Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

CẤU TRÚC, HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT VÀ RIBOSOME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 25 trang )

XIN CHÀO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI!
ĐỀ TÀI:
- CẤU TRÚC, HOẠT ĐỘNG CỦA
MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT VÀ
RIBOSOME
-QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
1. MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT
 Là một hệ thống các xoang và túi màng nằm
trong tế bào nhân thực.
 Mạng lưới nội sinh chất được phát hiện bằng
kính hiển vi điện tử. Mạng lưới nội sinh chất
có ở mọi loại tế bào động vật và thực vật,
gần đây, người ta cho rằng những cấu trúc
tương tự như mạng lưới nội sinh chất được
nhận thấy cả ở vi khuẩn.
1. MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT
1.1 Cấu tạo
-Nó là một hệ thống các túi nhỏ, hoặc túi dẹt
song song và nối thông nhau hình thành một
mạng lưới 3 chiều.
-Mỗi ống hoặc túi đều được bọc bởi một cái
màng lipoproteide có độ dày khoảng 75Å
(tương tự màng tế bào).
-Lòng mạng lưới nội sinh chất thường hẹp có
đường kính từ 250Å - 500Å.
-Mặt ngoài có thể có ribosome bám vào, hoặc
có thể nhẵn không có ribosome bám.
Hình ảnh về nhân tế bào, mạng lưới nội chất và thể Golgi: (1) Nhân, (2) Lỗ nhân, (3) Mạng
lưới nội chất hạt (RER), (4) Mạng lưới nội chất trơn (SER), (5) Ribosome trên RER, (6) Các
phân tử protein được vận chuyển, (7) Túi tiết vận chuyển protein, (8) Thể Golgi, (9)


Đầu Ciscủa thể Golgi, (10) Đầu trans của thể Golgi, (11) Phần thân của thể Golgi.

1. MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT
1.2 Phân loại: có 2 loại
-Mạng lưới nội sinh chất có hạt.





-Mạng lưới nội sinh chất không hạt hay mạng lưới
nội sinh chất nhẵn.
1. MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT
1.3 Thành phần hóa học
Mạng lưới nội sinh chất chứa:
- Phospholipid (35% trọng lượng khô)
- Protein (60% trọng lượng khô). Protein ở
mạng lưới nội sinh chất bao gồm cả các
enzyme, ví dụ như phosphatase.
1. MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT
1.4 Hoạt động:
 Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế
bào vào hay ở trong tế bào.
 Tham gia tổng hợp các chất.
 Vận chuyển và phân phối các chất
 Màng của mạng lưới nội sinh chất cũng góp
phần quan trọng vào sự hình thành các
màng của ty thể và peroxysome.

2.RIBOSOME

Ribosome còn gọi là hạt palad,
được Palade mô tả lần đầu tiên
vào năm 1953. Ribosome có trong tất cả
tế bào từ vi khuẩn đến động vật bậc cao.
2.RIBOSOME
2.1 Cấu trúc
 Ribosome là những khối hình cầu hay hình
trứng có đường kính 150Å.
 Ribosome có thể đứng riêng lẻ hoặc liên kết
với nhau thành chuỗi bởi một sợi mảnh có
đường kính 15Å.
 Mỗi ribosome được tạo thành bởi 2 đơn vị
nhỏ gọi là hai tiểu phần có độ lắng và kích
thước khác nhau.
6.Chuỗi polypeptide
2.RIBOSOME
2.RIBOSOME
2.RIBOSOME
2.2. Cấu tạo hoá học
 Mỗi ribosome chứa: rARN, các enzyme, và
các protein cấu trúc và nước.
 Ngoài những thành phần nói ở trên,
trong ribosome còn có ion Mg , Ca ,
các enzyme như ribonuclease
deoxyribonuclease ở dạng không hoạt tính,
leuxinaminopeptidase, β - galactoridase, các
enzyme phosphatase base và acid.
2.RIBOSOME
2.3. Chức năng

 Chức năng chủ yếu của ribosome là nơi tổng
hợp protein. Chính trên ribosome các acid
amin đã được hoạt hoá tập hợp lại và được
lắp ráp đúng vị trí vào mạch polypeptid theo
đúng mật mã di truyền ở trong mạch mARN
3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.1 Phần mở đầu
Protein chiếm hơn một nửa trọng lượng khô
của tế bào, chúng trực tiếp thực hiện các
chức năng sinh lý rất đa dạng: xúc tác, cấu
tạo, vận chuyển, điều hoà, bảo vệ.
Vì vậy Quá trình dịch mã tổng hợp
protein giữ một vị trí hết sức quan trọng
trong cơ thể.

3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.2. Khái niệm
Dịch mã là quá trình tổng hợp mạch
polypeptit ở ribosome, trên cơ sở khuôn
mẫu mARN
3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.3 Các giai đoạn của quá trình dịch mã
Xảy ra ở TBC theo hai giai đoạn:
3.3.1 Hoạt hoá axit amim
3.3.2 Tổng hợp mạch polypeptit

3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.3.1.Giai đoạn hoạt hoá axit amim


Quá trình gắn axit amin vào tARN nhờ xúc tác của enzyme
aminoacyl-tARN synthetase diễn ra theo 2 bước:
Bước 1: Enzym nhận biết và gắn với 1 aminoacyl đặc hiệu
Enzym + aminoacyl + ATP → Enzym-aminoacyl-AMP + PPi
Bước 2: Aminoacyl được chuyển từ phức hợp enzym-
aminoacyl sang tARN tương ứng
Ez-aminoacyl-AMP + tARN→tARN- aminoacyl + AMP +PPi + Ez

3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
Phản ứng hoạt hoá axit amin
3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.3.2 Giai đoạn tổng hợp mạch polypeptit
Bắt đầu từ lúc ribosome bám vào mARN đến
lúc chuỗi polypeptide được hoàn thành.

Ở TB prokaryote và TB eukayote quá
trình dịch mã được chia làm ba giai đoạn là
mở đầu, kéo dài chuỗi polypeptide và kết
thúc tổng hợp nhưng chúng có sự khác
nhau ở giai đoạn mở đầu

3.QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
3.3.2 Giai đoạn tổng hợp mạch polypeptit
 Giai đoạn mở đầu
 Giai đoạn kéo dài
 Giai đoạn kết thúc
NHÓM 3

×