Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU 6
Trang 1
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
CHƯƠNG 1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách
thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như
Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong
các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn
khác Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng
Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều
đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến
dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là
giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn
từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ; phát triển vốn từ nghĩa là
xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ
học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói -
viết) được thuận lợi; chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một
cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua
cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ
mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói -
viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực ( từ ngữ mà chủ
thể nói năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ
ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo
phát triển từ ngữ cho học sinh.
Trang 2
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát
triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từ
ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được các
phát ngôn khi nghe - đọc.
Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản
ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ ). Những kiến thức có tính chất
lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện
tập về từ ngữ cho học sinh.
Với tầm quan trọng như vậy của phân môn Luyện từ và câu trong dạy học
môn Tiếng Việt, trong những năm gần đây nhà trường luôn tạo điều kiện cho
công tác, đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm.
Đồng thời nhà trường đều tổ chức các buổi thao giảng, thảo luận chuyên đề về
phân môn Luyện từ và câu để nâng cao năng lực giảng dạy cũng như hiệu quả
các tiết dạy thuộc phân môn này.
Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học phân môn Luyện từ và câu trong những
năm gần đây đạt hiệu quả chưa cao. Rất nhiều giáo viên đã sử dụng nhiều biện
pháp dạy học tích cực để mở rộng vốn từ, tích cực vốn từ của học sinh. Nhưng
vốn từ, câu của học sinh còn gặp nhiều hạn chế, học sinh ít hứng thú học phân
môn này. Bên cạnh đó, cách dạy của một số giáo viên còn nặng về giảng giải khô
khan, nặng nề về áp đặt. Điều này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn Luyện
từ và câu. Với thực trạng này, đặt ra cho tất cả giáo viên phải suy nghĩ để tìm ra
cách dạy học hiệu quả.
Trang 3
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Giải pháp tôi đưa ra là sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ khăn trải bàn ”
để nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 4D Trường
Tiểu học XXX
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 Trường
Tiểu học XXX Lớp 4D là thực nghiệm và 4C là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế bắt đầu từ tháng 9 của học kì I năm
học XXX. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập
của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối
chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,9;
điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,9. Kết quả kiểm chứng t-test cho
thấy p = 0,00097 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng kĩ thuật
dạy học tích cực “ khăn trải bàn ” đã nâng cao chất lượng học phân môn Luyện
từ và câu lớp 4D Tiểu học XXX. Mức độ ảnh hưởng SMD = 0,98. So sánh kết
quả SMD với bảng tham chiếu Cohen thì đây là mức ảnh hưởng lớn. Điều đó
chứng tỏ, việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn” đã nâng cao
chất lượng học môn Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 4.
Trang 4
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU
Tiểu học XXX có bốn lớp 4 với 4 giáo viên trực tiếp giảng dạy trong khối.
( 04 giáo viên đều nhiệt tình, có trình độ đạt chuẩn). Qua dự giờ thăm lớp giáo
viên dạy môn Luyện từ và Câu cho thấy các thầy cô đã cố gắng sử dụng và phối
hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn: Hỏi đáp, Nêu
gương, Luyện tập thực hành, học tập hợp tác nhóm…Họ đã cố gắng đưa ra câu
hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề nội dung bài học. Học sinh cũng có
nhiều cố gắng suy nghĩ trả lời những câu hỏi của giáo viên. Nhưng đa số học
sinh vẫn chưa tích cực tham gia xây dựng bài, vốn từ của học sinh ít, nghèo nàn
nên đến kĩ năng viết câu văn của nhiều học sinh chưa tốt nhất là viết câu văn có
hình ảnh gợi tả, gởi cảm. Lí do của hiện trạng trên là do đa số giáo viên còn lúng
túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Vì vậy việc giáo viên hướng dẫn học
sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao. Kiến
thức về từ vựng - ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế, nên bộc lộ
những sơ suất, sai sót về kiến thức. Bên cạnh đó, cách dạy của nhiều giáo viên
trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách
giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh.
Mặt khác điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo
phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ
dùng dạy học khác chưa phong phú.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn
trải bàn” vào dạy các dạng bài tập luyện từ và câu ở lớp 4 nhằm làm phong phú
vốn từ từ đó nâng cao kĩ năng viết văn cho học sinh.
Trang 5
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Giải pháp thay thế: Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn ”
trong giảng dạy các dạng bài tập luyện từ và câu ở lớp 4.
Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm học
XXX.
Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sử dụng kĩ thuật dạy
học tích cực “Khăn trải bàn ” nhằm nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và
câu ở Tiểu học đã được nhiều tác giả đề cập. Ví dụ:
- Một số biện pháp dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 của Đào Bính
Thìn Trường Tiểu học XXX.
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4
của Lê Thị Mỹ Thu – Trường Tiểu học XXX
Bản thân tôi, muốn trên cơ sở các đề tài sáng kiến của các tác giả đã đề
cập sẽ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi
mới phương pháp dạy học thông qua kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn”
trong dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu để học sinh tích cực chủ động
nắm được kiến thức bài học và có kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực
tế cuộc sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải
bàn” trong dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu có làm tăng chất lượng học
tập cho học sinh không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn
trải bàn” trong dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu sẽ làm tăng chất lượng
học môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4D Trường Tiểu học XXX
Trang 6
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP
3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
3.1.1. Giáo viên:
- Cô Phan Cẩm Tú dạy lớp đối chứng ( Lớp 4C)
- Bản thân tôi ( Đặng Thị Kiều) dạy lớp thực nghiệm ( Lớp 4D).
Tôi và cô Tú có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, có lòng nhiệt
tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
3.1.2. Học sinh:
Tôi chọn học sinh lớp 4D làm lớp thực nghiệm và lớp 4C làm lớp đối
chứng vì 2 lớp này có học lực tương đương nhau.
Bảng 1: Số lượng, giới tính và chất lượng môn Tiếng Việt.
LớpT Số Nữ
Chất lượng môn Tiếng Việt ( Cuối năm lớp 3)
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
3C 28 14 13 46,4 9 32,1 6 21,5 0 0
3D 28 16 15 53,5 9 32,1 4 14,4 0 0
Về ý thức học tập, tất cả các em học sinh ở 02 lớp tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
điểm số của tất cả các môn học.
Trang 7
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Về phương tiện, đồ dùng học tập của cả 2 lớp đều đầy đủ.
3. 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Tôi chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với 2
nhóm tương đương
Chọn hai lớp 4D và 4C, trong đó lớp 4D làm lớp thực nghiệm và lớp 4C
là lớp đối chứng.
Tôi dùng bài kiểm tra chung đề phân môn Luyện từ và câu tháng 09 làm
bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự
khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T – test độc lập để kiểm chứng sự
chênh lệch trung bình về điểm số của hai lớp trước khi tác động. Kết quả như
sau:
Bảng 1: Kiểm chứng để xác định 2 nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,7 6.6
p = 0,3
Ta thấy p = 0,3> 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai
nhóm là không có ý nghĩa, chênh lệch có thể xảy ra do ngẫu nhiên, hai nhóm
được coi là tương đương.
Bảng 2 : Bảng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương.
Nhóm Kiểm tra trước tác Tác động Kiểm tra sau tác
Trang 8
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
động động
Thực nghiệm O1
Dạy học có sử dụng kĩ
thuật“ Khăn trải bàn”
trong dạy các dạng bài
tập luyện từ và câu
O3
Đối chứng O2
Không sử dụng kĩ thuật
“Khăn trải bàn” trong
môn Luyện từ và Câu
O4
Ở thiết kế này, tôi dùng phép kiểm chứng T- test độc lập.
3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Tôi đã thống nhất với giáo viên dạy lớp 4C tham gia nghiên cứu về thiết
kế bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Soạn bài:
+ Tôi dạy lớp thực nghiệm: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử dụng
kĩ thuật dạy học” Khăn trải bàn” trong các giờ dạy phân môn Luyện từ và câu.
+ Cô Phan Cẩm Tú dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp
không sử dụng kĩ thuật dạy học” Khăn trải bàn”, quy trình soạn giảng được tiến
hành bình thường.
Sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn” vào các dạng bài mở rộng và hệ thống
hóa vốn từ; về từ, kĩ năng dùng từ (cấu tạo từ, từ loại); rèn luyện kĩ năng đặt câu
và sử dụng dấu câu.
* Các bài kiểm tra được đánh giá cho điểm theo Thông tư số
32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Trang 9
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
3.4. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
3.4.1 Tiến hành thực nghiệm:
Thực hiện nghiên cứu từ tháng 09 đến tháng 11 trong năm 2013 – 2014,
cụ thể:
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, 2 lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch
dạy học được quy định tại Quyết định số 16/2005/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông và thời khóa biểu của
Trường Tiểu học XXX để đảm bảo tính khách quan, tự nhiên.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài học
trong nội dung chương trình quy định ở học kì I do tôi thiết kế. Bài kiểm tra sau
tác động gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, thang điểm 10
Để kiểm kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi sử dụng biện pháp kiểm tra
nhiều lần. Mỗi nhóm đối tượng sẽ làm bài kiểm tra 2 lần tại hai thời điểm, lần 1
vào tuần thứ 08, lần 2 vào tuần thứ 11.
Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu chúng tôi đã chú ý đến kiểm tra độ giá
trị về mặt nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức của
môn học, tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời kiểm tra
độ tương quan của hai tập hợp số điểm ở hai lần kiểm tra trước và sau tác động
đối với cả 2 lớp.
Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác, chúng tôi còn sử dụng
hình thức đánh giá qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp dự giờ và
nhận xét của nhà trờng qua các tiết dự giờ thăm lớp.
3.4.2 Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Trang 10
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1
tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tiến hành chấm bài.
Trang 11
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 6,9 7,9
Độ lệch chuẩn 1,09 1,39
Giá trị P của T- test 0,00097
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)
0,98
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho
kết quả, P = 0,00097 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động mang lại.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,9 6,9
0,98
1,09
−
=
. Điều đó cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp trò chơi đến trung
bình cộng học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Trang 12
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Hình 1: So sánh điểm trung bình giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
4.2 BÀN LUẬN:
- Điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm là
6,6; của nhóm đối chứng là 6,7. Độ chêch lệch điểm trung bình của 2 lớp là 0,1,
giá trị p = 0,3>0,95. Điều đó chứng tỏ 2 lớp trước tác động là tương đương
nhau. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nhiệm là 7,9, lớp
đối chứng là 6,9, độ chêch lệch điểm trung bình của 2 lớp là 1,0 . Điều đó chứng
tỏ lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là 0,98. Chứng tỏ biện pháp
tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả.
- Phép kiểm chứng T- test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác
động của hai lớp 4D và 4C là p = 0, 00097 < 0, 05. Kết quả này khẳng định sự
chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết
quả tác động mang lại.
4.3 HẠN CHẾ:
Trang 13
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Để có thể áp dụng kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” đòi hỏi học sinh phải
tự tìm tòi dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên, mỗi nhóm, mỗi cá nhân tự sưu
tầm dụng cụ học tập để phục vụ nghiên cứu trong tiết học có sử dụng kĩ thuật
này . Mặt khác, khi sử dụng kĩ thuật dạy học này, thời lượng dành cho tiết học
nhiều, ảnh hưởng đến thời lượng của các tiết học khác.
Trang 14
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN:
Việc sử dụng kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” trong dạy học các dạng bài
tập luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và lớp 4 Trường Tiểu học XXX thực sự
mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Từ việc áp dụng
kĩ thuật “ Khăn trải bàn” vào giảng dạy đã nâng cao chất lượng môn học Luyện
từ và câu ở lớp 4D và học sinh khối 4 của Trường Tiểu học XXX nói chung,
đồng thời nhờ có sự tìm tòi kiến thức đã giúp các em có được vốn từ phong phú.
Các em tự tin hơn trong sử dụng vốn từ, vận dụng tốt trong việc viết văn.
5.2 KHUYẾN NGHỊ:
- Đối với giáo viên: không ngừng học tập, tự học, tự bồi dỡng, mạnh dạn
đổi mới phơng pháp dạy học. Không quá lệ thuộc vào sách giáo viên và các sách
hớng dẫn giảng dạy khác. Trong dạy học luôn đổi mới các hình thức và các hoạt
động nhằm tạo hứng thú cho học sinh và phát huy có hiệu quả tính tích cực của
người học.
- Đối với nhà trường : cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học theo hướng hiện đại hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ các
phương tiện áp dụng đổi mới các phương pháp dạy học. Trước hết cần tăng
cường các loại bảng nhóm, bảng phụ, đảm bảo mỗi lớp có khoảng 4 đến 5 bảng
nhóm, bảng phụ.
Trang 15
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
- Đối với các cấp lãnh đạo: cần tổ chức nhiều hội thảo, nhiều buổi sinh
hoạt chuyên môn, thao giảng có sử dụng kĩ thuật dạy học “ Bàn tay nặn bột” để
giáo viên được trao đổi và sử dụng kĩ thuật này được thành thạo và hiệu quả.
Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ
của các đồng nghiệp. Các thầy giáo, cô giáo dạy Tiểu học có thể nghiên cứu, ứng
dụng đề tài này vào việc dạy môn Luyện từ và câu ở các lớp 2, 3, 4, 5 để nâng
cao chất lượng học môn Luyện từ và câu.
Trang 16
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 của
Lê Thị Mỹ Thu- Trường Tiểu học số 1 XXX
- Một số biện pháp dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 của Đào Bính
Thìn –Trường Tiểu học XXX.
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của Nguyễn Duy Xuân –
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Sách thiết kế Tiếng Việt 4 Tập 1.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 4 Tập 1.
- Sách giáo khoa 4 Tiếng Việt 4 tập 1.
- Mạng Internet.
Trang 17
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN MINH HỌA
A. DẠNG BÀI MỞ RỘNG VỐN TỪ
LuyÖn tõ vµ c©u:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng
các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ
- Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2, 3
2. Học sinh: Từ điển, vở BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/gHoạt động của GV Hoạt động của HS
1
’
4
’
1
’
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu ngoặc
kép và làm lại BT 1, 3 ở tiết trớc.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài trực tiếp:
- 1HS nêu tác dụng của dấu ngoặc
kép, 2 HS làm bài tập.
Trang 18
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
6
’
12’
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT và đọc
thầm bài trung thu độc lập, tìm từ đồng
nghĩa với ước mơ.
- Tổ chức HS nêu bài làm, nhận xét, chốt
lại kết quả đúng:
* Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng
điều mình mong mỏi sẽ đạt đợc trong t-
ương lai.
* Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt
đẹp trong tương lai.
Bài tập 2:
* Với lớp đối chứng:
- Cho HS thảo luận theo nhóm, thư ký viết
kết quả vào bảng nhóm. Sau đó trìn bày.
* Với lớp thực nghiệm: Sử dụng kĩ
thuật khăn trải bàn.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 . Phát
phiếu cho các nhóm. Từng cá nhân ghi vào
phần giấy của mình. Sau đó thống nhất ghi
vào phần chung.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày, nhận
- 1 HS nêu yêu cầu BT, sau đó suy
nghĩ làm bài, 3 HS làm bài trên
phiếu.
- Phát biểu ý kiến, kết hợp giải
nghĩa từ.
- Từng cá nhân làm bài ghi vào
phần giấy của cá nhân.
- Từng nhóm trao đổi, thảo luận
thống nhất bài làm, ghi vào phần
của nhóm.
- Đại diện các nhóm dán bài lên
Trang 19
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
9
’
6
’
3
’
xét, bổ sung, tổng kết nhóm nào tìm nhiều
từ nhất.
* Tổ chức nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
Bài tập 3:
- Tiến hành tương tự BT2
*Lời giải đúng:
+Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ
cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
+Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
+Đánh giá thấp: ước mơ viễn vông, ước
mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
Bài tập 4:
- Tổ chức HS trao đổi cặp, sau đó phát
biểu ý kiến
*Gợi ý HS tham khảo gợi ý 1 trong bài KC
đã nghe đã đọc tr 80 SGK.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với -
ớc mơ.
bảng lớp và trình bày trớc lớp.
- Từng cá nhân làm bài vào phần
phiếu cá nhân.
- Trao đổi, thống nhất kết quả ghi
vào phần của nhóm.
- Trình bày bài làm trước lớp.
-1-2 HS nêu
- Suy nghĩ làm bài.
Trang 20
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
B. DẠNG BÀI CÂU VÀ SỬ DỤNG DẤU CÂU
Luyện từ và câu :
DẤU HAI CHẤM
I/ MỤC TIÊU:
-Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu: ( ND Ghi nhớ ).Nhận biết tác dụng
của dấu hai chấm (BT1); báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân
vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
-Bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. ( BT 2)
*HS yếu làm được BT 1.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Bảng nhóm làm BT1
-Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài.
-VBT Tiếng Việt 4, tập một.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Ổn định: ( 1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút )
3/ Bài mới: ( 30 phút )
a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
b. Dạy bài mới:
*Nhận xét.
-Ba HS tiếp nối đọc BT 1
+ HS lần lượt đọc từng câu văn, thơ, nhận
xét tác dụng của dấu hai chấm trong các
câu.
- GV nhận xét, chốt lại
*Ghi nhớ:
- Hai, ba HS đọc phần ghi nhớ.
c. Luyện tập.
Bài tập 1:
-HS đọc nối tiếp.
+ HS đọc BT 1.
+ HS thảo luận nhóm và trả lời
+ Nhóm khác nhận xét.
-HS đọc ghi nhớ.
Trang 21
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
* Với lớp đối chứng:
-HS đọc thầm từng ý 1, trao đổi miệng về
tác dụng của dấu hai chấm trong các câu
văn.
* Với lớp thực nghiệm:
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát mỗi nhóm
01 bảng nhóm.
- Cho từng thành viên viết tác dụng của
dấu hai chấm vào phần giấy của mình.
- Cả nhóm thảo luận và ghi kết quả vào
phần giấy chung.
Bài tập 2:
-HS đọc yêu cầu BT 2.
-GV nhận xét.
-HS đọc nối tiếp BT 1.
+ Câu a: Dấu hai chấm (phối hợp với
dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo
hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời
nói của nhân vật “tôi” (người cha).
-Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp dấu
ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu
hỏi của cô giáo.
+ Câu b: Dấu hai chấm có tác dụng
giải thích cho bộ phận đứng trước
phần sau làm rõ cảnh đẹp của đất
nước.
-HS đọc
-Cả lớp đọc thầm
+ HS viết đoạn văn vào vở BT.
+ Một số HS đọc đoạn văn và giải
thích dấu hai chấm trong mỗi trường
hợp.
-HS theo dõi.
4/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiết học sau: Từ đơn và từ phức.
C. DẠNG BÀI VỀ CẦU TẠO TỪ:
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những
tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc
cả âm đầu và vần giống nhau (từ láy)
Trang 22
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
-Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản
( BT1) ;tìm được
các từ ghépvà từ láy chứa tiếng đã cho ( BT2) .
* HS yếu tìm được một số từ ghép .
II. Đồ dùng dạy học: SGK ; Bảng - nhóm
III. Các hoạt động dạy- học
Trang 23
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
Trang 24
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Bài cũ: ( 4 phút )
2. Bài mới : ( 30 phút )
a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
-Ghi đề bài lên bảng
b. Phần nhận xét
-Y/c hs đọc nội dung BT và gợi ý.
-y/c hs tìm tất cả các từ phức in đậm trong
đoạn thơ
GV kết luận về từ ghép , từ láy
c. Phần ghi nhớ
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Cho HS nêu thêm ví dụ
d. Luyện tập
Bài 1:-Gọi HS đọc yêu bài
* Với lớp đối chứng:
-Yêu cầu HS làm bài
-Chữa bài
- GV lưu ý các trường hợp : dẻo dai, bờ bãi
là từ ghép vì mỗi tiếng điều có nghĩa
* Với lớp thực nghiệm:
- Chia nhóm, phát bảng nhóm.
- Cá nhân ghi từ ghép, từ láy vào phần giấy
cá nhân.
- Thảo luận và ghi kết quả cuối cùng vào
phần giấy chung.
Bài2:
-Bài tập y/c ta làm gì?
Nêu nhiệm vụ:
+N1,2,3: Tìm từ ghép chứa tiếng ngay
+N4,5: Tìm từ ghép chứa tiếng thẳng
+N6,7: Tìm từ ghép chứa tiếng thật
-Nhận xét, tính điểm, tuyên dương
nhóm nhiều điểm nhất
5. Củng cố- Dặn dò : ( 2 phút )
- Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài – CBB:Luyện tập về
từ ghép và từ láy.
-Đọc đề bài
-1hs đọc, lớp đọc thầm
-Tôi nghe truyện cổ……đời sau
- Thảo luận
-2hs đọc, lớp đọc thầm
1 em đọc
Thảo luận nhóm 4 ghi vào giấy A3
Dán giấy , nhận xét , chữa bài
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
-1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
-Tìm từ ghép chứa các tiếng: ngay,
thẳng,
thật
-Hoạt động nhóm 4
-Đại diện nhóm lên đọc các từ mà nhóm
mình tìm được.
-Lớp nhận xét, bổ sung
Từ ghép Từ láy
a/ ghi nhớ, đền thờ,
bờ bãi, tưởng nhớ
b/dẻo dai, vững
chắc, thanh cao
nô nức
-mộc mạc, nhũn
nhặn, cứng cáp
Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải
bàn”
PHỤ LỤC 2. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
§Ò KiÓm tra sau t¸c ®éng
Họ và tên: Lớp
Câu 1: (1đ) Gạch bỏ từ không đồng nghĩa với từ trung thực trong mỗi dãy từ
sau:
A. Thật thà, thật sự, thật lòng, thành thật, thật tình, thật tâm.
B. Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật.
C. Chân thật, chân thành, chân tình, chân lí, chân chất.
D. Bộc trực, chính trực, trực tính, trực ban, cương trực.
Câu 2: (0,5đ) Khoanh tròn vào câu thành ngữ không nói về lòng tự trọng:
A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Chết vinh còn hơn sống nhục.
C. Tay làm hàm nhai.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 3: (2đ) Ghi lại 5 từ có tiếng “trung”
a. Với nghĩa là “ở
giữa”:
b. Với nghĩa là hết lòng vì ai, vì cái gì đó không thay
đổi:
Câu 4: (1đ) Chọn từ có tiếng “ tự” thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu
sau:
Trang 25