Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn Sáng kiến kinh nghiệm NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.08 KB, 16 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A
Sáng kiến kinh nghiệm
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Thùy Linh
Vĩnh Mỹ A, ngày 29 tháng 9 năm 2014
Mẫu 1
Sáng kiến kinh nghiệm
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
I. Đặt vấn đề
Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì việc
giáo dục ý thức học sinh là một trong những yếu tố quan trọng và
không thể thiếu được.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải pháp
giáo dục được quan tâm nhất đối với từng giáo viên trong trường học,
trong ngành giáo dục nước nhà.
Trong các trường học hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học
sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, nhất là ở trong
nhà trường THCS nhằm hạn chế được những đối tượng HS yếu về
mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường. Nhằm đào tạo thế hệ cách mạng tương lai . Thế nhưng thực tế
trong các trường THCS hiện nay một bộ phận học sinh cá biệt dường
như trường nào cũng có và năm nào cũng có. Trong khi đó mục tiêu
giáo dục là “ tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ
và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam”. Từ đó vấn
đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển để
trở thành con người hữu ích cho xã hội, để các em trở thành con ngoan
trò giỏi mà trước tiên là phát triển về mặt nhân cách.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở bậc THCS bản
thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ


cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng
tạo mới có hiệu quả được. Trong thời gian qua tôi có tìm hiểu được
biện pháp giáo dục không chỉ dừng lại ở một vài lần tiếp xúc với học
sinh hoặc dừng lại ở một năm làm chủ nhiệm, mà tôi cho rằng việc
giáo dục học sinh cá biệt cần phải thường xuyên, liên tục. Cũng như
Bác Hồ đã nói “ Học , học nữa, học mãi” thì tôi nghĩ việc giáo dục
cũng như thế và tồn tại song song như thế. Giáo dục trực tiếp, gián
tiếp hoặc tự giáo dục tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà cần
có người thầy hoặc không có người thầy đó là giai đoạn các em đã
trưởng thành thì giai đoạn đó là tự hoc, tự giáo dục. Khi các em còn
ngồi trên ghế nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm này cần có sự
chuyển giao cho chủ nhiệm lớp sau về tình hình học sinh cá biệt của
lớp mình cả về đối tượng cũng như mức độ, hình thức cá biệt của các
em.
2
Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm
sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em
chưa có sự hiểu biết tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một
khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của
ông,bà,cha mẹ hoặc thầy,cô khi ở trong trang thái thiếu cân bằng ấy,
có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá
chiều chuộng, hoặc không được quan tâm đúng mức Từ sự khác biệt
trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một
bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ
nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về
mặt hình thức cũng như mức độ nên GVCN lớp cũng rất khó trong
việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp.
Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN
thường quan tâm đến những đối tượng học sinh cá biệt nổi trội mà ai
cũng nhìn thấy được, từ đó GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các

em do những nguyên nhân nào để có hướng giáo dục thích hợp. Có
những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó
phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương
pháp giáo dục thích hợp.
Không ít GVCN lớp cho rằng việc giáo dục HS cá biệt quả
là một việc vô cùng khó, nhưng nếu chúng ta dùng tình yêu thương và
tâm huyết kết hợp với kiến thức nghề nghiệp để giáo dục học sinh thì
không gì là khó cả.
Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo
dục trên các tạp chí, sách báo vận dụng vào quá trình công tác chủ
nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Trong
phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp,
mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào
về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất
chất lượng giáo dục hiện nay.
II. Nội dung và phương pháp.
1.Khái niệm về học sinh cá biệt :
Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy
cô giáo chỉ những học sinh nghịch ngợm : thường gây gỗ đánh nhau,
bỏ giờ, trốn học … , không chấp hành nội qui nhà trường, thêm vào đó
là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc
thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân
3
mình . Học sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu
niên, nó dễ bị lôi cuốn làm cho HS dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật
xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là
nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Tình hình HSCB ở trường THCS :
Qua theo dõi đã phát hiện những năm gần đây, hiện tượng
HSCB có phần gia tăng và ở nhiều cấp độ khác nhau như vô lễ với

thầy, cô giáo, đánh thầy giáo và khi ra xã hội có những trường hợp
trộm cắp, tiêm chích xa vào các tệ nạn xã hội…để cuối cùng trở thành
những “sản phẩm thừa” của xã hội.
Bản chất con người ở mỗi học sinh là lương thiện là trong sáng,
ngây thơ, hồn nhiên, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh
hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu
hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi này các em rất cần có sự hỗ trợ, tư
vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các
em rất cần đến chúng ta đến những người thầy giáo, cô giáo, muốn đạt
được hiệu quả giáo dục cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động
sáng tạo đồng thời có sự kiên trì,thật sự kiên trì và giáo dục học sinh
bằng “cái tâm” của nhà giáo nhất định chúng ta sẽ thành công.
Có rất nhiều yếu tố, hiện tượng làm nảy sinh những tư tưởng, tình
cảm không lành mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm
hạn chế đến năng lực học tập của các em làm cho các em trở thành
HSCB, những yếu tố, những hiện tượng đó không phải là hiện tượng
ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất
định. Có thể rút ra được một số nguyên nhân chủ quan và khách quan
cơ bản sau đây:
3.Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân về phía gia đình:
Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình. Phải nói
rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài
nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn
đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ
hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội.
Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách
cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê bết đã tạo cho các em một ấn
tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng HS trở nên lầm lì ít
nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có những

4
hành vi cử xử không tốt với mọi người Hình thành nên tính cách cá
biệt trong HS.
Ảnh hưởng do gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Từ
những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả,
không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà
trường, có gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không
có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp
việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo
lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ từ đó thua sút bạn bè và
phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học.
Ảnh hưởng do gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến
việc học của con cái . Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều
đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn
nhau, một số HS chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người
lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà
trốn học, bỏ học .
b. Nguyên nhân về phía nhà trường.
Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm
niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học
tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng
như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài
trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em,
bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật
sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt
tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy
cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp xúc phạm học sinh, đối xử thiếu
công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt,
cáu giận, sĩ nhục học sinh đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một
khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn

đến biểu hiện tiêu cực từ phía HS.
c. Nguyên nhân về phía môi trường xã hội.
Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ
thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế
- xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của
nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng
lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi da,
caraoke đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô
bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, đánh bạc là
5
chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp,
cướp giật.
d. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em.
Những HS cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng
lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức
của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong
tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản,
muốn phá phách, nhất là đối với HS nam. Xét ở một khía cạnh khác
thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn
hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà
các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định của trường,
của lớp.
Từ việc nghiên cứu các dạng HS cá biệt và những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ấy, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng
bước cảm hoá giáo dục các em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của
bản thân trong việc giáo dục HS cá biệt mà tôi muốn trao đổi cùng
đồng nghiệp qua đề tài này:
4. Biện pháp:
- Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết
sinh hoạt lớp, sinh họat Đội, 15 phút đầu giờ, các hoạt động ngoại

khoá để giáo dục hạnh kiểm học sinh. Tuy vậy đối với học sinh cá
biệt ngoài những biện pháp giáo dục chung, GVCN cũng cần có biện
pháp giáo dục đặc thù.
Việc giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt không đơn thuần là
nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định
được nguyên nhân chúng ta mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp.
- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp :
Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức
là những chuẩn mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh
kiểm của mình, giáo viên cần phải thông báo cho các em biết được
các mức độ xếp loại HK ( tốt, khá, trung bình, yếu ) theo Thông tư
58 . Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải,
để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải liệt vào danh
sách HSCB
Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho
các em thực hiện nội qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan .
6
Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu
đáo, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những
vi phạm nội qui lớp học , trường học .
- Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội:
Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã
xây dựng khu dân cư, thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn
thể cùng với nhà trường, qua đó giáo dục HS. Các đoàn thể, chính
quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa,
hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất
hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện
chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn .
- Dùng phương pháp kết bạn : Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh

hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ
phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao
. Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh,
cùng sở thích, uớc mơ sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần
lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các
mặc cảm là HS hư hỏng để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây
dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GVCN giao cho HSCB thực
hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn
thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc
cảm là HSCB để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia
đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những HS này bằng
cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình,
tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để
tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này là một cố gắng
trong đó vai trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của Hội
PHHS là rất cần thiết .
- Biện pháp giáo dục bằng tâm lý:
Quan hệ thầy trò vốn là mối quan hệ tách biệt từ ngàn xưa.
Trong nền giáo dục hiện tại, quan hệ đó đã được thay đổi, thầy trò
ngày nay có tình cảm thân mật gắn bó hơn, có như vậy thì chúng ta
mới thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục toàn diện được. Bởi có
quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọng của các
em chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp được.
Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả là một vần
đề không đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị một chút thì khó mà có thể
7
gần gũi với các em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng
nhiều lới xúc phạm đến các em đều có thể làm tổn thương đến mối
quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm nên các em

càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối
quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau
cha mẹ của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi
mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan
hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với GVCN mà không
một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có
tác dụng lớn đối với các em.
Ví dụ: Em Huỳnh Kim Nhí em học rất yếu là học sinh ở lại lớp
qua tìm hiểu tôi biết được gia đình em ấy rất khó khăn, em thường phụ
giúp gia đình kiếm thêm tiền mà không chú ý đến học tập, kết quả
thấp thường xuyên không thuộc bài thầy cô hay khiển trách làm em
không màn đến học tập. Để biết rỏ hoàn cảnh của em như thế tôi đã
dành thời gian để tiếp cận trao đổi tâm tình với em. Từ đó tôi đã động
viên em học tập không thể khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn. Mà
chúng ta phải có quyết tâm và nghị lực vươn lên phải cố gắng và hết
sức cố gắng mới có được thành công. Rồi tôi lại liên hệ thực tế một số
tấm gương học tốt có hoàn cảnh không hơn gì em. Mỗi người sinh ra
không phải ai cũng có hoàn cảnh tốt đẹp, bản thân em có điều kiện
không bằng bạn thì em cần phải cố gắng nhiều hơn bạn để rèn luyện ý
chí nghị lực của mình vươn lên từ trong gian khó. Đó là những lời tôi
đã động viên em, ngoài ra tôi còn tạo điều kiện thuận lợi trong học tập
cho em bằng cách khuyến khích tinh thần học tập, gọi em trả lời
những câu hỏi dễ, biểu dương sự tiến bộ của em trước lớp. từ đó trở đi
tôi có sự quan tâm hơn đối với em và thường xuyên động viên em học
tâp. Kết quả cho tôi thấy em có sự tiến bộ, có sự cố gắng trong học tập
và cuối năm em đã đạt được học sinh trung bình.
Như trường hợp em Hồ Trọng nhân, em được cha mẹ quan tâm
luôn tao điều kiện thuận lợi cho em trong học tập, nhưng do sự lôi kéo
của bạn bè em đã tham gia vào việc chơi game, nhiều lần bỏ tiết tuy

rằng có nhắc nhỡ trước lớp nhưng em vẫn không khắc phục. Rồi tôi
lại tiếp cận trao đổi, trò chuyện với em, phân tích cho em thấy nỗi
nhọc nhằn, vất vả và sự lo lắng của cha mẹ dành cho em trông đợi kết
quả, nổ lực học tập của em vậy mà chính em lại là người phá vỡ kỳ
vọng, sự trông đợi của cha mẹ vào em một cách không thương tiếc,
8
em có thể làm như vậy sao. Khi nghe tôi nói em như không nói nên
lời, trên nét mặt em có sự hối hận. Từ đó trở đi em không còn tham
gia vào trò chơi vô bổ đó nữa mà tập trung vào việc học tập.
- Biện pháp giáo dục bằng tập thể :
Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã
hội của các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc
nào là cần thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô
giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi
đề cập tới các đối tượng học sinh cá biệt, mặc dù biết việc làm của bạn
là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em đều trả lời một câu chung
nhất( không biết) đối với những em có quan hệ gần gũi với HS cá biệt,
cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của
các bạn Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm
của các em cá biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là
biết rõ nhất.
Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là
điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp
hoặc một đối tượng HS đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với
các em bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ
cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất.
Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôi hướng dẫn
các em gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo
cho những em cá biệt có niềm tin với mình. Phải nói rằng trong quan
hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ rõ cá tính không e ngại. Tôi thường xuyên

giữ mối quan hệ với các em này tìm hiểu những khó khăn khi phải
thuyết phục HS cá biệt để tháo gở khó khăn cho các em, thường xuyên
cung cấp biện pháp xử lý kịp thời những biến động của các đối tượng
và động viên các em, tạo cho các em có niềm tin thuyết phục, giúp đỡ
học sinh cá biệt tiến bộ.
- Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của
lớp, GVCN báo cáo kết quả rèn luyện của từng em và đó chính là biện
pháp không thể tách rời người giáo viên trong quá trình làm công tác
chủ nhiệm cũng như vừa rồi mấy tuần trước khi họp phụ huynh, việc
thực hiện đồng phục của lớp tôi chưa nghiêm túc, vẫn còn một số em
vi phạm mặc dù tôi cũng đã nhắc nhở nhiều lần mà các em vẫn chưa
thực hiện được một cách triệt để, em này khắc phục thì lại em khác vi
9
phạm. Đến khi trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi mới phối
họp với phụ huynh và tôi nói với phụ huynh rằng. Quý phụ huynh ai
cũng muốn con em mình học tốt, học giỏi thì trước tiên phải giáo dục
các em thực hiện tốt nội quy trường lớp, có làm tốt được điều đó thì
các em mới có thể học tốt được vì đó là việc làm đơn giản và dể thực
hiện nhất. nếu em nào không thực hiện được điều này thì chắc chắn
rằng không thể học tốt được. Khi tôi nói xong thì được tất cả phụ
huynh nhiệt tình ủng hộ và họ hứa quan tâm nhiều hơn
về con em họ. Quả nhiên tình hình lớp sau đó có sự thay đổi và triển
biến tốt hơn. Riêng những em vi phạm nhiều lần có thể mời phụ
huynh các đối tượng này ở lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của
phụ huynh.
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học
sinh cá biệt thì lại có phụ huynh cá biệt ; một là không quan tâm đến
việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những
sai phạm của con mình thường những phụ huynh này ít tham gia vào

các cuộc họp chung kể cả những lúc có giấy mời riêng cùng không
đến. Đối với đối tượng này GVCN cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm
gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia đình và nắm được tình
hình của các em ở nhà, thường những đối tượng này họ ngại nói
những điều sai của con em họ vì thế tôi tổng hợp những điểm tốt mà
các em có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các
em, sau đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em; tránh nêu hoàn
toàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc
nảy sinh sự tiêu cực, buông xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm
hiểu, trao đổi.
Có thể trao đổi bằng phiếu liên lạc. Ở lớp tôi quy định mỗi em
có một sổ liên lạc giữa phụ huynh HS và GVCN lớp. Để tránh trường
hợp các em giả mạo việc nhận xét vào sổ, đầu năm tôi yêu cầu phụ
huynh ghi đầy đủ thông tin và ký tên vào sổ, nộp cho GVCN, hằng
tuần có việc cần thiết liên hệ với phụ huynh, GVCN sẽ ghi vào sổ để
các em đem về trình với phụ huynh vào ngày thứ bảy và nộp lại cho
GVCN vào thứ hai. Cách làm này cũng có thể thường xuyên trao đổi
với phụ huynh và kịp thời giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm của
các em.
- Lập danh sách theo dõi quá trình tiến bộ của các em, nhằm đạt
hiệu quả giáo dục cao và sử dụng biện pháp cho phù hợp với mức độ
10
tiến bộ của học sinh đồng thời cũng cho GVCN năm sau dễ dàng nắm
bắt tình hình học sinh của lớp mình vừa tiếp nhận.
- Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn:
Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt
của các em là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tốt, có em
có những phản kháng đối với những hành động quá đáng của một vài
giáo viên. ví dụ như có GV dùng những lời quá nặng nề trong việc
nhận xét HS không thuộc bài cũ, không hiểu được bài hay có những

biểu hiện áp đặt, thiếu công bằng Để xác định chính xác cá biệt của
HS từ nguyên nhân này hay không, tôi thăm dò hỏi tất cả giáo viên
dạy bộ môn của lớp để có biện pháp giáo dục thích hợp và cũng từ đó
tôi có thể góp ý ngay với GV trong việc cần phải tôn trọng và công
bằng trong đối xử với HS .
Cũng có thể do tính cách cá biệt của các em, ở mỗi môn học em
có một biểu hiện cá biệt khác nhau, tôi tổng hợp các ý kiến để xác
định nguyên nhân cơ bản.
Từ việc trao đổi trên tôi tìm ra những ưu điểm của các em để
động viên đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết điểm của
các em để nhắc nhở khắc phục.
.
- Kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong và ngoài nhà
trường:
Kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên:
Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục hạnh kiểm HS. Tổ
chức này có ban chỉ huy liên chi đội, có đội sao đỏ thường xuyên theo
dõi các hoạt động của toàn trường và từng lớp học, có một tổng phụ
trách Đội chuyên trách tổ chức các hoạt động Đội và kịp thời xử lý
những vi phạm của HS, hơn thế nữa có phong trào thi đua làm đòn
bẩy nên thường các biện pháp luôn đạt hiệu quả giáo dục cao.
Một số GVCN lớp ngại trong việc khai báo những sai phạm của
HS lớp mình vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp, nhưng với
tôi việc kết hợp với tổ chức Đội là một biện pháp giáo dục có hiệu
quả rất cao trong công tác giáo dục hạnh kiểm HS.
Đối với đội cờ đỏ: tôi yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả
những em vi phạm - có như vậy thì tôi mới kịp thời có được thông tin
và xử lý dứt điểm những vi phạm đựơc.
Đối với các em ban chỉ huy liên chi đội - đội phát thanh măng
non: Tôi thường xuyên cung cấp những cá nhân điển hình của lớp đưa

11
vào các bản tin hằng ngày để tuyên dương khen ngợi, khích lệ tinh
thần các em.
Với tổng phụ trách Đội: tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt
chẽ. Tôi thường xuyên kết hợp các biện pháp giáo dục theo kiểu vừa
đấm vừa xoa: đối với những đối tượng học sinh cá biệt tôi sử dụng
biện pháp cứng rắn bên cạnh đó tôi nhờ tổng phụ trách đội động viên,
những em tôi dùng biện pháp mềm mỏng thuyết phục tôi lại nhờ
TPTĐ có biện pháp cứng rắn hơn, cũng có lúc kết hợp cả hai cùng
chung biện pháp, ở những lúc này thì chúng tôi kết hợp chặt chẽ hơn
về khâu theo dõi và các luồng thông tin về đối tượng học sinh cá biệt.
Đề nghị TPT Đội tham mưu với chính quyền nhà trường và công
an xã phối hợp tổ chức giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt.
- Đối với bộ phận chuyên môn:
Tôi đề nghị nhà trường thành lập lớp phụ đạo cho HS yếu,
GVCN có trách nhiệm vận động để các em tham gia hoc, thường
xuyên theo dõi, động viên. Bộ phận chuyên môn theo dõi và có đề
nghị xử lý những em không tham gia đầy đủ các buổi học cũng như vô
kỷ luật trong khi tham gia học.
* kết quả nghiên cứu
Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhiều năm qua trong công
tác chủ nhiệm tôi luôn vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và cũng
đã thu được kết quả rất khả quan :
- Đầu năm có 10 HS hạnh kiểm khá đến cuối năm chỉ còn 3 HS
hạnh kiểm khá, 7 em đạt hạnh kiểm tốt và có học lực trung bình.
- Các lớp được tôi chủ nhiệm các em đều tham gia tốt, tích cực
tham gia các hoạt động của trường của Đội
- Không có hiện tượng HS phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà
trường.
- Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt.

- Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ
huynh học sinh.
Qua quá trình thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm như
sau: Muốn giáo dục tốt các đối tượng HS cá biệt giáo viên chủ
nhiệm cần phải:
- Điều tra nắm rõ nguyên nhân của các hiện tượng cá biệt.
- Nắm rõ tâm lý của từng đối tượng để đề ra biện pháp thích
hợp.
12
- Khi tiến hành các biện pháp giáo dục cần tránh việc nêu tất cả
những khuyết điểm ra cùng một lúc hay nôn nóng muốn giải quyết
được tất cả những sai phạm của các em cùng một lúc mà nên phân
thời gian và chọn ra những sai phạm mang tính cấp bách hay cơ bản
thì giải quyết trước.
- Không yêu cầu quá cao , nên có sự thông cảm chia sẽ với các
em.
- Luôn tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hoá các em.
- GVCN cần biết kết hợp được nhiều tác nhân phối hợp giáo
dục.
- Lập bảng theo dõi tình hình HSCB của lớp.
III. Kết luận:
Giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khó khăn và phức tạp,
đòi hỏi người giáo viên luôn có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất
cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là cái chìa khoá cho các em
bước sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích cực về thực tế và
có ý thực rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ
nghĩa.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong quá
trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong phần trình bày chắc hẳn
không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn

đồng nghiệp và ban giám khảo. Xin chân thành cám ơn.
* Kiến nghị:
- Lãnh đạo các cấp chính quyền có hướng tích cực hơn về mặt
giáo dục học sinh cá biệt .
- Tăng cường tiết ngoại khóa về giáo dục đạo đức học sinh
- Nhà trường kết hợp với chính quyền để giáo dục học sinh cá
biệt
- Tổng phụ trách đội, Ban giám hiệu, phụ huynh kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm để cùng giáo dục các em .
- GVCN năm sau kết hợp với GVCN năm trước về tình hình
HSCB.
- GVBM cũng có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Vĩnh Mỹ A, ngày 13 tháng 01 năm 2015
Người viết
13


Nguyễn Thùy
Linh
Mẫu 2
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ,XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Hội đồng khoa học trường:
1.Kết quả chấm điểm: /100điểm
14
a)Về nội dung:
-Tính khoa học: /25điểm
-Tính mới: /20điểm
-Tính hiệu quả: /25điểm

-Tính ứng dụng thực tiển: /20điểm
b)Về hình thức: /10điểm
2.Căn cứ kết quả đánh giá,xét duyệt của Hội đồng khoa học
trường.: ,
Hiệu trưởng trường thống nhất công nhận
SKKN và xếp loại:
Vĩnh Mỹ A,
ngày tháng năm 2014

HIỆU TRƯỞNG
II.Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo:
1.Kết quả chấm điểm: /100điểm
a)về nội dung:
-Tính khoa học: /25điểm
-Tính mới: /20điểm
-Tính hiệu quả: /25điểm
-Tính ứng dụng thực tiển: /20điểm
b)Về hình thức: /10điểm
2.Căn cứ kết quả đánh giá,duyệt của Hội đồng khoa học ngành Giáo
dục và Đào tạo,Trưởng phòng GD-ĐT Hòa Bình thống nhất công
nhận SKKN và xếp loại:

Hòa Bình,ngày tháng năm 2014

TRƯỞNG PHÒNG
15
16

×