Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chỉ tiêu tài chính : Tỷ suất Lợi nhuận bình quân - Vốn đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.39 KB, 6 trang )

Chỉ tiêu tài chính : Tỷ suất Lợi nhuận bình quân -
Vốn đầu tư









Dự án có tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư càng cao thì có cơ hội được lựa
chọn dự án. Đây là phương pháp dựa trên sự so sánh giữa kết quả thu được do đầu
tư mang lại
Một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng mà khi đánh giá về hiệu qủa của một dự án
các nhà đầu tư rất quan tâm đó là “Tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư”. Chúng tôi
xin giới thiệu đến các bạn đôi điều về chỉ tiêu naỳ.
Bao gồm: Lợi nhuận sau thuế và tiền khấu hao với tổng số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra
trong suốt thời gian dự án đầu tư.

Các bước tiến hành để xác định chỉ tiêu :

Bước 1: Tìm lợi nhuận bình quân ( LNbq)
Tổng LN của dự án
LNbq = --------------------------------------
Số năm bỏ vốn đầu tư

Bước 2: Tìm vốn đầu tư bình quân ( VĐTbq)
Tổng VĐT của dự án
VĐTbq = ----------------------------------------
Số năm bỏ vốn đầu tư



Bước 3: Xác định chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
LNbq hàng năm
Tỉ suất LNbq vốn đầu tư = -------------------------- x 100%
VĐT bq hàng năm

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn DAĐT
Lựa chọn DAĐT có tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn nhất.

Ưu điểm: Tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư thể hiện được mục tiêu cơ bản của chủ
đầu tư là chọn DA mà mỗi đồng vốn bỏ ra để đem lại số lợi nhuận cao nhất.
Hạn chế: Phương pháp này không tính tới giá trị thời gian của tiền.

Khi áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án đầu tư ta còn phải chú ý một số điểm sau:

- Số lợi nhuận thuần bình quân hàng năm do đầu tư mang lại trong suốt thời gian đầu tư
phải được tính từ lúc bắt đầu bỏ vốn cho đến lúc kết thúc dự án.
- Những năm bỏ vốn đầu tư để thi công thì lợi nhuận sẽ được tinh bằng 0
- Số năm bỏ vốn ĐT được tính từ lúc bắt đầu bỏ vốn đêns lúc kết thúc xây dựng , được
nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng.
- Số tiền đầu tư vào dự án là toàn bộ số tiền đầu tư về TSCĐ và TSLĐ

Để chi tiết hơn về phương pháp này chúng ta cùng tìm hiểu qua một ví dụ cụ thể sau:

Doanh nghiệp X có 2 dự án đầu tư cho 1 công trình xây dựng cơ bản. Tổng số VĐT và
thời gian xây dựng công trình của 2 DA đều như nhau.
VĐT và các khoản thu của từng DA như sau:
Năm DA 1 DA 2
VĐT LN ròng và
KHTSCĐ

VĐT LN ròng và
KHTSCĐ
A. Thời gian xây dựng công trình
1 20
2 30
3 40
B. Thời gian hoạt động sản kinh doanh
1 16+20 10+18
2 18+20 12+18
3 20+20 14+18
4 22+20 16+18
Cộng 76+80 52+72
Lựa chọn DAĐT có hiệu quả.?


Chúng ta sẽ tiến hành đánh giá qua các bước như sau :

DA 1 DA 2
B1: LNBQ
16+18+20+22
LNBQ= ——————— = 10,86
7

10+12+14+16
LNBQ = —————— = 7,43
7
B2: VĐT tại thời gian thi công
N1= 40
N2= 40 + 30 = 70
N3= 70 + 20 = 90

N4= 90 - 0 = 90
N5= 90 – 20 = 70
N6= 90 – 40 = 50
N7= 90 – 60 = 30

N1= 20
N2= 30 + 20 = 50
N3= 50 + 40 = 90
N4= 90 – 0 = 90
N5= 90 – 18 = 72
N6= 90 – 36 = 54
N7= 90 – 54 = 36

×