Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

đặc điểm ngữ âm và từ vựng tiếng vĩnh thịnh - vĩnh lộc - thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 117 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
……………………………



LÊ THỊ LÂM




ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG
TIẾNG VĨNH THỊNH – VĨNH LỘC – THANH HÓA





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ








Thái Nguyên – năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
……………………………



LÊ THỊ LÂM




ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG
TIẾNG VĨNH THỊNH – VĨNH LỘC – THANH HÓA

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Hảo





Thái Nguyên – năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Mỗi cộng
đồng dân cư dù lớn hay nhỏ có một ngôn ngữ chung để có thể giao tiếp được với
nhau. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia có vai trò quan trọng đối với người Việt và
các dân tộc trên toàn cõi Việt Nam.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất và đa dạng. Sự thống nhất của tiếng
Việt được biểu hiện khá rõ trong việc người Việt ở khắp mọi nơi trên đất nước khi
dùng ngôn ngữ Việt đều có thể giao tiếp và hiểu nhau. Tính đa dạng của tiếng Việt
được thể hiện ở sự khác nhau trên các vùng phương ngữ. Vì vậy khi trò chuyện với
những người trên các miền khác nhau chúng ta một mặt vẫn hiểu nhau và mặt khác
có thể nhận ra những nét riêng biệt mang tính địa phương. Sự khác biệt của tiếng
Việt trên các miền đất nước như cách phát âm, sử dụng từ ngữ, lối nói ngữ pháp nói
chung được người Việt Nam nhận ra dễ dàng. Những nét chung và riêng của ngôn
ngữ trên các địa phương khác nhau đã tạo ra tính đa dạng trong sự thống nhất của
tiếng Việt.
Ngôn ngữ ngoài vai trò chính là phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy còn
có vai trò quan trọng khác là thể hiện đặc trưng văn hoá dân tộc. Xét trong phạm vi
một dân tộc thì ngôn ngữ là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hoá mang đặc trưng vùng
miền. Vì thế tiếng địa phương là “tài sản” văn hoá quan trọng của mỗi vùng miền.
Nghiên cứu phương ngữ sẽ góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần đặc
sắc. Thêm vào đó tiếng địa phương là biểu hiện sinh động của ngôn ngữ toàn dân.
Hiểu rõ ngôn ngữ từng địa phương sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tiếng Việt.
Hiện nay do nhu cầu giao tiếp ngày càng cao, việc chuẩn hoá và thống nhất
tiếng Việt là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này đã và đang đặt ra nhiều
khó khăn bởi “quá trình chuẩn hoá và thống nhất ngôn ngữ là một quá trình tranh

chấp, gạn lọc giữa các biến thể địa phương về mặt ngữ âm cũng như từ vựng” [11,
tr.10]. Quá trình thống nhất này đang đặt ra một câu hỏi lớn: liệu phương ngữ có rơi
vào quá trình “giải thể” để hoà vào sự thống nhất của tiếng Việt hay không? Từ câu
hỏi này lại có nhiều câu hỏi khác đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của phương ngữ
như: phương ngữ có vai trò gì trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Như vậy việc
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

2
nghiờn cu ting Vit núi chung, phng ng núi riờng trong thi im hin nay l
mt vic lm rt cn thit i vi quỏ trỡnh xõy dng ngụn ng Vit thnh ngụn ng
thng nht, chun mc v phỏt trin.
Là mt thổ ngữ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá nh-ng thổ ngữ Vĩnh
Thịnh có những đặc điểm riêng, khác biệt với tiếng các khu vc khỏc trong huyện và
ton tỉnh Thanh Hoá. Tiếng nói Vĩnh Thịnh líu lo nh chim hót, đầy sắc thái gợi
cảm v gõy s chỳ ý cho ngi nghe. Một điều đặc biệt d-ờng nh- chỉ thấy ở riêng
Vĩnh Thịnh đó là ng-ời dân khi xa quê, chỉ cần gặp một ng-ời cùng quê mình là họ
giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, làm cho những ng-ời xung quanh ngơ ngác, ngạc nhiên
và chỳ ý ngay. Những đặc điểm khác biệt này góp phần làm nên những đặc tr-ng
riêng biệt của vùng đất địa linh nhân kiệt. Tuy có nhiều nét đặc biệt nh-ng thổ ngữ
Vĩnh Thịnh ch-a đ-ợc chú ý nghiên cứu kĩ nh- các thổ ngữ khác trên n-ớc ta nh-
tiếng Sơn Tây (Hà Nội), tiếng Nghi Lộc (Nghệ An), tiếng Hậu Lộc (Thanh Hoá). Vì
vậy chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ngữ âm và từ vựng tiếng Vĩnh Thịnh - Vĩnh
Lộc - Thanh Hoá làm đối t-ợng nghiên cứu cho luận văn này.
2. Lch s vn
Vit Nam, vn nghiờn cu phng ng t ra t rt sm. Nhng phi
n na sau th k XX cỏc phng ng ting Vit mi c chỳ ý nghiờn cu. Cựng
vi cỏc phng ng khỏc, ting Thanh Hoỏ cng bt u c nghiờn cu t õy.
Ting a phng Thanh Hoỏ c cỏc nh phng ng hc quan tõm
nghiờn cu ngay c khi nghiờn cu chung v phng ng ting Vit. Cỏc cụng trỡnh
ỏng chỳ ý u tiờn l Ting Vit trờn cỏc min t nc v sau c b sung sa

cha v in thnh cun sỏch Phng ng hc ting Vit (Hong Th Chõu), Ting
Vit trờn ng phỏt trin (Nguyn Kim Thn), Ch v vn Vit v Ng Vit
trờn t Vit (Nguyn Bt Tu). Cỏc tỏc gi trờn u khng nh v trớ ca phng
ng Thanh Hoỏ trong h thng phng ng Vit. Tỏc gi Nguyn Bt Tu chia
ting Vit thnh 5 vựng phng ng trong ú ting Thanh Hoỏ thuc v phng
ng Bc. Trỏi li Nguyn Kim Thn li chia ting Vit thnh 4 vựng phng ng.
V ting Thanh Hoỏ b tỏc gi chia lm ụi: Bc Thanh Hoỏ thuc phng ng Bc
cũn Nam Thanh Hoỏ thuc phng ng Trung. Tỏc gi Hong Th Chõu trong cụng
trỡnh nghiờn cu ca mỡnh ó chia ting Vit thnh 3 vựng phng ng. Phng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
ngữ Trung bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Tác giả
cũng khẳng định phương ngữ Bắc Trung Bộ trong đó có Thanh Hoá là vùng phương
ngữ bảo lưu nhiều yếu tố cổ. Trong tác phẩm của mình Hoàng Thị Châu đã chỉ rõ vị
trí của tiếng Thanh Hoá là phương ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc và
phương ngữ Trung.
Bên cạnh những tác phẩm có đề cập đến tiếng địa phương Thanh Hoá như đã
kể đến ở trên có nhiều công trình đã và đang đi sâu vào nghiên cứu tiếng địa
phương Thanh Hoá. Người dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu vùng
phương ngữ xứ Thanh này là người con sinh ra từ mảnh đất Thanh Hoá- tác giả
Phạm Văn Hảo. Ông đã có luận án tiến sĩ nghiên cứu về đặc điểm ngữ âm tiếng
Thanh Hoá năm 1991. Và tác giả cũng có bài viết đăng trên tạp chí ngôn ngữ số
4/1985 bàn về tiếng Thanh Hoá nhan đề: Về một số đặc trƣng tiếng Thanh Hoá,
thổ ngữ chuyển tiếp giữa phƣơng ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Công trình đầu
tiên đi sâu vào nghiên cứu tiếng Thanh Hoá này đã khẳng định: “Do có những đặc
điểm giống phương ngữ BTB…lại có những đặc điểm giống phương ngữ BB nên
tiếng Thanh Hoá mang tính chất một thổ ngữ chuyển tiếp giữa hai vùng phương
ngữ trên”[20, tr.56].
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình khác nghiên cứu về tiếng Thanh

Hoá như Trương Văn Sinh – Nguyễn Thành Thân: Về vị trí của tiếng địa phƣơng
Thanh Hoá. Các tác giả trong bài viết của mình đã đề ra tiêu chí phân chia các
vùng phương ngữ và cũng xác định vị trí cho tiếng địa phương Thanh Hoá. Theo
các tác giả phương ngữ Thanh Hoá thuộc về phương ngữ Bắc Trung Bộ cùng với
tiếng địa phương Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Cách sắp xếp này theo họ sẽ phản
ánh được tính phức tạp của bản thân tiếng địa phương Thanh Hoá, phản ánh được
mối quan hệ giữa tiếng địa phương Thanh Hoá với tiếng địa phương Nghệ Tĩnh và
Bình Trị Thiên, phản ánh được vai trò chuyển tiếp của tiếng Thanh Hoá…Gần đây
có nhiều luận văn quan tâm nghiên cứu tiếng Thanh Hoá như hai luận văn thạc sĩ
Ngữ Văn được hoàn thành tại Đại học Vinh của Nguyễn Thị Sơn: Khảo sát vốn từ
địa phƣơng Thanh Hoá (2004) và Nguyễn Thị Thắm : Khảo sát từ địa phƣơng
Thanh Hoá (2009). Hai luận văn cũng đã có những nhận xét bước đầu một cách
khái quát về vùng phương ngữ này và đã rút được nhiều kết luận có giá trị trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
có nhận định rằng vốn từ địa phương Thanh Hoá có những nét khác biệt nhất định
so với vốn từ toàn dân và phương ngữ Nghệ Tĩnh.
Trường Đại học Hồng Đức là trường đại học đã dành nhiều quan tâm nhất
cho vùng phương ngữ “nhà mình”. Liên tục có các đề tài cấp trường, cấp bộ nghiên
cứu về phương ngữ xứ Thanh. Năm 2006 trường chủ trì đề tài nghiên cứu tiếng địa
phương Thanh Hoá đến nay vẫn chưa nghiệm thu. Đây là đề tài có quy mô rộng lớn
thực hiện ở hơn 30 điạ phương khác nhau chia đều cho khắp các vùng trong tỉnh.
Thực hiện đề tài này không chỉ góp phần khẳng định vai trò của phương ngữ xứ
Thanh mà còn phục vụ việc phát triển văn hoá, văn nghệ, du lịch của Thanh Hoá.
Vĩnh Thịnh là một xã thuộc huyện Vĩnh Lộc nằm ở phía Tây Bắc, cách thành
phố Thanh Hoá 30 km. Đây là mảnh đất giàu giá trị lịch sử, giàu truyền thống văn
hoá. Đặc biệt thổ ngữ Vĩnh Thịnh có đặc điểm khác hẳn với tiếng các xã bên cạnh
và tiếng Thanh Hoá nói chung. Tuy có nhiều điểm đặc biệt nhưng thổ ngữ Vĩnh
Thịnh chưa được nghiên cứu kĩ, mặc dù đã có một số tác giả đã đề cập đến thổ ngữ

này. Ví dụ, nó được điểm qua đặc điểm trong một số tác phẩm như Ngữ âm tiếng
Mƣờng qua các phƣơng ngôn của Nguyễn Văn Tài hay luận án tiến sĩ của tác giả
Phạm Văn Hảo – Ngữ âm tiếng Thanh Hóa. Bài viết đầu tiên đi sâu tìm hiểu tiếng
địa phương Vĩnh Thịnh là Từ ngữ tiếng Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) của
tác giả Trần Minh năm 2004. Bài viết đã chỉ ra những đặc điểm ngữ âm, từ vựng
của vùng thổ ngữ đặc sắc này. Công trình có nhiều gợi ý hết sức quý báu đối với
chúng tôi khi tiến hành triển khai tìm hiểu tiếng Vĩnh Thịnh để thực hiện luận văn.
Sau khi trình bày những đặc điểm về tiếng Vĩnh Thịnh tác giả đã đưa ra nhận định
của mình về nguồn gốc tiếng Vĩnh Thịnh. Qua quá trình điều tra điền dã, tìm hiểu
về lịch sử, văn hoá, xã hội của địa phương tác giả khẳng định từ ngữ tiếng Vĩnh
Thịnh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường. Dù trải qua thời gian nhưng dấu ấn Việt
Mường vẫn còn tồn tại trong cộng đồng dân cư Vĩnh Thịnh được thể hiện qua ngôn
ngữ.
Năm 2008, hai tác giả Lê Văn Trường và Nguyễn Văn Lợi có bài viết mới
nghiên cứu về tiếng Vĩnh Thịnh. Dựa trên tư liệu do cán bộ Phòng Phương ngữ học,
Viện Ngôn ngữ học cung cấp hai tác giả đã viết bài Hệ thống thanh điệu Vĩnh
Thịnh (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Sử dụng các chương trình hiện đại như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
WINCECIL, ASAP và PRAAT để miêu tả ngữ âm, âm vị học nên bài viết đưa ra
những kết luận giàu tính xác thực và thú vị. Cuối bài viết hai tác giả khẳng định: “
Về mặt ngữ âm học, hệ thống thanh điệu Vĩnh Thịnh có nhiều nét riêng biệt trong
sự hiện thực hoá ngữ âm các thanh, tạo nên sắc thái riêng về giọng nói của đảo thổ
ngữ này” [60, tr365]. Công trình đang thực hiện của trường Đại học Hồng Đức do
Lê Thị Lan Anh chủ nhiệm đã chọn Vĩnh Thịnh làm một trong 30 điểm để nghiên
cứu tiếng địa phương Thanh Hoá. Thành công của đề tài này sẽ góp phần khẳng
định thêm vị trí và vai trò của vùng thổ ngữ này.
Khi thực hiện luận văn này chúng tôi cũng đã trình bày kết quả ban đầu của
mình về tiếng địa phương Vĩnh Thịnh mang tên Từ ngữ xƣng gọi trong tiếng Vĩnh

Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7 năm
2010. Bài viết này ngoài việc nêu đặc điểm ngôn từ Vĩnh Thịnh qua lớp từ xưng gọi
chúng tôi cũng bước đầu nhận thấy sự tương đồng và phần nào sự khác biệt giữa
tiếng Vĩnh Thịnh và các vùng phương ngữ khác cũng như từ toàn dân. Nhưng bài
viết này chưa giải quyết được những vấn đề mà nhiều người quan tâm là nguồn gốc
tiếng Vĩnh Thịnh.
Điểm qua các công trình nghiên cứu về tiếng Vĩnh Thịnh như trên ta thấy
dẫu sao thổ ngữ này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Trên cơ sở tư liệu
và kết luận của những người đi trước chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu vùng thổ ngữ
này để bổ sung và làm rõ hơn đặc điểm của tiếng Vĩnh Thịnh. Qua đó góp phần
khẳng định bản sắc văn hoá của tiếng Vĩnh Thịnh nói riêng và phương ngữ Thanh
Hoá nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt ra ba mục đích chính sau:
- Nghiên cứu và mô tả để chỉ ra một số đặc điểm ngữ âm thổ ngữ Vĩnh Thịnh.
- Thống kê và chỉ ra một số đặc điểm từ vựng thổ ngữ Vĩnh Thịnh.
- Khẳng định những giá trị riêng biệt của vùng thổ ngữ này về ngôn ngữ, về lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra ba nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu chung về phương ngữ và về tiếng Thanh Hoá nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Tìm hiểu mặt ngữ âm thổ ngữ Vĩnh Thịnh.
- Tìm hiểu mặt từ vựng thổ ngữ Vĩnh Thịnh.
4. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các bình diện ngữ âm, từ vựng của tiếng Vĩnh
Thịnh với mục đích truy tìm được nguồn gốc của thổ ngữ độc đáo này.

4.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tiếng Vĩnh Thịnh ở tất cả 4 thôn (thôn Sanh, thôn
Trung, thôn Đông, thôn Đoài) để đưa ra cái nhìn toàn diện về vùng thổ ngữ này.
Tư liệu được chúng tôi thu thập tại các thôn khác nhau trong xã Vĩnh Thịnh
qua các cộng tác viên. Các cộng tác viên nói trên phần lớn là nông dân thường sống
ở quê nhà và có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt và tiếng địa phương Vĩnh
Thịnh.
Tư liệu được sử dụng trong luận văn gồm bảng từ vựng hơn 4087 từ. Qua thu
thập nghe trực tiếp bằng tai và qua ghi âm, chúng tôi thu được hơn 2 nghìn đơn vị
mang âm hưởng địa phương. Những từ này được ghi lại bằng máy ghi âm có kèm kí
tự ghi âm của cộng tác viên và của tác giả luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp ngôn ngữ học điền dã.
Đây là phương pháp chủ yếu để có thể thực hiện được luận văn. Phương
pháp này được dùng để thu thập tư liệu ngôn ngữ qua các cộng tác viên, bao gồm
các thủ pháp: chuẩn bị bảng hỏi, lựa chọn và đào tạo cộng tác viên, ghi âm, xử lí tư
liệu. Khâu xử lí tư liệu này chủ yếu là để lựa chọn các từ địa phương Vĩnh Thịnh
thoả mãn các điều kiện của từ địa phương.
- Phương pháp miêu tả: Gồm thủ pháp so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp,
thống kê – phân loại.
Mục đích của luận văn là thu thập vốn từ, trên cơ sở đó miêu tả các đặc điểm
về ngữ âm, từ vựng của thổ ngữ Vĩnh Thịnh trong tương quan so sánh với ngôn ngữ
toàn dân và các phương ngữ khác. Vì vậy thủ pháp so sánh đối chiếu được coi là
một trong những thủ pháp quan trọng được chúng tôi vận dụng khi thực hiện luận
văn này. Khi so sánh các đặc điểm của từ địa phương Vĩnh Thịnh với từ toàn dân và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
các phương ngữ khác, chúng tôi dùng thủ pháp phân tích ngữ âm, từ vựng, trong đó
thủ pháp phân tích thành tố nghĩa thường xuyên được dùng khi khảo sát những

nhóm từ cụ thể. Sau khi phân tích chúng tôi tổng hợp lại những đặc điểm chính của
tiếng Vĩnh Thịnh. Thủ pháp thống kê và phân loại cũng được chúng tôi sử dụng khi
đặt ngôn từ Vĩnh Thịnh vào những quan hệ nhiều chiều. Nghiên cứu bất cứ một
nhóm từ nào đấy không phải là nghiên cứu rời rạc mà phải đặt chúng trong những
quan hệ nhất định. Vì thế vốn từ Vĩnh Thịnh sẽ dược chúng tôi đặt trong những hệ
thống nhất định.
- Phương pháp nghiên cứu ngữ âm học
Bao gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp ngữ âm học chủ quan
Phương pháp này được thực hiện bằng sự tri nhận các đặc tính ngữ âm tiếng
Vĩnh Thịnh qua thính giác và cảm giác cơ thịt của các khí quan (của người nghiên
cứu trong lúc lắng nghe và tái tạo lại), kết hợp với quan sát những cử động bên
ngoài các khí quan của các cộng tác viên.
+ Phương pháp miêu tả ngữ âm học khách quan
Phương pháp này được dùng khi phân tích và miêu tả để chỉ ra các đặc tính
ngữ âm đa đạng của ngữ âm tiếng Vĩnh Thịnh nói riêng và các ngôn ngữ khác nói
chung. Trên cơ sở đó chúng tôi tổng hợp để tìm ra trong các đặc tính đó đặc tính
nào có khả năng khu biệt nghĩa trong các thế đối lập âm vị học.
Ngoài ra chúng tôi tiến hành phân tích thực nghiệm trên máy các thanh điệu
tiếng Vĩnh Thịnh bằng các chương trình WINCECIL, ASAP và PRAAT .
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu tiếng địa phương Vĩnh Thịnh - Vĩnh Lộc - Thanh Hoá sẽ góp
phần giải quyết những vấn đề lí luận của phương ngữ học nói riêng, ngôn ngữ học
nói chung. Cụ thể là:
Nguồn gốc và lịch sử của tiếng Vĩnh Thịnh gắn với các thổ ngữ lớn ở Thanh
Hóa và các phương ngữ khác của tiếng Việt.
Vị trí vai trò của tiếng Vĩnh Thịnh trong tiến trình phát triển của hệ thống
tiếng Thanh Hóa nói riêng, tiếng Việt nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Vai trò của thổ ngữ nói riêng, phương ngữ nói chung đối với mọi mặt của đời
sống văn hoá như du lịch, văn hoá, văn nghệ…
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về lí luận, luận văn còn mang những ý
nghĩa thực tiễn sau đây:
- Góp phần lưu giữ và phát huy giá trị riêng về văn hóa của xã Vĩnh Thịnh.
- Góp phần phục vụ công tác học tập và giảng dạy phương ngữ học trong nhà
trường kể cả nhà trường ở địa phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Một số lí thuyết và thực tế
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm tiếng Vĩnh Thịnh
Chương 3: Đặc điểm từ vựng tiếng Vĩnh Thịnh
Trong phần Phụ lục có: 1. Danh sách các cộng tác viên; 2. Một số lược đồ,
hình ảnh về Vĩnh Thịnh.








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

1.1. Một số cơ sở lí thuyết
1.1.1. Phương ngữ, thổ ngữ trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân
1.1.1.2. Phương ngữ
Khái niệm phương ngữ đã được các nhà phương ngữ học đưa ra trong các
công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học nói chung và phương ngữ học nói riêng.
Trong Phƣơng ngữ học tiếng Việt, tác giả Hoàng Thị Châu quan niệm: “Phương
ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở
một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay
với một phương ngữ khác” [11, tr.29]. Các tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức
Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn đã khẳng định: “Phương ngữ là hình thức ngôn
ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm
vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là một hệ thống kí hiệu và quy tắc kết
hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn quốc),
các phương ngữ (có người còn gọi là tiếng địa phương, phương ngôn), khác nhau
trước hết là ở cách phát âm, sau đó là ở vốn từ vựng” [43, tr.275].
Phương ngữ còn được gọi là tiếng địa phương. Tiếng địa phương là tiếng nói
riêng của dân cư ở một vùng nhất định. Về căn bản đó là chi nhánh ngôn ngữ của
toàn dân. Đại bộ phận từ vị, ngữ âm, ngữ pháp nói chung cũng giống như ngôn ngữ
dân tộc. Cách gọi tiếng địa phương mang tính thông thường dân dã còn cách gọi
phương ngữ mang tính khoa học.
Phương ngữ được chia ra thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội.
Phương ngữ lãnh thổ là phương ngữ phổ biến ở một vùng lãnh thổ nhất định. Nó là
bộ phận của một chỉnh thể ngôn ngữ nào đó. Phương ngữ lãnh thổ có những khác
biệt trong cơ cấu âm thanh, trong ngữ pháp, trong cấu tạo từ, trong hệ thống từ
vựng. Những khác biệt này không lớn lắm nên những người thuộc phương ngữ khác
vẫn có thể nghe và hiểu được. Phương ngữ xã hội thường được hiểu là ngôn ngữ
của một nhóm xã hội nhất định. Sự khác biệt của ngôn ngữ xã hội với ngôn ngữ
toàn dân chỉ là ở vốn từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Nói tóm lại, phương ngữ có thể hiểu là biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân trong
một phạm vi lãnh thổ nhất định.
1.1.1.2. Thổ ngữ
Cùng với phương ngữ, khái niệm thổ ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ học quan
tâm. Theo chúng tôi, thổ ngữ là tiếng địa phương thu hẹp trong một làng, một xã,
một địa phương nhỏ, dân cư ít. Theo đó các từ ngữ trong thổ ngữ chỉ dùng hạn chế
phục vụ nhu cầu giao tiếp hàng ngày của một cộng đồng dân cư nào đó. Tiếng nói
trong thổ ngữ thường rất đặc biệt ngay cả với tiếng các vùng bên cạnh. Có thể hiểu,
thổ ngữ nằm trong phương ngữ hay nói cách khác, phương ngữ bao gồm trong nó
nhiều thổ ngữ khác nhau và các thổ ngữ đó có nhiều nét tương đồng.
Có nhiều cách lí giải sự hình thành của thổ ngữ. Đó có thể là kết quả của tính
cố kết cộng đồng, sống giao lưu khép kín, ít giao tiếp với xung quanh nên không
chịu sự tác động của một ngôn ngữ trung tâm nào. Hoặc được giải thích do cơ tầng
ngôn ngữ. Nghĩa là trước đây những người thuộc thổ ngữ này nói cùng một thứ
tiếng nhưng sau đó họ từ bỏ ngôn ngữ cũ để dùng ngôn ngữ mới nhập có mã khác
về bản chất với mã ngôn ngữ cũ. Hiện tượng thổ ngữ cũng có thể do các điều kiện
cư trú, địa lí, những yếu tố bên ngoài địa lí quy định.
Như vậy thổ ngữ bên cạnh những nét chung với ngôn ngữ toàn dân, những nét
chung của phương ngữ khu vực còn mang những nét riêng biệt không thể tìm thấy
trong vùng phương ngữ khác. Những nét riêng của thổ ngữ sẽ góp phần làm nên sự
phong phú đa dạng của tiếng Việt.
1.1.2. Ngữ âm và từ vựng – hai cơ sở chính phân định phương ngữ, thổ
ngữ
1.1.2.1. Ngữ âm
- Âm tiết, âm tố, âm vị
+ Âm tiết
Âm tiết có thể được nhìn nhận từ nhiều bình diện khác nhau: bình diện cấu

âm hoặc bình diện cấu trúc, chức năng.
Từ bình diện cấu âm, âm tiết được hiểu là một tổ hợp âm tập hợp với nhau
quanh một âm có độ vang lớn nhất (Lý thuyết về độ vang của O. Jespersen) hay âm
tiết là sản phẩm của một đợt căng lên của hệ cơ thuộc bộ máy phát âm, làm xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
hiện sự tăng áp suất của luồng hơi, rồi chùng xuống (Lý thuyết về độ căng cơ của
M.Garammont, P.Fouche, L. Sherba).
Từ bình diện cấu trúc và chức năng: Âm tiết là đơn vị của lời nói bao gồm ít
nhất một nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm đứng trước
hoặc đứng sau hoặc vừa đứng trước vừa đứng sau hạt nhân đó.
Về cơ bản có thể hiểu: Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. Dù phát
âm nhanh đến đâu người ta cũng không thể phát ra hai âm cùng lúc. Và ngược lại
dù có phát âm chậm đến đâu cũng không thể phát một âm tiết thành hai lần phát âm.
Như vậy âm tiết có tính chất trọn vẹn nguyên thuỷ.
Cấu trúc âm tiết
Mỗi âm tiết có thể bao gồm một hoặc hơn một âm tố và có thể dược chia
thành âm đầu, vần và thanh điệu. Phần vần gồm hạt nhân âm tiết (thường do nguyên
âm đảm nhiệm) và âm cuối (phụ âm hoặc nguyên âm đảm nhiệm).
Bao trùm lên tổ hợp âm đầu + vần là thanh điệu. Thanh điệu là cao độ và sự
biến đổi cao độ của giọng nói khi phát âm âm tiết hoặc từ. Thanh điệu có giá trị khu
biệt nghĩa của từ. Có ngôn ngữ có thanh điệu có ngôn ngữ thì không có. Số lượng
thanh điệu trong mỗi ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau.
Các kiểu âm tiết
Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết: Có 4 loại:
. Âm tiết mở: Là âm tiết vắng mặt âm cuối.
Ví dụ: xa, đu, hoè, hoà, đu, đủ…
. Âm tiết nửa mở: Là âm tiết được kết thúc bằng bán âm cuối /j, u/.
Ví dụ: tai, tay, đau, đao, chau…

.Âm tiết khép: Là âm tiết được kết thúc bằng các phụ âm tắc, vô thanh (p, t, k)
Ví dụ: tát, tắp, tạt. tắc, tạch, cắt…
. Âm tiết nửa khép: Là âm tiết được kết thúc bằng các phụ âm vang mũi (m, n,

)
Ví dụ: tam, tan, tanh, tum, tun, tung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
+ Âm tố
Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất.
Đây là đơn vị ngữ âm được xác định từ hai bình diện: bình diện cấu âm (được
tạo nên ở chỗ nào, bằng cách thức nào) và bình diện thính giác (Tai chúng ta nghe
ra được, nhận thức được nó)
Âm tố xuất hiện trong phát ngôn của mỗi người. Cùng một âm tiết nhưng trong
những hoàn cảnh khác nhau nghĩa là những từ khác nhau sẽ khác nhau. Chính vì
vậy âm tố mang tính cụ thể, xác định. Thuộc lời nói nên âm tố được thể hiện thông
qua giọng cá nhân và mang sắc thái cá nhân rõ rệt. Trong mỗi ngôn ngữ số lượng
âm tố là vô hạn.
Tuy nhiên dựa vào một số đặc trưng âm học cũng như cấu âm chung nào đó cho
phép phân loại âm tố thành những tập hợp gồm phụ âm và nguyên âm.
Phụ âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên và qua bộ máy
phát âm bị cản trở hoàn toàn hoặc cản trở một phần tại một vị trí nào đó. Luồng hơi
phải tăng áp lực để vượt ra ngoài cản trở và tạo thành một tiếng nổ nhẹ. Cách phân
biệt nguyên âm hay phụ âm chính là yếu tố có bị cản trở hay không. Có nhiều cách
cản trở. Mỗi cách cản trở tạo ra một phương thức cấu âm. Cùng một cách cản trở
nhưng thực hiện ở các vị trí khác nhau gọi là vị trí cấu âm. Miêu tả một phụ âm là
xác định phụ âm đó với hai tiêu chuẩn: Phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
Về phương thức cấu âm:
Có 3 phương thức chính:

• Phương thức tắc: Là khi phát âm không khí bị cản trở hoàn toàn. Không khí từ
phổi đi lên, vượt qua chỗ cản trở ở một vị trí nào đó của bộ máy phát âm gây nên
tiếng động. Phụ âm tắc là phụ âm được tạo nên bằng phương thức tắc.
• Phương thức xát: Là phương thức cản trở một phần. Luồng không khí từ phổi đi
qua cọ xát vào thành khe hẹp tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm gây ra tiếng
xát. Phụ âm xát là phụ âm được tạo nên bằng phương thức xát.
• Phương thức rung: Là phương thức cản trở luồng hơi từ phổi đi lên tại một vị trí
nào đó của bộ máy phát âm, luồng hơi thoát ra ngoài bị cản lại, nó lại vượt qua
chướng ngại… cứ như thế làm đầu lưỡi rung lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Về vị trí cấu âm: Được xác định qua dấu hiệu của các cơ quan cấu âm: Âm
môi, âm răng, âm lợi, âm sau lợi, âm ngạc, âm mạc, âm lưỡi con, âm yết hầu và âm
thanh hầu.
Nguyên âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên qua
khoang miệng không bị cản trở, thoát ra ngoài một cách tự do. Căn cứ vào âm sắc
nguyên âm mà ta phân biệt được phẩm chất của nó. Âm sắc nguyên âm phụ thuộc
vào khả năng cộng hưởng của các khoang cấu âm. Xác định nguyên âm tức là xác
định âm sắc với 3 tiêu chí:
Tiêu chí thứ nhất: Lưỡi cao hay thấp, miệng mở hay khép: Dựa vào tiêu chí
này chia nguyên âm thành 4 nhóm: Nguyên âm thấp (nguyên âm mở), nguyên âm
thấp vừa (nguyên âm mở vừa), nguyên âm cao vừa (nguyên âm khép vừa) và
nguyên âm cao (nguyên âm khép).
Tiêu chí thứ hai: Lưỡi trước hay sau: Có 3 nhóm nguyên âm: nguyên âm
trước, nguyên âm giữa và nguyên âm sau.
Tiêu chí thứ ba: Môi tròn hay dẹt: Có nguyên âm tròn môi và nguyên âm
không tròn môi (nguyên âm dẹt).
Ngoài các tiêu chí trên, khi nói về nguyên âm, người ta còn sử dụng các tiêu
chí về cấu âm khác như: tiêu chí về độ căng (nguyên âm căng và nguyên âm lợi),

tiêu chí về trường độ (nguyên âm ngắn, nguyên âm bình thường và nguyên âm dài),
tiêu chí về mũi hoá (nguyên âm mũi và nguyên âm bình thường).
Thực tế các tiêu chí không biểu hiện một cách rõ ràng, rành mạch. Vì thế
trong ngữ âm học người ta đưa ra một số ngữ âm tiêu biểu, mang những đặc trưng
điển hình, định vị trên lược đồ để lấy đó làm căn cứ so sánh, miêu tả ngữ âm cần
xác định. Lược đồ thường dùng là hình thang nguyên âm quốc tế.
Trong các ngôn ngữ còn có các nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi là những
nguyên âm có sự thay đổi về phẩm chất trong quá trình phát âm một âm tiết chứa
nó. Mỗi nguyên âm đôi có thể được coi như một chuỗi của hai nguyên âm hoặc một
nguyên âm và một âm lướt.
Ngoài nguyên âm còn có các âm gọi là bằng thuật ngữ bán nguyên âm. Bán
nguyên âm là những âm được tạo nên bằng cách cho luồng hơi từ phổi đi lên,
chuyển động qua miệng và / hoặc mũi với một tiếng xát cực nhẹ. Về mặt cấu âm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Các bán nguyên âm rất giống nguyên âm. Nhưng về mặt chức năng, các bán âm lại
hoạt động như một phụ âm. Nó không bao giờ đóng vai trò làm hạt nhân, làm đỉnh
âm tiết.
+ Âm vị
Âm vị được khái quát từ vô vàn lần phát âm một cách cụ thể. Hình thức biểu
hiện cụ thể của âm vị ở mỗi lần phát âm được gọi là âm tố. Nếu âm tố được xem là
đơn vị âm thanh trên phương diện lời nói thì âm vị là đơn vị thuộc hệ thống ngôn
ngữ. Như vậy âm vị là đơn vị được khái quát từ âm tố. Nếu âm tố có tính cụ thể thì
âm vị lại mang tính khái quát trừu tượng và không mang tính cá nhân. Nếu âm tố là
vô hạn thì âm vị trong mỗi ngôn ngữ là hữu hạn.
- Các thành tố cấu tạo âm tiết
+ Thanh điệu
Thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Thanh điệu
là đơn vị âm thanh tạo nên âm tiết đồng thời có chức năng khu biệt nghĩa.

Nếu trong các ngôn ngữ châu Âu, trọng âm là thành phần siêu đoạn nhưng
không có giá trị khu biệt ý nghĩa thì thanh điệu trong các ngôn ngữ Đông Nam Á,
cụ thể là tiếng Việt đều có giá trị âm vị học dùng để phân biệt ý nghĩa như các đơn
vị đoạn tính.
Để làm được chức năng khu biệt ý nghĩa, một hệ thống thanh điệu phải có ít
nhất hơn hai thanh điệu và đối lập nhau về âm vực (trầm - bổng) hay âm điệu (bằng
phẳng – không bằng phẳng). Thanh điệu là một đơn vị siêu đoạn nhờ nó mà các
đơn vị đoạn tính được tổ chức thành các thể thống nhất lớn hơn cũng như để phân
biệt các tín hiệu ngôn ngữ.
Các thanh điệu có thể được phân biệt theo các tiêu chí sau:
Âm vực: Là độ cao của thanh điệu. Có nhiều cách khác nhau để xác định âm
vực như dựa vào độ cao kết thúc thanh điệu hoặc dựa vào độ cao lúc mở đầu hoặc
ấn tượng chủ quan.
Đường nét: Là sự biến thiên của độ cao theo thời gian (còn gọi là âm điệu).
Đường nét này có thể bằng phẳng hoặc không bằng phẳng, đi lên hoặc đi xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Âm vực và đường nét là những yếu tố chính có vai trò khu biệt nghĩa của
thanh điệu. Tuy nhiên ở một số thanh còn xuất hiện thêm những cấu âm bổ sung có
vai trò khu biệt nghĩa như hiện tượng nghẽn thanh hầu, kèm giọng thở.
Hiện tượng nghẽn thanh hầu là hiện tượng căng đặc biệt ở thanh hầu. Khi
phát âm có cảm giác tức ở thanh hầu do luồng không khí bị nghẽn lại, âm thanh
đang phát ra bị mất đi, nhường chỗ cho một tiếng “rặn” nhỏ.
Hiện tượng kèm giọng thở là hiện tượng xuất hiện khi gốc lưỡi nhích về phía
trước một chút tạo nên sự mở rộng khoang yết hầu cùng với tính chất sâu hơn tạo
nên âm sắc trầm (hay tối, đục) và cả tiếng thì thào (hay thở, hà hơi).
Trong tiếng Việt thanh điệu là một trong những đặc điểm để phân biệt
phương ngữ, thổ ngữ của miền nào, huyện nào, xã nào. Mỗi hệ thống phương ngữ,
thổ ngữ có một hệ thống thanh điệu riêng. Khi giải mã được cái riêng của thanh

điệu thì ta sẽ dễ dàng giao tiếp với nhau. Với mỗi phương ngữ, hệ thống thanh điệu
sẽ khác nhau ở số lượng và cả chất lượng. Theo cách phân chia từ trước tới nay thì
trong tiếng Việt có 6 thanh điệu: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi,
thanh ngã và thanh nặng. Tuy nhiên các thanh này thể hiện rất khác nhau ở các địa
phương. Vì vậy có thể khẳng định thanh điệu là một yếu tố quan trọng để nhận diện
phương ngữ, thổ ngữ. Theo Nguyễn Tài Cẩn hệ thống thanh điệu thể hiện đầy đủ
nhất ở phương ngữ Bắc, các vùng còn lại hầu như chỉ có 5 thanh thường là 2 thanh
nhập làm một. Ở Nghệ An thang ngã nhập với thanh nặng. Ở Thanh Hoá thanh hỏi
nhập với thanh ngã. Ở Quảng Bình thì không rõ ràng trong phát âm giữa các thanh
hỏi, ngã, nặng…Như vậy thanh điệu là yếu tố quan trọng để nhận diện một phương
ngữ hay thổ ngữ.
Việc nghiên cứu thanh điệu của các phương ngữ tiếng Việt đã được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu như Hoàng Thị Châu, Đoàn Thiện Thuật, Phạm Văn Hảo,
Trần Trí Dõi. Hầu hết các tác giả khẳng định phương ngữ tiếng Việt có 5 thanh
trong đó thanh hỏi và thanh ngã không có sự phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên xét trong
một phạm vi nhỏ thì hệ thống này cũng có những thay đổi nhất định. Các huyện
giáp miền Bắc và thành phố có xu hướng phát âm gần giống miền Bắc. Trẻ em
trong độ tuổi đi học phát âm chuẩn hai thanh điệu này. Các huyện còn lại hầu như
không phát âm đủ 6 thanh. Có vùng phát âm được thanh hỏi mất thanh ngã. Ngược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
lại có vùng lại phát âm được thanh ngã nhưng thanh hỏi thì không thể. Người Vĩnh
Lộc trong đó có Vĩnh Thịnh phát âm được thanh hỏi, thanh ngã đều được chuyển
thành thanh hỏi khi nói.
+ Phụ âm đầu
Phụ âm đầu là một trong những thành phần chủ yếu của âm tiết. Như tên gọi
của nó phụ âm đầu đứng ở vị trí cố định là đầu âm tiết và không thể thiếu được
trong âm tiết tiếng Việt.
Phụ âm đầu có tính độc lập với nhiều thành phần khác của âm tiết như vần

và thanh điệu.
Phụ âm đầu trong tiếng Việt đến nay đến nay vẫn chưa được thống nhất
trong số lượng cũng như cách phát âm ở các địa phương khác nhau. Nhưng để
thống nhất về mặt chính tả chúng ta cũng đã đưa ra một khuôn mẫu chung là lấy
tiếng Bắc Bộ làm chuẩn.
+ Vần
Các yếu tố cấu tạo nên phần vần là âm đệm, âm chính và âm cuối. Trong đó
âm chính và âm cuối là những âm tiết chính cấu tạo nên phần vần.
Phụ âm đầu với vần và âm đệm cũng như âm đệm với vần kết hợp với nhau
lỏng lẻo không ảnh hưởng qua lại đáng kể. Còn âm chính và âm cuối tác động đến
nhau chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau. Vì thế dù cũng đều là âm tiết nhưng khi kết hợp
với các âm tiết khác nhau thì vị trí phát âm của nó cũng khác nhau. Ví dụ như hai
phụ âm gốc lưỡi /-ŋ, -k/ ở phương ngữ Bắc khi kết hợp với nguyên âm dòng trước
thì chúng nhích về phía trước biến thành những phụ âm mặt lưỡi ngạc /-

, -c/, còn
khi kết hợp với những nguyên âm dòng sau tròn môi thì chúng trở thành những phụ
âm môi ngạc [-ŋ
m
, k
p
]. Chúng chỉ giữ được bản chất của mình khi kết hợp với các
nguyên âm dòng giữa [-ŋ
m
,-k
p
].
Âm chính do nguyên âm đảm nhiệm. Các nguyên âm lấy đặc trưng [- cản
trở] làm trọng ta gọi đó là các yếu tố mang đặc điểm [- nguyên âm tính].
Các nguyên âm được chia thành các dạng cụ thể dựa vào hai đặc điểm quan

trọng:
- Độ nâng của lưỡi.
- Sự dịch chuyển về phía trước hay phía sau trong khoang miệng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Từ hai tiêu chí này ta có bảng các nguyên âm tiếng Việt sau:
Độ dịch của lưỡi
Độ nâng của lưỡi
[+ Trước]
[+Giữa]
[+ Sau]
[ + Cao]
i
w
u
[ +Vừa]
e
ɤ
o
[ + Thấp]
ɛ
a
ɔ

Đây là những nguyên âm cơ bản của tiếng Việt nhưng cũng là của rất nhiều
các ngôn nhữ trên thế giới vì nó nằm ở các giao điểm của hai thuộc tính quan trọng
nhất của nguyên âm là sự dịch chuyển theo chiều ngang và chiều dọc của lưỡi.
Ngoài hai đặc điểm quan trọng của nguyên âm này ở trong từng ngôn ngữ có thể sử
dụng các đặc tính khu biệt khác của nguyên âm để làm phong phú cho các đơn vị

của nguyên âm. Ở tiếng Việt ngoài các nguyên âm có trong sơ đồ còn các nguyên
âm đôi là lai ghép các nguyên âm có sẵn, là các nguyên âm ngắn để phân biệt với
các nguyên âm khác về trường độ.
Để phân biệt các nguyên âm tiếng Việt có thể sử dụng các đặc điểm:
- Đặc điểm cơ bản:
+ Dịch chuyển của lưỡi: Trước: i, e, ɛ.
Giữa: w, ɤ, a.
Sau : u, o, ɔ.
+ Độ nâng của lưỡi: Cao: i, w, u.
Vừa: e, ɤ, o.
Thấp: ɛ, a, ɔ.
- Đặc điểm phụ:
+ Đơn / đôi: Đơn: i, w, u, e, ɤ, o, ɛ, a, ɔ.
Đôi: ie, wɤ, uo.
+ Ngắn / dài: Ngắn: ă, , , .
Dài: i, w, u, e, ɤ, o, ɛ, a, ɔ, ie, wɤ, uo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Các nguyên âm trong khi kết hợp với phụ âm đầu cũng thay đổi ít nhiều về vị
trí cấu âm. Khi kết hợp với phụ âm ở phía trước (âm răng, âm lợi…) thì nguyên âm
nhích về phía trước một chút còn khi kết hợp với phụ âm phía sau (âm mạc, âm
hầu) thì dịch về phía sau một chút. Như vậy âm sắc của âm đầu có thay đổi đôi chút
do ảnh hưởng của âm đầu.
Âm cuối: Chỉ thu hẹp lại ở một số phụ âm và có những phụ âm chi kết hợp
với nguyên âm này mà không kết hợp với nguyên âm khác. Âm cuối j không kết
hợp với nguyên âm dòng trước ngược lại âm cuối w không kết hợp với nguyên âm
dòng sau.
Âm cuối bao gồm cả bán âm và phụ âm. Âm cuối có thể có mặt hoặc vắng
mặt trong âm tiết. Đến bây giờ số lượng âm cuối là bao nhiêu vẫn còn gây nhiều

tranh luận.
Các âm tiết tiếng Việt đối lập bằng những cách kết thúc khác nhau. Có âm
tiết kết thúc bằng kéo dài và giữ nguyên âm sắc của âm chính. Các âm tiết khác kết
thúc bằng cách biến đổi âm sắc của âm tiết ở phần cuối do tác động khép lại của bộ
máy phát âm.
Các âm vị làm âm cuối có các nét khu biệt sau:
- Tiêu chí ồn – vang:
+ Âm ồn: / p, t, k /.
+ Âm vang: /m, n, ŋ, w, j.
- Tiêu chí mũi – không mũi
+ Mũi: /m, n, ŋ/.
+ Không mũi: /w, j/.
Bên cạnh hai tiêu chí ở trên. Xét về mặt định vị ta còn có những tiêu chí khu
biệt tiếp theo. Tiêu chí định vị môi - lưỡi (/p, m, /). Trong số các âm lưỡi lại có sự
đối lập đầu lưỡi (/t, n/) – mặt lưỡi (/k/).
Âm cuối zêrô đối lập với các âm vị khác theo tất cả các tiêu chí kể trên. Điều đặc
biệt là ở mỗi thế đối lập có không thì vế không bao giờ cũng thuộc về nội dung của âm vị
zêrô này.
1.1.2.2. Từ vựng
Ngôn ngữ nào cũng gồm ba mặt được phân định rang giới rõ ràng, rành mạch
nhau là thành phần cấu tạo âm thanh, các phương tiện từ vựng và các phương tiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
ngữ pháp. Các phương tiện từ vựng được hệ thống hóa trước hết trong từ điển và
được gọi là thành phần cấu tạo từ điển.
Đơn vị cơ bản của từ vựng là từ. Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng
của mỗi ngôn ngữ còn có rất nhiều các cụm từ. Từ và cụm từ cố định thực hiện chức
năng gọi tên các sự vật, hiện tượng…
Về mặt phạm vi sử dụng, từ vựng tiếng Việt được chia thành các kiểu loại sau:

- Từ vựng toàn dân
Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung
cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp
xã hội khác nhau. Đây là lớp từ cơ bản, quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ.
Từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm quan trọng
trong đời sống. Như những từ chỉ tự nhiên: mây, mưa, sấm, chớp…; những từ chỉ
đời sống tinh thần như: yêu, thương, hờn, giận…
Vốn từ vựng toàn dân có thể bao gồm các từ có quan hệ với các tiếng Môn –
Khơme như: sông, bắn, lớp, mũi…Hay quan hệ với tiếng Hán như: đầu, gan,
buồng…Và những từ vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh cũng nhanh chóng được
sử dụng rộng rãi.
Từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần
thiết để diễn đạt tư tưởng, tình cảm chung…Từ vựng toàn dân là cơ sở để tạo ra các
từ mới góp phần làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt nói chung.
- Từ vựng dùng hạn chế
+ Từ địa phương
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một vài địa phương. Đây là từ
được dùng ở một bộ phận người nào đó của dân tộc chứ không là từ vựng của ngôn
ngữ văn học. Khi dùng trong các sáng tác nghệ thuật, các từ địa phương thường
mang sắc thái tu từ như miêu tả đặc điểm của địa phương hoặc nhấn mạnh nguồn
gốc nhân vật…
Giữa từ vựng toàn dân với từ địa phương có mối quan hệ lẫn nhau. Nhiều từ
địa phương là từ cổ của tiếng Việt như: nhác (lười), chốc (đầu), con cấy (con gái),
cấu (gạo)…Có những từ toàn dân dần dần chuyển thành từ địa phương (khau – gầu,
nác – nước…) Ngược lại có những từ địa phương lại dần trở thành những từ toàn
dân (chôm chôm, sầu riêng, tắc kè…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
+ Tiếng lóng

Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ
ngữ chỉ một tầng lớp nào đó sử dụng mà thôi. Mỗi tầng lớp xã hội có chung một
hoàn cảnh, một cách sống, có thể tạo ra một số từ ngữ riêng chỉ dùng trong nội bộ
tầng lớp mình, những từ ngữ như vậy đều có thể gọi chung là tiếng lóng.
Tiếng lóng được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau như: Dùng từ ngữ toàn dân
với nghĩa khác (múc – đấm móc, đổ - bằng lòng, cưa – tán gái…). Sử dụng từ
không độc lập, nghĩa đã bị lu mờ (nhẩu – nhanh, be – tàu xe…). Biến đổi vỏ ngữ
âm của từ toàn dân (xế - xe, sôi me – sôi máu…). Mượn từ nước ngoài (phe – buôn
bán, sôp phơ – tài xế…)…
Tiếng lóng được tạo ra với mục đích giữ bí mật hoặc tạo không khí linh thiêng,
bí ẩn hoặc đơn giản chỉ để thể hiện cá tính của riêng một tầng lớp nào đó.
+ Từ ngữ nghề nghiệp
Từ ngữ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và
quá trình sản xuất của một nghề nào đó. Những từ ngữ này thường được những
người cùng ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người khác thường ít biết và ít
sử dụng những từ ngữ đó.
Không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân nên từ ngữ nghề nghệp dễ
trở thành từ toàn dân khi những khái niệm của một từ nào đó trở thành phổ biến
rộng rãi trong toàn xã hội.
+ Thuật ngữ
Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và
cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các lĩnh vực chuyên
môn của con người.
Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự
vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ thường ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ
tạo nên chúng.
Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là tính chính xác, tính hệ thống, và tính quốc tế.
1.1.3. Việc nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt
Tiếng Việt có thể phân thành nhiều vùng phương ngữ khác nhau nhưng nhìn
chung sự phân chia đó không phá vỡ tính thống nhất của ngôn ngữ. Ngày nay xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
hướng thống nhất trở thành xu hướng chính. Xu hướng này đảm bảo cho mọi người
ở các vùng miền khác nhau có thể giao tiếp với nhau mà không bị cản trở quá nhiều.
Xu hướng này cũng hoàn toàn phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Tuy nhiên sự đa dạng của tiếng Việt không phải là bước rào cản làm tiếng
Việt suy yếu. Bởi bất cứ hiện tượng nào đều phát triển nhờ mâu thuẫn. Đa dạng và
thống nhất bề ngoài đối lập nhau nhưng bên trong thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì
thế có thể khẳng định tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng.
Kết quả phân chia các vùng phƣơng ngữ tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ có một gốc nhưng nhiều trung tâm, có nhiều phương ngữ.
Có phương ngữ mạnh và có cả quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa các phương ngữ như
tiếp xúc ngôn ngữ Tày – Thái, Mường - Việt, Chăm - Việt, Khơ me - Việt…
Phương ngữ Việt đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ đầu
thế kỉ XX . Có thể kể đến các công trình khoa học đáng chú ý của các học giả nước
ngoài như: Nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt của H. Maspéro (1912), Ngữ
âm tiếng Việt của Cadiere (1911), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt của M.B.
Emeneau (1954), Ngữ âm tiếng Việt của M.Khitarian (1951), Ngôn ngữ dân tộc
và phƣơng ngữ của F.M. Berezin (1969), Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt của M.V.
Gordina (1984)…Các nhà ngôn ngữ học trong nước cũng đã tiến hành nghiên cứu
phương ngữ tiếng Việt và thu được nhiều thành tựu như: Phƣơng ngữ học tiếng
Việt của Hoàng Thị Châu, Sắc thái địa phƣơng của các danh từ thân tộc trong
tiếng Việt của Nguyễn Văn Chiến (1991), Danh từ chỉ quan hệ thân tộc của
Nguyễn Tài Cẩn (1975), Miêu tả và phân vùng ngữ âm phƣơng ngữ Bình Trị
Thiên của Võ Xuân Trang (1992), Phƣơng ngữ Nam Bộ của Trần Thị Ngọc Lang
(1995)…Điểm qua tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt như trên ta thấy vị
thế tiếng Việt ngày càng được nâng cao, vấn đề phương ngữ ngày càng được quan
tâm nghiên cứu. Nhưng hầu như các công trình chỉ tập trung nghiên cứu một cách
khá chung mà chưa hoặc ít đi sâu nghiên cứu một vùng phương ngữ cụ thể nào.

Ngoài phương ngữ Nghệ Tĩnh các vùng phương ngữ khác chưa được nhiều nhà
khoa học quan tâm. Thanh Hoá là một vùng phương ngữ đặc sắc nhưng cũng bị rơi
vào tình trạng trên. Ngoài các công trình có nhắc đến vùng phương ngữ Thanh Hoá
trong nghiên cứu phương ngữ nói chung còn có không nhiều tác giả dành thời gian
nghiên cứu riêng cho mảnh đất phương ngữ này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Qua các công trình nghiên cứu đã liệt kê, chúng tôi nhận thấy việc phân vùng
phương ngữ tiếng Việt vẫn đang là vấn đề tranh luận. Khi bàn về vấn đề này có
nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả chia tiếng Việt thành 2 vùng phương ngữ (H.
Maspéro, M.V. Gordina ). Có tác giả chia tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ
(Hoàng Thị Châu, Võ Xuân Trang). Có tác giả chia tiếng Việt thành 4 vùng phương
ngữ (Nguyễn Kim Thản, Phạm Văn Hảo). Có tác giả chia tiếng Việt thành 5 vùng
phương ngữ (Huỳnh Công Tín). Lại có tác giả không đồng nhất trong quan điểm
như Nguyễn Bạt Tuỵ: Lúc đầu chia làm 3 phương ngữ về sau lại chia làm 5 phương
ngữ. Còn có ý kiến cho rằng không thể phân chia tiếng Việt thành các vùng phương
ngữ bởi vì sự khác biệt giữa chúng là không rõ ràng. Như vậy ta thấy tình hình phân
vùng phương ngữ tiếng Việt thật phức tạp. Ngay cả các tác giả đồng nhất về số
lượng các phương ngữ thì ranh giới phân chia của họ cũng không giống nhau. Điều
này cho ta thấy sự phong phú, đa dạng và phức tạp của phương ngữ tiếng Việt. Một
trong những kết quả của cách phân chia phức tạp đó là phương ngữ Thanh Hoá lúc
thì thuộc phương ngữ Bắc lúc lại thuộc phương ngữ Trung. Gần đây nhiều ý kiến
cho rằng phương ngữ Thanh Hoá là vùng chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và
phương ngữ Bắc Trung Bộ. Chúng tôi nghiêng về ý kiến này.
Cũng như các vùng phương ngữ khác, phương ngữ Thanh Hóa bao gồm trong
nó rất nhiều thổ ngữ. Nhưng cũng như phương ngữ Thanh Hoá, từng thổ ngữ thuộc
phương ngữ Thanh Hoá vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy việc tiến hành
nghiên cứu phương ngữ trên từng địa bàn Thanh Hoá sẽ góp phần tìm chỗ đứng và
khẳng định giá trị của vùng phương ngữ còn gây nhiều tranh luận này. Cũng vì mục

tiêu đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tiếng Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
Việc nghiên cứu phương ngữ có ích trên nhiều phương diện. Nó góp phần
khẳng định giá trị văn hoá của mảnh đất địa linh nhân kiệt – Vĩnh Thịnh. Đồng thời
khẳng định vị trí của của phương ngữ Thanh Hoá trong hệ thống phương ngữ nói
chung. Nghiên cứu phương ngữ cho ta thấy được sự phong phú, đa dạng và thống
nhất của ngôn ngữ một dân tộc. Hơn nữa nghiên cứu phương ngữ sẽ là một công cụ
vô cùng đắc lực cho mọi khoa học khảo cứu lịch sử trong đó có dân tộc học, lịch sử
văn hoá cũng như lịch sử dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Đặc điểm ngữ âm, từ vựng các phƣơng ngữ tiếng Việt
Một phương ngữ được xác định bởi tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ
âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp trong sự đối lập với các phương ngữ khác. Không
tính đến những nét dị biệt ở một số vùng địa phương hẹp chúng ta vẫn có thể phân
vùng phương ngữ tiếng Việt. Theo đó, việc miêu tả các cấp độ ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp cũng chỉ phản ánh được các đặc trưng cơ bản nhất có trong toàn vùng.
Việc nhìn chung này phản ánh một cái nhìn ở tầm vĩ mô. Việc so sánh giữa phương
ngữ với nhau và với một tiếng Việt chung được hình dung qua ngôn ngữ viết. Để
công việc miêu tả được dễ dàng, chúng tôi xin điểm lại những nét đặc trưng cơ bản
này. Việc miêu tả này được chúng tôi tiến hành trên 3 vùng phương ngữ chính theo
cách phân loại của Hoàng Thị Châu: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và
phương ngữ Nam.
- Phương ngữ Bắc bao gồm các tỉnh phía Bắc.
- Phương ngữ Trung bao gồm các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá
đến đèo Hải Vân.
- Phương ngữ Nam bao gồm các tỉnh còn lại trải dài ở cực Nam đất nước .
Đặc điểm ngữ âm
- Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Bắc trong đó có tiếng Hà Nội được coi là ngôn ngữ chuẩn bởi

nó tập trung hầu như đầy đủ hệ thống thanh điệu và các nguyên âm, phụ âm tiếng
Việt. Nếu như ở các vùng phương ngữ Trung và Nam có hệ thống thanh điệu không
đầy đủ thì ở vùng phương ngữ có trung tâm lớn là thủ đô này có đầy đủ 6 thanh điệu
của tiếng Việt. Các thanh điệu này đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu.
Nếu hệ thống thanh điệu ở đây đầy đủ thì ngược lại hệ thống phụ âm đầu lại
thiếu hẳn các phụ âm s, r, gi, tr. Điều này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Phát
âm không phân biệt các phụ âm s / x, r / d/gi, tr/ ch giúp cho giọng nói ở vùng
phương ngữ Bắc này trở nên nhẹ nhàng nhưng cũng vì vậy mà việc phân biệt các
phụ âm trên trở nên khó khăn có thể gây hiểu nhầm cho người tiếp nhận hoặc viết
sai chính tả.
Hệ thống phụ âm cuối trong vùng phương ngữ này lại đầy đủ các âm cuối
ghi trong tiếng Việt. Có 3 cặp âm cuối ở thế phân bố bổ túc là: [-

,-c] đứng sau

×