Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

PTTC BIBICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.41 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu ...................................................................................................Trang 4
Phần 1: Phân tích tổng quan ...............................................................Trang 5
1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam ............................................................Trang 5
1.2 Tổng quan về ngành bánh kẹo Việt Nam .................................................Trang 6
1.3 Tổng quan về Bibica..................................................................................Trang 7
1.3.1 Giới thiệu sơ lược về Bibica...................................................................Trang 7
1.3.2 Phân tích SWOT.....................................................................................Trang 8
Phần 2: Phân tích dòng tiền CTCP Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica)....Trang 10
2.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động của Bibica............................................Trang 10
2.1.1 Xem xét tổng quan dòng tiền qua các thời kỳ...........................................Trang 10
2.1.2 Xem xét tỷ trọng của các dòng tiền qua các năm ....................................Trang 11
2.1.3 Xem xét các thành phần của dòng tiền hoạt động....................................Trang 11
2.1.4 Phân tích các yếu tố quan trọng cấu thành dòng tiền hoạt động...............Trang 13
2.1.5 Các chỉ số đánh giá dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.....................Trang 16
2.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư...................................................Trang 18
2.2.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư..............................................Trang 18
2.2.2 Các thành phần chính của dòng tiền đầu tư..............................................Trang 18
2.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ....................................................Trang 19
2.3.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ...............................................Trang 19
2.3.2 Các thành phần chính của dòng tiền tài trợ...............................................Trang 20
2.3.3 Xét các tỷ số thanh toán của công ty .......................................................Trang 21
2.4 Kết luận chung từ phân tích dòng tiền......................................................Trang 21
Phần 3:Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư..............................Trang 22
3.1 Tầm quan trọng của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư................................Trang 22
3.2 Các thành phần của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư................................Trang 23
3.3 Tính toán tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư.................................................Trang 23
3.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản......................................................................Trang 24
3.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường.................................................Trang 25
3.3.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư................................................................Trang 26
3.4 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản.......................................................Trang 27


3.5 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường.................................Trang 29
3.6 Kết luận chung từ phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư...................Trang 30
Phần 4: Phân tích khả năng sinh lợi của CTCP Bánh Kẹo Biên Hòa Bibica
4.1 Phân tích doanh thu...................................................................................Trang 32
4.1.1 Phân tích các nguồn doanh thu chủ yếu của Bibica..................................Trang 32
4.1.2 Phân tích tính ổn định của doanh thu........................................................Trang 34
Phân tích tài chính công ty BIBICA
4.1.3 Phân tích tính xu hướng của doanh thu trong thời gian tới.......................Trang 36
4.1.4 Quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho........................Trang 37
4.1.4.1 Doanh thu và các khoản phải thu...........................................................Trang 37
4.1.4.2 Doanh thu và hàng tồn kho....................................................................Trang 38
4.2 Phân tích giá vốn hàng bán........................................................................Trang 39
4.2.1 Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp của Bibica...................................Trang 39
4.3 Phân tích chi phí.........................................................................................Trang 42
4.3.1 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp...................................Trang 42
4.3.2 Các chi phí khác........................................................................................Trang 43
Kết luận phần 4..................................................................................................Trang 44
Phần 5: Phân tích triển vọng................................................................Trang 45
5.1 Dự phóng báo cáo tài chính của Bibica.....................................................Trang 45
5.2 Dự phóng bảng cân đối kế toán...................................................................Trang 51
5.3 Định giá công ty Bibica............................................................................Trang 58
5.4 Nhận xét phần phân tích dự phóng.........................................................Trang 59
Kết luận chung.................................................................................................Trang 60
Phụ lục...............................................................................................................Trang 61
Tài liệu tham khảo ............................................................................................Trang 72
2
Phân tích tài chính công ty BIBICA
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO BIÊN HÒA BIBICA (BBC)
Lời mở đầu

BIBICA là thương hiệu mạnh của ngành bánh kẹo trong nước, lớn thứ 2 sau Kinh Đô.
Hiện nay công ty được chú ý bởi sự chuyển mình từ định vị phục vụ phân khúc bình dân và
trung cấp sang phân khúc cao cấp với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cổ đông chiến lược Lotte, một
trong những doanh nghiệp bánh kẹo lớn nhất châuÁ.
Năm 2010 năng lực sản xuất của công ty sẽ tăng gấp đôi nhờ việc nhà máy Bibica
Miền Đông giai đoạn 2, sản xuất bánh Chocopie đi vào hoạt động. Đây cũng là sản phẩm nổi
tiếng của Lotte trên thị trường nước ngoài. Do vậy việc Lotte cam kết hỗ trợ Bibica trong việc
chuyển giao công nghệ, vận hành sản xuất, đến khâu marketing, phân phối và xuất khẩu sang
nước ngoài dựa trên hệ thống phân phối sẵn có của Lotte giúp chúng ta có cơ sở tin tưởng vào
khả năng thành công của dòng sản phẩm mới này góp phần tăng nguồn doanh thu trong
những năm tới.
Với chiến lược tái cơ cấu danh mục sản phẩm theo hướng hiệu quả hơn và đưa ra các
sản phẩm mới cao cấp nhờ việc đầu tư mở rộng, tập trung phát triển bánh Pie, kẹo Deposit, và
thực phẩm dinh dưỡng, thị phần của Bibica được kỳ vọng sẽ gia tăng 3-5% mỗi năm.
Ngoài ra, BBC còn được quan tâm bởi tình hình tài chính rất lành mạnh. Ở giá mức giá
30.000 đồng/CP như hiện nay đây có phải là cổ phiếu hấp dẫn và triển vọng đối với các nhà
đầu tư hay không. Bài phân tích tài chính công ty Bibica sẽ từng bước trả lời cho câu hỏi này.
Quá trình phân tích sẽ đi theo qui trình phân tích chung của công ty gồm năm nội dung
chính sau đây:
Phần 1: Phân tích tổng quan nền kinh tế, ngành bánh kẹo và công ty Bibica
Phần 2: Phân tích dòng tiền của Bibica
Phần 3: Phân tích Tỷ suất sinh lợi
Phần 4: Phân tích khả năng sinh lợi của công ty.
Phần 5: Phân tích triển vọng và tiến hành định giá công ty.
3
Phân tích tài chính công ty BIBICA
PHẦN 1:
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích sơ lược về tình hình kinh tế và ngành sản xuất
bánh kẹo có những biến động như thế nào trong thời gian vừa qua và những ảnh hưởng trực

tiếp đến công ty như thế nào. Tiếp đó sẽ giới thiệu sơ nét về công ty cổ phần bánh kẹo Biên
Hòa Bibica. Phần này cũng trình bày phân tích SWOT của công ty.
1.1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Châu Á đạt 5.32% trong năm 2009. Theo
Bloomberg đánh giá VN đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong quý 4/2009 với tốc
độ tăng trưởng GDP tăng thêm 6.9% so với năm trước, dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế
VN có thể đạt 7% năm 2010. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định kinh tế VN phục hồi
tốt trong 2009 là từ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ chứ không phải từ thương mại
quốc tế, tăng đầu tư tư nhân và tiêu dùng, dự báo bội chi ngân sách 2010 là 6,5% GDP – đây
là con số khá lớn, tình trạng nhập siêu, tăng trưởng tín dụng quá nóng, đầu tư vào lĩnh vực
công nghiệp sử dụng nhiều vốn, khoảng 50-70 ngàn tỷ đồng vốn kích cầu 2009 tiếp tục được
giải ngân nên có khả năng lạm phát tăng trong 2010.
Hiện có 2 kịch bản về lạm phát:
+ Kịch bản nhất: lạm phát 2010 sẽ là 7% đến dưới 10% , giữ ở mức một con số nếu Chính
phủ có chính sách điều hành nền kinh tế tốt, ứng phó tốt với sự biến động của nền kinh tế thế
giới.
+ Kịch bản 2: lạm phát có thể là 12% hoặc cao hơn nếu Chính phủ ưu tiên cho tăng trưởng
quá mức.
 Nếu lạm phát 2010 là quá cao thì chi tiêu của người dân sẽ bị giảm sút, người dân sẽ ưu
tiên chi tiêu các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm còn bánh kẹo là sản phẩm thứ
yếu nên người dân sẽ cắt giảm chi tiêu dẫn đến doanh thu ngành bánh kẹo giảm sút.
Từ 1/5/2010 mức lương tối thiểu của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước tăng thêm
12.3% trong khi mức lương tối thiểu tại các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng từ 1/1/2010.
Mức lương tối thiểu đối với các vùng lao động thấp như nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng
xa được tăng lên từ 650.000 đồng/tháng thành 730.000 đồng/tháng (tăng 12.3%). Ngoài ra,
Chính phủ còn đẩy mạnh chương trình hỗ trợ giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội… từ đó
làm tăng khả năng thanh toán và sức mua của người dân.
CPI cả năm 2009 tăng 6.88% so năm 2008 đạt mục tiêu quốc hội đề ra là CPI cả năm
khoảng 7% và lạm phát đạt một con số, riêng mặt hàng thực phẩm có CPI tháng 12/2009 tăng
6.88% so tháng 11/2009. Dự báo CPI năm 2010 sẽ tăng lên vào khoảng 7%-10% do nền kinh

tế thế giới đang phục hồi, đặc biệt CPI tháng 2 sẽ tăng rất mạnh từ 1.5% - 2% do rơi vào dịp
tết.
Chỉ số giá USD đã tăng 10,7% trong vòng 1 năm tính đến 12/2009 gây bất lợi cho
hàng hóa nhập khẩu và các nguyên vật liệu nhập khẩu. Dự báo tỷ giá USD/VND 2010 sẽ tiếp
4
Phân tích tài chính công ty BIBICA
tục tăng khoảng 2.4% giữ ở mức 18.200 VND và không thay đồi nhiều trong thời kỳ 2011-
2013 giữ ở mức 18.287 VND, đây sẽ là bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo đơn
thuần, ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nhưng đồng
thời đây sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước sử dụng ít nguyên
liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, EIU nhận định Chính phủ VN sẽ tìm cách ngăn chặn sự mất giá
mạnh của VND vì nó có thể làm tăng các khoản nợ bằng USD mà các công ty trong nước có
nghĩa vụ trả; cũng có dự báo rằng Chính phủ VN sẽ duy trì tỷ giá VND yếu để đẩy mạnh xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh đẩy chi phí vận chuyển lên cao kéo theo sự tăng
giá của nhiều mặt hàng, đặc biệt là sự tăng giá của đường và sữa bột làm tăng chi phí đầu vào
của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Mặt khác, theo chỉ đạo của chính phủ 2010 các mặt hàng thiết yếu như điện, nước
sạch, than… sẽ tiếp tục được điều chình bởi cơ chế thị trường. Do đó, chi phí đầu vào của các
doanh nghiệp sản xuất sẽ bị đẩy lên từ đó làm tăng giá cà hàng hóa.
Trong năm 2009, Chính phủ đã tung ra các gói kích cầu như điều chỉnh giảm lãi suất
từ 8.5% xuống còn 7%, hỗ trợ 4% lãi suất, giảm thuế suất xuất nhập nhập khẩu nhiều loại
hàng hóa, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, đẩy mạnh chi tiêu
công…Theo ngân hàng nhà nước công bố, tín dụng 2009 tăng trưởng 37.73% và tổng phương
tiện thanh toán tăng 28.7% so năm 2008 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng
sản xuất kinh doanh, lãi suất giảm cũng kích thích gia tăng tiêu dùng.
Tuy nhiên, mục tiêu của 2010 là kiềm chế lạm phát nên chính sách tín dụng sẽ bị thắt
chặt hơn, mới đây chính phủ cũng đã áp dụng một số biện pháp như nâng cao lãi suất cơ bản,
rút bớt tiền trong lưu thông nên các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận vốn hơn, tăng chi phí, buộc
doanh nghiệp phải năng động, nâng cao năng suất…

1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM
Dân số đông gần 86 triệu người, kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động
chiếm 51.1% dân số nên đây sẽ là thị trường tiêu thụ rất tiềm năng và là thị trường lao động
dồi dào, nhân công giá rẻ.
Ngành bánh kẹo có tốc độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt khu vực Chậu Á có tốc độ
tăng trưởng khá cao lên tới 7-8%. Thị phần các sản phẩm bánh kẹo trong nước đang lớn dần,
hiện đang giữ mức 70%.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo của VN còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của ngành và tốc độ tăng dân số nên đây là cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành bánh
kẹo trong nước.
Tỷ giá USD tăng cao trong thời gian gần đây sẽ đẩy giá nhập khẩu bánh kẹo lên khá
cao trong vụ tết năm nay, gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo. Đồng thời,
cũng gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo sử dụng nhiều nguyên liệu nhập
khẩu
Mặt khác, các phương tiện truyền thông gần đây cảnh báo rất nhiều vế việc nhiễm chì
và sửa hạn sử dụng của bánh kẹo ngoại nhập đặc biệt là bánh kẹo có xuất xứ từ Trung Quốc
khiến cho người tiêu dùng trở nên e dè hơn đối với bánh kẹo ngoại nhập, đây là cơ hội lớn
cho bánh kẹo trong nước lên ngôi.
5
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Trong 2010, chính sách tín dụng sẽ bị thắt chặt hơn như tăng lãi suất cơ bản, rút bớt
tiền trong lưu thông do mục tiêu kiềm chế lạm phát gây khó khăn cho doanh nghiệp bánh kẹo
trong việc tiếp cận nguồn vốn, tăng chi phí, đặc biệt gây bất lợi cho các doanh nghiệp bánh
kẹo sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính cao.
Các kênh phân phối của doanh nghiệp bánh kẹo trong nước ngày càng được mở rộng,
số lượng các kênh phân phối tại siêu thị, cửa hàng, đại lý ngày càng tăng, cao hơn nhiều so
với các năm trước, các sản phẩm trưng bày tại các siêu thị chủ yếu là sản phẩm nội địa chiếm
tới 90% còn lại 10% là hàng ngoại nhập. VD: Tại Co.op Mart sản phẩm nội địa chiếm tới
99%, còn ở BigC là 96%.
Thị phần phân phối của các doanh nghiệp bánh kẹo VN khá rộng chiếm khoảng 70%,

các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia 20% và Châu Âu khoảng 6-7%.
Lạm phát dư đoán tăng 2010 kéo theo sức mua của người dân giảm ảnh hưởng đến
doanh thu của doanh nghiệp bánh kẹo, đồng thời cũng đẩy chi phí các nguyên liệu đầu vào
lên cao cụ thể đường tăng 20%, bột tăng 40%, sữa tăng 17%, bao bì nhựa tăng 10%, dầu thực
vật tăng 20% đẩy giá bánh kẹo tăng 5-10%. Tuy nhiên sức mua của người tiêu dùng vẫn khá
lớn tăng khoảng 30% so với những tháng cuối năm 2009 chủ yếu tập trung vào nhựng khách
hàng mua buôn đến từ các tỉnh thành ngoài Hà Nội.
Sản phẩm bánh kẹo có tính thời vụ rất cao, doanh thu đặc biệt tăng mạnh vào thời
điểm sau tháng 9 âm lịch đếp Tết Nguyên Đán.
Các sản phẩm VN có tem nhãn, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng,
bắt mắt mà giá thành rẻ hơn so với hàng ngoại nên bánh kẹo VN chiếm ưu thế hơn, đặc biệt
trong thị trường Tết Nguyên Đán 2010.
Các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bánh kẹo được đề cập
trong Luật khuyến khích đầu tư như tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập
khẩu máy móc thiết bị, các chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…do
ngành bánh kẹo chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước và sử dụng nhiều lao động giải
quyết công ăn việc làm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các tầng lớp nhân dân nên được
nhà nước cho hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
1.3. TỔNG QUAN VỀ BIBICA
1.3.1. Giới thiệu sơ lược Bibica:
- Tên công ty: CTCP bánh kẹo Biên hòa sau đổi tên thành CTCP Bibica (17/1/2007)
- Trụ sở chính: 443 Lý Thường Kiệt, P.8, Q. Tân Bình.
- Vốn điều lệ: 154,208 tỷ đồng.
- Ngành nghề kinh doanh: sàn xuất, kinh doanh và xuất khẩu bánh kẹo các loại, nha, sữa
bột, sản phẩm ăn kiêng, sản phẩm dinh dưỡng và nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị phục
vụ cho sản xuất.
- Năng lực sản xuất: 10.000 tấn/năm.
- Đối thủ cạnh tranh: các đối thủ lớn là Kinh Đô, Hải Hà, Vinabico, Kinh Đô Miền Bắc
và nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ khác.
6

Phân tích tài chính công ty BIBICA
1.3.2. Phân tích SWOT:
* Điểm mạnh:
− Bibica nằm trong top 5 hãng bánh kẹo lớn nhất VN, bao gồm: Kinh Đô, Bibica,
Hải Hà, Vinabico, CTCP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, trong đó Bibica dẫn đầu
thị trường sản phẩm bánh kẹo với thị phần khoảng 7,2%.
− Có sự hợp tác của đối tác chiến lược là tập đoàn Lotte, nhà sản xuất bánh kẹo
lớn nhất của Hàn quốc cam kết hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị,
nghiên cứu và phát triển tạo điều kiện cho Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh
vực bánh kẹo, tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, Lotte cũng giúp Bibica xuất khẩu sản phẩm
sang Hàn quốc.
− Dự kiến năng lực sản xuất của Bibica sẽ tăng lên trong năm 2010-2011 do công
ty đưa hai dự án mới đi vào hoạt động là Nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2 và Nhà máy
Bibica Hưng Yên.
− Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Bibica tại thời điểm quý III/2009 tương đối thấp
so các đối thủ cạnh tranh: Bibica 23.5%, Kinh Đô 45,28%, Hải Hà 71,26%, Kinh Đô Miền
Bắc 107,94% chứng tỏ tình hình tài chính của Bibica khá mạnh và ổn định, ít chịu sư biến
động của lãi suất thị trường đặc biệt là trong tình hình chính sách tín dụng thắt chặt như hiện
nay.
− Hệ số khả năng thanh khoản của Bibica cao hơn so với các công ty cùng ngành
đạt 0.42% trong khi Kinh đô là 0.12%, Kinh đô miền Bắc là 0.34% chứng tỏ khả năng chi trả
của công ty cao khi các khoản nợ đến hạn.
− Công ty đang dần mở rộng phân khúc hoạt động của mình sang sản phẩm cao
cấp với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cổ đông chiến lược Lotte giúp tăng sức cạnh tranh cho Bibica.
Mặt khác, Bibica cũng kết hợp với Viện Dinh Dưỡng VN cho ra đời các sản phẩm dinh
dưỡng dành cho người ăn kiêng, người tiểu đường…Do đó, thị phần của Bibica được kỳ vọng
sẽ gia tăng 3-5%.
− Một số nguyên liệu đầu vào như bột mì, trứng, sữa.. chủ yếu được mua từ trong
nước nên ít chịu biến động của tỷ giá. Mặt khác một số nguyên liệu chủ chốt được ký với thời
hạn một năm với mức giá cố định từ giữa tháng 6 nên giá vốn hàng bán cũng không bị biến

động nhiều.
− Năm nay, Bibica vẫn chủ động tung ra dòng bánh Tết đa dạng với nhiều kiều
thiết kế mới nhưng 90% vẫn giữ nguyên mức giá như 2008 mặc dù có sự gia tăng trong giá
đường, tỷ giá trong thời gian gần đây.
− Mạng lưới phân phối rộng khắp từ Bắc chí Nam có mặt trên 62 tỉnh thành với
40.000 điểm bán lẻ, công ty dự kiến tăng số điểm bán lẻ 10-15% mỗi năm.
− Đầu 2010, Bibica sẽ sản xuất bánh Chocopie, đây là một lợi thế rất lớn của
Bibica vì kỹ thuật sản xuất bánh Chocopie rất khó, Kinh Đô Miền Bắc đã từng sản xuất thử
sản phẩm này nhưng không thành công. Dự kiến doanh thu từ sản phẩm này sẽ rất cao bằng
với doanh thu từ sản phẩm bánh bông lan, sản phẩm chính của Bibica chiếm tỷ trọng tới 31%
trong tồng các sản phẩm.
7
Phân tích tài chính công ty BIBICA
− 9 tháng đầu năm 2009 doanh thu của Bibica vào khoảng 400 tỷ đồng, lợi nhuận
sau thuế đạt hơn 34 tỷ đồng tăng trưởng 6% so với 9 tháng đầu năm 2008, lợi nhuận gộp đạt
gần 30% tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính doanh thu quý 4/2009 tăng 15-20%
so với quý 3 do rơi vào mùa Tết Nguyên Đán, doanh thu 2010 tăng 30% và lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh chính tăng 32% nâng tổng doanh thu 2010 đạt 753 tỷ và lợi nhuận
sau thuế đạt 63 tỷ.
− Doanh thu chủ yếu của Bibica là từ thị trường trong nước chiếm tới 96%-97%
tổng doanh thu của Bibica nên hiệu quả kinh doanh ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài
nước.
* Điểm yếu:
- Nguyên vật liệu đầu vào không phải hoàn toàn thu mua từ trong nước mà có một số
nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài nên chi phí ít nhiều bị biến động bởi tỷ giá.
- Do bánh kẹo không phải là nhu cầu thiết yếu, có các sản phẩm thay thế nên doanh thu
của công ty dễ bị sụt giảm do sức mua của người dân giảm đặc biệt khi tình hình kinh tế bị
biến động.
* Cơ hội:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được dư đoán sẽ tăng lên trong năm 2010 cộng

thêm sự gia tăng trong mức lương tối thiểu của người dân theo quy định của chính phủ trong
2010 sẽ kích thích tiêu dùng, nâng cao khả năng thanh toán.
- Sự hơp tác của đối tác chiến lược là Lotte, một trong những tập đoàn sản xuất bánh
kẹo lớn nhất Hàn quốc góp phần làm gia tăng thị phần và khả năng cạnh tranh của Bibica.
* Thách thức:
- Sự tăng giá của đường, sữa bột ít nhiều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của công ty.
- Sự cắt giảm thuế xuất của các mặt hàng kể từ khi VN gia nhập WTO và AFTA, trong
đó có sự sụt giảm thuế suất thuế nhập khẩu bánh kẹo nâng cao khả năng cạnh tranh của các
công ty nhập khẩu bánh kẹo.
- Phải cạnh tranh với các đối thủ lớn trong và ngoài nước như Hải Hà, Hải Châu, Kinh
Đô, Vinabico, Kinh Đô Miền Bắc…và các doanh nghiệp bánh kẹo nhỏ lẻ khác.
- Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp mới trong và nước vào ngành bánh kẹo ngày càng
nhiều do rào cản gia nhập ngày càng được nới lỏng.
- Các sản phẩm mới được tung ra của Bibica chưa chắc đã thành công.
8
Phân tích tài chính công ty BIBICA
PHẦN 2
PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO BIÊN HÒA (BIBICA)
2.1. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA BIBICA:
2.1.1.Xem xét tổng quan dòng tiền qua các thời kỳ:
Chỉ tiêu (VNĐ) 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động KD
1,010,699,684 52,883,511,668 -47,710,161,074
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động đầu tư
-41,330,210,465 -82,896,308,398 -200,663,050,791
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động tài trợ

51,729,792,541 51,866,570,444 234,403,835,772
Lưu chuyển tiền tệ thuần 11,410,281,760 21,853,773,714 -13,969,376,093
Đồ thị dòng tiền từ 2006 đến 2008:
Công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tháng 7/2005 nên nhu cầu đầu tư
giai đoạn 2006 -2008 gia tăng rất cao, nhưng dòng tiêng từ hoạt động sản xuất kinh doanh
thấp và nhận giá trị âm vào năm 2008 không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và
thực hiện các dự án đã ký kết  Công ty phải liên tục phát hành cổ phiếu để huy động thêm
vốn, đặc biệt năm 2008 giá trị cổ phiếu phát hành lên đến 279 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó, công ty
còn nhận được tiền chi trả lãi vay nên dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ của công ty luôn
dương gần như đủ bù đắp cho sự thâm hụt trong dòng tiền hoạt động và dòng tiền đầu tư 
9
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Lưu chuyển tiền tệ thuần của công ty đạt giá trị dương, riêng năm 2008 do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính toàn cầu làm dòng tiền hoạt động giảm đột biến (-47,7 tỷ VNĐ) làm
công ty lâm vào tình cảnh thiếu hụt tiền mặt và giảm khả năng thanh toán (dòng tiền thuần
mang giá trị âm).
2.1.2. Xem xét tỷ trọng của các dòng tiền qua các năm:
Chỉ tiêu (%) 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD 0.55% 16.88% -9.21%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -22.33% -26.46% -38.74%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ 27.95% 16.56% 45.25%
Lưu chuyển tiền tệ thuần 6.17% 6.98% -2.68%
Ta có đồ thị sau:
Nhìn vào đồ thị ta thấy, mặc dù dòng tiền hoạt động dương nhưng tỷ trọng của dòng
tiền hoạt động tính trên tổng dòng tiền vào rất thấp không đủ để đáp ứng cho hoạt động đầu
tư, chi trả cổ tức và lãi vay. Vì thế để thực hiện được nghĩa vụ tín dụng và chi trả cổ tức cho
cổ đông hiện hữu, duy trì hình ảnh của công ty  công ty phải liên tục phát hành thêm cổ
phần mới.
2.1.3. Xem xét các thành phần của dòng tiền hoạt động:
Chỉ tiêu (%) 2006 2007 2008

Lợi nhuận trước thuế 13.69% 10.64% 4.23%
Khấu hao TSCĐ 6.22% 3.26% 3.39%
Các khoản phải thu -2.94% 0.44% -11.47%
Hàng tồn kho -1.30% -7.35% 0.04%
10
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Các khoản phải trả -5.72% 9.29% -3.12%
Dòng tiền hoạt động 0.55% 16.88% -9.21%
Ta có đồ thị sau:
Trên đồ thị là các thành phần quan trọng nhất cấu thành nên dòng tiền hoạt động.Ta
xét dòng tiền hoạt động qua các năm:
Năm 2006: Dòng tiền vào từ thu nhập ròng và khấu hao rất lớn bù đắp cho dòng tiền âm từ
các khỏan phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải trả và đáng lẽ tạo ra giá trị dòng tiền hoạt
động lớn hơn rất nhiều so với 0.55%. Nguyên nhân là do:
• Trong năm công ty nhận được một khoản lãi từ hoạt động đầu tư  dòng tiền ra:
4,74%.
• Chi phí trả trước tăng lên làm xuất hiện  dòng tiền ra: 2,83%.
• Tiền lãi vay đã trả tăng thêm  dòng tiền ra: 1,34%.
• Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tăng lên  dòng tiền ra: 2,65%.
Chính vì thế cần xem xét những yếu tố phụ cấu thành nên dòng tiền hoạt động vì những
yếu tố này cũng có thể tác động đáng kể làm giảm dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.
Năm 2007: Dòng tiền hoạt động mang giá trị dương (16,88%). Tỷ trọng của thu nhập ròng và
khấu hao giảm hơn so với 2006. Nhưng công ty đã có những điều chỉnh:
• Chính sách bán hàng đã thắt chặt tín dụng hơn trước làm cho các khỏan phải thu giảm
xuống tạo ra dòng tiền dương.
11
Phân tích tài chính công ty BIBICA
• Công ty được các nhà cung ứng bán hàng trả chậm gia tăng nên đã chiếm dụng được
vốn từ họ làm tăng dòng tiền vào.
• Bên cạnh đó đây là thời điểm nền kinh tế tăng trưởng nóng, dự báo triển vọng kinh

doanh tốt nên công ty đã gia tăng dự trữ hàng tồn kho làm tỷ trọng hàng tồn kho tăng
và mang giá trị âm .
Năm 2008: Dòng tiền hoạt động mang giá trị âm (-9,21%). Nguyên nhân là do:
• Tháng 10/2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra làm doanh thu bán hàng giảm 
thu nhập ròng giảm tương ứng.
• Thu nhập của người lao đông giảm động ngột, thất nghiệp gia tăng nhanh, các đối tác
của công ty cũng làm vào tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế  các khỏan phải
thu gia tăng do bán hàng không thu được tiền  dòng tiền âm từ các khoản phải thu
rất lớn.
• Các đối tác của công ty khó khăn do thiếu hụt tiền mặt nên không còn cung cấp cho
công ty những khoản bán hàng trả chậm như trước nữa  dòng tiền âm từ các khỏan
phải trả.
• Thấy được tình hình kinh doanh trước mắt  công ty đã có sự điều chỉnh giảm lượng
hàng tồn kho ngay tức khắc tạo một dòng tiền dương.
2.1.4. Phân tích chi tiết các yếu tố quan trọng cấu thành dòng tiền hoạt động:
a. Thu nhập ròng:
Chỉ tiêu (VNĐ) 2006 2007 2008
Doanh thu thuần
BH&CCDV 341,330,650,078 453,975,498,496 544,419,275,651
Giá vốn hàng bán 254,908,885,176 335,662,124,255 420,513,522,279
Chi phí BH 51,307,969,400 74,254,015,306 76,054,625,460
Chi phí QLDN 16,092,048,926 21,060,872,607 28,102,098,904
Chi phí TC 3,323,504,266 4,426,820,713 32,508,511,144
Lãi trước thuế 25,331,781,740 33,325,098,969 21,925,363,254
Ta có đồ thị sau:
12
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Từ năm 2006 đến năm 2008, các chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý DN, chi phí
bán hàng tăng tương ứng với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Thế nhưng năm
2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động đầu tư tài chính của công

ty kém hiệu quả đã tạo ra một khoảng lỗ do chi phí tài chính tăng cao đã làm giảm lợi nhuận
trước thuế so với hai năm trước.
Chỉ tiêu (%) 2006 2007 2008
Doanh thu thuần BH&CCDV 99.50% 99.37% 99.86%
Giá vốn hàng bán 74.30% 73.47% 77.13%
Chi phí BH 14.96% 16.25% 13.95%
Chi phí QLDN 4.69% 4.61% 5.15%
Chi phí TC 0.97% 0.97% 5.96%
Lãi trước thuế 7.38% 7.29% 4.02%
Ta có đồ thị sau:
Phân tích theo tỷ trọng ta thấy, tỷ trọng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
và các loại chi phí (trừ chi phí tài chính) trên doanh thu hầu như không có sự biến động qua
13
Phân tích tài chính công ty BIBICA
các năm. Điều này tạo ra sự bền vững và ổn định cho lợi nhuận trước thuế. Chỉ riêng năm
2008, chi phí tài chính tăng đột biến tác động rất lớn làm giảm lợi nhuận trước thuế.
b. Khấu hao tài sản cố định:
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Giá trị tuyệt đối KHTSCĐ 103,187,215,968 113,402,558,856 130,955,698,640
Gia tăng KHTSCĐ so với năm
trước 11,517,241,327 10,215,342,888 17,553,139,784
Tỷ trọng KHTSCĐ trong dòng tiền
vào 6.22% 3.26% 3.39%
Tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế
trong dòng tiền vào 13.69% 10.64% 4.23%
Tỷ trọng dòng tiền hoạt động trong
dòng tiền vào 0.55% 16.88% -9.21%
Ta thấy, xét về giá trị tuyệt đối khấu hao gia tăng qua các năm  công ty có đầu tư gia
tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. So với

tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế và dòng tiền hoạt động trong dòng tiền vào, ta thấy tỷ trọng
khấu hao tài sản cố định chiếm một tỷ lệ khá lớn và có ảnh hưởng đến dòng tiền thuần hoạt
động kinh doanh.
c. Các khoản phải thu :
Chỉ tiêu (%)
2006 2007 2008
Tỷ trọng các khỏan phải thu trong dòng tiền
vào -2.94% 0.44% -11.47%
Tỷ trọng các khoản phải thu mang giá trị âm, điều đó thể hiện chính sách bán hàng của
công ty là: tăng cường bán hàng bằng cách nới lỏng các điều khoản tín dụng (bán hàng chậm
thu được tiền)  công ty bị chiếm dụng vốn. Điều đó thể hiện rõ qua năm 2006, năm 2007
công ty đã có những điều chỉnh tốt hơn; năm 2008 bị ảnh hửơng của khủng hoảng nên khả
năng thu hồi các khỏan phải thu thấp dẫn đến nó đạt giá trị -11.47%.
d. Hàng tồn kho:
Chỉ tiêu (%)
2006 2007 2008
Tỷ trọng hàng tồn kho trong dòng tiền vào -1.30% -7.35% 0.04%
Tốc độ gia tăng doanh thu thuần so với năm
trước 19.50% 33.17% 19.34%
Vòng quay hàng tồn kho 5.35 5.26 6.29
Căn cứ vào tỷ trọng gia tăng doanh thu thuần so với năm trước, ta thấy việc gia tăng
hàng tồn kho của công ty trong năm 2006, 2007 là có chủ đích: công ty dự báo được nhu cầu
gia tăng nên đã chuẩn bị trước lượng hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu này, đem lại cho công
ty nguồn lợi lớn. Năm 2008, công ty đã kịp thời cách giảm hàng tồn kho để giảm cho phí lưu
kho, bảo quản… do nhìn thấy nhu cầu đi xuống bởi tác động của khủng hoảng kinh tế. Bên
cạnh đó, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty gia tăng, đó là một dấu hiệu tốt thể hiện
hàng hóa được tiêu thụ nhanh hơn  Công ty chủ động và quản lý tốt hàng tồn kho.
e. Các khoản phải trả:
14
Phân tích tài chính công ty BIBICA

Chỉ tiêu (%)
2006 2007 2008
Tỷ trọng các khỏan phải trả trong dòng tiền vào -5.72% 9.29% -3.12%
Tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế trong dòng tiền
vào 13.69% 10.64% 4.23%
Tỷ trọng dòng tiền hoạt động trong dòng tiền vào 0.55% 16.88% -9.21%
Các khoản phải trả có tác động lớn đến dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Các
khỏan phải trả có tỷ trọng gia tăng theo các năm đều đó thề hiện công ty đã ngày càng năng
cao được hình ảnh của mình (uy tín trong kinh doanh và qui mô công ty), được các đối tác tin
tưởng cấp tín dụng qua mua bán hàng hóa  tạo một dòng tiền vào làm gia tăng dòng tiền
hoạt động.
2.1.5. Các chỉ số đánh giá dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp:
a. Dòng tiền thô: được định nghĩa là thu nhập ròng cộng các chi phí phi tiền mặt quan trọng
(đặc biệt là khấu hao và chi phí trừ dần).
Chỉ tiêu (VNĐ) 2006 2007 2008
Dòng tiền thô
31,606,224,284 43,671,050,980 40,294,311,295
Ta có đồ thị sau:
Qua đồ thị ta thấy dòng tiền thô nhận giá trị dương và có xu hướng gia tăng qua các
năm  có tác dụng tạo ra dòng tiền hoạt động dương. Năm 2008, thu nhập ròng giảm đột
biến, chi phí khấu hao tăng nhiều so với năm 2007 nhưng vẫn dẫn đến sự sụt giảm trong
dòng tiền thô, chi phí trả trước tăng  dòng tiền hoạt động mang giá trị âm là do các yếu tố
còn lại tác động quá lớn đến nó.
b. Dòng tiền tự do: được tính bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi tiêu vốn ròng
cần thiết để duy trì khả năng sản xuất, cổ tức cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.
Chỉ tiêu (VNĐ) 2006 2007 2008
15
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh 1,010,699,684 52,883,511,668 -47,710,161,074

Chi tiêu vốn ròng 45,938,459,350 95,023,025,651 9,467,432,463
Cổ tức 3,650,000,000 16,807,820,000 12,314,966,800
Dòng tiền tự do -48,577,759,666 -58,947,333,983 -69,492,560,337
Dòng tiền tự do âm phản ánh công ty không có sẳn tiền cho hoạt động kinh doanh sau
khi trang trải cho các yêu cầu đầu tư và tài trợ để duy trì khả năng sản xuất ở mức hiện hành.
Điều đó thể hiện công ty thiếu sự linh hoạt về tài chính để tạo được sự tăng trưởng bền vững
 Công ty thiếu sự tự chủ về tài chính, sự mở rộng sản xuất và phát triển của công ty phụ
thuộc hoàn toàn vào nguồn tài trợ bên ngoài. Chính vì thế mà sự biến động của thị trường tác
động rất lớn vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều đó đã được thể
hiện qua biến động kinh tế năm 2008.
c. Tỷ số bảo đảm dòng tiền: Là một thước đo khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ để thỏa
mãn nhu cầu chi tiêu vốn, hàng tồn kho, chia cổ tức tiền mặt. Chỉ số này thường được tính
theo tổng 3 năm để loại trừ các tác động ngẫu nhiên và có tính chu kỳ của nền kinh tế.
Số liệu của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica:
Chỉ tiêu (VNĐ) 2006 - 2008
Tổng tiền mặt từ hoạt động trong 3 năm 6,184,050,278
Chi tiêu vốn (mua thêm tài sản) 150,612,957,212
Hàng tồn kho tăng thêm 25,436,372,384
Cổ tức tiền mặt 32,772,786,800
Tổng tiền mặt từ hoạt động
Tỷ số bảo đảm dòng tiền =
Tổng chi tiêu vốn, hàng tồn kho, cổ tức tiền mặt
= 0.0296
Tỷ số bảo đảm dòng tiền >= 1  công ty có khả năng trang trải tiền mặt mà không cần nguồn
tài trợ từ bên ngoài.
Tỷ số bảo đảm dòng tiền < 1  nguồn tiền nội bộ không đủ để duy trì cổ tức và mức tăng
trưởng hiện tại.
Với tỷ số bảo đảm dòng tiền của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica là 0.0296 là rất thấp, thể
hiện sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất của công ty.
d. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt: là thước đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền

mặt hoạt động được giữ lại và tái đầu tư trong công ty cho cả việc thay thế và tăng trưởng
trong hoạt động kinh doanh.
Dòng tiền hoạt động – Cổ tức
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt =
Tổng TSCĐ + Đầu tư + TS khác + Vốn luân chuyển
16
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Chỉ tiêu (VNĐ) 2006 2007 2008
Dòng tiền hoạt động
1,010,699,684 52,883,511,668 -47,710,161,074
Cổ tức 3,650,000,000 16,807,820,000 12,314,966,800
Tổng TSCĐ (tính theo
nguyên giá)+ TSVH 162,834,522,696 196,150,540,454 272,729,277,807
Đầu tư 44,753,219,388 52,554,423,011 214,262,958,400
TS khác 14,037,950,821 15,591,565,462 20,137,942,233
Vốn luân chuyển (TS Ngắn
hạn -Nợ ngắn hạn) 99,867,708,927 38,072,981,803 301,146,735,577
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt -0.82% 11.93% -7.43%
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt trong khoảng từ 7%  11% được đánh giá là tốt. Năm 2007,
tỷ số tái đầu tư tiền mặt của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica là 11.93% là tương đối tốt, thể
hiện sự đóng góp của dòng tiền hoạt động được giữ lại được tái đầu tư vào các hoạt động mở
rộng sản xuất kinh doanh để tạo sự tăng trưởng trong tương lai. Thế nhưng năm 2006 và
2008, tỷ số này âm thể hiện dòng tiền hoạt động không giúp có thêm nguồn vốn để mở rộng
sản xuất mà nó còn tạo ra một gánh nặng tài chính cho công ty buôc công ty phải tìm nguồn
tài trợ bên ngoài để bù vô sự thâm hụt này.
2.2. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
2.2.1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư:
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động đầu tư
2006 2007 2008

Số tuyệt đối -41,330,210,465 -82,896,308,398 -200,663,050,791
Tỷ trọng trong dòng tiền vào -22.33% -26.46% -38.74%
Ta có đồ thị sau:
Từ năm 2006 đến năm 2008, dòng tiền đầu tư tăng rất nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ
trọng trong dòng tiền vào. Sự gia tăng này có thể là do đầu tư nhiều vào tài sản cố định hữu
hình hoặc vô hình để mở rộng sản xuất hay đầu tư vào lĩnh vực khác như: đầu tư tài chính,
17
Phân tích tài chính công ty BIBICA
đầu tư góp vốn vào công ty khác…. Để biết rõ hơn, ta tìm hiều các thành phần của dòng tiền
đầu tư ở phần sau.
2.2.2. Các thành phần chính của dòng tiền đầu tư:
Chỉ tiêu (VNĐ)
2006 2007 2008
Tiền chi mua sắm, XD TSCĐ
và tài sản khác -95,028,435,175 -9,636,700,782 -45,947,821,255
Tiền chi cho vay, mua các công
cụ nợ đơn vị khác -24,000,000,000 -35,000,000,000 -182,000,000,000
Tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị
khác -49,772,939,062 -6,599,419,388 -3,699,312,844
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và
lợi nhuận được chia 8,319,451,882 1,402,456,689 30,974,721,403
Ta có đồ thị sau:
Năm 2006, công ty đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh; góp
vốn vào đơn vị khác để nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của họ. Thế nhưng, Công ty
có xu hướng sử dụng nhiều tiền hơn cho hoạt động đầu tư tài chính đặc biệt là năm 2008. Do
thời điểm cuối năm 2007, thị trường chứng khoán rất sôi động nên đầu năm 2008 công ty đầu
tư nhiêu hơn vào lĩnh vực tài chính. Do không phải là lĩnh vực chuyên môn và ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế đã làm công ty gánh chịu khoảng lỗ nặng nề.
2.3. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
2.3.1.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ:

Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động tài trợ
2006 2007 2008
Số tuyệt đối 51,729,792,541 51,866,570,444 234,403,835,772
Tỷ trọng trong dòng tiền vào 27.95% 16.56% 45.25%
Ta có đồ thị sau:
18
Phân tích tài chính công ty BIBICA

Từ năm 2006 đến năm 2008, Dòng tiền từ hoạt động tài trợ chiếm tỷ lệ rất lớn trong
dòng tiền vào của công ty Công ty liên tục gia tăng huy động vốn từ việc phát hành cổ
phiếu để có lượng tiền mặt phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình. Đặc biệt trong năm 2008,
nhu cầu đầu tư rất cao nên công ty huy động một lượng vốn cổ phần rất lớn hơn 234 tỷ đồng.
2.3.2.Các thành phần chính của dòng tiền tài trợ:
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,
chuyển nhượng cổ phiếu quỹ 76,776,000,000 17,807,820,000 279,000,000,000
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn
nhận được 56,837,741,359 130,370,772,676 134,723,488,615
Tiền chi trả nợ gốc vay -78,233,948,818 -79,504,202,232 -167,004,686,043
Cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ
sở hữu -3,650,000,000 -16,807,820,000 -12,314,966,800
Ta có đồ thị sau:
19
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Công ty nhận được nguồn tài trợ rất lớn và không ngừng gia tăng trong năm 2006 đến
2008 từ nguồn vốn phát hành cổ phiểu mới và tiền vay ngắn hạn, dài hạn. Năm 2008, tiền vay
ngắn hạn, dài hạn nhận được không có sự biến động lớn so với năm 2007 nhưng do các khoản
vay ngắn hạn năm 2007 đến hạn thanh toán nợ gốc đúng vào năm 2008 dẫn đến khỏan chi trả

nợ gốc vay gia tăng đột biến vào năm 2008.
2.3.3. Xét các tỷ số thanh toán của công ty:
Năm
2006 2007 2008
Hệ số thanh toán hiện hành 2.77 1.27 3.76
Hệ số thanh toán nhanh 1.64 0.65 2.96
Theo số liệu trên thì công ty có khả năng thanh toán tốt. Vì thế mà công ty có thể vay
tiền từ các định chế tài chính với một số lượng rất lớn gia tăng từ năm 2006 đến năm 2008.
Riêng năm 2007, do công ty dự trữ hàng tồn kho lớn nên đã làm khả năng thanh toán nhanh
không được bảo đảm (0.65 <1). Thế nhưng, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty cao quá
thể hiện một mặt trái đó là công ty có một nợ khó đòi lớn.
2.4. KẾT LUẬN CHUNG TỪ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN
Dòng tiền hoạt động
Tương đối ổn định và có xu hướng gia
tăng, nhưng chiếm tỷ trọng quá thấp trong
dòng tiền vào, không đáp ứng được nhu
cầu hoạt động đầu tư của công ty.
Dòng tiền đầu tư
Chiếm tỷ trọng lớn. Thể hiện sự mở rộng
qui mô sản xuất của công ty. Thế nhưng tỷ
trọng đầu tư vào lĩnh vực tài chính quá lớn
gần bằng với đầu tư vào TSCĐ thể hiện xu
hướng đầu tư chệnh hướng, không phù
hợp đối với một công ty sản xuất hàng
hóa.
Dòng tiền tài trợ
Chiếm tỷ trọng rất lớn trong dòng tiền vào,
được dùng cho việc đầu tư và bù đắp cho
sự thâm hụt của dòng tiền hoạt động. Do
chủ yếu huy động vốn cổ phần nên công ty

vẫn giữ được hệ số thanh toán tốt và vay
được tiền từ các định chế tài chính khác.
Công ty thâm hụt tiền mặt rất trầm trọng, không có khả năng tự chủ về tài chính, phụ
thuộc rất lớn vào nguồn tài trợ bên ngoài. Vì thế nếu nguồn tài trợ bên ngoài không ổn
định lập tức ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động và đầu tư của doanh nghiệp. Thế
nhưng do mặt hàng công ty sản xuất là hàng hóa tiêu dùng nên doanh thu ổn định. Nếu
công ty có chính sách quản lý tiền mặt hợp lý: làm tăng dòng tiền vào giảm dòng tiền ra
thì sẽ làm gia tăng dòng tiền hoạt động, giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất kinh
doanh nhằm tạo được sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
20
Phân tích tài chính công ty BIBICA
PHẦN 3
PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ
3.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI
TRÊN VỐN ĐẦU TƯ
Chúng ta có thể phân tích thành quả của công ty dưới nhiều cách thức khác nhau.
Doanh thu, lợi nhuận gộp và thu nhập ròng là các thước đo thành quả được sử dụng phổ biến
nhất. Tuy nhiên không thước đo riêng rẽ nào trong các thước đo này đánh giá tốt nhất cho
thành quả toàn diện của công ty.
Phân tích thành quả công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp, ở đó cúng ta đánh giá một
thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu
tư được gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ( ROI ) là
thước đo đánh giá hiệu quả công ty một cách phổ biến nhất.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư đề cập đến thu nhập của công ty liên quan đến cả mức
độ lẫn nguồn tài trợ. Đây cũng là một thước đo rủi ro tuyệt vời về khả năng trả nợ của một
công ty. ROI cho phép so sánh sự thành công của các công ty trong việc sử dụng vốn đầu tư
và cũng cho phép đánh giá tỷ suất sinh lợi công ty trong tương quan với rủi ro đầu tư vốn của
chúng. Ngoài ra chúng ta có thể so sánh tỷ suất sinh lợi trên đầu tư của các dự án đầu tư khác
nhau. Đầu tư có rủi ro cao hơn kỳ vọng sẽ tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn.
Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư so sánh thu nhập của một công ty, hoặc

thước đo thành quả khác, đối với quy mô và nguòn tài trợ của công ty. Thước đo này xác định
khả năng thành công của công ty, thu hút nguồn tài trợ, tái chi trả chủ nợ và mang lại lợi
nhuận cho các chủ sở hữu.
Chúng ta có thể sử dụng tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực phân tích,
bao gồm:
_ Đo lường tính hiệu quả quản trị: Mức độ tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư chủ yếu phụ
thuộc vào kỹ năng, tài xoay xở, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy của ban quản trị. Tỷ suât
sinh lợi trên vốn đầu tư, đặc biệt là khi tính toán trong khoảng thời gian một năm hoặc lâu
hơn, là một thước đo thích hợp đối với tính hiệu quả của quản trị.
_ Đo lường khả năng sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư là một chỉ báo quan trọng cho
sức mạnh tài chính dài hạn của một công ty. Tỷ số này cũng hữu ích trong phân tích tính
thanh khoản ngắn hạn.
21
Phân tích tài chính công ty BIBICA
_ Chỉ tiêu để dự báo thu nhập: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư rất cần thiết trong dự báo thu
nhập. Thước đo này liên kết một cách hiệu quả thu nhập quá khứ, hiện tại và tương lai với
tổng vốn đầu tư. Đồng thời, tỷ số này cũng nhận diện được các dự báo lạc quan hoặc bi quan
thái quá đến tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của các đối thủ cạnh tranh, và đánh giá việc quản
trị các nguồn tài trợ khi các giá trị dự báo khác với kỳ vọng.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư được sử dụng hoặc là một phương tiện chủ yếu hoặc là
phương tiện phụ thêm để dự báo thu nhập và để đánh giá tính hợp lý của dự báo từ các nguồn
khác.
_ Chỉ tiêu để hoạch định và kiểm soát: Tỷ suất sinh lợi trên đầu tư đóng vai trò quan trọng
trong quá trình lập kế hoạch, hoạch định ngân sách vốn, định giá và kiểm soát các hoạt động
kinh doanh. Từ đó, sẽ đưa ra các quyết định chiến lược và kế hoạch hành động cho công ty.
3.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN
ĐẦU TƯ
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư được tính toán như sau:
Thu nhập
ROI =

Vốn đầu tư
ROI phụ thuộc vào thu nhập và vốn đầu tư, và có nhiều cách để định nghĩa về thu nhập và
vốn đầu tư, khi dó ROI sẽ có nhiều cách tính khác nhau:
_ Nếu như Vốn đầu tư được hiểu là Tài sản (không phân biệt nguồn tài trợ), là tổng tài sản
hợp nhất thì Thu nhập sẽ la thu nhập của tất cả các nguồn tài trợ: lãi vay, lợi nhuận sau thuế…
Khi đó khi tính toán ROI chúng ta phải loại bỏ những tài sản không hoạt động, điều chỉnh
khấu hao tích lũy và đánh giá lại những tài sản vô hình, nên được thực hiện trước khi tiến
hành phân tích (loại trừ các tài sản vô hình ra khỏi vốn đầu tư, và việc loại trừ này một cách
hoàn toàn không được lý giải thuyết phục vì chúng đại diện cho các đầu tư có giá trị bất chấp
bản chất vô hình).
_ Nếu Vốn đầu tư được hiểu là Vốn cổ phần tức chỉ tính nguồn tài trợ của các cổ đông (không
đề cập đến Vốn cổ phần của cổ đông thiểu số) thì Thu nhập là Thu nhập của cổ đông (trừ lợi
ích của các cổ đông thiểu số).
3.3. TÍNH TOÁN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ
Công ty BiBiCa: Báo cáo thu nhập quý 3 năm 2008 và năm 2009
ĐVT: VNĐ
22
Phân tích tài chính công ty BIBICA
Công ty BiBiCa: Bảng cân đối kế toán quý 3 năm 2008 và năm 2009
ĐVT: 1,000,000 VNĐ
Q3
2009 %
Q3
2008 %
23
Phân tích tài chính công ty BIBICA
1 Tài sản ngắn hạn 394,449 -5% 417,172 177%
2 Tiền và các khoản tương đương tiền 33,120 67% 19,801 -2%
3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 188,000 -15% 220,055 -100%
4 Các khoản phải thu ngắn hạn 88,536 15% 76,795 53%

5 Hàng tồn kho 79,743 -14% 92,569 21%
6 Tài sản ngắn hạn khác 5,050 -36% 7,952 117%
7 Tài sản dài hạn 250,233 18% 211,738 24%
8 Các khoản phải thu dài hạn 0 -100% 0 -100%
9 Tài sản cố định 223,081 24% 179,983 55%
10 Bất động sản đầu tư 0 -100% 0 -100%
11 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12,635 -36% 19,709 -53%
12 Tài sản dài hạn khác 14,517 21% 12,046 -2%
13 Tổng cộng tài sản 644,682 3% 628,911 96%
14 Nợ phải trả 142,313 -3% 146,116 23%
15 Nợ ngắn hạn 91,791 -31% 132,702 14%
16 Nợ dài hạn 50,522 277% 13,414 424%
17 Vốn chủ sở hữu 502,369 4% 482,795 139%
18 Nguồn kinh phí và quỹ khác 2,224 -19% 2,754 70%
19 Tổng cộng nguồn vốn 644,682 3% 628,911 96%
3.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (cả nợ và vốn cổ phần)
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets).
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Công thức
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay
lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều
vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn
hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng
nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn
này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu
tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm
được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
ROA =thu nhập ròng + lãi vay (1- thuế suất) + quyền lợi thiểu số trong thu nhập

(Tài sản đầu kỳ + tài sản cuối kỳ)/2
ROA = 13,370,548,005 + 543,065,639 (1-0,25) +0
(664,682,000,000 +628,911,000,000)/2
= 5.325%
.
24
Phân tích tài chính công ty BIBICA
3.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức
ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu
đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng
ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa
là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE
càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:
- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương
đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hang và khai thác
hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ
ROE trong tương lai hay không.
ROE = Thu nhập ròng – cổ tức cổ phần ưu đãi
Vốn cổ phần thường bình quân
ROE = 13,370,548,005 - 0
(502,369,000,000 + 482,795,000,000)/2

= 6,786%
Kết luận: Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường của BiBiCa cao hơn so với tỷ suất sinh
lợi trên tổng tài sản phản ánh tác động tích cực của đòn bẩy tài chính. Điều này có nghĩa là,
BiBiCa đã thành công trong việc giao dịch trên vốn cổ phần.
3.3.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
STT
Q3
2009
Q2
2009
Q1
2009
năm
2008
Q4
2008
Tỷ lệ tài chính
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 61% 58% 65% 66% 66%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 39% 42% 35% 34% 34%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 22% 13% 14% 18% 21%
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×