Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

“ Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.63 KB, 79 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TRANG
A. SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ……………………………………….5
2. Sơ đồ quy trình công nghệ tại công ty ……………………………...........9
3. Sơ đồ quy trình lập dự án tại công ty …………………………...………15
4. Sơ đồ sự hình thành ban quản lý …………………………………..........32
B. BẢNG BIỂU
1
1
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
1. Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của
công ty ……………………………………………………………………..12
2. Bảng 2: Một số chỉ tiêu phản ánh bước tăng trưởng của công ty ….........13
3. Bảng 3: Danh sách một số máy móc xây dựng chủ yếu
của công ty ……….…26
4. Bảng 4: Một số chỉ tiêu lập dự án giai đoạn 04 – 06 …………………...55
5. Bảng 5: Tỷ trọng các dự án được lập giai đoạn 04 – 06 ……………..…55
6. Bảng 6: Tên một số dự án thực hiện hiệu quả giai đoạn 04 -06 ………..56
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với việc gia nhập là thành viên thứ 150 của WTO vừa qua, đất
nước Việt Nam ta hiện nay đã và đang chứng tỏ vai trò là một thành viên
mới tích cực, có triển vọng phát triển cao trong khu vực và trên thế giới. Để
có được điều đó cần có sự nỗ lực cố gắng hết sức mình của toàn thể tất cả
các ngành, các địa phương trên cả nước. Trong đó, Hà Nội với vai trò là vị
trí trung tâm, càng phải chứng tỏ mình là chiếc đầu tàu, là nhạc trưởng định
hướng cho mọi tỉnh thành phố khác phát triển đi lên. Để làm nền cho sự đi
2
2


Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
lên đó, Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung cần phải có một
cơ sở vật chất, hạ tầng thật tốt để từ đó phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn, từng bước nâng cao mức sống của người dân. Công ty Đầu tư xây
dựng giao thông vận tải là một đơn vị xây dựng của thành phố Hà Nội.
Trong thời gian từ khi thành lập tới nay, công ty luôn hướng mình vận động
vì các mục tiêu tốt đẹp ấy.
Là một sinh viên của bộ môn Kinh tế Đầu tư trường ĐH KTQD, trong
thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh,
hoạt động đầu tư của công ty nói chung, và hoạt động lập dự án tại công ty
nói riêng. Việc tìm hiểu này đã làm em nhận thức rõ hơn vai trò to lớn của
công tác lập dự án đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đây là hoạt
động căn bản đem lại lợi nhuận cho công ty, đồng thời là yếu tố quyết định
để cho ra đời một công trình đẹp, chất lượng và hiệu quả. Sau một thời gian
tham gia thực tập, được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên PGS.TS
Nguyễn Bạch Nguyệt, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án
tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải” để hoàn thành chuyên đề
thực tập của mình.
Chuyên đề của em gồm các phần sau:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Đầu tư và xây
dựng giao thông vận tải
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tác lập dự án tại
công ty Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải
Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều
kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Do thời gian và kiến thức
3
3
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
có hạn, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận

được sự góp ý và thông cảm của toàn thể các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên: Hoàng Thị Tú
4
4
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI
1. Giới thiệu về công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Đầu tư và xây dựng nhà ở Giao thông vận tải là doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, được thành lập
theo Quyết định số 2546/ đầu là Công ty Xây dựng và phát triển nhà Đường
sắt. Sau đó được đổi 1998/QĐ-GTVT ngày 2/10/1998 của Bộ Giao thông
vận tải, với tên gọi ban tên theo Quyết định số 4294/2002/QĐ-BGTVT ngày
19/12/2002 của Bộ Giao thông vận tải là Công ty đầu tư và xây dựng nhà ở
Giao thông vận tải.
Tên Công ty: Công ty đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải
Trụ sở chính của Công ty: 17 - Nguyễn Đình Chiểu - Quận Hai Bà Trưng
- HN
Điện thoại: 04. 8226881
Fax: 04.9433851
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
*Chức năng nhiệm vụ của Công ty được quy định như sau:
- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị và khu
công nghiệp.
5

5
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
- Đầu tư và xây dựng quỹ nhà phục vụ cho giải phóng mặt bằng xây
dựng công trình giao thông.
- Lập dự án đầu tư, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng,
giao thông, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật (Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết
kế quy hoạch công trình; thiết kế lập dự toán công trình).
- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng, xây dựng dân dụng, công
nghiệp. Khảo sát địa chất công trình xây dựng.
- Quản lý quỹ nhà ở thuộc ngành Đường sắt.
- Quản lý quỹ nhà ở thuộc các đơn vị khác thuộc Bộ giao thông vận
tải.
- Khai thác quỹ đất trong ngành Giao thông vận tải, cải tạo các khu
nhà xuống cấp phù hợp với quy hoạch của địa phương để lập dự án
đầu tư xây dựng nhà ở.
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp, hạ tầng
kỹ thuật, thủy lợi. San lấp mặt bằng tạo bãi và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật.
- Sản xuất, lắp dựng kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ thi
công công trình. Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị vật tư xây dựng.
- Kinh doanh thương mại nội địa tổng hợp. Kinh doanh dịch vụ khách
sạn, nhà hàng, siêu thị, du lịch, khu vui chơi giải trí.
* Đặc điểm của khách hàng
Trong quá trình hoạt động SXKD, Công ty đã căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ được giao, mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhà ở để kinh doanh bán
cho các đối tượng là CBCNV trong ngành Đường sắt và toàn ngành Giao
thông vận tải với cơ chế bán nhà thu tiền ngay, bán trả góp và cho thuê. Đó
6
6
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư

là động lực quan trọng, thúc đẩy các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, góp
phần đáng kể vào sự tăng trưởng của Công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Cơ cấu tổ chức của công ty
Là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh, do đó công tác quản lý là hết sức quan trọng. Chất
lượng của công tác quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và sự phát
triển của Công ty. Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như
sau:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty
Ban quản lý
các
dự án
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KT. XDCB
PHÓ GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Tổng hợp HC
Đội
xây
dựng
số 1
Đội
xây

dựng
số 2
7
7
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Đội
xây
dựng số 4
Đội
xây
dựng số 3
Phòng
Đầu tư dự án




Bộ máy quản lý được sắp xếp bố trí một cách logic khoa học, tạo điều
kiện cho Công ty quản lý chặt chẽ về kinh tế kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh liên tục, đem lại hiệu quả cao.
b.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
* Giám đốc:
8
8
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Là người đại diện pháp nhân của Công ty, có thẩm quyền cao nhất,
chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước, trước Bộ giao thông vận tải và
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, về điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh và các hoạt động khác của Công ty quản lý điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm chính trong việc

xây dựng và tổ chức và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, xã hội, trong
Kế hoạch SXKD của Công ty.
* Phó Giám đốc XDCB:
Có trách nhiệm quản lý sản xuất và mọi vấn đề có liên quan đến kỹ
thuật trong quá trình xây dựng cơ bản, trực tiếp theo dõi phòng Kỹ thuật Đầu
tư dự án và các Đội xây dựng công trình, giúp việc cho Giám đốc Công ty
điều hành theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công việc được phân công và uỷ quyền.
* Phó Giám đốc hành chính:
Có trách nhiệm quản lý về hành chính, đời sống của cán bộ công nhân
viên, tiền lương, tiền thưởng và các hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp
việc cho Giám đốc Công ty điều hành theo sự phân công và uỷ quyền của
Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công việc
được phân công và uỷ quyền.
* Phòng Tổng hợp:
Có chức năng tổ chức tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế
hoạch lao động tiền lương, kế hoạch bảo hộ an toàn lao động, tuyển dụng bổ
sung lao động, đảm bảo chăm lo sức khoẻ, đời sống cho cán bộ công nhân
viên của Công ty.
9
9
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
* Phòng Tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc về các chính sách, chế độ
tài chính theo các quy định tài chính hiện hành, quản lý vốn, thu hồi vốn.
Tập hợp các chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm hoàn thành qua các giai
đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và
thanh toán, quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối
với Nhà nước và các khoản phải nộp. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực
hiện mọi chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước, cũng như của Công ty

đề ra. Lập và gửi báo cáo quyết toán hàng quý cho các đơn vị quản lý, chịu
trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu báo cáo.
* Phòng Kinh doanh:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh; soạn thảo và quản lý hợp đồng đã được ký thầu xây dựng, các hợp
đồng kinh tế; khai thác kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh của
Công ty; điều độ kế hoạch SXKD trong Công ty; giải quyết tháo gỡ vướng
mắc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án phát triển nhà ở; giải quyết
thủ tục hợp thức đất hiện có ở các khu ga toàn ngành Đường sắt.
* Phòng Đầu tư dự án:
Có nhiệm vụ tổ chức, giám sát thực hiện các dự án đầu tư nhà ở, hạ
tầng kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp, đầu tư xây dựng
quỹ nhà phục vụ cho giải phóng mặt bằng xây dựng công trình giao thông,
các công trình dân dụng, giao thông công nghiệp, lập dự án đầu tư xây dựng,
thiết kế quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật.
* Ban quản lý các dự án:
Có nhiệm vụ tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình; treo
biển báo tại công trường thi công theo quy định; lựa chọn nhà thầu có đủ
10
10
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng hoặc lắp đặt thiết bị công
trình phù hợp để thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình đối với các
hạng mục công trình mà Công ty không đủ năng lực thi công, lắp đặt; tổ
chức giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh môi trường; tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công
trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định
chất lượng công trình khi cần thiết; mua bảo hiểm công trình; lưu trữ hồ sơ
công trình, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, làm thiệt hại cho đơn
vị thi công xây dựng công trình và nhà thầu, nghiệm thu không bảo đảm chất

lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt
hại do lỗi của mình gây ra; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và
việc bảo đảm thi công công trình đúng tiến độ, chất lượng và giá thành.
* Các đội xây dựng công trình:
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Công ty giao cho.
Nhiệm vụ chính là đảm bảo đúng tiến độ thi công và chất lượng công trình
hoàn thành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ
của đội, thu chi tài chính theo chế độ hạch toán phụ thuộc.
1.4. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất KD: Các công trình của Công
ty đang thực hiện đều theo quy chế đấu thầu và liên doanh lên kết với các
đơn vị để lập phương án chuẩn bị đầu tư dự án trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt, sau đó tiến hành ký kết hợp đồng và lập kế hoạch cụ thể về thiết kế kỹ
thuật, dự toán công trình, tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố
đầu vào, đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Căn cứ vào giá trị dự
toán, Giám đốc Công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi công có thể
là cả công trình hoặc hạng mục công trình. Khi công trình hoàn thành sẽ tiến
11
11
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
hành bàn giao cho chủ đầu tư hoặc khách hàng. Ta có thể biểu diễn quy trình
công nghệ của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ tại Công ty Đầu tư và xây dựng GTVT
như sau:
Nguồn: Phòng kế toán của công ty
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty
2.1. Kết quả hoạt động đầu tư của công ty
Do đặc thù là một công ty đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực xây
dựng, nên các hoạt động chính của công ty Đầu tư xây dựng nhà ở giao
thông vận tải chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư, xây dựng các công trình nhà ở,

các hạ tầng cơ sở kỹ thuật, các công trình giao thông vận tải, đồng thời thực
hiện vai trò là người tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật cho các dự án thuộc
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
 Xây dựng các công trình nhà ở:
Đây là một trong những thế mạnh lớn nhất của công ty, là một trong
các hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty kể từ ngày thành lập cho
tới bây giờ. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế đất
nước và sự tăng lên trong thu nhập của người dân trong xã hội là nhu cầu
nhà ở sinh hoạt ngày một nhiều lên. Chính từ đó, công ty đã cho ra đời nhiều
12
Ti p nh nế ậ
h p ngợ đồ
L p kậ ế
ho chạ
Thi côngD th uự ầ
Quy t toán v th mế à ẩ
nh k t quđị ế ả
Nghi m thuệ
v b n giaoà à
Thanh lý
h p ngợ đồ
12
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
khu nhà ở có chất lượng, ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng một cách tốt
hơn về chất lượng, giá cả và mỹ thuật. Hoạt động này của công ty không chỉ
bó hẹp trong phạm vi thành phố Hà Nội mà trải dài ra nhiều tỉnh thành khác
trong cả nước. Là một công ty trực thuộc tổng công ty đường sắt VN, công
ty được giao nhiệm vụ quản lỹ quỹ đất nhà ở của không chỉ riêng ngành
đường sắt mà của toàn ngành GTVT, vì thế việc xây dựng các công trình nhà
ở cho cán bộ công nhân viên ngành đường sắt, GTVT là một hoạt động

thường xuyên của công ty. Đồng thời công ty cũng đầu tư xây dựng các công
trình nhà ở và bán cho dân cư có thu nhập vừa và khá ở nhiều địa bàn trong
cả nước.
 Xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực cấp thoát nước:
Là một trong những công ty xây dựng giao thông vận tải, có thể nói
xây dựng các công trình cấp thoát nước là một hoạt động thường xuyên của
công ty( và là đặc thù cho các công ty xây dựng nhà ở GTVT). Trong thời
gian kể từ khi thành lập, công ty đã xây dựng không ít các công trình cấp
thoát nước trong và ngoài thành phố Hà Nội với những hợp đồng có giá trị
kinh tế cao. Trong thời điểm hiện nay, lĩnh vực cấp thoát nước là một trong
nhiều lĩnh vực được đánh giá là đang và sẽ phát triển mạnh; vì vậy công ty
đã không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết và thông tin về lĩnh vực này cho
đội ngũ cán bộ chuyên môn và kĩ sư trong toàn công ty.
Xây dựng các công trình giao thông vận tải:
Là một đơn vị xây dựng nhiều thành tích của thủ đô Hà Nội, trong
những năm qua công ty đã góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc
nâng cấp, cải tạo, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông liên lạc đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại và mỹ quan của thành phố Hà Nội.
Xây dựng các công trình công nghiệp:
13
13
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Mặc dù mới thành lập trong một thời gian chưa đầy 10 năm, công ty
đầu tư xây dựng nhà ở GTVT đã tiến hành xây dựng nhiều công trình công
nghiệp quan trọng. Ta có thể lấy ví dụ minh họa qua việc xây dựng các trụ
sở làm việc cho các công ty, xây dựng các nhà máy chế biến sản xuất cho
các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đây là một hoạt động có ý nghĩa to lớn, nó
không chỉ đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn gián tiếp nâng cao hạ tầng
kỹ thuật, tạo nền cho sự phát triển kinh tế nước ta.
Tư vấn, giám sát thiết kế :

Trong quá trình 9 năm công ty đầu tư xây dựng nhà ở GTVT thành
lập, cùng với trình độ và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, kỹ sư lành nghề,
dày dặn kinh nghiệm, thì tư vấn lập dự án và giám sát thiết kế thi công xây
dựng công trình là một trong những thế mạnh điển hình của công ty. Nới đây
là một địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng tìm đến trong việc tư vấn lập dự án
và giám sát thiết kế thi công với phương châm chất lượng, hiện đại và hợp lý
về chi phí. Nhiều doanh nghiệp cũng tìm đến công ty nhờ tư vấn về một vài
khía cạnh như mức độ an toàn, phương án thi công của dự án mà doanh
nghiệp đó thực hiện.
Kinh doanh bất động sản:
Lĩnh vực này được đánh giá là một trong những đặc thù , trong những
năm qua đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Với thế mạnh là một trong
những công ty thuộc tổng công ty đường sắt Việt Nam, sau khi được cấp
phép sử dụng đất, công ty thực hiện xây dựng nhà ở và bán lại cho những
người có nhu cầu. Công ty cũng thực hiện kinh doanh mua bán ác khu đất và
công trình nhà ở, sau đó nâng cấp cải tạo, sủa chữa rồi bán lại để thu lợi
nhuận cho mình.
14
14
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Từ các hoạt động của mình, trong những năm qua công ty đã thu được
nhiều kết quả đáng kể. Quy mô của công ty ngày càng được lớn mạnh, đời
sống cán bộ công nhân viên trong công ty đã được nâng lên rõ rệt.
Ta có thể thấy điều này qua phân tích một số chỉ tiêu sau:
Bảng1.1: một số chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh:
đv:VNĐ
Diễn giải 2002 2003 2004 2005
Tổng tài sản có
23.040.198.741 40.168.269.194 84.642.707.324 134.966.941.221

Tài sản có lưu động
19.897.564.320 31.767.379.288 73.771.717.899 130.590.764.592
Tổng tài sản nợ
23.040.198.741 40.168.269.194 84.642.707.324 134.966.941.221
Tài sản nợ lưu động
9.457.612.520. 12.697.591.183 54.307.906.545 119.904.059.436
Tổng doanh thu
11.223.314.431 17.893.977.812 28.354.732.700 35.036.884.386
Lợi nhuận sau thuế
156.576.873 214.380.091 309.937.884 451.671.626
Thu nhập bình quân
1.200.000 1.400.000 1.500.000 1.600.000
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy mức tăng tuyệt đối của các chỉ tiêu
tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Ta thấy tổng tài
sản của công ty liên tục tăng qua các năm, và doanh thu cõng như lợi nhuận
trước thuế và thu nhập bình quân của người lao động trong công ty cũng có
bước tăng trưởng liên tục. Điều này cho thấy sự vươn lên, lớn mạnh không
ngừng của công ty trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Từ bảng số liệu trên ta cũng có thể xây dựng nên mức tăng tương đối của
các chỉ tiêu phản ánh bước tăng trưởng của công ty như sau:
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phản ánh bước tăng trưởng của công ty
Nội dung Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu Tỷ đồng 11,223 17,893 28,354 40,036
Tốc độ tăng % 100 159,43 158,46 141,2
TNBQ của lao động Tr đồng 1,2 1,4 1,5 1,6
15
15
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Tốc độ tăng % 100 116,67 107,14 106,67

Nộp ngân sách Tỷ đồng 1,2 1,4 1,7 2,1
Tốc độ tăng % 100 116,67 121,42 123,53
Lợi nhuận ròng Tr đồng 156,576 214,380. 309,937. 401,671.
Tốc độ tăng % 100 136,91 144,57 129,6
Nguồn: phòng kế toán công ty
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu năm 2003 tăng so với 2002 là 159%.
Nhưng tới năm 2004 và 2005 tuy vẫn tăng về lượng nhưng về tốc độ tăng thì
có suy giảm nhưng không đáng kể. Thu nhập bình quân của người lao động
năm nào cũng tăng lên khoảng 100 nghìn đồng. Về nộp ngân sách, công ty
cũng đã đóng góp vào ngân sách hàng năm một khoản đáng kể, và không
ngừng tăng lên. Về chỉ tiêu lợi nhuận ròng của công ty ta thấy: lợi nhuận
ròng của công ty không ngừng tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2003 tăng
so với 2002 là 36,91%; năm 2004 tăng so với 2003 là 44,57% và năm 2005
tăng so với năm 2004 là 29,6%. Điều này có được là do uy tín của công ty
trong lĩnh vực xây dựng không ngừng tăng lên nhờ vào đội ngũ cán bộ lỹ sư
yêu nghề, dày dặn kinh nghiệm. Nhờ đó, công ty ngày càng thực hiện được
nhiều dự án, công trình với quy mô nguồn vốn ngày càng lớn. Đóng góp vào
sự tăng trưởng của công ty nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty
Với bản chất là một công ty hoạt động và đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng và giao thông vận tải, thì công tác lập dự án là một hoạt động được
đánh giá là quan trọng hàng đầu đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Những dự án có chất lượng cao và hiệu quả chính là bằng chứng thể hiện
trình độ, sự chuyên nghiệp và kỹ năng thuần thục của người soạn thảo. Đây
là hạt nhân cho việc nâng cao thương hiệu, uy tín và lợi nhuận của công ty.
16
16
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Nó cũng giúp công ty giành được thị phần lớn trên thị trường ngày càng xuất
hiện nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm lực.

Bên cạnh đó, lập dự án là một khâu chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn
và phức tạp. Hoạt động này liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh,
đòi hỏi một sự hiểu biết sâu và rộng. Chính vì thế, để có thể tiến hành công
tác lập dự án hiệu quả, cần đòi hỏi một trình độ và sự am hiểu sau rộng của
cán bộ lập. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người lập phải dành nhiều tâm huyết và
lòng yêu nghề, cộng với tính kỷ luật cao.
Trong những năm qua, cùng với sự đi lên của đất nước nói chung và
ngành xây dựng nói riêng, công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải cũng
nâng cao dần hoạt động của mình, trong đó có cả công tác lập dự án. Đội
ngũ cán bộ, kỹ sư ngày càng có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn khi phải
đối mặt với các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, trong công tác lập dự án của
công ty vẫn còn chứa đựng nhiều điều bất hợp lý. Công ty chưa tạo ra cho
mình một sự nổi trội vượt bậc so với các đối thủ khác trong ngành xây dựng.
Để khỏi rơi vào tình trạng tụt hậu, công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa công
tác soạn thảo các dự án đầu tư do mình lập nên
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY
1. Quy trình lập dự án
Tại công ty đầu tư xây dựng giao thông vận tải, các dự án được lập theo một
quy trình sau:
Sơ đồ 1.3. Quy trình lập dự án tại công ty
Thu thập và xử lý thông tin liên quan tới dự án
Phân chia công việc cho các thành viên
Lập lịch trình soạn thảo và tổ chức các bước lập
Kiểm tra, quản lý quá trình lập, chất lượng sản phẩm lập
In, đóng dấu, bàn giao hồ sơ
17
17
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Lưu hồ sơ dự án
Nhận nhiệm vụ, kế hoạch lập dự án

Nguồn: Phòng dự án đầu tư
Bước 1, nhận nhiệm vụ, kế hoạch lập dự án:
Khi tổng công ty, Sở, hoặc một cơ quan nào đó đặt hàng với công ty
về lập dự án, hoặc khi ban giám đốc quyết định đầu tư vào một dự án nào
đó, thì ban giám đốc sẽ giao nhiệm vụ lập dự án cho Ban quản lý dự án. Chủ
nhiệm dự án sẽ làm đại diện cho Ban quản lý nhận trách nhiệm này, và là
người trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật và ban giám đốc về
chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dựa ns được lập.
Bước 2, Thu thập và xử lý thông tin liên quan tới dự án:
Sau khi đã nhận nhiệm vụ lập dự án, chủ nhiệm dự án sẽ phân công
các thành viên thu thập các thông tin liên quan tới dự án và vùng dự án. Các
thông tin này bao gồm: Chủ trương phát triển kinh tế xã hội vùng dự án, Hồ
sư quy hoạch đất được duyệt; Hồ sơ khảo sát địa điểm, địa chất, thủy văn
khu đất sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa; Tình hình kinh tế xã hội
và thu nhập của người dân vùng dự án.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, ban quản lý sẽ tiến
hành phân tích các số liệu. Sau đó, bàn bac với ban giám đốc hoặc chủ đầu
tư để thống nhất ý kiến.
Việc phân tích số liệu phải đảm bảo chính xác, hợp lý. Các phương
pháp phân tích phải đảm bảo tính khoa học và nhất quán cao. Đồng thời các
thành viên phân tích phải có sự thống nhất ý kiến lẫn nhau.
Bước 3, phân chia công việc cho các thành viên
18
18
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Chủ nhiệm ban quản lý sau khi phân chia công việc của dự án thành
các công việc bộ phận, sẽ tiến hành phân công cho các thành viên thực hiện
theo năng lực của họ.
Bước 4, Lập lịch trình soạn thảo và tổ chức các bước lập dự án
Chủ nhiệm dự án cùng trưởng các bộ phận thực hiện lập lịch trình

soạn thảo dự án. Nó phản ánh nội dung và kết quả sẽ phải đạt được theo tiến
độ thời gian. Đây là cơ sở để các thành viên trong ban quản lý tiến hành lập
dự án.
Bước 5, Kiểm tra, quản lý quá trình lập và dự án được lập ra
Công việc này thường do một bộ phận chuyên trách kiểm định chất
lượng kỹ thuật do ban giám đốc chỉ định thực hiện. Ban này sẽ tiến hàng
kiểm tra chất lượng của quá trình lập dự án cũng như chất lượng sản phẩm
được lập ra. Nếu trong quá trình lập, chất lượng dự án có vấn đề, thì phải
dừng lại chỉnh sửa cho hồan thiện.
Bước 6, In, đóng dấu, bàn giao hồ sơ
Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm, ban kiểm tra sẽ tiến hành đóng dấu
kiểm tra. Sau đó bân quản lý in, bàn giao hồ sơ cho giám đốc hoặc chủ đầu
tư để xem xét và phê duyệt.
Bước 7, Lưu hồ sơ dự án
Hồ sơ dự án sữ được lưu tại phòng dự án đầu tư của công ty.
19
19
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2. Phương pháp lập dự án
2.1. Phương pháp dự báo
Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì thhế phương pháp
dự báo là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong
quá trình lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải. Nó giúp
cho việc đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.
Các nội dung dự báo bao gồm: Dự báo nguồn lực đầu vào của dự án;
Dự báo kết quả đầu ra của dự án. Cụ thể: Dự báo giá cả, cung cầu đầu vào
và đầu ra của dự án; Dự báo doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực
hiện và vận hành dự án sau này. Qua đó, xác định nguồn vốn mà dự án cần
có để có thể thực hiện, thi công.
Phương pháp dự báo có thể được áp dụng trong nhiều khâu, nhiều nội

dung của quá trình soạn thảo. Nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu
phân tích thị trường( dự báo thị phần sản phẩm). Đây là yếu tố quyết định tới
lựa chọn mục tiêu và quy mô tối ưu của dự án. Phụ thuộc vào khối lượng
thông tin thu thập được mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo
khác nhau:
- Phương pháp dự báo bình quân số học
- Phương pháp djư báo bằng hàm hồi quy tương quan.
- Phương pháp dự báo bằng hệ số co giãn cầu
a. Phương pháp dự báo bình quân số học
Q
n
= Q
0
+ q*n
Trong đó: Q
n
: Số lượng sản phẩm cầu dự báo tại năm n trong tương lai.
Q
0
: Số lượng sản phẩm tại năm tính toán(năm gốc)
q : Lượng tăng bình quân số học hàng năm
n : Số năm dự báo
20
20
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Ví dụ: Nhu cầu nhà ở dành cho người có thu nhập vừa và khá tại một địa
phương dược cho như sau:
q =
5
150200200200100

++++

= 170
Q
2010
= 1350 + 170*5
= 2200 ( căn hộ)
Đơn vị: căn hộ
Năm Q Lượng tăng
2000 500 -
2001 600 100
2002 800 200
2003 1000 200
2004 1200 200
2005 1350 150
b. Phương pháp hồi quy tương quan
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm
của dự án. Đối với công ty Đầu tư xây dnựg giao thông vận tải, các nhân tố
ở đây thường là: thu nhập của người dân, giá cả của hàng hóa, thị hiếu người
tiêu dùng.
- Lựa chọn mô hình: tính hệ số tương quan, dánh giá sai số của dự án.
- Tiến hành dự báo. Nếu kết quả không được chấp nhận phải lựa chon
lại mô hình và tiến hành phân tích lại từ đầu.
c. Phương pháp dự báo thị trường bằng hệ số co giãn cầu
Cầu thị trường về sản phẩm hay dịch vụ của dự án ( trong trường hợp
này là sản phẩm xây dựng) phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Sự ảnh hưởng
của các nhân tố được lượng hóa qua hệ số co giãn cầu E
D
( cho biết cầu thay
đổi bao nhiêu % nếu có 1 % thay đổi của 1 nhân tố X trong điều kiện các

nhân tố khác không đổi):
E
D
=
X
Q


.
Q
X
21
21
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2.2. Phương pháp phân tích, đánh giá
Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử
dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các
chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau.
Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện
hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài
chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án.
a. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án.
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa
các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác
động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án, để có thể đưa ra các biện
pháp quản lý phù hợp.
- Bước 1: Xác định các biến số chủ yếu: Sự biến động của giá cả đầu
vào và đầu ra; sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án; chi phí vượt quá
định mức.
- Bước 2: Cho những biến số này tăng hoặc giảm từ 10% tới 20%.

- Bước 3: Đánh giá lại các yếu tố chi phí, lợi ích và hiệu quả của dự
án. Từ đó lựa chọn có nên thực hiện dự án hay không.
b. Phân tích kịch bản:
Do nhược điểm của phân tích độ nhạy là chỉ cho một yếu tố thay đổi
trong khi giữ nguyên các yếu tố khác, điều này là phi thực tế. Vì vậy đôi khi
phương pháp này được sử dụng như một biện pháp khắc phục cho phân tích
độ nhạy.
- Bước 1: Xây dựng mô hình bài toán tổng quát. Xác định mối quan
hệ giữua các nhân tố tác động tới kết quả và hiệu quả dự án.
- Bước 2: Phân tích độ nhạy tìm ra những nhân tố tác động mạnh nhất.
22
22
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
- Bước 3: Xác định các tình huống có thể xảy ra nhiều nhất với dự án
và phân tích các tình huống đó. Kết quả của phân tích kịch bản là một số bức
tranh về tình hình đầu tư trong tương lai. Nó sẽ là cơ sở giúp cho nhà đầu tư
đưa ra quyết định đầu tư và các biện pháp quản lý trong tương lai.
c. Phương pháp phân tích rủi ro
Bất kể một dự án nào cũng chứa đựng vô vàn rủi ro từ khi chuẩn bị tới
khi vận hành kết quả. Các dự án xây dựng do có thời gian thực hiện kéo dài
và có vốn lớn nên rủi ro xay ra lại càng nhiều hơn nữa. Chính vì thế đây là
một phương pháp rất được chú trọng trong khi tiến hành soạn thảo dự án tại
công ty.
- Bước 1: Xác định các nhân tố tác động mạnh nhât tới kết quả và hiệu
quả dự án. Phân tích các nhân tố đó về: xác suất(P
i
), giá trị tương ứng(X
i
)
theo một số mô hình phân bố đều, phân bố ∆, phân bố chuẩn

- Bước 2: Lựa chọn ngẫu nhiên từng nhân tố và đánh giá hiệu quả dự
án theo việc phân tích nhân tố đó.
- Bước 3: Xác định bảng tổng kết về phân tích xác suất: giá trị kỳ
vọng, độ lệch tiêu chuẩn, xác suất thành công và giá trị kỳ vọng tương ứng,
xác suất thất bại và giá trị kỳ vọng tương ứng.
Đây là một phương pháp sử dụng mô hình hiện đại, đòi hỏi phải có phần
mềm chuyên dụng và phải có đội ngũ chuyên gia có năng lực.
d. Phương pháp suất đầu tư / sản phẩm
Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đầu tư và
lập dự án của công ty phần nhiều thiên về xây dựng nhà ở, các văn phòng
làm việc cho các cơ quan, các công trình cấp thoát nước, các công trình giao
thông vận tải, …Vì thế, phương pháp suất đầu tư/ snr phẩm được cán bộ
23
23
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
công ty sủ dụng nhiều trong khi tính toán các đơn giá xây dnựg, được áp
dụng trong khâu phân tích tài chính của các dự án.
Cán bộ lập dự án căn cứ vào loại công trình và suất đầu tư do pháp
luật quy định xác định vốn đầu tư cần thiết cho công trình. Ví dụ trong xây
dựng các khu nhà tập thể bán cho người dân:
Vốn đầu tư cần thiết = Suất đầu tư cho một phòng * số phòng
3. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án
3.1.Nghiên cứu thị trường
Thị trường mục tiêu của công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải
là thị trường nhà ở, thị trường xây dựng nói chung. Nghiên cứu thị trường là
công ty xác định nhu càu nhà ở của dân cư, xác định mức thu nhập của
người dân vùng dự án, xác định tình hình và nhu cầu giao thông vận tải của
một địa phương, …Nghiên cứu thị trường còn là việc công ty xác định các
biện phấp tiếp thị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm
cùng loại. Từ đó, giúp ích cho công tác xác định quy mô tối ưu cho dự án

sau này.
Do các dự án mà công ty lập phần lớn thuộc lĩnh vực xây dựng, giao
thông vận tải, vì vậy tầm quan trọng của nội dung này có phần khác biệt hơn
so với các dự án công nghiệp. Trong các dự án công nghiệp, nội dung này
luôn được phân tích một cách đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và nghiên cứu trên
một phạm vi rộng. Còn ở công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải nói
riêng, và các công ty xây dựng nói chung, nội dung này không nhất thiết
phải nghiên cứu quá chi tiết, mà có phần đơn giản hơn rất nhiều, và trên một
phạm vi cũng hẹp hơn nhiều.
24
24
Chuyên đề tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
3.2. Sự cần thiết đầu tư
Khi bắt đầu có ý tưởng hay quyết định đầu tư vào một dự án nào đó,
điều đầu tiên mà dự án phải chỉ ra đó là sự cần thiết phải đầu tư. Nội dung
này nghiên cứu sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư; những lợi ích
mà việc xây dựng công trình mang lại cho công ty cũng như cho đối tác để
tiếp tục phát triển. Ngoài ra, phần này còn nêu lên cả những lợi ích và thiệt
hại mà công trình đem lại cho vùng, địa phương nơi công trình xây dựng.
Trong nội dung này còn xem xét cả các căn cứ để tiến hành hoạt động
đầu tư của dự án. Thông thường các dự án xây dựng thường dựa vào các căn
cứ đó là:
- Luật đầu tư và xây dựng
- Các nghị định như nghị định 52/1999/ NĐCP và các quyết định
khác của pháp luật về xây dựng.
- Căn cứ vào các quy hoạhc, các tiêu chuẩn thiết kế , …của Bộ Xây
Dựng
Một nội dung nữa mà phần này thường đề cập tới đó là mục tiêu mà
dự án cần đạt tới. Trong mục tiêu của dự án, không chỉ bao gồm mục tiêu
ngắn hạn ( lợi nhuận trước mắt cho công ty, đem lại việc làm cho một số

người lao động, giải quyết chỗ ăn ở cho một bộ phận người dân), mà còn
bao hàm cả mục tiêu dài hạn( cải tạo và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng vốn
rất nghèo nàn của đất nước ta, tạo sự ổn định về xã hội, tạo đà cho các ngành
khác phát triển). Những mục tiêu của dự án luôn được xem xét trong sự
thống nhất với mục tiêu chung của vùng miền và của toàn xã hội.
3.3. Phân tích kỹ thuật
Đối với các dự án là các công trình xây dựng nói riêng, đây là nội
dung quan trọng hàng đầu. Bởi vì một công trình xây dựng có một đặc điểm
25
25

×