Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tảo vôi ( Nanofossils ) trong bồn Cửu Long và ý nghĩa địa tầng của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.73 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
d
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỂ TÀI
TẢO VÔI (NAIMOFOSSILS) TRONG BỔN c ủ u LONG VÀ Ý
NGHĨA ĐIA TẦNG CỦA CHÚNG
Mã số: QT. 06-32
Chủ trì đề tài: GVC. CN. Nguyễn Văn Vinh
Cán bộ tham gia: TS. Nguyễn Thùy Dương
ĐAI HOC QtJOC GIA HA NOi
TRUNG TÀM Th ò n g tim ĩhu viẻn\IG TẦM THÒNG TIM ĨH
D Ĩ / b " . ^
Hà nội 3 - 2007
ầ ]
TÓM TẮT
a. Tên đề tài:
Tảo vôi (nannofossils) trong bồn trầm tích cửu Long và ý nghĩa địa tầng của
chúng
Mã số: QT-06-32
b. Chủ trì đề tài: GVC. CN. Nguyễn Văn Vinh
c. Các cán bộ tham gia: TS. Nguyễn Thùy Dương
d. Mục tiêu và nội dung đề tài:
• Mục tiêu: Phân chia địa tầng nannofossils trong trầm tích bồn trũng cửu
Long
• Nội dung nghiên cứu:
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu nannofossils tại các giếng khoan
sâu thuộc bể Cửu Long.
Phân tích bổ sung một số mẫu.
Lập các cột địa tầng của các giếng khoan của vùng nghiên cứu.
Định loại nannofossils, phân chia và đối sánh địa tầng các giếng .
khoan và thang địa tầng chuẩn thế giới


Chụp ảnh các hóa thạch đặc trưng
e. Kết quả đạt được:
Lần đầu tiên phát hiện 36 loài thuộc 15 giống nannofossils
Xác lập được 2 đới sinh địa tầng
3 bản ảnh các hóa thạch đặc trưng
f. Tình hình kỉnh phí:
- Tổng kinh phí: 15 triệu đồng.
Quản lý phí: 600.000 đồng
Công tác phí: 1.800.000 đồng
Chi phí chuyên môn: 9.000.000 đồng
Chi phí khác: 1.600.000 đồng
Vật tư văn phòng: 2.000.000 đồng
KHOA QUẢN LÝ CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
C ơ QUẢN QUẢN LÝ ĐỂ TÀI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
SUMMARY
a. Name of project: Calcareous Nannoplankton fossils in sediment o f the
Cuu Long basin and their stratigraphic signification.
Code of project: QT. 06 - 32.
b. Project manager: BA. Nguyen Van Vinh
c. Co-editor: Dr. Nguyen Thuy Duong
d. Objective and Content of the project:
- Objective: Nannofossils stratigraphic division in the sediment of the Cuu Long
basin
- Content:
• Summarizing the results of Nannofossils studies at the deep drill holes at
the Cuu Long basin.
• Analyzing some extra speciments
• Estabilishing the stratigraphic columns of drill holes.
• Correlating with international standard zones

• Taking photographs of specifire fossils.
e. Results:
• Fisrt finding 36 species of 15 genus.
• Estabished 2 biostratigraphic zones.
• Estabished 3 slides of photographs of typical species of Nannofossils.
PHẦN CHÍNH CỦA BÁO CÁO
MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương 1. Đặc điểm chính của Nannofossils 4
Chương 2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu sinh địa tầng trầm tích bồn trũng Cửu
Long

.

8
Chương 3. Tài liệu yà phương pháp nghiên cứu
10
Chương 4. Phân chia và liên kết địa tầng theo Nannoplankton carbonat

12
I
Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28
Phụ lục Các bản ảnh và chú giải chúng

30
MỞ ĐẨU
Công cuộc nghiên cứu các bồn trũng Đệ tam thuộc lãnh thổ và lãnh hải
Việt Nam với mục đích tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt đã được tiến hành từ lâu.
ấy chục năm lại đây, công tác nghiên cứu Địa chất, Địa vật lý, Tìm kiếm thăm

dò dầu khí càng được đẩy mạnh trên các bồn trũng, nhất là trũng cửu Long và
Nam Côn Sơn.
Các kết quả nghiên cứu đã cho ta những hiểu biết về tiến hóa Địa chất,
các cấu trúc và tiềm năng khoáng sản của các bồn trũng. Hàng loạt công trình
khoan sâu được tiến hành, nhiều công trình nghiên cứu Địa chất chung và
chuyên đề được thực hiện trong đó có không ít những chuyên đề nghiên cứu
về thạch địa tầng, địa chấn địa tầng đặc biệt là sinh địa tầng. Kết quả của
những nghiên cứu đó thường là những tiền đề quan trọng và có hiệu quả cho
việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở thềm lục địa. Tuy mạng lưới các going khoan
sâu được phủ rộng, dày hơn trên các diện tích của các bồn nhưng khoảng cách
lấy mẫu phân tích vi cổ sinh nhiều khi còn quá lớn, thời gian và thiết bị còn
nhiều hạn chế nên việc phân chia các phân vị địa tầng nhiều trường hợp còn
thiếu thuyết phục, mức độ chi tiết còn chưa cao.
Với mục đích góp phần thực hiện những yêu cầu cấp thiết, cụ thể trên,
tác giả chọn nhóm hóa thạch Nannofossils là đối tượng nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi được giao thực hiện đế tài: “Tảo vôi
(Nannofossils) trong bồn Cửu Long và ý nghĩa địa tầng của chúng” do
Nguyễn Văn Vinh chủ trì.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu Nannofossils ở các giếng khoan
sâu;
- Phân tích bổ sung một số mẫu giếng khoan;
- Đối sánh địa tầng các giếng khoan, nếu có thể, xác lập các đới
Nannofossils;
- Một số tiêu bản và bản ảnh đặc trưng.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng kết quả phân tích nhiều nãm
qua các mẫu gửi phân tích cảu các công ty dầu khí. Trong điều kiện kinh phí
và thời gian hạn hẹp của đề tài, tác giả đã có những kiểm tra, phân tích bổ
2
sung mẫu và tổng hợp kết quả phân nghiên cứu của bồn trũng cửu Long. Nội

dung báo cáo khoa học được trình bày thành bốn chương không kể mở đầu và
kết luận:
Chương 1: Đặc điểm chính của Nannofossils;
Chương 2: Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa tầng trầm tích bồn trũng Cửu
Long;
Chương 3: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Phân chia và liên kết địa tầng theo Nannoplankton carbonat
(Nannofossils).
Kèm theo báo cáo có:
Phụ lục: Bản ảnh Nannofossils đặc trưng.
3
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NANNOFOSSILS
1. Giới thiệu chung.
Ehrenberg là người đầu tiên phát hiện hóa thạch Nannofossils trong
trầm tích bạch phấn vào năm 1936 và xếp chúng vào vật chất vô cơ. Hơn hai
mươi năm sau, Huxley đã tìm thấy Nannofossils trong trầm tích biển hiện đại
ở Đại Tây Dương. Sau đó, nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, việc nghiên cứu
Nannofossils cả hóa thạch lẫn hiện đại trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
Nannofossils còn gọi là Nannoplankton carbonat, tảo vôi,
Coccolithophorales thuộc Ngành Tảo vàng (Chrysophyta) - một ngành thực
vật bậc thấp. Nannofossils có kích thước siêu hiển vi, có thể từ dưới 1 micron
tới gần 50 micron (thường từ 5-15 micron). Chúng thường sống độc lập ở dạng
đơn bào, đôi khi cũng liên kết các cá thể với nhau tạo tạo thành khối cầu
(Coccolithophorales) (Hình 1,3). Nannofossils di chuyển trong tầng nước trên
mặt (0 - 200 m) bằng hai lông roi. Chính vì lý do này mà nhiều nhà nghiên
cứu'đã xếp chúng vào động vật. Tế bào Nannofossils chưa có vỏ vứng tách
biệt với chất nguyên sinh mà có một lớp nhầy bao bọc, đặc biệt íhấy rõ ở
những cá thể trẻ. Trên bề mặt lớp nhày các mảnh vỏ dạng phiến vôi có hình
dạng khác nhau liên kết bằng các mấu đặc biệt là dạng gai, cột; chúng thường
xếp sát vào nhau, thậm chí lồng rìa vào nhau.

Trong tế bào có một nhân và nhiễm sắc thể ở hai bên chứa các sắc tố
nâu - vàng.
2. Hình thái Nannofossils
Hình thái đơn bào riêng lẻ của Nannofossils có hình dạng khác nhau
(Hình 1.1). Một số giống loài có dạng hình tròn, bầu dục được xếp vào họ
Coccolithaceae (Hình 1.5). Chúng đã xuất hiện từ lâu, đã gặp hóa thạch trong
trầm tích từ Trias đến ngày nay. Nhóm này phát triển mạnh cả về thành phần
giống loài, cả về số lượng cá thể. Họ Discoasteraceae có hình dạng sao tỏa tia,
thường có từ 5 đến 6 cánh, một số loài có thể có tới 20 cánh, chúng trong
giống những bông hoa cúc. Những đại biểu của nhóm này xuất hiện và phát
triển mạnh và phát triển rất mạnh trong Đệ tam. Thuộc Nannofossils còn có
họ Ceratolithaceae có hình dạng lưỡi liềm. Braarudosphaeraceae có hình dạng
ngũ giác' Fasciculithaceae có hình dạng bó; Helicosphaeraceae có hình dạng
cuốn ổ. Pontosphaeraceae có hình dạng elip. Rhabosphaeraceae có dạng hình
4
Hình 1.1. Hình dạng của Nannofossils
Hình 1.2. Các dạng tập hợp của giống Discoaster, họ Discoasteraceae
Hình 1.3. Các dạng tập họp của giống Coccoỉith, họ Coccolithaceace
trụ. Sphenolithoceae có dạng hình đuôi. Zygodiscaceae có hình elip - vành
khăn,
3. Phân loại
Cho đến nay vẫn chưa có được phân loại chi tiết về Nannofossils do các
nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được những hiện tượng sau:
• Nannofossils vừa mang tính động vật vừa mang tính thực vật;
• Tính đa dạng về hình thái, một loài có thể có hình thái không giống
hệt nhau;
• Kích thước siêu nhỏ, nghiên cứu chúng đòi hỏi phải có kính hiển vi
điện tử;
• Hóa thạch thường chỉ là đơn bào, rất hiếm khi gặp dạng cầu đầy đủ;
• Xác lập sự giống nhau dưới kính hiển vi ihường và kính hiển vi điện

tử hết sức phức tạp. Chính vì những lý do trên mà một số nhà nghiên
' cứu đã sử dụng nguyên tắc phân loại động vật. Còn đại đa số các nhà
nghiên cứu sử dụng nguyên tắc phân loại thực vật.
• Ngày nay phân loại Nannofossils dựa vào hình thái, trên cơ sở hình
dạng, số lượng phiến canxit nhỏ và sự ghép nối giữa chúng với nhau.
4. Sự bảo tồn Nannofossils
Trong tầng nước mặt của đại dương thế giới ngày nay gặp được gần 200
loài nhưng trong lớp trầm tích mặt đáy đại dương chỉ gặp khoảng 70 loài, phần
lớn xác của các loài đã bị hòa tan khi rơi xuống đáy đại dương.
Sự bảo tồn của Nannofossils phụ thuộc vào độ sâu của đại dương. Xác
của chúng chiếm một phần đáng kể trong thành phần trầm tích carbonat của
vùng biển thẳm và phân bố không vượt quá độ sâu 5.5-6 km. Dưới độ sâu
này, xác của Nannofossils bị hòa tan. Nannofossils được bảo tồn tốt trong
trầm tích cổ, khi quá trình tạo đá đã kết thúc. Ngoài ra, sự bảo tồn của
Nannofossils còn phụ thuộc vào lượng trầm tích lục nguyên, các kiểu trầm
tích và địa hình đáy.
5. Vai trò tạo đá
Trầm tích carbonat (CaC03) chiếm tới 50% diện tích chung của đại
dương thế giới. Trong thành phần carbonat ấy, Foraminifera và Nannofossils
có vai trò quan trọng (Hình 1.4). ở trầm tích giàu carbonat (70 - 90% CaC03),
5
Hình 1.4. V nghĩa tạo đá cùa Nannofossils.
Hình 1.5. Họ Coccolithaceae
Coccoliths có vùng trung tâm có cấu trúc lưới mát cáo hoặc phân lứp móng
- VùniỊ trung tâm có cấu trúc lưới mắt cáo
1. Millebrookia perforate Medd
2. 4. Zeu^rhabdotus reticulates Black
- Vìmẹ trung tàm có cáu trúc phân lớp mong
3. Trunolithus tìrionatus (Reinhardt)
Nannofossils chiếm tới 30% (Lixisưn, 1969). Trong bùn đỏ ở biển sâu rất

nghèo Nannofossils. Giàu nhất vẫn là trong trầm tích carbonat biển khơi thuộc
đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Vai trò tạo đá của Nannofossils, nhất là Nannofossils trong các trầm
tích Paleozoi và Mezozoi chưa đủ cơ sở khẳng định. Nhưng các trầm tích Jura
thượng có đá vôi hạt nhỏ ở nhiều khu vực trên thế giới lại được tạo nên chủ
yếu từ Nannofossils (Sumenko, 1972). Tuy nhiên đá phấn trắng viết không
phải tạo từ bùn Nannofossils tiêu biểu trong khi đá Macnơ tạo nên từ bùn
Nannofossils lại thường gặp trong trầm tích Kainozoi.
6. Sinh địa tầng
Cho đến nay, chính xác thì hóa thạch Nannofossils mới chủ thấy từ
Trias muộn. Tuy vậy, đã có những công bố cho rằng hóa thạch Nannofossils
có trong trầm tích Silur - Devon ở Châu Phi (Deflandre, 1970) và trong trầm
tích Permi ở Thổ Nhĩ Kỳ (Prini Radrizzani, 1971) nhưng chưa được xác minh
chính xác,
Đặc trưng cho Mezozoi là các đại biểu của Coccolithaceae còn họ
Discoasteraceae mới chỉ xuất hiện ít loài thuộc giống Marthasterites. Tại ranh
giới Mastric (Kreta) và Dani (Paỉeogen) có sự phân biệt (thay đổi) rỏ rệt hai
phức hệ Nannofossils. Trong Paleogen xuất hiện Discoaster nhiều cánh và
phát triển mạnh trong Eocen, tới ranh giới dưới của Pleistocen mới bị tiêu diệt.
Vào Oligocen đặc trưng bởi các loài thuộc giống Sphenolithus.
Vào Miocen, Pliocen phát triển Discoaster ít cánh. Miocen muộn xuất
hiện giống Ceratolithus. Pleistocen nghèo thành phần loài Nanofossils nhưng
lại giàu số lượng các loài Coccoỉith peỉagỉcus và Gephyrocapsa oceanica,
vắng mặt hoàn toàn Discoaster. Holocen đặc trưng bởi Emiỉiania huxỉeyi.
Những kết quả phân bố địa tầng của Nannofossils được công bô' ngày càng
nhiều dẫn đến hình thành bảng đới chuẩn Nannofossils Đệ tam và Đệ tứ của
Martini (1971), Bukry (1971), Okada & Bukry (1980), Perch - Nielsen (1985),
Young et al (1994); các đới Nannofossils Đệ tứ của Young (1991); các đới
sinh địa tầng trầm tích Mezozoi của Bown et al (1988); Bralower et al (1989).
Crux (1989), Wise (1988), Perch - Nielsen (1985), Bown (1995).

Đới Nannofossils có thể đối sánh giữa các khu vực với nhau. Chúng có
ý nghĩa toàn cầu. Tuy nhiên có trường hợp không đạt được đới chuẩn quốc tế.
6
Đối với trầm tích Mezozoi việc phân chia chi tiết các đới khó thực hiện
được. Nhiều khi các đới này tương ứng với phụ bậc hoặc bặc thậm chí còn lớn
hơn bậc và còn nhiều ý kiến tranh luận.
7
CHƯƠNG 2. Sơ LƯỢC LỊCH sử NGHIÊN cứu SINH ĐỊA
TẦNG TRẦM TÍCH BỔN TRŨNG cửu LONG
1. Khái quát công tác tìm kiếm thăm dò (TKTD) dầu khí ở Việt
Nam
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, công tác TKTD dầu khí đã được
tiến hành ở miền võng Hà Nội. Phần thềm lục địa phía Nam đã được các nhà
thầu Mỹ TKTD dầu khí vào những năm 70 theo các hợp đồng ký kết với chính
quyền Sài Gòn cũ. Sau ngày giải phóng Miền Nam (30-4-1975), Tổng cục dầu
khí Việt Nam đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty AGIP (Italia),
Deminex (CHLB Đức), Bowvalley (Canada). Đặc biệt từ năm 1988 đến nay,
công tác TKTD dầu khí đã diễn ra sôi động trên khắp thềm lục địa Việt Nam,
46 hợp đồng đã được ký kết với các công ty nước ngoài.
Để giải quyết các nhiệm vụ địa chất, địa tầng, các cấu trúc là đối tượng
TKTD (Hình 2.1), các nhà thầu quốc tế đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại,
tiên tiến để nghiên cứu Địa chất, Địa vật lý, khoan sâu, phân tích mẫu vũng
như tiến hành nhiều để tài tổng hợp để phân tích, xử lý số liệu và đã thu được
nhiều tài liệu quan trọng, chất lượng, độ tin cậy cao trong công tác TKTD dầu
khí.
2. Nghiên cứu sinh địa tầng bồn trũng Cửu Long
Nghiên cứu thành phần vật chất, cấu tạo, kiến trúc của đá cũng như cấu
trúc địa chất và xác lập địa tầng các mặt cắt là những tiêu đề quan trọng cho
TKTD dầu khí. Công tác này được tiến hành sớm và khá chi tiết ở các bồn
trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Trũng Cửu Long (có một phần Đổng bằng Sông cửu Long) đã được
thăm dò dầu khí từ cuối những năm 70. Ngoài một số kết quả khảo sát hàng
không và nghiên cứu Địa chất thì 2275 km tuyến địa chấn và hai giếng khoan
tìm kiếm đã được PETROVIETNAM tiến hành.
Hoạt động thăm dò dầu khí tại bể cửu Long được tiến hành sớm (đầu
những năm 1970) với mật độ khá cao (Hình 2.2). Đến nay đã thăm dò hơn 20
cấu tạo, trong đó có 11 cấu tạo phát hiện dầu trong Oligocen, Miocen hạ và
móng phong hóa nứt nẻ (Granit). Mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng đã được khai thác.
Sau đó cấu tạo Tam Đảo, Rạng Đông, Ruby đã được phát hiện. Trong cấu tạo
Rạng Đông, năm 1979 công ty DEMINEX đã khoan giếng 15-C-1X không
8
Hình 2.1. Các bồn trầm tích Đệ tam 0 Việt Nam
Hình 2.2. Sơ đồ phân lô tìm kiếm thăm dò dầu khí, thềm lục địa Việt Nam
phát hiộn dầu nhưng sau này công ty JVPC khoan lại ở cấu tạo này đã phát
hiện dầu thương mại với lưu lượng lớn. Kết quả này không chỉ làm thay đổi
phân bô' trữ lượng và đối tượng khai thác mà còn tạo ra một quan điểm địa
chất mới cho việc thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
Qua phân tích chỉ tiêu dầu khí cho thấy bể cửu Long có nhiều thuận lợi
cho tạo dầu với khối lượng lớn, điều kiện chứa và chắn khá tốt. Bởi vậy, còn
khả năng phát hiện thêm nhiều mỏ dầu có giá trị thương mại.
Những năm 90 vừa qua, việc nghiên cứu sinh địa tầng cả ở bể Cửu Long
và Nam Cồn Sơn được chú ý hơn, nhiều chuyên đề về các nhóm vi cổ sinh
được thực hiện. Các báo cáo “Địa tầng trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt
Nam” (Đỗ Bạt, Phan Huy Quynh, 1993); “Các phức hệ cổ sinh - dạng cổ sinh
đặc trưng và mối liên quan của chúng với môi trường trầm tích ở các bồn
trũng Đệ tam Việt Nam” (Phan Huy Quynh và nnk, 1995); “Atlas hóa thạch
đặc trưng của trầm tích Đệ tam thềm lục địa phía Nam Việt Nam” (Phan Huy
Quyjih và nnk, 1998), “Nannopỉankton carbonat trong trầm tích đáy biển Việt
Nam” (Đặng Đức Nga, Nguyễn Văn Vinh, 1985), “Nannoplankton carbonat
(Nannofossils) trong trầm tích Pliocen - Đệ tứ ở Việt Nam và ý nghĩa địa tầng

của chúng” (Đặng Đức Nga, Nguyễn Văn Vinh, 1998). Tuy nhiên phần lớn
các kết quả nghiên cứu mới chỉ phục vụ cho việc định tuổi, liên kết trầm tích
các giếng khoan TKTD chưa mang tính nghiên cứu khoa học.
Báo cáo “Calcareous Nannofossils và những ứng dụng của chúng trong
nghiên cứu sinh địa tầng Nannofossils chỉ đạo trong Miocen” (Nguyễn Thị
Thắm, 2003) tại hội nghị khoa học - cồng nghệ của Viện dầu khí 25 năm xây
dựng và trưởng thành chỉ là những thử nghiệm phương pháp phân chia địa
tầng Miocen ở bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn.
9
CHƯƠNG 3. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
1. Tài liệu
Gần 30 năm qua chúng tôi trực tiếp phân tích hàng nghìn mẫu
Nannofossils của các khoan sâu TKTD dầu khí thềm lục địa Việt Nam. Để
xây dựng báo cáo này chúng tôi đã kiểm tra lại kết quả phân tích của 9 giếng
khoan thuộc các lô 09, 15, 16, 17 thuộc các bồn trũng cửu Long; Ngoài ra còn
phân tích bổ sung rải đều trong diện phân bố của các giếng khoan. Tuy nhiên,
khoảng cách lẫy mẫu cũng không đều, số lượng các cá thể gặp trong các mẫu
ở từng mặt cắt, giếng khoan cũng rất khác nhau. Trầm tích Đệ tứ không thuộc
đối tượng TKTD của các công ty nên mẫu gửi rất ít. Vì vậy mẫu tài liệu để
phân chia địa tẩng Đệ tứ theo Nannofossils ở trũng cửu Long nói riêng và cả
thềm lục địa Việt Nam nói chung là không thực hiện được.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nannoplankton carbonat (Nannofossils) có kích thước siêu hiển vi nên
chọn phương pháp nhiên cứu ỉà vấn đề rất quan trọng. Ngay từ thế kỷ trước để
nghiên cứu chúng người ta dùng kính hiển vi sinh vật. Nhiều công bố
(Deflandre, 1952, 1954); (Kamptner, 1952, 1954); (Stradner, 1958, 1959,
1961) đã dùng hình vẽ dưới kính hiển vi phóng đại hàng trăm lần để minh họa.
Nhiều người lại dùng phương pháp chụp ảnh để mồ tả (Bramlette, Sullivan,
1961); Black, 1968.
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu bắt đầu sử

dụng kính hiển vi điển tử để nghiên cứu Nannofossils (Deflandre và Fert,
1952; Bararud và Nordi, 1952). Mầu Nannofossils không trực tiếp được soi lên
mà được đặt trong một dụng cụ riêng. Kết quả là hình ảnh những bóng tối của
đối tượng nhiên cứu không rõ hình thái cũng như cấu trúc trên mặt.
Chỉ đến khi sử dụng phương pháp kính hiển vi điện tử soi trên “màng
phủ” thì vi cấu trúc của Nannofossils mới hiện rõ. Những bài báo đầu tiên
công bố áp dụng thành công phương pháp này phải kể đến là Doconie &
Honeycombe (1956); Deflandre & Durrie (1957), Black & Bamer (1959, Hey
& Jowe (1962), Sumenko (1962);
Tuy nhiên, trong nghiên cứu Nannofossils ngày nay người ta thường sử
dụng cả hai phương pháp “kính hiển vi sinh vật thường” có độ phóng đại hàng
trăm lần (400 - 1000 lần) soi dưới 1 nicol và kính hiển vi điện tử. Kỹ thuật gia
10
công mẫu Nannofossils phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và đặc điểm của
đá chứa chúng. Đối với mẫu trầm tích gắn kết yếu thì dùng hóa chất để phá
hủy xi măng, tạo mẫu bở rời. Sau đó có thể làm giàu mẫu bằng cách gạn lọc
qua Pyrophotphat Natri. Đối với các đá xi măng gắn kết rắn chắc phải tiến
hành theo hai bước. Trước tiên phải tạo màng phủ xenluyloz trên bề mặt mẫu
cục còn tươi. Sau đó mới soi hoặc tạo màng phủ bằng bột Carbon hoặc bột
kim loại nặng (Vàng, Valadi, Bạch kim) lên rồi tạo tiêu bản soi dưới kính hiển
vi điện tử.
Những năm qua, phân tích Nannofossils trong điều kiện còn quá nhiều
hạn chế, chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp kính hiển vi sinh vật “thường” có
độ phóng đại từ 400 - 600 lần, có khi 1080 lần (chụp ảnh).
Chuẩn bị tiêu bản:
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà chuẩn bị tiêu bản. Nếu chỉ
nghiên cứu đặc điểm hình thái của Nannofossils, ta dùng tiêu bản động. Ưu
điểip của phương pháp này là có thể quan sát được từng dạng Nannofossils
riêng biệt và ở mọi vị trí khác nhau. Để có được loại tiêu bản này chỉ cẩn hòa
bột có chứa Nannofossils (mẫu bột đã gia công) với Glyxerin hoặc dầu máy.

Loại tiêu bản này thượng dùng khi soi phát hiện, thao tác đơn giản, nhanh,
hiệu quả.
Nếu muốn giữ mẫu cố định lưu lại lâu dài thì tiêu bản được dán với keo
Canada hoặc Gelatin.
Nhưng dù loại tiêu bản nào cũng phải đạt được tiêu chí: màng tiêu bản
phải mỏng, mật độ các hạt (kể cả đối tượng nghiên cứu lẫn trong đó) phải nằm
cách biệt nhau, sáng, rõ ràng.
Để chụp ảnh mẫu phân tích chúng tôi sử dụng kính có màn hình và bộ
phận chụp ảnh tự động.
Tuy nhiên, để có được chất lượng cao trong nghiên cứu Nannofossils,
tốt hơn cả là kết hợp phương pháp kính hiển vi “thường” và kính hiển vi điện
tử.
11
CHƯƠNG 4. PHÂN CHIA VÀ LIÊN KÊT ĐỊA TANG t h e o
NANNOPLANKTON CARBONAT
Để phân chia địa tầng các trầm tích bồn cửu Long, chúng tôi đã phân
tích khá nhiều mẫu thuộc các khoan sâu TKTD ở bồn trũng. Tuy nhiên, chỉ
một số rất hạn chế trong số mẫu đó phát hiện được Nannofossils và chủ yếu
tập trung ở phần trên (Neogen - Đệ tứ). Kết quả bao gồm các giống loài sau:
Amaurolithus primus (Bukry & Percival), Gartner &Bukry;
A. tricornicularus (Gartner), Gartner &Bukry;
Braarudosphaera bigelowii (Gartner & Braarud) Deflandre;
Calcidiscus leptoporus (Murray & Black) Leoblich & Tappan;
c. macintyrei (Bukry & Bramlette) Leoblich & Tappan;
c. pliopelagicus Wise;
Ceratolithus cristatus Kamptner;
c. rugosus Bukry & Bramlette;
c. separatus Bukry;
c. telemus Norris;
Crenaỉithus doronicoides;

Discoaster asymetricus Gartner;
D. beỉlus Bukry & Percival;
D. berggrenii Bukry;
D. brouweri Tan;
D. calcaris Gartner;
D. chalỉengerỉ Bramlette & Riedel;
D. loebỉichii Bukry;
D. mendomobensis Wise;
D. neohamatus Bukry & Bramlette;
D. pentaradiatus Tan,
D. prepentaradiatus Bukry & Percival;
D. surculus Martini & Bramlette;
12
D. triradiatus Tan;
D. variabilis Martini & Bramlette;
Gephyrocapsa caribbeanica Boudreaux & Hay-
G. oceanica Kamptner;
Helicosphaera carteri Kamptner;
H. granulata Bukry & Percival;
H. intermedia Martini;
H. sellii Bukry & Bramlette;
Pyrocyclus inversus Deflandre;
Reticulofenestra pseudoumbiỉica Gartner;
Rhabdosphaera claviger Murray & Blaackman;
Sphenolithus abies Deflandre;
Umbilicosphaera sibogae foliosa (Kamptner)
Kết quả phân tích của từng giếng khoan theo 2 tuyến chính: GK CL1
đến GK BH6 (Hình 4.1) và GK 15G đến GK 17DD (Hình 4.2) được đưa lên
bảng phân bố loài theo chiều thẳng đứng. Qua kết quả phân tích thấy rõ hóa
thạch Nannofossils tập trung chủ yếu ở phần đáy biển với số lượng không lớn

và thuộc phần trầm tích Miocen muộn trở lên. Thành phần loài, số lượng cá
thể phân bố trong các giếng khoan cũng khác nhau theo cả không gian và thời
gian, Mẫu lấy theo vụn khoan là chủ yếu nên có trường hợp mẫu rơi từ trên
cao xuống dưới làm xáo trộn độ sâu thực của mẫu. Chính vì vậy mà việc lập
bảng phân bố theo chiều sâu có thể loại trừ (khắc phục) được lộn xộn đó. Từ
những kế quả trên, qua phân tích tổng hợp và đối sánh 9 giếng khoan (Hình
4.3 - Hình 4.11) và mạnh dạn lập nên một số đới Nannofossils của trũng cửu
Long. Những đới được phân chia ra thường là đới phân bố loài (sinh đới loài)
như đới Discoaster quinqueramus; Dỉscoaster bellus hoặc đới cùng phân bố,
đới cực thịnh như Discoaster brouweri. Trong trầm tích bồn trũng cửu Long
có thể phân chia thành một số đới sinh địa tầng theo Nannofossils.
Như đã nói ở phần trên trong hai tuyến khoan gồm 9 giếng khoan, chỉ
phát hiện được tảo vôi ở phẩn trên, từ Miocen thượng đến Pleistocen. Còn
Miocen trung chỉ thấy rất ít thuộc phần cao nhất (ranh giới Miocen trung
13
MẶT CẤT ĐỊA TẦNG TỪ LỎ KHOAN CL-1 ĐÉN LÒ KHOAN BH6
Miocene

×