Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

tiểu luận chất thải rắn là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 16 trang )

Biên soạn và xuất bản bởi:
Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định, Việt
Nam


Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định, Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định với mục tiêu cải
thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của người dân trong
khu vực dự án thuộc 6 huyện của tỉnh Bình Định (Hoài Nhơn,
Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn và Tây Sơn) thông qua
việc cung cấp cơ sở vật chất đạt hiệu quả về thủy lợi và nước
sạch cũng như quản lý chất thải rắn.
Hợp phần nâng cao nhận thức cộng đồng là một trong những
hợp phần chính của dự án. Để nâng cao kiến thức cơ bản về
quản lý chất thải rắn, dự án đã tiến hành biên soạn cuốn tài liệu
thứ nhất “Chất thải rắn là gì?”. Thông qua tài liệu này,
ban biên tập mong muốn sẽ mang lại những kiến thức cơ bản
cho cộng đồng về định nghĩa đúng đắn của chất thải rắn, nguồn
phát sinh và phân loại chất thải rắn khác nhau, tác hại của chất
thải rắn.
Có thể một số kiến thức và khái niệm còn khá xa lạ đối với
cộng đồng, vì vậy ban biên tập đã cố gắng đưa ra những lời
giải thích đơn giản, ngắn gọn thông qua những hình ảnh sinh
động trực quan.
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn những người đã đóng góp
ý kiến để hoàn chỉnh nội dung tập tài liệu. Nhân dịp này, Ban
biên tập cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến chính quyền và nhân
dân địa phương đã cộng tác giúp đỡ trong thời gian đi thực địa
và thông qua tài liệu này độc giả có thể truyền đạt với những


người xung quanh về hiệu quả của kế hoạch quản lý chất thải
rắn .
Xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
1. Chất thải rắn là gì?
2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn?
3. Phân loại chất thải rắn
4. Tác hại của chất thải rắn
5. Lợi ích kinh tế
1. CHẤT THẢI RẮN LÀ GÌ?
CHẤT THẢI LÀ GÌ?
Chất thải là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không
còn dùng nữa, hoặc chúng không còn tác dụng gì nữa
với cá nhân đó, chúng cũng không còn tác dụng gì trong
bất cứ hoạt động nào cho sản xuất hoặc dịch vụ .
CHẤT THẢI RẮN LÀ GÌ?
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày
hoặc các hoạt động khác.
Ví dụ: giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì
nhựa, rác sinh hoạt và bất cứ những gì mà con người loại
ra môi trường.
2. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn có nhiều nguồn khác nhau. Chúng bao gồm
tất cả rác thải mà con người thải ra môi trường ở nhiều
nơi khác nhau như từ hộ gia đình, trường học, bệnh viện,
chợ …


Hộ gia đình Chợ Trường học


Nông nghiệp Bệnh viện/ Trạm y tế

Công nghiệp Kỹ thuật Công trình

3. CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN
Nói chung, rác thải có thể được chia thành 3 loại chính:
rác phân hủy sinh học, rác không phân hủy sinh học
và rác tái chế. Phân loại rác tại nguồn là một trong những
bước quan trọng nhất cho việc xử lý rác thải.

 RÁC PHÂN HỦY SINH HỌC
Rác phân hủy sinh học điển hình bắt
nguồn từ động vật và thực vật bị
phân hủy bởi các sinh vật sống
khác. Rác phân hủy sinh học là
thành phần chính của rác thải đô thị
chiếm khoảng 60%.
Ví dụ: thức ăn thừa, vỏ, hột, lõi hoa quả, những phần rau
củ không ăn được, rác vườn,…
 RÁC TÁI CHẾ
Rác tái chế là loại vật liệu có thể được sử dụng để tái chế,
quy trình tái chế là sử dụng các sản phẩm của vật liệu
thô mà có thể được sử dụng để sản xuất ra các sản
phẩm mới. Rác tái chế là một số lượng khá nhỏ chiếm
khoảng 15% của chất thải rắn.
Ví dụ: gồm thủy tinh, giấy loại, kim loại, nhựa, giẻ lau,

quần áo cũ hoặc đồ điện

Nhựa Giấy loại Quần áo cũ
 RÁC KHÔNG PHÂN HỦY SINH HỌC
Rác không phân hủy sinh học không bắt nguồn từ động
vật hoặc thực vật, do đó chúng khó phân hủy. Chúng
cũng không phải là rác tái chế hoặc rác tái sử dụng. Rác
không phân hủy sinh học là một thành phần khá nhỏ của
rác thải đô thị, vì vậy nó chỉ chiếm 25% tổng số chất thải
rắn.
Ví dụ: đất, cát, bụi, sành sứ, thủy tinh vỡ, củi, cành cây,
gạch vỡ, bóng đèn, mẩu thuốc lá,…

4. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN
Nếu không được xử lý đúng, chất thải rắn có thể ảnh
hưởng sâu rộng về môi trường và sức khỏe con người.
VỀ MÔI TRƯỜNG
Nếu rác không được chôn lấp đúng
theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô
nhiễm đến môi trường đất, nước
mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến
khả năng gây ô nhiễm cây trồng và
nước uống của chúng ta.

Hơn nữa, việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi
chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng
và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống.
VỀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Chất thải rắn có thể làm gia tăng sự lan
truyền các loại bệnh tật có nguồn gốc từ

ruồi, muỗi…
Ví dụ: bệnh hô hấp, dị ứng, tim
mạch, tiêu hóa, da, mắt, và
đặc biệt nguy hiểm đó là rác
thải cũng có thể gây ra các
bệnh ung thư và thần kinh.
TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA RÁC THẢI ĐỐI VỚI
NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
Môi trường
không khí
NGUỒN RÁC THẢI
- Rác sinh hoạt
- Rác sản xuất (công, nông nghiệp)
- Rác thương nghiệp
- Rác tái chế
Nước mặt
Nước ngầm
Môi trường đất
Người và động vật
5. LỢI ÍCH KINH TẾ
Một điều quan trọng là chất thải rắn cũng có
thể mang đến cho bạn lợi ích kinh tế. Lợi ích
của rác thải có thể mang lợi nhuận đến cho
bạn hoặc tiết kiệm được chi phí bằng cách
giảm lượng rác thải mà bạn phải mang đến
bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Điều đầu tiên bạn luôn nghĩ trong đầu là tầm quan trọng
của việc phân loại rác tại nguồn. Tất cả các phần nhỏ
của rác thải (rác phân hủy sinh học, rác không phân hủy
sinh học và rác tái chế) cần được xử lý theo cách khác

nhau.
VÍ DỤ:
Đối với việc kinh doanh tái chế rác thải, công việc này
cũng kiếm được tiền từ việc phân chia rác thải theo từng
loại cụ thể. Những người nhặt ve chai kiếm sống bằng
nghề thu gom loại rác tái chế này và bán lại cho các nơi thu
mua phế liệu.
Người nhặt ve chai thu gom chai nhựa để tái chế
Đối với rác phân hủy sinh học, có nhiều cách để tiết
kiệm chi phí hoặc làm ra lợi nhuận.
Thức ăn thừa có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
của bạn hoặc cho những người có chăn nuôi gia cầm, gia
súc.
Sản xuất phân vi sinh cũng là một giải pháp tốt đối với rác
phân hủy sinh học. Phân vi sinh có thể được dùng làm
cho đất thêm màu mỡ khi trồng cây và rau quả.

Phân vi sinh
Rác của tôi,
Trách nhiệm của tôi

×