Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Thái Lan.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.99 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH Â N VĂN
NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT
TIẾNG THÁI LAN
Công trình khoa học cấp Đại học quốc gia
Mã số: QX. 05 - 08
Chủ trì đề tài: PGS. TS. Nguyễn Tưoiig Lai
(Khoa Đông Phương học)
Đ A I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I
T RU N G TẨM T H Ô N G TIN THƯ VIỆN
ị '-P T / ì? £ C _____
Hà Nội 3-2007
MỤC LỤC
LỜ I NÓI ĐẦ U 1
Chương I. Vị trí của tiếng Thái Lan trong bôi cảnh các ngôn ngữ
Thái ở khu vực 3
I. Người Thái từ đâu đến ? 3
II. Bối cảnh các ngôn ngữ nhóm Thái
6
III. Một số đặc điểm cơ bản của tiếng Thái Lan

17
Chương II. Ngữ âm tiếng Thái Lan 21
I. Hệ thống phụ âm tiếng Thái Lan

21
1. Phân xuất âm vị phụ âm tiếng Thái Lan 21
2. Vị trí của các âm vị phụ âm

24
3. Đặc điểm ngữ âm của các âm vị phụ âm



25
4. Các âm vị phụ âm kép 37
5. Chức năng và khả năng kết hợp của các
âm v ị ph ụ âm 4 4
6. Tiểu kết 49
II. Hệ thống nguyên âm tiếng Thái Lan 49
1. P hân x uấ t âm v ị n g u y ê n âm t iế n g T h á i L an

4 9
2. Vị trí của các âm vị nguyên âm

53
3. Đặc điểm ngữ âm của các âm vị nguyên âm 55
4. Các âm vị nguvên âm đôi 60
5. Các âm vị nguyên âm ngắn

63
6. Chức năng và khả năng kết họp của các
âm vị nguyên âm
43
7. Tiểu k ế t
70
III. Hệ thống thanh điệu tiếng Thái Lan 71
1. Phân xuất âm vị thanh điệu tiếng Thái Lan

71
2. Nhận diện và miêu tả các thanh điệu
của tiếng Thái Lan 73
3. Chức năng và khả năng kết hợp của các thanh điệu


83
4. Tiểu kết 89
IV. Âm tiết tiếng Thái Lan
90
1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Thái Lan

90
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Thái Lan 93
3. Phân loại âm tiết tiếng Thái Lan

95
4. ước tính số lượng vần và âm tiết tiếng Thái Lan

102
Chương i n . Chữ viết Thái Lan 110
I. Sự hình thành và quá trình phát triển chữ viết Thái Lan

110
II. Đặc điểm của chữ viết Thái Lan hiện đại 125
1. Các con chữ ghi phụ âm
125
2. Các con chữ ghi nguyên âm

129
3. Các con chữ ghi phụ âm cuối 130
4. Các dấu ghi thanh điệu

130
5. Vị trí của các con chữ trong việc biểu thị âm tiết


134
III. Chữ viết Thái Lan với các chữ viết của một số ngôn ngữ
thuộc nhóm Thái ở khu vực 136
1. Chữ Lào với chữ Thái Xiêm 139
2. Chữ San với chữ Thái Xiêm 146
3. Chữ Khửn với chữ Thái Xiêm 150
4. Chữ Tay Không với chữ Thái Xiêm

152
5. Chữ Thái Việt Nam với chữ Thái Xiêm 155
Kết luận 169
Tài liẽu tham khảo. 170
3. Chức năng và khả năng kết hợp của các thanh điệu
83
4. Tiểu kết 89
IV. Âm tiết tiếng Thái Lan
90
1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Thái Lan

90
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Thái Lan 93
3. Phân loại âm tiết tiếng Thái Lan
95
4. ước tính số lượng vần và âm tiết tiếng Thái Lan

102
Chương III. Chữ viết Thái Lan 110
I. Sự h ìn h thành v à quá trình phát triển c h ữ v iế t T h ái L an


1 10
II. Đặc điểm của chữ viết Thái Lan hiện đại

125
1. Các con chữ ghi phụ âm 125
2. Các con chữ ghi nguyên âm 129
3. Các con chữ ghi phụ âm cuối
130
4. Các dấu ghi thanh điệu 130
5. Vị trí của các con chữ trong việc biểu thị âm tiết

134
III. Chữ viết Thái Lan với các chữ viết của một số ngôn ngữ
thuộc nhóm Thái ở khu vực
136
1. C h ữ L à o vớ i ch ữ T h á i X iêm
1 39
2. Chữ San với chữ Thái Xiêm

146
3. C h ữ K h ửn v ớ i ch ữ T h á i X iê m
1 50
4 . C h ữ T a y K h ô n g v ớ i c h ữ T h á i X iê m 15 2
5. Chữ Thái Việt Nam với chữ Thái Xiêm

155
Kết luận 169
Tài liêu tham khảo. 170
Hiện nay việc học tiếng Thái Lan đang ngày càng được mở rộng vì nó ngàv càng đáp
ứng nhu cầu trao đổi văn hoá, kinh tế và giáo dục giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Thái

Lan. Các trường Đại học ở Việt Nam, trong đó có Khoa Đ ỏng Phương học trường Đại học
Khoa học Xã hội và N hân vãn, đã đưa vào chương trình đào tạo của mình đào tạo về tiếng Thái
Lan. Các khoá sinh viên tốt nghiệp được trang bị tiếng Thái Lan đã trở thành những cán bộ làm
việc có hiệu quả trong các cơ quan và công ty liên quan đến sự hợp tác Việt Nam - Thái Lan.
Có thể nói, cho đến nay việc học tiếng Thái Lan chỉ mới có một cuốn giáo trình học
tiếng được chúng tôi biên soạn không chỉ để cho các em sinh viên Khoa Đông Phương học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sử dụng mà còn là cuốn giáo trình dành cho các
em sinh viên học tiếng Thái Lan trong cả nước tham khảo trong quá trình học tiếng Thái Lan
của mình. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng học tiếng Thái Lan, chúng tôi
thực hiện công trình khoa học này nhằm giới thiệu và phân tích các đặc trưng ngữ âm và chữ
viết của tiếng Thái Lan mà trong cuốn giáo trình học tiếng không thể nêu lên hết được. Khi
đọc công trình này các em sinh viên sẽ hiểu tiếng Thái Lan sâu hơn về phương diện phát âm và
chữ viết (Nói và Viết). Các em sẽ có những phương pháp luyện tập cách phát ám một cách
chuẩn hơn, có được những thủ pháp để nhớ tốt hơn về cách sử dụng chữ viết Thái Lan vốn là
thứ chữ viết xa lạ với người Việt Nam và cũng là khó khăn ngay đối với cả những người bản
ngũ' là người Thái Lan. Ngoài ra công trình cũng là một cứ liệu cần thiết đối với những nhà
ngôn ngữ học nghiên cứu về tiếng Thái Lan cũng như về ngôn ngữ của các nước trong khu vực
trong đó có tiếng Việt.
Về ngữ âm và chữ viết tiếng Thái Lan từ trước đến nay đã được các nhà nghiên cứu lưu
tâm đến khá đầy đủ. Các nhà nghiên cứu Phương Tây đã cho cống bố nhiều cõng trình về ngữ
âm của các tiếng Thái khác nhau mà tiêu biểu là A.G. Haudricourt, P.K. Benedict, Li-Fang-
Kuei, Annik Lévy, Abramson, v.v Riêng về tiếng Thái Lan đã có nhiều nhà ngón ngữ học
người Thái Lan đã cho công bố nhiều công trình hoặc nghiên cứu riêng về một khía cạnh nào
đó của ngữ âm tiếng Thái Lan hoặc về những đặc điếm ngữ âm nói chung của tiếng Thái Lan.
Ngoài ra còn có một số công trình đã đề cập đến các ngôn naữ nhóm Thái trong khu vực và
chữ viết của một số tiếng Thái. T rons số này tiêu biểu có Giáo sư Rương-đệt Pãn-khườn-khật
đã cho công bô 2 cuốn sách:
1. Các ngôn ngữ nlìóm Thái. - Trường Đại học M ahidol xuất bản, Băng Cốc, 1988.
2. Nghiên cứu tiếng Thá i Lan Trường Đại học M ahidol xuất bản, Bãng-cốc, 1998.
LỜI NÓI ĐẦU

1
Riêng về Thanh điệu tiếng Thái Lan đã có một sô' công trình của các nhà ngôn ngữ học
Phương Tây và Thái Lan nghiên cứu bằng các phương pháp hiện đại, sử dụng các thành tựu tin
học vào việc xác định các đặc tính ngữ âm và âm học của thanh điệu tiếng Thái Lan. Trong đó
phải kể đến Kan-chạ-na Nák-xạ-kun với công trình Hệ thống ngữ ám tiếng Th ái Lan. Khoa
Văn khoa, Đại học Chụ-la-lông-kon xuất bản, Băng-cốc, 1977; và gần đây nhất có một luận
án Tiến sĩ do nhà ngôn ngữ học người Thái Lan Pim-xển Bua-ra-pa bảo vệ thành công tại Việt
Nam với nhan đề: Phân tích tương phản hệ thống thanh điệu tiếng Thái Lan và tiếng Việt - ứng
dụng phân tích /ối và sửa lỗi phát ảm thanh điệu cho người Thái Lan học tiếng Việt; - Luận án
Tiến sĩ Ngữ Văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2005.
Các nhà ngôn ngữ học người Nga thuộc Viện Đông Phương học của Liên Xô cũng đã
từng cho công bố một số công trình viết về tiếng Thái Lan nói chung cũng như về từng khía
cạnh của tiếng Thái Lan trong đó có ngữ âm tiếng Thái Lan. Tuy vậy, về chữ viết Thái Lan thì
vẫn còn rất hãn hữu.
Chúng tôi cũng đã cho công bô' một số công trình của mình viết về tiếng Thái Lan, về
ngữ âm tiếng Thái Lan và chữ viết Thái Lan đăng rải rác trong các sách và tạp chí kể từ năm
1976 đến nay.
Với những thành quả chung trên đây chúng tôi tiếp tục kế thừa để có được cống trình
này. Hy vọng rằng đây sẽ là một công trình giúp ích cho nhũng người nghiên cứu và học tập về
tiếng Thái Lan tại Việt Nam. Rất mong bạn đọc và Hội đồng nghiệm thu đóng góp ý kiến để
chúng tôi sửa chữa hoàn chỉnh và hy vọng rằng bản thảo sẽ sớm được in thành sách.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2007
PGS. TS. Nguyễn Tương Lai
2
CHƯƠNG I
VỊ TRÍ CỦA TIẾNG THÁI LAN
TRONG BỐI CẢNH CÁC NGÔN NGỮ THÁI Ở KHU vự c
I. Người Thái từ đâu đến?
Tiếng Thái Lan1 là tiếng nói của người Thái ở miền Trung Thái Lan được

thừa nhận là tiếng phổ thông của Vương quốc Thái Lan. Người Thái nói chung là
tộc người có số lượng người rất đông và địa bàn cư trú rất rộng lớn. Hiện nay địa
bàn cư trú của người Thái trải rộng trên cả thảy 8 quốc gia, đó là Thái Lan, Lào,
Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, Việt Nam, Campuchia và Malayxia. Theo ước
tính (từ năm 1988) thì người Thái có tới 100 triệu người và định cư trên một vùng
đất thuộc lãnh thổ của 8 quốc gia với diện tích khoảng trên 2.147.400 km2.2
Thực trạng của các tộc người Thái và các ngôn ngữ Thái hiện nay là kết
quả của cả một quá trình thiên di rất lâu đời và liên tục của người Thái trong lịch
sử. Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu và bản thân những người Thái thường vẫn day
dứt về một câu hỏi rằng: “Người Thái từ đâu đến?” Câu hỏi này thể hiện niềm
khao khát muốn biết được cội nguồn của dân tộc mình. Một câu trả lời dứt khoát
đến nay vẫn chưa có được bởi lẽ vẫn còn tồn tại những giả thiết khác nhau về
nguồn gốc, hay nói cách khác về cái nôi phát sinh của dân tộc Thái.
Giả thiết của các nhà khoa học thuộc thế hệ trước thường cho rằng người
Thái ban đầu sinh sống tại vùng Altai (thuộc Mông cổ) và có tên tự gọi là “Ai-
lao”, sau đó cách đây khoảng 6.000 năm họ đã di cư về lun vực sông Hoàng Hà
và thành lập nên 2 nhà nước có tên là “Na-khon Pa” và “Na-khon Lung”. Không
dừng lại ở đây, người Thái lại di cư tiếp xuống lưu vực sông Dương Tử và thành
1 Còn có thể gọi là tiếng Thái Xiêm. Người Thái Lan gọi người Thái ở miền Trung Thái Lan là Thay Xạ-giảm;
X ạ -giảm được chú n g ta phát âm ch ệ c h đi thành X iêm . T iếng T hái X iêm đượ c COI là tiếng Thái phổ thống ờ T hái
Lan và trong công trinh này chúng tôi gọi tiếng Thái Xiêm là “tiếng Thái Lan”.
2 Theo: Rương-đệt Păn-khườn-khặt, C ác ngôn ngữ nhóm Thái, Viện nghiên cứu ngốn ngữ và văn hoá nhấm phát
triển nông thôn, Trường Đại học Ma-hị-dôn xuất bản, Băng Cốc. 1988 (Bằng tiếng Thái Lan)
3
lập một nhà nước thứ ba lấy tên là “Na-khon Nghiếu”. Người Trung Quốc sau
này đã đến vùng người Thái định cư và trong quá trình lịch sử họ đã buộc người
Thái phải thiên di dần xuống phía nam mà có được những vùng cư trú như ngày
nay.3
Sau này có giả thiết cho rằng địa bàn cư trú đầu tiên của người Thái là
vùng Nam Trung Quốc. Người Thái đã thành lập nên vương quốc riêng của mình

là Vương quốc Nan-chao mà ta thường gọi là “Nam Chiếu”. Vương quốc Nan-
chao bị người Trung Quốc xâm chiếm làm cho người Thái di cư xuống tiếp phía
nam đến các vùng Át-sam (Ân Độ), Bắc Myanma, Bắc Lào và Bắc Thái Lan ngày
nay.
Các nhà ngôn ngữ học lại cho rằng phải coi vùng đất tổ của người Thái là
vùng Tây Nam Trung quốc nối liền với Bắc Việt Nam. Người Thái từ đây mới
thiên di tới các vùng phía tây vào đất Vân Nam Trung Quốc, đất San ở Bắc
Myanma, bang Át-sam của Ân Độ. Sau đó một số thì tiếp tục thiên di vào đất
Lào, Bắc Myanma và Bắc Thái Lan.
Thế nhưng đến khi các nhà khảo cổ học phát hiện được các bộ xương
người cổ đại kèm theo đồ gốm trên các di chỉ ở Thái Lan nhu' Bản Chiêng thuộc
tỉnh Ụ-đon-tha-ni và Bản Kàu thuộc tỉnh Kan-chạ-na-bụ-ri có niện đại các-bon
lên tới 4.000 đến 6.000 năm thì họ lại cho rằng Thái Lan chính là cái nôi của
người Thái, sở dĩ các nhà nghiên cứu có dự đoán như vậy bởi lẽ khi nghiên cứu
về các bộ xương người cổ đã phát hiện được thì thấy các đặc tính của nó không
hề khác với các đặc tính của xương người Thái thực thụ hiện nay. Từ đó các nhà
khoa học cho rằng người Thái đã có mặt trên đất Thái Lan từ thời kỳ đồ đá mới.
Đến khi các nhà nhân chủng học thực hiện việc nghiên cứu về nhóm máu
của người Thái Lan với người Indonesia thấy có nhiều đặc điểm giống nhau thì
1 Xin xem : Kh ủ n -w i-ch ịt-m át-tra. Đại cương về Thái Lơn. N x b . R u ỏ m -xả n tái bản lần thứ 6. Bàng C ốc, 1974
(B ảng tiếng Thái Lan)
4
cho rằng người Thái Lan và người Indonesia trước đây cùng chung một nguồn
gốc và cùng ở một khu vực với nhau. Điều này được minh chứng thêm khi nhà
ngôn ngữ học P.K. Benedict cho ra mắt một công trình nghiên cứu nổi tiếng về
các ngôn ngữ Kadai đã chỉ ra rằng có rất nhiều từ Thái giống với từ của
Indonesia.4 Tiếp theo, các nhà nghiên cứu Thái Lan cũng đã dựa vào các đặc
điểm về địa lý học mà cho rằng trước đây khi vùng Biển Đông hiện nay vẫn đang
còn là một vùng lục địa bằng phẳng thì người Thái đã định cư tập trung từ đảo
Hải Nam liền với Phi-líp-pin và Indonesia. Sau này khi có sự biến động về địa

chấn để tạo nên Biển Đông với hàng ngàn hòn đảo như bây giờ thì người Thái
chính là những cư dân đã chạy nạn hồng thuỷ để vào sâu trong đất liền.
Những giả thiết trên đây đều là những giả thiết rất đáng tin cậy bởi lẽ giả
thiết nào cũng có những cơ sơ cứ liệu rất chắc chắn và đáng thuyết phục. Theo
tôi, cũng chưa thể hoàn toàn bác bỏ giả thiết của các nhà sử học truyền thống về
quá trình thiên di của người Thái từ vùng Altai xuống đến các địa bàn cư trú như
ngày nay. Những nhận xét của họ đều dựa trên các cứ liệu lịch sử rất đáng tin cậy
của Trung Quốc và nhiều nước khác. Một điều cần lưu ý rằng các ngôn ngữ
nhóm Thái hiện nay bên cạnh những nét tương đồng còn có nhiều nét khác biệt
mà ta có thể phân chúng thành nhiều loại Thái khác nhau và bản thân người Thái
cũng phân thành nhiều nhóm có những tên gọi khác nhau. Phải chăng có thể nghĩ
rằng cái nôi hình thành của người Thái là khu vực Đông Nam Á và thậm chí là
Đông Nam Á hải đảo, sau này có một bộ phận lớn người Thái tiếp tục thiên di lên
phía bắc đến tận vùng Altai để rồi họ lại bị đẩy dần xuống phía Nam. Quá trình
Nam tiến ấy đã được các nhà sử học truyền thống miêu tả trong các công trình
của mình và quá trình Nam tiến ấy thực chất là quá trình người Thái di cư đã
quay trở lại với đất tổ, với một bộ phận đồng tộc còn ở lại đất tổ của mình? Trên
4 P.K . B e n edict. Thai, Kadai and Indonesian: a new alingmcnt in Southcastrcn Asia, - “A m . A n throp ”, vol 4 4,
1942, tr. 57 6 - 601
5
đường thiên di, người Thái di cư đã xây dựng nên những quốc gia riêng và đã bao
lần tham chiến với người Trung Quốc để rồi lại tiếp tục bị người Trung Quốc dồn
ép dần về phương Nam. Dù sao tất cả cũng mới chỉ là những giả thiết và chúng ta
cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa mới có thể khẳng địng một cách
chắc chắn được. Một trong những cơ sở quan trọng giúp đưa ra câu trả lời cuối
cùng cho câu hỏi: “Người Thái từ đâu tới” đó là việc nghiên cứu thực trạng và
các mối quan hệ của các ngôn ngữ nhóm Thái. Đây chính là đề tài cần được tiếp
tục thực hiện với một quy mô lớn và với một sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong
tương lai.
II. Bối cảnh các ngôn ngữ nhóm Thái

Người Thái đông đúc như vậy, lại sống trải rộng trên một vùng với nhũng
địa hình rất khác nhau, cộng thêm việc có cả một quá trình thiên di liên tục trong
lịch sử hàng ngàn năm nên đã tạo ra một bối cảnh ngôn ngữ hết sức đa dạng và
không ít có những đặc điểm khác biệt bên cạnh những đặc điểm chung còn giữ
lại. Theo X.E. Jakhontov thì thời kỳ mà người Thái sử dụng chung một tiếng Thái
thống nhất đã kết thúc kể từ thế kỷ VI tới IV trước Công nguyên.5 Có nghĩa là
vào thời kỳ này người Thái đã có những cuộc thiên di khác nhau trên khắp các
vùng lãnh thổ của Trung Quốc và Đông Nam Á làm cho họ sống tách biệt nhau,
đồng thời chịu ảnh hưởng văn hoá của các cư dán khác trên chặng đường thiên di
nên ngôn ngữ mà họ đang sử dụng cũng có những thay đổi nhất định không hoàn
toàn giữ được cái ngôn ngữ Thái thống nhất như ban đầu. Nguyên nhân này đã
dẫn đến một bối cảnh ngôn ngữ Thái rất đa dạng như ngày nav.
1. A.G. Haudricourt đã gọi tiếng Thái thống nhất trước đây được sử dụng
chung trong tộc người Thái là “tiếng Thái chung” (Thai commun). Bóns dáng xa
5 X .E . Jakh ontov; Glot/okhronolữgija i kitayxko - tibctxkaja. - Trong: “Ja Jazưkov, M oskv a , 1 96 4 . tr. 6-7
6
xưa của tiếng Thái chung này đã được A.G. Haudricourt khôi phục lại.6 Ngày
nay những “con cháu” của nó phát triển thành nhiều ngôn ngữ của người Thái
trải rộng một vùng bao gồm Đông Bắc Ấn Độ, Nam Trung Quốc và hầu hết vùng
Đông Nam Á lục địa. Với một địa bàn rộng lớn như vậy, các tiếng Thái không
tránh khỏi những tình trạng phát triển độc lập với “họ hàng” của mình để rồi tạo
ra một dáng vẻ riêng và một hình thức tồn tại riêng cho mình. Thế nhưng những
đ iều k iện ấy k h ô n g h o à n toàn là m tách hẳn cá c tiến g T h ái v ớ i nh a u đến n ỗi
không còn lại một quan hệ nào biểu hiện chúng là cùng một nguồn gốc. Các
tiếng Thái còn giữ lại khá nhiều nét chung bên cạnh những nét khác biệt; và ngay
trong những nét khác biệt ấy người ta cũng vấn nhận ra được mối quan hệ họ
hàng giữa chúng nhờ sự khác biệt có tính quy luật rất đều đặn. Mối quan hệ giữa
tiếng Thái Lan với các tiếng Thái khác cũng không ngoài những đặc điểm nói
trên. Đã có một số công trình của các nhà nghiên cứu được công bố với nội dung
hoặc so sánh các tiếng Thái với nhau, hoặc phục nguyên một ngôn ngữ Thái cổ

dựa trên các văn bản thư tịch cũ. Tất cả đều nhằm mục đích chứng minh cho sự
gần gũi về mặt nguồn gốc của các tiếng Thái, phục vụ cho việc phân loại các hệ
ngôn ngữ ở Đông Nam Á và cũng nhằm mục đích dựng lại một hệ thống âm vị
cổ của một ngôn ngữ Thái nguyên sơ để thấy được tình hình biến đổi trong một
quá trình dài lâu của các tiếng Thái hiện nay.7
Với những tư liệu mà chúng tôi đã có cộng với kết quả phục nguyên tiếng
Thái chung của A.G. Haudricourt và một vài tư liệu của P.K. Benedict, chúng tôi
đã so sánh một số tiếng Thái với nhau và thấy một số hiện tượng biến đổi của
chúng như sau:8
6 Xin xem: A.G. Haudricourt. Les phonèmes et vocabulaire dư thai commun. - JA. vol. CCXXXVI, 1948, tr. 197-
238
7 A.G. Haudricourt. Lcs ph onèm es. . đã dẫn; P.K. Benedict. Thai, Kadai and ỉndonesian: , đã dẫn: H.
M aspero. Contribution a 1'étnde du système phonâliqưe des langues thai, - B E F E O , voi. X I, 1911
* Các dẫn chứng cụ thể xin xem thêm: Quế Lai. Xu hướng biến đổi ngữ ám cùa các ngôn ngữ nhóm Thái và những
biểu liiện cùa nó trong các phương ngữ Tày Nùng. Tạp chí Nghiên cứu Đóng Nam Á, số 1, 1992
7
1- Hiện tượng đơn giản hoá các nhóm phụ âm của tiếng Thái chung thể
hiện rõ trong các tiếng Thái hiện nay. Những nhóm phụ âm này đã bị lược bỏ
một thành tố nào đó trong nhóm hoặc hoàn toàn được thay thế bằng một phụ âm
khác. Tuy nhiên, chúng vẫn được giữ lại ở một số từ của một số tiếng Thái.
Tiếng Thái Lan còn giữ lại âm cổ [ pl ]
[ p ’j ]
[ p’ ]
[p ]
[f ]
Tiếng Thái Lan đã chuyển thành âm [ p’ ]
[ bj ]
[ mj ]
[ d ]
[ 1]

Tiếng Thái Lan đã chuyển thành âm [ d ]
*[ m l ]
8
Tiếng Thái Lan đã chuyển thành âm [ 1 ]
*[ dr ]
Tiếng Thái Lan đã chuyển thành âm [ s ]
*[ k’r ]
Tiếng Thái Lan đã chuyển thành âm [ k’ ]
^ n ]
Tiếng Thái Lan vẫn giữ âm cổ [ kl ]
2- Âm môi, vô thanh, bật hơi [ p’ ] có xu hướng bị mất đi trong các tiếng
Thái. Âm môi răng [ f ] đã thay thế cho âm này. Có một số phương ngữ Thái
Trắng và Thái Đen thì thay thế hoàn toàn dẫn đến hệ thống phụ âm của chúng
không có âm [ p’ ].9 Trong khi đó những tiếng Thái khác bên cạnh việc giữ lại
âm [ p’ ] đã có một số từ được thay bằng âm [ f ]. Nhưng tiến2 Thái Lan thì vẫn
còn giữ nguyên vẹn âm cổ [ p’ ] này.
3- Âm runơ lưỡi [ r ] đang bị mất dần tong các tiếng Thái hiện nay. Cũng
như âm [ p’ ], âm [ r ] được giữ lại ở tiếng Thái Lan, tuy nhiên hiện nav trong
tiếng Thái Lan đã có sự lẫn lộn giữa [ r ] và [ 1 ] trong khẩu ngữ. Ví dụ nhũng từ
sau có thể phát âm theo hai âm: [ rău ] / [ lău ] “ta, chúng ta”; [ rắk ] / [lắk ]
9 Xin xem thêm: Nguyễn Khắc Toàn. Vé hệ thống ngữ ảm tiếng Thủi ở miền Bắc Việt Nam, Trong: “Tìm hiểu
ngôn n gữ các dân tộc thiểu số ờ V iệt N am ” , tập 1, V iện N gô n ngữ h ọc xuất bản, H à N ội. 1972 , tr. 5 0 - 53
9
“yêu”; Âm [ r ] hoàn toàn không có trong các tiếng Thái ở Việt Nam,10 hầu
như không phổ biến ở tiếng Lào, và còn lại rất ít ở tiếng Tày Nùng.
4- Hiện tượng vô thanh hoá xảy ra trong các loại âm ồn. Đó là:
Trong tiếng Thái Lan, âm [ b ] đã được vô thanh hoá bằng một âm vô
thanh bật hơi [ p’ ].
Trong tiếng Thái Lan, âm [ V ] đã được vô thanh hoá bằng âm vô thanh, xát
5- Các nguyên âm của tiếng Thái chung vẫn được giữ nguyên vẹn và thống

nhất trong các tiếng Thái. Hiện nay ta chỉ thấy có sự khác nhau về trường độ giữa
các nguyên âm hoặc khác nhau về nguyên âm đôi cổ chuyển thành nguyên âm
đơn mà ở đây tiếng Thái Lan có xu hướng vẫn giữ lại tính chất cổ hơn so với các
tiếng Thái khác. Tuy vậy, những điểm khác nhau này chỉ xảy ra ở một số ít từ.
Về cơ bản hệ thống nguyên âm vẫn không thav đổi nhiều như hệ thống phụ âm.
2. Các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành phân loại các tiếng Thái thành các
nhánh và các nhóm khác nhau chủ yếu dựa trên 2 cơ sở; đó là cơ sở địa lý và cơ
sở ngôn ngữ. Sau đây chúng tôi xin nêu lên những cách phân loại tiêu biểu.
2.1. Phân loại trên cơ sở địa lý:
2.1.1. Các nhà nghiên cứu Đông Phương học Nga đã chia các tiếng Thái
thành 3 nhánh sau:11
10 N gu y ễn K hắc T oàn, v ề hệ thống ngữ á m , đã dẫn
" X em : Jn. Ja. Plain. I. N . M orev, M . F. Fom icheva. Tayxkiy jazưk. M o skva , 1961, tr. 9
[p ]
[f]
* [ V ]
[p ]
[f].
10
- Nhánh Tây Bắc gồm các tiếng Thái ở Át-sam Ân Độ và Bắc Myanma như
tiếng Thái A-hổm, tiếng Thái Khăm-tì và tiếng San.
- Nhánh Đông Bắc gồm các tiếng Thái ở Việt Nam và Lào như tiếng Thái
Đen, Thái Trắng, Tày, Nùng; các tiếng Thái ở Nam Trung Quốc như Đồng, sủi,
Mao-nan và tiếng Lê ở đảo Hải Nam tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
- Nhánh Nam gồm tiếng Xiêm (Thái Lan), tiếng Lào ở Lào và Thái Lan,
tiếng Lự và khửn ở một phần phía bắc Thái Lan và dọc sông Mê-cồng.
2.1.2. Nhà ngôn ngữ học người Thái Lan Phra-gia A-nụ-man Rát-cha-thôn
đã lấy tiếng Thái Lan làm tiếng Thái trung tâm mà chia các tiếng Thái thành 4
nhóm như sau:12
- Nhóm 1: Thái Trung tâm (Thái Lan)

- Nhóm 2, Thái ở Trung Quốc: Pa-dí, Thái Lai, Thái Lung, Thái Giói,
Thái Chung, Thái Thổ, Thái Nùng, Thái Lê
- Nhóm 3, Thái phía Tây: Thái Giày, Thái Khỏn, Thái A-hổm, v.v
- Nhóm 4, Thái phía Đông: Thái Thổ, Thái Nùng, Phu-thay, Lào
2.1.3. Nhà ngôn ngữ học người Thái Lan Rương-đệt Păn-khườn-khặt đã
chia các tiếng Thái thành 6 nhóm như sau:13
1- Nhóm phía Tây: Là các tiếng Thái phần lớn ở Bắc Myanma và Bang Át-
sam của Ấn Độ, đó là Tiếng Thái A-hổm, Tiếng Thái Khăm-tì, Tiếng San Trung
Quốc, Tiếng San Myanma, Tiếng Thái Rông, Tiếng Thái Nô-ra, Tiếng Thái Ai-
tôn, Tiếng Thái Pha-kê.
2- Nhóm phía Nam: Là tiếng Thái Xiêm ở miền Truns Thái Lan và tiếng
Thái miền Nam Thái Lan.
12 T heo: R ươ n g-đ ệt Pãn-k h ườn -khặt. Các ngôn ngữ nhóm Thái đã dẫn. tr. 61
11 T heo: Rư ơ n g-đột Pãn-khườn-khặt. Các ngôn ngữ nhóm Thái đã dẫn, tr. 42 - 60
1 1
3- Nhóm sông Mê-công khúc giữa: Là các tiếng Thái ở thung lũng sông
Mê-công đoạn từ Myanma kéo xuống vùng Bắc Lào, đó là Tiếng Thái Nơ, Tiếng
Lự, Tiếng Thái Khửn, Tiếng Thái Lán Na, Tiếng Lào.
4- Nhóm vùng cao nguyên của sông Mê-công khúc giữa: Là các tiếng Thái
ở vùng rừng núi của Lào và Việt Nam, đó là Tiếng Thái Đen, Tiếng Thái Trắng,
Tiếng Thái Đỏ, Tiếng Thái Sầm Nưa, Tiếng Thái Phuôn, Tiếng Phu-thay, Tiếng
Thái Kạ-lơơng, Tiếng Thái Gió, Tiếng Thái Dối, Tiếng Thái Sẹk.
5- Nhóm phía Đông: Là các tiếng Thái ở Nam Trung Quốc và Việt Nam,
đó là Tiếng Thái Giói, Tiếng Choang, Tiếng Thái Kăm, Tiếng Thái Thổ (Tiếng
Tày), Tiếng Thái Choong-kia, Tiếng Nùng, Tiếng Nhắng (hoặc Giáy), Tiếng Thù
Lao, Tiếng Pa Dí.
6- Nhóm Thái - Kadai: Là các tiếng Thái ở vùng đảo Hải Nam của Trung
Quốc, đó là Tiếng Lê, Tiếng Kơ-lao, Tiếng La-quả, Tiếng La-chí.
2.2. Phân loại trên cơ sở ngôn ngữ:
2.2.1. Đầu tiên là nhà ngôn ngữ học Lý Phương Quế đã dựa vào kết quả so

sánh về mặt ngữ âm và từ vựng giữa các tiếng Thái mà chia các tiếng Thái thành
3 nhánh sau đây:14
14 Li-Fang-Kuei. Diagramatic class/ication o f Tai Dialects “/4 tentative ò classificơtioiì fìf Thai Dialecl
ReprezentcdỊrom cullure in history cssays in bonor of daitl Radin" N. Y. ed. s. Siameds. 1960 (Dẫn theo: Annik
Lévy. Les angucsThai, ASEMI. 1972, vol. III. N" ], tr. 89-113)
THÁI
■Nhánh Tây Nam
Nhánh Trung
Nhánh Bắc
— Xiêm (Thái Lan)
~
__
Lào
— Thái Đen
“ Lự
L-Thái Trắng
San
— A-hổm
— Tày
Thổ
Nùng
_Lung-chow
Tien-pao
Yung-ch’un
Wu-ming
'Ch’ien-chiang
Ts’e-heng
Ling-yun
Hsi-lin
T ’ien-chow

Po-ai
13
2.2.2. John F. Hartmann đã tiếp tục chia các tiếng Thái nhánh Tây Nam
của Lý Phương Quế thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên cơ sở của việc chia thanh
điệu theo các lớp của phụ âm. Đó là các tiếng Thái mà các phụ âm được chia
thành 3 lớp là lớp Cao, lớp Trung, lớp Thấp. Các tiếng Thái này được gọi là “Thái
Nam nhánh Tây Nam”, bao gồm Thái Xiêm, Lào và tiếng Thái ở Nam Thái Lan.
Còn những tiếng Thái nào mà các phụ âm chỉ được chia thành 2 lớp là lớp Cao và
lớp Thấp thì được xếp vào một nhóm riêng. Trong nhóm riêng này nếu tiếng Thái
nào có các phụ âm lớp Cao là sự gộp các phụ âm cùng loại với các phụ âm lớp
Cao và lớp Trung của nhóm “Thái Nam nhánh Tây Nam” thì được gọi là “Thái
Bắc nhánh Tây Nam”; đó là tiếng Thái Giày, tiếng Lự, tiếng Thái Đen, tiếng Thái
Trắng, tiếng Thái Đỏ, tiếng Nùng, tiếng Thái Lung-chao, tiếng Thái Ning-ming,
tiếng Thái Wu-ming, tiếng Pa-dí, tiếng Choang. Còn nếu tiếng Thái nào có các
phụ âm lớp Cao là sự gộp các phụ âm cùng loại với các phụ âm lớp Cao và một
số các phụ âm lớp Trung của nhóm “Thái Nam nhánh Tây Nam” và các phụ âm
lớp Thấp là sự gộp các phụ âm cùng loại với các phụ âm lớp Thấp và một số các
phụ âm lớp Trung còn lại của nhóm “Thái Nam nhánh Tây Nam” thì được gọi là
“Thái Trung nhánh Tây Nam”; đó là tiếng Thái Khửn, tiếng San, tiếng Lự ở
Myanma, tiếng Thái Lán Na.
2.2.3. Dựa vào hiện tượng vô thanh hoá các phụ âm tắc hữu thanh mà
James R. Chamberlain đã chia các tiếng Thái nhánh Tây Nam thành 2 nhóm :
1- Nhóm có các phụ âm tắc, bật hơi hữu thanh chuvển thành các phụ âm
tắc không bật hơi vô thanh. Đó là tiếng Thái Đen, tiếng Thái Trắng, tiếng Thái
Đỏ, tiếng Lự, tiếng San, tiếng Thái Duôn, tiếng Thái A-hổm, tiếns Thái Giàv,
tiếng Thái Thổ.
2- Nhóm có các phụ âm tắc, hữu thanh chuyển thành các phụ âm tắc, vô
thanh, bật hơi. Đó là tiếng Thái Xiêm, tiếng Thái Phu-thay, tiếng Thái Nở, tiếng
Thái Phuôn, tiếng Lào, tiếng Thái vùng Nam Thái Lan.
14

2.2.4. Nhà ngôn ngữ học người Pháp A.G. Haudricourt đã không đồng tinh
với cách chia của Lý Phương Quế. Theo ông, không thể liệt Choang vào các tiếng
Thái khác vì về mặt ngôn ngữ chúng có nhiều nét rất khác nhau. Đó là nội bộ các
tiếng Thái (trừ Choang), mà cụ thể ở đây là Tày - Thái có sự tương ứng hoàn toàn
về nguyên âm, trái lại giữa Tày - Thái và Choang thì không có sự tương ứns như
thế. Ngoài ra, trong nội bộ các từ Tày - Thái có sự khác nhau rất lớn về ngữ âm
nhưng bao giờ cũng có quy tắc, trái lại, giữa các tiếng Thái với Choang thì sự
khác nhau không theo một quy tắc nào và không thể giải thích được. Nhu' vậy chỉ
có thể phân thành 2 nhánh lớn, trong đó nhánh Tây Nam và nhánh Trung của Lý
Phương Quế là một, còn nhánh Bắc của Lý Phương Quế (tức nhánh Choang)
thuộc một nhánh khác. Ngoài ra còn có nhánh trung gian giữ vai trò là nhánh bản
lề, bởi vì hệ thống phụ âm của nó gần với Tày Nùng, trong khi đó tính không đều
đặn của hệ thống nguyên âm lại làm cho nó gần với nhánh Choang. Sơ đồ phân
nhánh của A.G. Haudricourt như sau:15
Nhánh Choang
Nhánh bản lề
Pu-dí
Choang
Cao Lan
Nùng An
Nhánh Thái thực thụ
Tày
Thái
c
Tày
Nùng
f— A-hổm
Khăm-tì
San
Lự

Xiêm (Thái Lan)
Lào
Thái Trắng
L Thái Đcn
15 A.G. Haudricourt. La langnc Lakkia, - BSLP 62 (1), 1968 (Dẫn theo: Annik Lévv. Lcs angues Tluii. Đã dẫn).
Quan điểm này vẫn còn được ông nhắc lại trong buổi loạ đàm tại Việt Nam, tháng 4 nãm 1973.
15
2.3. Các cách phân loại tiếng Thái thuần tuý dựa trên cơ sở địa lv chỉ nói
lên được sự bố cục của các tiếng Thái trên một lãnh thổ rộng lớn của các cư dân
thuộc nhóm Thái hiện nay. Còn các cách phán loại dựa trên cơ sở ngôn nsữ thì
đúng đắn hơn bởi lẽ nó là kết quả của sự phân loại được xác định nhò' sự phân
tích các đặc trưng ngôn ngữ và các mối quan hệ qua lại của các tiếng Thái.
Cách phân loại của A.G. Haudricourt dễ dàng được chấp nhận hơn so với
cách phân loại của Lý Phương Quế. Nếu ta chú ý cách phân loại của Lý Phương
Quế thì thấy các tiếng Thái như Thái Xiêm (Thái Lan), Lào, Thái Đen, Thái
Trắng bị tách biệt hẳn nhau; Thái Xiêm và Lào tạo thành một nhóm tách biệt với
Thái Đen, trong khi đó Thái Đen cùng với Thái Xiêm, Lào tạo thành một nhóm
tách biệt với Thái Trắng. Thực tế ngốn ngữ không cho phép ta chấp nhận điểu đó.
Các tiếng Thái Xiêm, Lào, Thái Đen, Thái Trắng có những quan hệ chồng chéo
nhau về mặt ngôn ngữ tưởng như không thể có một cơ sở nào để phân chia trong
chúng. Thế nhưng trong quan hệ đó vẫn nổi lên 2 đặc điểm mà ta có thể lấy làm
cơ sở cho việc phân loại các tiếng này. Kết quả đưa lại cũng không trùng với cách
phân loại của Lý Phương Quế, nhưng lại là sự chi tiết thêm các tiếng Thái trong
nhóm Thái thuộc nhánh Thái thực thụ của A.G. Haudricourt.
Đặc điểm thứ nhất đó là việc giữ lại hay mất đi hệ thống các nhóm phụ âm
đứng đầu âm tiết. Trong 4 tiếng này chỉ có tiếng Thái Xiêm là duy nhất còn phổ
biến hệ thống nhóm phụ âm đẩu đó. Còn lại các tiếng Lào, Thái Đen, Thái Trắng
đã nhất loạt đơn giản hoá các nhóm phụ âm đầu để trỏ' thành phụ âm đơn.
Đặc điểm thứ hai là việc có hay không có phụ âm rung [ r ] trone hệ thống
phụ âm của mình, ơ đâv tiếng Thái Xiêm cũ nơ là tiếng duv nhất trong số đó có

phụ âm rung [ r ] trong hệ thống phụ âm. Các tiếng Lào, Thái Đen, Thái Trắng
hoàn toàn không có phụ âm rung [ r ] mà chỉ có phụ âm [ h ] tương ứng với âm
rung [ r ] của Thái Xiêm mà thôi.
16
Với 2 đặc điểm này ta có thể chia nhỏ các tiếng Thái Xiêm, Lào, Thái
Đen, Thái Trắng trong nhóm Thái thành 2 nhóm nhỏ mà ở đó một bên là tiếng
Thái Xiêm, một bên là các tiếng Lào, Thái Đen, Thái Trắng. Hai đặc điểm trên
đây vẫn là 2 cơ sở để phân nhóm cho các tiếng Thái khác như A-hổm, San,
Khăm-tì, Lự khi có đủ tư liệu về chúng.
Tóm lại, với những cách phân loại như trên, tiếng Thái Lan đã được đặt
vào trong một bối cảnh và mối quan hệ rộng lớn với các tiếng Thái khác. Ớ đây
ngoài những đặc điểm chung của tiếng Thái Lan với các tiếng Thái khác trong
nhánh Thái Thực thụ đối lập với nhánh Choang, chúng ta còn thấy tiếng Thái Lan
có những nét khác hẳn với ngay chính một số tiếng Thái trong cùng một nhóm
với nó. Đó là những nét người ta thường thấy phổ biến trong tiếng Thái Chung
mà A.G. Haudricourt đã từng dụng lại.
III. Một sỏ đặc điểm cơ bản của tiếng Thái Lan
1. Cũng như tiếng Việt, tiếng Thái Lan là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn
lập, không biến đổi hình thái như trong các ngôn ngữ biến hình. Các thành tố
trong chuỗi lời nói là những âm tiết tách biệt. Ví dụ người Thái Lan đã nói như
sau:
ImnSLỈin luunSTm “Dưới sông có cá, trên đồng có lúa”
[ nay nám mi pla nay na mi khaoA ]16
16 Đ ể tiện cho việc ấn lo át, trong côn g trình n ày chúng tôi dùng chữ Q u ốc n gữ để phiên các âm của tiếng Thái
Lan. N g oà i cá c âm m à tiếng V iệt và tiếng T hái Lan tương tư nhau, sẽ c ó những âm của tiếng T hái Lan không
tư ơng tự với âm nào của tiến g V iệt. T rong những trường hợp này chún g tôi tạm p h iên như sau:
- A m lấc. m ôi m ô i. vô thanh, bật hơi được biểu thị bằng các c on c h ữ w w /1 được ghi bằng p h'
- Â m tác. m ặt lư ỡi, ngạc cứng, bật hơi đư ợc biểu thị bằng các con chữ UI n 0, được g h i bàng c h ’
- Â m tắc, hầu, vô thanh dược biểu thị bằng các con chữ 0 l đươc g h i bằng kí hiệu ?
- Các ng u y ên âm ngắn m à tiền g V iệ t k hô n g c ó sẽ được phiên bằng c o n ch ữ n e u y ên âm tươne ứ n e. nhưng

c ó g ạ c h dưới, ví dụ: N gu y ê n âm ê ngán được phiên là é; nguyên âm i ngắn được phiên là i. v .v C ác ng u y ên ám
ngắn di với phụ âm cuối là c ác phụ âm tắc. p t k ? nếu có thanh tư ơ ng tư như thanh s ắ c của tiếng Việt thì được
đánh dâu s ắ c nlur trong liê ng V iệt, nếu c ó thanh tương tự như thanh N ặn g cùa tiến g V iệt thì được đánh dấu Nặng
như trong tiếng V iệt hoặc khổn g đánh dấu gì. C ác nguyên ám ngán và dài k h ác mà tiến g V iệt c ó thì phiên như
trong tiến g V iệt, ví dụ ò ngán trong ỏ n g . o dài trong Đong, ơ ngắn trong á n . a ngán trong a n h . ac h . ay . au . v.v
- Các thanh đ iệu được ph iên bàn g các dấu thanh như của tiếng V iệt. R iêng thanh Lén - Xu ốn g (Thanh
“T h ỏ ” ) của tiếng Thái Lan m à tiếng V iệt kh ôn g có sẽ được phiên bàng kí hiệu A đặt sau âm tiết.
17
ĐAI HOC QUỐC GIA HA NÒI
TRUNG TÁM THÒNG TIN THU VIỆN
2. Tiếng Thái Lan cũng là một ngồn ngữ có thanh điệu và thanh điệu có
vai trò khu biệt nghĩa. Hệ thống thanh điệu của tiếng Thái Lan có tất cả 5 thanh
mà người Thái Lan đặt tên cho từng thanh là: “Xiểng Xả-mãn”, “Xiểng Êệk”,
“Xiểng Thô”, “Xiểng Tri”, “Xiểng Chặt-ta-va”. Nếu so với tiếng Việt thì “Xiểng
Xả-măn” của tiếng Thái Lan tương tự như Thanh Bằng của tiếng Việt, “Xiểng
Êệk” tương tự như Thanh Huyền, “Xiểng Tri” tương tự như Thanh sắc, “Xiểng
Chặt-ta-va” tương tự như Thanh Hỏi.
3. Âm tiết của tiếng Thái Lan được tạo thành bởi các phụ âm và nguyên
âm kèm theo thanh điệu. Các nguyên âm đóng vai trò chính và không thể vắng
mặt, còn các phụ âm thì vừa đứng ở vị trí đầu lại vừa có một số có thể đứng ở vị
trí cuối âm tiết. Những âm tiết có phụ âm cuối là các phụ âm tắc [ p t k ? ] được
gọi là “Khăm Tai” (Tiếng Chết), còn những âm tiết có các phụ âm cuối là các âm
Mũi [ m n ng ] và các bán nguyên âm [ i u ] thì được gọi là “Khăm Pên”
(Tiếng Sống). “Khăm Pên” có được hết tất cả 5 thanh điệu, còn “Khăm Tai” thì
chỉ có hạn chế một số thanh điệu mà thôi. Phụ âm cuối tắc hđu [ ? ] rất phổ biến
trong tiếng Thái Lan; đó là những âm tiết kiểu như:
[ lé? ], [ chạ? ], [ má? ], [ lá? ], [ prạ? ], [ tạ? ], [ rá? ], v.v
4. Tiếng Thái Lan có cả một hệ thống các phụ âm kép. Đặc điếm này rất ít
gặp trong các ngôn nsữ thuộc nhóm Thái. Đó là các phụ âm kép như sau:
[ kl kr khl khr pl pr ph’l ph’r tr ]

Các phụ âm kép này chỉ đứng đẩu âm tiết mà thôi.
5. Tiếng Thái Lan có đầy đủ các cặp nguyên âm ngắn dài. Hệ thống
nguyên âm đon tiếng Thái Lan có tất cả 9 nguyên âm dài và 9 nguyên âm ngắn
tương ứng; tức là có đầy đủ cả thảy 9 cặp nguyên âm ngắn - dài.
6. Kho từ vựng tiếng Thái Lan vẫn còn giữ lại rất nhiều từ cơ bản cùnơ một
nguồn gốc với các từ của các tiếng Thái khác, ví dụ những từ kiểu như: via
18
[ph’oA] “bố”, uaj [ meA ] “mẹ”, ÍN [ ph’iA ] “anh, chị”, U0-3 [ noóng ] “em”, Vỉénu
[lản] “cháu”, en [ ta ] “mắt”, Sa [ mư ] “tay”, uuu [ khẻn ] “cánh tay”, un [ khả ]
“chân”, èh [ tua ] “mình”, U0U [ non ] “ngủ”, nu [ kin ] “ăn”, *liJ [ pay ] “đi”, UI
[ ma ] “đến”, VI aj [ mủ ] “lợn”, Vì ỉn [ mả ] “chó”, [ pêt ] “vịt”, Iri [ kày ] “gà”,
v.v Nhờ đặc điểm này mà người Thái Lan khi gặp những người Thái ở các
quốc gia khác như người Thái ở Việt Nam chẳng hạn thì họ vẫn có thể trao đổi,
thăm hỏi nhau không khó khăn lắm.
7. Từ vựng của Tiếng Thái Lan đa số là mượn từ các tiếng Pali, Sanskrit
vốn là các ngông ngữ thuộc loại biến hình và một số là từ của Khơ-me vốn là
ngôn ngữ đa âm tiết. Chính vì vậy tiếng Thái Lan đã có một số đặc điểm về ngữ
âm và từ khác với các tiếng Thái khác cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác.
8. Kho từ vựng tiếng Thái Lan được chia thành 3 lớp từ rất rõ ràng, đó là:
Lớp từ cung đình, lớp từ Phật giáo và lớp từ dân gian. Các lớp từ này được người
Thái Lan sử dụng trong các văn cảnh khác nhau, các điều kiện và hoàn cảnh khác
nhau cũng như giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
9. Tính từ hoặc các thành phần bổ nghĩa thường đứng sau danh từ, ví dụ
những trường họp như sau:
Danh từ m [ ph’aA ] “vải” đi với tính từ m i [ khảo ] “trắng” thì sẽ thành
u n [ ph’aA khảo ] “vải trắng”. Nếu đi với các thành phần bổ nghĩa thi sẽ thành
HiiiviTHulrim [ ph’aA ph’re ph’ửn xỉ khảo ] “tấm vải lụa mầu trắng”.
J0. Các động từ có thể chuyển đổi thành danh từ bằng phươns thức danh từ
hoá động từ. Ví dụ:
19

?n [rắc] “yêu” + ÍITIU [khoam] “sự, việc” = M1UTÍ1 [khoam rắc] “tình yêu"
a-3YVU [lông thun] “đầu tư” + niĩ [kan] “sự,việc” = rmm nu [kan lông thun]
“sự đầu tư”
11. Cấu trúc câu của tiếng Thái Lan hầu hết có dạng: Chủ nsữ - Vị ngữ -
Tân ngữ. Mỗi thành phần của câu còn có thể được mở rộng tuỳ theo yêu cầu
trong giao tiếp.
12. Để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, tiếng Thái Lan thường sử dụng trật
tự các thành tố hoặc các từ, các hư từ. Chẳng hạn trật tự các thành tố trong các từ
ghép mà khác nhau thì sẽ có nghĩa khác nhau: "Ua [ chay đi ] “tốt bụng, hiền
lành” - ^lĩ) [ đi chay ] “mừng”. Trật tự các từ trong câu mà khác nhau thì câu sẽ
có những nghĩa khác nhau: uỉnnuiJ6n [ meo kin pla ] “mèo ăn cá” - ìlsnnuuin
[pla kịn meo] “cá ăn mèo”. Để biểu thị thời quá khứ người ta dùng từ 1.0 [ đaiA ]
“được”, ví dụ: l^lil [ đaiA pay ] “đã đi”, T,Ànu [ đaiA kin ] “đã ăn”; để biểu thị thời
tương lai người ta sử dụng từ Tít [ chạ? ] “sẽ”, ví dụ: íisIlI [ chạ? pay ] “sẽ đi”,
íisrm [ chạ? kịn ] “sẽ ăn”; để biểu thị thời hiện tại người ta dùng từ rìna-a [ kăm
lăng] “đang”, ví dụ: màVhl [kăm lăng pay] “đanơ đi”, TĨiR-anu [kăm lăng kin]
“đang ăn”.
2 0
CHƯƠNG II
NGỮ ÂM TIẾNG THÁI LAN
I. Hệ thông phụ âm tiếng Thái Lan
1. Phàn xuất âm vị phụ âm tiếng Thái Lan
Để biết tiếng Thái Lan có những âm vị phụ âm nào chúng ta cần phải thực
hiện các thao tác phân xuất âm vị phụ âm như sau:
1.1. Các âm vị phụ âm khác nhau về bộ vị cấu âm
* Nhóm 1:
[ pin ] “trèo” [ pặt ] “phủi”
=> / p / và / t /
=> / p / và / ch /
[ tin ] “chân”

[ pạk ] “mồm”
[ tặt ] “cắt”
[ pay ] “đi”
[ chạk ] “từ”
[ tằw ] “rùa”
[ chay ] “lòng”
[ ta ] “mắt”
[ kằw ] “cũ”
[ ?ôt ] “nhịn”
[ ka ] “quạ”
[ ?ặt ] “nén”
[ tôt ] “đánh rắm” [tặt ] “cắt”
* Nhóm 2:
[ ph’ê ] “sụp đổ” [ ph’a ] “dẫn, dắt”
[ thê ] “đổ”
[ ph‘u ] “múi”
[ tha ] “bôi, quét’’
[ ph‘a ] “dẫn, dắt”
[ ch’u ] “giơ lên”
[ thiA ] “chỗ”
[ch’a] “trà”
[ tha ] “bôi, quét”
=> / 1 / và / k /
=> / ? / và / 1 /
=> / ph' / và / th /
=> / ph' / và / ch’ /
=> /th/và/kh/
[ khiA ] “cứt" [ kha ] “mắc, dính”
21

×