Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ôn tập an toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.66 KB, 8 trang )

I. HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC
1.Dấu hiệu phát hiện người bệnh bị ngừng thở, ngừng tim.
- Toàn thân da tím tái.
- Thở ngáp, không còn động tác thở.
- Không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn, tim không đập.
- Phải tiến hành cấp cứu ngừng thở, ngừng tim ngay lập tức, vì nếu để quá 3 phút, tế
bào não sẽ khôg hồi phục trở lại.
2. Hô hấp nhân tạo:
Sau khi đã xác nhận ngừng thở, phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Phương pháp
thông dụng, hiệu quả nhất là hà hơi thổi ngạt, gồm các động tác sau:
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cổ ưỡn, độn vai.
- Khai thông đường thở: Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi miệng (nếu có).
- Nới rộng quần áo cho nạn nhân.
* Người làm hô hấp nhân tạo quỳ ở cạnh đầu người bệnh:
- Một tay đẩy cằm nạn nhân ra phía trước và lên trên để bệnh nhân há miệng.
- Một tay đặt lên trán nạn nhân, bóp chặt 2 lỗ mũi.
- Hít một hơi dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi (có thể đặt 1 khăn mùi
xoa lên miệng nạn nhân trước khi thổi).
- Khi thổi quan sát xem ngực nạn nhân có phồng lên hay không ( nếu ngực phồng lên
là được).
- Ngửa mặt lên, hít một hơi dài. Bỏ tay đang bịt mũi nạn nhân, để nạn nhân tự thở ra.
- Thổi như vậy từ 15-18 lần trong 1 phút, tới khi nạn nhân tự thở được.
Có thể bịt miệng nạn nhân thổi vào mũi.
-Kết hợp vừa hà hơi, vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
*Đối với trẻ nhỏ, người cấp cứu có thể áp miệng vào cả mũi và miệng đứa bé và thổi
nhẹ nhàng.
3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Khi một nạn nhân bị ngừng tim phải tiến hành bóp tim ngoài long ngực ngay:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, nằm ngửa tối đa.
- Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi, miệng (nếu có).
- Người cấp cứu đặt lòng bàn tay trái lên phần nửa dưới xương ức, bàn tay phải để chéo


lên góc lên bàn tay trái.
- Duỗi thẳng 2 tay, ấn thẳng vuông góc với lồng ngực, sao cho xương ức lún sâu xuống
3-4 cm.
- Làm nhịp nhàng 60 -70 lần trong 1 phút.
- Tiến hành kiên trì tới khi tim đập trở lại, nếu sau 1 giờ cấp cứu tim không đập trở lại
thì mới thôi.
- Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần dùng 2 ngón trỏ và 2 ngón giữa bắt chéo lên nhau, ép tim nhẹ
nhàng từ 80 – 100 lần trong 1 phút.
Phải tiến hành song song bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Cứ 4- 5 lần bóp
tim lại 1 lần thổi ngạt.
Sauk hi nạn nhân tự thở được thì cần phải đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được
điều trị kịp thời.
II. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT
Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và
nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.
- Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách họ ra khỏi dòng điện bằng
cách cắt cầu dao điện.
- Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách
nạn nhân ra khỏi dòng điện.
- Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải
khô, đi guốc dép khô hay đứng đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện
ra.
- Người ứng cứu cần cẩn thận vì rất dễ bị điện giật khi cứu nạn nhân do cầm, sờ trực
tiếp vào nạn nhân mà quên cắt điện.
- Sau khi tách được người bị điện giật ra khỏi dòng điện, trước hết phải làm cho 2 bộ
phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.
* Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: theo dõi vì trong thòi gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim.
* Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do
rối loạn chức năng não > ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:
(1)Thông đường hô hấp: để đờm, rãi tự chảy ra không thể trôi vào phổi được bằng cách

đặt nằm nghiêng, gập tay người bị nạn đặt bên dưới mặt.
(2) Thổi ngạt: (khi thở bị ngừng)
- Moi đờm, rãi, thức ăn, răng giả trong miệng ra
- Hô hấp nhân tạo: bằng máy hoặc bằng tay: hiệu quả thấp: tốn nhiều sức, ít không khí
vào phổi.
- Hà hơi, thổi ngạt: đơn giản, nhiều ưu điểm hơn cả, chỉ cần một người làm và áp dụng
ở khắp mọi nơi
Những phút đầu thổi 20 lần/phút, sau: 16 lần/phút.
- Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực bị nén xuống từ 3-4 cm. 60-80 lần / phút.
Cứ kiên trì, tiếp tục làm như vậy cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở trở lại
Theo dõi dấu hiệu môi hồng và mạch ở tay đập của nạn nhân để có nhận xét về tiên
lượng đáp ứng cấp cứu cho đến khi có nhân viên y tế đến đón nạn nhân về bệnh viện nơi gần
nhất để tiếp tục cứu chữa.
3. Lưu ý khi cấp cứu điện giật:
- Khi ngắt điện, cần đề phòng nạn nhân bị ngã gây chấn thương khiến tai nạn nặng
thêm.
- Người vào cứu tuyệt đối không dùng tay để kéo nạn nhân ra khi nguồn điện chưa
được cắt để tránh bị điện giật.
III. SƠ CỨU KHI CÓ NGƯỜI BỊ BỎNG (DO HÓA CHẤT…)
1.Khái niệm:
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện…)
và hoá học gây ra trên cơ thể. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là
các lớp sâu dưới ga (cân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan (đường
hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục)…
2. Nguyên nhân gây bỏng:
+ Bỏng Do Nhiệt: thường gặp nhất. Chia thành hai nhóm: Nhóm do nhiệt khô (lửa, tia
lửa điện, kim loại nóng chảy…) và nhóm do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ
sôi, hơi nước nóng…) .
+ Bỏng Do Dòng Điện chia thành hai nhóm: Do luồng nhiệt có hiệu điện thế thông
dụng (dưới 1000 volt) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (trên 1000 volt). Sét đánh cũng

gây bỏng do luồng điện có điện thế cao.
+ Bỏng Do Hoá Chất : gồm các chấy oxy hoá, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gây
độc cho bào tương, chất làm khô, chất làm dộp da. Trên lâm sàng được chia thành hai nhóm:
Nhóm Acid acids Sulfuric, Nitrics, Chlohydric…) và nhóm Chất Kiềm (NaOH, KOH,
NH4OH…). Bỏng do vôi là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm.
+ Bỏng Do Bức Xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Laser…
ngoài ra, còn có bỏng do Nhựa đường, tai nạn giao thông…
3.Phân loại:
Bỏng được chia làm ba loại:
+ Bỏng độ I: Da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh
nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ
1.
+ Bỏng độ 2: Da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên một phần chân bì
(phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành,
không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.
+ Bỏng độ 3: Huỷ hoại toàn bộ bề dầy của da. Vùng da bỏng có mầu trắng hoặc cháy
sém. Nếu bỏng sâu có thể tới cơ và xương.
Bề sâu của vết bỏng tuy quan trọng cho việc vết bỏng thành sẹo tốt hoặc xấu nhưng
chính bề mặt vết bỏng là yếu tố quan trong quyết định việc biến chuyển toàn thân của người
bỏng: bề mặt da bị bỏng càng rộng càng nguy hiểm cho tính mạng vì mất nhiều nước và đau
nhiều. Bỏng chiếm trên 15% diện tích được coi là bỏng nặng.
4.Ảnh Hưởng Và Biến Chứng
Bệnh bỏng được xác định khi diện bỏng từ 10-15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có
bỏng sâu (từ 3-5% diện tích trở lên). Chấn thương bỏng gây các rối loạn chức năng toàn thân
và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật từ khi bị bỏng cho đến khi khỏi hoặc
chết.
+ Bỏng lan rộng độ 1: gây đau, bồn chồn, nhức đầu, sốt nhưng không nguy hiểm.
+ Bỏng độ 2 hoặc 3 trên 10% diện tích da, có thể bị sốc, mạch tăng, huyết áp hạ do cơ
thể mất một lượng lớn dịch chứa Protein ở vùng bỏng. Sốc có thể gây chết nếu không điều trị
kịp thời bằng bù dịch.

Khi bị bỏng, da không thể bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng được nữa. Nhiễm trùng
vùng da bị bỏng rộng có thể gây biến chứng chết người.
Bị bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt. Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa mắt nhiều
lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn, sau đó gửi đến chuyên khoa mắt.
5. Sơ cứu bỏng:
Khi bị bỏng cần phải sơ cứu nhanh chóng và khẩn trương, tránh những hậu quả đáng
tiếc. Tuy nhiên, việc sơ cứu cần phải được thực hiện rất cẩn thận và đúng cách. Những kiến
thức cơ bản sau sẽ giúp bạn xử trí nhanh chóng và đem lại hiệu quả khi sơ cứu bỏng.
a. Sơ cứu Bỏng Nhẹ:
- Dập tắt nguyên nhân gây bỏng.
- Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức.
- Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi
bớt đau.
- Tháo hết các đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quân áo chật tại vùng bị
bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên.
- Băng lại bằng gạc sạch (vô trùng).
b. Sơ cứu Bỏng Nặng:
Bỏng hoá chất:
-Dùng nước lạnh để dội sạch các hoá chất dính trên cơ thể nạn nhân. (Bỏng do axit: rửa
bẳng NaHCO
3
2%  rửa bằng nước sạch. Bỏng bazo: rửa bằng axit axetic 2%  rửa bằng
nước sạch. Nếu như đó là loại hoá chất quá mạnh như bỏng vôi, có thể dùng bàn chải hay
chổi lông để loại bỏ nó sau đó mới xả nước…).
- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức bị dính hoá chất.
- Bọc vùng bị bỏng bằng vải khô hay gạc khô để tránh nhiễm trùng.
- Nếu vết bỏng xảy ra ở mắt, cần phải nhanh chóng rửa mắt ngay với nước, rửa nhiều
lần để loại bỏ hết hoá chất trong mắt. Ngâm mắt trong nước ít nhất 20 phút. Sau khi rửa xong,
nhắm mắt và băng lại bằng gạc mỏng.
Bỏng điện:

- Khi phát hiện nạn nhân bị bỏng điện cần khẩn trương ngắt nguồn điện ra khỏi người
nạn nhân. Cần thận trọng trong quá trình ngắt điện, cần dùng vật cách điện như bao tay, que
gậy khô.
- Bỏng điện rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim.
- Vết bỏng có thể chỉ biểu lộ ra bên ngoài dưới dạng bỏng nhẹ, nhưng nguy cơ phá huỷ
khi bị bỏng điện là rất cao, thậm chí nó sẽ ăn sâu vào bên trong dưới lớp biểu bì. Vì thế sau
khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
* Chú ý:
Khi sơ cứu bỏng. không được:
- không dùng đá để chườm trực tiếp lên vết bỏng, sẽ gây nên những hậu quả khó lường.
- Không bôi mỡ hay dầu lên vết bỏng. Bôi mỡ hay dầu cá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng.
- Không nên buộc gạc quá chặt để tránh sức ép lên vết thương.
- Ở chỗ da bị bỏng thường xuất hiện túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Bạn không
nên chọc vỡ nó mà hãy để nó tự vỡ, để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
VI. SƠ CỨU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
Trong phần này không đề cập đến ngộ độc trong sinh hoat (ngộ độc thực phẩm, ngộ độc
rượu, ngộ độc thuốc…), mà chi nói đến ngộ độc cấp do các chất độc công nghiệp.
Ngộ độc hay nhiễm độc có thể xảy ra ở nơi làm việc do nhiều nguyên nhân khác nhau
hư hóa chất từ nhà máy rò rỉ ra, nhà máy bị hư hỏng, kho bảo quản hóa chất không đúng qui
cách về an tòa, tai nạn nổ, cháy… Hầu hết các ca ngộ độc trông công nghiệp đều có liên quan
đến các khí độc hại.
Các chất độc thường vào cơ thể theo 4 đường sau:
Đường thở: bị hít vào trong phổi và bị hấp thu.
Đường tiêu hóa: Bị nuốt vào và thẩm thấu vào ruột.
Đường da, niêm mạc: Bị thẩm thấu qua da.
Đường tiêm: Qua da, tĩnh mạch.
Mỗi loại chất đọc khi lọt vào cơ thể có tác động khác nhau và gây nguy hại cho các cơ
quan nội tạng khác nhau, vì vậy sơ cấp cứu viên và tình nguyện viên CTĐ khi gặp tai nạn ngộ
độc hóa chất nên yêu cầu sự giúp đỡ của cán bộ y tế. Trong khi chờ đợi sự can thiệp chuyên

môn của cán bộ y tế, sơ cấp cứu viên vẫn tiến hành việc sơ cứu dựa vào những nguyên tắc
sau:
Bảo vệ thân thể: Tiếp cận hiện trường một cách cẩn thận, nhanh chóng. Giữ khoảng
cách an toan giữa hiện trường và nơi sơ cứu.
Quan sát các biển báo, cố gắng nhận ra hóa chất gây tai nạn. Thông báo ngay với cơ
quan chuyên môn xin hỗ trợ.
Có các phương tiện ứng cứu cần thiết và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh
càng tốt.
Chỗ sơ cấp cứu phải an toàn, xa nơi nhiễm độc, thoáng khí.
Tháo các đồ trang sức và các vật dụng khác ra khỏi quần áo nạn nhân để cứu chữ sau
này thuận tiện hơn.
Tại hiện trường nếu có hoas chất rò rỉ hoặc tràn ra ngoài phải dùng cát hay đất khô
thấm, quét rồi đổ ra nơi an toàn, dùng nước cọ rửa sau khi đã thấm và quét sạch đất cát.
Sơ cấp cứu đối với bỏng do hóa chất:
Dội nước vào chỗ bị tổn thương ít nhất 15 phút.
Cởi quần áo dính hóa chất.
Tránh tiếp xúc với bất kì vật liệu nào dính hóa chất.
Xác định chất hóa học để điều trị tiếp tho.
Sơ cấp cứu vết bỏng do phốt pho:
Giữ độ ẩm, tốt nhất là ngâm trong nước.
Giữ quần áo ướt trong khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
Dùng cặp gắp bỏ những mảnh phốt pho dính vào người. Không được chạm tay vào
phốt pho.
Sơ cấp cứu ngộ độc xyanua:
Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Cởi bỏ quần áo bị nhiễm xyanua.
Bơm và thở oxi nếu có sẵn.
Nếu có nuốt khỏi xyanua mà nạn nhân còn tỉnh táo thì phải làm cho nôn ra bằng cách
dùng ngón tay ngoáy vào thành sau họng, cứ 15 phút nhắc lại một lần.
Khẩn trương chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Sơ cấp cứu đối với người nuốt phải chất độc:
Nếu nuốt phải chất axit hay chất kiềm:
- Không được gây nôn, vì sẽ gây bỏng nhiều hơn.
- Cho uống từng ngụm sữa hoặc nước.
Nếu chất độc không phải axit hoặc kiềm, thi dụ thuốc trừ sâu, thuốc chuột, thuốc chữa
bệnh…:
- Gây nôn bằng cách dùng ngón tay ngoáy ào sau thành họng, cứ sau 15 phút nhắc
lại một làn.
- Cho uống nhiều nước sau khi nôn. Chú ý trong ngộ độc vôn-pha-tốc (hóa chất trừ
sâu trong nông nghiệp) không cho nạn nhân uống sữa.
Sơ cấp cứu khi hít thở phải khí độc:
Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng có khí độc. Bạn phải bảo vệ mình bằng mặt nạ phòng
độc hoặc bằng khẩu trang, khăn dúng nước vắt ẩm che mũi và miệng.
Đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục.
Cho thở oxi, nếu có.
Nếu nạn nhân bất tỉnh kiểm tra nhịp thở và mạch đập. Làm hô hấp nhân tạo nếu cần.
Sơ cấp cứu khi hóa chất vào mắt:
Rửa mắt bị tổn thương dưới vòi nước lạnh ít nhất 10-15 phút.
Nếu khi nhắm mắt lại mà bị đau thì nhẹ nhàng kéo mí mắt ra để rửa, cẩn thận đừng để
nước nhiễm bẩn chảy sang mắt kia.
Đặt gạc vô trùng và băng mắt lại.
Chuyển đi bệnh viện tiếp tục điều trị.
Phòng ngừa ngộ độc công nghiệp:
Lãnh đạo nhà máy, chủ các xí nghiệp phải tuân thủ các qui chế, qui trình về bảo đảm an
toàn cho người lao động theo yêu cầu củ Bộ Luật lao động ban hành ngày 5/7/1994 và Nghị
định 06/CP ngày 20/1/1995.
Những nơi làm việc có chất độc hại hoặc nguy hiểm, kho dự trữ hoặc các phương tiện
chuyên chở các chất độc hại phải có treo các dấu hiệu cảnh báo cho mọi người biết; có bản
hướng dẫn qui tắc an toàn treo ở nơi dễ thấy nhất.
Người lao động phải đọc và tuân thủ các bản hướng dẫn về an toàn lao động

Được hướng dẫn cách đề phòng tai nạn và tự sơ cứu khi làm việc với hóa chất độc hại.
Sử dụng quàn áo, trang bị bảo hộ cá nhân khi làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm.
Tạo thói quen làm sạch nơi làm việc: tắm rửa sạch sau khi làm việc, tiếp xúc cới hóa
chất.
Không ăn uống, hút tuốc trong khi làm việc với hóa chất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×