KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
Nhìn chung trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng
công ty dầu khí Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự chỉ đạo trực tiếp sát
sao của lãnh đạo Công ty, cùng với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công
nhân viên chức toàn Công ty, từ năm 1991-2003 sau hơn 10 năm hoạt động và
phát triển Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh cải thiện điều kiện vật
chất, đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên, 100% lao động được bố trí
công việc thường xuyên, không có lao động không được bố trí công việc, đây
là mục tiêu phấn đấu hoạt động của Công ty qua các năm. Đặc biệt từ năm
2001-2002 đó là quãng thời gian phấn đấu không ngừng của Công ty xăng
dầu Hà Sơn Bình đã đạt được một số chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao cho, về
sản lượng bán ra, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập bình quân
người lao động đều tăng. Qua nghiên cứu ta thấy những năm gần đây lao
động của Công ty tập trung chủ yếu ở hai độ tuổi đầu, lao động ở độ tuổi 18-
30 có xu hướng tăng từ (38%) năm 2001 và (39.1%) năm 2002 thì đến năm
2003số lao động ở độ tuổi này tăn chiếm 41% năm 2003 ( chênh 3%) so với
năm 2001. Đây là đội ngũ lao động có sức khoẻ, chuyên môn cao. Tỷ lệ lao
động từ 51->60 tuổi có xu hướng giảm xuống năm 2003 là 11%. Chứng tỏ lao
động Công ty đang ngày càng được trẻ hoá. Theo thống kê mới nhất của năm
2003 thì độ tuổi trung bình của người lao động thuộc khối văn phòng Công ty
là 38.8 tuổi, độ tuổi trung bình của người lao động thuộc khối trực tiếp sản
xuất kinh doanh là 26.6 tuổi.
Chất lượng nguồn nhân lực toàn Công ty càng được cải thiện một cách
rõ rệt. Lao động dưới PTTH giảm từ 4.7% năm 2001 xuống 2.5% năm 2003.
Tỷ lệ lao động tốt nghiệp PTTH là cao nhất (42.2%), còn lại là trình độ Đại
học/Cao đẳng chiếm (30.5% )năm 2003 và ( 24.8%) tỉ lệ lao động tốt nghiệp
Trung cấp. Phần lớn tỉ lệ tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng và một phần Trung cấp
được phân bổ ở bộ phận làm công tác quản lý (bộ phận gián tiếp).
Bên cạnh trình độ học vấn trình độ chuyên môn của người lao động cũng
được quan tâm chú ý (100%) lao động vào công ty đã được đào tạo về chuyên
môn. Số lao động có trình độ chuyên môn Đại học/Cao đẳng trở lên chiếm
(30.5%), trình độ Trung cấp là (24.8%), và trình độ Sơ cấp là (44.7%). Trong
những năm tới xu hướng lao động có trình độ chuyên môn Sơ cấp giảm
xuống, và tăng ở trình độ Đại học/Cao đẳng và trình độ Trung cấp.
Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công nhân viên chức Công ty còn
thấp, chưa được quan tâm đúng mức, số lượng lao động chưa qua đào tạo
chính trị chiếm tỉ lệ rất cao (87%), số lao động qua đào tạo chính trị chủ yếu
tập trung tại bộ phận gián tiếp ( khối văn phòng công ty) còn phần lớn công
nhân là chưa qua đào tạo lý luận chính trị, nếu có chỉ qua khoá đào tạo Sơ cấp
tức là đào tạo cơ bản chưa có chuyên sâu.
Trình độ Ngoại ngữ và Tin học của cán bộ công nhân viên còn thấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Cho đến nay, các chi nhánh xăng dầu thuộc sự quản lý điều hành của
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã tạo được môi trường làm việc khá tốt, đảm
bảo và phát huy được tính tích cực trong lao động, sự vươn lên học hỏi kinh
nghiệm của người lao động. Trong tổng số 60 lao động được hỏi là có quan
tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ
thuật thì có 35 lao động trả lời là rất quan tâm chiếm (58.3%). Nhu cầu được
đào tạo, đào tạo lại là rất cao nó thể hiện ý thức vươn lên của người lao động.
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã và đang cố gắng để có một cơ cấu
nguồn nhân lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng lao động trong những
năm tới.
Nhìn chung với cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty xăng dầu Hà Sơn
Bình tương đối ổn định, ít có sự biến động lớn qua các năm gần đây. Tổ chức
bộ máy nhân sự của Công ty được sắp xếp hợp lý, phù hợp với tổ chức quản
lý và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. KHUYẾN NGHỊ
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiêu quả sản xuất -
kinh doanh, tác động đến đời sống người lao động. Chúng ta nhận thấy rằng:
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội sẽ không đạt được trong điều kiện cơ cấu
lao động bất hợp lý và kém đồng bộ. Chính vì vậy yêu cầu thúc đẩy sự tiến bộ
cơ cấu nguồn nhân lực là một thiết yếu khách quan phù hợp xu hướng chung
của toàn nhân loại. Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích sự biến đổi cơ cấu
nguồn nhân lực của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình cũng như xu hướng vận
động của nó, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị sau.
* Đối với chính quyền.
- Nhà nước cần chú trọng đến chính sách giáo dục, đào tạo. Bởi phát
triển giáo dục đào tạo là một " động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và
bền vững". Chính sách giáo dục và đào tạo phải hướng đến việc đa dạng hoá
về hình thức gắn liền với nhu cầu thực tiễn, đảm bảo sự thích nghi với cơ chế
mới, tránh hiện tượng thừa thầy thiếu thợ nhất là thợ giỏi hiện nay.
- Các chính sách đối với người lao động cần hướng vào việc giải quyết
việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, cải cách chế độ tiền lương một
cách hợp lý, mở rộng quyền tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh.
- Cần có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò chủ đạo của doanh
nghiệp Nhà nước cũng như vị trí người lao động trong các doanh nghiệp.
Từ đó, Nhà nước cần xây dựng các chương trình đào tạo lại cán bộ công
nhân viên, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động làm công tác
quản lý nhằm thích ứng với những biến đôỉ của đời sống kinh tế - xã hội.
* Đối với công ty.
- Tăng cường kinh tế đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong công ty. Bởi vì con người là nhân tố quyết định đến sự thành công, hay
thất bại trong hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức lập kế hoạch và xây dựng bảng nhu cầu lao động theo tháng,
quý, năm một cách rõ ràng, đồng thời bố trí, sắp xếp lao động đúng khả năng,
trình độ chuyên môn được đào tạo.
- Là một doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ (38.8%) năm 2003,
Công ty cần quan tâm hơn nữa đến người lao động đặc biệt là lao động nữ.
Công ty cần có các chính sách ưu tiên lao động nữ như sắp xếp những công
việc phù hợp với khả năng, thể trạng của lao động nữ, hay mở rộng khâu
tuyển dụng lao động nữ vào làm việc trong Công ty.
- Cần chú ý nhiều hơn nữa đến khâu tổ chức, kiểm tra, học và thi tay
nghề cho người lao động. Đặc biệt là đối với lao động trực tiếp sản xuất kinh
doanh vì đòi hỏi của ngành là phải thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề,
nhất là những lao động trực tiếp làm tại khâu phòng chống cháy nổ.
- Công ty phải có những chính sách ưu đãi tốt nhất cho người lao động,
như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ độc hại cho người lao động.
- Thường xuyên làm công tác lý luận cho cán bộ công nhân viên đặc biệt
là những cửa hàng xăng dầu ở vùng xâu, vùng xa, và các chi nhánh đóng tại
các tỉnh xa như Hoà Bình, Sơn La, nhằm mục đích ổn định lòng người để họ
thấy rằng các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức công tác xa nhà.
- Bên cạnh đời sống vật chất, cần nâng cao đời sống tinh thần cho người
lao động, đinh hướng cho người lao động xây dựng một cuộc sống lành mạnh,
có văn hoá. Công ty tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, đặc biệt là tổ
chức các chuyến thăm quan, nghỉ mát và các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục
thể thao vào các dịp lễ hội...
- Cần phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng và công
tác tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, nhất là công tác xây dựng,
phát triển Đảng viên mới để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho người lao
động. Thu hút đông đảo công nhân tham gia các hoạt động Đoàn, Đoàn Thanh
Niên, phát huy tính dân chủ trong các phong trào chung của Công ty.
- Cần cải thiện một bước môi trường làm việc, tạo bầu không khí thoải
mái hơn nữa đối với người lao động, nhất là cần có chế độ ưu đãi người lao
động làm việc trong môi trượng độc hại như ở các kho xăng, cửa hàng bán
xăng dầu.
- Nâng cao số lao động biết Ngoại ngữ và Tin học để đáp ứng được đòi
hỏi của công việc trong những năm tới. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
xăng dầu Hà Sơn Bình ra các tỉnh phía Bắc.