Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giải bài tập kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.61 KB, 5 trang )

Facebook: Vô Thượng Zu La
BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
(làm thêm)
1) Tổng tư bản của tư bản thương nghiệp và tư bản công nghiệp là 3200 đơn vị, với tỷ suất
lợi nhuận bình quân là 20% thì lợi nhuận mà tư bản công nghiệp thu được là 600 đơn vị.
Các nhà tư bản thương nghiệp cần mua và bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để nhà tư bản
thương nghiệp và nhà tư bản công nghiệp đều thu được lợi nhuận bình quân.
Giải:
Với tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20%, thì lợi nhuận mà tư bản công nghiệp thu được là
600 đơn vị => TBcn x 20% = 600 đơn vị
=> TBcn = = 3000 đơn vị
Ta có: TBcn + TBtn = 3200 đơn vị => TBtn = 3200 – TBcn = 3200 – 3000 = 200 đơn vị
Lợi nhuận mà TB thương nghiệp thu được là: Ptn = TBtn x = 200 x 20% = 40 đơn vị
TB thương nghiệp sẽ phải mua hàng hóa với giá: 3200 + 600 = 3800 đơn vị
TB thương nghiệp sẽ phải bán hàng hóa với giá: 3800 + 40 = 3840 đơn vị
2) Tổng tư bản thương nghiệp và tư bản công nghiệp là 300 triệu $. Trong đó giá trị thặng
dư được tạo ra là 60 triệu $, chi phí lưu thông thuần tý là 15 triệu $. Hãy xác định tỷ suất
lợi nhuận bình quân trong điều kiện đó là bao nhiêu?
Giải:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân: = x 100% = x 100% = 20%
(Chú ý: Ở đây chi phí lưu thông thuần túy không làm tăng giá trị hàng hóa nên không
tính vô tổng tư bản)
3) Trên 3 khoảng ruộng có diện tích bằng nhau là 100 ha. Người ta đầu tư cho mỗi một
khoảng ruộng là 10.000. Trên khoảng I, mỗi ha có sản lượng là 1 tấn; Trên khoảng II,
mỗi ha có sản lượng là 2 tấn; Trên khoảng III, mỗi ha có sản lượng là 3 tấn. Tỷ suất lợi
nhuận bình quân là 20%. Hãy xác định địa tô chênh lệch của mỗi khoảng ruộng đó. Địa
tô đó thuộc loại nào.
Giải:
Giá cả sản xuất/khoảng I /1 tấn = (K + ) : 1 = (10.000 + 10.000x20%) : 1 = 12.000/1 tấn
Giá cả sản xuất / khoảng II / 1 tấn=(K + ) : 2 = (10.000 + 10.000x20%) : 2 = 6.000/1 tấn
Giá cả sản xuất / khoảng III /1 tấn=(K + ) : 3 = (10.000 + 10.000x20%) : 3 = 4.000/1 tấn


Trang | 1
Facebook: Vô Thượng Zu La
Giá cả sản xuất chung : 12.000/1 tấn (GCSX chung lấy GCSX trên ruộng có sản lượng
thấp nhất)
Tổng GCSX / khoảng I = GCSX chung x 1 = 12.000 x 1 = 12.000
Tổng GCSX / khoảng II = GCSX chung x 2 = 12.000 x 2 = 24.000
Tổng GCSX / khoảng III = GCSX chung x 3 = 12.000 x 3 = 36.000
Địa tô chênh lệch giữa khoảng I và khoảng II : 24.000 – 12.000 = 12.000
Địa tô chênh lệch giữa khoảng I và khoảng III : 36.000 – 12.000 = 24.000
Địa tô chênh lệch giữa khoảng II và khoảng III : 36.000 – 24.000 = 12.000
Đây là địa tô chênh lệch thuộc loại I
4) Tư bản đầu tư trong công nghiệp là 8.000$, trong đó nông nghiệp là 1.000$. Cấu tạo hữu
cơ trong công nghiệp là 9/1, trong nông nghiệp là 6/1. m’ công nghiệp là 100%, m’ nông
nghiệp là 120%. Xác định địa tô tuyệt đối.
Giải:
Trong công nghiệp: 7.200$ C + 800$ V + 800$ m = 8.800$
Trong nông nghiệp: $ C + $ V + $ m = $
Địa tô tuyệt đối: 8.800$ - $ = $
5) Trong 10 giờ sản xuất được 20 sản phẩm có tổng giá trị là 100. Hỏi giá trị tổng sản phẩm
làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 1,5 lần.
b. Cường độ lao động tăng lên 2 lần.
Giải:
Giá trị 1 sản phẩm lúc đầu: = 5
a. Năng suất lao động tăng lên 1,5 lần:
• Giá trị tổng sản phẩm không đổi là 100
• Giá trị của một sản phẩm giảm 1,5 lần: = 3,33
b. Cường độ lao động tăng lên 2 lần:
• Giá trị tổng sản phẩm tăng 2 lần: 100 x 2 = 200
• Giá trị của một sản phẩm giảm không đổi là 5

6) Tổng giá trị hàng hóa trong lưu thông là 320 tỷ. Trong đó tổng giá cả hàng hóa bán chịu
là 40 tỷ, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 180 tỷ, tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 40
tỷ, số lần luân chuyển trung bình trong năm là của đơn vị tiền tệ là 50 vòng, số tiền trong
lưu thông là 50 tỷ. Hỏi Nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền giấy mới thay tiền
giấy cũ theo tỷ lệ bao nhiêu để xóa bỏ được lạm phát.
Giải:
Trang | 2
Facebook: Vô Thượng Zu La
Tổng số tiền cần thiết cho lưu thông
= 8,4 tỷ
Số lượng tiền thừa phải rút bớt trong lưu thông để xoá lạm phát là :
50 – 8,4 = 41,6 tỷ
Như vậy, Nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền giấy mới thay tiền giấy cũ theo tỷ
lệ: 8,4/50 = 21/125
7) Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn máy móc thiết bị là 100.000$. Chi phí
nguyên vật liệu là 600.000$. Hãy xác định chi phí tư bản khả biến, nếu biết rằng giá trị
sản phẩm là 2 triệu $ và trình độ bóc lột là 100%.
Giải:
Ta có: C + V + m = 2 triệu $
m’ = 100% Suy ra: V = m
Và: C = 100.000$ + 600.000$ = 700.000$
=> V + m = 2 triệu $ - 700.000$ = 1.300.000$
Vậy chi phí tư bản khả biến: V = 1.300.000$ : 2 = 650.000$
8) 10 công nhân sản xuất một tháng được 1250 sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là
25.000$. Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250$. Trình độ bóc lột 200%.
Xác định giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.
Giải:
Ta có: C = 25.000$
V = 250$ x 10 = 2.500$
m’ = 200%

Suy ra: m = 5.000$
Tổng giá trị của 1250 sản phẩm = C + V + m = 25.000$ + 2.500$ + 5.000$ = 32.500$
Giá trị của 1 sản phẩm = 32.500$ : 1250 = 26$
Kết cấu của 1 sản phẩm: 20C + 2V + 4m
9) Tư bản đầu tư là 90.000$, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 78.000$, số công nhân làm
thuê là 200 người. Xác định giá trị mới do mỗi công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị
thặng dư là 200%.
Giải:
Tư bản đầu tư: C+V=90.000$
Trong đó: C=78.000$ Suy ra V=12.000$
Tỷ suất GTTD: m’=200%
m’ = x 100% => m = = =24.000$
Giá trị mới do 200 người làm ra= V + m =12.000$ + 24.000$ = 36.000$
Trang | 3
Facebook: Vô Thượng Zu La
Giá trị mới do 1 công nhân làm ra= = 180$
10) Ngày làm việc 10 giờ, giá cả sức lao động 1 giờ là 1,5$. Sau đó nạn thất nghiệp tăng lên,
nhà tư bản giảm giá cả sức lao động xuống 2/10. Vậy công nhân buộc phải kéo dài ngày
lao động của mình ra bao nhiêu để có thể nhận được tiền lương như cũ.
Giải:
Lúc đầu, giá cả sức lao động ngày làm việc 10 giờ là 15$
Sau đó nạn thất nghiệp tăng lên, Nhà tư bản giảm giá cả sức lao động xuống 2/10, khi đó
giá cả sức lao động ngày 10 giờ còn là 12$ và giá cả sức lao động 1 giờ là 1,2$.
Để nhận được tiền lương như cũ ( còn làm thêm 3$) thì cần thêm 3 : 1,2 = 2,5 giờ
Vậy công nhân buộc phải kéo dài ngày lao động của mình thêm 2,5 giờ, tức là ngày làm
việc lúc này là 12,5 giờ để có thể nhận được tiền lương như cũ.
11) Trước kia sức lao động bán theo giá trị. Sau đó tiền lương danh nghĩa tăng lên 3 lần, giá
cả tư liệu sản xuất tăng lên 100%, giá trị sức lao động tăng lên 60%. Hãy tính tiền lương
thực tế thay đổi như thế nào?
Giải:

Tiền lương danh nghĩa tăng lên 3 lần và giá cả tăng lên 100% thì chỉ số tiền công thực tế
là: (300.100%) / 200 = 150%
Giá trị sức lao động tăng lên 60% nên tiền công thực tế giảm xuống chỉ còn:
(150 x 100%) /160 = 93,75% so vơi lúc chưa tăng lương
12) Để sản xuất hàng hóa, nhà tư bản ứng trước 70 triệu $, với cấu tạo hữu cơ tư bản là 9/1.
Hãy tính tỷ suất tích lũy, nếu biết mỗi năm có 3,5 triệu $ giá trị thặng dư và trình độ bóc
lột là 200%.
Giải:
Ta có: C + V = 70 triệu $ và C/V = 9/1
 V = 7 triệu $
Mặt khác: m’ = 200% => m = 2V = 2 x 7 = 14 triệu $
Vậy tỷ suất tích lũy = (3,5 / 14) x 100% = 25%
13) Tư bản ứng trước là 600.000$, trong đó bỏ vào nhà xưởng là 200.000$, nguyên, nhiên vật
liệu gấp 3 lần giá trị sức lao động. Hãy xác định tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản
bất biến, tư bản khả biến.
Giải:
Tư bản ứng trước: C1 + C2 + V = 600.000$
Tư bản cố định (nhà xưởng) là: C1 = 200.000$
Tư bản lưu động là: C2 + V = 600.000$ - C1 = 600.000$ - 200.000$ = 400.000$
Mà C2 = 3 x V Suy ra: V = 100.000$ và C2 = 300.000$
Tư bản bất biến: C = C1 + C2 = 200.000$ + 300.000$ = 500.000$
Tư bản khả biến: V = 100.000$
Trang | 4
Facebook: Vô Thượng Zu La
14) Một chiếc máy có giá trị là 500.000$, dự kiến sử dụng trong 10 năm. Nhưng qua 5 năm
hoạt động, giá trị của các máy mới tương tự giảm đi 35%. Hãy xác định tổn thất do hao
mòn vô hình của cỗ máy gây ra.
Giải:
Hao mòn hữu hình của cỗ máy trong 1 năm : = 50.000$
Giá trị của cỗ mấy sau 5 năm hoạt động : 500.000$ – (5 x 50.000$) = 250.000$

Sau 5 năm hoạt động giá trị cỗ máy mới cùng loại đã giảm 35% nên giá trị cỗ máy này
tiếp tục giảm 35% nữa và bằng : 35% x 250.000$ = 87.500$
Vậy sự tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy gây ra là : 87.500$
15) Một nhà tư bản ứng trước 2,5 triệu $, trong đó tư bản cố định là 1,8 triệu $, tư bản khả
biến là 100.000$. Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 10 năm. Nguyên vật liệu 3
tháng mua 1 lần, tư bản khả biến quay 1 năm 6 vòng. Hãy xác định tốc độ chu chuyển
trung bình của toàn bộ tư bản.
Giải:
Tư bản cố định trong 1 năm: C1 = 1,8 triệu $ / 10 = 0,18 triệu $
Tư bản khả biến trong 1 năm: V = 100.000$
Tư bản lưu động: C2 + V = 2,5 triệu $ - 1,8 triệu $ = 0,7 triệu $
Suy ra, nguyên vật liệu: C2 = 0,7 triệu $ - 100.000$ = 600.000$
Tổng tư bản lưu động trong 1 năm:
(4xC2) + (6xV) = (4 x 600.000$) + (6 x 100.000$) = 3 triệu $
Tổng tư bản chu chuyển trong 1 năm = 0,18 triệu $ + 3 triệu $ = 3,18 triệu $
Vậy tốc độ chu chuyển trung bình = TB ứng trước/Tổng TB chu chuyển
= 2,5 triệu $ / 3,18 triệu $ = 0,786 năm/vòng
Trang | 5

×