ đó ra quyết định xử lý đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 44, Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/03/2005 của Chính phủ về
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra (sau đây
gọi tắt là Nghị định 41) đã cụ thể hoá trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước:
“Trong thờ
i hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước phải xem xét, xử lý kết luận thanh tra và có trách nhiệm:

12
1. Ra quyết định theo thẩm quyền để xử lý kỷ luật hành chính, kinh tế đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và tổ chức thực hiện quyết
định xử lý đó.….
4. Thông báo với cơ quan thanh tra đã ra kết luận thanh tra kết quả xem
xét, xử lý đối với kết luận thanh tra.”
Tiếp đó, điều 47, Nghị định 41 đã quy định về trách nhiệm xem xét, xử lý
kịp thờ
i kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
Như vậy, việc thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước xem xét kết luận

thanh tra và ra quyết định xử lý cụ thể là một thủ tục bắt buộc sau thanh tra. Thủ
tục này đã cho thấy rõ kết luận thanh tra không thể thay thế một quyết định cho
dù nội dung của quyết định giống với những nội dung mà bản kết lu
ận thanh tra
đã đề xuất.
Tuy nhiên, Luật Thanh tra một lần nữa đã không giữ được quan điểm nhất
quán như vậy. Trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành có quá nhiều điểm
mâu thuẫn khi quy định về giá trị pháp lý của kết luận thanh tra. Ngoài tính chất
tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính, về tính bắt buộc thi hành,
có điều luật quy định về trách nhiệm thực hiện k
ết luận thanh tra của đối tượng
thanh tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan; có điều luật lại quy định việc xem
xét, xử lý kết luận thanh tra để từ đó ra quyết định xử lý của thủ trưởng cơ quan
quản lý hành chính nhà nước; thậm chí có điều luật quy định tính bắt buộc thi
hành của kết luận thanh tra như thể đó là một quyết định hành chính.
Điều 8, Luật Thanh tra quy đị
nh về trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
như sau: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm
thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra… ”
Điều 54, Luật Thanh tra quy định về nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
gồm:
“1. Chấp hành quyết định thanh tra;
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệ
u theo yêu
cầu của cơ quan Thanh tra, Đoàn thanh tra, thanh tra viên và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã
cung cấp;
3. Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của cơ quan
thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và cơ quan nhà nước có thẩm

quyền.”
Điều 45, Nghị định 41 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng thanh tra như sau:

13
“Khi nhận được kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời
gian các yêu cầu, quyết định xử lý về thanh tra; báo cáo việc thực hiện với cơ
quan đã ra kết luận thanh tra và cơ quan quản lý trực tiếp.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra không thi
hành hoặc thi hành không nghiêm chỉnh các yêu cầu, quy
ết định xử lý về thanh
tra thì cơ quan ra quyết định thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ quan quản lý trực
tiếp đối tượng thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền buộc đối
tượng thanh tra thực hiện.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra cố ý không
thực hiện hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra thiếu
trách nhiệm hoặ
c cố tình bao che thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Điều luật này rõ ràng đã khẳng định tính bắt buộc thi hành của kết luận
thanh tra đối với các đối tượng có liên quan. Kết luận thanh tra gần như được coi
là một quyết định hành chính cụ thể. Điều này càng thể hiện rõ hơn tại Điều 49,
Nghị định 41, theo đó, kết luận thanh tra là đối tượng của khiếu nại hành chính.
Như vâỵu cho đến Luật thanh tra năm 2004 Kết luận thanh tra vẫn không
được làm rõ về giá trị pháp lý của nó. Đìeu này ảnh hwongr không nhỏ đên hịe
quả hiệu lực của công tác thanh tra
Từ khi có Luật Thanh tra năm 2004 ra đời đến nay, trong các báo cáo tổng
kết công tác năm của ngành Thanh tra, khi đề cập đến hiệu quả, hiệu lực của k
ết

luận thanh tra cũng có câu nhận định rằng “hiệu quả xử lý sau thanh tra thấp” và
thường có nhận định các kết luận thanh tra không được thực hiện. Điều này theo
chung tôi là chưa chính xác. Bởi vì các kết quả của hoạt động thanh tra chị trở
thành hiện thức khi trên cơ sở các Kết luận thanh tra các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải ban hành các quyết dịnh xử lý và các quyết định này mới có
hiệu lự
c bắt buộc thi hành. Chúng ta hãy thử so sánh với hai văn bản gần với tính
chất của Kết luận thanh tra đó là Báo cáo kết quả kiểm toán và Kết luận điều tra.
Luật Kiểm toán Nhà nước tại Điều 9 quy định “Giá trị của báo cáo kiểm
toán
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước xác nhận tính đúng đắn,
trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc
tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệ
u lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng
ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là một trong những căn cứ
để:

14
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân
sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án và
công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; xem
xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và sử dụng trong hoạt động giám
sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,
nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, dự án và công trình quan trọng
quốc gia, ch
ương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án và công trình xây dựng
cơ bản quan trọng khác ;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của
Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của

mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự
toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân
sách địa phương;
d) Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra sử
dụng
trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính;
đ) Đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm
toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm
trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong
hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
3. Cơ quan, người có thẩm quyề
n sử dụng kết luận kiểm toán quyết định
việc chấp nhận kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định của mình.
Kết luận kiểm toán đã được cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận có
giá trị bắt buộc thực hiện”.
Như vậy có thể thấy Báo cáo kiểm toán một văn b
ản hết sức quan trọng
cũng chủ yếu là “căn cứ” chó các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành
hoặc quyết đáp các vấn đề và kết luận kiểm toán chỉ có giá trị bắt buộc thi hành
sau khi “được cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận”.
Về Kết luận điều tra: Kết luận điều tra là văn bản hết sức quan trọng vì nó
liên quan đến vi
ệc xác định có tội phạm hay không có tội phạm, tính chát mức
độ của tội phạm nhưng như chúng ta đều biết Kết luận điều tra không có giá trị
bắt buộc thi hành mà cũng chỉ là văn bản để đè nghị các cơ quan khác thực hiện
các công việc tiếp theo (truy tố, xết xử) và no chi có hiệu lực thi hành khi đó là
một bản án có hiệu lực của Toà án.
Những phân tích tên đây dáng để chứ

ng ta phải suy ngẫm lại khi tiếp cận
giá trị pháp lý của kết lận thanh tra cũng như hiệu lực thi hành của nó, điều mà

15
chúng ta còn hết sức lũng túng cho đến nay cả về lý luận cũng như thực tiễn hoạt
động và đã đến lúc cần quy định cụ thể trong lần sửa đổi luật thanh tra lần náy
Theo quan điểm cá nhân của người viết thì Kết luận thanh tra là căn cứ, cơ
sở quan trọng để thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ban hành những quyết
định quản lý cụ thể. Kết luận thanh tra không th
ể thay thế cho quyết định của cơ
quan quản lý hành chính, vì vậy, trong mọi trường hợp để những nội dung kiến
nghị trong kết luận thanh tra được thực thi trên thực tế thì cần phải được chuyển
hoá thành quyết định của cơ quan hành chính. Điều này liên quan trực tiếp đến
trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc xem xét, xử lý kết
luận thanh tra, cũng như trách nhiệm quản lý nhà n
ước nói chung của người thủ
trưởng đó.
Điều quan trọng là cần công khai nội dung của kết luận thanh tra và trách
nhiệm của các chủ thể có liên quan. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc đảm bảo uy tín của cơ quan thanh tra. Việc công khai kết luận thanh
tra làm giảm sự tác động từ phía các chủ thể có thẩm quyền khác, đồng thời tạo
sức ép cũng như sự giám sát từ phía d
ư luận đối với những chủ thể có liên quan.

16
SỰ THAY ĐỔI VỀ CHỦ THỂ, TRÌNH TỰ XÂY DỰNG BÁO CÁO KẾT
QUẢ THANH TRA, KẾT LUẬN THANH TRA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA (SO SÁNH
GIỮA LUẬT THANH TRA VÀ PHÁP LỆNH THANH TRA)


ThS. Nguyễn Văn Kim
Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP

I. KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TRA VÀ KẾT
LUẬN THANH TRA
1. Về Báo cáo kết quả thanh tra
Báo cáo kết quả thanh tra được quy định tại Luật thanh tra và các vă
n bản
hướng dẫn thi hành luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Báo cáo kết
quả thanh tra là sản phẩm của Đoàn thanh tra được thực hiện thông qua các
thành viên Đoàn thanh tra theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền do pháp luật quy
định. Nói một cách khác Báo cáo kết quả thanh tra là tài liệu rất quan trọng trong
hoạt động thanh tra, nó có giá trị pháp lý và được lưu giữ cùng với hồ sơ cuộc
thanh tra. Về nội dung, Báo cáo kết quả thanh tra thể hiện việ
c đánh giá đúng sai
việc làm của đối tượng thanh tra theo các nội dung được thanh tra. Các căn cứ để
đánh giá là sơ tài liệu do Đoàn thanh tra thu thập, xác minh trong quá trình tiến
hành thanh tra. Các chuẩn mực để đánh giá là các quy định của pháp luật mà đối
tượng thanh tra áp dụng tại thời điểm phát sinh sự việc. Các giải trình của đối
tượng thanh tra trong quá trình thanh tra là thể hiện nguyên tắc: công khai, dân
chủ, minh bạch trong quá trình thanh tra nhằm đảm bảo cho việc đánh giá khách
quan, chính xác. Vi
ệc tiếp thu các ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra phải
trên cơ sở đối tượng thanh tra cung cấp thêm các tài liệu hoặc cung cấp các văn
bản pháp luật làm căn cứ cho việc giải trình.
Ngoài việc đánh giá các nội dung được thanh tra, trong Báo cáo kết quả
thanh tra còn phải nêu rõ được tính chất, mức độ sai phạm (nếu có) và quy kết
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm đó. Đây là
nội dung rấ
t quan trọng trong Báo cáo kết quả thanh tra nó cũng là nội dung

phân định sự khác nhau giữa Báo cáo kết quả thanh tra với Báo cáo khảo sát,
Báo cáo kiểm tra nắm tình hình trước khi tiến hành thanh tra… Mỗi sự việc nêu
trong Báo cáo kết quả thanh tra phải được đảm bảo bằng các tài liệu, chứng cứ
và các biên bản làm việc giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra. Tuy nhiên,
có trường hợp đối tượng thanh tra không ký biên bản thì Đoàn thanh tra vẫn có
quyền nêu trong Báo cáo kết quả thanh tra khi có đủ tài li
ệu chứng cứ.
Trên thực tế vẫn có sự khác nhau khi đánh giá tính chất, mức độ sai phạm

17
giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra. Để xử lý vấn đề trên các văn bản
pháp luật hiện hành về thanh tra cũng quy định trong Báo cáo kết quả thanh tra
nêu rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để người ra quyết định thanh tra
chỉ đạo việc xử lý. Một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo kết quả
thanh tra là kết luận rõ nội dung đã thanh tra từ đó kiến nghị các hình thức xử lý
bao gồ
m các hình thức xử lý về kinh tế, hành chính hoặc hình sự (nếu có). Trong
các kiến nghị xử lý cần nêu rõ những việc thuộc thẩm quyền xử lý của người ra
quyết định thanh tra, những việc người ra quyết định thanh tra kiến nghị cấp có
thẩm quyền xử lý. Có thể nói Báo cáo kết quả thanh tra không chỉ đơn thuần là
tổng hợp các nội dung đã được kiểm tra, xác minh từ báo cáo của các thành viên
Đoàn thanh tra mà quan trọng h
ơn là phải đánh giá đúng tính chất, mức độ sai
phạm từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị đúng.
Nếu xét về trách nhiệm đối với Báo cáo kết quả thanh tra thì Báo cáo kết
quả thanh tra là trách nhiệm chung của cả Đoàn thanh tra và được cá thể hoá cho
các thành viên trong Đoàn thanh tra. Mỗi thành viên Đoàn thanh tra thực hiện
những nội dung thanh tra theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; khi thực
hiện nhiệm vụ, thành viên đoàn thanh tra chị
u sự kiểm tra, giám sát của Trưởng

đoàn thanh tra; kết thúc công việc thành viên đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả
thanh tra về các nội dung được phân công (kèm theo báo cáo là các tài liệu,
chứng cứ có liên quan). Trong trường hợp ý kiến của thành viên trong Đoàn
thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra còn khác nhau thì phải nêu trong Báo cáo kết
quả thanh tra và xin ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra. Trước khi
Báo cáo kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh
tra phải họp Đoàn thanh tra để thông qua d
ự thảo báo cáo, rà soát lại tài liệu,
chứng cứ của các thành viên đoàn, tập hợp những vấn đề còn có ý kiến khác
nhau để báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý.
Tóm lại, Báo cáo kết quả thanh tra là văn bản của Đoàn thanh tra báo cáo
với Người ra quyết định thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, làm
cơ sở để Người ra quyết định thanh tra ra kết luận thanh tra, là sản phẩm trí tu

tổng hợp của cả Đoàn thanh tra nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực kết
quả của các thành viên Đoàn thanh tra. Theo đó, mỗi thành viên Đoàn thanh tra
phải phối hợp chặt chẽ cùng Trưởng đoàn thanh tra xây dựng Báo cáo kết quả
thanh tra và chịu trách nhiệm về nội dung công việc của mình được nêu trong
Báo cáo kết quả thanh tra.
2. Về Kết luận thanh tra
Nghiên cứu các văn bản pháp luật cho thấy, đến nay chưa có v
ăn bản nào
giải thích cụ thể thuật ngữ "Kết luận thanh tra". Trước đây, Pháp lệnh thanh tra
năm 1990 đã ghi nhận về Kết luận thanh tra, song chưa cụ thể, rõ ràng. Điều 9
của Pháp lệnh nêu trong quá trình thanh tra, các tổ chức thanh tra Nhà nước có
quyền "Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý theo quy định của pháp luật".

18
Điều 30 cũng quy định "Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra
phải thường xuyên chỉ đạo đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ

được giao; giải quyết kịp thời các đề nghị của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên;
theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của đoàn thanh
tra hoặc thanh tra viên; khi cần thiết, được sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việ
c thi
hành quyết định thanh tra hoặc thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên trong
đoàn hoặc thanh tra viên". Ngoài ra, khi kết thúc cuộc thanh tra được kết luận,
kiến nghị, quyết định về những nội dung đã thanh tra và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các kết luận, kiến nghị, quyết định của mình (Điều 31).
Kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh thanh tra và các văn bản
có liên quan, Luật thanh tra đã quy định khá cụ thể
về Kết luận thanh tra và có
những bước tiến rõ rệt về vấn đề này. Theo quy định tại Điều 43 thì sau khi nhận
được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm
xem xét nội dung báo cáo và ký Kết luận thanh tra. Trong quá trình ra Kết luận
thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh
tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để
làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việ
c ra Kết luận thanh tra.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu Đoàn thanh tra tiến
hành thanh ta bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ
sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản Kết luận
thanh tra. Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra
Kết luận thanh tra có thể gửi dự thảo Kế
t luận thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Đối tượng thanh tra có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội
dung của dự thảo Kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải
thực hiện bằng văn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình
của mình. Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sau khi xem xét giải trình của
đối tượng thanh tra, người ra quyết đị
nh thanh tra ra văn bản Kết luận thanh tra.

Điều 43 của Luật Thanh tra. Ngoài ra, Luật thanh tra cũng xác định Kết luận
thanh tra phải có các nội dung sau: i) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; ii) Kết luận về
nội dung được thanh tra; iii) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên
nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); iv)
Các biện pháp xử lý theo thẩm quyề
n đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp
xử lý.
Từ các phân tích nêu trên và quy định pháp luật hiện hành có thể thấy
rằng: Kết luận thanh tra là văn bản có tính pháp lí do người ra quyết định thanh
tra ban hành nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của
đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; kết luận về nội dung được thanh tra
trong đó xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
c
ơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; từ đó đề xuất, kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lí đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm

19
pháp luật, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, pháp luật cho phù hợp.
II. SỰ THAY ĐỔI VỀ CHỦ THỂ, TRÌNH TỰ XÂY DỰNG BÁO
CÁO KẾT QUẢ THANH TRA, RA KẾT LUẬN THANH TRA
1. Về chủ thể xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra, ra Kết luận thanh
tra
Trước hết cần phải nói rằng sự xuất hiện các khái niệm kết luận thanh tra
và báo cáo kết quả thanh tra với tư cách như một văn bản pháp luật ch
ỉ thực sự
xuất hiện kể từ Luật thanh tra năm 2004. Tại tất cả các văn bản pháp luật trước
Luật thanh tra năm 2004 thì các khái niệm này không thực sự rõ ràng. Pháp lệnh
Thanh tra không có điều luật nào quy định riêng về kết luận thanh tra cũng như
không đề cập đến kết luận thanh tra với tư cách là một văn bản kết thúc quá trình

thanh tra. Tuy nhiên, cụm từ “yêu cầu, kết luận, kiến ngh
ị” lại xuất hiện trong rất
nhiều quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Và khi quy định về giá trị pháp lý của
các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, Pháp lệnh Thanh tra đã thể hiện sự
lúng túng, không rõ ràng.
Luật thanh tra năm 2004 xác định cơ quan thanh tra là cơ quan giúp việc
cho cơ quan quản lý. Đoàn thanh tra chỉ mang ý nghĩa như một tổ, nhóm công
tác của cơ quan thanh tra chứ không có quyền hạn độc lập và với việc khẳ
ng
định tính chất quản lý của cơ quan thanh tra thì đương nhiên nó phải theo nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý tức là theo chế độ thủ trưởng, mọi
trách nhiệm và quyền hạn thuộc về người đứng đầu. Do đó, Kết luận thanh tra
phải do người đứng đầu hoặc cơ quan quản lý hoặc thủ trưởng cơ quan thanh tra
ký vì đây cũng chính là các chủ thể có quyền ký quy
ết định tiến hành thanh tra.
Quy định này cũng có mục đích ràng buộc trách nhiệm của người ra quyết định
thanh tra trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc quá trình tiến hành cuộc thanh tra
đó cũng như chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra.
Việc quy định như trên xuất hiện một thực tế là người ký quyết định thanh
tra sẽ căn cứ vào đâu để ra Kết luận thanh tra trong khi chính Đoàn thanh tra và
các thành viên c
ủa Đoàn chứ không phải họ là người trực tiếp tiến hành thanh
tra. Để giải quyết vấn đề này, Luật thanh tra đưa ra quy định về một văn bản gọi
là Báo cáo kết quả thanh tra, do Đoàn thanh tra lập ra để trình người ra quyết
định thanh tra, ra kết luận thanh tra.
Điều 41 Luật Thanh tra quy định Báo cáo kết quả thanh tra hành chính:
Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng Đoàn
thanh tra phả
i có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra
phải có các nội dung sau đây: Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành

thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); ý kiến khác nhau giữa
thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết

20
quả thanh tra (nếu có); các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng;
kiến nghị các biện pháp xử lý. Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra
quyết định thanh tra. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho
Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
Như vậy, báo cáo kết quả thanh tra thực chất là văn bản báo cáo, có tính
ch
ất hành chính giữa cấp dưới đối với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ được
giao, văn bản này mang tính nội bộ giữa các cơ quan thanh tra nhà nước, giữa
những người có trách nhiệm tổ chức, thực hiện trực tiếp cuộc thanh tra với
Người có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cuộc thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra
do Trưởng Đoàn thanh tra lập, báo cáo người ra quyết định thanh tra. Khác vớ
i
kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra không chứa đựng những nội dung
buộc đối tượng thanh tra phải chấp hành mà mục đích chính của nó nhằm cung
cấp các thông tin phục vụ thiết thực cho việc kết luận thanh tra. Đây chính là vấn
đề cần phân biệt để xác định giá trị pháp lý của văn bản báo cáo kết quả thanh tra
với văn bản kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra thì có ý nghĩa khác, nó thể hiệ
n sự đánh giá của cơ quan
nhà nước có tính quyền lực nhà nước đối với việc chấp hành chính sách pháp
luật của các cơ quan, tổ chức các nhân là đối tượng thanh tra. Có một điểm khác
căn bản giữa Pháp lệnh năm 1990 với Luật năm 2004 là ở chỗ quyền ký kết luận
thanh tra. Trước kia người ký kết luận thanh tra là Trưởng đoàn thanh tra nhưng
theo Luật Thanh tra hiện hành thì người ký kết luận thanh tra phả

i là người ban
hành quyết định thanh tra. Đây là một sự thay đổi hết sức căn bản, tác động trực
tiếp đến quy trình một cuộc thanh tra và một loạt các vấn đề khác liên quan. Vì
sao có sự thay đổi như vậy?
Có thể khẳng định sự thay đổi này xuất phát tư một sự thay đổi hay ít nhất
là sự thắng thế của quan điểm về vị trí, vai trò của công tác thanh tra: Thanh tra
chỉ là tai mắt, công c
ụ của quản lý cho nên thanh tra chỉ có trách nhiệm làm rõ,
“chụp ảnh” sự thật khách quan, còn bản chất của việc đó như thế nào và giải
pháp xử lý vấn đề ra sao thuộc về cơ quan quản lý. Thứ hai, nếu như Pháp lệnh
Thanh tra đề cao tính độc lập của hoạt động thanh tra, dẫn đến việc đề cao tính
độc lập của Đoàn thanh tra và thanh tra viên thì Luật thanh tra năm 2004 lại nhấn
mạnh trách nhiệm củ
a thủ trưởng của các cơ quan quản lý nhà nước và người
đứng đầu các tổ chức thanh tra, những người ký quyết định tiến hành các cuộc
thanh tra.
Điều 43 Luật Thanh tra quy định về Kết luận thanh tra như sau: Chậm
nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra
quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có
các nội dung sau đây:
Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; kết luận về nội dung được

21
thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); các biện pháp xử lý theo
thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý. Kết luận thanh tra
được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và đối tượng thanh
tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định
thanh tra thì kết luận thanh tra còn

được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra
cùng cấp.
2. Về trình tự xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra, ra Kết luận thanh
tra
Để đảm bảo việc thanh tra được tuân thủ đúng theo quy định của pháp
luật, tránh tình trạng tuỳ tiện khi đưa ra các quyết định, kết luận, ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫ
n thi hành đã quy định cụ thể, về trình tự,
thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra với các yêu cầu bắt buộc khi kết luận thanh
tra. Trong trình tự, thủ tục đó, việc báo cáo kết quả thanh tra là một khâu quan
trọng trong hoạt động của Đoàn thanh tra, là văn bản ghi nhận một cách đầy đủ
kết quả cuộc thanh tra thông qua các chứng cứ thu thập được, là đánh giá việc
chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệ
m vụ của đối tượng thanh tra, đồng thời là
căn cứ pháp lý quan trọng để Người ra quyết định ra văn bản kết luận thanh tra.
2.1. Báo cáo kết quả thanh tra
a) Hình thức báo cáo kết quả thanh tra
Báo cáo kết quả thanh tra là văn bản của Đoàn thanh tra báo cáo với
Người ra quyết định thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, làm cơ
sở để người ra quyết định ra kế
t luận thanh tra. Vì vậy, về hình thức báo cáo kết
quả thanh tra phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về mặt thể thức
hành chính, đồng thời phải bảo đảm quy định về tài liệu, hồ sơ của cuộc thanh
tra. Bố cục của báo cáo kết quả thanh tra, bao gồm:
Phần mở đầu: khái quát về nhiệm vụ thanh tra được giao, đặc điểm, điều
kiện của cơ
quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra, mục đích, yêu cầu của cuộc
thanh tra, quá trình tiến hành thanh tra.
Phần thứ hai: Kết quả thanh tra với nội dung trình bày về những kết quả

thanh tra đã thu được của Đoàn thanh tra.
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị với nội dung bao gồm các kết luận về
việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra. Đồng
thời có các ki
ến nghị với đối tượng thanh tra, với Thủ trưởng cấp trên trực tiếp
của đối tượng thanh tra hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Báo cáo kết quả thanh tra được Trưởng đoàn ký tên và ghi rõ nơi nhận.
b) Nội dung báo cáo kết quả thanh tra.

22
Theo quy định tại khoản 1, Điều 41 của Luật thanh tra thì chậm nhất là
mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải
có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội
dung sau đây: i) Kết luận rõ về từng nội dung thanh tra; ii) xác định rõ tính chất,
mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm (nếu có); ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra
v
ới Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có); các
biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử
lý.
Theo quy định, những nội dung trên là những nội dung chính cần phải
được thể hiện trong văn bản Báo cáo kết quả thanh tra. Ngoài ra, tuỳ theo điều
kiện thực tế của mỗi cuộc thanh tra mà nội dung báo cáo kết quả thanh tra có thể
có những nội dung khác
để phản ánh về toàn bộ kết quả cuộc thanh tra.
Trong Báo cáo kết quả thanh tra, việc kết luận rõ về từng nội dung thanh
tra là một trong những nội dung quan trọng. Thực tế cho thấy báo cáo kết quả
thanh tra phản ánh rõ kết quả kiểm tra, xác minh, thông qua đó kết luận rõ ràng,
cụ thể từng vấn đề đã được thanh tra là “có hay không có”, “đúng hay sai”, là
yêu cầu quan trọng giúp cho Người ra quyết định thanh tra kết luận một cách

chính xác, khách quan.
Để kết luận các nội dung đã thanh tra, Đoàn thanh tra cần
căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định
của cơ quan, đơn vị khi cần thiết và tình hình thực tế để kết luận một cách ngắn
gọn, rõ ràng cụ thể.
Xác định rõ tính chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có) cũng là nội dung quan trọng
đòi hỏi trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của người làm báo cáo, xác định
rõ tính chất, mức độ sai phạm của đối tượng với những căn cứ pháp lý rõ ràng,
cụ thể (nếu có), giúp cho người ra quyết định thanh tra được đánh giá chính xác,
khách quan việc thực hiện chính sách của đối tượng. Xác định rõ các nguyên
nhân, trách nhiệm của những người sai phạm trong đó, trong đó cần phải chỉ ra
nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan làm cơ
sở đánh giá, nhận xét
mức độ sai phạm, từ đó có kiến nghị hình thức xử lý cho phù hợp.
Đối với việc ghi nhận ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra
với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có) là quy
định mới trong nội dung báo cáo kết quả thanh tra, giúp Người ra quyết định
thanh tra thấy rõ hơn những góc cạnh của các vấn đề mà Báo cáo kết quả thanh
tra phản ánh. Những ý kiến khác nhau (n
ếu có) trong Đoàn thanh tra về những
vấn đề trong văn bản báo cáo kết quả thanh tra, đặc biệt là các kết luận, các nhận
xét đánh giá, quy kết trách nhiệm và đề xuất mức xử lý sẽ là cơ sở cho Người ra
quyết định thanh tra nhìn nhận đánh giá kết quả thanh tra được khách quan toàn
diện và đầy đủ hơn. Trong báo cáo, ý kiến khác nhau giữa các thành viên cần

×