Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh trong công tác thống kê Việt Nam Tổng cục Thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 98 trang )



TỔNG CỤC THỐNG KÊ




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP BỘ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
SỬ DỤNG NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC SO SÁNH
TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM



DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. TS. Nguyễn Bích Lâm – Lãnh đạo Tổng cục Thống kê
2. CN. Trịnh Quang Vượng - Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia
3. CN. Nguyễn Thị Việt Hồng - Viện Khoa học Thống kê
4. CN. Cao Văn Hoạch - Vụ Thống kê Tổng hợp
5. CN. Phạm Quang Vinh - Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
6. CN. Hồ Thanh - Vụ Thống kê Xây dựng và vốn Đầu tư
7. CN. Nguyễn Thị Xuân Mai - Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ
8. CN. Nguyễn Đức Thắng - Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ
9. CN. Trần Tuấn Hưng - Vụ Phương pháp Chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin
10. CN Đỗ Anh Kiếm - Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường





Hà Nội, năm 2010

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHỌN NĂM GỐC SO SÁNH
TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ
4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1. Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh 4
2. Một số vấn đề cần lưu ý khi thay đổi năm gốc 8
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
1. Thay đổi công nghệ và kỹ thuật sản xuất của nền kinh tế 9
2. Thay đổi cơ cấ
u kinh tế 11
3. Hoàn thiện cơ chế kinh tế 12
4. Kinh nghiệm thay đổi năm gốc của ngành Thống kê 13
5. Sự hoàn thiện của hệ thống phân loại thống kê và hệ thống chỉ số giá 13
CHƯƠNG HAI: XÁC ĐỊNH NHỮNG CHỈ TIÊU CẦN TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH,
CÔNG CỤ TÍNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN PHỤC VỤ CHUYỂN
ĐỔI NĂM GỐC MỚI
16
I. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CẦN TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH 16
1. Căn cứ lựa chọn ch
ỉ tiêu 16
2. Lựa chọn chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh 20
3. Thực trạng tính một số chỉ tiêu theo giá so sánh 23
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ HỆ

THỐNG CHỈ SỐ GIÁ
27
1. Nhu cầu về chỉ số giá và hệ thống phân loại đáp ứng mục đích chuyển đổi năm gốc
2010
27
2. Thực trạng của hệ thống chỉ số giá và hệ thống phân lo
ại thống kê so với nhu cầu
thông tin phục vụ chuyển đổi năm gốc 2010
28
3. Hoàn thiện hệ thống chỉ số giá và hệ thống phân loại phục vụ phục vụ chuyển đổi
năm gốc 2010
35
III. BỔ SUNG NGUỒN THÔNG TIN 42
1. Thông tin cần thu thập để sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh 42
2. Thông tin cần cài đặt trong điều tra và chế độ báo cáo 44
CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT SỐ LI
ỆU, QUI TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
NĂM GỐC VÀ LIÊN KẾT SỐ LIỆU
49
I. PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT SỐ LIỆU THEO NĂM GỐC MỚI 49
1. Một số yêu cầu đối với liên kết số liệu theo năm gốc mới 49
2. Phương pháp liên kết dãy số liệu 50
II. ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI 54
1. Chọn dãy số liệu thử nghiệm 54
2. Kết quả tính toán thử nghiệm 55
3. Đề xuất ph
ương pháp liên kết áp dụng đối với các ngành 60
III. QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂM GỐC VÀ LIÊN KẾT SỐ LIỆU 61

Bước 1. Xây dựng nguồn thông tin và các công cụ để áp dụng năm 2010 làm năm gốc

so sánh mới
61
Bước 2. Thực hiện liên kết dãy số liệu theo năm gốc mới 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
I. KẾT LUẬN 63
II. KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN 69
PHỤ LỤC 70

1
MỞ ĐẦU


Khi đánh giá xu hướng biến động về mặt khối lượng của các chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp theo thời gian, các nhà Thống kê tính những chỉ tiêu đó
theo giá của một năm gốc. Năm được chọn làm năm gốc so sánh thường là
năm có nền kinh tế tương đối ổn định, là năm đầu của một thời kỳ kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của đấ
t nước. Để phản ánh sát thực chỉ tiêu kinh
tế của năm báo cáo tính theo giá của năm gốc đòi hỏi phải thay đổi năm
gốc so sánh sau một thời gian nhất định. Khoảng thời gian dài hay ngắn để
thay đổi năm gốc so sánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ chế quản lý,
trình độ công nghệ, cơ cấu và chu kỳ vận động của nền kinh tế, năng l
ực
của ngành Thống kê

Trong ba thập kỷ gần đây, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã lựa chọn
năm 1982 làm năm gốc so sánh cho thời kỳ 1982-1988; chọn năm 1989
cho thời kỳ 1989-1993 và năm 1994 cho thời kỳ từ năm 1994 đến nay.

Năm 1982 được chọn làm năm gốc so sánh trong bối cảnh nền kinh tế nước
ta vừa thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn với sản xuất đình
đốn của những
năm 1979-1981. Năm 1989 được chọn cho giai đoạn đất nước đang có
những khởi sắc sau khi Đảng và Nhà nước thực hiện một loạt các chính
sách đổi mới, nhịp độ tăng trưởng khá cao và cơ cấu của nền kinh tế có
những thay đổi cơ bản. Năm 1994 là năm gốc mới khi nền kinh tế nước ta
đang phát triển ổn định và đặc biệ
t thực hiện Quyết định 183 TTg ngày 25
tháng 12 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ ngành Thống kê bắt đầu áp
dụng hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA) thay cho hệ thống Bảng cân đối
kinh tế quốc dân (MPS). Song từ đó đến nay, TCTK vẫn dùng năm 1994
làm năm gốc là khoảng thời gian quá dài (16 năm), nếu vẫn tiếp tục tính
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá so sánh của năm 1994 sẽ không phản
ánh được bức tranh sát th
ực của nền kinh tế.

Thấy rõ được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thay đổi năm
gốc trong tính toán các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội, trong những năm
gần đây, TCTK đã thực hiện một số nghiên cứu làm cơ sở để thay năm gốc
1994, nhưng những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tính toán thử
nghiệm đối với một số chỉ tiêu. Trong quá trình triể
n khai đồng bộ các nội
dung để sử dụng năm 2010 làm năm gốc mới thay cho năm gốc 1994, năm
2009, Lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã chủ động triển khai đề tài cấp bộ:
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng năm 2010 làm năm gốc so
sánh trong công tác Thống kê Việt Nam” do Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm
làm chủ nhiệm; cử nhân Trịnh Quang Vượng – Vụ Hệ thố
ng Tài khoản
Quốc gia và cử nhân Nguyễn Thị Việt Hồng – Viện Khoa học Thống kê

làm phó chủ nhiệm; cử nhân Cao Văn Hoạch – Vụ Thống kê tổng hợp làm

2
thư ký. Đề tài nghiên cứu là một hoạt động cần thiết và cấp bách của ngành
Thống kê trong năm 2009, nhằm tạo dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn
để triển khai những công việc liên quan trực tiếp đến việc sử dụng năm
2010 làm năm gốc so sánh cho giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp
theo.

Mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra cơ sở lý luận và thực ti
ễn để chọn
năm gốc so sánh 2010 thay thế năm gốc 1994; hoàn thiện nguồn thông tin,
phương pháp chuyển đổi số liệu theo năm gốc 2010 và đề xuất qui trình, lộ
trình chuyển đổi các dãy số liệu theo năm gốc 2010.

Phương pháp nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Ban
chủ nhiệm đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với
khảo sát th
ực tiễn nguồn thông tin, phương pháp phân tích, đánh giá và
tổng hợp.

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề chủ yếu sau:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn chọn năm 2010 làm năm gốc so sánh
trong công tác thống kê;
2. Xác định các chỉ tiêu tính theo giá so sánh; những nội dung cần cải
tiến và sửa đổi trong các bảng phân loại và hệ thống chỉ số giá đáp
ứng yêu cầu tính toán các ch
ỉ tiêu kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 -
2015 và những năm sau theo giá so sánh năm gốc 2010;
3. Nghiên cứu cài đặt những thông tin cần thiết vào các cuộc điều tra

và chế độ báo cáo thống kê phục vụ việc tính các chỉ tiêu theo giá
so sánh năm gốc 2010;
4. Nghiên cứu phương pháp liên kết dãy số liệu theo giá so sánh năm
gốc 1994 sang giá so sánh năm gốc 2010 và áp dụng thí điểm cho
một số dãy số liệu;
5. Đề xuất quy trình và l
ộ trình áp dụng năm 2010 làm năm gốc mới
thay cho năm gốc 1994.

Sau một năm nghiên cứu với sự hợp tác chặt chẽ của Vụ Hệ thống
Tài khoản Quốc gia; Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông
tin; Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản; Vụ Thống kê Công
nghiệp và Xây dựng; Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả; vụ
Thống kê Xã hội và Môi tr
ường, Viện Khoa học thống kê, Ban chủ nhiệm
đề tài đã triển khai thực hiện các chuyên đề nghiên cứu tập trung vào 5
nhóm nội dung đề cập ở trên. Trong quá trình thực hiện, Ban chủ nhiệm và
các cộng sự đã tham khảo tài liệu trong và ngoài nước, đặc biệt tham khảo
kinh nghiệm của các nước thuộc khu vực Châu Á. Trên cơ sở các chuyên

3
đề nghiên cứu, chúng tôi đã biên soạn thành báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo
tổng hợp của đề tài gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chọn năm gốc so sánh trong
công tác thống kê;
- Chương 2: Xác định những chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh, công
cụ tính toán và những nội dung cần hoàn thiện phục v
ụ công tác
chuyển đổi sang năm gốc mới;

- Chương 3: Phương pháp liên kết số liệu, qui trình chuyển đổi năm
gốc và liên kết số liệu .

Nghiên cứu chuyển đổi năm gốc so sánh trong công tác thống kê là
một lĩnh vực rộng và khó, liên quan tới nhiều đơn vị trong TCTK, mặc dù
Ban chủ nhiệm và các thành viên tham gia đã hết sức cố gắng, nhưng
không thể tránh khỏi những hạn ch
ế, chúng tôi mong nhận được ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp, đặc biệt là các chuyên gia am hiểu trong
lĩnh vực này để hoàn thiện thêm đề tài.

Ban chủ nhiệm đề tài





4
CHƯƠNG MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHỌN
NĂM GỐC SO SÁNH TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ


Trong thống kê, năm gốc là năm được chọn để tính các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội của các năm cần nghiên cứu theo giá của năm được chọn
làm gốc nhằm loại trừ biến động của yếu tố giá cả trong các chỉ tiêu. Mục
đích của việc làm này là để quan sát và đánh giá sự thay đổi thuần túy về
mặt lượng theo thời gian của chỉ tiêu được tính.

Trên cơ sở lý luậ

n và thực tiễn, căn cứ để đưa ra quyết định lựa
chọn một năm nào đó làm năm gốc so sánh đều phải xem xét các yếu tố
khách quan của nền kinh tế và yếu tố chủ quan thuộc về năng lực của hệ
thống thống kê của Việt Nam, đồng thời có cân nhắc tới tính hội nhập
trong khu vực và trên thế giới trong việc lựa chọn và áp dụng n
ăm gốc so
sánh. Trong chương này, Báo cáo tổng hợp đề cập chi tiết tới các yếu tố
khách quan và chủ quan đang tác động tới hoạt động thống kê, đòi hỏi
ngành Thống kê phải lựa chọn và áp dụng một năm nào đó làm năm gốc so
sánh. Trong giai đoạn thực tiễn hiện nay, lựa chọn năm 2010 làm năm gốc
mới thay cho năm gốc 1994 là phù hợp với những lý giải cơ b
ản được trình
bày dưới đây.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Thay đổi năm gốc là thay năm gốc đã và đang được sử dụng để biên
soạn các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh tới năm một năm gốc mới gần
với thời gian hiện tại hơn.

Xét về mặt lý luận, lựa chọn năm 2010 làm năm gốc cũng tương tự
như nhữ
ng lần lựa chọn các năm gốc khác, đều phải dựa trên những cơ sở
lý luận chung về “thay đổi năm gốc” trong công tác thống kê, tức là phải
đưa ra được lý do của việc thay đổi năm gốc và cần xem xét đến những yêu
cầu, ảnh hưởng của việc thay đổi năm gốc đến dãy số thời gian đã sử dụng
để phân tích và đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội. Trên c
ơ sở những
phân tích như vậy, xem xét đến việc lựa chọn năm 2010 làm gốc mới có
đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận hay không. Nội dung được trình bày

dưới đây sẽ lý giải cho vấn đề này.
1. Phương pháp tính chuyển các chỉ tiêu theo giá thực tế về giá so sánh
Chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh dùng để nghiên cứu biến
động thuần về mặt khối lượng sau khi đã loại trừ ảnh hưở
ng của yếu tố giá

5
cả. Các nhà Thống kê thường sử dụng ba phương pháp để tính các chỉ tiêu
theo giá so sánh, đó là: (1) Phương pháp chỉ số giá; (2) Phương pháp xác
định giá trị trực tiếp từ giá và lượng; (3) Phương pháp chỉ số khối lượng.
Ứng với ba phương pháp trên có ba nhóm công cụ được sử dụng để thực
hiện: hệ thống chỉ số giá; bảng giá cố định; và hệ thống chỉ số khối lượng
sản phẩ
m. Hiện nay, TCTK đã khẳng định “Phương pháp chỉ số giá” là
phương pháp chủ yếu được sử dụng để tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế
tổng hơp về giá của năm được chọn làm gốc so sánh do những ưu điểm
vượt trội của phương pháp và khả năng đáp ứng của Thống kê Việt Nam
trong những năm gần đây.

1.1. Phương pháp chỉ số giá: dùng hệ thống chỉ số giá để chuyển
các chỉ tiêu tính theo giá thực tế về giá của năm gốc so sánh, bằng cách lấy
giá trị tính theo giá thực tế của năm báo cáo chia cho chỉ số giá phù hợp.
Công thức tổng quát như sau:

V
t,0
= V
t,t
: I
p

t, 0
(1)
Trong đó: V
t,0
– Giá trị của chỉ tiêu của năm t tính theo giá năm gốc;
V
t,t
– Giá trị của chỉ tiêu của năm t tính theo giá thực tế;
I
p
t, 0
- Chỉ số giá tương ứng của năm t so với năm gốc.

Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có đầy đủ các loại chỉ số
giá phù hợp với các chỉ tiêu khác nhau. Phương pháp chỉ số giá có những
ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác như:
- Thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ dễ thu thập và thu thập
thường đầy đủ hơn so với thông tin về kh
ối lượng;
- Chỉ số giá thường được tính cố định trong một thời kỳ ngắn
(thường là 5 năm trở xuống) nên dễ điều chỉnh yếu tố thay đổi về chất
lượng hàng hóa, đồng thời cũng dễ thay đổi nếu có sự xuất hiện của các sản
phẩm mới hoặc không còn tồn tại các sản phẩm lỗi thời.

1.2. Phương pháp xác đị
nh giá trị trực tiếp từ lượng và giá của từng
loại sản phẩm: lấy khối lượng sản phẩm của năm cần tính nhân với đơn
giá sản phẩm của năm gốc. Công thức tổng quát như sau:
V
t,0

=
pq
0
i
n
1i
t
i
×

=
(2)
Trong đó: V
t,0
– Giá trị của chỉ tiêu của năm t tính theo giá năm gốc;
q
t
i
- Khối lượng của sản phẩm i được sản xuất ra tại năm t;
p
0
i
- Giá bình quân sản phẩm i tại năm gốc.



6

Phương pháp này đòi hỏi phải thu thập thông tin đầy đủ, chi tiết về
khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và đơn giá tương ứng của năm gốc

so sánh và là phương pháp được TCTK áp dụng phổ biến đối với ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành công nghiệp và xây dựng trên cơ sở
xây dựng bảng giá cố định của năm gốc. Tuy nhiên, phạm vi sử dụng
phương pháp này rất h
ạn chế trong xu hướng đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống làm cho số lượng, chủng loại
sản phẩm sản xuất ra rất đa dạng, chất lượng sản phẩm luôn thay đổi,
những thay đổi về sản phẩm lại không được cập nhật kịp thời trong giá cố
định của năm gốc.

1.3. Phương pháp ch
ỉ số khối lượng: Cập nhật chỉ tiêu giá trị của
năm gốc theo chỉ số khối lượng của chỉ tiêu đó của năm báo cáo so với
năm gốc so sánh. Công thức tổng quát như sau:

V
t,0
= V
0,0
x I
t,0
(3)


Trong đó: V
t,0
- Giá trị của chỉ tiêu của năm t tính theo giá năm gốc;
V
0,0
– Giá trị của chỉ tiêu năm gốc tính theo giá năm gốc;

I
0,t
- Chỉ số khối lượng của năm t so với năm gốc.

Phương pháp này đòi hỏi phải tính được chỉ số khối lượng của chỉ
tiêu cần tính hàng năm so với năm gốc và có một số bất cập sau: (i) Khó
giải quyết vấn đề sản phẩm mới xuất hiện; (ii) Khó chỉnh lý yếu tố thay đổi
chất lượng sản phẩm; (iii) Khó xác định đơ
n vị khối lượng của một số loại
dịch vụ. Với những bất cập nêu trên, các nhà thống kê ít sử dụng phương
pháp chỉ số khối lượng trừ khi nền kinh tế có lạm phát cao.

Trên đây là ba phương pháp cơ bản được sử dụng để tính các chỉ tiêu
thống kê tổng hợp theo giá so sánh. Áp dụng phương pháp nào là phụ
thuộc vào điều kiện thực tế và trình độ
thống kê của mỗi quốc gia, vào khả
năng sẵn có và tính đồng bộ của số liệu. Tuy vậy, “Phương pháp chỉ số
giá” được coi là phương pháp tốt nhất được khuyến nghị sử dụng do tính
ưu việt của chúng.

Trong thực tế, nhiều quốc gia vẫn phải vận dụng một cách linh hoạt
các phương pháp khi tính những chỉ tiêu cần thiết theo giá so sánh. Ngoài
ra, người ta phải sử dụng
đến tất cả các phương pháp có thể được, sau đó
thực hiện các bước phân tích, so sánh, đối chiếu để lựa chọn kết quả tốt
nhất. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyên môn và kinh
nghiệm của người biên soạn số liệu trong việc xử lý các tình huống cụ thể.

7


Qua những điểm trình bày ở trên, chúng ta nhận thấy rằng: cho dù
sử dụng phương pháp nào trong ba phương pháp trên để tính các chỉ tiêu
theo giá so sánh thì về nguyên tắc, thay đổi năm gốc là thay đổi gốc của giá
và lượng đối với các sản phẩm liên quan và cập nhật quyền số được sử
dụng để tổng hợp các sản phẩm riêng biệt thành các chỉ tiêu tổng hợp hơn.
Nếu sử dụng nă
m gốc quá xa sẽ không mang nhiều ý nghĩa thực tế do sự
phát triển của nền kinh tế dẫn đến tình trạng:
- Một số sản phẩm mới ra đời, đồng thời có những sản phẩm do tính
chất lạc hậu sẽ mất đi trên thị trường và cấu trúc của nền kinh tế
cũng thay đổi;
- Giá cả của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thay đổ
i theo thời gian nên
cơ cấu giá của năm gốc khác biệt nhiều so với cơ cấu giá của năm
hiện tại, điều này kéo theo quyền số giá của năm gốc thiếu tính đại
diện cho thời kỳ hiện tại nếu năm gốc là quá xa.

Vì vậy, cần phải thay đổi năm gốc để các chỉ tiêu thống kê phản ánh
được gần sát với thực tế củ
a nền kinh tế hơn.

Nói một cách ngắn gọn, thay đổi năm gốc có nghĩa là thay đổi thời
kỳ thu thập số liệu đối với các chỉ tiêu giá và lượng của các sản phẩm để
đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng năm gốc mới. Nhưng vấn đề cần trao
đổi là khoảng bao lâu thì thay đổi năm gốc. Trong thực tế, độ dài trung
bình của năm gốc đượ
c sử dụng đối với từng quốc gia là tương đối khác
nhau. Một số nước sử dụng năm gốc trong khoảng từ 5 năm hoặc 10 năm,
một số nước thay đổi năm gốc hàng năm. Theo Tài khoản Quốc gia 1993
của Liên hợp quốc khuyến nghị thay đổi năm gốc lý tưởng là được thực

hiện hàng năm, đặc biệt là cần thay đổi năm gốc trong nh
ững thời kỳ có
thay đổi lớn về giá cả và sự phát triển nhanh của nền kinh tế. Về lựa chọn
năm cụ thể làm năm gốc, các nước có thể tự quyết định dựa theo khả năng
của mình, không đòi hỏi các nước phải lựa chọn chung một năm.

Qua kinh nghiệm, năm gốc được chọn thường căn cứ vào yêu cầu
của quả
n lý, vào quan điểm hoạch định chính sách của các ngành, các cấp
và tuỳ thuộc vào điều kiện, bối cảnh cụ thể của đất nước cũng như của
ngành Thống kê. Nhìn chung, hầu hết năm được chọn là năm gốc so sánh
của các quốc gia có chu kỳ thay đổi năm gốc từ 5 đến 10 năm thường được
chọn vào năm đầu hoặc năm giữa của thập k
ỷ (thời kỳ kế hoạch 5 năm và
thường là năm có số tận cùng là 0 hoặc 5) và là năm có nền kinh tế phát
triển tương đối ổn định, không có nhiều yếu tố bất thường hoặc khủng
hoảng kinh tế xảy ra, tuy nhiên cũng có một số nước thay đổi năm gốc theo
chu kỳ ngắn hơn.

8
2. Một số vấn đề cần lưu ý khi thay đổi năm gốc

2.1. Khi lựa chọn và sử dụng một năm gốc mới, phải tính chuyển các
chỉ tiêu thống kê về giá so sánh của năm gốc mới để phục vụ cho yêu cầu
phân tích, dự báo và lập chính sách kinh tế. Nói các khác, cùng với việc
thay đổi năm gốc cần phải thực hiện liên kết dãy số liệu theo năm gốc m
ới.
Độ dài của dãy số liệu cần liên kết được càng nhiều năm càng tốt, nhưng ít
nhất cũng khoảng 10 năm trước năm gốc mới. Tuy nhiên đối với trường
hợp cụ thể của Việt Nam dãy, dãy số liệu cần được chuyển đổi theo năm

gốc mới 2010 ít nhất là từ năm 1994 đến nay.

2.2. Tốc độ tăng của một chỉ tiêu theo thời gian không ch
ỉ phụ thuộc
vào độ lớn về mặt lượng của chỉ tiêu đó mà còn phụ thuộc vào cơ cấu và
đặc trưng kinh tế của năm chọn làm năm gốc. Vì vậy, cùng một chỉ tiêu
nếu tính theo giá của các năm gốc khác nhau sẽ có tốc độ tăng khác nhau.
Trong vận động của nền kinh tế phù hợp với quan hệ cung - cầu, theo thời
gian sự thay đổi về giá có xu hướng ngượ
c với những thay đổi về lượng
liên quan (tức là giá cả của hàng hóa trở nên rẻ hơn khi tốc độ tăng về khối
lượng hàng hóa nhanh hơn tốc độ tăng giá). Điều này dẫn đến một thực tế
là cùng một dãy số tính theo hai năm gốc khác nhau sẽ có tốc độ tăng khác
nhau. Đề cập tới nội dung này để khi tiến hành liên kết dãy số liệu theo
năm gốc mớ
i (2010) nếu có tốc độ tăng khác với tốc độ tăng theo năm gốc
cũ (1994) được coi là điều tất yếu.

2.3. Khi liên kết dãy số liệu theo năm gốc so sánh mới, các nhà
thống kê thường sử dụng chỉ số giá của từng năm hoặc hệ số khác biệt về
giá giữa năm gốc mới và năm gốc cũ để tính chuyển. Nếu năm gố
c mới quá
xa năm gốc cũ, cơ cấu của nền kinh tế có nhiều thay đổi, cùng một loại
hàng hóa với chất lượng tốt hơn nhưng giá bán lại rẻ hơn, trong khi đó chỉ
số giá được tính theo công thức Laspeyres với quyền số cố định của năm
gốc, dẫn đến tình trạng chỉ số giá của những năm càng xa năm gốc sẽ bị sai
lệ
ch càng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả liên kết dãy số liệu về
giá của năm gốc mới và để khắc phục vấn đề này, đều đặn 5 năm một lần,
thống kê các nước được khuyến nghị thay đổi năm gốc.


2.4. Đề cập đến thay đổi năm gốc và liên kết số liệu với giả thiết một
số tiêu chuẩn thống kê của thời kỳ chứa đựng cả hai năm gốc đều giống
nhau, chẳng hạn như: hệ thống ngành kinh tế, hệ thống phân loại sản phẩm,
phân loại theo mục đích chi tiêu, công thức áp dụng tính các loại chỉ số giá
đều không thay đổi. Thực tế hoạt động thống kê của nước ta trong giai
đoạn 1994 đến nay, hệ thống ngành kinh tế đã thay đổi: VSIC 2007 chính
thức có hiệu lực và áp dụng từ năm 2007 đến nay và ảnh hưởng đến phạm
vi tính toán của một số chỉ tiêu phân tổ theo ngành kinh tế. Điều này làm

9
phức tạp hơn, tạo thêm khối lượng công việc phải xử lý khi thực hiện tính
các chỉ tiêu thống kê theo năm gốc mới và gây ra sự khác biệt về cơ cấu
thành phần của chỉ tiêu theo gốc so sánh mới.

2.5. Các chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh được tổng hợp theo lĩnh
vực, theo ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế, vì vậy khi
thực hiện liên kết số liệu, các nhà thống kê cần lưu ý các y
ếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến nguồn số liệu, phạm vi, phương pháp và công cụ áp dụng tính
toán.

Những lưu ý trên đây được coi là những căn cứ khoa học để khi xem
xét chuyển đổi năm gốc 1994 sang năm gốc 2010. Trên cơ sở những điểm
cần lưu ý này, ngành Thống kê rà soát lại tất cả các vấn đề liên quan để
xem xét sự đáp ứng những yêu c
ầu cần thiết khi thực hiện chuyển đổi năm
gốc, từ đó xác định bổ sung, hoàn thiện những vấn đề còn thiếu khi quyết
định chuyển đổi năm gốc 1994 sang năm gốc 2010.


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Nền kinh tế luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Từ năm 1994
đến nay, đất nước có nhiều thay đổi mang tính nền tảng, ảnh hưởng quan
trọ
ng đến thực tế phát triển kinh tế-xã hội. Những thay đổi này là cơ sở
thực tiễn đòi hỏi ngành Thống kê phải đổi mới các hoạt động thống kê nói
chung và thay đổi năm gốc so sánh nhằm biên soạn ra những chỉ tiêu thống
kê với chất lượng tốt nhất, phản ánh sát thực bức tranh kinh tế- xã hội của
đất nước.

1. Thay đổi công nghệ và kỹ thuật sản xuấ
t của nền kinh tế

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất
kinh doanh có hiệu quả kinh tế-xã hội cao, nhiều vùng cây ăn quả, vùng
cây công nghiệp, vùng rau, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, chuyên
canh có quy mô lớn dựa trên cơ sở lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi
phù hợp, trên 60% diện tích trồng ngô và trên 90 % diện tích trồng lúa đã
sử dụng giống mới có năng suất cao.

Trong chăn nuôi có nhiều giống bò sữa năng suất cao, gà hướng thịt,
vịt siêu trứng, lợn hướng nạc đã đưa ngành chăn nuôi phát triển nhanh và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm
ngành Thủy sản đã nâng cao được chất lượng và năng lực cạnh tranh. Nhờ
áp dụng công nghệ mới trong cung cấp con giống và thức ăn chăn nuôi nên
việc sản xuất cá tra, cá ba sa, cá rô phi, giố
ng tôm sú, tôm rảo, tôm càng
xanh thương phẩm có năng suất và hiệu quả cao, cơ giới hóa trong nông


10
nghiệp đã được nâng lên một bước, nhất là trong các khâu làm đất, tuốt lúa,
chế biến nông sản, vận chuyển vật tư hàng hóa.

- Trong lĩnh vực lâm nghiệp: nhiều biện pháp kỹ thuật và quy trình
sản xuất tiên tiến như: quy trình khôi phục, chăm sóc làm giàu rừng; quy
trình trồng rừng thâm canh phục vụ nguyên liệu giấy; quy trình phục hồi
rừng tự nhiên, thử nghiệm trồng rừng bằng gieo hạt từ máy bay. T
ất cả
những ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực này góp phần thay đổi
cơ cấu và chất lượng của sản phẩm lâm nghiệp, là yếu tố quan trọng để
tăng năng suất của sản phẩm lâm nghiệp

- Trong lĩnh vực công nghiệp: nhiều thành tựu quan trọng trong giải
quyết và ứng dụng các công nghệ vào sản xuất công nghiệp. Ngành công
nghiệp nước ta
đã tự thiết kế và chế tạo đồng bộ các quy trình công nghệ
và thiết bị như: đóng tàu biển 3-4 vạn tấn; thiết bị làm giấy, xi măng, sấy cà
phê, chế biến thức ăn gia súc, v.v. Nhiều sản phẩm cơ điện Việt Nam đã
đứng vững trên thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường một số
nước trong khu vực. Chế tạo thành công hàng trăm loại thi
ết bị laser dùng
trong y tế, trang bị cho các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương. Các
nhà kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng đã làm chủ nhiều công nghệ, nhập
thiết bị tiên tiến, hiện đại và đưa vào ứng dụng trong các công trình điện
lực, nhiều công nghệ mới được ứng dụng có hiệu quả trong khai thác thăm
dò than, dầu khí, áp dụng nhiều phương pháp giảm tổn th
ất năng lượng
trong truyền tải, tiết kiệm năng lượng. Những thay đổi khoa học công nghệ
và đưa vào ứng dụng trong sản xuất làm cho hiệu quả và năng suất lao

động tăng, làm cho chất lượng và cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế thay
đổi.

Thay đổi khoa học công nghệ dùng vào sản xuất kinh doanh còn
diễn ra ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác như: xây dự
ng cơ bản;
giao thông vận tải; phát thanh và truyền hình; giáo dục và đào tạo; y tế, bảo
vệ sức khỏe nhân dân, v.v.

Công nghệ sản xuất thay đổi thể hiện qua các hệ số trong bảng cân
đối liên ngành phản ánh quy trình công nghệ và tỷ lệ chi phí trung gian so
với giá trị sản xuất của các ngành trong nền kinh tế. Đặc biệt tỷ lệ chi phí
trung gian của các ngành công nghiệp có xu hướng tăng qua các năm là hệ
quả tất yế
u của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và
cũng thể hiện nét đặc trưng của ngành công nghiệp nước ta.

Như vậy, trong những năm qua, nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ
được đưa vào áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Với những

11
thay đổi nhanh chóng về kỹ nghệ làm cho cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế
thay đổi, cơ cấu giá trị của các chỉ tiêu tính được trong năm nghiên cứu
khác biệt nhiều với năm gốc so sánh đang sử dụng. Vì vậy để có được một
bức tranh kinh tế - xã hội sát thực hơn qua các chỉ tiêu thống kê, cần thay
đổi năm gốc so sánh.

2. Thay đổi cơ cấu kinh tế


Trong hơn một thập kỷ qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi sâu
sắc, thực hiện chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu
kinh tế của nước ta thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm nhanh tỷ trọng
của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) trong tổng sản
phẩm trong nước (GDP), tăng tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp và
xây dựng (khu vực II). Nếu như
năm 1994 (năm đang chọn làm năm gốc để
so sánh) tỷ trọng của khu vực I chiếm 27,43% trong GDP thì tỷ trọng của
khu vực này đã giảm xuống còn 20,91% của năm 2009(
1
). Tỷ trọng GDP
của khu vực II chiếm trong GDP của năm 1994 là 28,87%, đã tăng lên
40,24 % của năm 2009, tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ (Khu vực III)
trong GDP của cả nền kinh tế đã giảm trong giai đoạn 1994-2000 và tương
đối ổn định trong giai đoạn 2000-2009. Số liệu về tỷ trọng GDP của khu
vực III tại các năm 1994 là 43,7%, và năm 2009 là 38,85%.

Cơ cấu các ngành kinh tế cấp I trong nền kinh t
ế có những thay đổi
đáng kể, đặc biệt là thay đổi cơ cấu của khu vực công nghiệp và xây dựng,
sau hơn hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới, sản xuất công nghiệp của
nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn, ngành công nghiệp
tiếp tục phát triển với tốc độ cao theo hướng nâng cao chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sả
n phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu
dùng trong nước, một số nhóm hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị
trường thế giới như hàng dệt may, hàng điện tử Tỷ trọng giá trị tăng thêm
của khu vực công nghiệp chiếm trong GDP tăng qua các năm trong thời kỳ
2000-2007 và trong khu vực công nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể
về cơ cấu kinh tế, đầu tư

từ tất cả các thành phần kinh tế và đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã tập trung khá lớn vào khu vực công nghiệp, trong đó chủ
yếu vào công nghiệp chế biến.

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh tế thay đổi
trong thời kỳ 1994-2009. Năm 1994, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ
trọng 40% trong GDP đã giảm xuống còn 35,13% của năm 2009. Tỷ trọng
GDP củ
a kinh tế tập thể chiếm 10,17% trong GDP năm 1994 và giảm
mạnh chỉ còn 5,45% của năm 2009. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư

(
1
) Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2009; Số liệu năm 2009 là số sơ bộ.

12
nước ngoài có tỷ trọng trong GDP tăng nhanh trong hơn một thập kỷ qua.
Điều này phản ánh kết quả của chính sách thu hút vốn và công nghệ sản
xuất hiện đại từ bên ngoài phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng phản ánh tầm quan
trọng của khu vực này đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước
ta trong những năm v
ừa qua.

Cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế và giữa các thành phần kinh tế
thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây, một số ngành
kinh tế mới xuất hiện, một số ngành kinh tế bị thu hẹp, tỷ trọng của từng
ngành trong tổng nền kinh tế ngày càng thay đổi nhiều so với tỷ trọng của
chúng trong năm gốc đang sử dụng. Hay nói cách khác, quyền số của n
ăm

gốc đang sử dụng để tính toán một số tiêu chuẩn thống kê của năm gốc
1994 sẽ không còn phù hợp với các quyền số trong những năm gần đây.
Điều này ảnh hưởng đến khả năng phản ánh độ sát thực của chỉ tiêu được
tính toán, tác động không tốt đến công tác hoạch định chính sách của Đảng
và Nhà nước, vì vậy cần thiết phải thay đổi nă
m gốc so sánh 1994.

3. Hoàn thiện cơ chế kinh tế

Công cuộc đổi mới kinh tế được khởi xướng từ năm 1986 với nhiều
thay đổi to lớn mang tính lịch sử, trước hết phải kể đến đổi mới về tư duy
kinh tế, chuyển cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của Nhà nước;
thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần; tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế; đa dạng hóa và đa
phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại,v.v.

Đổi mới tư duy với kết quả là thay đổi cơ chế kinh tế, tạo dựng môi
trường pháp lý đầy đủ hơ
n trong hai thập kỷ qua đã tạo ra xung lực mới và
các nét đặc trưng của nền kinh tế thị trường cạnh tranh và năng động. Sau
hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ sở h
ữu và cơ cấu các thành
phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ hình thức sở hữu toàn dân và tập thể
là chủ yếu sang hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn
hợp, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, xóa bỏ phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho

khai thác ti
ềm năng trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã
hội. Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh đã thực sự đi vào cuộc sống.
Thay đổi cơ chế quản lý tạo động lực cho nền kinh tế hàng hóa, nhiều
thành phần phát triển. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã
phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong sản xuất và đời sống xã hội của toàn dân.

13
Từ năm 1994 đến nay, nền kinh tế Việt nam vận hành theo cơ chế
kinh tế thị trường, định hướng Xã hội Chủ nghĩa ngày càng được hoàn
thiện tạo động lực cho phát triển kinh tế hàng hóa. Nhiều quốc gia trên thế
giới đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam có đặc trưng riêng,
phương pháp vận hành có nhiều thay đổi so với những năm trước đây, tạo
dựng được một bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm
cuối của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 khác biệt rất nhiều so với năm đầu
của thời kỳ đổi mới. Nền kinh tế thay đổi mạnh cả về lượng và chất, cả về
cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sản phẩm, chất lượ
ng và giá cả hàng hóa.
Điều này đòi hỏi ngành Thống kê phải thay đổi năm gốc 1994 để các chỉ
tiêu kinh tế được tính theo giá so sánh phản ánh sát thực hơn sự vận động
của từng ngành và của cả nền kinh tế.
4. Kinh nghiệm thay đổi năm gốc của ngành Thống kê

Trong quá trình phát triển, ngành Thống kê đã có 5 lần thực hiện
thay đổi năm gốc so sánh, đó là vào các năm 1958, 1961, 1970, 1982, 1989
và 1994, đặc biệt trong giai đoạ
n 1998-2003, TCTK đã tham gia vào dự án
khu vực do Ngân hàng Phát triển châu Á làm chủ dự án với tiêu đề: "Thay
đổi năm gốc và liên kết dãy số liệu theo thời gian’ nên đã tích lũy được
kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về việc chuyển đổi năm gốc so sánh và

các phương pháp chuyển đổi dãy số liệu theo tời gian tính theo năm gốc cũ
sang năm gốc mới phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo.

Những năm g
ần đây, ngành Thống kê đã có những bước đổi mới và
hoàn thiện về nghiệp vụ chuyên môn thống kê từ hoạt động thu thập thông
tin đến xử lý và công bố số liệu thống kê, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công
chức thống kê cũng được nâng cao về năng lực chuyên môn. Ngành Thống
kê đã tiếp cận với các kỹ thuật và phương pháp thống kê mới trong tất cả
các lĩnh v
ực, đặc biệt trong các lĩnh vực: tài khoản quốc gia, thống kê giá,
công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Phần lớn đội ngũ cán bộ đang
công tác tại các vụ nghiệp vụ của TCTK được đào tạo cơ bản, có kinh
nghiệm công tác và có khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, đây là một yếu tố
rất thuận lợi cho công việc chuyển đổi năm gố
c và liên kết dãy số liệu.

5. Sự hoàn thiện của hệ thống phân loại thống kê và hệ thống chỉ số giá

Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam (VSIC2007); ngày 11 tháng 5 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành sản phẩm
Việt nam 2010 (VCP2010). Bên cạnh đó một loạt các bảng danh mục và
một số
bảng phân loại như Phân loại chi tiêu theo mục đích của cá nhân và

14
hộ gia đình để áp dụng trong thống kê tiêu dùng và thu nhập của dân cư,
trong thống kê giá tiêu dùng sẽ được nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền

ban hành trong thời gian tới là cơ sở quan trọng cho việc áp dụng năm gốc
mới một cách bài bản trong công tác thống kê.

Để chuyển đổi năm gốc và áp dụng phương pháp chỉ số giá trong
tính toán các chỉ tiêu theo giá so sánh, TCTK phải hoàn thiện hệ thống chỉ
số giá theo hướng: đầy đủ các loạ
i chỉ số giá; chỉ số giá tính theo gốc so
sánh mới (năm 2010); đáp ứng yêu cầu tính toán cho toàn bộ nền kinh tế và
cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay, thống kê giá của
Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhiều chỉ số giá đã được xây dựng, hoàn
thiện, đáp ứng cơ bản cho việc tính các chỉ tiêu theo giá so sánh bằng
phương pháp chỉ số giá.

Ngày 2 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết
định số 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
bao gồm 350 chỉ tiêu, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2010(
2
), trong đó
có đầy đủ các loại chỉ số giá (Chỉ số giá tiêu dùng; chỉ số giá sản xuất; chỉ
số giá xây dựng; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất; Chỉ số
tiền lương; chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa) sẽ được tính toán phục vụ
cho công tác thống kê tổng hợp và công bố cho đông đảo người sử dụng.
Đây là hệ thống đầy đủ các lo
ại chỉ số giá phục vụ cho áp dụng năm gốc
mới và công tác chuyển đổi số liệu.

Với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trình bày ở trên, TCTK chọn
năm 2010 làm năm gốc so sánh mới là phù hợp với yêu cầu nâng cao chất
lượng thông tin thống kê kinh tế - xã hội và có cơ sở khoa học và thực tiễn,

vì:
(1) Năm 1994 được sử dụng làm năm gốc tính
đến nay đã là 16 năm.
Đây là khoảng thời gian quá dài so với độ dài trung bình sử dụng
của một năm gốc không chỉ đối với thống kê Việt Nam và cả đối
với thống kê của các quốc gia khác trong khu vực (Xem phụ lục 1);
(2) Phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng với công cụ
là bảng giá cố định năm 1994 không còn phù hợp với điều kiện của
n
ước ta. Vì vậy, việc thay đổi phương pháp và gốc so sánh là một
đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan;
(3) Năm 2010 là năm kết thúc của thời kỳ kế hoạch 2006-2010, là năm
cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đất
nước giai đoạn 2011-2015 và Xây dựng Chiến lược phát triển kinh

(
2
) Quyết định này thay thế cho Quyết định 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ

15
tế -xã hội giai đoạn 2011-2020 của cả nước cũng như Chiến lược
phát triển của từng ngành. Cần thay đổi và lựa chọn năm gốc mới
để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của giai đoạn tới, nếu sử
dụng năm gốc cũ 1994 là quá xa với thực tiễn, ảnh hưởng đến chất
lượng của các phân tích và đánh giá các hoạt độ
ng kinh tế;
(4) Trước năm 2010, trong vòng xoáy suy thoái của kinh tế thế giới,
nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ suy giảm, phát triển không
ổn định và TCTK chưa chuẩn bị về mặt nghiệp vụ chuyên môn để

chuyển đổi năm gốc, nếu chọn một năm nào đó trước năm 2010 để
làm năm gốc mới là không phù hợp.
(5) Chọn năm sau năm 2010 làm năm g
ốc mới là không phù hợp để
đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế cho ngay năm
đầu tiên của thời kỳ kế hoạch 2011-2015 và những năm sau.






























16
CHƯƠNG HAI
XÁC ĐỊNH NHỮNG CHỈ TIÊU CẦN TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH,
CÔNG CỤ TÍNH TOÁN VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN
THIỆN PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI NĂM GỐC MỚI


I. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CẦN TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH

1. Căn cứ lựa chọn chỉ tiêu

1.1. Căn cứ vào mục đích tính các chỉ tiêu kinh tế theo giá so sánh
Tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội theo giá so sánh nhằm loại
trừ ảnh hưởng của biến động giá c
ả, phục vụ cho nghiên cứu biến động
thuần về mặt lượng của chỉ tiêu đó theo thời gian. Về nguyên tắc, những
chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội nào có thể phân tách được thành hai yếu tố
giá cả và khối lượng thì mới tính được chỉ tiêu đó theo giá so sánh của năm
gốc. Đối với những chỉ tiêu không bao gồm hai yếu tố giá và lượng, chẳng
hạn như chỉ tiêu thuế không th
ể tính theo giá so sánh năm gốc, tuy nhiên
trong thực tế, có thể quy ước dùng một loại chỉ số nào đó để tính chuyển
chỉ tiêu thuế của năm cần nghiên cứu về giá năm gốc.

Bên cạnh nguyên tắc nêu ở trên, trong thực tế việc xem xét, xác định

chỉ tiêu thống kê cần tính theo giá so sánh phải căn cứ vào ý nghĩa và khả
năng thực hiện tính toán. Nói cách khác việc xác định các chỉ tiêu thống kê
kinh tế-xã hội tính theo giá so sánh c
ần phải trả lời được câu hỏi: tính để
làm gì? và có thể thực hiện được không?

1.2. Dựa vào công cụ dùng để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh

Có ba phương pháp phổ biến được các quốc gia trên thế giới sử dụng
để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh, đó là: phương pháp chỉ số giá; phương
pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng; phương pháp chỉ số khối
lượng. Tương ứng với ba phương pháp trên có ba nhóm công cụ
được sử
dụng là: hệ thống chỉ số giá; bảng giá cố định và hệ thống chỉ số khối
lượng. Hiện nay, TCTK đã và đang áp dụng phương pháp chỉ số giá là
phương pháp chủ yếu để tính các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo giá so sánh
năm gốc.

a. Hệ thống chỉ số giá. Hệ thống chỉ số giá của Việt Nam hiện nay
bao gồm các loại sau: (1) Chỉ
số giá tiêu dùng; (2) Chỉ số giá bán sản phẩm
của người sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; (3) Chỉ số giá bán sản
phẩm của người sản xuất công nghiệp; (4) Chỉ số giá bán buôn vật tư cho

17
sản xuất; (5) Chỉ số giá cước vận tải; (6) Chỉ số giá xuất khẩu; (7) Chỉ số
giá nhập khẩu; (8) Chỉ số giá vàng và ngoại tệ.

Công thức Laspeyres được dùng để tính cho các loại chỉ số giá nêu
trên với sử dụng quyền số năm gốc cho cả thời kỳ tính toán đã bỏ qua ảnh

hưởng thay thế trong tiêu dùng giữa các sản phẩm, do vậy dẫn tới xu
hướng ch
ỉ số giá được tính cao hơn so với thực tế. Trong thời gian qua,
việc sử dụng hệ thống chỉ số giá của ngành Thống kê còn hạn chế, thể hiện
ở một số nét sau:
(1) Thông tin của ngành Thống kê chưa đủ chi tiết để áp dụng tối đa hệ
thống chỉ số giá hiện có. Các chỉ tiêu cần phải loại trừ biến động của
yếu tố giá không tươ
ng thích với chỉ số giá;
(2) Hệ thống chỉ số giá chưa đầy đủ, đặc biệt thiếu chỉ số giá của một số
ngành thuộc khu vực dịch vụ (thị trường và phi thị trường).
(3) Chất lượng của một vài loại chỉ số giá chưa cao;
(4) Do yêu cầu tính toán nhanh một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo
quý nên một vài loại chỉ số giá chưa được tính toán kị
p thời phục vụ
cho thống kê tài khoản quốc gia như: chỉ số giá sản phẩm xây dựng;
chỉ số tiền lương; chỉ số giá sản xuất của các loại dịch vụ.

Chất lượng, tính đầy đủ và phù hợp của hệ thống chỉ số giá là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và chuyển đổi năm gốc,
ch
ỉ số giá phải phù hợp, đáp ứng mức độ chi tiết cần tính chuyển về giá so
sánh của chỉ tiêu. Các loại chỉ số giá cần biên soạn còn phụ thuộc vào nhu
cầu và phương pháp tính các chỉ tiêu theo giá so sánh. Chẳng hạn chỉ tiêu
GDP tính theo giá so sánh để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
tuy vậy nếu chỉ tiếp cận tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản
xuất, khi đó chỉ cần biên so
ạn chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá nguyên,
nhiên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất. Nếu tiếp cận cả theo phương
pháp sử dụng khi đó cần phải biên soạn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tài

sản và chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

b. Hệ thống chỉ số khối lượng. Phương pháp chỉ số khối lượng ít
được ngành Thố
ng kê áp dụng để tính các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo giá
so sánh. Trong nhiều năm qua, hệ thống chỉ số khối lượng chưa được quan
tâm đúng mức do nhận thức chưa đầy đủ của những người sản xuất và sử
dụng số liệu thống kê. Hiện nay, TCTK đang triển khai áp dụng chỉ số sản
xuất công nghiệp cho các ngành sản phẩm của khu vực này, việc biên soạn
chỉ số sản xuất công nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của người
dùng tin và phù hợp với xu hướng nâng cao chất lượng chỉ tiêu thống kê
ngắn hạn, phản ánh kịp thời tăng trưởng về khối lượng sản phẩm sản xuất
của nền kinh tế.

18

c. Bảng giá cố định. Đến nay TCTK đã 6 lần lập bảng giá cố định
với bảng giá cố định lập gần đây nhất lập cho năm gốc 1994 và cho đến
nay vẫn đang sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Sử dụng bảng giá cố
định trong việc giảm phát các chỉ tiêu kinh tế theo giá so sánh có ưu điểm
sau:
- Phương pháp tính đơn giản và cho ý niệm trực quan rõ rang;
- Bảng giá cố định được biên soạn cho các sản phẩm theo nhóm ngành
kinh tế, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, đối chiếu và so sánh kết quả
sản xuất của ngành theo thời gian;
- Bảng giá cố định được xây dựng dựa trên ưu điểm của phương pháp
“Xác định giá trị trực tiếp từ lượng và giá của từng loại sản phẩm”
phù hợp vớ
i đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ kế
hoạch hóa tập trung: số lượng doanh nghiệp không nhiều; số lượng

và chủng loại sản phẩm không đa dạng và được định trước, chất
lượng sản phẩm trong nền kinh tế hầu như không thay đổi.

Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trường, sử d
ụng bảng giá cố định đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong tính
toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá so sánh do:
- Sự thay đổi nhanh của số lượng, kiểu dáng và chủng loại sản phẩm;
- Xu hướng đóng góp của khu vực dịch vụ trong GDP ngày càng tăng;
- Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, lập bảng giá
cố định theo định kỳ không có tính khả thi và rất t
ốn kém.

Bên cạnh Hệ thống chỉ số giá, bảng giá cố định và chỉ số khối lượng
được dùng để tính toán các chỉ tiêu theo giá so sánh, bảng Nguồn - Sử
dụng (Bảng SUT) được cơ quan Thống kê các nước trên thế giới dùng làm
công cụ tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian của các
ngành kinh tế theo giá so sánh, đồng thời bảng SUT cũng dùng để tính trực
tiếp chỉ tiêu GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sử dụng. Năm 2008
TCTK
đã điều tra thu thập thông tin để lập bảng Cân đối liên ngành (Bảng
I/O), đây là nguồn thông tin để lập bảng SUT.

Bảng SUT của năm 2008 được lập với 38 ngành kinh tế và 81 ngành
sản phẩm, được cập nhật cho năm 2010 và các năm tiếp theo là công cụ rất
tốt để tính một số chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp theo giá thực tế và giá
so sánh. Sử dụng bảng SUT trong công tác thống kê cho phép kiểm tra chất
lượng tính toán số liệu, điều chỉnh nhằm giảm thiểu sự khác biệt kết quả
tính toán theo các phương pháp khác nhau. Để bảng SUT dùng làm công
cụ tính toán, dựa trên số liệu tính toán hàng năm của các Vụ thống kê


19
chuyên ngành, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia sẽ cập nhật và sử dụng
trong tính toán.

Qua rà soát mức độ đầy đủ của các loại chỉ số giá dùng để tính các
chỉ tiêu theo giá so sánh cho thấy hệ thống chỉ số giá hiện tại có thể đáp
ứng được công tác chuyển đổi năm gốc 2010. Tuy nhiên, nếu xem xét trên
góc độ đáp ứng nhu cầu sử dụng phương pháp chỉ số giá dùng để tính GDP
theo 3 phương pháp, Ban ch
ủ nhiệm đề tài nhận thấy còn thiếu hai loại chỉ
số giá, đó là: (i) Chỉ số giá tài sản; và (ii) Chỉ số giá tiền lương. Đối với
những loại chỉ số giá đã biên soạn cần được bổ sung và hoàn thiện hơn về
quyền số và mức độ chi tiết của từng loại chỉ số.

Xét trên góc độ áp dụng bảng SUT với 38 ngành kinh tế và 81
ngành sản phẩm làm công c
ụ tính một số chỉ tiêu theo giá so sánh, qua
khảo sát, chúng tôi nhận thấy còn thiếu 18 nhóm chỉ số giá sản xuất của
các ngành dịch vụ được liệt kê dưới đây:
(1) Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác;
(2) Dịch vụ lưu trú và ăn uống;
(3) Xuất bản, hoạt động phát thanh và nghe nhìn;
(4) Dịch vụ công nghệ thông tin và thông tin khác;
(5) Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm;
(6) Hoạt
động kinh doanh bất động sản;
(7) Hoạt động pháp lý, kế toán, quản lý, phân tích
(8) Hoạt động nghiên cứu, triển khai;

(9) Hoạt động quảng cáo và hoạt động chuyên môn, khoa học, kỹ
thuật khác;
(10) Hoạt động dịch vụ hành chính và hỗ trợ;
(11) Hoạt động quản lý nhà nước, quốc phòng và đảm bảo XH bắt
buộc;
(12) Giáo dục;
(13) Y tế;
(14) Hoạt động chăm sóc và trợ giúp xã hội;

(15) Hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí;
(16) Dịch vụ khác;
(17) Hoạt động làm thuê các công việc gia đình, sản xuất sản phẩm
vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng hộ gia đình;

20
(18) Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.

Hiện nay, khi tính chuyển chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành trên
về giá so sánh, Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia sử dụng nhóm chỉ số giá
tương tự của chỉ số giá tiêu dùng. Việc “mượn” chỉ số như vậy không phù
hợp với phương pháp tính và làm sai lệch kết quả vì CPI của các nhóm này
phản ánh giá tiều dùng cuối cùng do cá nhân dân cư và các hộ
gia đình chi
trả, không phải giá sản xuất của những ngành này.

2. Lựa chọn chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh

Để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và xây dựng chính sách
phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước các cấp và nhu cầu sử dụng
số liệu của đông đảo các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, Ban chủ

nhiệm đề tài đã xác định các chỉ tiêu thống kê cần tính theo giá so sánh cho
từ
ng lĩnh vực như sau:

2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

Những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp do Vụ Thống kê Tài khoản quốc gia
biên soạn bao gồm:
• Giá trị sản xuất;
• Chi phí trung gian;
• Giá trị tăng thêm;
• Thuế sản xuất;
• Thuế nhập khẩu;
• Phí thương mại;
• Tích luỹ tài sản;
• Tiêu dùng cuối cùng;
• Giá tr
ị xuất/nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;
• Khấu hao tài sản cố định;
• Thu nhập của người lao động;
• Giá trị thặng dư.

2.2. Các chỉ tiêu theo lĩnh vực chuyên ngành

a. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm chỉ tiêu giá trị sản
xuất của ba ngành cấp 2, đó là:

21
• Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp;
• Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp;

• Giá trị sản xuất thuỷ sản.

b. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng bao gồm chỉ tiêu giá trị sản
xuất ngành công nghiệp và giá trị sản xuất ngành xây dựng; vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội. Đối chiếu với bảng SUT áp dụng cập nhật cho năm
2010, giá trị sản xu
ất công nghiệp và xây dựng được chi tiết theo 35 ngành
sản phẩm sau:
(1) Khai thác than cứng và than non;
(2) Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên;
(3) Khai thác quặng kim loại;
(4) Khai khoáng khác;
(5) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng;
(6) Sản xuất, chế biến thực phẩm;
(7) Sản xuất đồ uống;
(8) Sản xuất sản phẩm thuốc lá;
(9) Dệt;
(10) Sản xuất trang phục;
(11) Sản xuất da và các sản phẩ
m có liên quan;
(12) Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện;
(13) Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy;
(14) In, sao chép bản ghi các loại;
(15) Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế;
(16) Sản xuất hóa chất và sản phẩm hoá chất;
(17) Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu;
(18) Sản xuất các sản phẩ
m từ cao su và plastic;
(19) Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác;
(20) Sản xuất kim loại;

(21) Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị);
(22) Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và dụng cụ quang học;
(23) Sản xuất thiết bị điện;
(24) Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu;

22
(25) Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc;
(26) Sản xuất các phương tiện vận tải khác;
(27) Sản xuất giường , tủ, bàn, ghế;
(28) Công nghệ chế biến, chế tạo khác;
(29) Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;
(30) Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí;
(31) Khai thác, xử lý và cung cấp nước;
(32) Thoát nước và xử lý nước th
ải; hoạt động thu gom xử lý và tiêu hủy
rác thải; tái chế phế liệu; xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất
thải khác;
(33) Xây dựng nhà các loại;
(34) Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;
(35) Xây dựng chuyên dụng.

c. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ bao gồm các chỉ tiêu: tổng mức
bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội; doanh thu dịch vụ khách sạn
nhà hàng; doanh thu vận tải, bốc xếp; doanh thu bư
u chính, viễn thông;
tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu. Để tính được các chỉ tiêu
giá trị sản xuất các ngành thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ theo giá so
sánh trên cơ sở áp dụng Bảng SUT, chỉ tiêu giá trị sản xuất phải được tổng
hợp từ 11 ngành chi tiết sau:

(1) Buôn bán xe ô tô và các xe có động cơ khác;
(2) Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);
(3) Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);
(4) Vận tải
đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống;
(5) Vận tải đường thuỷ;
(6) Vận tải hàng không;
(7) Hoạt động kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải;
(8) Bưu chính và chuyển phát;
(9) Dịch vụ lưu trú;
(10) Dịch vụ ăn uống;
(11) Thông tin viễn thông.

×