Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÍCH LƯƠNG II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.44 MB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG TIÊU HỌC TÍCH LƯƠNG II

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY CÁC DẠNG
BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÍCH LƯƠNG II

Họ và tên

: DƯƠNG THỊ MỸ TRANG

Chức vụ

: GIÁO VIÊN

Đề tài thuộc lĩnh vực : CHUYÊN MÔN - TIẾNG VIỆT

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

i


MỤC LỤC
A. NÊU VẤN ĐỀ…………………………………………………. …… Trang 1
I . SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI………………..………………….. Trang 1
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………..………………. Trang 1
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………..…………….. Trang 2

B. NỘI DUNG………………………………………………..…………. Trang 3
I. THỰC TRẠNG DAY - HỌC CÁC DẠNG BÀI TẬP" LUYỆNTỪ VÀ CÂU"
CỦA LỚP 4A.................................................................................................Trang 3


II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP DAY - HỌC CÁC DẠNG BÀI TẬP"
LUYỆN TỪ VÀ CÂU" CỦA LỚP 4..................................................................Trang 6
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC..........................................................................Trang 19

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... Trang 20
I. KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………………......Trang 20
II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT…………………………….……………Trang 21

ii


A. NÊU VẤN ĐỀ
I . SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI.
Bậc tiểu học được coi là "Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và
thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã
hội, trang bị các phương pháp, kĩ năng ban đầu về nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Bồi dưỡng phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người
Việt Nam. Các môn học ở Tiểu học có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng nó giúp học sinh
hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, nghe, đọc, nói, viết để
học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc
dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện nghiên cứu thao tác tư duy, cung cấp cho
học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội, con người, về văn hoá, văn
học của Việt Nam và nước ngoài. Đối với học sinh người Việt. Tiếng việt là
tiếng mẹ đẻ trước khi đến trường học sinh đã biết một số lượng từ, một số kiểu
câu, một số quy tắc giao tiếp và đã sử dụng chúng trong giao tiếp ở mức độ tự

giác còn thấp. Việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học cần khai thác vốn tiếng việt của
các em (không chỉ vốn từ, vốn câu mà cả vốn văn bản, vốn quy tắc giao tiếp
trong khâu lựa chọn nội dung, tổ chức dạy và học để tránh sự nhàm chán, từng
bước giúp học sinh ý thức hoá và hoàn thiện điều các em đã biết, cung cấp cho
học sinh những tri thức, kỹ năng mới một cách hữu hiệu. Từ đó bồi dưỡng tình
yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài: "Một số Phương pháp tổ chức dạy
các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Tích
Lương 2" làm đề tài nghiên cứu.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Địa điểm nghiên cứu.
1


Các giờ dạy tiết luyện từ và câu lớp 4A Trường Tiểu học Tích Lương 2thành phố Thái Nguyên
2. Thời gian, mục đích thực hiện.
Thời gian nghiên cứu là 1 năm học (từ ngày 06 tháng 9 năm 2013 đến ngày
30 tháng 4 năm 2014) trong thời gian trên tôi đã thông qua BGH nhà trường, các
giáo viên trong trường đặc biệt là phụ huynh học sinh của lớp 4A để thu thập số
liệu và thống kê số liệu điều tra để hoàn chỉnh đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Tích Lương 2
Phạm vi nghiên cứu đề tài là tìm hiểu sự vận dụng hệ thống phương pháp
của giáo viên, là kết quả học luyện từ và câu của học sinh lớp 4A do tôi dạy.
Trong quá trình giảng dạy tôi học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng
nghiệp, kết hợp với dự giờ thăm lớp của tất cả các lớp (mỗi tuần 2 tiết trở lên)
đó là tiền đề giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu).
2. Phương pháp phân tích tổng hợp.

3. Phương pháp điều tra.
4. Phương pháp thực nghiệm
5. Phương pháp đàm thoại.
6. Phương pháp thống kê số học

2


B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG DAY - HỌC CÁC DẠNG BÀI TẬP" LUYỆN TỪ VÀ
CÂU" CỦA LỚP 4.
1. Đặc điểm tình hình chung của trường Tiểu học Tích Lương 2
Trường tiểu học Tích Lương 2 được tách ra từ trường cấp 1,2 Tích Lương
Phong trào dạy tốt - học tốt sôi nổi và hiệu quả.Những năm gần đây nhà trường
đã có giáo viên dạy giỏi cấp Thành Phố và có học sinh giỏi các cấp. Năm học
2013-2014 trường có 114học sinh/ 5 lớp. Có 13 cán bộ giáo viên trong đó Ban
giám hiệu gồm 2 đồng chí. Các đồng chí giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn. Đa số nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, tay nghề vững vàng và rất
quan tâm đến học sinh.
Tập thể giáo viên trong trường luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh
vực. Các đồng chí luôn có ý thức tu dưỡng đạo đức tự học, tự rèn luyện để hoàn
thiện mình. Các em học sinh ngoan, lễ phép và sống rất tình cảm. Tuy nhiên,
phần đa các em học sinh đều là con nông thôn nên điều kiện kinh tế còn hạn
hẹp.Việc học tập của các em chưa được gia đình quan tâm đúng mức.
2. Một số đặc điểm chung của lớp 4A năm 2013 - 2014.
Tổng số học sinh lớp 4A: 19 em - Nữ: 6 em
- Số học sinh con hộ nghèo: 5 em
- 100% số học sinh trong lớp đều là con nông thôn nên việc đầu tư cho con
em mình học tập còn hạn chế ít quan tâm vì cha mẹ các em còn mải làm kinh tế.
Mặt khác phụ huynh thường chỉ quan tâm đến môn Toán và chữ viết ít

quan tâm đến phân môn Luyện từ và câu.
Với tình hình trên thì đề tài của tôi là thực sự mới đối với các em học sinh,
với phụ huynh.

3


TẬP THỂ LỚP 4A
NĂM HỌC 2013-2014

3.Điều tra thực trạng dạy và học các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4
a. Đối với giáo viên.
Phân môn Luyện từ và câu tạo cho học sinh môi trường giao tiếp để học
sinh mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản
về Tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thường gặp. Từ đó nâng cao các
kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Giáo viên là một trong 3 nhân tố cần
được xem xét của quá trình dạy học "Luyện từ và câu", là nhân tố quyết định sự
thành công của quá trình dạy học này. Khi nghiên cứu quá trình dạy hướng dẫn
học sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, tôi thấy thực
trạng của giáo viên như sau:
- Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn học
sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm lý
giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách
giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
4


- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ
cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.

- Thực tế trong trường tôi công tác, chúng tôi thường rất tích cực đổi mới
phương pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn học này. Đồng thời là tiền đề
trong việc phát triển bồi dưỡng những em có năng khiếu. Nhưng kết quả giảng
dạy và hiệu quả còn bộc lộ không ít những hạn chế.
b. Đối với học sinh.
Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân
môn Luyện từ và câu nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này.
Học sinh không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là
phân môn khó học…
Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu... Từ đó dẫn đến việc
nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm
lẫn nhiều.
Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ
sót làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi
chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không
đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ
động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
Do vậy ngay khi dạy tới phần từ ghép, từ láy... Tôi đã tiến hành khảo sát
học sinh lớp 4A bằng bài tập sau.
Đề bài: Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau.
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhạn. Rồi tre lớn lên cứng cáp
dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Điều đáng nói ở đây là có tới trên 50% số học sinh của lớp chưa biết xác
định từ ghép, từ láy, trong quá trình làm học sinh chưa biết trình bày khoa học rõ
ràng, câu trả lời chưa đầy đủ.
Qua giảng dạy tôi nhận thấy kết quả chưa cao là do nguyên nhân cả hai
phía; Người dạy và người học. Do vậy, tôi đã đặt ra cho mình mục tiêu: Phải
5



trau dồi kiến thức tìm ra phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để
khắc phục thực trạng trên để kết quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý
của học sinh vào hoạt động học.
4. Sơ lược một số dạng bài tập Luyện từ và câu điển hình.
+ Phân tích cấu tạo của tiếng.
+ Tìm các từ ngữ nói về chủ đề.
+ Tìm lời khuyên trong các câu tục ngữ, ca dao.
+ Đặt dấu chấm phẩy vào đoạn văn cho phù hợp.
+ Tìm từ đơn, từ phức và đặt câu với từ tìm được
+ Tìm từ ghép, từ láy và đặt câu với từ đó.
+ Phân biệt động từ, danh từ, tính từ trong đoạn văn.
+ Phân biệt các kiểu câu chia theo mục đích nói, tác dụng của nó.
+ Viết thêm trạng ngữ cho câu . . .
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP DAY - HỌC CÁC DẠNG BÀI
TẬP" LUYỆN TỪ VÀ CÂU" CỦA LỚP 4A
1. Phương pháp nghiên cứu.
Với đặc trưng của môn Luyện từ và câu cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu
của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo
viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức,
kỹ năng làm các bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Tôi đã nghiên cứu
và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trước hết tôi
yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau.
1. Đọc thật kỹ đề bài.
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho
và yếu tố phải tìm.
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài.
4. Kiểm tra đánh giá.
Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp
rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập Luyện từ và câu. Muốn học sinh làm bài

6


một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là bước
quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.
Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức
riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với
các hình thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.
Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội
dung các chủ điểm mà phân môn Luyện từ và câu cần cung cấp.
- Qua các bài mở rộng vốn từ học sinh được:
Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố hán
việt; rèn luyện khả năng huy động vốn từ theo chủ điểm; rèn luyện sử dụng từ,
sử dụng thành ngữ tục ngữ.
- Thông qua các bài tập cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ học sinh được tìm
hiểu về cấu tạo của tiếng, nhận diện được hiện tượng bắt đầu từ vấn đề trong
thơ, tìm hiểu phương thức tạo từ mới để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp.
Học sinh cần tìm hiểu được có 2 cách để tạo từ phức:
1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép.
2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống
nhau đó là từ láy.
- Thông qua các bài tập về từ loại: Học sinh được cung cấp kiến thức sơ
giản về danh từ, động từ, tính từ gắn bó với các tình huống sử dụng. Cần lưu ý:
+ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+ Thêm vào các từ rất, quá, lắm... vào trước hoặc sau tính từ.
+ Tạo ra phép so sánh.
- Thông qua các bài tập về câu, học sinh được rèn luyện năng lực sử dụng
các kiểu câu tuỳ theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp.
Ví du: Nhiều khi ta có thể sử dụng câu hỏi để thực hiện:
1. Thái độ khen, chê.

2. Sự khẳng định, phủ định
3. Yêu cầu, mong muốn...
7


- Đặc biệt trú trọng đến việc dạy học sinh biết giữ phép lịch sự trong giao
tiếp cụ thể: Khi hỏi chuyện người khác cần giữ phép lịch sự.
Câu hỏi:
1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình với người
được hỏi.
2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
Câu khiến:
1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự
2. Muốn cho lời yêu cầu, được đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho
phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ: Làm ơn, giùm, giúp...
3. Có thể dùng câu hỏi, kiểu câu nếu yêu cầu đề nghị.
2. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập Luyện từ và câu.
Các kiểu hình thức và kĩ năng cần học trong phân môn Luyện từ và câu
được rèn luyện thông qua nhiều bài tập với các tình huống giao tiếp tự nhiên.
a. Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ.
Ví dụ: Tìm các từ ngữ:
- Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
- Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
- Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
- Trái nghĩa với với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
Ngoài việc sử dụng hướng dẫn trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu học
sinh làm việc theo nhóm (3 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại diện
nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp.

8



GIỜ HỌC LUYỆN TỪ
VÀ CÂU LỚP 4A

Nhóm 1 : Lòng thương người, đùm bọc, giúp đỡ...
Nêu nghĩa của các từ em tìm được. Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên chốt
lại ý kiến đúng.
Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá trình học tập.
b. Rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy.
Ví du:. Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây.
- Ngay
- Thẳng
- Thật
Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong
phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều từ từ quá
trình học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, thẳng, thật).

9


Từ

Từ láy

Từ ghép

Ngay

Ngay ngắn


Ngay thẳng, ngay ngắn…

Thẳng

Thẳng thắn

Ngay thẳng, thẳng tắp…

Thật
Thật thà
Sự thật, thẳng thật…
Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo
viên cho học sinh làm việc cá nhân.
* Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép :
Giáo viên chốt:
Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu.
Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ
âm đầu vần (hoặc cả âm đầu và giống nhau) . Ghép những tiếng có nghĩa lại với
nhau đó là từ ghép
. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có thể xác định từ ghép và từ láy.
Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ:
+ Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa...
+ Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ...
c. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ.
Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống
giao tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
Ví dụ: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn
ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết, ghi

rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường
hay mắc lỗi ở vạch danh từ chung.
Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Dùng phép suy để học sinh
áp dụng vào bài của mình.
Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:
Yết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí
10


Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt
Nhà vua: Để làm gì ?
Yết Kiêu: Để dùi những chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ
dưới nước.
Tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trong nhóm thảo luận
nêu trước lớp.
Lưu ý có 2 từ dùi từ nào là động từ ? Lấy ví dụ trường hợp khác. Người ta
lấy cái - là cái lỗ để nước đục chảy ra.
Ví du 3: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được
gạch chân trong đoạn văn sau:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt lên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.
Nhà thơ Xuân Diệu chỉ có một lần đến đây ngắm nhìn của cà phê đã phải thốt lên.
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng.
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Đây là bài tập để rèn luyện về tính từ và bài này hơi trừu tượng với học sinh.
Cho các em phân tích đề bài trước vì yêu cầu của bài không quen thuộc với
học sinh.

Tìm những từ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất của các từ gạch chân
cụ thể: Hoa cà phê thơm như thế nào? (thơm đậm và ngọt ) nên mùi hương bay
đi ra xa. Lần lượt học sinh tìm (trả lời cá nhân theo phương pháp động não):
Thơm - lắm
Trong - ngà
Trắng - ngọc
Như vậy các em thấy quen thuộc với cách làm của bài này.
d. Củng cố khắc sâu mở rộng luyện các dạng bài tập về câu.
Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày để
học sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự
khi đặt câu.
11


- Câu kể
Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
a) Kể việc làm hàng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt.
Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Kể về việc em làm...
Lu ý: học sinh khi viết hết câu phải có dấu chấm. Học sinh viết và đọc cho
học sinh trong lớp nhận xét bổ sung.
Nội dung của các yêu cầu trên khác nhau: Tả, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm vui .
Giáo viên hướng dẫn mẫu:
+ Tả kết hợp với dùng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật.
+ Bày tỏ ý kiến - yêu mến, gắn bó như thế nào?
+ Nói lên niềm vui - vui sướng như thế nào khi được điểm tốt.
Ví dụ 2: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
a) Cho mượn cái bút !

b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
Cho học sinh trả lời cá nhân, học sinh chọn trường hợp c, vì nó thể hiện sự
lịch sự trong giao tiếp.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối. Trao đổi theo cặp, thực hành
lời yêu cầu lịch sự.
- Câu hỏi:
Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng rất
cụ thể:
Ví dụ: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau: Em thấy câu các bạn nhỏ
hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các bạn
dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp
mắt lộ rõ vẻ u sầu.
12


- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi, - Đám trẻ tiếp
lời bàn tán sôi nổi:
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi?
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không?
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Trước hết học sinh phải
xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau: cho
học sinh so sánh.
Các câu các em hỏi nhau: - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
- Chắc là cụ bị ốm
- Hay cụ đánh mất cái gì ?

Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ
không?
Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất
phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như
thế nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì . . . sẽ làm tổn thương đến ông
cụ (chẳng may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố
khắc sâu cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm
phiền lòng người khác.
Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã hướng dẫn
các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể.
Hoạt động liên hệ: Cho học sinh đặt câu hỏi phù hợp khi gặp tình huống
như trong bài tập trên ở ngoài thực tế.
- Câu khiến
- Dạng bài tập cho mảng kiến thức này gồm:
- Chuyển các câu kể thành câu khiến.
- Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống.
13


- Đặt câu khiến theo yêu cầu có

hãy trước động từ
đi hoặc nào sau động từ
xin hoặc mong trước chủ ngữ

- Nêu tình huống có thể dùng câu khiến nói trên.
Ví dụ 1: Chuyển các câu kể thành câu khiến
- Nam đi học
- Thanh đi lao động

- Ngân chăm chỉ
- Giang phấn đấu học giỏi.
Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu:
- Nam đi học ?
- Nam phải đi học!
- Nam hãy đi học ?
Cho học sinh nhận xét mẫu so với câu ban đầu: Thêm các từ đi, phải, hãy
ứng với lời yêu cầu ở mức nặng - nhẹ tuỳ thuộc vào mỗi lời yêu cầu.
- Nam đi học đi ! (yêu cầu nhẹ nhàng)
- Nam phải đi học ? (yêu cầu bắt buộc)
- Nam hãy đi học đi ! (yêu cầu mang tính ra lệnh)
Sau đó tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm (nhóm) mỗi nhóm một
câu rồi nêu miệng nhận xét.
Tôi chốt lại: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau:
Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu
dùng dấu chấm than ( !) .
Cùng phương pháp tổ chức này tôi cho học sinh làm ví dụ 2.
Ví dụ 2: Đặt câu khiến cho những yêu cầu dưới đây :
a. Câu khiến có hãy ở trước động từ.
b. Câu khiến có đi hoặc nào ở trước động từ.
c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
Phần này học sinh không còn bỡ ngỡ về cách đặt câu khiến.
a. Bạn hãy làm bài tập đi!
14


b. Mong các em làm bài tập thật tốt!
d. Câu cảm: (câu cảm thán)
Yêu cầu học sinh hiểu câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng,
thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói.

Lưu ý: trong câu cảm thờng có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm,
thật Khi viết câu cảm cuối câu thường có dấu chấm than ( ? ) .
Ví dụ 1: Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
a. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ một bạn làm được. Hãy đặt câu
cảm để bày tỏ sự thán phục.
b. Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng
nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi và đóng vai trong tình huống, một
bạn nêu, một bạn trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung.
a. Ôi, bạn giỏi quá!
b. Ôi, bất ngờ quá, tớ cảm ơn bạn?
Tôi cho học sinh suy nghĩ tìm thêm các tình huống khác đặt câu cảm, nêu
cá nhân để các bạn nhận xét.
Ví dụ 2: Những câu cảm sau đây bộ lộ cảm xúc gì?
a. Ôi, bạn Nam đến kìa !
b. Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c. Trời, thật là kinh khủng!
Phần này tôi cho học sinh làm việc cá nhân:
- B1 : Nhận xét ý nghĩa của câu cảm .
- B2: Tìm cảm xúc của mỗi câu.
- B3 : Rút ra kết luận chung về câu cảm .
e. Mở rộng khắc sâu cách dùng trạng ngữ trong câu.
Dạng bài tập
- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
Ví dụ 1: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu:
15


a................, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

b . . . . . . . . . . . . . . . . , em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu .
c . …. hoa đã nở.
Theo tôi, vì phần này tôi đa trực tiếp giảng dạy nhưng ở chương trình lớp 4
cũ không có những chi tiết cụ thể rõ ràng như vậy nên việc hình thành kiến thức
khó khăn hơn. Còn đối với dạng bài tập này tôi sẽ tổ chức cho học sinh làm việc
theo nhóm (3 nhóm ứng với 3 tổ), mỗi tổ một câu. Tôi có gợi ý (với học sinh
yếu): Em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình tại đâu?
Học sinh rất dễ phát hiện vì đây là các tình huống rất quen thuộc với học
sinh nên cũng không nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể.
Tương tự như vậy là trạng ngữ chỉ thời gian cũng rất đơn giản.
Với trạng ngữ khác học sinh có thể mắc.
Ví dụ 2: Tìm các trạng ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a).............., xã em vừa đào một con mương.
b ) . . . . . . . . . . . . . . , chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt .
c) .... …... em phải năng tập thể dục.
Giáo viên cần hướng dẫn h/s đến việc hiểu: Mục đích của đào mương để
làm gì?
Quyết tâm . . . . . . . . . tốt để dành được gì ?
Tập thể dục có lợi gì?
Như vậy mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các loại, các dạng
bài tập mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu đưa ra cho học sinh. Với các bài tập
Luyện từ và câu của học sinh lớp 4. Nhiều yêu cầu trong sách giáo khoa tôi cũng
cần phân tích cho nhiều đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi tôi
thường gài thêm hoạt động tiếp nối. Với học sinh trung bình, học sinh yếu chọn
những ngữ liệu cụ thể rõ ràng để học sinh dễ xác nhận.
Ví dụ: Với dạng bài mở rộng vốn từ ý chí - nghị lực.
Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt
qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
16



Với học sinh khá, giỏi tôi cho học sinh phân tích yêu cầu đề bài sau đó viết
ngay vào nháp.
Với học sinh trung bình và yếu tôi hướng dẫn học sinh sử dụng các từ ngữ
thuộc chủ đề ý chí - nghị lực đã học để viết. Hỏi học sinh về người em định viết
(học sinh yếu tôi còn hỏi về người em định viết có những phẩm chất gì).
Quan tâm đến đối tượng học sinh trong giảng dạy chính là chú ý đến việc
nâng cao chất lượng học sinh giỏi để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đại trà.
Đó là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy.
Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em
làm bài có thể tốt nhưng cách trình bày bố cục bài làm của học sinh còn là cả
một vấn đề cần chấn chỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ
chức cho học sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu. Trải qua một học kỳ ôn
tập cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát để
xem sự chuyển biến của học sinh sau khi đã được hoạt động sôi nổi trong giờ
Luyện từ và câu giải quyết các bài tập với lớp 4A do tôi chủ nhiệm.
Đề bài:
Đọc thầm bài "Về thăm bà và trả lời câu hỏi sau:
1) Trong bài Về thăm bà từ nào cùng nghĩa với từ hiền
2) Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như
thế có mấy động từ, tính từ?
a. Một động từ, 2 tính từ. Các từ đó là:
- Động từ
- Tính từ
b. Hai động từ, 2 tính từ. Các từ đó là:
- Động từ
- Tính từ
c. Hai động từ, 1 tính từ. Các từ đó là:
- Động từ

17


- Tính từ
3) Câu Cháu đã về đấy ư ? được dùng làm gì?
a. Dùng đề hỏi.
b. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
c Dùng thay lời chào.
4) Trong câu sự im lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ bộ phận
nào là chủ ngữ?
a. Thanh
b. Sự yên lặng
c. Sự yên lặng làm Thanh.
Kết quả thu được: Tổng số lớp 4A có 19 em.
Giỏi
SL
12

%
63,15

Khá
SL
4

Trung bình
SL
%
3
15,8


%
21,05

Yếu
SL
0

%
0

3. Kết quả nghiên cứu đạt được.
Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và
rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập "Luyện từ và câu " lớp 4 tôi
thấy kết quả của việc làm đó như sau:
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm
nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một
cách có hiệu quả.
- Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một
cách chủ động.
- Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có
cơ sở được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
- Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của
bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.
- Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ
đặt câu hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại
bài của mình.
18



- Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua các giờ kiểm tra, bài
kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng đón nhận môn "Luyện
từ và câu" bất kỳ lúc nào. Điều đó nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn
học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng
góp phần động viên tôi trong công tác giảng dạy học sinh nói chung, phát hiện
bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi, phụ đạo học sinh yếu nói riêng. Bé nhỏ
như vậy nhưng vô cùng quan trọng đối với một giáo viên còn non nớt kinh
nghiệm như tôi trong việc tháo gỡ khó khăn, trong việc tìm ra phương pháp tổ
chức dạy các dạng bài tập "Luyện từ và câu " cho học sinh của mình.

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.

GIỜ SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN

19


Tôi thấy rằng sáng kiến tôi thực hiện rất phù hợp và sát thực với thực tế và
mọi đối tượng học sinh từ học sinh giỏi đến trung bình, yếu đều có biện pháp
riêng phù hợp, kết quả kiểm tra cuối năm của các em được nâng lên rõ rệt.
Vì vậy, tôi đưa sáng kiến kinh nghiệm của mình ra tổ chuyên môn và nhận
được sự ủng hộ rất cao. Tổ chuyên môn đã thống nhất đưa vào vận dụng trong
thực tế giảng dạy để giúp các em học sinh học tốt hơn phân môn Luyện từ và
câu( khối 4+5) và báo cáo kinh nghiệm trước toàn trường.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN CHUNG.

Dạy học các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 giúp học sinh
nắm được kiến thức trong phân môn "Luyện từ và câu" cung cấp: Học sinh
hiểu được từ mới, phát triển kỹ năng, kỹ xảo sử dụng từ ngữ, học sinh còn biết
nhận diện xác định các dạng bài tập, phân tích kỹ, chính xác yêu cầu của đề bài,
từ đó có hướng cho hoạt động học tập của mình.Giáo viên cũng phải lưu ý bám
sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải đề điều chỉnh sao cho
phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình, đề ra hướng giải quyết cho việc cân
chỉnh thống nhất giảm tải,giúp tất cả học sinh đều có thể học tốt chương trình
phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Để đạt được các điều đó, người giáo viên cần
phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu không mệt mỏi.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc hướng dẫn học
sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 rất hiệu quả và hi vọng rằng,
những kinh nghiệm của tôi sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất
lượng đích thực bền vững của giáo dục nói chung, chất lượng cung cấp vốn từ
và cách sử dụng từ cho học sinh Tiểu học nói riêng. Tôi tin rằng nếu mỗi giáo
viên đều có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì sẽ có nhiều học sinh giỏi
môn Tiếng Việt đồng thời góp phần rèn cho các em trở thành những con người
có lòng kiên trì, hăng say, làm việc khoa học, xứng đáng là chủ nhân của đất
nước trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa.'
20


II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
Dạy các dạng bài tập "Luyện từ và câu " là nguồn cung cấp vốn từ, lối diễn
đạt bồi dưỡng tư duy văn học cho học sinh. Muốn vậy:
1. Về phía nhà trường:
- Mở nhiều hơn nữa chuyên đề về phân môn Luyện từ và câu.
- Tổ chức các trò chơi, sân chơi, các cuộc giao lưu hoặc các cuộc thi về
môn Tiếng Việt cho học sinh
2. Về phía học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của

môn này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người
để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia
đình - nhà trường- xã hội.
3.Về phía giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chinh học sinh.
+ Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng
học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài.
+ Cần xác đinh không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi.
+ Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách
nhiệm với việc học của học sinh và bài dạy của mình. Động viên gần gũi giúp
đỡ học sinh.

4. Về phía phụ huynh học sinh:
Quan tâm nhiều hơn đến các em, thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc
học tập của con em mình.
Mua đủ sách vở, đồ dùng học tập cho con em mình.
5.Về chính quyền địa phương:
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục hơn nữa để toàn dân hiểu được
tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục.
- Quan tâm đến việc đảm bảo, duy trì chất lượng giáo dục tại địa phương
Sau thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 9 năm 2013 đến hết tháng 4 năm
2014 với thời gian ngắn, kiến thức còn hạn chế, thực tế còn ít cần phải có thời
21


gian nghiên cứu và kiểm định thực tế nhiêu hơn nữa. Song được sự chỉ đạo của
ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này trong thời gian giảng dạy cũng như trong quá trình làm đề
tài . Tôi mong được tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, ban
giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo giúp đỡ tôi để đề tài được tốt hơn,

chặt chẽ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 10 tháng 05 năm 2014
Người viết

Dương Thị Mỹ Trang

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng lớp 1, 2, 3, 4,5 ( BGD& ĐT).
2. Giải đáp 88 câu hỏi ở Tiểu học ( Lê Hữu Tỉnh – NXB GD)
3. Sách GV Tiếng Việt lớp 4.
4. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 4.
5. Hỏi đáp về Dạy học Tiếng Việt 4 của Tiến sĩ Đào Ngọc.

23


×