Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn công nghệ thích hợp để chuyển hóa chất thải rắn hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sự phát triển nông nghiệp sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.43 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT VÀ LựA CHỌN CÔNG NGHỆ
THÍCH HỢP ĐỂ CHUYỂN HÓA CHẤT THẢI RẮN HỮU c ơ
THÀNH PHÂN BÓN HỮU c ơ V I SINH PHỤC v ụ
S ự PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH
MÃ SỐ: OG-05.17
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: PGS. TS. Nguvễn Thi Diễm Trang
CÁC CÁN BÔ THAM GIA: PGS.TS. Trần Hồng Côn
PGS.TS. Trịnh Lê Hùng
PGS.TS. Lê Đức Ngọc
ThS. Nguyễn Vãn Hiếu
ThS. Hoàng Thị Hòa
ThS. Nguyền Văn Bình
Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA NỘI
TRUNG TÁM TH ÔN G TIN THỰ VIỀN
D ĩ / L l %
HÀ NỘI - 2007
MỤC LỤC
BÁO CÁO TÓM TẮT 1
SUMMARY 3
BÁO CÁO CHÍNH 4
I. LỜI M Ở Đ Ầ U 5
II. NỘI DU NG C H ÍN H 6
II. 1 Thực trạng tình hình chất thải rắn ở Việt N am 6
II.1.1 N hà m áy phân hữii cơ Cầu D iễn 7
ÌỈ.Ì.2 Nhà m áy c h ế biến p h ế thải Việt T r ì 8
IỈ.2 Thực n gh iệ m 8
Ị 1.2.ỉ Phán tích mẩu chất thải r ắ n
8


Iỉ.2.2 Xác định các thành phần của rác hữu c ơ 12
//.2 .3 Xây dựng thiết bị xử lý rác hữu cơ thành phân co m p o st

14
II.2.4 Kháo sát vai trò của sản phẩm com post
20
II.3 Kết lu ậ n 21
II.4. Tài liệu tham kh ả o 22
PHỤ LỤC 23
BÁO CÁO TÓM TẮT
a. Tên đề tài: Nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn công nghệ thích hợp J ể chuyến hóa chất tlnii
rắn hữu cơ thành phán bón hữu cơ vi sinh phục vụ sự phát triển nôtìg nghiệp sụcli
M ã sò: QG-05.17
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
+ Mục tiêu: Nghiên cứu và lựa chọn cống nghệ sản xuất phán hữu cơ vi sinh (compost) thích
hợp để chuyển hoá các chất thải hữu cơ trong rác thải sinh hoạt tại các vùng vành đai xanh
quanh Hà Nội và phế thải từ các nhà máy chế biến hoa quả và thực phẩm thành phân compost
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phục vụ cho việc phát triển nông nahiệp sạch.
+ Nội dung nghién cứu:
Trẽn cơ sờ phân tích các tài liệu khoa học, các thiết kế cõng nghệ làm phân compost trên
thế giới và trong nước, tham quan khảo sát thực tế, nội dung nghiên cứu cua đề tài tập trung
vào các điểm chính:
1. Khảo sát khối lượng, thành phần của chất thải sinh hoạt và phân tích các chỉ tiêu chú
yếu về thành phần hữu cơ, tỷ lộ C:N, dộ ẩm tại một số điểm trong Hà Nội.
2. Xem xét các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình làm compost như khí hậu,
thành phần chất thải, Lựa chọn phương pháp thích hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm
compost.
3. Nghiên cứu các điều kiện thích hợp để chuyển hoá chất thái hữu cơ thành phân
compost.
4. Tính toán, thiết kế và lắp đặt thiết bị lò ủ compost hiếu khí phù hợp với điều kiện Việt

Nam, đánh giá chất lượng sản phẩm.
5. Bước đầu thử nghiệm sản phẩm compost trên đối tượng đất và cây trồng. Đánh giá chất
lượng phân compost tự sản xuất với loại sản xuất trên dây chuyền cóng nghiệp. Thãm dò khả
năng tiêu thụ sàn phẩm.
e. Các kết quà đạt được
Trong thời gian thực hiện đề tài từ năm 2005 đến năm 2007 sàn phẩm cụ thể ciia dề tài
đã đạt được như sau:
1. Hoàn chỉnh nội dung nghiên cứu của 04 chuyên đề:
Chuyên đê I. Điều tra thực trạng tình hình chất thải rắn sinh hoạt.
b. Chủ trì đề tài:
c. Các cán bộ tham gia:
PGS. TS. Nguyễn Thị Diẻm Trang
PGS.TS. Trần Hồng cỏn
PGS.TS. Trịnh Lê Hùng
PGS.TS. Lê Đức Ngọc
ThS. Nguyễn Vãn Hiếu
ThS. Hoàng Thị Hòa
ThS. Nguyễn Văn Binh
Chuyên đé 2: Nghiên cứu các điều kiện thích hợp để chuyển hoá rác thải hữu cơ thành phân
compost.
Chuyên đê 3: Thiết kế và lắp đặt hệ thống làm phân compost hiếu khí kiếu thùng quay qui mò
nhỏ.
Chuyért đề 4: Khảo sát khả năng ứng dụng phân compost.
Nội dung của 04 chuyên đề trên tập trung ớ 03 luận văn thạc sỹ khoa học đã được báo vệ
thành cổng (phụ lục 1):
Đé tài luân vãn l : Khảo sát và lựa chọn công nghệ chuyển hóa chất thái rán hữu cơ thành
phân rác hữu cơ phục vụ phát triển nông nghiệp sạch.
Đề tài luán văn 2: Đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả quy trình sán xuất phân rác hữu cơ
trên thiết bị compost quay.
Đề tài luân vãn 3: Khảo sát vai trò của phân rác hữu cơ đối với đất trổng.

2. Tham gia tổ chức 01 hội thảo khoa học về Quản lý chất thải rắn tại Hà Nội tháng 05/2005.
3. Có 03 bài báo được đăng trong các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế (phụ lục 2):
+ “Problems concerning the composting technology from municipal solid waste of
Hanoi ”, tại Hà Nội 2005.
+ “Planning o f composting schemes for selected communities in Greece and Vietnam ”,
AƯNP Granthoders Meeting tại Manila, Philippines 2005.
+ "Investigation o f organic waste characterization in H anoi", Proceedings of Tenth
International Waste and Landfill Symposium, tại Sardinia, Italy 2005.
f. Tình hình kinh phí của đề tài:
Tổng kinh phí: 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồnq) đã sử dụno đúng theo dự toán
kinh phí.
KHOA QUẢN LÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
C ơ QUAN CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
1
SUMMARY
a. Project title: Investigation and selection of suitable composting technology, tor converting
organic solid wastes to compost for the development of cleaner agriculture
Code: QG-05.17
b. Project manager: Prof. Dr. Nguyen Thi Diem Trang
c. Participants: Prof. Dr. Tran Hong Con
Prof. Dr. Trinh Le Hung
Prof. Dr. Le Due Ngoc
MSc. Nguyen Van Hieu
MSc. Hoang Thi Hoa
MSc. Nguyen Van Binh
d. Aim and content of project
The project aims to investigate and select a suitable composting technology for

converting organic solid wastes to compost for the development of cleaner agriculture.
Content
The investigation about municipal solid waste situation especially about organic waste
characterization in Hanoi was caưied out. They are choosing locations, sampling process and
analyzing the compositions. Typical parameters such as moisture, water content and
composition of carbon and nitrogen, which are important for composting process, were
studied.
A compost unit with household scale usin° aerobic roll-up system was constructed. It
intends to be applied in sub-urban districts, where compost product has a direct market.
Quality of the self-produced compost was investigated in practical test. This situated
mainly on properties of soil and plants.
e. Results:
1. 03 Master theses were completed (2005 - 2006). They were hiahlv appreciated by scientific
committee (annex 1).
2. 01 workshop was organized. It was the workshop “Solid Waste Management" in Hanoi.
May 2005.
3. 03 reports were published (annex 2):
+ “Problems concerning the composting technology from municipal solid waste of
Hanoi", Proceedings of Solid Waste Management Forum, pp. 12 - 18. May 24. 2005, Hanoi.
Vietnam.
+ “Planning of composting schemes for selected communities in Greece and Vietnam ”,
AUNP Granthoders Meeting, 25 -26 August Manila, Philippines.
+ Investigation o f organic waste characterization in Hanoi", Proceedings of Tenth
International Waste and Landfill Symposium, pp. 915 - 916. October 1-7. 2005. Sardinia. Italy.
BÁO CÁO CHÍNH
I. LỜI MỞ ĐẨU
Vấn đề xứ lý chất thải rắn hữu cơ đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dặc
biệt quan tâm. Ngoài phương pháp xử lý yêm khí, kêt quả của quá trình xứ lý hiêu khí tạo ra
sản phẩm phân rác hữu cơ được coi là giải pháp quan trọng cho vấn đẽ xứ lý rác thài sinh hoạt
hiện nay. Kết quả của quá trình xử lý này ngoài việc tạo ra một loại phân bón hữu ích còn dóng

góp quan trọng cho việc giảm thiểu khói lượng chất thải phái chuyến đến hãi chôn láp. góp
phần giảm thiéu hiệu ứng độc hại sinh ra từ bãi chôn lấp như trong tình trạng hiện nay.
Ngoài ra, khi tình hình lạm dụng phân bón hoá học trong lĩnh vực nông nghiệp mang dên
những biểu hiện không an toàn khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp thì việc tãng cường chát
lượng phân rác hữu cơ nhằm thúc đẩy thói quen sử dụng phân rác hữu cơ cho nòng nghiệp sẽ là
một đóng góp rất đáng kể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
ở Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến phân rác hữu cơ. Tuy nhiên khi chi phí
vận chuyển rác đưa đến nhà máy để xử lý còn quá lớn nếu nhìn từ góc độ kinh tẽ thì việc
nghiên cứu đê’ tim ra mỏ hình xử lý rác hữu cơ tại chỗ ờ quy mỏ nhò tại những nơi có nhu cáu
tiêu thụ trực tiếp, có thể được coi Ịà có V nghĩa quan trọng trong thực tiền.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu chuyển hoá chất thải hữu cơ theo nguyên lý phân huỷ
yếm khí tạo biogas và theo nguyên lý phân huỷ hiếu khí tạo phân rác hữu cơ nhưng những
cồng nghệ này vản còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Vì thế nó chưa trớ thành một phương thức
được thực tiễn chấp nhận rộng rãi.
Với nội dung nghiên cứu đặt ra trong đề tài này, chúng tỏi mong muốn áp dụng thứ
nghiệm những kết quả nghiên cứu cùa nhóm chuyên gia CHLB Đức hiện đang thực hiện
chương trình hợp tác với trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong các để tài mà túc giả đang
tham gia là: Đào tạo Cao học về Quàn lý chất thải và x ừ lý vùng ỏ nhiễm”, “Triến khai các
phương thức quản lý chất thải tại một số vùng thuộc cộng đồng châu Âu và châu Á”
(ISTEAC).
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đang phát triển xây dựng các dự án như "Chia sẻ các giãi
pháp đối với các vấn đề trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ò khu vực châu Á" (ISUSWA).
“Nghiên cứu tính khả thi dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế và xã hội đôi với các giải pháp trong hệ
thống quản lý chất thải ờ châu Á” (TEPS), “Mò hình chi phí cho thài rác và ý nahĩa kinh tế của
mô hình (PAYT), Đây có thê là những nội dung rất cần thiết để làm cơ sờ cho những vân đé
mà chúng ta đang quan tâm.
Căn cứ các báo cáo hiện trạng Môi trường Việt Nam hàng năm (từ 1994 đến 2002) có thể
lây được nhiều thông tin (số liệu và các biểu đổ) về nguồn phát sinh, tốc độ phát sinh và các
đặc tính của chất thải rắn. Lượng rác thải sinh hoạt tính theo đáu người năm 2002 cỡ 0,8
kg/người/ngày song với quá trình đô thị hoá và không ngừng tăng trướng về kinh tê và đời sống

thì con số này chắc còn tãng cao. Các báo cáo cũng đề cập đến tác động cùa chất thài rán tới
mỏi trường không khí, tới chất lượng đất và nước.
Từ những thực tiễn nêu trên cho thấy: với thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa phát
tnên mạnh mẽ như hiện nay, nghiên cứu luận cứ cho việc lập dự án nglìién cứu. kháo sát và lựa
chọn cóng nghệ thích hợp đẽ chuyển hóa chát thái rán hữu cơ thành phân hón hữu cơ vi sinh
(compost) phục vụ sự phát triển nông nghiệp sạch là một cách đặt vân đé đúng đàn, phù hợp
với xu thế chung, thiết thực và hợp lí.
II. NỘI DUNG CHÍNH
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các điểm chính:
1. Khảo sát khối lượng, thành phần của chất thải sinh hoạt và phân tích các chi tiêu chủ
yếu về thành phần hữu cơ, tỷ lệ C:N, độ ẩm tại một số điểm trong Hà Nội.
2. Xem xét các yếu tô khách quan ảnh hường đến quá trình làm compost như khí hậu.
thành phần chất thải, Lựa chọn phương pháp thích hợp kiểm tra chát lượng sán phám
compost.
3. Nghiên cứu các điều kiện thích hợp để chuyển hoá chất thải hữu cơ thành phân
compost.
4. Tính toán, thiết kế và lắp đặt thiết bị lò ủ compost hiếu khí phù hựp với điều kiện Việt
Nam, đánh giá chất lượng sản phẩm.
5. Bước đầu thử nghiệm sản phẩm compost trên đối tượng đất và cây trổng. Đánh giá chất
lượng phàn compost tự sản xuất với loại sản xuất trên dảy chuyền còng nghiệp. Thăm dò khá
nãng tiêu thụ sản phẩm.
II.l Thực trạng tình hình chất thải rắn ở Việt Nam
Chất thải rắn đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. Mỗi năm, khoáng hưn 15 triệu tân
chất thải phát sinh trong cà nước và theo dự báo thì tổng lượng chát thái phát sinh trong cả
nước vẫn tiếp tục tãng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới. Các khu đò thị tuy chỉ chiếm 24%
dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tân chất thài mỗi năm (gần bằng 50$
tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhãn chính là do sỏ dàn tập trung cao, nhu cầu tiêu
dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đỏ thị hóa cao. Theo ước tính, đến nãm
2010, tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh sẽ tãng lên 60%.
Hiện nay khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi nãm là

từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam, trong đó 50% lượng chất thải công
nghiệp của Việt Nam phát sinh ờ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 30% còn lại phát
sinh ờ vùng đổng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Thêm vào đó, gần 1500 làng nghề (tập
trung chủ yếu ở các vùng nông thôn miền Bắc) thải ra khoảng 774.000 tấn chất thải công
nghiệp mỗi năm.
Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sờ công nghiệp (với khoáng 130.000 tân/nãm) và các bệnh
viện (21.000 tấn/nãm). Theo thông kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thài công nghiệp nguy hại cùa cà
nước. Trong khi đó, lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phò' Hồ Chí Minh. Hà Nội
và Thanh Hóa chiêm 27% tổng lượng chất thải y tế nguv hại của cả nước.
Quản lý chất thài, bao gồm các hoạt động thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế, xứ lý
tiêu hủy là các khâu quan trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thong quản lý
chất thải hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro đối với mỏi trường và sức khóc COI1 người. Mặc dù
những nãm gần đây, hoạt động cùa nhiều công ty mỏi trườrm dò thị tại những (lịa phươno đã có
6
những tiến bộ đáng kể phương thức tiêu hủy chất thải được cải tiên, nhưng chái thai vãn là mỏi
hiểm họa đối với sức khòe và môi trường.
Từ trước tới nay, phần lớn chất thải sinh hoạt ở nước ta không được tiêu hủy một cách
an toàn. Hình thức tiêu hủy chất thải phổ biến vản là đổ ờ bãi rác lộ thiên. Trong sỏ 91 điểm
tiêu hủy chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm được đánh giá là hợp vệ sinh. Còn lại. các bãi
rác chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và bãi rác lộ thiên gây ra nhiéu vàn để mói
trường cho dân cư quanh vùng, như nước rác làm ỏ nhiễm nguổn nước mặt và nước ngám. gây
ô nhiễm khòng khí, là ổ phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ.
Tuy đã có nhiều nỏ lực nhưng nước ta còn thiếu các hệ thòng xử lý chát thai cõng
nghiệp nguy hại và các cơ chế khuyến khích việc thực hiện những biện pháp tiêu hủy an toàn.
Hiện tại, tổng mức đầu tư cho việc trang bị các lò đốt rác thải đã có thể tiêu húy khoáng 50%
tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay do thiếu kinh nghiệm vận
hành, bảo dưỡng lò đốt nên dẫn đến tình trạng không vận hành lò đúng theo quy trinh kỹ thuật,
làm tăng các loại khí độc hại hoặc thực hiện tiêu hủy giống như các chất thài thông thường

khác.
Như vậy, nếu xét theo năng lực hiện có và mức độ phát triển các đó thị và khu công
nghiệp, nhu cầu về quản lý chất thải rắn ờ nước ta là rất lớn. Việc hạn chế lượng chất thải phát
sinh từ nguồn đã khó, việc quản lý và xử lý chất thải rắn khi đã phát sinh càng khó hơn. Do đó
vấn đề quàn lý chất thải rắn đô thị là một bài toán nan giải.
Theo Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì việc giữ gìn mói trường ờ
Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức nhận thức, chưa hình thành ý thức thường xuyên và hành
động trong dân chúng cũng như trong doanh nghiệp.
Việt Nam có khoảng 80 khu cóng nghiệp nhưng theo Bộ Tài nguvên và Mỏi trường chi
có 20 khu công nghiệp có nhà máy hay dây chuyền xử lý chất thải.
Giải pháp chế biến rác phế thải thành phân rác hữu cơ có ưu điểm là dơn giản, dẻ vặn
hành, nhất là trong điều kiện nhiệt đới như Việt Nam. Nhược điểm chính là rác đưa chế biến
phải có thành phần hữu cơ cao. Khu vực chế biến chiếm nhiều diện tích và khó đảm bào vệ
sinh mỏi trường. Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng phân bón vò cơ, đất canh lác trờ nén nghèo
và bạc màu. Xu thế chung của thế giới hiện nay là tãng cường sử dụng các nguồn chất thải hữu
cơ chế biến làm phân để góp phần cải tạo đất canh tác.
Hiện nay, ở Việt Nam có một sô' công nghệ xừ lý rác thải sinh hoạt như sau:
II.1.1 Nhà máy phàn hữu cơ Cầu Diễn
Nhà máy được xây dựng theo dự án V1E-86-023 do UNDP tài trợ. đã đi vào hoạt động
cuối nãm 1992. Đây là công nghệ ủ đông tĩnh có thổi khí, quá trinh lẽn men được kiểm soát
bảng hệ thống tự động nhiệt độ.
+ ưu điểm\
Đơn giản, dễ vận hành
- Máy móc thiết bị dễ chế tạo, thay thế thuận lợi
Năng lượng tiêu hao nhỏ
- Đảm bào hợp vệ sinh trong và ngoài nhà máy
7
- Hoạt động thường xuyên quanh nãm có mái che. thu hổi nước rác đế phục vụ cho
quá trình ủ lên men, không gây ảnh hưởng đến tầng nước ngầm
- Có điều kiện mờ rộng nhà máy để nâng cao nãng suất

+ Nhược điểm
Nguồn rác lẫn quá nhiểu tạp chất, chưa được cơ giới hóa trong các khâu phân loại
Chất lượng phân bón chưa cao vì có chứa nhiều tạp chất
Dây chuyền chế biến và đóng bao còn sơ sài. thủ công
Không có quy trình thu hồi các vật liệu tái chế
H.1.2 Nhà máy ch ế biến p hế thải Việt Trì
Cổng nghệ xử lý rác của nhà máy áp dụng cống nghệ ủ lên men đốna tĩnh có thổi khí
cưỡng bức, đảm bảo hợp vệ sinh.
Quá trình công nghệ như sau: rác thải được thu gom từ thành phố -» nhập về nhà máy
-» phun dung dịch EM —> sơ lọc —> đưa vào băng tải tiếp liệu —» phân loại trẽn băng chưvền
-> đưa về sân đảo trộn -» bổ sung vi sinh vật + EM —> đảo trộn bằng máy xúc chuyên dùng
đưa vào bể ủ háo khí -» ủ chín -> đưa vào hệ thống sàng -» nghiền —> phân loại sản phẩm —> ủ
vi sinh vật -» đóng bao.
+ Ưu điểm
Bố trí liên hoàn, vận hành thuận tiện
Thiết bị làm việc đồng bộ, dễ sử dụng
Đảm bảo vệ sinh trong và ngoài nhà máy
Chất lượng sản phẩm tốt, đa dạng
+ Nhược điểm
Phân loại trên băng chuyền thủ công
- Quá trình đóng bao thủ công
Chưa có phòng nuôi cấy vi sinh vật
Chưa có công nghệ tái chế
Để góp phần giải quyết các vấn đề nảy sinh từ rác thải sinh hoạt, nội dung cúa dề tài
được nghiên cứu nhằm khảo sát và lựa chọn công nghệ chuyển hóa chất thải rắn hữu cơ phục
vụ phát triển nông nghiệp sạch.
II.2 Thực nghiệm
II.2.1 Phân tích mẫu chắt thải rắn
Tiến hành lấy mẫu ở 04 quận: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đỏng Đa. Với cách
lấy mẫu 8 điểm trong mỗi quận, tại mỗi điểm lấy mẫu trong 7 ngày liên tục. Như vậy tốn° sô

có 224 mẫu được lấy và phân tích.
Thành phần khối lượng của các mẫu lấy ở các địa điểm của các quận Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Hoàn Kiêm và Đống Đa lần lượt thể hiện ớ hình 1, 2, 3, 4. Các thành phán chính dược
phan loại là: rác hữu cơ; nhựa, vải, da, cao su; giãy các loai; kim loại; gạch, đá, sành, sứ; đất,
cát và cặn vô cơ.
s
•3
Thành phần khói lượng các mảu láy ớ
quận Hai Bà Trưng
70 ,
60
40
30
20
10
m
y
4 5 6 7 83 4 5 6
Các dịa điếm
□ Kiic hữu n '
□ Nhuu.viii. lia.
c;io su
□ ( ỉiấv các loui
□ Kitn loại
■ < i*ith. (ta. vinh
sứ
□ Oảí. các và căn
\ó C(1
Hình 1. Biểu đồ so sánh thành phần của các mẫu ớ quận Hai Bà Trưng
Đio điểm lấy mẫu:

ỉ . Hỏa Mã 2. Hàng Chuối 3. Bách Khoa 4. Thanh Nliàn
5. Quỳnh Mai 6. Vĩnh Tuy 7. Lĩnh Nam 8. Yec xưnlt
Thành phần khỏi lượng các mảu lây ở
quận Ba Đình
3 4 5 6
Các địa điếm
□ Rác hữu cư
□ Nhựu.vũi. du.
cao su
□ Giáy các loạt
□ Kim I(KII
B { ìach. ílá. vinh
sứ
□ Oãc. cát vù cận
vo cơ
Hình 2. Biểu đổ so sánh thành phần cùa các mẫu ờ quận Ba Đình
Đìa điểm ỉấx mẫu
1. Trần Huy Liệu
2. Kim Mã - Đội Cân
3. LieII Giai - Đội Cấn
4. ĐườinỊ Bưởi
5. Kim Mã - Đê La Thành
6. Pháo Dài Lán iỊ
7. Đẽ La Thành
(S’. Giáng \ õ
*■)
Thành phần khỏi lượng các mảu lấy ỡ
quận Hoàn Kiếm
70
_ 60 t

= C
-2 5- 50
80
■i -3 40
Ị 2 30
- 20
m m k ít M
El
3 4 5 6
Các địa diểm
B iil
7 8
□ K.k hữu iơ
CB Nhựa.vái. da.
cao su
□ C iiã\ các loai
□ Kim loai
■ Gạch, dá, sành
M Í
□ Đũi. cát vã cận
võ cơ
Hình 3. Biểu đồ so sánh thành phần của các mảu ở quận Hoàn Kiếm
Dia điểm lấy mầu
l . Đường Thành 2. Đặng Thúi Thân 3. Bảo Khánh 4. Lý Tliường Kiệt
5. Trấn Himẹ Đạo 6. Nguyễn Hữu Huân 7. Phù Doãn 8. Hàng Khoai
Thành phần khôi lượng các mảu lấy ờ
quận Đống Đa
80 1
Các địa điểm
□ K JC hữu cơ

Q Nhưu.vái. da,
cao NU
□ Giãy các loại
□ Kim loại
■ Ciạch. đá, sành
□ Đát. cát và cụn
võ cơ
Hình 4. Biểu đồ so sánh thành phần của các mảu ở quận Đổng Đa
Đia diểm lấv mầu
ỉ. Đại học Thủy lợi 2. Đông Tác 3. Đê La Thành 4. Phương Mui
5. Ngõ Văn Hươììg 6. Ngõ Văn Chương 7. ô Chợ Dừa s. Nam Dồng
Kết quả cho thấy thành phần hữu cơ trong các mẫu rác lấv trong khu vực nội thành Hà
Nội vẫn là thành phẩn chính trong rác thải sinh hoạt, chiếm khoảng 50 -60 r/( tổng khôi lượng
chất thải sinh hoạt. Điều lý thú thể hiện ờ chỗ mật độ dân sỏ cao di kèm với thành phần chát
thài hữu cơ cao và tỷ lệ đó đang tăng lên theo mức sống cùa người dãn, gảy áp lực lớn đốn mỏi
10
trường thành phố. Hình 5 cho thấy thành phần rác hữu cơ trung bình của 4 quận đã kháo sát là:
56 7 %. Tỷ lộ rác hữu cơ cao đồng nghĩa với lượng tiêu thụ về lương thực, thực phũim.
Thành phần rác thài hữu cơ
62 34
— 60.00
58.00
p
u

0Ỉ
Hình 5. Biểu đồ so sánh thành phần rác hữu cơ 4 quận
Rác thải hữu cơ là một trong những loại rác thải chiếm thê tích lớn nhát, chúng bị phân
hủy dẻ dàng ngay tại các điểm tập kết và thu gom. Do vậy sự ảnh hướníỉ tiềm tàng đến sức
khỏe con người sẽ là một nguy cơ rất lớn vì trong rác hữu cơ có khả năng mang các mám bệnh,

có mùi khó chịu và gây ảnh hường mỹ quan đô thị. Vì thế vấn đề xử lý chất thải sinh hoạt và
đặc biệt là chất thải rắn hữu cơ là cần thiết và phải triệt để. Vấn đề là lựa chọn phương pháp
nào thật hợp lý mà còn đem lại lợi ích kinh tế.
Xử lý rác hữu cơ thành phân rác hữu cơ (phương pháp làm compost) phục vụ cho sự
phát triển nông nghiệp sạch có thể được coi là một trong những hướng đi thích hợp nhát đối với
Việt Nam hiện nay. ở Việt Nam nông nghiệp vẫn chiếm gần 80% số dân tham gia, vì thế nhu
cầu phân bón là rất cao. Hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập khẩu phân bón. Hơn thế nữa vẫn
xảy ra tình trạng sử dụng phân bón hóa học một cách thiếu ý thức dẫn đến sự thoái hóa đất,
lượng phân bón bị sử dụng thừa quá nhiều đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, đến sức
khỏe con người và các sinh vật có lợi khác. Nếu phân bón hữu cơ compost được áp dụng phổ
biến khòng những giải quyết được vấn đề lớn nhất là giảm thiểu ó nhiễm môi trường mà còn
đáp ứng được nhu cầu phân bón trong nước, giúp cải tạo đất nông nghiệp và giải quvết được
công ãn việc làm cho một lượng lớn iao động.
Bên cạnh đó khi đầu tư cho sản xuất phân bón từ nguồn rác thài, Hà Nội còn thu được
các lợi thế sau:
+ Xử lý nguồn chất thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao
+ Tạo thêm sàn phám trong thị trường phân bón hữu cơ
+ Xây dựng thói quen cho các hộ nông dân về sử dụng phán rác hữu cơ trong sàn xuất
nông nghiệp nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường sốno.
Cần phải nhán mạnh rằng không nên coi hoạt động sản xuất phân compost là hoạt dộng
kinh tế đơn thuần mà phải được xem xét dưới góc độ bảo vệ mòi trường. Chính quyén thành
phố cần phải có chính sách hỗ trợ tài chính và có những khuyến khích tích cực cho hoạt động
ỉl.2.2 Xác định các thành phấn của rác hữu cơ
Các mẫu lấy ờ quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình. Đống Đa được đem đi phân
tích để xác định hàm lượng nước, hàm lượng cacbon, nitơ và tỷ số C/N. Hình 6. 7. 8, 9 là các
biểu đồ biểu diễn hàm lượng nước trong rác hữu cơ tại các điểm lán lượt tươnu ứng với 4 quận
Hàm lượng nước trong rác hữu cư
trong các mẫu ở quận Hai Bà Trưng
■ Hoa Ma
- Hang Chuoi

Bach Khoa
Thanh Nhan
-Quynh Mai
•Vinh Tuy
- Linh Nam
-Yec-xanh
Ngày
Hình 6. Hàm lượng nước trong rác hữu cơ ờ quận Hai Bà Trưng
Hàm lượng nước của rác hữu cơ
trong các mẫu ở quận Hoàn Kiếm
-Duong Thanh
- Dang Thai Than
Bao Khanh
Ly Thuong Kiet
-Tran Hung Dao
-Nguyen Huu
Huan
-Phu£)oan_
Hình 7. Hàm lượng nước trong rác hữu cơ ờ quận Hoàn Kiêm
Hàm lượng nước trong rác hữu cơ
-i* — Kim Ma - Doi
Can
Lieu Giai - Doi
Can
Duong Buoi
-T#— Kim Ma - De La
Thanh
- • — Phao Dai Lang
■ De La Thanh
■Giang Vo

Ngay
Hình 8. Hàm lượng nước trong rác hữu cơ ờ quận Ba Đình
Hàm lượng nước của rác hữu cơ trong các
mẫu ở quận Đống Đa
-Dai hoc Thuy Loi
-Dong Tac
De La Thanh
Phuong Mai
-Dau Ngo Van Huong
- Ngo Van Chuong
- o cho Dua
-N am Dong
Hình 9. Hàm lượng nước trong rác hữu cơ ờ quận Đống Đa
Giá trị C/N thay đổi trong khoảng rất lớn. Từ các giá trị cúa tất cả các mẫu đã xác định
thu được tỷ số C/N trung binh như sau:
- Quận Hai Bà Trưng: tỷ số C/N trung bình = 115,8/1
- Quận Hòan Kiếm: tỷ số C/N trung binh = 197,4/1
- Quận Ba Đình: tỷ số C/N trung bình = 120/1
- Quận Đống Đa: tỷ so C/N trung bình = 158,3/1
Từ các kếl quả Irẻn đã cho thấy hàm lưựng nước trong thành phần rác thải hữu cơ ở
trong khoảng 80 - 95 %, và tỷ lệ C/N là rất cao. Những kết quà này là những thõng sò cơ bán
để xem xél khi đánh giá nguyên liệu đầu vào cho việc làm phân compost. Kết quà cũng cho
13
thấy sự cần thiết phải có giai đoạn tiền xử lý cho giải pháp làm phân compost. Tuy nhiên do
hạn chế về thiết bị phàn tích, giá thành phân tích mẫu lớn nén số lượng mẫu phân tích chưa
được nhiều. Điểu này có ảnh hường đến tính chính xác về các sỏ' liệu thực nghiệm dã nêu ớ
trên. Nghiên cứu này cần thiết có sự đầu tư nhiều hơn trước khi đi đến kết luận chính xác vé
đặc tính của vật liệu làm phân rác ờ Hà Nội.
11.2.3 Xày dựng thiết bị xử lý rác hữu cơ thành phán compost
a. Xây clifng thiết bị

Dựa trẽn nguyên lý thiết bị xử lý rác thải hữu cơ thành phân compost theo dạng thùng
quay kín, có sự thông gió nhằm cung cấp oxy cho sự phàn hủy hiếu khí, kiếm soát được hàm
ẩm và các chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển cùa vi sinh vật trong thùng phân húy.
Cùng với sự tham khảo một số một số mó hình thiết bị xừ lý rác thài hữu cơ cùa
Philipin và CHLB Đức, thiết bị được xây dựng có sự tính toán đến tái trọng làm việc, khối
lượng rác tối đa. Ngoài ra còn tính toán đến lực tác dụng của thùng phán ứng có chứa rác lèn
khung chịu lực và công suất của mô tơ.
Thiết bị thùng quay được chế tạo có dạng hình trụ, làm bằng chát liệu p v c có d =
57cm, h = 93, thể tích cùa bình là 237 lít. Thùng được đặt nằm ngang trên hệ thống giá đỡ, có
động cơ truyền lực. Thùng phản ứng có một ống dẫn khí và một ống thu nước rỉ rác nằm dọc
theo thân hình trụ. Qua hệ thống này khí được phân bô' đều khi đi vào thùng phàn ứng để đạt
hiệu quả tốt nhất trong quá trinh compost. Hệ thống được lắp một động cơ công suất p = 1.5
Kw/h, mã lực = 2 giúp cho quá trình đảo trộn rác thông qua dây curoa truyền lực nhằm tăng
điểu kiện hiếu khí của đông compost và khả nãng phân huỷ của rác. Một van rút nước trong
quá trinh làm compost nhằm giảm tối đa điều kiện yếm khí xẩy ra.
Điều kiện cấp khí: 2,88 m3 khí/ 1 ngày
14
Sơ đồ công nghệ:
Hình 10. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất phân compost trẽn thiết bị lò quay
b. Thí nghiệm
Sau khi thu gom mẫu rác tại các chợ Hà Nội, tiến hành phân loại mẫu. loại bỏ các vật
liệu vô cơ. Sau khi phân loại thu dược phần rác hữu cơ, đem cân, sau đó phối trộn với phụ gia
để đạt được tỷ lệ C:N mong muốn làm nguyên liệu cho quá trinh làm compost.
b.l Thí nehiêm 1
Với 28,5kg rác rau (Với tý lệ C:N là 17, độ ẩm 85%) và 1,65 kg phụ gia (với tỷ lệ C:N
là 70, độ ẩm 8%) trong điều kiện rút nước chưa triệt để. Với phẩn mểm đã lập sán ta có tỷ lệ
C:N và độ ẩm ban đầu lẩn lượt là 30.9 và 80,8%. Thể tích nước rác thu trong quá trình phán
hủy khoảng 13,5 lít. Khối lượng compost thành phấm sau khi ù 148 ngày là 7,2kg.
Kết quả phân tích tỷ lệ C:N, p, K cùa mẫu như sau:
15

Bảng 1. Kết quả phân tích mảu compost (N, p, K, C)
Su
Nguyên tố
Mẫu rác sau 21 ngày
thí nghiệm (%)
Mẫu compost sau khi ú
148 ngày (%)
Mẫu compost chuẩn
1
c
37.65%
23.82%
12-18%
2
N
1.31% 1.13%
0,4-1.6 %
3
p
0.37%
0.24
0.1-0.4%
4
K
0.0274%
0.00851
0.8-1.0%
5
C:N
28.82

21.08
10-20
6
pH
6.6
6.7
6-^8
Từ bảng kết quả ta thấy, hàm lượng K cùa mẫu là rất thấp so với compost tiêu chuán.
nguyên nhân ờ đây có thể do việc phối trộn nguyên liệu ban đầu chưa đạt yêu cầu.
Bảng 2. Kết quả phân tích thành phần kim loại mẫu compost thành phẩm (đơn vị: ppm)
Stt Nguyên tố
Thành phần Stt
Nguyên tỏ
Thành phần
1
Ca
37419.41
5
Zn
110.91
2
Cu 41.64
6 Mg
3208.39
3 Fe
5902.37 7
Mn
301.66
4
B

<0.01 8 Mo
1.41
b.2 Thí nghiêm 2
Với 32,5 kg rác rau (với tỷ lệ C:N là 17, độ ẩm 85%) và 2,0 kg phụ gia (với tỷ lệ C:N là 70,
độ ẩm 8%). Với phần mềm đã lập sẵn ta có tỷ lệ C:N và độ ẩm ban đầu là 31.5, và 80,5%. Thể tích
nước rác khoảng 14,8 lít. Khối lượng compost thành phẩm sau khi ù 139 ngày là 9.6 kg.
Kết quả phân tích tỷ iệ C:N, p, K của mẫu như sau:
Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu compost (N, p, K, Q
Stt
Nguyên tố
Mẫu rác sau 21 ngàv
thí nghiệm (%)
Mẫu compost sau khi ù 139
ngày (%)
Mảu compost chuẩn
(%)
1
c
39.75%
24.532%
12-18%
2
N
1.42%
1.17%
0.4-1.6%
3
p 0.87%
0.49%
0.1-0.4%

4
K
0.081%
0.00945
0.8-1.0%
5
C:N
27.99
r ~ 20.96
10-20
6
pH
7.2
6.9 6 ^ 8
Trong thí nghiệm này ta nhận thấy hàm lượng K (kali) cao hơn so với thí nghiệm thứ nhất. Ở đây,
nguyên nhân có thể là do đã tăng hàm lượng phụ gia trong phần nguyên liệu đáu vào.
16
Bảng 4. Kết quả phàn tích thành phần kim loại mẵu compost thành phẩm (đơn vị: ppin)
Stt
Nguyên tô'
Thành phần
Stt
Nguyên tô
Thành phần
1
Ca
46434.89
5
Zn
142.84

2
Cu
51.03
6
Mg
3899.55
3
Fe
7435.34
7
Mn
352.61
4
B
<0.01
8
Mo
1.22
b.3 Thí nshiêm 3
Với 48 kg rác rau (với tỷ lệ C:N là 17, độ ẩm 85%) và 4,5 kg phụ gia (với tý lệ C:N là 70, độ ấm
8%) trong điều kiện nít nước triệt để với phần mềm đã lập sẩn ta có tỷ lệ C:N và độ ẩm ban đầu là 36,3 và
78,4%. Thể tích nước rác khoảng 22,5 lít. Khối lượng compost thành phẩm sau khi ủ 123 ngày là 11.43
kg.
Kết quả phân tích mẫu compost như sau:
Bảng 5. Kết quả phân tích mầu compost (N, p, K)
Stt Nguyên tỏ'
Mẫu rác sau 21 ngày
thí nghiêm (%)
Mẫu compost sau khi ủ
123 ngày (%)

Mẫu compost chuẩn
(%)
1 c
43.18%
22.54%
12-18 %
2
N
1.64%
1.25%
0.4-1.6 %
3 p 0.61%
0.382%
0.1-0.4%
4 K 0.49 % 0.21%
0.8-1.0%
5
C:N
26.3
18.03
10-20
6
pH
7.4
7.2
6-^8
Từ bảng kết quà ta thấy rằng thời gian ủ rác chi có 123 ngày so với thí nghiệm thứ nhất là 148
ngày, điều này chứng tỏ nhiệt độ tăng cao ưong những ngày đầu của quá trinh compost đã góp phần
thúc đẩy rất nhanh quá trinh phàn huỷ rác, đồng then chất lượng mùn rác cũng tăng lẽn.
Bảng 6. Kết quả phãn tích thành phần kim loại mảu compost thành phẩm (đơn vi: ppm)

Stt Nguyên tố
Thành phần
Stt Nguyên tố Thành phần
1
Ca 53561.34
5 Zn 258.12
2
Cu 34.57
6
Mg 4762.16
3 Fe
9256.23
7
Mn 671.47
4
B
<0.01
8 Mo
3.20
b.4 Thí nghiêm 4
Với 53 kg rác rau (tỷ lệ C:N là 17, độ ẩm 85%) và 5,5 kg phụ gia (tỷ lệ C:N là 70, độ ẩm 8%)
trong điểu kiện nít nước triệt để, với phần mềm đã lập sẵn ta có tỷ lệ C:N và độ ẩm cúa nguyên liệu ban
đầu là 37,6 và 77,8%, thể tích nước rác khoảng 24 lít. Khối lượng compost thành phám sau khi ỏ 126
ngày là 13,6 kg.
Kết quả phân tích mẫu compost như sau:
Bảng 7. Kết quả phân tích mẫu compost (N. p, K)
Su
Nguyên tố
Mẫu rác sau 21 ngày
thí nghiệm (%)

Mẫu compost sau khi
ù 126 ngày (%)
Mau compost chuẩn
(%)
1
c
43.68%
21.56%
12-18%
2
N
1.73%
1.18%
0.4-1.6 %
3
p
0.61%
0.59%
0.1-0.4%
4
K
0.49 %
0.34%
0.8-1.0%
5
C:N
25.24
18.27 10-20
6
pH

7.5
7.4
6H-8
Từ bảng trên ta thấy, một lần nữa chứng minh rằng việc kiểm soát tốt nhiệt độ trong
thời kỳ đầu dã góp phần rất lớn đến thời gian phân huỷ rác, cũng như thành phần dinh dưỡng
của mùn rác thành phẩm.
Bàng 8. Kết quả phân tích thành phần kim loại mẫu compost thành phấm (đơn vi: ppm)
Stt Nguyên tố
Thành phần
Stt
Nguyên tỏ
Thành phần
1
Ca 39980.06
5 Zn
189.93
2 Cu
46.26 6
Mg
5732.80
3 Fe
8374.88
7 Mn
523.43
4 B <0.01
8 Mo
1.66
c. So sánh các thí nghiệm 1,2, 3,4
Bảng 9. Kết quả phàn tích N, p, K, c cùa bón thí nghiệm
Thành

TNr 30.15kg TN2- 35.5kg
TN,-52.5kg T N 4-58.5kg
Giá trị
phần (148 ngày)
(139 ngày)
(123 ngày)
(126 ngày)
trung binh
c
23.82%
24.53%
22.54%
21.56%
23.18%
C:N
21.08
20.96 18.03 18,27 19.60
N 1.13% 1.17%
1.25%
1,18% 1.18%
p
0.24 0.49%
0.382%
0.59%
0.43%
K
0.0247%
0.081%
0.21%
0.34%

0.164%
Nhiệt độ thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào khỏi lượng nguyên liệu trong thùng compost, điểu
kiện nhiệt độ mỏi trường và khả nãng rút nước. Khi ta tâng khả năng rút nước cùa bình phản ứng,
sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, điều này cũng làm cho nhiệt độ tăng.
Với việc kiểm soát nhiệt độ tốt (bảo ón, rút nước, thoáng khí) góp phẩn rất lớn đến quá
trình phân huỷ của mẫu compost. So sánh thí nghiệm 1, 2 với thí nghiệm 3, 4 cho thấy mặc dù khối
lượng ban đầu của mẫu 1, 2 ít hơn mẫu 3, 4 nhưng thời gian phân huv lại lâu hơn. Điểu đó chứng
tỏ rằng, tạo điều kiện hiêu khí cũng như việc duy trì nhiệt độ cao trong những ngày đầu của quá
trình phân huỷ là rất quan trọng, góp phần rất lớn đến chất lượna phân compost cũng như thời gian
phân huý cùa mẫu compost.
d. So sánh chất lượng mùn rác compost thành phẩm
*. So sánh với phân Cầu Diễn
7.2 -=-7.4 pH : 7.3
18.61 C/N : 12.34
*. So sánh mùn rác thành phẩm với compost thành phẩm chuẩn
- So sánh vê hàm lượng kim loại nặng
60%
40%
Zn Cu
- Stard Conp oji • Experience
Hình 11. Đồ thị so sánh thành phần kim loại nặng của mùn rác và compost chuẩn
Từ đồ thị trên ta thấy rằng hàm lượng kim loại nặng trong mùn rác compost thành phẩm là
thấp hơn compost tiêu chuẩn rất nhiều, chứng tỏ mùn rác compost thành phẩm là sạch.
- So sánh vê thành phần nguyên tô'
Thành phân
Nguyên tố
Mùn rác thành phẩm
(Tính giá trị trung bình của 4 thi nghiệm)
Compost thành
phẩm chuẩn

Cácbon hữu cơ
24.62%
12-f 18%
Tỷ lệ C:N
19.92
o
■I-
IO
o
Nitơ (N)
1.24%
0.4-H .6%
19
Thành phân
Nguyên tỏ'
Mùn rác thành phẩm
(Tính giá trị trung bình cùa 4 thí nghiệm)
Compost thành
phám chuán
Phốt pho (P)
0.43%
0.1 -ỉ-0.4%
Kali (K)
0.164%
0.8-ỉ-1.0%
Caxi (Ca)
2.87%
1.04-1.3%
Magiè (Mg)
0.57%

0.3 -7-0.5%
Kẽm (Zn)
175.45 ppm
30 -T- 60ppm
Sắt (Fe)
7742.2 ppm 300-ỉ-500 ppm
Mangan (Mn) 462.29 ppm
200 -T- 400 ppm
Đồng (Cu)
43.38 ppm
30-M 0 ppm
Bo (B)
<0.01 ppm
10 -T- 50 ppm
Molypden (Mo)
1.87 ppm
40 -T- 50 ppm
pH (Của nước)
7.05
6-T-8
Với kết quả so sánh trẽn la thấy chất lượng mùn rác thành phẩm là khá tốt so với compost
tiêu chuẩn, riẻng hàm lượng K là tương đối thấp, điều này có thể là do hàm lượng phụ gia vẫn chưa
đủ.
lỉ.2.4 Khảo sát vai trò của sản phẩm compost
Khảo sát vai trò của sản phẩm compost được tiến hành trên 2 hướng triển khai. Đó là: thử
nghiệm thực tiễn việc SỪ dụng phân hữu cơ Cầu Diễn và phân rác tự sàn xuất đế xem xét các chỉ
tiêu của đất và theo dõi sự phát triển của cây rau dền đỏ.
Khảo sát ảnh hường trực tiếp của hai loại phân này đến sự phát triển cùa cây rau dền đỏ
thông qua chiều cao và năng suất tính theo khối lượng của câv.
Các chỉ tiêu của đất được khảo sát là: chất hữu cơ, nitơ, phốt pho và kali.

a. Thí nghiệm
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Cầu Diễn của Xí nghiệp xử lý rác thài sản xuất phân hữu
cơ vi sinh Cầu Diễn, ký hiệu là phân CD; và mùn rác được sản xuất bằng thiết bị thùng quay,
ký hiệu là phân MR. Trộn phân vào đất với lượng 2 kg/m2 và 4 kg/m2.
Khu đất thí nghiệm được chia thành 5 lô với diện tích lm X lm. Mỗi lò đó lại được chia
thành 2 lõ nhỏ với diện tích 0,5m X lm và được trộn phân như nhau. 1 lô dùng để trồng cây
nhầm xác định ảnh hường cùa phân hữu cơ đối với nãng suất câv trổng, 1 ló dùng đẽ xác định
thành phần và hàm lượng của chất hữu cơ, nitơ, photpho, kali trong đất với hàm lượng và loại
phân khác nhau. 10 lò đất thí nghiệm bô' trí như sau:
Đối chứng không bón phân: 2 lô (mẫu ĐC)
- 2 kg phân MR/m2: 2 lô (mẫu MR2)
4 kg phân MR/m2: 2 lô (mẫu MR4)
2 kg phân CD/m2: 2 ló (mẫu CD2)
4 kg phân CD/nr: 2 lõ (mẫu CD4)
2 0
b. Kết quả
Từ kết qùa nghiên cứu, chúng tôi bước đầu có những kết luận như sau:
- Phản MR chế tạo bằng thiết bị thùng quay có thành phần hóa học tương tự phàn hữu
cơ vi sinh Cầu Diễn sản xuất trên dây chuyển công nghiệp. Thậm chí một số chi tiêu cùa phán
MR còn trội hơn như: axit humic, tổng lượng mùn.
- CD và MR đều có ảnh hường đáng kể tới hàm lượng và chất lượng chất hữu cơ tổng
sỏ' và chất hữu cơ hòa tan trong đất, có tác động cải thiện chế độ mùn trong đất. Song phàn MR
có thành phần chất hữu cơ tốt hơn phân CD do nguồn nguyên liệu khi sán xuất trên thiết bị
compost quay được chọn lọc kỹ càng hơn so với sản xuất ờ quy mó cóng nghiệp.
- CD và MR làm tăng hàm lượng nitơ tổng cũng như nitơ thủy phân trong đất. Nhưng
với cả hai loại phân lượng photpho cung cấp cho đất là không đáng kể. mặc dù lượng photpho
dễ tiêu thì được cải thiện đáng kể. Kết quả này có lẽ là do chất hữu cơ được bố sung đã giúp
cho photpho không bị rửa trôi khỏi đất. Ảnh hưởng của CD và MR tới hàm lượng kali trong đất
không lớn.
- Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng chiều cao và khối lượng của cây rau dén đỏ. Do

phần CD được trộn thêm N, p, K nên chiều cao và khối lượng của cây tăng lên trội hơn nhiều
so với phân MR.
II.3 Kết luận
Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, việc xử lý rác và phế thải bàng bất cứ phương
pháp nào cũng đều nhầm bảo vệ môi trường và một phần mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên nếu sử
dụng các giải pháp thích hợp có thể mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Tiện ích trực tiếp cùa hoạt
động này là tận dụng các phế thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng; tạo thêm còng ãn việc làm
cho dân cư trong khu vực; giải quyết vấn đề rác thải gây ỏ nhiễm mỏi trường; làm sạch đẹp
cảnh quan môi trường đò thị.
Từ việc thực hiện nội dung “Nghiên cítii, kháo sát và lựa chọn CÔHÌỊ n(Ạ ệ illicit hợp đê
chuyển hóa chất thải rắn hữu cơ thành phán bón hữii cơ vi sinh phục VII sự phứt triển nóng
nghiệp sạch” chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
Đã khảo sát được 224 mẫu rác thải rắn từ 4 quận nội thành của thành phò Hà Nội. Thực
hiện phân loại các mầu, đánh giá thành phần chính là rác thải hữu cơ. Từ đó xác định
được hàm lượng nước và tỳ số C/N trong rác hữu cơ nhằm tính toán nguyên liệu phù
hợp để làm phân compost.
- Đã lắp đặt thành công một thiết bị xừ lý rác thải hữu cơ thành compost loại nhỏ và đã
tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng hoạt động của thiết bị.
Đã khảo sát ảnh hường trực tiếp của phân rác sản xuất trên thiết bị trẽn đối với đất
trồng và chiều cao, năng suất tính theo khối lượng cùa cây rau dền đỏ.
Tuy nhiên, các kết quả này còn cần tiếp tục được khẳng định ở các nghiên cứu tiếp
theo. Đặc biệt có thể chỉnh lý các bộ phận để hạn chế một số nhược điểm còn tón tại trong
thiết bị như vị trí nạp liệu, ống dản khí, hệ thống thu nước rác.
21
11.4. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Diễm Trang, Hoàng Văn Hà, Vũ Mai Hương (2003) “Nghiên cíùi xử lý rúc
hữu cơ của thành phô' Hà Nội bằng phương pháp lồng quay (phán huy hiếu khi) để tạo
compost
2. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn (2006) uKỹ thuật và thiết bị xử /v chất thãi bào vệ
môi trường" , NXB Nông Nghiệp.

3. Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức (2001), “PhươHii pháp phản tích Đát,
nước, phân bón, cây trồrí\ NXB Giáo Dục.
4. B. Bilitewski, Haerdtler G., Marek K., (1994) Waste Mangement, Springer - Verlag
Berlin Heidelberg.
5. Peter B. Woodbury “Potential effects of heavy metals in municipal solid waste
composts on plants and the environment", Cornell University.
6. Nicholas p Cheremisinoff (2002), “Handbook of Solid Waste Management and Waste
Minimization Technologies" Published Elsevier.
22
PHU LUC

×