Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác THANH TOÁN HÀNG THỦY sản XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC tín DỤNG CHỨNG từ tại CÔNG TY cổ PHẦN THỦY sản đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.94 KB, 50 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
I.Tổng quan về công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng:
1. Khát quát chung về công ty:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Tên giao dịch: SEAFISH CORP
Địa chỉ: Nại Hưng, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Số điện thoại: 84.511-916 664
Fax: 84. 3916 114
Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng tiền thân là xí nghiệp quốc doanh khai
thác thủy sản Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập từ tháng 12/1977.
Năm 1992 thực hiện nghị định 338/HĐBT về việc sắp xếp lại doanh nghiệp,
xí nghiệp đã đổi tên thành công ty khai thác và dịch vụ thủy sản Quảng Nam-Đà
Nẵng theo quyết định 2926/QĐUB ngày 17/9/1992. Giai đoạn này công ty hoạt
động với chức năng chính là khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh
doanh xuất khẩu thủy sản.
Đến năm 1997, cùng với việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh
nghiệp của Nhà nước, công ty được chọn làm điển hình cổ phần hóa của thành phố
và đổi tên thành công ty Cổ Phần Khai thác và Dịch Vụ Thủy Sản Đà Nẵng. Và đến
ngày 17/2/2000 Công ty chính thức lấy tên là Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng
theo quyết định số 5011/QĐUB của UBND TP Đà Nẵng.
Ngay từ khi thành lập xí nghiệp có:
- Tổng số vốn kinh doanh (theo giá cố định 1992) : 870.759.000đ
- Phương tiện khai thác : 25 tàu đánh cá.
- Tổng số lao động : 172 người.
Cuối năm 2000, qui mô và năng lực sản xuất của công ty được nâng lên do
đầu tư xây dựng một phân xưởng chế biến tại địa bàn phường Nại Hiên Đông-TP
Đà Nẵng. Để kịp thời ổn định sản xuất tại cơ sở mới, giải quyết nhanh chóng những
vấn đề nảy sinh tại cơ sở đảm bảo cho quá trình hoạt động được liên tục, lãnh đạo
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 1
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
công ty đã quyết định thành lập 2 xí nghiệp trực thuộc nằm trên hai địa bàn đó là:


Xí nghiệp thủy sản Nại Hưng và Xí nghiệp thủy sản Hòa Cường.
Sau 3 năm thực hiện mô hình công ty có 2 xí nghiệp thành viên, do còn tồn tại một
số vấn đề cần giải quyết như: đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ tại các xí nghiệp
trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức thực hiện quản lý sản
xuất ở một số bộ phận chưa được chặt chẽ, tính thống nhất trong việc thực hiện các
nộp qui, qui định của công ty chưa được đề cao và thiếu đồng bộ, việc điều phối
nguồn lực chưa hợp lý…Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với việc giải tỏa khu
đất tại xí nghiệp Hòa Cường nên công ty đã sát nhập 2 xí nghiệp lại và hiện tại trụ
sở của công ty đặt tại phường Nại Hiên Đông-TP Đà Nẵng.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua 30 năm xây dựng và không
ngừng phát triển để theo kịp với tiến trình đổi mới của đất nước. Mặc dù công ty đã
gặp không ít khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc cùng với chủ
trương, chính sách quản lý đúng đắn của Nhà Nước, Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà
Nẵng sẽ tiếp tục đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng khẳng định
vị trí của mình không chỉ trên địa bàn thành phố và phạm vi cả nước mà còn cả trên
thị trường thế giới
1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty:
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 2
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
• Trong các bộ phận, phòng ban của công ty, nghiệp vụ thanh toán quốc tế
chủ yếu diễn ra tại phòng Kế hoạch – Kinh doanh. Sau đây là một số nhiệm vụ
chính của phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 3
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HĐQT
GĐ ĐIỀU HÀNH
PHÓ GĐ KINH
DOANH

PHÓ GĐ SẢN
XUẤT
PHÓ GĐ NỘI
CHÍNH
P.KẾ TOÁN TÀI
VỤ
P.KẾ HOẠCH KINH
DOANH
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PXTS HÒA CƯỜNG
PXTS NẠI HƯNG
TRẠM
KD TS
ĐẶC
BIỆT
PXCB
TS
ĐÔNH
LẠNH
PXCB
TS
ĐÔNG
LẠNH
PX SC
&
ĐÓNG
TÀU
TRẠM
KD TS

ĐẶC
BIỆT
PX SX
NƯỚC
ĐÁ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
- Tham mưu cho giám đốc trong việc hưởng chính sách chế độ, chương trình kế
hoạch công tác. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức điều hành
thu mua nguyên liệu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đồng thời thực hiện các
cuộc tiếp xúc với khách hàng trong và ngoài nước. Có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc
các thành viên trong lĩnh vực được phân công. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tài
chính và điều phối quỹ tài chính chung cho toàn công ty một cách hợp lý và hiệu
quả. Phân tích hoạt động kinh tế thường kỳ nhằm phát hiện điểm yếu để tìm biện
pháp khắc phục. Lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư trang thiết bị cho công ty
cũng như các máy móc thiết bị cho đơn vị sản xuất sử dụng có hiệu quả.
- Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của công ty xây
dựng các phương án kinh doanh và tài chính.
- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để
xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo nguồn hàng làm hàng xuất
khẩu.
- Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của công ty.
- Thực hiện các nghiệp vụ của hợp đồng ngoại thương trong đó có nghiệp vụ thanh
toán quốc tế.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
1.3.1. Chức năng:
• Khai thác và thu mua thủy sản.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa.
• Chế biến hải sản.
1.3.2. Nhiệm vụ:
• Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện kinh doanh xuất

khẩu hàng hóa.
• Tự tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đồng thời quản lý, triển khai tốt
và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất.
• Quản lý, giải quyết tốt việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 4
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
1.3.3 Quyền hạn:
• Công ty được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước.
• Công ty được quyền kinh doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
• Công ty được quyền thành lập các xí nghiệp thành phần, các chi nhánh đại diện
trực thuộc công ty.
• Công ty được quyền hoàn thiện cơ cấu vốn theo yêu cầu đổi mới công nghệ sản
xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua:
2.1 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh:
Bảng 1.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
(ĐVT: 1000 USD)
2008 2009 2010
Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%)
Cá đông lạnh 1492.75 39.43 2057.12 41.16 2159.976 41.157
Tôm đông lạnh 1768.07 46.7 2318.01 46.38 2433.911 46.377
Mực đông lạnh 525.05 13.87 623.10 12.46 654.255 12.466
Tổng KNXK 3785.87 100.00 4998.23 100.00
5248.14
2
100.00
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Công ty Cổ Phần Thủy sản Đà Nẵng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu

thủy sản. Qua bảng trên ta có thể đánh giá được mặt hàng xuất khẩu chính của công
ty là mặt hàng cá đông lạnh, tôm đông lạnh, mực đông lạnh. Ngoài ra công ty cũng
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 5
Năm
Mặt hàng
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
có xuất khẩu mặt hàng cá ướp đá nhưng đây là mặt hàng công ty thực hiện hoạt
động ủy thác xuất khẩu. Những năm trước cá đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu
chính của công ty chiểm tỷ trọng rất lớn gần 95% còn lại là xuất khẩu tôm đông
lạnh và mực đông lạnh. Nhưng sang năm 2008 tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy
sản của công ty có sự thay đổi. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh tăng lên
rất nhiều chiếm tỷ trọng 46,7% và 46,38% năm 2009, cá đông lạnh chiếm 39,43%
năm 2008 & 41,16% năm 2009, mực đông lạnh chiếm 13,87% năm 2008&12,26%
năm 2009. Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này không có thay
đổi nhiều so với năm 2009 cụ thể: Cá đông lạnh chiếm 41.157%, Tôm đông lạnh
chiếm 46.377%, mực đông lạnh chiếm 12.466%. Tuy có sự thay đổi về tỷ trọng
như cá đông lạnh vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty:
Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu
ĐVT: 1000 USD
Năm
Thị
2008 2009 2010
Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%)
Đài Loan 757.85 20.02 1038.40 20.78 1090.32 20.775
Mỹ 487.89 12.98 864.62 17.30 907.851 17.299
Hàn Quốc 36.19 0.96 85.35 1.71 89.6175 1.708
Hồng Kông 2176.55 57.49 2491.02 49.84 2615.571 49.838
Nhật Bản 297.998 7.87 396.85 7.94 416.6925 7.940
Thổ Nhĩ Kỳ 29.4 0.77 121.99 2.43

128.089
5
2.441
Tổng KNXK 3785.87 100.00 4998.23 100.00
5248.14
2
100.00
Nguồn: Phòng kế toán-Tài vụ
Qua bảng trên ta thấy thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là Hồng Kông
chiếm 49.84%, Đài Loan 20.78%, Mỹ 17.30%, Nhật Bản 7.94%,giá trị kim ngạch
nhập khẩu của các thị trường này tương đối ổn định. Trong năm 2009 tình hình
xuất khẩu của công ty cũng không có sự biến động lớn về thị trường, vẫn là những
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 6
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
thị trường quen thuộc, truyền thống như những năm trước. Bên cạnh đó, khách
hàng của công ty còn có thêm Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là khách hàng tương đối mới do đó
công ty nên tạo ấn tượng tốt để có thể dễ dàng hơn trong công việc kinh doanh tại
thị trường này. Đến năm 2010 tỷ trọng các thị trường này vẫn tương đối ổn định và
không có sự biến động nhiều so với năm 2009 cụ thể: Đài Loan 20.775%, Mỹ
17.299%, Hàn Quốc 1.708%, Hồng Kông 49.838%, Nhật Bản 7.940%, Thổ Nhĩ Kỳ
2.441%.
2.3 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh:
2.3.1 Khách hàng:
• Khách hàng tiêu dùng: bao gồm các cá nhân và hộ gia đình tiêu dùng những mặt
hàng thủy sản của công ty. Các sản phẩm của công ty phục vụ cho nhóm khách
hàng này bao gồm: tôm đông lạnh, mực đông lạnh, cá ngừ đại dương…Nhóm
khách hàng này mua sản phẩm của công ty thông qua các siêu thị hoặc đại lý của
công ty, tuy nhiên, nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khách
hàng của công ty cả về doanh thu và sản lượng tiêu thụ.
• Khách hàng tổ chức: đây là nhóm khách hàng chủ yếu của công ty. Nhóm khách

hàng này có mối làm ăn lâu năm và chiếm tỷ trọng lớn, phân bổ trong phạm vi cả
nước, họ có yêu cầu cao về chất lượng. Do vậy đối với nhóm khách hàng này công
ty rất chú trọng và luôn tìm cách làm hài lòng họ.
• Khách hàng quốc tế: đây là những tổ chức thu mua của nước ngoài mà công ty
bán cho khách hàng thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp, những khách hàng
chủ yếu của công ty hiện nay là Mỹ, Đức, Nhật…và cho đến nay công ty vẫn giữ
mối quan hệ mua bán tốt đẹp với họ. Ngoải ra công ty còn xuất sang các nước khác
trên thế giới như: Ý, Bỉ, Bồ Đào Nha và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
2.3.2 Đối thủ cạnh tranh:
Bảng 1. 3: Đặc điểm đối thủ cạnh tranh
Tên đối
thủ
Đặc điểm chủ yếu Sản phẩm
cạnh tranh
Công ty - Đối thủ mạnh nhất của công ty. Tôm đông lạnh
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 7
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
thủy sản
khu vực
II
- Đội ngũ nhân viên được tuyển chọn đúng đào tạo, đúng khả
năng.
- Có uy tín trên thương trường.
- Sản phẩm an toàn hợp vệ sinh thực phẩm và có chất lượng cao.
- Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.
- Có tiềm lực về vốn, công nghệ tiên tiến.
- Mở dịch vụ bán hàng tại các siêu thị, đại lý.
Mực đông lạnh
Cá đông lạnh
Công ty

xuất nhập
khẩu
Miền
Trung
- Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng thủy sản.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có tay nghề cao.
- Hệ thống phân phối ngày càng được mở rộng.
- Công nghệ sản xuất tiên tiến.
Tôm đông lạnh
Mực nang
Cá thu nguyên
con
Công ty
CP thủy
sản và
thương
mại
Thuận
Phước
- Là một đơn vị chuyên cung cấp hàng Thủy sản.
- Sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao, phù hợp với nhiều đối
tượng khách hàng.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng trong nước và trên
thế giới.
- Có tiềm lực về vốn, công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Mẫu mã, bao bì, kiểu dáng hấp dẫn.
Tôm đông lạnh
Mực đông lạnh
Cá đông lạnh
các loại

Ngoài những đối thủ cạnh tranh trên công ty còn phải đối phó rất nhiều công
ty khác như: Công ty xuất khẩu Thủy Sản Thọ Quang, một số công ty TNHH, các
công ty tư nhân Bên cạnh đó các công ty xuất khẩu thủy sản nước ngoài có mùa
vụ thu hoạch nguồn lợi thuỷ sản trùng với mùa thu hoạch sản phẩm ở nước ta đã
gây khó khăn trong việc giá cả, khối lượng, chất lượng giữa các nước không kém
phần gay gắt. Cộng với bề dày kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động xuất khẩu cũng
gây trở ngại trong việc xuất khẩu thủy sản của công ty.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây:
Bảng 1. 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
(ĐVT: đồng)
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 8
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
1.DT bán hàng và cung
cấp dịch vụ
120.567.448.925 178.346.825.329 187.264.166.594
2.Giá vốn hàng bán 98.123.412.756 121.025.049.713 127.076.302.198
3.Lợi nhuận gộp 22.444.036.169 57.321.776.156 60.207.864.964
4.DT hoạt động tài
chính
1.212.475.894 1.536.245.937 1.613.058.234
5.Chi phí tài chính 3.012.422.575 3.172.634.285 3.331.265.999
6.Chi phí bán hàng - - -
7.Chi phí QLDN 6.001.247.848 18.425.331.702 19.346.598.287
8.LN thuần từ HĐKD 14.642.841.640 37.260.056.106 39.123.058.911
9.Thu nhập khác 3.124.123.449 4.724.136.002 4.960.342.802
10. Chi phí khác 3.045.781.455 4.565.935.527 4.794.232.303
11. Lợi nhuận khác 78.341.994 158.200.475 166.110.498,8

12. LN trước thuế 14.721.183.634 37.418.256.851 39.289.169.694
13.Thuế thu nhập 678.451.421 1.054.564.145 1.107.292.352
14. LN sau thuế 14.042.732.213 36.359.692.436 38.177.677.058
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty tăng lên qua các năm. Cụ thể doanh
thu năm 2009 tăng 22.316.960.223 đồng về tương đối tăng 158.9% so với năm
2008, năm 2010 tăng 1.817.984.620 đồng về tương đối tăng 5% so với năm 2009.
Cho thấy công tác đầu tư, giám sát các công trình của công ty hoạt động có hiệu
quả mang lại doanh thu lớn. Doanh thu và lợi nhuận trong những năm gần đây tăng
rất nhanh cho thấy công ty đang làm ăn rất có lãi và hoạt động có hiệu quả.
2.5 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty:
2.5.1 Thuận lợi:
• Nằm ở vị trí thuận lợi, nơi giao nhau giữa các đầu mối giao thông, rất thuận tiện
trong việc thiết lập các mối quan hệ làm ăn mua bán, giao nhận hàng hóa.
• Môi trường chính trị pháp luật ổn định. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, là điều kiện tốt giúp phát triển hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm đối tác, mở rộng liên doanh, liên kết với
các nước.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 9
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
• Máy móc, thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại giúp công ty sản xuất ra những
sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu của khách hàng.
• Số lượng khách hàng truyền thống nhiều.
• Nền kinh tế đất nước ngày một khởi sắc, sức mua của thị trường cũng nâng lên,
cùng với những ưu đãi của Chính Phủ trong giai đoạn cổ phần hóa là điều kiện
thuận lợi giúp công ty ngày một nâng cao doanh số cũng như thị phần trên thị
trường.
• Nhân viên của công ty được trang bị nghiệp vụ tốt.
• Mạng lưới thu mua nguyên liệu rộng khắp cả nước.
2.5.2 Khó khăn:

• Nguyên liệu thủy sản có tính mùa vụ, không ổn định, thêm vào đó nguồn lợi
thủy sản ngày càng thu hẹp nên sản lượng đánh bắt thấp không đáp ứng đủ nhu cầu
của khách hàng.
• Đầu tư đánh bắt còn hạn chế.
• Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao ở Việt
Nam làm cho tỷ giá hối đoái giữa USD/VNĐ biến động mạnh ảnh hưởng đến việc
định giá sản phẩm của công ty, doanh thu không ổn định.
• Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vay từ ngân hàng. Vì vậy khi lãi xuất ngân
hàng đang tăng cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
• Tình hình chính trị tại các nước Châu Phi rơi vào tình trạng khủng hoảng không
ổn định ảnh hưởng mạnh đến giá xăng dầu trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giá
xăng tăng kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng và dịch vụ mà công ty sử dụng
làm giảm doanh thu của công ty.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 10
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
II. Thực trạng công tác thanh toán hàng thủy sản xuất khẩu theo phương thức
tín dụng chứng từ:
1.Văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu:
1.1. UCP-DC là gì?
UCP-DC (Uniform Customs Practice - Documentary Credit): dịch sang tiếng
Việt Nam là Quy tắc thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ - dùng cho thanh
toán bằng L/C (Letter of Credit). UCP do phòng Thương mại quốc tế ICC
(International Commerce Chamber) phát hành. ICC được thành lập vào năm 1919
có trụ sở tại Pa-ri (Pháp). Với mục tiêu ban đầu là thúc đầy thương mại quốc tế vào
thời điểm mà chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ đe dọa nghiêm trọng hệ
thống thương mại thế giới. Trên tinh thần đó, UCP được ban hành lần đầu tiên vào
năm 1933 (UCP số 82) nhằm thống nhất những quan niệm trong thực hành Thư tín
dụng (L/C) giảm thiểu sự xung đột pháp luật giữa các giới thương nhân các quốc
gia với nhau và giữa họ với ngân hàng trong vấn đề thanh toán liên quan đến L/C.

Đến nay đã có trên 180 nước trên thế giới và khu vực áp dụng UCP cho thấy sự
thành công của quy tắc này. UCP là quy tắc của một tổ chức quốc tế phi chính phủ
(ICC), chứ không phải là luật pháp quốc tế hay luật pháp quốc gia.
1.2 Vai trò, tầm quan trọng của UCP-DC đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
:
• UCP là cẩm nang giúp doanh nghiệp NK mở L/C chính xác, kiểm tra chứng từ
thanh toán của người XK để nhập được hàng theo nguyện vọng nhập hàng của
mình. Giúp doanh nghiệp XK lập chứng từ thanh toán đúng với yêu cầu của L/C để
được ngân hàng thanh toán tiền hàng.
• UCP còn là tài liệu giúp cho các doanh nghiệp giám sát các dịch vụ ngân hàng
đối với mình.
• UCP còn là căn cứ để doanh nghiệp kiện, khiếu nại về thanh toán làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp mình.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 11
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
1.3. UCP 600 - Bản quy tắc thực hành thống nhất mới về tín dụng chứng từ:
Sau 03 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006 Uỷ ban Ngân
hàng của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã thông qua Bản Quy tắc thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ mới (UCP 600) thay thế cho Bản Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500). UCP 600 này sẽ có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2007.
UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này
là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia
thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết
các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt
động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5 ngày
làm việc thay vì 7 ngày như trước.
2. Các điều khoản trong thanh toán quốc tế tại công ty:
2.1 Điều khoản về tiền tệ và hối đoái:
Trong mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, Công ty hầu hết sử dụng

đồng USD làm đồng tiền thanh toán. Sở dĩ như vậy là do:
• Đồng USD là ngoại tệ mạnh, tương đối ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới,
có thể chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác. Vì vậy, việc sử dụng đồng
USD đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán với khách hàng nước ngoài
và hạn chế được rủi ro về sự biến động tỷ giá tránh thiệt hại cho công ty.
• USD là đồng tiền mạnh được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng làm đồng
tiền trao đổi mua bán quốc tế nên công ty cũng dễ dàng thỏa thuận với khách
hàng để sử dụng đồng tiền này trong thanh toán.
• Tỷ giá hối đoái của USD/VNĐ luôn ổn định hơn so với các tỷ giá của các ngoại
tệ khác.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 12
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
2.2 Điều khoản về địa điểm thanh toán:
Địa điểm thanh toán công ty thường lựa chọn ở trong nước, thông qua ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hải Châu. Đây là ngân hàng
mà công ty có mối quan hệ từ trước đến nay phục vụ cho công ty trong công tác
thanh toán các mặt hàng xuất khẩu. Việc lựa thanh toán ở trong nước còn có ý
nghĩa giá trị L/C sẽ hết hiệu lực tại các địa điểm thanh toán trong nước, điều này sẽ
tạo điều kiện cho công ty trong việc lập và xuất trình bộ chứng từ, giúp cho công ty
không tốn nhiều chi phí chuyển bộ chứng từ để được thanh toán nếu phải thanh
toán ở một nước khác. Mặt khác, thanh toán trong nước sẽ giúp cho công ty dễ
dàng xuất trình chứng từ được nhanh chóng đúng thời hạn, đồng thời bộ chứng từ
sẽ không bị thất lạc khi chuyển đi để công ty có thể tránh được những rủi ro về
thanh toán.
2.3 Điều khoản về thời hạn thanh toán:
Đây là điều khoản thanh toán chủ yếu của công ty cho hầu hết khách hàng
của công ty vì điều khoản này tránh cho công ty những rủi ro trong thanh toán như:
Khách hàng không trả tiền, kéo dài thời hạn thanh toán làm cho nguồn vốn của
công ty bị ứ đọng, thời gian luân chuyển vốn ngắn.
Trong điều khoản về thời hạn thanh toán trả ngay của công ty được chia

thành các lọai sau:
• Trường hợp công ty sử dụng hình thức thanh toán L/C thì thời hạn trả ngay là
trả tiền ngay sau khi công ty xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng chiết khấu để
được chiết khấu bộ chứng từ.
• Hình thức trả tiền trả trước (30%-50%giá trị hợp đồng) phần còn lại sẽ được trả
ngay khi giao hàng và bộ chứng từ.
2.4. Điều khoản về phương thức thanh toán.
Công ty luôn quan tâm đến việc lựa chọn và sử dụng các phương thức thanh
toán như thế nào cho phù hợp với từng thị trường.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 13
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
Hiện nay công ty đang sử dụng 2phương thức thanh toán chủ yếu đó là:
phương thức chuyển tiền trả trước, thanh toán bằng thư tín dụng.
2.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Ngay khi kí hợp đồng xuất khẩu công ty yêu cầu khách hàng ứng trước 30%-
50% giá trị hợp đồng. Ngay khi giao hàng và fax bộ chứng từ cho khách hàng công
ty sẽ được thanh toán ngay giá trị còn lại. Phương thức này chiếm tỷ trọng rất nhỏ
áp dụng cho những hợp đồng có giá trị không lớn.
* Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty khi sử dụng phương thức này:
- Thuận lợi:
+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng thu được tiền hàng.
+ Nhanh chóng xuất được hàng và hàng hoá ít bị ứ đọng.
- Khó khăn:
+ Khi xảy ra rủi ro thì rủi ro là rất lớn do ngân hàng không chịu trách nhiệm trong
việc thực hiện hay không thực hiện hợp đồng của đối tác.
+ Đây là phương thức không tạo được nhiều thuận lợi cho người bán, nên khó áp
dụng trong giao dịch mua bán, đặc biệt là với những hợp đồng có giá trị tương đối
lớn.
2.4.2. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit):
• Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân

hàng theo yêu cầu của khách hàng phát hành một bức thư gọi là L/C cam kết trả
tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho
ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều
khoản quy định trong L/C.
• Sau khi nhận được L/C gốc do ngân hàng thông báo chuyển đến công ty sẽ tiến
hành kiểm tra cẩn thận dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký và tập quán thương
mại Incoterm 2010.
• Khi L/C đã phù hợp và đến hạn giao hàng công ty sẽ tiến hành giao hàng cho
người vận tải theo hợp đồng đã ký.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 14
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
• Công ty tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán và chuyển đến ngân hàng Xuất
Nhập KhẩuViệt Nam để được thanh toán.
• Bộ chứng từ gồm có: Hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, chứng nhận
xuất xứ…
• Các hình thức thông báo tu chỉnh L/C đều được công ty thực hiện bằng điện tín.
• Lệ phí ngân hàng bên nào bên đó chịu.
* Ưu điểm, nhược điểm của phương thức này:
- Ưu điểm:
+ Hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch thương
mại quốc tế.
+ Do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên
giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ
giúp loại bỏ rào cản đó
+ Luôn có sự hiện diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với
những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối
nghịch giữa các bên trong hợp đồng ngoại thương.
- Nhược điểm:
+ Phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian và lệ phí nhất trong mọi phương thức
thanh toán quốc tế.

3. Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng thủy sản xuất khẩu
theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty:
3.1. Tình hình sử dụng thư tín dụng:
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều loại L/C khác
nhau. Việc lựa chọn loại L/C nào phù hợp với từng khách hàng, thị trường và để có
hiệu quả nhất đối với công ty là rất quan trọng. Vì tùy theo mỗi loại L/C mà nó sẽ
ảnh hưởng đến khách hàng của công ty, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn nhanh
hay chậm và ít tốn kém chi phí nhất.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 15
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
Với khách hàng công ty chủ yếu sử dụng L/C không hủy ngang trả ngay và
không có xác nhận.Là L/C mà Ngân hàng khi mở thư tín dụng phải chịu trách
nhiệm trả tiền cho người xuất khẩu trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Hình
thức này là một cam kết vững chắc của Ngân hàng phát hành, mà không thể sửa đổi
hay huỷ đi nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu ngay cả khi có lệnh của
người nhập khẩu. Đây là loại L/C được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
Cách nhận biết L/C không hủy ngang trả ngay: thể hiện trong L/C ở mục:
40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT:IRREVOCABLE
42C: DRAFT AT: AT SIGHT
* Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty khi sử dụng loại L/C này:
- Thuận lợi: Khi lô hàng chưa đến tay khách hàng nhưng bộ chứng từ đã được
thanh toán. Tạo sự luân chuyển vốn nhanh.
- Khó khăn: Công ty sợ rủi ro nên chưa linh hoạt sử dụng thêm các loại thư tín
dụng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Mà đa phần
công ty chỉ sử dụng loại L/C này trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu từ đó
tạo tâm lý không tốt cho khách hàng và có thể mất đi những cơ hội làm ăn tốt đem
lại được nhiều lợi nhuận cho công ty.
3.2. Qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty.
3.2.1. Sơ đồ nghiệp vụ:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 16
Ngân hàng
Thông báo
Ngân hàng
phát hành
Khách hàngSEAFISH
CORP
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(8)
(9)
(10)
(6)
(7)
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY


3.2.2 Các bước tiến hành nghiệp vụ:
(1) Khách hàng căn cứ vào hợp đồng làm đơn xin mở L/C.
(2) Ngân hàng phát hành căn cứ vào đơn xin mở L/C của khách hàng để phát hành
một L/C thông qua Ngân hàng nước ngoài thông báo cho công ty về việc mở L/C.
(3) Ngân hàng thông báo cho công ty toàn bộ nội dung L/C.
(4) Công ty sau khi kiểm tra L/C, nếu thấy phù hợp tiến hành giao hàng cho khách
hàng trong thời gian qui định và lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu không phù hợp thì
yêu cầu tu chỉnh nội dung sau đó mới tiến hành giao hàng.
(5) Công ty xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo.
(6) Ngân hàng Thông báo chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành và xin

thanh toán.
(7) Nếu kiểm tra thấy bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng phát hành sẽ tiến hành thanh
toán lại cho ngân hàng Thông báo.
(8) Ngân hàng Thông báo tiến hành thanh toán cho công ty.
(9) Ngân hàng phát hành thông báo cho khách hàng của công ty và yêu cầu thanh
toán.
(10) Khách hàng sẽ thanh toán với ngân hàng mở.
3.3. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng
chứng từ tại công ty:
3.3.1 Khả năng lựa chọn ngân hàng thông báo:
Công ty sẽ thoả thuận với khách hàng về việc lựa chọn ngân hàng thông báo
trong hợp đồng, đến khi phát hành L/C khách hàng sẽ quy định ngân hàng thông
báo như theo hợp đồng đã thoả thuận.
Hiện nay công ty thường chọn ngân hàng Thông báo làm ngân hàng thông
báo. Vì do ngân hàng này được thành lập rất sớm đặc biệt là trong lĩnh vực thanh
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 17
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
toán quốc tế nên nghiệp vụ rất vững chắc và đảm bảo, bên cạnh đó đây là một ngân
hàng của Việt Nam rất có uy tín và có mối quan hệ với nhiều ngân hàng trên thế
giới.
3.3.2 Yêu cầu mở L/C:
Là một bước quan trọng trong thanh toán mặt hàng thủy sản xuất khẩu tại
công ty.
Trong hợp đồng có qui định thời hạn mở L/C là sau khi ký kết hợp đồng và
trước khi giao hàng, nên về phía công ty là phía xuất khẩu thì tuỳ vào lượng hàng
sẵn có của mình mà tiến hành giục khách hàng mở L/C nhanh hay chậm.
Một số trường hợp, khách hàng thường chậm trễ trong việc mở L/C để tiết
kiệm chi phí vốn hay sau khi hợp đồng được ký kết họ nhận thấy thị trường của
mình không đủ khả năng tiêu thụ hay giá cả của lô hàng vừa ký kết giảm. Do vậy,
công ty phải tìm cách đôn đốc việc mở L/C của khách hàng đúng hạn và đây là cơ

sở công ty thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Hiện nay phương tiện giục mở
L/C được công ty thường hay sử dụng là fax, điện thoại, mail, telex…
3.3.3 Tiếp nhận và kiểm tra thư tín dụng:
Công ty tiếp nhận chủ yếu là trực tiếp từ ngân hàng Thông báo. Ngân hàng
này sẽ điện thoại báo cho công ty, sau đó sẽ fax nội dung L/C cho công ty.
Kiểm tra L/C khi nhận được từ ngân hàng thông báo là khâu quan trọng đối
với công ty trong việc thực hiện thanh toán bằng L/C. Vì nếu không phát hiện được
những thiếu sót hoặc sai lệch so với hợp đồng mà công ty vẫn chấp nhận và giao
hàng theo hợp đồng thì ngân hàng thông báo sẽ từ chối thanh toán do không thực
hiện đúng những qui định trong L/C, ngược lại nếu thực hiện theo yêu cầu thư tín
dụng thì hợp đồng bị vi phạm.
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm tra L/C
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 18
NH Agribank
thông báo cho
phòng Kế hoạch-
kinh doanh biết
L/C đã được mở.
Phòng Kế hoạch-
Kinh doanh nhận
và kiểm tra L/C
Giao hàng
Tu chỉnh L/C
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
- Kiểm tra nội dung của L/C
(1) Loại L/C (Form of documentary credit): Thường là Irrevocable
(2) Số hiệu và ngày phát hành L/C:
+ Số hiệu L/C (L/C No/ Documentary credit Number): số hiệu này do ngân hàng
mở thể hiện trên bề mặt L/C, tác dụng của số hiệu này là để ghi vào các chứng từ
có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán, để tham chiếu khi thực hiện một nghiệp

vụ nào đó.
+ Ngày phát hành L/C (Date of issue/ Date of opening): Đây là ngày phát sinh sự
cam kết trả tiền cho công ty của ngân hàng mở L/C. Cho phép công ty xác định thời
hạn hiệu lực của L/C. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để công ty kiểm tra khách
hàng thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã qui định trong hợp đồng ngoại thương
hay không.
(3) Ngày và nơi hết hiệu lực (Date and place of expiry):
Ngày hết hạn hiệu lực thường bằng hoặc lớn hơn 21 ngày làm, bao gồm những thời
gian sau:Thời hạn lập bộ chứng từ thanh toán, thời hạn kiểm tra và tu chỉnh L/C
(nếu có), thời hạn giao hàng của công ty, thời hạn kiểm tra chứng từ của các ngân
hàng, thời hạn lưu giữ và chuyển các chứng từ giữa các bên có liên quan.
Địa điểm hết hiệu lực: Thường tại nước Việt Nam. Mà cụ thể là ngân hàng Thông
báo.
Khi kiểm tra L/C nếu thấy ngày và địa điểm hết kiệu lực của L/C không phù hợp,
công ty sẽ không thể thực hiện được thì cần phải tu chỉnh ngay.
(4) Thời hạn trả tiền:
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 19
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
Nếu trả tiền ngay (L/C at sight) thì công ty sẽ ký phát hối phiếu trả ngay:“Available
against presentation of your draft at sight on Bank of Thông báo” (Thanh toán khi
xuất trình hối phiếu trả ngay cho ngân hàng Thông báo). Thời hạn trả tiền phải nằm
trong thời hạn hiệu lực của L/C.
(5) Tên và địa chỉ của các bên có liên quan đến L/C: (Name and address
relevant parties L/C).
+ Người mở L/C (Applicant): có trùng với qui định trong hợp đồng hay không.
+ Ngân hàng mở L/C (Issuing bank): cần kiểm tra thực trạng của ngân hàng này.
+ Ngân hàng thông báo (Advising bank):có đúng như qui định như hợp đồng
không.
+ Người thụ hưởng (Beneficiary): Nếu hợp đồng qui định công ty là người thụ
hưởng thì công ty cần kiểm tra xem tên và địa chỉ của công ty có chính xác không,

nếu không thì quyền lợi của công ty sẽ không được đảm bảo. trong L/C cần ghi:
Beneficiary: SEAFISH CORP
Nai Hung, Nai Hien Dong Ward, SonTra District, DaNang City
(6) Loại tiền, tổng số tiền của L/C
+ Loại tiền (Currency code): công ty kiểm tra số tiền bằng số và bằng chữ có thống
nhất với nhau hay không, được ghi đúng như loại tiền được thể hiện trên hợp đồng
không.
+ Tổng số tiền của L/C (Amount): Cũng được ghi đúng như hợp đồng đã qui định.
Cách tốt nhất là có giới hạn về số tiền mà công ty có thể đạt được.
(7) Mô tả hàng hoá (Description of goods and/ or services):Công ty thường
kiểm tra phần này xem có đúng với hợp đồng không, thể hiện ngắn gọn những chi
tiết có liên quan đến hàng hoá như tên hàng, số lượng, đơn giá, qui cách đóng gói
và ký mã hiệu… những chi tiết này phải thống nhất với các chứng từ khác.
(8) Những qui định về giao hàng: Công ty xem xét có thống nhất với hợp
đồng không.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 20
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
+ Thời hạn giao hàng (date of shipment, time of delivery, shipment delivery): Mặt
hàng thuỷ sản là mặt hàng mang tính thời vụ cao, việc dự trữ lại rất khó khăn và tốn
kém. Vì vậy, để thực hiên tốt việc giao hàng kịp thời, đúng số lượng, công ty cần
dự đoán tổng thời gian cho việc thu mua, chế biến, giao hàng lên tàu…để có thể
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình trong thời hạn cho phép. Hiện nay, công
ty sử dụng ngày giao hàng chậm nhất. Mặc dù thỏa thuận như vậy, nhưng công ty
căn cứ vào hoàn cảnh thực tế mình xem có thể giao hàng được không, từ đó yêu
cầu tu chỉnh L/C phù hợp với khả năng của mình
+ Giao hàng từng phần (Partial shipment)
Nếu cho phép thì trong L/C ghi chữ Allowed, nếu giao hàng toàn bộ thì ghi Not
allowed hoặc Prohibited.
+ Chuyển tải (Transhipment): Nếu có chuyển tải thì ghi Allowed, nếu không cho
thì ghi Not allowed hay Prohibited.

(9) Bộ chứng từ thanh toán (Document required ): Đây là nội dung quan
trọng nhất của L/C, khi kiểm tra L/C công ty cần phải chú ý: các loại chứng từ yêu
cầu, số lượng mỗi loại chứng từ và yêu cầu cụ thể đối với mỗi loại chứng từ để coi
mình có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó không, nếu không thì cần tu
chỉnh ngay L/C. Khi công ty đã chấp nhận L/C rồi thì phải lập và xuất trình đầy đủ
các chứng từ, nếu chỉ thiếu một chứng từ công ty cũng sẽ không được thanh toán.
Mặt hàng xuất khẩu của công ty là mặt hàng thuỷ sản nên bộ chứng từ thường bao
gồm các chứng từ như hoá đơn thương mại, vận đơn, hối phiếu, phiếu đóng gói,
giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất. Ngoài ra khách hàng thường
yêu cầu giấy chứng nhận vệ sinh, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
(10) Các điều khoản thêm vào (Additional Conditions): Công ty cần kiểm tra
xem có phù hợp với hợp đồng và mình có khả năng thực hiện được hay không. Nếu
không thi yêu cầu tu chỉnh L/C.
- Sau khi kiểm tra L/C, nếu điều khoản trong L/C không phù hợp với hợp đồng hai
bên kí thì công ty tiến hành tu chỉnh và Fax thư sang cho người mua yêu cầu tu
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 21
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
chỉnh L/C. Sau khi chấp nhận L/C công ty tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ
thanh toán. Khi lập bộ chứng từ thanh toán công ty có bản L/C gốc, bản tu chỉnh
nếu có và một số chứng từ để trống theo yêu cầu. Căn cứ để lập bộ chứng từ là dựa
vào L/C.
- Công ty sẽ xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng để được thanh toán. Ngân hàng sẽ
kiểm tra và thông báo cho công ty về tình trạng bộ chứng từ. Nếu thấy bộ chứng từ
có sai sót, ngân hàng sẽ yêu cầu công ty điều chỉnh hoặc thương lượng với khách
hàng. Hiện nay, công ty xuất trình chứng từ theo hai dạng:
+ Có thể xuất trình chứng từ tại ngân hàng theo yêu cầu của L/C.
+ Có thể xuất trình tại bất kì ngân hàng nào khi L/C cho phép xuất trình tại
bất cứ ngân hàng nào.
Các ngân hàng mà công ty xuất trình chứng từ là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn chi nhánh Hải Châu, ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.

- Sau khi ngân hàng kiểm tra, nếu thấy bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng sẽ thanh
toán cho công ty.
3.3.4 Tu chỉnh thư tín dụng:
Khi công ty tiến hành kiểm tra L/C nếu thấy có những điều khoản không phù
hợp thì công ty tiến hành tu chỉnh L/C. Công ty thường tu chỉnh những điều khoản
sau trong L/C: Tên hàng hóa, số lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng, thời gian xuất
trình bộ chứng từ.
Tuy nhiên ở công ty tỷ lệ L/C phải tu chỉnh là rất thấp chỉ chiếm 5% trong
tổng số L/C mà công ty đã nhận được (nhưng thường là nước nhập khẩu tu chỉnh).
Hiện nay công ty có hai cách tu chỉnh L/C:
* Thông qua ngân hàng:
Phí tu chỉnh: 10USD/ 1lần tu chỉnh.
* Sửa đổi trực tiếp thông qua bên nhập khẩu bằng fax, telex, mail, điện thoại. Công
ty thường hay sử dụng cách này vì không phải tốn chi phí tu chỉnh.
Thông thường công ty thường sử dụng cách thứ hai
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 22
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
3.3.5 Lập bộ chứng từ:
Lập bộ chứng từ thanh toán đóng một vai trò quan trọng trong thanh toán.
Là cơ sở để ngân hàng thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Căn cứ để lập bộ
chứng từ là dựa vào các yêu cầu của L/C ở mục 46A (Documentary Required) bao
gồm các chứng từ sau:
3.3.5.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là một chứng từ quan trọng và
cơ bản nhất của bộ chứng từ thanh toán. Hóa đơn thương mại do người xuất khẩu
lập và xuất trình cho người nhập khẩu khi đã gửi hàng. Đó là yêu cầu của người
xuất khẩu đòi tiền người nhập khẩu phải trả tiền theo tổng số tiền hàng đã được ghi
trên hóa đơn.
Những hóa đơn này được lập trên những nội dung đã in sẵn nên thời gian
lập hóa đơn thương mại rất ngắn. Hóa đơn thương mại được lập tại công ty, số bản
hóa đơn tùy thuộc vào yêu cầu của L/C.

Hóa đơn thương mại bao gồm các nội dung:
+ Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE
+ Số hiệu / ngày lập hóa đơn (No/Date): số hiệu hóa đơn được công ty lập theo hợp
đồng của từng mặt hàng riêng để lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng. Ngày lập hóa đơn có
thể trùng hoặc sau ngày giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trùng với ngày hết hiệu lực L/C.
+ Tên người bán (Seller): ghi đúng tên và địa chỉ theo hợp đồng đã kí và L/C.
+ Người nhận hàng (Consignee):ghi theo thông tin ở mục consignee ở trên vận đơn
đường biển. Thường đựợc ghi theo tên và địa chỉ của người mua.
+ Tên người mua (Buyer): ghi đúng tên khách hàng mua hàng của công ty theo hợp
đồng đã kí và L/C.
+ Ngày giao hàng (Date of Delivery): trùng với ngày xếp hàng lên tàu, trùng hoặc
trước ngày giao hàng qui định trong L/C.
+ Phương tiện vận chuyển (Mean of Transport): ghi đúng theo mục vessel trên
L/C.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 23
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
+ Nơi xếp hàng/nơi dỡ hàng (Place of departure/place of destination): ghi đúng
theo qui định của hợp đồng đã kí và L/C.
+ Số hợp đồng và số thư tín dụng (Contract No and L/C No): ghi theo hợp đồng hai
bên đã kí và L/C ( nếu L/C yêu cầu).
+ Mô tả hàng hóa (Description of goods): ghi chính xác nội dung của dòng
description of goods trong L/C đã mở. Ở các mục khác như: đơn giá (unit price),trị
giá (amount),… ghi chính xác theo qui định trong L/C. Số tiền đựợc ghi bằng chữ
và bằng số phải thống nhất với nhau.
Hóa đơn thương mại thường do phòng Kế hoạch-Kinh doanh đảm nhận.
* Những sai sót thường mắc phải khi lập hóa đơn thương mại là:
- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác
với L/C và các chứng từ khác
- Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C

- Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu
hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C.
-Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.
- Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L
- Không có chữ ký theo quy định của L/C
3.3.5.2Phiếu đóng gói ( Packing List): là một chứng từ hàng hóa trong đó thống kê
tất cả các loại hàng hóa và mô tả chi tiết về hàng hóa thủy sản xuất khẩu đã được
ký trong hợp đồng ngoại thương.
Packing list được lập khi đóng hàng vào container dựa theo mẫu có sẵn tại công ty,
các nội dung tương tự như hóa đơn thương mại nên thông tin lấy chủ yếu lấy từ đó.
Bên cạnh đó nó phải được lập theo yêu cầu của L/C và không mâu thuẫn với các
chứng từ khác.
Yêu cầu thể hiện thông tin trên phiếu đóng gói này khá đơn giản. Do vậy cán bộ
chuyên trách trong công ty đã thực hiện khá tốt nghiệp vụ này.
Thông thường công ty lập phiếu đóng gói thành 3 bản. Nội dung hối phiếu gồm:
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 24
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TRƯƠNG THỊ THANH THỦY
Những thông tin cụ thể về phiếu đóng gói mà công ty thường hay điền vào như sau:
+ Tiêu đề: PACKING LIST.
+ Tên, địa chỉ người xuất khẩu, người gởi hàng (Shipper/Exporter). Khi công ty là
người gởi hàng thì phần này được thể hiện như sau:
SEAPRODUCTS CORPORATION
Nai Hung, Nai Hien Dong Ward, SonTra District, DaNang City
Số điện thoại: 84.511-615204/615904.
+ Tên của phiếu đóng gói: Thường là “Packing list”.
Số phiếu đóng gói được ghi theo số thứ tự của invoice.
Chẳng hạn như :Packing list No : 71/2005
+ Số hoá đơn (Invoice No). Chẳng hạn như:Invoice No: 71/IV/2005
+ Tên, địa chỉ người nhận hàng (Consignee).
+ Tên, địa chỉ người được thông báo (Notify party).

+ Tên phương tiện vận chuyển (M/V).
+ Port of loading (Cảng bốc hàng), Port of discharge (Cảng dỡ hàng).
+ Date of loading (Ngày bốc hàng).
+ B/L No (Số hiệu B/L).
+ Description of goods (Mô tả hàng hoá).
+ Quantity (Số lượng).
+ Gross Weight (Trọng lượng cả bì).
+ HS No( Mã HS của hàng hóa).
*Những sai sót thường mắc phải khi lập phiếu đóng gói:
- Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người
được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C.
- Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và
con dấu).
-Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách
pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này.
SVTH: LƯƠNG THỊ THÚY TRANG 25

×