Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Trẻ thích đi học, thích học để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.47 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
“Trẻ thích đi học, thích học để mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”
Người viết: Lai Qúi Phượng – GV – Chủ tịch Công Đoàn


I. NẾU VẤN ĐỀ:
Kĩ năng đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học
tập. Thông qua việc đọc hiểu văn bản học sinh tiếp thu được
tri thức. Hoạt động đọc ở lớp diễn ra thường xuyên giúp trẻ
rèn luyện kĩ năng đọc và ý thức tự học. Ngoài nguồn kiến thức
từ sách giáo khoa các em có thể đọc thêm tư liệu ở thư viện.
Đọc sách giúp trẻ phát triển tư duy và là cách tự học tốt nhất.
Thư viện nhà trường đã thành lập hệ thống mạng lưới hướng
dẫn cho học sinh lớp 1 tìm đọc những quyển sách có tranh ảnh
đẹp và nội dung phù hợp. Các em thích đến vườn đọc sách
của thư viện vừa vui chơi vừa được đọc những quyển sách
hay. Trẻ đọc tốt và ham thích đọc sách sẽ mở rộng vốn kiến
thức và kĩ năng sống cho bản thân. Đây là một yếu tố quan
trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của cấp Tiểu học “Trẻ thích đi
học, thích học để mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, góp
phần thực hiện thành công chủ đề “ Giáo dục Tiểu học là niềm
tin của gia đình và xã hội”.
II. THỰC TRẠNG:
Trẻ mới vào lớp 1 chưa biết đọc, trí nhớ và khả năng hiểu
biết còn hạn chế. Học sinh tiếp thu kiến thức thông qua kênh
hình ảnh, đặc biệt là những hình ảnh gần gũi với cuộc sống
hằng ngày của các em. Sách giáo khoa chủ yếu là kênh chữ,
hình ảnh chưa phong phú nên ít thu hút sự chú ý của trẻ.
Hoạt động rèn đọc chỉ tập trung ở tiết học Tiếng Việt với
phương pháp lặp lại mỗi ngày dễ gây nhàm chán. Những học


sinh đọc chậm thường không nhớ mặt chữ, chỉ căn cứ vào
hình trong sách Tiếng Việt đoán chữ, dần dần tạo thành cách
đọc “vẹt”. Những em đã biết đọc có thái độ chủ quan, ít tập
trung nhìn vào bài đọc.
Những học sinh giỏi có khả năng đọc tốt cần được cung
cấp thêm tài liệu như sách truyện thiếu nhi, báo Nhi Đồng
giúp phát triển kĩ năng đọc và khơi gợi được sự ham thích đọc
sách. Sách báo dành cho thiếu nhi rất đa dạng, màu sắc đẹp,
phù hợp với sở thích của trẻ và cung cấp thêm vốn kiến thức
nên giáo viên cần khai thác nội dung giáo dục từ nguồn tài
liệu này.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Nội dung:
Để giúp học sinh tích cực tham gia hoạt động đọc và hình
thành thói quen đọc sách giáo viên cần tập trung vào những
nội dung sau:
- Tổ chức nhiều hình thức rèn đọc phong phú thu hút
được sự tập trung chú ý của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh đọc to, phát âm đúng các âm-vần-
tiếng-từ-câu trong sách Tiếng Việt, biết sử dụng sách giáo
khoa làm nguồn cung cấp kiến thức trong giờ học trên lớp.
- Quan tâm đến sở thích đọc sách của học sinh nhằm giúp
các em hiểu được lợi ích to lớn của việc đọc, biết chọn lựa
những quyển sách phù hợp với các em.
- Phối hợp với mạng lưới thư viện tổ chức các hoạt động
củng cố và nâng cao kĩ năng đọc sách cho học sinh.
2. Các giải pháp:
a. Rèn kĩ năng đọc:
Giọng đọc mẫu của giáo viên cần rõ ràng chuẩn xác, thu
hút được học sinh chú ý lắng nghe. Dạy đọc thông qua nhiều

hình thức như: trò chơi, thi đua đọc tiếp sức, thi đua đọc cá
nhân…
Khi rèn đọc đồng thanh giáo viên nên đọc to cùng học sinh
để khuyến khích các em đọc theo.
Khi rèn đọc cá nhân giáo viên phát hiện và kịp thời điều
chỉnh những sai sót lúc học sinh đọc bài. Nhẹ nhàng chỉ ra lỗi
sai và hướng dẫn trẻ đọc lại cho đúng.
Đối với những học sinh phát âm giọng địa phương giáo
viên cần tôn trọng phương ngữ của các em và giải thích cho
các bé khác hiểu vì sao bạn phát âm như thế.
Khuyến khích trẻ đọc to, vừa đọc vừa dùng tay chỉ vào chữ
giúp học sinh nhớ cách viết chữ đó. Hình thức này lặp đi lặp
lại nhiều lần giúp trẻ vừa đọc tốt vừa viết đúng chính tả.
Có hình thức tuyên dương, khen thưởng cụ thể khi học sinh
đọc bài đúng và rõ. Đối với học sinh đọc chậm giáo viên cần
cho đọc 1 bài nhiều lần, khen ngợi sự tiến bộ của các em.
Trang trí lớp học bằng những mẫu chữ đẹp, dễ đọc. Cho
học sinh nhìn những câu khẩu hiệu đọc mỗi ngày như 5 Điều
Bác Hồ dạy, Nhiệm vụ của học sinh, 10 Điều nên làm, 10
Điều không nên làm.
b. Hình thành thói quen và sở thích đọc sách:
Lập kệ sách tại lớp. Mỗi học sinh đóng góp 1 quyển sách
do chính các em chọn. Giáo viên giới thiệu những loại sách
truyện thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi của các em, hướng dẫn
học sinh cách đọc và giữ gìn sách.
Thường xuyên tổ chức hoạt động đọc sách vào các tiết sinh
hoạt tập thể với hình thức:
+ Đôi bạn đọc sách: 2 học sinh ngồi cùng bàn, học sinh tự
chọn hoặc giáo viên chọn 2 bạn đọc chung 1 quyển sách. Sau
đó mỗi nhóm sẽ nói về quyển sách mà các em được đọc.

+ Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 câu chuyện trong
sách. Trẻ chưa đọc thông thạo nên giáo viên cần vừa đọc vừa
cho các em quan sát tranh trong sách để nắm nội dung. Đây là
bước đầu tập cho học sinh đọc diễn cảm và kể chuyện theo
sách. Giáo viên đọc chậm, sử dụng những giọng khác nhau
cho từng nhân vật giúp học sinh theo dõi diễn biến tình huống
trong sách. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi về nội dung và ý
nghĩa của câu chuyện.
Đánh giá cao sự nỗ lực của học sinh khi các em cố gắng
đánh vần những chữ trong sách hay chăm chú quan sát những
hình vẽ. Giáo viên nên dành thời gian ngồi đọc sách cùng học
sinh để các em thấy người lớn là tấm gương về ham đọc và
hướng trẻ đến những hành vi tốt bằng cách lấy chính mình
làm gương.
Khuyến khích học sinh đọc 1 quyển sách nhiều lần. thông
qua những lần đọc lặp lại đó trẻ sẽ nắm vững chủ đề và đọc
quyển sách đó một cách dễ dàng và tự tin.
Tặng báo Nhi Đồng cho những em chăm ngoan, có tiến bộ
trong học tập và những em học giỏi, ham thích đọc sách báo.
Giới thiệu thư viện, vườn đọc sách cho học sinh đến tham
quan, khuyến khích các em đến đọc sách vào giờ ra chơi.
Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng nội quy của thư viện và
tham gia các hoạt động ý nghĩa như: Hội thi Kể chuyện theo
sách, Góp sách để chia sẻ các bạn ở trường cùng đọc, Tặng
sách giáo khoa cho các bạn học sinh nghèo.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Kết quả:
Học sinh có các kĩ năng ban đầu về đọc thành tiếng và đọc
hiểu văn bản. Các em đọc tốt và thích học nên chủ động học
tập, tiếp thu bài học nhanh.

Giáo viên hiểu được nhu cầu tình cảm cũng như suy nghĩ
của học sinh qua cách các em nêu cảm nghĩ về những quyển
sách mà các em thích đọc giúp chọn lựa phương pháp phù hợp
để giáo dục nhân cách cho học sinh.
2. Mặt tích cực:
Hoạt động đọc sôi nổi tạo không khí vui tươi đoàn kết
trong lớp. Học sinh hào hứng tham gia giúp các em tự tin, tích
cực học tập.
Thông qua hoạt động đọc sách trong các tiết sinh hoạt tập
thể giáo viên giáo dục nhân cách cho học sinh từ những câu
chuyện về tấm gương đạo đức tốt, cung cấp kiến thức về thế
giới tự nhiên và môi trường xung quanh giúp hình thành
những tình cảm tốt đẹp nơi các em. Tiết học trở nên sinh
động, học mà chơi chơi mà học cuốn hút học sinh có niềm say
mê đọc, chủ động tiếp thu tri thức.
3. Mặt hạn chế:
Chưa khai thác hết nguồn tri thức từ sách do học sinh
không đọc trọn vẹn được nội dung trong sách. Các em chủ
yếu xem tranh và tưởng tượng ra nội dung.
Đa số học sinh lớp 1 chưa có ý thức giữ gìn bảo quản sách.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Đối với học sinh lớp 1 việc đọc sách không đến một cách
dễ dàng. Có nhiều em gặp khó khăn trong việc đọc nên các
em sợ đọc to và không có hứng thú với việc đọc sách. Giáo
viên cần quan tâm giúp đỡ các em và khuyến khích phụ huynh
đọc sách cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. Giọng đọc trìu mến
của cha mẹ, thầy cô sẽ truyền cảm hứng cho trẻ tiếp cận với
thói quen đọc sách.
Giáo viên thường xuyên đọc sách, báo Nhi Đồng cho học
sinh nghe giúp các em lĩnh hội được một số kiến thức, nâng

cao vốn từ vựng và hiểu được các từ. Từ đó hình thành nơi
các em mong muốn đọc sách độc lập, tự mình khám phá tri
thức. Học sinh phát triển được sở thích đọc sách sẽ khám phá
ra những câu chuyện hấp dẫn đặc biệt trong tưởng tượng và
thấy việc đọc sách mang lại niềm vui như thế nào. Từ đó các
em hào hứng tham gia các họat động rèn kĩ năng đọc tại lớp
và tự tìm thêm tài liệu đọc tại nhà.
VI. KẾT LUẬN:
Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc nhiều với
sách, tìm hiểu giúp đỡ trẻ trong việc đọc, lập một kệ sách
ngay tại lớp và khuyến khích học sinh đọc sách mỗi ngày.
Hoạt động đọc sách tại lớp cần được tổ chức thường xuyên
thành quy định để học sinh quen với việc đọc và có tâm thế
chuẩn bị tham gia tích cực. Học sinh có kĩ năng đọc tốt sẽ
sớm thích nghi với môi trường học tập, tự tin khi giao tiếp ở
trường, các em sẽ chủ động tìm hiểu những kiến thức mới
thông qua việc đọc thêm sách báo ở nhà. Đọc hiểu thành thạo
đóng góp phần quan trọng trong việc hình thành ý thức tự học,
giúp cho việc học trở thành niềm vui đối với học sinh.


×