Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu kẹo Sô cô la chocobella của Công ty Cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.52 KB, 65 trang )


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của luận văn 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Giới hạn của luận văn 2
5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1 Những lý luận về thương hiệu 4
1.1.1 Khái niệm về thương hiệu 4
1.1.2 Thành phần của thương hiệu 4
1.1.3 Những lợi ích của thương hiệu mạnh 5
1.1.4 Hệ thống nhận diện thương hiệu 5
1.1.5 Các công cụ thể hiện hình thức của thương hiệu 6
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của thương hiệu 7
1.3 Quá trình phát triển thương hiệu 8
1.3 .1 Các điều kiện cơ bản để xây dựng thương hiệu 8
1.3.2 Những điều cần làm để xây dựng thương hiệu mạnh 9
1.3.3 Đònh vò thương hiệu và chiến lược marketing 4P 10
1.3.3.1 Đònh vò thương hiệu 10
1.3.3.2 Chiến lược marketing 4P 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
CHOCOBELLA CỦA CÔNG TY BIBICA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Quá trình phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 17
Trang 1


2.1.1 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về xây dựng thương hiệu 17


2.1.2 Tổng quan về thò trường sôcôla tại Việt Nam 19
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bibica 22
2.2.1 Giới thiệu sơ lược và công ty Bibica 22
2.2.2 Thò trường của công ty Bibica 25
2.3 Tổng quan về thương hiệu Chocobella 27
2.3.1 Đònh vò sản phẩm Chocobella trong thời gian qua 28
2.3.2 Quy cách đóng gói và bao bì sản phẩm 28
2.3.3 Chủng loại và chất lượng sản phẩm 28
2.3.4 Thò trường tiêu thụ của Chocobella 29
2.3.5 Khách hàng mục tiêu và độ nhận biết của khách hàng mục tiêu 29
2.3.5.1 Khách hàng mục tiêu 29
2.3.5.2 Độ nhận biết của khách hàng mục tiêu 30
2.4 Chiến lược tiếp thò thương hiệu Chocobella trong thời gian qua 31
2.4.1 Chiến lược sản phẩm 31
2.4.2 Chiến lược giá 31
2.4.3 Chiến lược phân phối 32
2.4.4 Chiến lược truyền thông tiếp thò 32
2.4.4.1 Quảng cáo 32
2.4.4.2 Quan hệ cộng đồng 32
2.4.4.3 Tiếp thò trực tiếp 35
2.4.4.4 Khuyến mãi và trưng bày sản phẩm 36
2.5 Công tác tổ chức và đánh giá thương hiệu Chocobella trong thời gian qua 36
2.6 Những hạn chế của thương hiệu Chocobella trong thời gian qua 37


Trang 2


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CHOCOBELLA CỦA CÔNG TY BIBICA

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 38
3.1.1 Quan điểm 38
3.1.2 Mục tiêu phát triển 38
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu Chocobella

39

3.2.1 Hoàn thiện các thành phần và đònh vò thương hiệu Chocobella 39
3.2.1.1 Đònh vò thương hiệu Chocobella 39
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến kiểu dáng bao bì 42
3.2.1.3 Chiến lược giá 44
3.2.1.4 Đăng ký quyền sở hữu các thành phần thương hiệu Chocobella 45
3.2.2 Hoàn thiện chiến lược quảng bá thương hiệu Chocobella 45
3.2.2.1 Chiến lược quảng bá tại kênh phân phối 45
3.2.2.2 Quảng cáo trên phương tiện truyền thông 48
3.2.2.3 Các hoạt động khuyến mãi 49
3.2.2.4 Quan hệ cộng đồng 50
3.2.3 Tạo động lực hỗ trợ quảng bá thương hiệu Chocobella 52
3.2.3.1 Khôi phục và làm mới thương hiệu Chocobella 52
3.2.3.2 Mở rộng và hợp tác quảng bá thương hiệu Chocobella 52
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý thương hiệu Chocobella 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Trang 3


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đứng trước ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức, các nước đang phát triển
đang cố gắng chọn cho mình những hướng đi tắt nhằm đạt được sự phát triển
nhanh chóng và bền vững. Việt Nam có đầy đủ những yếu tố thuận lợi như lực
lượng lao động dồi dào, nhiều tài nguyên thiên nhiên, vò trí đòa lý thuận lợi. Tuy
nhiên, xét tận gốc chiến lược phát triển kinh tế chúng ta cần tìm cho mình một
hướng đi riêng, hay nói theo ngôn ngữ marketing: cần tìm chiến lược đònh vò
đúng cho Việt Nam.
Trong những sự lựa chọn mà chúng ta đang trăn trở thì thương hiệu là một
hướng chiến lược quan trọng vì những lý do sau đây:
- Thương hiệu là công cụ của kinh tế tri thức chứ không còn là công cụ
của kinh tế thò trường như là sản phẩm hàng hóa.
- Thương hiệu tạo ra một giá trò cộng thêm rất cao vào những sản phẩm
hàng hóa thông thường.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không còn con
đường nào khác là phải đầu tư để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa
của mình.
Phát triển thương hiệu cho ngành bánh kẹo là điều rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay vì trên thò trường đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các nhãn
hiệu bánh kẹo khác nhau của rất nhiều các công ty trong và ngoài nước, sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt. Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) là một
trong những doanh nghiệp Việt Nam sản xuất bánh kẹo có rất nhiều sản phẩm
bánh kẹo gắn với những thương hiệu khác nhau. Trong xu thế phát triển nhanh
chóng, đã đến lúc Công ty Bibica cần phải quy hoạch, xây dựng và phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, Tôi chọn đề tài “Một số
giải pháp nhằm phát triển thương hiệu kẹo sôcôla chocobella của công ty cổ
phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica)” cho luận văn Thạc só kinh tế của mình.
Trang 4



2. Mục tiêu của luận văn
Đánh giá và phân tích thực trạng của việc xây dựng thương hiệu Sôcôla
Chocobella của Bibica trong thời gian qua.
Phân tích và trình bày những điểm được và chưa được của quá trình xây
dựng thương hiệu kẹo Chocobella, đồng thời đưa ra những nguyên nhân làm hạn
chế sự phát triển của thương hiệu kẹo Chocobella.
Đề ra các biện pháp và phát triển thương hiệu kẹo Chocobella.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là dựa vào những cơ sở lý luận về
thương hiệu và việc vận dụng các nguyên lý tiếp thò vào thực tế để đưa ra các
giải pháp cho việc phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác như:
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Phương pháp nghiên cứu đònh tính thông qua phỏng vấn, thảo luận của
các nhà quản lý thương hiệu của các phòng ban trong công ty Bibica.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các quá trình và chính sách phát triển
thương hiệu Chocobella của công ty Bibica.
- Tham khảo và sử dụng tài liệu từ báo chí, các báo cáo công khai các
nghiên cứu trong nội bộ công ty.
4. Giới hạn của luận văn
Luận văn chỉ trình bày và phân tích tình hình thực tiễn phát triển của
thương hiệu Chocobella chứ không đi vào phân tích các thương hiệu bánh kẹo
khác của Bibica. Đồng thời luận văn cũng chỉ tập trung đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển thương hiệu Chocobella.
Trang 5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
1.2 Những lý luận về thương hiệu

1.1.1 Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình
vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết và
phân biệt sản phẩm, dòch vụ trên thò trường.
Thương hiệu không chỉ là cái tên mà còn bao gồm cả những nét đặc trưng,
những ấn tượng ghi sâu vào trong lòng người hoặc khắc sâu vào tiềm thức.
Đối với thương hiệu thì quy luật chu kỳ sống của sản phẩm trở nên vô
nghóa vì thương hiệu thành công có thể tồn tại mãi mãi dưới lớp vỏ bọc sản
phẩm vốn có thể được lột xác theo từng chu kỳ sống.
Một thương hiệu thành công cũng có thể kích thích nhu cầu và ảnh hưởng
đến quy luật cung cầu, tạo ra những nhu cầu mới.
1.1.2 Thành phần của thương hiệu
Thương hiệu bao gồm các thành phần sau:

Thành phần chức năng: là sản phẩm cốt lõi của sản phẩm, cung cấp
những thuộc tính lợi ích chức năng cho khách hàng như công dụng sản phẩm, đặc
trưng bổ sung và chất lượng.

Thành phần cảm tính: bao gồm các yếu tố mang giá trò biểu tượng nhằm
tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý.
Để xây dựng được một chiến lược thương hiệu tốt, đội ngũ thực hiện
không những cần có tầm nhìn xa, nắm vững chiến lược tiếp thò sản phẩm, mà
còn phải hiểu rõ từng lợi ích lý tính cũng như cảm tính của sản phẩm đem đến
cho khách hàng, thấu hiểu những mong muốn, ước ao cũng như những ngại
Trang 6


ngùng, lo lắng của người tiêu dùng. Phải tìm được những tính cách của thương
hiệu đang đại diện có thể đem đến cho khách hàng lợi ích cốt lõi nhất không chỉ
trong công năng sử dụng mà còn trong cảm xúc của họ. Một cách khái quát, xây

dựng thương hiệu cũng như xây dựng tính cách của một con người.
1.1.3 Những lợi ích của thương hiệu mạnh
Thương hiệu mạnh không chỉ là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp mà
còn là tài sản của quốc gia, là niềm tự hào của dân tộc và là nguồn lực của nền
kinh tế.
Thương hiệu mạnh sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Mang lợi lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
- Khách hàng trung thành hơn với sản phẩm.
- Hiệu quả hơn trong đối thoạïi với khách hàng.
- Có sự hợp tác mạnh mẽ hơn từ các nhà phân phối.
- Có nhiều cơ hội để phát triển thương hiệu phụ và cho thuê thương hiệu.
1.1.4 Hệ thống nhận diện thương hiệu
Sự nhận diện thương hiệu là một tập hợp của những liên tưởng mà công ty
muốn xây dựng và gìn giữ trong suy nghó của khách hàng.
Nhận diện thương hiệu sẽ giúp thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu và
khách hàng bằng việc đưa ra những mức giá trò liên quan đến lợi ích tài chính,
lợi ích cảm tính và lợi ích tự biểu hiện.
Thương hiệu được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Thương hiệu thể hiện qua sản phẩm: sản phẩm là thành phần rất quan
trọng của thương hiệu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết đònh mua hàng của
khách hàng. Thương hiệu sẽ được thể hiện qua chủng loại sản phẩm, đặc tính
của sản phẩm, chất lượng và giá trò của sản phẩm, cách sử dụng và người sử
dụng.
Trang 7


- Thương hiệu thể hiện qua công ty: thương hiệu trong trường hợp này
được xem như có những thuộc tính của tổ chức hơn là thuộc tính của sản phẩm
hay dòch vụ. Các thuộc tính của tổ chức lâu dài và bền bỉ hơn so với thuộc tính
của sản phẩm. Nó thường được thể hiện qua nét văn hóa, tính sáng tạo và tính

phục vụ của tổ chức đó.
- Thương hiệu thể hiện qua con người: xây dựng thương hiệu có tính
cách như một con người thì phong phú hơn so với những gì dựa trên sản phẩm.
Thương hiệu có thể tạo ra được một tính cách nhận thức thành thạo, ấn tượng, tin
cậy, vui vẻ, trẻ trung và trang trọng như một con người. Muốn làm được như vậy
thì cần phải xác đònh những thể hiện của thương hiệu có mang tính cách trong
quá trình đònh vò thương hiệu.
- Thương hiệu thể hiện qua biểu tượng: biểu tượng của thương hiệu sẽ
tạo nên sự nhận biết và ghi nhớ của khách hàng, điều này là rất quan trọng trong
việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
1.1.5 Các công cụ thể hiện hình thức của thương hiệu
1.1.5.1 Tên gọi thương hiệu
Tên gọi thương hiệu phải ngắn gọn, đơn giản, dễ đánh vần, dễ đọc, dễ
phát âm, dễ nhận biết và dễ nhớ. Không dẫn dắt đến những liên tưởng tiêu cực,
không trùng với các thương hiệu khác.
1.1.5.2 Logo
Logo phải có ý nghóa trong thiết kế, phải mang ý nghóa của triết lý kinh
doanh và sản phẩm.
Màu sắc của logo phải phù hợp với tính cách của sản phẩm và tạo sự
nhận biết dễ dàng.
Trang 8


Logo phải có được sự tiện dụng khi sử dụng, không quá phức tạp trong in
ấn.
1.1.5.3 Khẩu hiệu
Khẩu hiệu phải ngắn gọn và có vần điệu giúp dễ nhớ
Khẩu hiệu phải thể hiện được tính cách của thương hiệu, không giống với
các khẩu hiệu có mặt trên thò trường và bám đúng với đònh vò chiến lược đã đề
ra.

1.1.5.4 Nhạc hiệu
Nhạc hiệu giúp gợi nhớ đến sản phẩm qua âm nhạc. m nhạc sẽ gắn sự
liên tưởng đến thương hiệu. Do đó nhạc hiệu phải ngắn gọn, dễ nhớ và có tiết
tấu hay.
1.1.5.5 Hình tượng
Hình tượng phải tạo được sự quan tâm tích cực của khách hàng đối với
thương hiệu qua xây dựng thiện cảm đối với hình tượng đại diện.
1.1.5.6 Kiểu dáng và mẫu mã
Kiểu dáng và mẫu mã phải bắt mắt khi trưng bày, màu sắc đẹp, thiết kế
hấp dẫn giúp phân biệt sản phẩm. Bên cạnh đó còn thể hiện các thông tin về sản
phẩm một cách thuyết phục, đồng thời có được sự tiện lợi trong sử dụng và vận
chuyển.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của thương hiệu
Tính dài hạn: thương hiệu phải có được sự nhất quán trên thò trường trong
nhiều năm và phải chứng minh cho khách hàng thấy được những giá trò lý tính
và cảm tính.
Trang 9


Chất lượng sản phẩm: đây là vấn đề then chốt đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp chất lượng sản phẩm phải được duy trì và không ngừng
nâng cao, cải tiến liên tục.
Sự hỗ trợ của truyền thông: sản phẩm phải có được sự hỗ trợ của truyền
thông một cách đều đặn và xuyên suốt cho các hoạt động như: quảng cáo, tiếp
thò, phân phối, trưng bày, khuyến mãi, giao tế…
Tính cách và hình ảnh của thương hiệu: tính cách và hình ảnh của thương
hiệu góp phần duy trì giá trò thương hiệu trong trí nhớ khách hàng, giúp cho
thương hiệu phân biệt được với các thương hiệu khác.
Sự đổi mới: bất kỳ thương hiệu nào cũng phải luôn được đổi mới, làm cho
hình ảnh của nó luôn luôn hiện hữu và phù hợp qua mỗi thế hệ khách hàng.

1.3 Quá trình phát triển thương hiệu
1.3.1 Các điều kiện cơ bản để xây dựng thương hiệu
Tiến hành nghiên cứu đònh tính và đònh lượng để hiểu rõ khách hàng là ai,
nhận thức của khách hàng về thương hiệu như thế nào và tiến trình mua hàng
của họ ra sao. Phải đảm bảo sự nhận diện một cách đầy đủ của thương hiệu đối
với khách hàng và sự nhận thức của nó trong tâm trí khách hàng.
Đònh nghóa thương hiệu một cách rõ ràng, bao gồm phát biểu về đònh vò,
phối thức thương hiệu, tên thương hiệu, biểu tượng và tính cách của thương hiệu.
Phát triển một chiến lược thương hiệu và kế hoạch tiếp thò để áp dụng
những đònh nghóa về thương hiệu đến tất cả khách hàng. Tạo ra và thực thi các
chương trình tiếp thò một cách hiệu quả.
Thương hiệu phải được theo dõi và quản lý một cách liên tục thông qua
các nghiên cứu để phát triển, duy trì và tạo động lực thúc đẩy phát triển thương
hiệu.
Trang 10


1.3.2 Những điều cần làm để xây dựng thương hiệu mạnh
Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có ưu thế khác biệt, bền vững
trên thò trường, được nhiều người biết đến, được ưa chuộng và được nhiều người
tiêu dùng mua sử dụng thường xuyên. Để có được thương hiệu mạnh cần phải
chú ý các điều sau đây:
Xây dựng sản phẩm: thương hiệu tốt không thể thay thế một sản phẩm
tốt, đồng thời phải xây dựng một hệ thống phân phối tốt trước khi quảng cáo.
Lấy khách hàng làm tâm: xác đònh rõ khách hàng mục tiêu để đối thoại
bằng ngôn ngữ của họ. Xây dựng thương hiệu xung quanh mọi góc cạnh cảm
nhận và trải nghiệm của khách hàng.
Xây dựng tầm nhìn thương hiệu: xây dựng tầm nhìn xa đònh hướng cho
thương hiệu phát triển trong tương lai. Tầm nhìn xa là tiền đề cho một chiến lược
vững chắc và nhất quán. Cần phải có tầm nhìn thương hiệu vì:

- Để thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp.
- Để tạo sự nhất quán trong việc lãnh đạo.
- Để động viên tinh thần nhân viên và nhà quản lý
- Để đònh hướng sử dụng nguồn tài nguyên.
- Để xây dựng thước đo cho sự phát triển của thương hiệu.
- Để tạo tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu.
Hãy sống, hãy ăn và thở với thương hiệu: thông điệp và hình ảnh của
thương hiệu cần được truyền đạt nhất quán từ quản lý đến nhân viên để thể hiện
sức mạnh của nó. Mọi người trong công ty đều phải nhận thức được ý nghóa, sự
quan trọng và tin tưởng ở thương hiệu mình đang đại diện.
Cam kết xuyên suốt đầu tư xây dựng một thương hiệu mạnh: cần cam
kết, kiên quyết và nhất quán trong xây dựng thương hiệu từ cấp lãnh đạo đến
Trang 11


cấp nhân viên trong công ty. Xây dựng thương hiệu mạnh cần đầu tư tiền bạc,
thời gian và con người.
Tập trung vào đònh vò cốt lõi: cần tập trung vào ý tưởng đònh vò cốt lõi.
Đònh vò cốt lõi cần phải được xây dựng trên một chiến lược vững chắc. Thò
trường có thể thay đổi nhưng triết lý cốt lõi của thương hiệu phải giữ vững.
Tạo sự khác biệt rõ ràng, không chỉ hơn một chút: cần tạo một sự khác
biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt phải phù hợp với đònh vò cốt
lõi và chiến lược thương hiệu.
1.3.3 Đònh vò thương hiệu và chiến lược marketing 4P
1.3.3.1 Đònh vò thương hiệu
Đònh vò thương hiệu là quá trình đònh dạng và xây dựng những lợi ích, giá
trò hình ảnh thương hiệu phù hợp với nhóm mục tiêu. Các lợi ích và giá trò về cơ
bản được chia làm hai nhóm, lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính, và được thể hiện
thông qua 4P.
Có thể nói rằng đònh vò thương hiệu là khâu quan trọng quyết đònh sự

thành công của một chiến lược marketing từ đó quyết đònh sự thành bại của
doanh nghiệp.
Một thương hiệu được đònh vò rõ ràng sẽ tạo một chỗ đứng vững chắc
trong lòng công chúng và từ đó hình thành giá trò của thương hiệu. Một thương
hiệu đònh vò không đúng hay không rõ ràng sẽ sớm hay muộn bò đào thải trên thò
trường vì sẽ bò thay thế bởi những thương hiệu khác của đối phương được đònh vò
rõ ràng và được công chúng chấp nhận.
Một đònh vò toàn diện là tổng hợp những đònh vò đơn lẻ hợp thành. Khi đó
sẽ tạo ra một đònh nghóa tổng quát về hình ảnh thương hiệu trước mắt công
chúng.
Trang 12


Đònh vò thương hiệu đúng sẽ giúp tập trung các nguồn lực cho những nỗ
lực mang tính quan trọng ở mỗi thời điểm, đồng thời thu hẹp hay loại bỏ các
hoạt động marketing không có lợi, từ đó bảo đảm hiệu quả về ngân sách và lợi
nhuận.
Đònh vò đúng còn hình thành một tập hợp các phạm trù và khái niệm về
hình ảnh và giá trò thương hiệu giúp tất cả quá trình sáng tạo sau này phải đi
đúng hướng.
1.3.3.2 Chiến lược marketing 4P
Chiến lược marketing 4P được xác đònh ngay từ ban đầu khi hình thành
thương hiệu. Một đònh nghóa cô đọng nhất về thương hiệu bao gồm các yếu tố 4P
phù hợp với tuyên bố đònh vò thương hiệu.
Việc xác đònh 4P ngay từ đầu là điều bắt buộc với tất cả các thương hiệu.
các yếu tố của 4P sẽ tác động qua lại ngay từ bước đầu tiên của việc hình thành
thương hiệu. Việc xác đònh đúng các yếu tố 4P sẽ quyết đònh tính khả thi của
thương hiệu ngay trong quá trình hình thành. Ngược lại thương hiệu hình thành
sẽ ảnh hưởng đến chiến lược 4P bởi vì một khi đã hình thành thương hiệu thì nó
sẽ kiểm chứng lại các giải pháp 4P hay có thể điều chỉnh những điểm trong 4P

cho phù hợp với thương hiệu và phù hợp với tình hình cạnh tranh với các thương
hiệu khác của đối thủ. Quá trình điều chỉnh này sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả sau
khi tung sản phẩm và trong quá trình tồn tại và phát triển thương hiệu sau này.
Trong giai đoạn hình thành thương hiệu, các giải pháp 4P không nhất thiết
phải được cụ thể hóa hay chi tiết hóa. Tuy nhiên các yếu tố 4P đưa ra ban đầu là
rất cần thiết vì nó là cơ sở cho việc hình thành thương hiệu, đôi khi nó giúp cho
thương hiệu được hình thành rõ nét ngay từ đầu.
Một quá trình hình thành thương hiệu được coi là hoàn chỉnh và khả thi
một khi nó đưa ra được các giải pháp 4P khả thi và đầy đủ.
Trang 13


Chiến lược sản phẩm (Product)
Có nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển hàng loạt các sản
phẩm mới. Việc hình thành và phát triển một sản phẩm là do ngẫu hứng hay
sáng tạo của một cá nhân nào đó từ những suy nghó vô đònh. Tuy nhiên đến một
lúc nào đó khi cần phải đưa ra một quyết đònh rằng có nên phát triển một sản
phẩm như vậy hay không thì việc ra một quyết đònh trở nên rất khó khăn và
không có cơ sở.
Cách tốt nhất là hãy đònh nghóa một sản phẩm và đònh dạng cho nó bằng
những phương pháp, phạm trù căn bản của marketing chẳng hạn như nhu cầu,
phân khúc và đònh vò, chiến lược phát triển và những mục tiêu… Có như vậy thì
sản phẩm mới được hình thành đúng phương pháp và đáp ứng một cách khách
quan nhu cầu có thật hay xu hướng đã được kiểm chứng.
Một chiến lược sản phẩm khôn khéo sẽ không bao giờ tung hết các sản
phẩm hay các đặc tính của sản phẩm ra cùng một lúc. Những sản phẩm hay giải
pháp sản phẩm quan trọng cần phải được giới thiệu đúng lúc và có chủ ý, nhắm
vào một trong các ý đồ sau:
- Khúc tuyến quan trọng, giàu tiềm năng và ít cạnh tranh được tập trung
giới thiệu sản phẩm trước.

- Sản phẩm cấp thấp có mức tỷ suất lợi nhuận kém nhưng biết đâu có thể
hỗ trợ phân phối rộng khắp và tạo lợi thế cạnh tranh về thò trường xét về mặt
tổng thể đồng thời có thể mang sản phẩm cao cấp hơn vào hệ thống phân phối
bằng những chiêu thức phù hợp.
- Sản phẩm cấp cao có thể giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mặc dù nó
có thể không mang lại doanh số bán cao cho công ty trong thời gian trước mắt.
- Một sản phẩm độc đáo có thể gây tiếng vang dư luận để từ đó khuếch
trương thương hiệu chung.
Trang 14


Chiến lược giá (price)
Giá của sản phẩm không phải hình thành sau khi phát triển sản phẩm mà
phải được ấn đònh trước khi tiến hành các bước phát triển sản phẩm. Giá tiêu
dùng của sản phẩm là phần bắt buộc trong việc đònh dạng sản phẩm ban đầu.
Chính giá tiêu dùng này ảnh hưởng và khống chế toàn bộ các yếu tố hình
thành sản phẩm về mặt chi phí và như vậy ảnh hưởng đến tính khả thi của các
quyết đònh trong quy trình phát triển sản phẩm.
Thực chất việc ấn đònh giá của sản phẩm thường được thực hiện theo quy
trình sau:
Bước 1: khảo sát người tiêu dùng về các chỉ số giá, bao gồm:
- Độ co giãn của giá và độ nhạy của giá.
- Mức giá thấp nhất và mức cao nhất có thể chấp nhận.
- Giá bán của các sản phẩm cùng loại.
- Nhận thức về giá bán đối với sản phẩm.
Bước 2: xem xét thành phần giá và công thức giá thành của sản phẩm,
luôn đưa ra các yêu cầu về tính hợp lý của từng yếu tố chi phí để tìm ra các giải
pháp thích hợp nhằm mục tiêu đạt được mức giá và ấn đònh cho sản phẩm tương
lai.
Bước 3: chú ý đến các lợi ích, các đặc điểm của sản phẩm có thể bán

được và hơn hẳn đối thủ. Nếu đặc điểm đó là quan trọng thực sự thì mới được
xem là một lợi thế cạnh tranh về giá, từ đó có thể mạnh dạn ấn đònh mức giá cao
hơn so với đối thủ.
Sau khi đã nghiên cứu mức giá khả thi với mức thấp và mức cao, chúng ta
cần phân chia ra các nấc giá hợp lý. Có bao nhiêu nấc giá hợp lý thì khả năng sẽ
có bấy nhiêu sản phẩm tương ứng. Các mức giá thấp sẽ nhạy hơn các mức giá
cao, đây cũng là nguyên tắc cơ bản về đònh vò giá trong cơ cấu đa sản phẩm.
Trang 15


Xét về góc độ thương hiệu việc quyết đònh mức giá trên thò trường cũng
do năng lực của thương hiệu đó quyết đònh. Nhận thức của khách hàng về giá trò
hiển nhiên sẽ vượt khỏi chi phí mà công ty sản xuất và bán sản phẩm. Khách
hàng sẽ sẵn sàng trả với mức giá cao cho những thương hiệu và nó tạo một nhận
thức cao. Việc đònh giá cho sản phẩm phải được xem xét trên cả ba yếu tố:
khách hàng – chi phí – cạnh tranh.
Chiến lược phân phối (place)
Việc phát triển và mở rộng kênh phân phối luôn là một đề tài quan trọng
đối với tất cả doanh nghiệp. Xác đònh đúng các kênh phân phối và tiềm năng
của từng kênh là việc làm quan trọng đầu tiên khi xác lập một hệ thống phân
phối thành công. Theo thứ tự ưu tiên ta có thể xác lập một trình tự phát triển thò
trường dựa trên tiềm năng của từng kênh hay từng đòa bàn. Việc này là rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp mới hình thành và có tiềm lực còn hạn chế.
Cần thiết phải phân chia đòa bàn một cách khoa học dựa trên các yếu tố
sau:
- Yếu tố đòa lý.
- Yếu tố vận chuyển hàng hóa.
- Nhu cầu sản phẩm từng đòa bàn.
- Kích thước của thò trường khu vực.
- Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển.

- Yếu tố cạnh tranh.
- Thói quen trưng bày hàng.
- Thói quen mua hàng.
Tại các đòa bàn trọng tâm nơi có mật độ mạng lưới bán lẻ dày đặc, cần
thiết phải lập bản đồ vàø danh sách cửa hàng nhằm phục vụ tốt công tác tổ chức,
quản lý và kiểm tra trong suốt quá trình phát triển thò trường.
Về nguyên tắc mỗi khu vực hay đòa bàn là một đơn vò kinh doanh và có
marketing mix lập riêng cho từng khu vực của mình. Trong giai đoạn lập kế
hoạch marketing mix, cần thiết phải xem xét các chính sách và giải pháp trong
phạm vi từng kênh và từng đòa bàn, khi đó sẽ có nhiều những thay đổi phù hợp
với các chính sách về phân phối cũng như các giải pháp marketing, cần thiết
phải được điều chỉnh dưới góc độ của từng kênh hay thò trường đòa phương.
Trang 16


Những người làm công tác thò trường luôn luôn chòu áp lực rất lớn và làm
việc trong điều kiện khó khăn về giờ giấc và phương tiện đi lại. Đội ngũ bán
hàng cần thiết đươc khuyến khích thường xuyên nhằm giúp họ duy trì công việc
của mình và hướng đến những nấc thành công liên tục.
Chiến lược khuyếch trương thương hiệu (Promotion)
Trong giai đoạn đầu hình thành thương hiệu, cần thiết nhất là việc đònh
dạng thương hiệu rõ nét để đònh hướng cho các hoạt động truyền thông và cạnh
tranh thương hiệu tiếp theo.
Việc tổ chức và thực hiện tung sản phẩm ra thò trường là một việc rất
quan trọng, nếu được hoạch đònh kỹ lưỡng và thực hiện tốt sẽ quyết đònh sự
thành công của thương hiệu trong giai đoạn đầu. Sở dó việc tung sản phẩm rất
quan trọng là vì:
- Tạo ý muốn dùng thử từ phía người tiêu dùng.
- Tạo sự phấn khởi và ủng hộ từ phía các đối tác.
- Tạo sự nổi bật về hình ảnh thương hiệu so với các thương hiệu đã có

mặt trên thò trường và hình thành những giá trò ban đầu của thương
hiệu.
Hàng loạt các hoạt động trưng bày, tặng hàng mẫu, rao hàng lưu động,
gửi thư, thậm chí khuyến mãi sẽ được tổ chức thực hiện sau đó và trong suốt quá
trình tồn tại của sản phẩm.
Tóm tắt
Thương hiệu là tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình
vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết và
phân biệt sản phẩm, dòch vụ trên thò trường. Do đó một thương hiệu mạnh sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Để có được thương hiệu mạnh thì công ty
phải có một đònh vò thương hiệu rõ ràng và chiến lược marketing 4P phù hợp với
tình hình của thò trường. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải đầu tư lâu dài cho
thương hiệu.
Trang 17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
CHOCOBELLA CỦA CÔNG TY BIBICA TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1 Quá trình phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
2.1.1 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về xây dựng thương hiệu
Theo thống kê, mới chỉ có 15% doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu
hàng hóa trong nước. Hiện nay những thương hiệu được quảng bá nhiều nhất ở
Việt Nam đều là thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Dù các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã đầu tư tốt hơn cho thương hiệu nhưng
trong thực tế con số này vẫn còn rất nhỏ. Kết quả một vài khảo sát sơ bộ cho
thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đầu tư ở mức dưới 3% trên tổng
doanh số cho công tác phát triển thương hiệu so với 7-10% của các công ty đa
quốc gia tại Việt Nam. Trong một số trường hợp, các công ty đa quốc gia có thể

đầu tư lên đến 25% hoặc 30% doanh số trong giai đoạn đầu giới thiệu sản phẩm
và thương hiệu mới để chiếm lónh một độ nhận biết cao.
Một cách khái quát, chi phí cho một chiến dòch quảng bá ngắn trên các
trọng điểm trên toàn quốc gồm quảng cáo truyền hình, báo chí, và các khuyến
mãi cho các thương hiệu Việt Nam quen thuộc hiện nay thường chỉ khoảng 1 đến
2 tỷ đồng trong vòng 3 tháng. Với các công ty đa quốc gia, con số trên thường
gấp đôi hoặc hơn nữa.
Trên thực tế không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng và giá trò của thương hiệu sản phẩm và tìm cách bảo vệ
nó. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác đăng ký bảo hộ quyền sở
hữu thương hiệu, do đó rất nhiều thương hiệu bò nhái và bò đánh cắp.
Trang 18


Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp của nước ta hiện nay
vẫn còn mang tính tự phát và rời rạc, hầu hết các doanh nghiệp chưa có bộ phận
chuyên trách về thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chưa có chức danh quản lý
thương hiệu độc lập.
Bảng 2.1: Những khó khăn trong xây dựng thương hiệu của các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay

Vấn đề khó khăn
%
1 Vốn/tài chính 23.1
2 Hàng giả/vi phạm bản quyền 19
3 Cơ chế chính sách, quy đònh thủ tục, đặc biệt là quy đònh
về giới hạn chi phí
18.5
4 Nguồn nhân lực 11.8
5 Xây dựng chiến lược và cách thực hiện 8.5

6 Giá dòch vụ 6.3
7 Thiếu thông tin 4.5
8 Chất lượng dòch vụ 2.8
(Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thò 11/2003 – Mẫu 500 Doanh nghiệp Việt Nam)
Qua bảng trên cho thấy trong xây dựng thương hiệu hiện nay của các
doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam
nói riêng đang gặp phải những khó khăn trên và gặp nhiều hạn chế trong việc
phát triển thương hiệu. Cụ thể là:
-
Về vốn/tài chính:
Đa số các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam có mức đầu tư rất thấp cho
thương hiệu. Số doanh nghiệp đầu tư ở mức 5% trên tổng doanh số cho công tác
phát triển thương hiệu chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh bánh kẹo trong cả nước. Phần lớn các doanh nghiệp đều trong
Trang 19


tình trạng thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất và gặp khó khăn trong việc thực
hiện các chương trình quảng bá thương hiệu có quy mô lâu dài.
-
Các hoạt động xây dựng thương hiệu:
Phần lớn các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam tự thực hiện các chương
trình tiếp thò của mình và không sử dụng các dòch vụ bên ngoài. Các doanh
nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu thò trường, chưa xây
dựng được chiến lược thương hiệu một cách bài bản. Việc xây dựng chiến lược
phát triển thương hiệu thường ít có sự tư vấn của các công ty chuyên nghiệp vì
gặp phải những khó khăn về tài chính.
-
Về mặt tổ chức và nhân sự:
Bên cạnh những khó khăn về mặt tài chính, các doanh nghiệp còn gặp

phải các khó khăn về mặt nhân sự. Chỉ có một số công ty có cơ cấu tổ chức nhân
sự marketing theo mô hình quản lý thương hiệu nhưng đa số đều được đào tạo
trong nước hoặc tự mày mò tổ chức thực hiện, do đó chất lượng nhân sự chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp. Số nhân
viên có trình độ cao đã ít mà còn được thu hút bởi các công ty nước ngoài do chế
độ tiền lương và thưởng hấp dẫn hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh bánh kẹo trong nước có mức đầu tư tiếp thò lớn như : Kinh Đô, Bibica, Hải
Hà, … Tuy nhiên, vai trò và chức năng quản lý thương hiệu hầu như chưa được
phân đònh rõ ràng.
2.1.2 Tổng quan về thò trường sôcôla tại Việt Nam
Sôcôla được du nhập vào Việt Nam trong khoảng ba – bốn mươi năm nay
và ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Thò trường sôcôla
hiện nay có thể phân thành ba cấp độ như sau:
- Cấp 1: Nhập khẩu từ Châu Âu - Châu Mỹ: từ các nước Mỹ, Bỉ, Đức, Hà
Lan…
Trang 20


Các dạng đóng gói: thanh, túi, hộp giấy.
Chất lượng cao; bao bì cao cấp; giá bán từ 300 - 800 ngàn đồng/kg.
Mãi lực thấp do giá bán quá cao.
- Cấp 2: Nhập khẩu từ Châu Á: từ các nước Malaysia, Indonesia, Thái
Lan…
Các dạng đóng gói: chủ yếu hộp giấy.
Chất lượng trung bình khá; bao bì đẹp; giá bán từ 150-200 ngàn
đồng/kg.
Mãi lực trung bình.
- Cấp 3: Sản phẩm trong nước có thể chia làm ba nhóm:
Nhóm 1: Sản phẩm công nghiệp: Kinh Đô, Bibica, Hải Châu.
Đóng gói dạng thanh, túi, hộp giấy, hộp nhựa, hộp thiếc.

Chất lượng khá; bao bì tương đối đẹp; giá bán hợp lý.
Mãi lực cao trong các dòp lễ.
Nhóm 2: Sản phẩm công nghiệp: Hải Hà, KoToBuKi.
Đóng gói: chỉ có dạng hộp giấy 6 thanh.
Bán chậm do không đa dạng.
Nhóm 3: Sản phẩm cơ sở: Royal (Hoàng Gia), Công Tước.
Đóng gói dạng thanh, hộp giấy, túi nhựa.
Chất lượng không cao, bao bì tương đối đẹp, giá rẻ.
Mãi lực cao vào dòp lễ tết do đem lại lợi nhuận rất cao cho
người bán.
2.1.2.1 Nhu cầu về sôcôla
Kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập và hành vi tiêu dùng cũng được nâng
cao tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sôcôla, là mặt hàng được xem là
hàng tiêu dùng cao cấp. Theo ước tính tổng giá trò thò trường bánh kẹo hiện nay
vào khoảng 200 triệu USD, trong khi tỷ trọng sôcôla hiện tại chỉ xấp xỉ 2%. Xu
hướng tiêu dùng các sản phẩm sôcôla nhập khẩu, kết hợp với kinh nghiệm thế
Trang 21


giới cho thấy nhu cầu về sôcôla ở Việt Nam sẽ ngày càng cao trong những năm
tới, đặc biệt là khách hàng trẻ dưới 30 tuổi (chiếm khoảng 60% dân số).
2.1.2.2 Nguồn cung cấp sôcôla
Ngành bánh kẹo Việt Nam được xem đang ở trong tình trạng cung lớn hơn
cầu, với tổng công suất ước tính 140 ngàn tấn/năm, trong khi nhu cầu chỉ vào
khoảng 65 ngàn tấn. Tuy nhiên về sôcôla thì chỉ được sản xuất trong thời gian
gần đây với công suất hiện chỉ vào khoảng 1000 tấn/năm với các sản phẩm có
chất lượng và mẫu mã trung bình. Một tỷ trọng quá lớn là hàng nhập khẩu với
các sản phẩm trung và cao cấp. Một số doanh nghiệp với công nghệ sản xuất
bánh kẹo sẵn có bắt đầu thâm nhập sản xuất sôcôla. Nhìn chung nguồn cung cấp
khá đa dạng.

2.1.2.3 Cạnh tranh
Trong nước hiện có một số đơn vò như Kinh Đô, Hoàng Gia, Hải Hà,
KoToBuKi, Quảng Ngãi… sản xuất các sản phẩm trung bình/thấp và chưa có đơn
vò nào đầu tư mạnh cho thương hiệu sôcôla. Thò trường sôcôla Việt Nam so với
các nước được xem như chưa thật sự hình thành, tuy nhiên các công ty sản xuất
sôcôla trong và ngoài nước đang ráo riết nghiên cứu và xúc tiến thâm nhập vào
thò trường tiềm năng có dân số đứng thứ hai ở Đông Nam Á.
2.1.2.4 Thâm nhập và rào cản
Việc nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sôcôla được thực hiện khá dễ
dàng, một số công ty đã và đang nghiên cứu, xúc tiến thâm nhập đại trà sản
phẩm sôcôla như Mars, Nestle… Trong nước ngày càng có nhiều đơn vò mới thâm
nhập thò trường trên cơ sở phương tiện sản xuất bánh kẹo và hệ thống phân phối
sẵn có.
Trang 22


2.1.2.5 Sản phẩm thay thế
Sôcôla là một mặt hàng trong chủng loại bánh kẹo, nên có thể thay thế
lẫn nhau. Tuy nhiên, sôcôla có những hương vò riêng mà người tiêu dùng khó bỏ,
đồng thời kinh nghiệm thế giới cho thấy sôcôla đã tồn tại và phát triển từ rất lâu,
do đó khả năng thay thế là không lớn.
Từ những phân tích trên cho thấy thò trường sôcôla Việt Nam còn mới mẻ,
chưa đònh hình rõ nét. Lượng cầu hiện tại chưa cao nhưng được dự báo sẽ tăng
trưởng nhanh chóng nếu có những biện pháp kích cầu thích hợp. Nguồn cung ứng
và công nghệ sản xuất dễ dàng, báo hiệu nhiều đơn vò sẽ thâm nhập thò trường.
Tuy nhiên hiện tại chưa có thương hiệu mạnh và cơ hội rất lớn cho thương hiệu
nào thâm nhập sớm một cách chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu mạnh tăng
tính cạnh tranh.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bibica
2.2.1 Giới thiệu sơ lược và công ty Bibica

Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIÊN HÒA
Tên giao dòch quốc tế: BIEN HOA CONFECTIONERY CORPORATION.
Tên viết tắt: BIBICA (
Bien hoa Biscuits Candy)
Website:
www.bibica.com
Email :
Đòa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa I, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061.836576. Fax: 061.836950.


Trang 23


Biểu tượng:

Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa theo Quyết đònh
234/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/12/1998. Tiền
thân của Công ty là phân xưởng bánh kẹo của Công ty Đường Biên Hòa được
thành lập từ năm 1990. Với năng lực sản xuất 5 tấn kẹo/ngày, Công ty đã không
ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao công suất và đa dạng hóa sản phẩm. Hiện
nay, Công ty là một trong những đơn vò sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam
với công suất thiết kế là 18 tấn bánh/ngày, 18 tấn nha/ngày và 29,5 tấn
kẹo/ngày. Quá trình phát triển của Công ty Bibica được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.2: Quá trình phát triển của Công ty Bibica
Năm Quá trình phát triển
1993 Bắt đầu sản xuất kẹo trên các thiết bò được nhập từ Châu Âu
1994 Đưa vào hoạt động dây chuyền bánh biscuit với thiết bò và công
nghệ của Anh.
1995 Đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất nha với thiết bò đồng bộ

Đài Loan, sử dụng công nghệ thủy phân bằng Enzyme và trao đổi
ion lần đầu tiên có ở Việt Nam.
1996 Tung ra thò trường dòng sản phẩm bánh cookies với dây chuyền
thiết bò và công nghệ của Mỹ.
1997 Thương hiệu Bibica ra đời, đã trở thành một thương hiệu bánh
kẹo hàng đầu của Việt Nam.
Trang 24


1998 Đưa ra thò trường kẹo dẻo được sản xuất bằng thiết bò của Úc.
16/01/1999 Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa ra đời với thương hiệu
Bibica. Vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ đồng Việt Nam.
2000 - Công ty bắt đầu phát triển hệ thống phân phối theo mô hình
mới, thành lập các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- Sản xuất snack bằng thiết bò được nhập từ Indonesia.
2001 - Tháng 3:Công ty tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng từ nguồn vốn
tích lũy.
-Tháng 07: Công ty gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên
56 tỷ đồng.
- Tháng 12: BiBiCa đưa vào sản xuất sản phẩm bánh bông lan
kem Hura. Toàn bộ dây chuyền được nhập từ Ý, sản xuất theo
công nghệ của Đan Mạch.
2001 - Nhập dây chuyền thiết bò sản xuất Sôcôla của Anh và đưa vào
sản xuất từ đầu năm 2002.
- Bắt đầu sản xuất bánh trung thu trên các thiết bò của Đài Loan.
2002 Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa 2 được đưa vào hoạt động tại Khu
Công Nghiệp Sài Đồng B – Gia Lâm – Hà Nội phục vụ cho nhu
cầu của khách hàng miền Bắc và miền Trung.
2004 Ký hợp đồng tư vấn với Viện dinh dưỡng Việt Nam kết hợp với

việc chuyển giao công nghệ sản xuất bánh dinh dưỡng từ Baker
Pacific Mandiri của Anh, Bibica bắt đầu bước vào lãnh vực sản
xuất các sản phẩm dinh dưỡng.
Trang 25

×