Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ô nhiểm đất do các hoạt động sản xuất nông nghiệp và giải pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.7 KB, 6 trang )

Ô NHIỄM ĐẤT DO CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ
1. Giới thiệu chung
Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ tăng dân số nhanh, vì vậy áp lực sử dụng đất cho
sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Một mặt đảm bảo được an toàn lương thực, mặt khác ôn
nhiễm và suy thoát đất là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là những vũng như Tp.HCM.
Để quản lý và tìm ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái đất, góp phần bảo vệ
nguồn tài nguyên đất và hệ sinh thái đất không chỉ là nhiệm vụ của các nhà quản lý, các nhà
nghiên cứu mà cần có sự góp sức của cộng đồng nông dân và cư dân đòa phương.
2. Phân loại các hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động lên hệ sinh thái và
môi trường đất
2.1. Trồng trọt
- Họat động cơ giới trong nông nghiệp (thu hoạch sản phẩm và cày bừa bằng máy có
bánh xe to).
- Tăng vụ trong trồng cây chuyên canh.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc
diệt cỏ) quá mức và không đúng quy cách, không đúng chủng loại, loại thuốc bò cấm.
- Sử dụng phân hoá học quá mức, không đúng quy cách.
2.2. Chăn nuôi
- Chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu và thức ăn thừa của gia súc, gia cầm.
- Chăn thả bừa bãi gia súc, gia cầm.
2.3. Nuôi thủy sản
- Mở kênh dẫn nước mặn nuôi tôm.
- Bùn đáy sinh ra từ việc vệ sinh đầm sau thu hoạch.
3. Tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp lên hệ sinh thái và môi
trường đất
3.1. Suy thoái đất (mất độ phì nhiêu của đất)
Tăng vụ trồng cây chuyên canh như lúa, bắp,… sẽ làm mất độ phì nhiêu của đất vì không
có thời gian cho đất hồi phục độ màu. Sau một thời gian canh tác không đạt năng suất cao,
người nông dân tăng cường sử dụng phân hoá học để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Việc
sử dụng nhiều phân hoá học làm cho đất bò nén chặt, không tơi xốp mà người nông dân gọi là


đất trở nên “chai cứng”.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, không đúng quy cách, không đúng chủng loại, các
loại thuốc bò cấm sẽ tăng thêm tác động có hại cho hệ sinh thái và môi trường đất. Điển hình
là lượng thuốc tồn dư sẽ gây trở ngại hay tiêu diệt động thực vật trong đất, dẫn đến khả năng
phân hủy chất hữu cơ kém. Kết quả sẽ là mất vệ sinh đồng ruộng, vườn tược và làm giảm độ
màu mỡ, tơi xốp của đất.
Chuồng trại chăn nuôi không có bể chứa chất thải bằng xi măng, chất thải ngấm xuống đất
gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Ngoài ra, các vi sinh vật có hại còn tiêu diệt các vi sinh vật có
ích khác (các nhóm phân hủy chất hữu cơ mạnh).
3.2. Ô nhiễm các chất hoá học (thuốc BVTV, phân bón,…)
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức và không đúng quy cách, không đúng chủng loại,
loại thuốc bò cấm sẽ làm tăng thêm hàm lượng chất độc tồn lưu trong đất. Các chất độc này
tồn lưu trong đất rất lâu, trước hết gây trở ngại hay tiêu diệt động thực vật có ích trong đất và
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa khi tồn lưu lâu trong đất, các độc
tố sẽ xâm nhập vào rau quả, cây lương thực, thức ăn gia súc, động thực vật sống trong nước và
rồi xâm nhập các loại thực phẩm, thức uống. Sử dụng lâu các thực phẩm có chứa độc tố sẽ
gây ung thư hoặc gây ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
Sử dụng nhiều phân đạm gây chua hoá môi trường đất và phần lớn đạm được giữa lại trong
đất, chúng sẽ ngấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng nhiều phân lân có
thể chứa nhiều nguyên tố độc như chì, niken, cadimi và các kim loại nặng này tích lũy lâu
trong đất ở dạng hỗn hợp độc. Sau đó chúng có khả năng di chuyển vào cây trồng trên đất đó.
Hơn nữa việc sử dụng phân hoá học quá mức, không đúng quy cách sẽ tăng mức độ ô nhiễm
kim loại nặng trong đất vì một số loại phân bón kém chất lượng không loại trừ được một số
kim loại nặng trong quá trình sản xuất. Do vậy, sau khi sử dụng phân bón (đặc biệt là dùng
quá mức, không đúng quy cách), các chất này làm cho đất bò chai xấu, thoái hoá, khó có thể
đạt được năng suất cao. Thậm chí là không thể canh tác tiếp được.
Việc thải bỏ bừa bãi bùn đáy sinh ra từ việc vệ sinh đầm sau thu hoạch sẽ gây nhiễm bẩn
đất và nước ngầm vì trong bùn đáy này chứa rất nhiều độc tố do sự tích tụ lâu ngày các thức
ăn thừa, sản phẩm bài tiết của tôm, hóa chất làm sạch, thuốc kháng sinh dưới đáy đầm.
3.3. Biến đổi tính chất vật lý của đất

Thu hoạch sản phẩm hay cày bừa bằng máy có bánh to sẽ làm cho đất bò nén chặt, kết cấu
đất vững chắc, kém tơi xốp. Chăn thả trâu, bò, dê bừa bãi cũng gây tác động tương tự cho đất.
Việc mở kênh dẫn nước mặn nuôi tôm ở những vùng còn khả năng canh tác nông nghiệp
sẽ làm cho đất ở khu vực xung quanh bò nhiễm mặn, chai cứng, mất độ màu của đất. Làm
giảm hoặc làm mất khả năng canh tác trong một thời gian dài sau khi không còn nuôi tôm.
4. Các giải pháp xử lý
4.1. Giải pháp kỹ thuật
4.1.1. Trồng trọt
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Phun thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn, đúng quy cách. Vì phun thuốc quá nhiều, dư
lượng thuốc gây tác hại đến động thực vật có ích ở đất, hạn chế khả năng phân hủy
chất hữu cơ cho đất và khi chất độc thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Sử dụng thuốc đúng chủng loại, mỗi nhóm sâu bệnh khác nhau có dạng thuốc khác
nhau.
- Không sử dụng các loại thuốc đã cấm lưu hành.
Sử dụng phân bón
- Bón phân theo chỉ dẫn.
- Tăng tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hoá học, vì phân hữu cơ có tác dụng
cải tạo đất, tăng thêm chất dinh dưỡng, tăng tỷ lệ mùn và tích lũy được nhiều dinh
dưỡng cho đất. Tạo tiền đề cho đất có độ phì nhiêu cao và tăng độ xốp cho đất.
Cày bừa và thu hoạch
- Sử dụng máy cày và máy thu hoạch đúng kỹ thuật để hạn chế đất bò nén chặt.
Canh tác
- Nên trồng xen canh. Ví dụ: Giữa 2 vụ bắp, trồng 1 vụ đậu để tăng hàm lượng đạm tự
nhiên cho đất, đất sẽ màu mỡ và tơi xốp hơn.
Ủ phân
Nếu sử dụng phân tươi bón trực tiếp cho cây trồng hoặc ủ phân không đúng kỹ thuật sẽ
gây ô nhiễm môi trường đất vì số lượng vi sinh vật gây bệnh còn tồn tại trong phân rất lớn, sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Chưa kể mùi hôi là vấn đề
cần xem xét khi khu dân cư ngày càng đông đúc. Ngoài ra, nhiều nhóm vi sinh vật trong phân

tươi diệt một số vi sinh vật có ích trong đất (các nhóm phân hủy mạnh chất hữu cơ).
Vì vậy, ủ phân trong điều kiện kỵ khí, một mặt giảm được lượng rất lớn vi khuẩn gây
bệnh, ổn đònh nồng độ dinh dưỡng. Mặt khác giảm được khả năng bốc mùi hôi. Có 3 phương
pháp ủ :
Phương pháp ủ nóng: Đổ phân tươi và xác bã thực vật như lá cây, thân cây, cành non theo
lớp, giữa hai lớp phân và xác bã thực vật có lớp vôi bột mỏng để hỗ trợ khử trùng. Có thể đắp
đất lên trên để tạo nhiệt độ trong phân đạt khoảng từ 80 – 90
0
C và hạn chế được ruồi, muỗi,
côn trùng truyền bệnh. Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay bò rửa trôi nên mất một lượng
đạm lớn (do nitơ bay ra). Tuy nhiên, phương pháp ủ này nhanh và đơn giản. Thời gian ủ từ 60
– 65 ngày.
Phương pháp ủ nguội: Đắp đất phía trên và nén chặt xuống. Nhiệt độ ủ khoảng từ 35 –
50
0
C. Phương pháp này kéo dài thời gian, nhưng do có lớp đất phía trên được nén chặt lượng
đạm hao hụt rất ít. Thời gian ủ từ 155 – 170 ngày.
Phương pháp ủ hỗn hợp: Bên trên có lớp đất, nhưng không nén để nhiệt độ phân hủy phân
hủy chất hữu cơ khoảng 50 – 60
0
C, sau đó nén đống phân lại, tiếp tục ủ nguội. Phương pháp
này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Thời gian ủ từ 80 – 90 ngày. Ở cả 3
phương pháp, nên làm mái che hoặc phủ nylon phía trên để tránh mưa, nắng ảnh hưởng đến
chất lượng phân.
Hình 1: Cách thức ủ phân
Lá, cành non, thân cây, cỏ,…
Phân heo, gà, trâu, bò,…
Phân heo, gà, trâu, bò,…
Lá, cành non, thân cây, cỏ,…
Phân heo, gà, trâu, bò,…

Lá, cành non, thân cây, cỏ,…
Gờ
đất
Lớp đất
đắp
Lớp vôi
mỏng
Sau khi lấy phân ra khỏi nơi ủ, cần vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách để
diệt ruồi và hạn chế lan truyền bệnh.
4.1.2. Chăn nuôi
- Chuồng trại chăn nuôi phải có bể chứa phân, nước tiểu và thức ăn thừa của gia súc,
gia cầm.
- Bể chứa chất thải phải được xây chắc chắn, tránh rò rỉ.
- Hầm ủ kỵ khí phải làm bằng vật liệu thích hợp, tránh rò rỉ (bể xi măng hay túi
plastic).
- Hạn chế chăn thả trâu, bò, dê lên các khu vực đất cách tác, đặc biệt vào mùa mưa.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ khí sinh vật
Xử lý phân, chất thải chuồng trại bằng hầm phân hủy kỵ khí hay túi sinh học vừa giảm
mùi hôi sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ vừa tận dụng được khí đốt. Xử lý phân và
chất thải chuồng trại bằng hầm ủ khí sinh vật có những thuận lợi sau:
- Chi phí hoạt động thấp, thường với những hộ chăn nuôi quy mô lớn xây dựng hầm
phân hủy kỵ khí bằng xi măng và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có thể sử dụng túi
sinh học bằng plastic.
- Yêu cầu diện tích mặt bằng nhỏ. Ví dụ, đối với những hộ chăn nuôi khoảng 500kg vật
nuôi thì lượng khí sinh ra từ Biogas có thể sử dụng nấu ăn cho khoảng 3 – 4 người, với
thể tích bể là 2,6 m
3
.
- Sản phẩm khí gas có chất lượng tốt.
- Sản phẩm bùn sệt (bao gồm chất rắn và nước sinh ra trong quá trình phân hủy phân và

nước tiểu của gia súc, gia cầm trong hầm ủ) sau xử lý không nhiều, hơn nữa người
nông dân có thể tận dụng sản phẩm bùn sệt để tạo màu nước cho ao hồ hoặc bón cho
cây trồng.
4.1.4 Nuôi thủy sản
- Các chất độc từ bùn đen của việc nạo vét đầm tôm sau thu hoạch phải được cách ly
tốt, tránh ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
4.2. Giải pháp quản lý
- Sở Tài nguyên Môi trường cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ban hành chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Quy
hoạch đòa bàn sản xuất nông nghiệp phù hợp với sự phát triển của thành phố.
- Một mặt hỗ trợ kỹ thuật, vốn cho nông dân phát triển các phương pháp sử dụng chất
thải nông nghiệp có hiệu quả, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ môi trường. Một mặt, cần
xây dựng hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải nông nghiệp tập trung.
- Tư vấn xử lý chất thải nông nghiệp (tập trung vào ngành chăn nuôi) cho các cơ sở
chăn nuôi vừa và lớn.
- PhòngTài nguyên và Môi trường các quận, huyện trực tiếp quản lý, kiểm tra việc thực
hiện quy đònh, chính sách của Sở ban hành.
- Tăng cøng công tác khuyến nông sử dụng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón đúng quy cách.
- Tăng cường xử lý chất thải có sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường bao gồm xây dựng quy đònh, luật đònh, thiết kế dự án và thực hiện.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
Đư
ờng
ống
dẫn
chấ
t
thả
i

Chất sệt (phân
và nước thải)
Tầng khí
Biogas

×