Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở HÀ NỘI
(Báo cáo tổng kết)
Mã sỏ: QX10-2001
Người chủ trì: Trần Đức Thanh
rOAI MOC 0 ' *v* ì
iì n ;"i TẦM 78ỎNG HN .THƯ VỊN ị
.Q T /M Ì I
Hà Nội-2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở HÀ NỘI
(Báo cáo tổng kết)
Mã số: QXKâBOl _ 4 0 GlX 04 - A 0
Người chủ trì: Trần Đức Thanh
Phôi hợp nghiên cứu:
TS Trương Sỹ Vinh (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch)
ThS Nguyễn Vãn Minh (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch)
TS. Nguyễn Thị Hải (Khoa Địa lý ĐHKHTN)
ThS. Bùi Thi Hải Yến (Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
ThS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (Khoa Khách sạn Du lịch, Trường ĐHTM)
CN. Đào Thanh Mai (HVCH Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
SVK44. Nguyễn Thu Hằng (Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
SVK44. Nguyễn Thị Tuyết (Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
SVK45. Nguyẻn Thị Cúc (Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
SVK45. Phạm Vân Nga (Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
SVK45. Đặng Văn Thượng (Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH&NV)
Hà Nội 2004


I <1 r\<IO Ol-rưr My Ikx n m rn, I m t> „ r»«nt w K ll iiM o y m i />/.Y7» \ «. K ttn d n !«<<< IU
MỞ Đâu
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Để giải quyết cắc vấn đề về phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý, bảo vệ và
tái tạo tài nguyên thiên nhiên của đất nước, nghiên cứu địa lý luôn đóng một
vai trò quan trọng, trong đó đặc biệt là các công trình đánh giá. Bất kỳ một
hoạt động kinh tế nào của con người cũng đều phải dựa trên cơ sở đánh giá các
tổng thể tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Cho đến nay, con người đã hiểu
rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn trước những tham vọng vô cùng
của chính họ về phát triển. Chính vì vậy mà con người luôn phải lựa chọn cách
sử dụng các nguồn tài nguyên sao cho có lợi nhất, hợp lý nhất. Muốn thế, con
người phải tiến hành đánh giá tài nguyên, bởi thiếu nó không thể lựa chọn
được giải pháp tối un cho việc sử dụng.
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch ảnh hưởng tới việc tổ chức lãnh thổ du lịch, tới quá trình chuyên môn hoá
và hiệu quả kinh tế của ngành. Do đó càng cần phải đánh giá, lựa chọn tài
nguyên du lịch cho việc phát triển những loại hình du lịch phù hợp. Chỉ có như
vậy mới giảm được chi phí đầu tư, khai thác tài nguyên một cách hiệu quả và
đảm bảo thành công cho việc phát triển du lịch.
Do nhu cầu thực tế, hoạt động du lịch ngày càng phát triển và đa dạng
hoá. Đặc biệt là cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, hoạt động
du lịch sinh thái không ngừng gia tăng. Đây là xu thế chung trên thế giới cũng
như ở Việt Nam hiện nay. Dân số thành thị gia tăng, số các thành phố đông
dân ngày càng nhiều, số lượng người tham gia du lịch sinh thái cũng theo đó
tăng lên. Ở một số nước phát triển, tỷ lệ người tham gia hoạt động du lịch sinh
thái thường xuyên đã lên tới 50-70% số dân của cả nước. Nước ta hiện nay mới
đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, tỷ lệ này
còn chưa cao, nhưng hoạt động du lịch sinh thái cũng đang hình thành và phát
triển rõ rệt. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và thành phô Hồ Chí Minh,
nhu cầu về du lịch sinh thái ở khu vực phụ cận đã trở nên bức bách, nhiều

chương trình du lịch sinh thái, nhiều “vườn du lịch sinh thái” đã xuất hiện, tuy
nhiên có không ít chương trình du lịch sinh thái, “vườn du lịch sinh thái” ấy
lại mang tính phản sinh thái.
Việc phát triển các cơ sở du lịch sinh thái ở phụ cận thành phố, nhằm
thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của nhân dân lao động, đòi hỏi phải khai thác
và sử dụng nhiều tài nguyên hơn, dẫn đến sự tranh chấp với các hoạt động kinh
tế khác. Việc nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên trong khu vực, tiến tới
quy hoạch sử dụng chúng một cách hợp lý, hiệu quả cho mục đích phát triển
du lịch sinh thái là nhu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội” nhằm
góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết 45 CP của Chính phủ là:"đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức
khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta".
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tự nhiên, mục
tiêu của để tài là xây dựng luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ
tài nguyên du lịch tự nhiên trong khu vực, phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu nhu cầu, sở thích của người dân Hà Nội đối với hoạt động du
lịch sinh thái, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự
nhiên (TNDLTN) phục vụ du lịch sinh thái (DLST).
- Phân tích những yêu cầu của hoạt động du lịch sinh thái đối với nguồn
tài nguyên du lịch tự nhiên trong mối quan hệ với các phân hệ còn lại thuộc hệ
thống lãnh thổ du lịch Hà Nội và phụ cận.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá TNDLTN trong khu vực phụ
cận Hà Nội, phục vụ phát triển DLST
- Thực hành nghiên cứu, đánh giá TNDLTN tại một số điểm ở phụ cận Hà
Nội cho việc phát triển DLST
- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ TNDLTN phục vụ phát

triển DLST ở khu vực phụ cận Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TNDLTN và mối quan hệ giữa
TNDLTN với các hoạt động DLST của con người. Song, hoạt động DLST bao
gồm nhiều loại hình hoạt động như nghỉ dưỡng, thể thao, tham quan, vui chơi
giải trí Các loại hoạt động này có đặc điểm khác nhau và có những đòi hỏi
khác nhau đối với tài nguyên du lịch. Vì vậy, chỉ có thê chọn một dạng hoạt
động phổ biến, có xu hướng phát triển nhất trong giai đoạn hiện nay mà thôi.
Đó chính là hoạt động DLST nghỉ ngơi giải trí ngắn ngày đặc biệt vào dịp nghỉ
cuối tuần. Để tài chỉ nghiên cứu, đánh giá TNDLTN cho loại hoạt động này.
Để minh hoạ cho cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển
DLST đã được xây dựng, đề tài chỉ chọn một số điểm ở phụ cận Hà Nội chứ
không nghiên cứu toàn bộ tài nguyên du lịch của vùng phụ cận vì địa bàn quá
rộng, bao gồm nhiều tinh xung quanh Hà Nội. Hơn nữa, nguồn tài nguyên
trong khu vực có thê sử dụng cho du lịch lại rất đa dạng và phong phú. Việc
đánh giá đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu chi tiết và cụ thể. Vì vậy không thể
thực hiện trong khuôn khổ của đề tài được.
Khái niệm phụ cận ở đây là một khái niệm mang tính chất tương đối. Giới
hạn của nó phụ thuộc vào nhu cầu và vào khá năng khai thác du lịch. Do thời
/
is
PụiO-VUM) ;»*/.» V. IhtttUKemtt ì ram Umt n»mk Sl kH llịSTII\ h. u.1 r.ỊÌ,, IIIIX IU
gian và khả năng có hạn, đề tài chỉ giới hạn ở khoảng 150km kể từ trung tâm
Hà Nội. Như vậy, khu vực phụ cận chủ yếu bao gồm toàn bộ hoặc một phần
lãnh thổ thuộc các tỉnh như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,
Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình và tới Thanh Hoá. Như vậy, ngoài các
tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, khu vực nghiên cứu còn bao gồm cả bộ phận
rìa đồng bằng ở phía bắc, phía tây và phía nam.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ đa dạng và phức tạp
giữa tài nguyên thiên nhiên và con người. Vì vậy, để thực hiện được nhiệm vụ
nghiên cứu, đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: khảo sát thực địa,
thu thập và xử lý các số liệu thống kê, phương pháp đánh giá kỹ thuật, phương
pháp bản đồ là những phương pháp đã được sử dụng rộng rãi trong địa lý du
lịch. Đối với việc nghiên cứu nhu cầu, sở thích của con người, đề tài sử dụng
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và sử dụng phần
mềm chuyên dụng SPSS để xử lý, phân tích.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỂ TÀI
Du lịch sinh thái là một xu hướng đang phát triển khá nhanh ở nước ta. Đã
có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST. Tuy nhiên cho đến naykhông còn
nhiều vấn đề phải tranh luận, về mặt lý luận, đề tài này góp phần làm rõ hơn
nữa quan điểm của tác giả về DLST đã được trình bày trong một số công trình
trước đày. Mặt khác để tài tổng hợp và phân tích rõ về khái niệm du lịch sinh
thái, chức nãng, vai trò của nó trong đời sống xã hội và ý nghĩa to lớn của việc
quan tâm phát triển hoạt động này.
Để tài đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc đánh giá TNDL, phục vụ
cho một loại hình du lịch nhất định. Dựa trên những nguyên tắc và phương
/ u r v i o o u m (»•>«» V. /MTMMM. Ttnmih., r u i
V
I 1’iM i r . III 1,1 IH r
6
pháp chung về đánh giá kỹ thuật, đề tài đã tiến hành xây dựng cơ sở lý luận
đánh giá các dạng TNDL khác nhau, phục vụ phát triển DLST ở khu vực phụ
cận Hà Nội. Nội dung của chỉ dẫn bao gồm: xác định các yếu tô' và chỉ tiêu
đánh giá, trong đó có đánh giá riêng từng dạng tài nguyên và đánh giá tổng
hợp các điều kiện khai thác chúng cho du lịch; xây dựng các thang đánh giá
thành phần và đánh giá tổng hợp.
Bằng phương pháp điều tra xã hội học, đề tài đã tiến hành nghiên cứu nhu
cầu và sở thích của người Hà Nội đối với hoạt động DLST và đánh giá

TNDLST cho hoạt động này. Từ đó xác định được mối quan hệ giữa hoạt động
DLST của con người và TNDL, đó chính là đối tượng nghiên cứu và đánh giá.
Đánh giá tài nguyên du lịch là vấn đề còn gặp khá nhiều khó khăn vì đây
chính là đánh giá mối quan hệ giữa tổng thể tự nhiên và con người. Mối quan
hệ này hết sức đa dạng, phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Như vậy đóng góp
thứ 3 của đề tài là đã chỉ ra được kết quả việc áp dụng các phương pháp đánh
giá mà DLST Hà Nội là một trường hợp nghiên cứu minh hoạ.
Dựa vào kết qủa nghiên cứu, đánh giá, đề tài đã đề xuất định hướng sử
dụng hợp lý và bảo vệ TNDLTN phục vụ phát triển DLST trong khu vực một
cách lâu bển.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẺN
- Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tài
nguyên du lịch, vì đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh
thái chính là một hướng đánh giá tổng hợp tài nguyên cho một loại hình du
lịch cụ thể.
- Cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN đã xây dựng không chỉ được áp dụng
đê’ đánh giá toàn bộ các điểm tài nguyên trong khu vực nghiên cứu mà còn có
/ M r u 10 01041 Um- tk am tM * Itormmrmi 7*1« /•», /*«»» V h t y m \ h. . f l In III 114
thể vận dụng để đánh giá cho khu vực phụ cận các thành phô' khác, phục vụ
phát triển DLST.
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá tài nguyên là cơ sở khoa học cho việc
qui hoạch phát triển hệ thống các điểm du lịch sinh thái của Hà Nội.
- Một trong những mục tiêu quan trọng của đề tài đã được thực hiện là
góp phần làm phong phú thêm bài giảng các chuyên đề về du lịch sinh thái cho
sinh viên và học viên cao học. Kết quả nghiên cứu có thể được coi là một trong
những nguồn tư liệu cần thiết trong học tập, giảng dạy về DLST ở trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Cơ SỞ TÀI LIỆU
Đề tài đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các tài liệu khảo sát thực địa mà tác giả đã thu thập được trong suốt quá

trình nghiên cứu từ năm 2001 đến 2003.
- Các tài liệu, số liệu thống kê, các báo cáo của các Sở Du lịch, Công ty
Du lịch thuộc các tỉnh trên địa bàn nghiên cứu.
- Các tài liệu điều tra xã hội học theo các bảng hỏi.
- Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học của các chuyên gia trong và
ngoài nước
8. CÂU TRÚC CỦA ĐỂ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được kết cấu
thành bốn chương:
-Khái quát về du lịch sinh thái
-Nhu cầu du lịch sinh thái ở Hà Nội
/ «« P i l i o v n m Pnrmmtiu, • ( , Ị rnm IM,. TkAik w . /*•rM U U r».l» / • I ếnrh \< h l M II \ llrnol /« III III
-Cung du lịch sinh thái cho Hà Nội
-Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội
I . tr v /u o i -o * W V l» « p I ' ~ t — V . Ị'am /» < /» a** m ị>v»:>»n t * s w \ h. 4 /<./•< <M
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỄ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VÀ TRIỂN k h a i d u
LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Trên thê giới
Du lịch sinh thái được phát triển rất mạnh ơ các nước có nền kinh tế phát
triển trên thế giới như khối Cộng đồng Châu Âu, Mỹ, Canada, Australia v.v
Trong nhóm các nước đang phát triển, du lịch sinh thái đã được tiến hành ở
Nepal, Kenya, một số vùng ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Trung Mỹ.
Các nước này đã xây dựng thành công những mô hình du lịch sinh thái như
Ecomost của EU, Làng du lịch sinh thái của Áo, mô hình Hoàng Sơn ở Trung
Quốc, mô hình du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng ở Nepal. Hiến chương về
du lịch bền vững được Hiệp hội Du lịch quốc tế công bố năm 1995, mười quy
tắc môi trường cho du lịch có trách nhiệm do Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái
Bình Dương xây dựng và đề xuất, mười nguyên tắc của du lịch bền vững do
IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới) đưa ra v.v ; những hướng dẫn

chi tiết về khai thác và quy hoạch bền vững các điểm du lịch sinh thái do các
chi hội du lịch sinh thái quốc gia như của Anh, Hoa Kỳ v.v xây dựng là
những cơ sở khoa học cho hoạt động du lịch sinh thái quốc tế. Hoạt động du
lịch sinh thái đã góp phần bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và tăng
doanh thu ở hầu khắp các điểm du lịch sinh thái. Năm 2002 được Tổ chức Du
lịch Thế giới (WTO) lấy làm năm Du lịch Sinh thái. WTO kêu gọi các nước
đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng du lịch sinh thái và tổ chức tuyên truyền sâu
rộng về du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình du lịch
sinh thái ở các nước, các khu vực, chuẩn bị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho Hội
thảo Quốc tế về du lịch sinh thái sẽ tổ chức vào năm 2002. Chú trương này đã
thúc đẩy nhiều nước quan tâm phát triển du lịch sinh thái một cách nghiêm túc
04* nml ĩ ' 1* ỉ* , ĩế n rấ V* [itmum rntt ĩr .in í* ,, J kttnầ \ t KH ỌXỈOỈtHH ÍU S ỉ liS hr<*>ĩ**r»'i 4or tíí.ili tiề
hơn, đặc biệt là các nước đang phát triển, muốn dựa vào du lịch để cải thiện
nền kinh tế ốm yếu của mình.
1.1.2. Ở Việt Nam
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực mói ở Việt Nam. Trong vòng 10 năm gần
đây, với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, chúng ta đã mở nhiều lớp tập huấn về
du lịch sinh thái. Tuy nhiên, mới chủ yếu tập trung vào các vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã v.v Gọi là
du lịch sinh thái vì tại các điểm này hệ sinh thái được coi là đối tượng du lịch, còn
trên thực tế hoạt động du lịch ở đày chưa thực sự tôn trọng các nguyên tắc của du
lịch sinh thái. Vì lẽ đó hàng loạt hội thảo khoa học về du lịch sinh thái đã được
mở ra trong vòng mấy năm qua nhằm định hướng lại hoạt động du lịch ở các khu
bảo tồn thiên nhiên, đồng thời mở rộng khái niệm du lịch sinh thái sang các hệ
sản xuất và nhân văn đặc thù.
Đã có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên cứu và
áp dụng du lịch sinh thái ở Việt Nam. Ví dụ IUCN và Cục Môi trường gần đây dã
cho xuất bản các tài liệu có giá trị như “Các nguyên tắc của du lịch bền vững”
(1998), “Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý”
(1999). Trong các tài liệu chính thức này, những vấn đề quy hoạch điểm du lịch

sinh thái, quy định kiến trúc, kết cấu điểm du lịch sinh thái, đào tạo nguồn nhân
lực, tiếp thị du lịch được trình bày rất rõ ràng. Viện Nghiên cứu Phát triển Du
lịch, Viện Địa ỉý, các trường Đại học như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại,
Viện Đại học Mở Hà Nội cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch sinh thái
cho các địa phương. Hầu hết các trường đại học kể trên đều đã đưa môn học du
lịch sinh thái, du lịch bền vững vào chương trình đào tạo các cấp.
/ "
ItocMHtrm
w 1/1
Iram
/Hrr
ĩknm k
,w<
hocumrntt ĩriiĩ
/>«» /»!/■» V
IM S /II \ h r .w l. IU
1.2 DU LỊCH THIÊN NHIÊN VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Thuật ngữ “khách du lịch” với nghĩa là đi để thưởng ngoạn và thoả mãn trí
tò mò xuất hiện lần đẩu tiên vào năm 1800, và từ “du lịch” lần đầu tiên được đưa
vào từ điển “Oxíord English Dictionary” năm 1811. Nhưng nguồn gốc của hoạt
động này đã có từ trước đó rất lâu. Loài người luôn có ước muốn được đi du lịch,
để thăm thú những nơi xa lạ và để tiếp xúc với các nền văn hoá khác nhau.
Nguồn gốc của lữ hành thiên nhiên đã bắt đầu từ rất xa xưa. Có thể nói
rằng Herodotus là nhà du lịch thiên nhiên đầu tiên. Những chuyến đi của ông bao
gồm các chuyến đi thăm biển Đen, Ai Cập, Nam Italia Các nhận xét của ông
cho thấy, ông đã rất quan tâm đến không chỉ lịch sử mà cả địa lý, môi trường tự
nhiên và các lãng mộ cổ (như các lăng mộ ở Ai Cập). Aristotle cũng đã đi du lịch
thiên nhiên. Các tiền nhân khác của du lịch sinh thái bao gồm Pytheas, Strabol và
Pliny the Elder là những người đã đi du lịch xuất phát từ ước muốn được chiêm

ngưỡng, hiểu biết hơn về cảnh quan, môi trường thiên nhiên và văn hoá của thế
giới. Tuy nhiên, những người tham quan và thám hiểm xuyên lục địa trong quá
khứ là những trường hợp ngoại lệ. Với nhiệt huyết dồi dào và lòng quyết tâm cao
độ, họ đã thực hiện các hành trình riêng lẻ, và thường phải trải qua nhiều khó
khăn thiếu thốn. Lữ hành thiên nhiên trong thế XIX chỉ là nhu cầu đến thăm các
phong cảnh tuyệt đẹp và độc đáo.
Đầu thê kỷ XX, khi kỳ nghỉ hè trở nên phổ biến với những người dân châu
Âu và châu Mỹ, xe hơi đã tạo điều kiện cho sự đi lại dễ dàng hơn, kích thích hơn
nữa các hoạt động du lịch. Thêm vào đó, sự ra đời của nhiếp ảnh đã cho phép phổ
biến rộng rãi hàng loạt những hình ảnh diệu kỳ về các miền tự nhiên trên thế giới,
thu hút những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm, muốn được xem tận mắt những
miền kỳ lạ đó. Đặc biệt là ngay sau khi kết thúc đại chiến thế giới thứ n, những
chuyến bay thương mại cũng đóng một vai trò quyết định cho việc phát triển du
lịch. Chẳng mấy chốc, các du khách phương Tây đã tới được những nơi mà trước
đó được cho là quá xa xôi. Đến giữa thế kỷ XX, các chuyến du lịch quốc tế trở
thành hiện thực đối vói những người không thuộc tầng lớp giàu có. Cuộc cải cách
kỹ thuật trong thông tin và giao thông lúc bấy giờ đã cho phép ngày càng nhiều
ngưòi từ nhiều noi trên thế giới đi đến những vùng xa xôi mà trước đó họ không
đến được. Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế, du lịch được coi là một
phương thức bách bệnh cho những nước đang phát triển, một ngành công nghiệp
“không khói” có thể nâng cao thu nhập ngoại tệ, GDP, thu nhập và tăng việc làm.
Sự phát triển nhanh chóng, ồ ạt của du lịch bắt đầu để lại những hậu quả xấu như
làm suy thoái môi trường, làm rối loạn các nền kinh tế và văn hoá địa phương.
1.3 TIẾN TRÌNH PHÁT TRIEN d u l ịc h s in h t h á i
Lúc đầu, du lịch sinh thái chỉ được hiểu là du lịch vê với thiên nhiên. Du
lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch trực tiếp phụ thuộc vào việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên bao gồm các thành phần và các tổng thể cảnh quan như khí
hậu, địa hình, thuỷ văn, thực vật và động vật. Mục đích của các chuyến về với
thiên nhiên là tận hưởng giá trị trong lành của miền thiên nhiên hoang sơ hơn nơi
du khách sống, tiếp theo là tìm hiểu các giá trị của thiên nhiên, sự phong phú đa

dạng của thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là lĩnh vực đang nhanh chóng trở nên lớn mạnh trong
nền kinh tế du lịch. Giá trị toàn cầu của du lịch thiên nhiên trong du lịch quốc tế
lên đến khoảng 45 nghìn tỷ đô la Mỹ***. Nguồn thu này chứng tỏ du lịch thiên
nhiên là một động lực rất lớn cho các khu bảo tồn ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy
nhiên, khi số lượng du khách tăng cao, du lịch không còn là một ngành công
nghiệp “không khói” nữa. Cùng với sự phát triển của số lượng khách, những ảnh
hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường ngày càng rõ rệt. Du lịch
phát triển không được kiểm soát đã và đang tiếp tục gây suy thoái các giá trị về tự
nhiên, văn hoá, cũng như làm mất đi các nguồn thu quan trọng. Giờ đây cần thiết
/ (* ÍKÍO UM I* Ita n m r o n v».«r Trnm l * r T k tn i w. ItorumtM , /ra* li., \ l k lt ọ v n ỉ n n / D is rils h. n* Ị Ì„ 4,* 11) 01 tu
phải có một phương thức tiếp cận du lịch có trách nhiệm với môi trường. Trước
thực tế đó đã xuất hiện quan điểm mới về du lịch sinh thái. Đó là việc lồng ghép
các chương trình giáo dục môi trường trong các chuyến du lịch vể với thiên nhiên.
Những hướng dẫn viên có thêm trách nhiệm nhắc nhở du khách về ý thức bảo vệ
môi trường như không xả rác, không làm ầm ĩ, không bẻ cây, săn thú, không khắc
lên đá Khi Hector Ceballos - Lascurain đề xướng thuật ngữ “du lịch sinh thái”
năm 1983, thuật ngữ này không phải là cụm từ duy nhất được dùng để mô tả hình
thức du lịch mới được hình thành. Có gần 40 thuật ngữ có thể có quan hệ với du
lịch sinh thái. Các thuật ngữ được biết đến nhiều nhất là: du lịch thiên nhiên, du
lịch dựa vào thiên nhiên hay du lịch hướng tới thiên nhiên, du lịch hoang dã, du
lịch mạo hiểm, du lịch xanh, du lịch thay thế, du lịch có trách nhiệm, du lịch
thích hợp, kỳ nghỉ thiên nhiên, du lịch nghiên cứu, du lịch khoa học, du lịch vãn
hoá, du lịch ít tác động, du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn, du lịch mềm
Các thuật ngữ này có chung một quan điểm là các hình thức du lịch thay thế cho
du lịch thương mại nhưng chúng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với du lịch
sinh thái. Ví dụ, mặc dù du khách đi du lịch hoang dã hay mạo hiểm có thể hiểu
biết thêm rất nhiều về thiên nhiên noi họ đến thăm nhưng nếu kèm theo nó là
những tác động tiêu cực đến thiên nhiên thì hình thức du lịch này không thể được
chấp nhận là du lịch sinh thái. Có thể lấy ví dụ minh hoạ ở núi Hymalaya. Trước

năm 1965, mới chi có gần 10 nghìn du khách đến Nêpal mỗi năm. Nhung sau đó,
con số này đã lên đến 250 nghìn. Tại 2 khu bảo tồn quan trọng Annapuran và
Sagarmatha, rừng cây của địa phương đã bị thu hẹp, rút lên trên sườn núi vài trãm
mét do hậu quả của sự chặt cây làm củi bán cho những người đi leo núi và các
dịch vụ ăn ở cho khách. Các dải núi trước đây được che phủ bới cây đỗ quyên giờ
đây đã trơ trụi. Số lượng một số loài động vật hoang dã như chim trĩ, nai nhỏ đã
giảm đi, rác thải bừa bãi trên các đường mòn. Như vậy, mặc dù du khách tự cho
(*) m o Hìghliglưs 2000
I r v i o - o u m /»0,1
Ịếamầ Vf. Ịtorrnmưmii ỉram r + . ĩế«»ế V tn s l n s fy ,v 1.
14
mình là các khách du lịch thiên nhiên, họ không phải là khách du lịch sinh thái, vì
sự đến thăm của họ đã cơ bản dẫn đến sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên và phá
hoại môi trường. Khumbu, Nêpal là một minh hoạ khác về những gì không phải
là du lịch sinh thái. Một điều tra thực tiễn ở đây cho thấy nhiều khách phương tây
cho rằng du lịch đã cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân địa phương, nhưng
cũng gây ra sự mất đi nhiều việc làm truyền thống, gây đồng hoá và mất trật tự xã
hội. Rõ ràng, du lịch sinh thái là một thuật ngữ rộng, có nội dung rất phức tạp. Du
lịch sinh thái “đã vượt quá một định nghĩa thông thường bởi vì nó có tham vọng
mô tả một hành động, đưa ra một trường phái triết học và phổ biến một mô hình
phát triển. Du lịch thiên nhiên bị bó chặt trong hành động và động cơ thúc đẩy
của cá nhân (du khách) trong khi du lịch sinh thái là một khái niệm rộng lớn dựa
trên một phương thức tiếp cận của nước chủ nhà hoặc vùng chủ nhà được thiết
lập để phấn đấu đạt được các mục tiêu xa hơn mục đích cá nhân. Có một sự thống
nhất chung là du lịch sinh thái là một hình thức du lịch đến các khu thiên nhiên,
hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, đóng góp cho phát triển cộng đồng địa phương
và dẫn tới kết quả là hiểu biết và đánh giá kết quả sâu sắc hơn đối với môi trường
văn hoá và tự nhiên. Tuy nhiên bảo tồn là mục đích đầu tiên của du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái được Chương trình Du lịch Sinh thái của IUCN định nghĩa là
loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn

tương đối nguyên sơ, để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên có kèm theo các đặc
trưng văn hoá (quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu
tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhân dân địa
phương. Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, du lịch sinh thái là du lịch có
trách nhiệm đối với thiên nhiên, đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi môi
trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được đảm bảo. Tại Hội
thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái 9/1999, dựa trên
hoàn cảnh cụ thể và thực tế của nước ta, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất định
nghĩa về du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa, có tính giáo dục môi trường, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững vói sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Trong các
định nghĩa này, du lịch sinh thái bao hàm du lịch thiên nhiên có nguyên tắc. Du
lịch sinh thái phải thoả mãn nhu cầu tiếp cận và thưởng ngoạn thắng cảnh thiên
nhiên hiện nay của du khách, song phải đảm bảo quyền lợi đó cho các thế hệ mai
sau.
Có thể phân biệt du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái bằng cách mô tả
du lịch sinh thái là “chú trọng vào mục đích và có trách nhiệm cụ thê thiết thực
trong việc nâng cấp và duy trì thiên nhiên”. Như vậy, có thê phân biệt giữa các
công ty du lịch thông thường và các nhà điều hành du lịch sinh thái có nguyên
tắc. Các công ty điều hành thông thường không gắn mình vào bảo tồn hay quản lý
thiên nhiên, họ chỉ đơn thuần chào mời khách hàng các cơ hội thăm thú các địa
điểm và con người xa lạ trước khi chúng biến mất. Trái lại các Công ty điều hành
du lịch sinh thái tham gia quản lý với ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và
nhân dân địa phương, với ý định đóng góp cho sự bảo vệ lâu dài các vùng đất
hoang sơ và sự phát triển địa phương với hy vọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau
giữa cư dân và khách tham quan.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của quan niệm du lịch sinh thái đã mang tính
thực tế hơn. Đó là việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương và đóng góp cho
việc bảo vệ, tôn tạo môi trường. Các nhà bảo tồn đã phát triển khái niệm du lịch
sinh thái trong một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên bằng cách giúp

các cộng đồng địa phương quản lý sử dụng tài nguyên. Du lịch sinh thái ra đời
như một công cụ bảo tồn thiên nhiên. Cần đền bù cho những thiệt hại (giảm thu
nhập) của người dân địa phương khi họ tình nguyện không khai thác tiếp các sản
phẩm từ rừng bằng việc thu hút họ vào các hoạt động du lịch. Về mặt lý thuyết,
quan điểm này được sự ủng hộ rộng rãi của mọi người. Song trên thực tế hầu như
/ 1« r*4IOM‘JHt
.


itu m r ĩkmmế u . l K r w « / — lế —ế \« *//«, >/' .'» I IH SĨHS Arao/ M ltn lm to 4H 4H r
16
ít nơi thực hiện được. Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, vấn đề này càng khó
thực hiện. Tình trạng chung của các doanh nghiệp lữ hành (kể cả nhà nước và tư
nhân) đều thi nhau hạ giá sản phẩm đê thu hút khách. Do vậy, hầu như không
doanh nghiệp nào sẵn sàng chia sẻ bớt phần lợi nhuận nhỏ bé của mình cho cộng
đồng địa phương và cho việc bảo tồn. Chính điều này đã làm du lịch sinh thái đi
vào chỗ bế tắc. Hình ảnh khu thiên nhiên, khu bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia
của Việt Nam dưới tác động của du lịch trong những năm qua là những minh
chứng rõ nét. Một trong những lý do cơ bản làm cho thắng cảnh Hương Sơn chưa
được công nhận là di sản thế giới chính là không có một chính sách và hành động
bảo vệ môi trường nghiêm túc. Tất cả mọi thành phần kinh tế đến đây kinh doanh
chỉ tìm cách tăng doanh thu, giảm chi và thờ ơ hoặc bất lực, đành làm ngơ trước
thảm hoạ môi trường. Một nguy cơ đang tiềm ẩn có thể cảnh báo trước là vườn
Quốc gia và đảo Cát Bà. Với con tàu thuỷ cao tốc Thuỷ Bắc - Lim Bang, với
nguồn điện quốc gia và sau này khi con đường bộ nối ra đảo được hoàn thành thì
rất có thể Cát Bà sẽ trở thành một công viên Thống Nhất hay công viên Tuổi Trẻ
như ở Hà Nội hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để không những
không giảm mà còn phải tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp lữ hành đồng thời
vẫn tạo ra nguồn tài chính cho việc bảo vệ và tôn tạo môi trường.
Song song với việc đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường, du lịch sinh

thái cần tạo ra công ăn việc làm cho chính người dân địa phương. Thực tế cũng
chi’ ra rằng, nhận thức vấn đề này tuy đã khó song thực thi nó còn khó hơn nhiều.
Lý do người dân địa phương ít được tham gia vào hoạt động du lịch là nhận thức
và trình độ thấp kém của họ. Ngoài ra còn có thể kể đến sức ép về việc làm. Có
thê lấy vườn Quốc gia Cúc Phương làm ví dụ. Để biến Cúc Phương thành vườn
quốc gia, góp phần bảo tồn một khu rừng nhiệt đới có giá trị nhất của nước ta, từ
những năm 60, Chính phủ đã trích một ngân sách khá lớn đế di dân ra ngoài cửa
rừng. Trong thời gian đầu hầu như nhà nước bao cấp toàn bộ từ vấn đề làm nhà
/ r u ỉo o * # * Ịtnrmmsms, w ĩram V. fr,
ếnmế
V
ầ H Ọ V » ;tttí ỈH SĨH S K 4 : 1 ' lit
.
17
. rỸT I 9.ẲÍ
đến lương thực. Tuy nhiên do không thể bao cấp mãi được nên nguồn kinh phí
này giảm dần. Người dân đã dần dần tự lo cuộc sống của mình theo phương thức
mới. Sang thập kỷ 90, khi du lịch phát triển, Cúc Phương trở thành một điểm du
lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, người được hưởng lợi từ du lịch Cúc Phương này bây giờ
là du khách, doanh nghiệp du lịch và vườn quốc gia. Những người dân chỉ được
hưởng lợi từ những lợi ích ngoại biên nhỏ bé thông qua việc chuyên chở bàng xe
ôm hoặc một vài việc bán hàng lặt vặt khác. Đây cũng chính là lý do để cho
những người dân này vẫn còn lén lút vào rừng kiếm sống bằng cách chặt cây, săn
bắn. Sao không tổ chức tập huấn và hỗ trợ cho vay vốn đê những người này sống
bằng việc hướng dẫn du lịch, cho thuê xe đạp, trông giữ ô tô, xe máy, chuyên chở
và phục vụ ăn uống cho du khách? Tất nhiên, nếu làm như vậy thì trước mắt vườn
Quốc gia Cúc Phương và các doanh nghiệp du lịch khác sẽ bị giảm thu nhập.
Bên cạnh sự thay đổi về phương pháp tiếp cận, đối tượng trong du lịch sinh
thái cũng được hiểu rộng hơn. Trước đây chỉ có du lịch về với thiên nhiên hoang
sơ mới được coi là du lịch sinh thái. Hiện nay nhiều người quan niệm rằng thiên

nhiên ở mọi nơi, không nhiều thì ít, đã bị hoạt động sống của con người làm biến
đổi. Hoạt động này nói lên đặc điểm vãn hoá của cộng đồng. Văn hoá cộng vừa
chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, mang dấu ấn của thiên nhiên,vừa tác động lên
thiên nhiên, cải biến thiên nhiên, tạo cho thiên nhiên một sắc thái riêng. Do vậy,
bên cạnh tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên, khách du lịch sinh thái còn muốn
tìm hiểu về tài nguyên du lịch sinh thái nhân vãn.
Tóm lại, tiến trình du lịch sinh thái trải qua những giai đoạn sau:
Du lịch sinh thái được hiểu là du lịch về với thiên nhiên trong lành. Môi
trường này có thể là môi trường tự nhiên hoang sơ hay môi trường tự nhiên do
con người tạo ra. Có thể nói cách khác là đối tượng tham quan của khách du lịch
sinh thái còn mở rộng ra đến các tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. Tuy nhiên
chúng tôi chưa đông ý với quan niệm coi toàn bộ văn hoá bản địa cũng là đối
tượng của DLST.
Hoạt động du lịch sinh thái phải góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường.
Việc kinh doanh du lịch sinh thái phải mang lại nguồn lợi cho địa phương
và tạo nguồn tài chính để góp phần bảo vệ môi trường.
Đã là hoạt động du lịch sinh thái phải nhất thiết có sự tham gia và ủng hộ
của cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên trong thực tế, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên
tham gia chưa có lợi thoả đáng nên cho đến nay ở nước ta vẫn chưa nơi nào có
hoạt động du lịch sinh thái theo nghĩa trọn vẹn của nó.
1.4 QUAN NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI
Có thể sơ đồ hoá quan niệm về DLST như sau
Theo sơ đồ này có thê thấy DLST là một quan điểm hơn là một loại hình
du lịch (Trần Đức Thanh 1999)
1.5 CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VỀ DU LỊCH SINH THÁI
Để phát triển du lịch sinh thái, nhiều tổ chức có liên quan như Hội du lịch
Sinh thái Quốc tế, Hiệp hội Du lịch Quốc tế, IUCN, WWF, Hiệp hội Du lịch
Châu á - Thái Bình Dương đã đề ra một số nguyên tắc chỉ đạo. Các nguyên tắc

này được định hướng vào các đối tượng chủ yếu là du khách, nhà cung ứng du
lịch và nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Dưới đây là các nguyên tắc cơ
bản đó.
1.5.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái (Nguyên tắc đạo đức)
Không lại quá gần động vật hoang dỡ và không cho chúng ăn. Động vật
hoang dã có thể có hai loại phản ứng khi thấy người tiếp cận. Hoặc chúng hoảng
sợ, bỏ chạy và rời bỏ nơi ở cũ để đi tìm chỗ mới, điều này có thê dẫn đến những
nguy hiểm cho chúng như bị tấn công khi xâm phạm lãnh thổ kẻ khác, bị đói vì
không tìm thấy thức ăn v.v .Hoặc chúng có thể tấn công bạn theo bản nãng để tự
vệ. Mặt khác, có thể do ăn phải những thức ăn lạ mà chúng sẽ bị bệnh, ánh hướng
xấu đến sức khoẻ.
Không thu thập động, thực vật được bào vệ và bị đe doạ. Hiện nay có
nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Có thể bạn có ý định rất tốt,
muốn cưu mang một con vật hoang dã, tạo cho nó một môi trường sống tốt ở nhà
mình. Song, nơi ở thoải mái truyền thống của chúng là trong thiên nhiên. Chúng
rất có thể không thích nghi với cuộc sống ở nhà bạn và do vậy chúng có thể bị
chết hay trở nên vô sinh.
Khống mua độnạ thực vật được bảo vệ và bị đe doạ hoặc các sản phẩm
được làm từ chúng. Người dân địa phương có thể chưa nhận thức được đúng đắn
giá trị về mặt khoa học của các loài này. Hoặc có thể do mức sống của họ quá
thấp nên phải dựa vào các hoạt động khai thác thiên nhiên. Nếu bạn mua những
thứ này là bạn đang khuyến khích người dân tàn phá môi trường, làm cạn kiệt
20
nguồn gien. Bằng việc từ chối mua chúng, bạn đang góp phần vào việc giúp
người dân thay đổi phương thức sống theo hướng bảo vệ môi trường.
Không xả rác bừa bãi và tránh làm ô nhiễm môi trường nước và đất. Bạn
nên mang theo một vài túi đựng rác khi đi du lịch. Khi có rác, nếu không có
thùng rác, bạn hãy cho rác của bạn vào túi và mang theo đến nơi quy định. Rất
nhiều thứ rác lâu phân huỷ trong tự nhiên. Có những thứ rác biến thành cái bẫy
nguy hiểm đối với động vật hoang dã.

Tìm hiểu vê văn hoá và tự nhiên của nơi du lịch trước khi bạn đến thăm.
Những hiểu biết của bạn về khu vực sẽ làm cho bạn được trân trọng hơn khi bạn
đến thăm, tránh cho bạn lâm vào tình trạng lố bịch, ngờ nghệch v.v Hơn nữa,
những hiểu biết ấy sẽ làm cho chuyến du lịch của bạn hứng thú hơn vì lúc đó bạn
có cái để kiểm chứng, đối chiếu và tìm hiểu kỹ như một chuyên gia thực thụ.
Tôn trọng vãn hoá địa phương và không đưa nếp sống thành thị vào iưri
bạn tới. Mục đích của nguyên tắc này là góp phần bảo lưu và gìn giữ sự đa dạng
về văn hoá, thể hiện sự tôn trọng trong tư tưởng bình đẳng. Không thể lấy tiêu chí
lối sống của xã hội mình đang sống để phán xử, phê phán hay chỉ trích lối sống,
phong tục địa phương nơi mình đến tham quan. Không vi phạm những điều kiêng
kị của người dân địa phương, của tôn giáo tín ngưỡng địa phương.
Quan tâm đến cuộc sống đời thường vờ vấn đê môi trường thông qua
chuyến đi. Nên có thái độ hoà nhã, gần gũi với người dân. Lúc đó bạn sẽ được
mọi người đối xử cởi mở hơn. Bạn có thể điều chỉnh được hành vi của minh nếu
biết rằng thu nhập cả năm của người dân chưa bằng số tiền bạn chi tiêu để đi du
lịch. Bạn không nên cho tiền những người ăn xin, song rất nên đóng góp cho quỹ
từ thiện nếu biết chắc chắn rằng quỹ này sẽ được sử dụng đúng mục đích nhân
đạo và bảo vệ môi trường.
Sống qầìi gũi với thiên nhiên và tiếp thu lối sống thiên nhiên thông qua
kinh nghiệm của chuyến đi. Sống hoà mình vào thiên nhiên là một trong những
/ >» />w/ll O.UUI /»•>«» w. />or tran 1 * ' r ti n t S' ị l f s /V „ 1 .r r i " I" " ' <•<
mục tiêu của du lịch sinh thái. Có những điều thực hiện rất dễ dàng trong điều
kiện bình thường thì lại rất khó khi đi du lịch trong thiên nhiên. Vì vậy qua
chuyến du lịch bạn sẽ học được nhiều kỹ năng để tự lực và tăng khả năng sáng
tạo khi thực hiện công việc thường ngày.
1.5.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và các
hướng dẫn viên du lịch
Lập kế hoạch chuyến đi nhằm nâng cấp từ du lịch về với thiên nhiên thông
thường thành du lịch có tính giáo dục và bảo vệ môi trường. Do thiếu hiểu biết vể
du lịch sinh thái, rất nhiều du khách đã đồng nhất du lịch sinh thái với du lịch về

với tự nhiên. Bởi thế, vẫn còn tình trạng, do vô tình hay hữu ý, khách tham quan
đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm tổn hại đến môi trường tự nhiên và nhân văn, gây
khó khăn cản trở cho các nhà điều hành và hướng dẫn trong việc đảm bảo các
nguyên tắc chỉ đaọ của du lịch sinh thái. Việc lập kế hoạch chi tiết cho chuyến đi
chắc chấn sẽ tạo thuận lợi hơn cho công việc của các nhà điều hành, hạn chế
những hành vi xâm hại tới tự nhiên. Trong kế hoạch đó phải dự kiến được một số
kịch bản lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, lồng ghép việc diễn
giải môi trường. Các kịch bản phải được thiết kết hết sức tự nhiên, phù hợp với
từng loại đối tượng khách, với thực tế chuyến đi, tránh làm cho khách cảm thấy
khiên cưỡng.
Chọn những nơi sẵn sàng tiếp nhận du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái
theo đúng nghĩa của nó hiện nay vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt
Nam. Không phải nơi nào cũng sẵn sàng tiếp nhận loại hình này do chưa có nhận
thức đúng đắn về trách nhiệm của mọi người trong việc gìn giữ bảo vệ môi
trường. Không nên chọn những điểm du lịch chỉ quan tâm dến lợi nhuận mà coi
thường những khuyến cáo về baỏ vệ môi trường hoặc thương mại hoá nền văn
hoá bản địa của chính minh. Hãy chắc chắn rằng hoạt động du lịch sinh thái được
I n r u i o o iM /» . M ị l lv x l tu o i l l* M H \ ./.»/• ' IU
tổ chức sẽ đóng góp vào việc bảo tồn thiên nhiên và mang lại những lợi ích cho
cộng đồng địa phương.
Lắng nghe ỷ kiến của các nhà khoa học, tổ chức bảo tồn phi chính phủ
cũng như cộng đồng địa phương trong giai đoạn quy hoạch. Du lịch sinh thái là
một hiện tượng rất phức tạp và đa lĩnh vực. Nó liên quan đến nhiều ngành nghề
khác nhau (như môi trường, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ) và ảnh hưởng
tới nhiều đối tượng như các nhà lữ hành, người dân địa phương, khách du lịch
Vì vậy, việc lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học , các tổ chức phi
chính phủ về môi trường trước khi quy hoạch nhất thiết phải có. Đây chính cũng
là gốc rễ của phương pháp đnáh giá nhanh và phương pháp chuyên gia được sử
dụng khá phổ biến hiện nay.
Không chấp nhận tổ chức cho nhóm du lịch lớn hơn 20 người. Sự xuất hiện

ồ ạt và tập trung quá đông du khách vượt quá khả năng tải sẽ huỷ hoại môi trường
sinh thái tự nhiên tại các khu du lịch sinh thái một cách nhanh chóng. Bởi thê du
lịch nhóm nhỏ ( từ 20 người trở xuống ) được coi là “đẹp” trong các tour du lịch
sinh thái.
Tổ chức định hướng cho khách du lịch trước chuyến du lịch. Hiện nay,
phần lớn du khách chưa hiểu rõ về du lịch sinh thái. Do đó , công tác định hướng
cho du khách trước chuyến đi sẽ giúp khách du lịch nhận rõ yêu cầu, mục đích
của chuyến đi, giúp các nhà điều và hướng dản viên thực hiện chương trình một
cách nhẹ nhàng hơn, đảm bảo các nguyên tắc du lịch sinh thái.
Thu nạp hướng dẫn viên có hiểu biết và thực lĩành về du lịch sinh thái. Đối
với du lịch sinh thái, hướng dẫn viên chính là nhà diễn giải môi trường, những
người giáo dục và khuyến khích du khách tham gia tích cực vào công tác bảo
tồn. Bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân, mỗi
hướng dẫn viên sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng chương trình du lịch
hay trong công tác quản lý và bảo tồn thiên nhiên.
Bố trí các hướng dẫn viên là người địa phương, quen thuộc với tự nhiên và
văn hoá của nơi du lịch. Chắc chắn không ai có thể hiểu rõ về thiên nhiên cũng
như về văn hoá của một vùng bằng những người dân bản địa. Việc tham gia vào
hoạt động hướng dẫn của người dân địa phương không chỉ góp phần tạo công ăn
việc làm ổn đinh cho người dân mà còn tăng tính hấp dẫn cho chương trình du
lịch.
Chọn nơi ăn ở do người địa phương quản lý và giới thiệu các loại lưu niệm
có ý nghĩa môi trường cho khách du lịch. Khi trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ
hoạt động du lịch, người dân địa phương sẽ có cơ hội nâng cao kiến thức và ý
thức trách nhiệm đối với môi trường sinh thái (cả tự nhiên và nhân sinh). Từ đó có
hành động thực tiện nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị những nguồn tài nguyên
vô giá về thiên nhiên và văn hoá địa phương song song với phát triển du lịch sinh
thái. Họ cũng có thể đóng góp tích cực cho hoạt động giáo dục môi trường một
cách xuất sắc thông qua việc giới thiệu các mặt hàng lưu niệm có ý nghĩa môi
trường cho du khách.

Khuyến khích du khách tiếp xúc với người dân địa phương. Thông thường
khi tham gia các tour du lịch sinh thái, khách du lịch thường quan tâm nhiều tới
môi trường tự nhiên. Song bên cạnh đó, du khách cũng mong muốn được khám
phá, tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của địa phương vì văn hoá
địa phương có ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Nắm bắt được nhu cầu đó,
các nhà điều hành du lịch và các hướng dẫn viên nên khuyên khích du khách tiếp
xúc với người dân. Đây là cách tốt nhất giúp du khách hiểu được về môi trường
sinh thái nơi họ đến tham quan. Những hoạt động này sẽ giúp du khách nâng cao
hiểu biết và hoà nhập với đời sống, văn hoá bản địa, tránh những hiểu lầm không
đáng có giữa du khách và người dân địa phương do những khác biệt về vãn hoá,
những nhìn nhận khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên.
/ X PM/O Ulfl« (tar«w«i w
ĩ ra* fh,r T k,«ề
w. /Mrwv>n
ì tam lH
.1
r
4.ini V
k n lilS III '• Hraaĩ 4,m hl III
1)4
24
Thu thập các ỷ kiến nhận xét của cộng đồng địa phương cũng như du
khách để kịp thời rút kinh nghiệm cho các chuyến du lịch sau. Du khách và
những người dân địa phương là những người trực tiếp tham gia, hường lợi từ các
tour du lịch, đồng thời cững là những người tác động và chịu tác động tới môi
trường tự nhiên và nhân văn. Những ý kiến đóng góp của họ là những cơ sở để
các nhà điều hành và hướng dẫn du lịch điều chỉnh các chương trình du lịch ngày
càng hợp lý hơn.
1.5.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ
Chọn nơi thích hợp để làm nơi ăn nghỉ cho khách du lịch sinh thái. Du

khách thường thích nghỉ tại những địa điểm có khí hậu trong lành, phong cảnh
đẹp và tạo cảm giác được gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên đối với du lịch sinh
thái, mục tiêu bảo tồn luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, những khu vực lưu trú
dành cho khách du lịch sinh thái cần phải có cảnh quan tự nhiên đẹp và đặc biệt
không gây ra nhũng tác động ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của
các loài động thực vật hay thẩm mỹ cảnh quan, đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái.
Làm giảm tới mức thấp nhất những tác động tới thiên nhiên và văn hoá địa
phương khi lập kế hoạch xây diữig khu ăn nghỉ. Việc xây dựng cơ sở lưu trú cho
du lịch thường ảnh hưởng trực tiếp tói môi trường tự nhiên và vãn hoá của khu
bảo tồn. Những công trình xây dựng không hợp lý sẽ có thể gây ra rất nhiều tác
hại xấu cho môi trường, cảnh quan, văn hoá bản địa Bởi vậy, cần lập kế hoạch
chi tiết và khoa học cho mỗi công trình cụ thể với sự đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học chuyên môn nhằm hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực
tới môi trường và văn hóa địa phương.
Bám sát các thông tin về ảnh hưởng của khu ăn nghỉ với môi trường xung
quanh như phong cảnh, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm Sự hình thành các khu
nghỉ phục vụ mục đích du lịch ít nhiều tác động tới cảnh quan môi trường . Nếu
những tác động đó vượt quá ngưỡng cho phép sẽ có thể gây ra những hậu quá

×