Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 119 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên
======






Bùi thị nhiệm







Xác lập cơ sở khoa học cho việc
phát triển du lịch sinh thái ở
v-ờn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ





Luận văn thạc sĩ khoa học










H Ni - 2011
đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên
======




Bùi thị nhiệm




Xác lập cơ sở khoa học cho việc
phát triển du lịch sinh thái ở
v-ờn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ


Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60.31.95

Luận văn thạc sĩ khoa học


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Thị hải






Hà Nội - 2011

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….
1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………
2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ………………………………
4
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ……………………………………………
4
5. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

6
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái …………… …………………………
6
1.1.1. Khái niệm du lịch ……………………………… ………………………
6

1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái ………………………………………………
6
1.1.3. Các đặc trưng DLST và khách DLST …………….……………………
8
1.1.4. Các nguyên tắc của DLST ………………………………………………
9
1.1.5. Các yêu cầu của DLST ………………………………………………….
10
1.2. Cơ sở lý luận về DLST cộng đồng ………………………………………
13
1.3. Du lịch sinh thái trong các VQG ………………………………………….
16
1.3.1. Khái niệm, chức năng của các VQG …………………………………….
16
1.3.2. Tiềm năng DLST của các VQG …………………………………………
17
1.3.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tiềm năng DLST của các VQG …………
19
1.3.4. Quan hệ giữa DLST với VQG ……………………………………
19
1.3.5. Quan hệ giữa DLST với cộng đồng địa phương trong VQG ……………
23
1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ……………………………
25
1.4. 1. Những quan điểm chủ yếu ……………………………………………
25
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu …………………………………………
26
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN

29
2.1. Giới thiệu khái quát VQG Xuân Sơn ………………………………………
29
2.1.1. Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận ………………………………………….
29
2.1.2. Quá trình hình thành VQG Xuân Sơn ………………………………
30
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn ………………….…………
31
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ………………… …….
32
2.2.1. Địa hình, địa mạo…………………………………………………………
32
2.2.2. Khí hậu, thủy văn…………………………………………………………
36
2.2.3. Tài nguyên sinh vật
39
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn …………………
48
2.3.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc …………………………………………….…
48
2.3.2. Bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc ………… ……
51
2.3.3. Các giá trị lịch sử, khảo cổ ……………………………………… …….
53
2.3.4. Các điều kiện phục vụ tham quan du lịch ………………………………
53
2.4. Đánh giá chung tiềm năng du lịch sinh thái trong VQG Xuân Sơn ……….
55
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI

VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
60
3.1. Hiện trạng hoạt động du lịch ……………………………………………
60
3.1.1 Hiện trạng khách du lịch …………………………………………… …
60
3.1.2. Hiện trạng khai thác các điểm tuyến du lịch …………………………….
64
3.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch …………………………………
65
3.1.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại VQG Xuân Sơn…………………………
66
3.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của VQG Xuân Sơn theo các
nguyên tắc của du lịch sinh thái ………………………………………………
67
3.2.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ………………………………………
67
3.2.2. Mức độ đảm bảo vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường …………
70
3.2.3. Hoạt động du lịch với công tác bảo tồn VQG ………………………….
72
3.2.4. Vai trò và mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng địa phương ……….
74
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
79
4.1. Định hướng phát triển DLST ở VQGXS ……………… ………………
79
4.1.1. Định hướng chung
79

4.1.2. Định hướng cụ thể
79
4.1.2.1. Sản phẩm du lịch
80
4.1.2.2. Khai thác lãnh thổ và các tài nguyên du lịch …………………………
81
4.1.2.3. Định hướng diễn giải và giáo dục giáo dục môi trường sinh thái………
96
4.1.2.4. Định hướng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và
hỗ trợ cộng đồng …………………………………………………….
99
4.2. Các giải pháp phát triển DLST tại VQG Xuân Sơn ………………………
101
4.2.1. Giải pháp cơ chế, chính sách ……………………………………………
101
4.2.2. Giải pháp quy hoạch
103
4.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lí ……………………………………………
103
4.2.4. Giải pháp đầu tư
105
4.2.5. Giải pháp liên kết và hợp tác ………………………………………
105
4.2.6. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục …………………………………………
106
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………
110



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Đi du lịch
đã trở thành nhu cầu phổ biến của con người trong đời sống văn hoá - xã hội hiện
đại. Ở nhiều nước, du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp to lớn
trong nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những nước có du lịch phát triển đều đã nhận
ra cái giá phải trả cho các hoạt động du lịch là không nhỏ, bởi những tác động tiêu
cực của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động du lịch
là phải hạn chế được những tác động tiêu cực mà nó gây nên, nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững.
DLST là mô hình du lịch có trách nhiệm cao với môi trường và cộng đồng.
Nó đang là xu thế phát triển nhanh chóng và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học. Năm 2002, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xác định là
“năm DLST” với chủ đề: “DLST: Bí quyết phát triển bền vững”. Điều này, phản
ánh sự quan tâm và công nhận ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với DLST
trong việc góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nhân loại.
Ở Việt Nam, du lịch mới chỉ phát triển rộng rãi trong vài thập niên gần đây,
nên những tác động tiêu cực của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường còn chưa bộc
lộ hết. Vì thế, DLST còn ít được quan tâm và chưa phát triển đúng với bản chất của
nó, mặc dù ở Việt Nam có tiềm năng to lớn cho loại hình du lịch này.
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn được thành lập tháng 4/2002. Trong VQG
có tính đa dạng sinh học cao, nhiều phong cảnh đẹp. Nơi đây còn là địa bàn cư trú
của các dân tộc ít người như dân tộc Dao, dân tộc Mường có nhiều nét văn hóa bản
địa độc đáo. Từ khi VQG Xuân Sơn được thành lập đến nay lượng khách du lịch
đến đây ngày một đông. Nhưng việc quy hoạch cho phát triển du lịch ở VQG Xuân
Sơn vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Vấn đề đặt ra cho VQG hiện nay là sớm xây dựng
một mô hình DLST phù hợp để vừa phát triển được du lịch lại vừa bảo tồn được các
giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa - nhân văn bản địa, đồng thời góp phần cải thiện đời

sống nhân dân địa phương.
Chính vì những điều trên đây tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xác lập cơ sở khoa
học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”

2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Trong vài thập niên gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới phát triển rộng
rãi, bộc lộ ngày càng rõ các tác động của nó đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường của các lãnh thổ du lịch. Vì thế, các nhà nghiên cứu du lịch đã rất quan tâm
nghiên cứu đến những tác động này và cố gắng tìm ra những mô hình phát triển du
lich hiệu quả nhất (hạn chế được ít nhất những tác hại và gia tăng tối đa những lợi
ích mà du lịch mang lại) nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Một trong
những mô hình được quan tâm nhiều nhất là mô hình DLST.
DLST mới chỉ bắt đầu được bàn đến trên thế giới từ những năm đầu của thập kỉ
80. Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos -
Lascurain, Buckley… cùng rất nhiều các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về DLST của
các nhà khoa học, các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater, Chalker,
Dowling, western, Linberg - Hawkis, Whelan, Wight, Weating, Duff, Cochrane
Hiệp hội DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên
thế giới (IUCN)… đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố những quan điểm,
khái niệm về DLST, các bài học thực tiễn cũng như những hướng dẫn cho các nhà
quản lí, tham gia hoạt động DLST như: Hiệp hội DLST đã xuất bản cuốn “DLST:
Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch - Chẩn đoán DLST và hướng dẫn quy hoạch”,
George N.Walace (1998): Quản lí khách tham quan, bài học từ VQG Galapagos;
Kreg Lindbeg (1999): Các vấn đề trong quản lí DLST; David L.Ardersen (2001) Kế
hoạch quốc gia về phát triển DLST tại Guyana; David Ardersen (2000): Thiết kế các
phương tiện phục vụ DLST; Karrtrina Brandon (1998): Những bước cơ bản nhằm
khuyến khích sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST.
2.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam DLST là loại hình du lịch tương đối mới mẻ, nhiều vấn đề đang
tiếp tục được nghiên cứu quy hoạch và quản lí, điều hành du lịch. DLST nổi lên ở
Việt Nam từ khoảng giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan
tâm đặc biệt của các nhà khoa học du lịch và môi trường. Có nhiều các hội nghị, hội
thảo về DLST được tổ chức ở Việt Nam, như: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền
vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel

3
(CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây
dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào
tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương
(ESCAP). Trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày và đã đóng góp nhiều giá trị
quý báu về cơ sở lí luận và cả những kinh nghiệm thực tiễn phát triển DLST của các
nhà nghiên cứu du lịch và môi trường đến từ nhiều nước trên trế giới và Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, giáo trình… đã đề cập vấn đề
DLST, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn
Lanh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Hải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn…
Ngoài ra, những vấn đề DLST cũng có thể tìm thấy trên các trang Web của
các báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, trong các ấn phẩm chuyên
ngành.
Tại VQG Xuân Sơn, đã có một số công trình nghiên cứu tổng thể sinh thái tự
nhiên đề cập các giá trị tài nguyên du lịch của vườn như:
- Luận chứng kinh tế kĩ thuật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, 1992,
nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với trường Lâm nghiệp và
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
- Giá trị hệ động thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, 1998, nghiên
cứu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với phân viện Điều tra Quy
hoạch rừng Đông Bắc

- Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Sơn, tỉnh
Phú Thọ, 2002, nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng
Ngoài ra, cũng đã có nhiều bài viết mang tính khảo cứu và giới thiệu về tài
nguyên DLST trong VQG Xuân Sơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể về DLST
ở đây vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Tác giả thực hiện đề tài này với hi vọng tạo tiền đề
quan trọng cho việc nghiên cứu, quy hoạch DLST sau này ở VQG Xuân Sơn.




4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn phát triển DLST trên thế giới và Việt
Nam, đề tài làm rõ tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở VQG Xuân Sơn Từ
đó, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển DLST nhằm làm cơ sở cho công
tác quy hoạch phát triển DLST ở VQG Xuân Sơn trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ
Dưới góc độ địa lí học (địa lí du lịch), luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển DLST trên thế giới và
Việt Nam.
- Phân tích tiềm năng DLST chủ yếu, các tác động của DLST đến môi trường
tự nhiên và nhân văn ở VQG Xuân Sơn.
- Đánh giá hiện trạng hoạt động phát triển du lịch tại VQG Xuân Sơn theo các
nguyên tắc của DLST
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp cho phát triển DLST ở VQG
Xuân Sơn, đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo tồn, nhằm khai thác bền
vững nguồn tài nguyên du lịch.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

4.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
- Phân tích tiềm năng phát triển DLST ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Định hướng khai thác các giá trị tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững
- Đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu của
DLST ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.2. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ VQG Xuân Sơn, bao gồm cả
vùng đệm và những mối liên hệ về du lịch với các lãnh thổ du lịch Phú Thọ, vùng
du lịch Bắc Bộ.



5
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 04 chương:
Chương 1. Tổng quan cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Tiềm năng phát triển DLST VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chương 3. Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn
Chương 4. Định hướng và giải phápphát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn

6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm du lịch
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993
như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài

nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”[37]
Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005: “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng… trong khoảng thời gian nhất định” [24]
Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang
ý nghĩa thông thường của việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải
trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn
chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra. Bởi vậy,
những tác động của du lịch đến lãnh thổ đón khách là khá phức tạp.
1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái
DLST là một khái niệm rộng lớn, được hiểu khác nhau từ những cách nhìn
khác nhau của các cá nhân, tổ chức nghiên cứu.
- Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos - Lascurain đưa ra
năm 1987:“DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với
những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, thăm quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. [26]
Trong định nghĩa này, Ceballos - Lascurain mới chỉ dừng lại ở sự “trân trọng
tự nhiên”, những định nghĩa sau này của các nhà nghiên cứu, các tổ chức du lịch đã
có thay đổi sâu sắc hơn.
- Theo Wood, 1991: “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang
sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm
thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để

7
ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa
phương” [26].
Ở đây, Wood đã đề cập đến giáo dục môi trường, phương cách bảo tồn tự
nhiên và sự phát triển của cộng đồng trong DLST.
- Định nghĩa của Hiệp hội DLST Ôxtrâylia: “DLST là du lịch dựa vào thiên

nhiên, trong đó bao gồm các nhân tố giáo dục và được quản lí bền vững về mặt sinh
thái” [26]. Ở định nghĩa này, quản lí bền vững và được giáo dục là 2 nhân tố chủ
yếu được nhấn mạnh trong DLST.
- Định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa của hiệp hội DLST quốc tế là:
“DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được
môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [26].
- Ở Việt Nam, định nghĩa về DLST được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam
là: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triển bền vững” [24]. Định
nghĩa này đã nêu lên khái quát về đặc tính và mục tiêu của DLST.

Hình 1.1. Cấu trúc du lịch sinh thái [30]
Như vậy, từ định nghĩa ban đầu được đưa ra từ năm 1987 cho đến nay, nội
dung về DLST đã có sự thay đổi. Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại
DU LỊCH

DU LỊCH
SINH THÁI
DU LỊCH
THIÊN NHIÊN
DU LỊCH HỖ TRỢ
BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN CỘNG ĐỒNG
DU LỊCH
CÓ GIÁO DỤC
MÔI TRƢỜNG
DU LỊCH
ĐƢỢC QUẢN LÍ
BỀN VỮNG


DU LỊCH

DU LỊCH

DU LỊCH

DU LỊCH

8
hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn. Theo
đó, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo
dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích
cho cộng đồng địa phương.
Tóm lại, mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái làm đối tượng, nhưng DLST hoàn
toàn không đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh. Nói đến du lịch
thiên nhiên hay du lịch xanh mới chỉ là nói đến đối tượng du lịch, cũng tương tự
như ta nói về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội hay du lịch biển… Các loại du lịch đó
có thể được tiến hành theo phương thức phát triển bền vững, hoặc theo phương thức
thương mại, không bền vững.
Những loại du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh, tiến hành trong các vùng sinh
thái còn khá nguyên vẹn, theo phương thức của du lịch bền vững, là dạng cơ bản
của DLST. Nó là dạng cơ bản vì “các hệ sinh thái còn khá nguyên vẹn” còn có thể
được mở rộng, nghĩa là đặc trưng cho một vùng sinh thái - nhân văn. Khi đó, một
bộ phận của du lịch làng bản, du lịch đồng quê… nếu hoạt động theo phương thức
du lịch bền vững cũng sẽ là một bộ phận mở rộng của DLST. Tuy nhiên, nhần lớn
các nhà du lịch học mới chỉ nói đến DLST theo nghĩa ban đầu của nó, lấy đối tượng
là thiên nhiên.
1.1.3. Các đặc trưng DLST
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của
DLST như sau: [26]

- Dựa trên sự hấp dẫn về tự nhiên. Đối tượng của DLST là những khu vực hấp
dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và những nét văn
hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt những khu tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác
động bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường được
diễn ra và thích hợp với các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hỗ trợ bảo tồn và quản lí bền vững về sinh thái. Đây là một đặc trưng khác
biệt nổi bật của DLST so với các loại hình du lịch khác. Trong DLST, hình thức, địa
điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được quản lí cho sự bền
vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Đó là lí do tại sao các nhà quản

9
lí VQG nên đặt ưu tiên cao nhất vào việc quản lí các hoạt động du lịch trong VQG
của họ.
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường. Đặc điểm giáo dục môi trường trong
DLST là một yếu tố cơ bản thứ hai, phân biệt nó với loại du lịch tự nhiên khác.
Diễn giải và giáo dục môi trường là những công cụ quan trọng trong việc tăng thêm
những kinh nghiệm du lịch cho du khách. Khách DLST đích thực là những khách
có thể biết và mong muốn được gần gũi, tiếp xúc với môi trường nhằm nâng cao
kiến thức và sự trân trọng môi trường.
- Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương. DLST phải đảm bảo cải thiện đời
sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực.
Cộng đồng địa phương có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST trên
phương diện cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, và các sản phẩm
phục vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải lớn hơn sự trả giá về môi trường
và văn hóa - xã hội, nảy sinh từ hoạt động du lịch, mà cộng đồng địa phương phải
gánh chịu.
- Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách. Khách DLST
thường có mong muốn trải nghiệm trong thiên nhiên và mức độ đáp ứng nhu cầu
này sẽ thể hiện chất lượng của hoạt động DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm hài
lòng du khách, về mặt trải nghiệm thiên nhiên, chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn.

1.1.4. Các nguyên tắc của DLST
DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền
vững. Các nguyên tắc được đảm bảo trong DLST là các nguyên tắc không chỉ cho các
nhà quy hoạch, quản lí, điều hành mà còn cả những hướng dẫn viên DLST.
Cochranne đã tổng kết các nguyên tắc của DLST như sau, [31]:
- Sử dụng thận trọng những nguồn tài nguyên môi trường, kích thích sự bảo
tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác rưởi.
- Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp nhất tới các ngành kinh tế khác hoặc với các
chiến lược sử dụng lãnh thổ.
- Tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những
người nên được quyền làm chủ trong sự phát triển và hoạch định.

10
- Các chiến lược thị trường cần tôn trọng môi trường du lịch, không nên làm
xói mòn nền văn hoá và xã hội địa phương.
- Có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường
xuyên đáp ứng cho du khách những kinh nghiệm du lịch lí thú.
- Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực
đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao.
Đối chiếu với các nguyên tắc của du lịch bền vững, các nguyên tắc của DLST
cũng nhằm vào các mục tiêu hướng tới du lịch bền vững. Để đạt được mục tiêu này,
việc hiểu và đánh giá mối quan hệ của DLST với bảo tồn trong các địa bàn tiêu biểu
như các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, các lợi ích và những nguy cơ nảy sinh
tiêu cực đến môi trường và cộng đồng trong các khu vực này là hết sức cần thiết.
1.1.5. Các yêu cầu của DLST
Để thực hiện các nguyên tắc trên DLST cần có những yêu cầu cơ bản. Các
nhà khoa học nghiên cứu về DLST đã đưa ra 4 yêu cầu cơ bản mà DLST cần đảm
bảo là: Dựa trên các hệ sinh thái điển hình; đảm bảo tính giáo dục; sử dụng lãnh thổ
du lịch phù hợp với bảo tồn và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phương.[26]

a. Yêu cầu 1: Dựa trên cơ sở các hệ sinh thái điển hình
Yêu cầu đầu tiên để DLST được hình thành và phát triển là sự tồn tại của các
hệ sinh thái điển hình và có đa dạng sinh học cao, trong đó không loại trừ các yếu tố
văn hóa - nhân văn bản địa. Vì vậy, DLST thường phát triển ở các khu bảo tồn thiên
nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng nguyên sinh với tính đa
dạng sinh học cao.
b. Yêu cầu 2: Đảm bảo tính giáo dục
Việc chủ động gắn liền giáo dục với bảo tồn có vai trò to lớn, tạo nên sự bền
vững cho DLST. Theo Pigram: “Một trong những con đường có hứa hẹn nhất để đạt
được những mối quan hệ hoà hợp giữa du lịch với môi trường tự nhiên và xã hội là
tăng cường giáo dục và thông tin”. Quá trình giáo dục, chương trình đào tạo cần có
mặt của tất cả các thành phần tham gia DLST, như các nhà quản lí, điều hành,
hướng dẫn viên và cả bản thân du khách, từ trước và trong quá trình hành trình du

11
lich, nhằm làm giàu kinh nghiệm cho du khách và khuyến khích những hoạt động
thực tiễn có ích đối với môi trường.
c. Yêu cầu 3: Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, để đạt được mức độ sử dụng tự
nhiên hợp lí, DLST chỉ được tổ chức hoạt động trong những khu vực cho phép của
môi trường và phải được quy hoạch thận trọng trên cơ sở khoanh vùng lãnh thổ sử
dụng du lịch và có sự quản lí lượng khách du lịch một cách hợp lí trên cơ sở sức
chứa cho phép.
- Khái niệm về sức chứa du lịch: Sức chứa du lịch đã được UNWTO định
nghĩa như sau: “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một
khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác
động vào nguồn tài nguyên”.
Khái niệm chỉ ra rằng: việc sử dụng lãnh thổ du lịch chỉ có giới hạn, nếu vượt
quá giới hạn, sẽ làm giảm sự hài lòng của khách và mang lại những tác động ngược
trở lại về mặt kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường của khu vực.

- Công thức tính sức chứa du lịch: Sức chứa là một khái niệm bao gồm cả
định tính và định lượng, nên khó có thể xác định được con số chính xác cho một
điểm hay tuyến du lịch. Để đơn giản, Boullon (1985) đã đưa ra một công thức
chung để xác định sức chứa du lịch của một khu vực trên cơ sở diện tích dành cho
các hoạt động du lịch với tiêu chuẩn bình quân cho một du khách (m
2
/người) hay
ngược lại (người/m
2
).



Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng
thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch. Các tiêu chuẩn
này cũng được xác định trên cơ sở đặc trưng riêng của từng điểm du lịch hay nói
một cách chính xác hơn là trên cơ sở tính chất tài nguyên.
- Sức chứa tự nhiên (PCC):
Là số khách tối đa mà điểm tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn
bình quân khách cho diện tích sử dụng:
Sức chứa =
Khu vực dành cho du khách sử dụng
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân

12
PCC = A x V/a x Rf



Trong đó: + A: Diện tích dành cho du lịch (m2)

+ V/a: Tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích (số khách/m2)
+ Rf: Hệ số vòng quay (số lượt tham quan hằng ngày)
+ Rf:Tổng thời gian mở cửa/thời gian trung bình một lần thăm quan
- Sức chứa thực tế (RCC):
Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện cụ thể của điểm tham quan
như: môi trường, sinh thái, xã hội.
RCC có thể được biểu hiện bằng công thức khái quát sau:


Trong đó, Cf là các biến số điều chỉnh, nếu biểu thị bằng % sẽ là:


Trong đó: + Cf: Biến số điều chỉnh.
+ Ml: Mức độ hạn chế của biến số.
+ Mt: Tổng khả năng của biến số.
Như vậy:



Các biến số điều chỉnh liên quan tới các đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi
điểm, tuyến tham quan và không nhất thiết giống nhau.
- Sức chứa cho phép (ECC):
Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện liên quan đến mức độ quản lí
du lịch. Chẳng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lí chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:


Như vậy, PPC luôn lớn hơn RCC và RCC lớn hơn ECC hoặc chỉ bằng khi
mức độ quản lí đảm bảo 100%.
RCC = PCC - Cf1 - Cf2 - … - Cfn
Ml .100

Mt
Cf =





100
-
C
f1

100
-
C
f2

100
-
C
fn



x




x





x … x





100 100




100





RCC = PCC




ECC = RCC
x



X

100


13
Sức chứa thay đổi tuỳ thuộc vào địa điểm, tính mùa, thời gian, thái độ của
người sử dụng, phương tiện, tình trạng và mức độ quản lí cũng như đặc trưng tác
động về môi trường của bản thân điểm du lịch. Vì vậy, cần nhấn mạnh rằng “sức
chứa du lịch” phải được tính cho mỗi điểm, tuyến tham quan cụ thể chứ không phải
tính cho toàn khu vực.
d. Yêu cầu 4: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Ở các khu vực trong lân cận VQG, cuộc sống của người dân thường gặp khó
khăn. Việc cộng tác với nhân dân địa phương trong các dự án phát triển tạo việc làm
cho họ chính là giảm bớt sức ép lên khu bảo tồn. Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả
thì lợi ích thu được từ DLST phải được chia sẻ cho đa số dân cư cộng đồng. Nghĩa
là, hiệu quả của công tác bảo tồn sẽ tỉ lệ thuận với đa số dân cư tham gia và được
hưởng lợi từ DLST.
Mục tiêu của DLST là sử dụng các nguồn lực địa phương - “nhỏ và có tính địa
phương là đẹp”. Vì vậy, các dự án DLST nên ở quy mô nhỏ, do địa phương làm
chủ, sử dụng nguồn lực địa phương hơn là các dự án lớn với các nguồn tài chính từ
bên ngoài. Qua đó, dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lí
tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ.
Những nhà hoạch định không phải người bản địa thường không nhạy cảm với
các nhu cầu và các vấn đề quan tâm của địa phương. Vì thế, các biện pháp khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước và lâu dài; từ thu thập
thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá. Đồng thời, các nhà hoạch định
cần tìm hiểu thái độ và nhu cầu của người dân đối với phát triển du lịch để có định
hướng đúng.
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và

môi trƣờng
Bảo vệ tài nguyên, môi trường cộng đồng được hiểu đồng nhất với thuật ngữ
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường có sự tham gia của cộng đồng nhưng ở
mức cao hơn. Cộng đồng không chỉ tham gia mà tham dự, không chỉ bàn bạc mà cả
đi đến thống nhất và thực hiện, không chỉ là hội họp mà còn cả triển khai thực thi.
Nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường ở cộng đồng bao gồm:
- Cộng đồng xác lập các vấn đề ưu tiên cho phát triển cộng đồng

14
- Cộng đồng tìm ra cách để giải quyết các vấn đề ưu tiên, lập dự án, chương
trình và kế hoạch thực hiện
- Cộng đồng tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ cho mình để thực hiện dự án,
chương trình đã lập ra
- Tổ chức thực hiện
- Đánh giá từng công đoạn, hiệu chỉnh trong quá trình thực hiện nếu thấy cần
thiết
- Kết thúc đánh giá tổng thể
- Xác lập ưu tiên mới.
Đây là quy trình khép kín, lặp đi lặp lại nhưng ở trình độ lần sau cao hơn lần
trước. Điểm mấu chốt của phương pháp bảo vệ môi trường ở cộng đồng là xuất phát
từ cộng đồng, vì cộng đồng và động lực của nó là tiềm lực to lớn của cộng đồng.
Quá trình phát triển của địa phương gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường cộng đồng đã được đặt ra và được cộng đồng tham gia thì sự ô nhiễm mới
được khống chế, ngăn chặn.
Cộng đồng có sức sáng tạo rất dồi dào, chỉ cần làm cho họ hiểu, nhận ra
những điều cần phải làm vì chính họ. Mọi bất đồng, mọi khó khăn trong công cuộc
vận động cộng đồng đều có thể được giải quyết thông qua quá trình kiên trì bàn bạc,
trao đổi, thuyết phục.
Du lịch sinh thái cộng đồng bao gồm các tác dụng như:
a. Đa dạng hóa kinh tế

Du lịch sinh thái cộng đồng cũng là một ngành kinh tế mang lại thu nhập cho
địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương đó. Ngoài các chức năng chính là
phát triển các ngành kinh tế như nông, lâm, ngư nghiệp … thì hoạt động du lịch sinh
thái là một khía cạnh tạo ra những thu nhập phụ trợ mà những thu nhập này không
ảnh hưởng đến những mục đích chính yếu theo định hướng phát triển kinh tế. Như
vậy có thể thấy DLST cộng đồng cũng đóng góp thêm phần của mình trong việc tạo
ra sự đa dạng, phong phú trong các ngành kinh tế địa phương
b. Phân chia thu nhập công bằng hơn
Cộng đồng địa phương cần phải được tham gia, phải có thu thập và những lợi
ích thiết thực từ khu vực được bảo tồn, chẳng hạn như nước sạch, đường xá, vệ sinh

15
sức khỏe… Địa điểm cắm trại, nơi ở, dịch vụ hướng dẫn, quán ăn và các dịch vụ
khác nên được hợp tác hoặc quản lý bởi cộng đồng sống xung quanh công viên hoặc
những địa điểm thăm quan đó. Quan trọng hơn nếu như DLST được nhìn nhận như
một công cụ cho sự phát triển nông thôn, nó cũng phải giúp thay đổi cách quản lý
kinh tế và chính trị đối với cộng đồng địa phương mặc dù điều này không thể dễ
dàng và đòi hỏi nhiều thời gian.
c. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái
bền vững
Du lịch sinh thái cộng đồng thường gắn với cộng đồng, dành cho cả khách du
lịch và những người cư trú ở các cộng đồng lân cận. Bởi vậy, trước mỗi chuyến khởi
hành, những người tổ chức nên cung cấp cho khách du lịch đọc những sách báo nói
về đất nước, môi trường và người dân địa phương cũng như một quy định hướng
dẫn cho cả khách du lịch và các ngành công nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp
cho việc tổ chức các tuor du lịch tìm hiểu về con người và vùng đất mới giảm thiểu
những tác động tiêu cực đặc biệt khi tham quan những môi trường và vùng văn hóa
nhạy cảm.
Điều cần thiết với một chuyến du lịch sinh thái tốt là phải có được hướng dẫn
viên được đào tạo kĩ càng, biết thổ ngữ và có những hiểu biết về lịch sử, tự nhiên,

văn hóa, có tư chất tốt cũng như khả năng diễn giải và giao tiếp hiệu qủa. Khi xây
dựng các dự án DLST cũng nên chú ý việc giáo dục các thành viên của cộng đồng
dân cư xung quanh. Nên tổ chức cho họ những chuyến tham quan mang tính chất
giáo dục miễn phí hoặc ưu đãi.
d. Hạn chế các tác động đến tự nhiên
Du lịch thông thường dễ gây ra các tác động tiêu cực. DLST và DLST cộng
đồng cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực gây ra từ việc đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, cơ sở lưu trú như khách sạn, đường đi và các công trình khác bằng việc tái
sản xuất những chất liệu dồi dào, có sẵn trong tự nhiên, những nguồn năng lượng và
tài nguyên có khả năng tái tạo, rác tái chế và không gian kiến trúc mang tính tự
nhiên, văn hóa. Việc này cũng đòi hỏi kiểm soát số lượng và hành vi của du khách
để đảm bảo việc hạn chế tác hại đối với hệ sinh thái.
e. Thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ việc bảo vệ văn hóa

16
Du lịch sinh thái cộng đồng cố gắng được tôn trọng một cách có văn hóa và
hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới cả môi trường tự nhiên và dân số quốc gia, khu
vực đó. Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi DLST thường bao gồm việc du
lịch đến những vùng sâu, vùng xa nơi những cộng đồng nhỏ và biệt lập có ít kinh
nghiệm trong việc giao lưu với người nước ngoài.
Cũng như du lịch truyền thống, DLST bao gồm những mối quan hệ không
bình đẳng giữa người “du lịch” với “chủ nhà” và các mối quan hệ trong việc trao đổi
tiền tệ. Để trở thành hướng dẫn viên DLST có trách nhiệm thì phải học cách tôn
trọng những phong tục địa phương, không tự ý xâm nhập vào cộng đồng khi chưa
được cho phép.
g. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển bền vững
Mặc dù du lịch thường được coi là một công cụ để xây dựng hiểu biết về các
quốc gia và gắn kết hòa bình thế giới nhưng điều này không phải lúc nào cũng “tự
động” diễn ra. Du lịch thông thường ít khi chú ý đến vấn đề chính trị địa phương trừ
khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an tòan của khách du lịch. DLST đòi hỏi một cách

tiếp cận tế nhị hơn, trong đó mọi người tham gia đều phải cố gắng học hỏi, tôn trọng
và làm lợi cho cả môi trường và cộng đồng địa phương.
1.3. Du lịch sinh thái trong các VQG
1.3.1. Khái niệm, chức năng của các VQG
a. Khái niệm vườn quốc gia
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và
quản lí VQG. Trong đó Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đưa ra một định
nghĩa hoàn chỉnh về VQG như sau: [28].
VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:
- Ở đó có một hay nhiều hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hay
chiếm lĩnh của con người. Các loài thực - động vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo
và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là mối quan
tâm cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí.
- Ở đó có ban quản lí thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng
nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc
trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.

17
- Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm dưới những điều kiện đặc biệt, cho
các mục đích nghiên cứu, giáo dục, giải trí và lòng ngưỡng mộ.
Việc thiết lập các VQG và các khu bảo tồn nhằm vào ba mục tiêu chủ yếu là
bảo tồn đa dạng sinh học và tính nguyên sinh trên lãnh thổ; phục vụ nghiên cứu
khoa học và giáo dục; tạo môi trường du lịch. Như vậy, VQG là địa bàn khá phù
hợp cho sự phát triển DLST.
b. Chức năng của vườn quốc gia
Hệ thống các VQG được thành lập nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng
sau, [30]:
- Bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc
tế, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và DLST.
- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên của các vùng văn hóa

điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gen của các loài, nhằm đảm bảo tính đa
dạng và bền vững.
- Duy trì các cảnh quan thiên nhiên, các sinh cảnh của các loài động thực vật
hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về khoa học và giáo dục.
- Phát triển DLST.
Các chức năng của VQG được thể hiện cụ thể trong từng phân khu chức năng
ở mỗi VQG.
Như vậy, một trong những chức năng quan trọng của VQG là bảo tồn các giá
trị tự nhiên, văn hóa bản địa và phát triển DLST. Nói cách khác, tiềm năng quan
trọng để phát triển DLST là hệ thống các VQG.
1.3.2. Tiềm năng DLST của các VQG
a. Địa chất, địa hình
Về mặt địa hình, các VQG ở Việt Nam thường có sự kết hợp của nhiều dạng địa
hình khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về mặt hình thái, nên có
sức hấp dẫn lớn đối với du lịch.
b. Khí hậu
Các VQG của Việt Nam thường ở miền núi, có sự phân hoá đa dạng của khí
hậu, tạo nên các vành đai nhiệt và tương ứng với nó là các kiểu cảnh quan khác
nhau. Mặt khác, ở các VQG thường có lớp phủ thực vật cao, nên có khả năng điều

18
hòa khí hậu tốt, tạo nên những khu vực vi khí hậu thích nghi cao với con người.
Đây là một lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Chính sự khác biệt rõ nét về khí hậu
đã thu hút khách du lịch tìm đến để tận hưởng không khí dịu mát, dễ chịu cũng như
khám phá sự mới mẻ, khác lạ so với điều kiện sống hàng ngày của họ.
c. Đa dạng sinh học
Đối với các VQG ở miền núi có sự phân hoá về điều kiện khí hậu, dẫn tới sự
đa dạng về cảnh quan, hệ sinh thái. Sự đa dạng hệ sinh thái kéo theo sự đa dạng sinh
học.
Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống nghỉ mát trước kia, người ta

chú ý nhiều hơn đến việc tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu về thiên nhiên, động vật
hoang dã và do đó loại hình DLST đang ngày càng được chú trọng. Đa dạng sinh
học là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch này.
Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ đa dạng sinh học rất cao và mang
tính điển hình cho vùng Đông Nam Á, trong đó có tới 40% là các loài đặc hữu. Do
đó, sự phong phú và đa dạng của các hệ sinh thái ở các VQG là nguồn tài nguyên
lớn cho phát triển du lịch.
d. Phong cảnh
Phong cảnh thiên nhiên là một trong những yếu tố tài nguyên quan trọng hàng
dầu với loại hình DLST. Thông thường, du khách luôn luôn hào hứng và tìm đến
những nơi có cảnh sắc đẹp, lạ mắt để tham quan, giải trí. Các VQG do có sự kết hợp
của nhiều loại địa hình khác nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên kì thú, lại thêm khí
hậu mát mẻ, trong lành, bởi vậy rất được ưa thích.
Vì vậy, các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên ngày càng được quan tâm
trong việc sử dụng cho du lịch, vì sự phong phú của tự nhiên, đa dạng sinh học, hấp
dẫn độc đáo của cảnh quan… Chúng được coi như nền tảng cho sự phát triển DLST
và mang lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội và bảo tồn thiên nhiên.
Ngược lại, một trong những yếu tố kích thích việc thành lập các VQG chính là
tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Bởi vậy, trong nhiều
quốc gia, khả năng hấp dẫn du lịch là một trong những động lực quan trọng trong
việc quyết định thành lập các VQG.

19
Tóm lại, các VQG là địa bàn rất phù hợp cho hoạt động DLST. Tuy nhiên, khi
phát tiển du lịch ở đây cần cân nhắc kĩ lưỡng những lợi ích và tác hại đến môi
trường do hoạt động du lịch gây nên.
1.3.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tiềm năng DLST của các VQG
Để đánh giá tiềm năng du lịch trong các VQG một cách tương đối chính xác
và khách quan thì việc cần thiết là phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hợp lí. Trên
cơ sở tham khảo tổng hợp của các tài liệu [8,22,29], chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu đánh

giá cơ bản như sau:
- Sự hấp dẫn của sinh thái tự nhiên như: Tính nguyên sinh của cảnh quan, sinh
thái; sự đa dạng sinh học; số lượng, mức độ hấp dẫn, khả năng quan sát và mức độ
an toàn khi quan sát các loài quý hiếm, điển hình, đặc hữu… Sự phong phú của các
loài bản địa, loài phổ biến và khả năng săn bắn, khai thác làm đặc sản.
- Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp các yếu tố phong cảnh hấp dẫn như:
bãi biển hoặc sông, hồ, nguồn nước khoáng, hang động, núi đồi, phong cảnh; khả
năng tiếp cận và giải trí ở đó.
- Sự hấp dẫn của các yếu tố nhân văn: Các truyền thống văn hóa, phong tục
tập quán, lễ hội, ẩm thực - đặc sản; nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm thủ
công mĩ nghệ độc đáo, cách thức canh tác; các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ.
- Khoảng cách và khả năng tiếp cận VQG từ các trung tâm phân phối khách:
Sân bay, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm du lịch lớn và khả năng liên kết
với các khu, điểm du lịch lân cận để tạo thành các tuyến du lịch.
- Sự khác biệt so với các khu du lịch khác
- Thời gian thuận lợi cho các hoạt động du lịch và thời gian có khí hậu thích
nghi tốt nhất đối với con người.
- Độ bền vững và sức chứa du lịch của VQG.
1.3.4. Quan hệ giữa DLST với VQG
a. Mối quan hệ giữa DLST và bảo tồn
Mối quan hệ giữa DLST với môi trường là mối quan hệ qua lại thể hiện ở một
trong ba dạng chủ yếu là: [30]
1- Quan hệ cộng sinh: Khi có rất ít các mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và
bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.

20
2- Quan hệ cộng sinh: Trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được
những lợi ích từ mối quan hệ này.
3- Quan hệ mâu thuẫn: Khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng,
làm tổn hại đến nỗ lực bảo tồn tự nhiên.

Mối quan hệ này được thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó mức độ sử dụng và quản lí tài nguyên là yếu tố quan trọng. Điều này
thường được thể hiện thông qua các giai đoạn phát triển du lịch.
Ở giai đoạn đầu, khi hoạt động du lịch mới phát triển, mức độ sử dụng tài
nguyên còn thấp, mối quan hệ thường thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại. Lúc này
hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên ít có ảnh hưởng đến nhau và cùng song song
tồn tại. Tuy nhiên dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi hoạt động
du lịch phát triển hơn với mức độ sử dụng tài nguyên cao hơn và những tác động
đến môi trường cũng rõ rệt hơn.
Giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ có thể phát triển theo hướng tích cực nếu
hoạt động du lịch được quản lí theo quy hoạch phù hợp với các quy luật tự nhiên, có
lợi cho bảo tồn và du lịch. Mối quan hệ này được coi là mối quan hệ cộng sinh,
trong đó những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo tồn, thậm chí ở điều kiện tốt hơn,
trong khi chất lượng sản phẩm du lịch được bảo đảm, lợi ích của ngành du lịch và
khu vực được tăng cường.
Trong trường hợp ngược lại, khi du lịch phát triển mà không quan tâm đến
bảo tồn thì mối quan hệ sẽ trở nên mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi mối quan hệ
này đang là cộng sinh, song nếu không được duy trì và quản lí tốt, sẽ dễ chuyển
sang quan hệ mâu thuẫn. Trong thực tế điều này thường xẩy ra, đặc biệt trong
trường hợp khi du lịch phát triển với mục đích đơn thuần về lợi ích kinh tế.
Để đảm bảo duy trì bền vững mối quan hệ cộng sinh giữa DLST với bảo tồn,
các nhà hoạt động DLST cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc và yêu cầu cho
DLST.
Như vậy, thoạt nhìn ta tưởng như giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du
lịch chỉ có quan hệ mâu thuẫn, nhưng thực tế giữa chúng lại có quan hệ biện chứng
sâu sắc.
b. Vai trò của bảo tồn thiên nhiên

×