Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần vận tải ngoại thương Vinafreight

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.68 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Ngoại Thương, em đã học
hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ những lần đi thực tế cũng như nhờ sự hướng dẫn tận
tình của các Thầy Cô Trường Cao Đẳng Kinh tế Đối Ngoại mà em mới có thể hoàn thành
tốt bài báo cáo này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Trước hết là toàn thể các anh, chị trong phòng hàng không của công ty, đặc biệt là
Chị Nguyễn Thị Minh Phương- Trưởng phòng hàng không đã luôn dẫn dắt và tạo điều
kiện cho em có cơ hội học hỏi và tiếp xúc các công việc thực tế và luôn nhiệt tình hướng
dẫn em hoàn thành tốt các công việc mà công ty giao trong suốt quá trình thực tập. Cám
ơn sự tận tình hướng dẫn của các anh, chị rất nhiều vì nó đã giúp cho em hiểu thêm về
các công việc của một nhân viên Xuất Nhập Khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận,
một lĩnh vực khá quan trọng trong ngành Xuất Nhập Khẩu.
Nhân dịp này, em cũng xin dược phép nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến tất cả các thầy cô Khoa Thương mại quốc tế đã đem hết lòng nhiệt huyết cũng như
những kiến thức của mình để truyền đạt cho chúng em. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn thầy NGUYỄN VĂN KIÊN đã hết sức nhiệt tình chỉ dẫn, đóng góp ý liến giúp em
khắc phục những sai sót và hướng dẫn em từng chi tiết một để hoàn thành bài báo cáo
này một cách tốt nhất.
Em cũng xin chân thành cám ơn các cô chú anh chị trong công ty Vinafreight đã
luôn tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp đầy đủ số liệu cho đề tài của em được hoàn thành
đúng thời gian và tiến độ đã đã dự kiến.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình thì bài báo cáo này khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn và
ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp giảng dạy. Chúc các anh, chị trong phòng
hàng không có thật nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt các công việc được giao và ngày
càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người.
Sinh viên
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có
những bước tiến vượt bậc, khối lượng hàng hóa giao dịch với các nước khác tăng lên
đáng kể. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng được
đẩy mạnh. Trước xu thế đó, vận tải quốc tế đang khẳng định rõ vai trò là tiền đề trong sự
ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Trong đó, không thể không đề cập đến các
công ty giao nhận, đóng vai trò mắt xích liên kết những nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các
công ty vận tải, gánh vác một phần công việc giúp cho người kinh doanh xuất nhập khẩu
có thể yên tâm hoạt động.
Là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng
đường hàng không, Vinafreight đã và đang từng bước củng cố và phát triển hoạt động
kinh doanh của mình để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng, cạnh
tranh để tồn tại đứng vững trong nền kinh tế thị trường và góp phần phục vụ cho hoạt
động kinh tế đối ngoại của đất nước.
Từ lúc thành lập cho đến nay, công ty cổ phần vận tải ngoại thương Vinafreight là
một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong đó hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không luôn
đóng vai trò quan trọng đối với công ty, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, nên em quyết
định chọn đề tài “ Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại
công ty cổ phần vận tải ngoại thương Vinafreight.
Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần Vận Tải Ngoại Thương Vinafreight
Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại
công ty cổ phần vận tải ngoại thương Vinafreight
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần vận tải ngoại thương
vinafreight
Do khoảng thời gian thực tập có hạn cũng như kiến thức còn hạn hẹp trong khi

thực tế chuyên ngành lại quá phong phú và đa dạng nên chắc chắn một điều rằng bài báo
cáo của em không tránh những thiếu sót. Và với kết cấu như trên, em mong rằng những
giải pháp mà mình đưa ra sẽ giúp ích một phần nào đó cho sự phát triển của công ty trong
tương lai. Em cũng rất mong nhận được sự góp ý cũng như sự phê bình từ phía các thầy
các cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AWB: Airway Bill – Vận đơn hàng không
MAWB: Master Airway Bill - Vận đơn chủ
HAWB: House Airway Bill – Vận đơn của người gửi hàng
MNF: Manifest: Bảng lược khai hàng hóa
INV: Invoice – Hóa đơn thương mại
P/L: Packing list – Bảng kê chi tiết hàng hóa
C/O: Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
CFS: Container Frieght Station – Nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng
hàng vào container.
Cont: Container
CY: Container Yard – Sân bãi chứa container
C.W: Chargeable Weight – Trọng lượng tính cước
G.W: Gross Weight – Trọng lượng cả bì
GATT: General agreement on Tariffs and trade – Hiệp định chung về thuế quan và
mậu dịch.
FRT: Freight – Cước phí
FIATA: Federation International des Association de Transitaries et Assimilaimes –
Hiệp hội giao nhận quốc tế.
IATA: International Air Transport Association – Hiệp hội vận tải hàng không quốc
tế.
FCL: Full Container Load – Hàng nguyên container
LCL: Less than a Container Load – Hàng lẻ
L/C: Letter or Credit –Thư tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần Vận Tải Ngoại
Thương Vinafreight
1.1. Thông tin khái quát:
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Vận Tải Ngoại Thương
Tên tiếng anh: The Foreign Trade Transport Joint Stock Corporation
Tên giao dịch: Vinafreight International Freight Forwarders (VNF)
Logo:
Thành viên các hiệp hội:
FIATA (Hiệp hội giao nhận quốc tế)
IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế)
VIFFAS (Hiệp hội giao nhận Việt Nam)
Trụ sở chính: A8 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 88446409
Fax: (+84) 88447813
E-mail:
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Vinafreight trước đây là đơn vị chuyên về vận tải hàng không thuộc công
ty Giao nhận kho vận ngoại thương TP HCM (VINATRANS), chuyên thực hiện các dịch
vụ về vận chuyển hàng không, dịch vụ hậu cần và đại lý tàu biển từ những năm đầu của
thập niên 90. Trước tình hình sôi động của nền kinh tế thị trường, công ty Vinafreight
được thành lập vào năm 1997. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công ty đã
nhanh chóng nổi lên như là một trong một số ít những doanh nghiệp thành công về dịch
vụ giao nhận, hậu cần và đại lý hàng hải.
Công ty không những đạt được sự tăng trưởng vững chắc hàng năm mà còn chiếm
được sự tín nhiệm của các đối tác và các cơ quan chức năng về độ tin cậy trong kinh
doanh và khả năng tài chính vững chắc.
Công ty được cổ phần hoá và chính thức hoạt động vào đầu năm 2002. Vinafreight

hiện điều hành các chi nhánh của mình tại Hà Nội, Hải Phòng, các văn phòng tại Huế, Đà
Nẵng, Qui Nhơn và Cần Thơ.
=> Vinafreight đã xây dựng một triết lý kinh doanh linh hoạt, tư duy kinh doanh
hướng đến khách hàng và đối tác, vì lợi ích chung của tất cả các bên.
− Từ năm 1997 đến năm 2000
Vinafreight là đơn vị chuyên về vận tải hàng không thuộc công ty Giao nhận kho
vận ngoại thương TP.HCM (Vinatrans), chuyên thực hiện các dịch vụ về vận chuyển hàng
không, dịch vụ hậu cần và đại lý tàu biển.
− Năm 2001
Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành quyết định số 0964/2001/QĐ/BTM phê duyệt
phương án cổ phần hóa chuyển xí nghiệp dịch vụ kho vận thành Công ty Cổ phần Vận
Tải Ngoại Thương, tên giao dịch là Vinafreight với số vốn điều lệ ban đầu 18 tỷ đồng
chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải nội địa quốc tế, kinh doanh kho bãi, cho thuê văn
phòng, xuất nhập khẩu…
Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của Công ty được tiến hành thông qua điều lệ, cơ
cấu tổ chức, cơ cấu quản lý công ty.
− Năm 2002
Công ty chính thức hoạt động theo tư cách pháp nhân được Sở kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp vào ngày 14/01/2002; đăng kí thay đổi lần 4 vào ngày 12/06/2008.
Công ty chính thức trở thành thành viên của VIFFAS, đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Công ty.
Từ thời điểm đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Công ty
không ngừng phát triển, mở rộng thêm chi nhánh, góp vốn liên doanh liên kết và các
công ty trong và ngoài ngành.
− Năm 2003
Thành lập văn phòng Công ty tại khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore.
Góp vốn thành lập Công ty vận tải Việt – Nhật (Konoike – Vina).
Thành lập chi nhánh công ty tại TP.Hà Nội. Trụ sở đặt tại số 2 Bích Câu, Đống Đa.
Hiện nay chi nhánh đã dời về Tầng 4, tòa nhà Vocarimex số 8 Cát Linh, Đống Đa, Hà
Nội.

Thành lập Phòng đại lý hãng tàu UASC tại số 12 Nguyễn Huệ, Quận 1 sau chuyển
về văn phòng số 5 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM
Văn phòng Công ty ở khu chế xuất Tân Thuận chính thức đi vào hoạt động.
Thành lập chi nhánh Công ty tại thành phố Hải Phòng. Trụ sở đặt tại số 115 Trần
Hưng Đạo, Quận Hải An, TP.Hải Phòng.
Văn phòng Công ty ở khu chế xuất Amata (Đồng Nai) chính thức đi vào hoạt
động.
− Năm 2004
Góp vốn thành lập Công ty TNHH Vector Quốc tế chuyên về dịch vụ Tổng đại lý
cho các hãng hàng không, lần lượt được chỉ định là Tổng đại lý hàng hóa của Malaysia
Airlines, China Southern Airlines, K-miles, Uzbekistan Airways, Egypt Air, Scandinavian
Air Services và nhiều hãng hàng không khác.
Thành lập các phòng Nhập Hàng Không, phòng Giao nhận Xuất Hàng không,
phòng Logistics trên cơ sở phòng Giao nhận Hàng không.
Góp vốn thành lập Công ty TNHH 3 thành viên vận tải ô tô V-Truck.
Góp vốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên VAX Global.
− Năm 2005
Góp vốn thành lập Công ty Liên doanh TNHH Kintetsu VietNam.
Góp vốn thành lập Công ty TNHH Viễn Đông (Far East) chuyên về dịch vụ giao
nhận, dịch vụ hàng không. Công ty Viễn Đông được chỉ định là Tổng đại lý hàng hóa của
hãng Hàng không Cargo Italia.
Bộ Giao thông vận tải cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho
Vinafreight.
− Năm 2006
Công ty triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa và quốc tế Vinaquick.
Góp vốn thành lập Công ty Liên doanh TNHH Jardine Shipping Services Vietnam.
Thành lập phòng phát chuyển nhanh Vinaquick.
− Năm 2007
Chính thức đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước.
Tăng vốn điều lệ từ 27 tỷ lên mức 56 tỷ đồng.

− Năm 2008
Công ty thực hiện trọn gói việc vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản
xuất cho 1 số khách hàng lớn từ nước ngoài về Việt Nam để sản xuất và tái xuất đi các
nước.
Công ty Vector chính thức đảm nhận khai thác chuyến bay feeder hàng hóa SGN-
BKK, tần suất 5 chuyến/tuần ; ngoài ra Công ty còn thực hiện thuê máy bay vận tải cỡ
lớn để vận chuyển 1 máy bay trực thăng đi nước ngoài sửa chữa, trở thành công ty GSA
đầu tiên của Việt Nam thực hiện các nghiệp vụ này.
− Năm 2009
Mở văn phòng tại Bình Dương để thực hiện các dịch vụ trọn gói cho các khách
hàng lớn thuộc các khu công nghiệp ở Bình Dương.
Công ty Vector được chỉ định làm đại lý cho hãng HongKong Air, khai thác máy
bay Freighter của hãng Transaero.
− Năm 2010
Ngày 22/11/2010 là ngày giao dịch chính thức của cổ phiếu VNF của CTCP Vận
tải Ngoại Thương trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
− Năm 2011
Tháng 10/2011, Hội đồng thành viên Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Hàng không
Toàn cần Vina Vinatrans (VAX Global) quyết định giải thể Công ty, là một trong sô các
Công ty liên kết của Vinafreight (chiếm 40% vốn góp).
Tháng 11/2011, Công ty góp vốn liên doanh vào Công ty TNHH United Arab
Shipping Agency (Việt Nam).
− Năm 2012
Công ty tăng vốn đầu tư vào Công ty TNHH Dịch vụ Hàng không Véc Tơ Quốc tế
nâng tỷ lệ vốn góp lên 88.2%.
Công ty góp vốn thành lập Công ty TNHH Hậu cần Toàn cầu SFS Việt Nam.
1.3. Chức năng và phạm vi hoạt động của công ty
1.3.1. Chức năng của công ty:
− Các dịch vụ về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu;
− Đại lý tàu biển, đại lý lưu cước, đại lý quản lý vỏ container cho các hãng

tàu; cung ứng tàu biển;
− Đại lý giao nhận cho các Hãng giao nhận vận tải nước ngoài;
− Kinh doanh các dịch vụ về kho gom hàng lẻ xuất nhập khẩu;
− Kinh doanh kho bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu;
− Kinh doanh vận tải công cộng;
− Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu;
− Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi;
− Dịch vụ các thủ tục hải quan và các dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: tái chế, bao bì, mua bảo hiểm, kiểm kiện;
− Các dịch vụ thương mại;
− Kinh doanh vận tải đa phương thức.
1.3.2. Phạm vi hoạt động của công ty:
1.3.2.1. Dịch vụ giao nhận hàng không
− Vận chuyển hàng không
− Vận chuyển kết hợp đường biển - hàng không
− Dịch vụ chia lẻ hàng nhập khẩu
− Môi giới bảo hiểm hàng hóa
− Dịch vụ giao hàng tận nơi
− Giám định hàng hóa
− Khai thuê hải quan
1.3.2.2. Dịch vụ giao nhận đường biển
− Dịch vụ hàng nguyên cont. và hàng lẻ toàn thế giới
− Dịch vụ môi giới bảo hiểm và thẩm định hàng hóa
− Dịch vụ hàng dự án và triển lãm
− Dịch vụ gom hàng và chia lẻ
− Đại lý cho người mua hàng
− Khai thuế hải quan
1.3.2.3. Dịch vụ đại lý tàu biển
− Dịch vụ quản lý, thuê tàu và môi giới hàng hải
− Dịch vụ kiểm hàng và dịch vụ tàu biển

− Dịch vụ đại lý hàng hải
1.3.2.4. Dịch vụ cho thuê kho bãi
− Hệ thống kho CFS: 3.000 mét vuông
− Kho lạnh: 1500 mét vuông sức chứa khoảng 1.800 tấn
− Hệ thống kho: kho ngoài trời (10.000 mét vuông), kho trong nhà (6.000 mét
vuông)
− Thiết bị bổ trợ:
+ Móc kéo: 6x20’ & 14x40’
+ Xe tải: 3x2,5 tấn & 1x0,5 tấn
+ Xe nâng: 1x7 tấn & 1x10 tấn
+ Đầu kéo: 20
1.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
− Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty theo
luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty. Đại hội đồng cổ đông có trách
nhiệm thảo luận thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn
hạn về phát triển của công ty, quyết định cơ cấu vốn, đầu ra bộ máy quản lí
và điều hành các hoạt động sản xuất của công ty.
− Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông mà
không được ủy quyền. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển,
xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy
chế quản lí công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các
mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.
− Ban kiểm soát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp ĐHĐCĐ giám sát, đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách khách quan nhằm
đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
− Ban Tổng Giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.

Tổng giám đốc thay mặt cho Hội Đồng Quản Trị tổ chức, điều hành mọi
hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và
trước các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của công ty. Các Phó
Tổng Giám đốc phụ trách công tác quản trị trực tiếp các phòng phòng ban
trong Công ty và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ và
công tác được giao. Phụ trách các phòng ban sẽ có các trưởng phó phòng và
các trưởng bộ phận.
− Phòng kế toán: Đây là bộ phận chuyên phụ trách các công việc sau: Tổng
hợp dự án tài chính, kế hoạch thu chi và kế hoạch dự trữ tài chính của công
ty, phối hợp các phòng ban thực hiện quản lí đúng mức các chế độ thu chi,
kiểm tra, quyết toán tài chính đúng thời gian quy định và phục vụ kinh
doanh có hiệu quả (mỗi phòng thường có một kế toán riêng để xử lí chứng
từ, theo dõi tình hình của phòng…). Thực hiện kế hoạch quyết toán kết quả
kinh doanh rõ ràng, chính xác theo định kì hoặc có yêu cầu đột xuất. Thực
hiện quyết toán hàng năm đầy đủ.
− Phòng nhân sự: Đây là bộ phận chuyên phụ trách về đào tạo, tuyển dụng

quản lý nhân sự.
− Các chi nhánh (Hà Nội, Hải Phòng): Đại diện cho công ty duy trì và thực
hiện các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ vận tải cho khách hàng
trên phạm vi của chi nhánh, tiếp nhạn thông tin tại các khu vực thị trường
để báo cáo về công ty.
− Kho 196 Tôn Thất Thuyết: Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác
lưu kho và tồn hàng hóa và tự tổ chức thực hiện quá trình xuất nhập, bảo
quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng qui định của công ty và
kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại hai địa điểm kho 196 Tôn Thất
Thuyết và 31 Bến Vân Đồn quận 4 Tp Hồ Chí Minh.
− Kho 18 Tân Thuận Đông: Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác
lưu kho, tồn trữ hàng hóa và tổ chức thực hiện quá trình xuất nhập, bảo
quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng qui định của công ty và

kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại hai địa điểm kho 18 Tân Thuận
Đông và kho số 1 Lí Hải, quận 7, tp Hồ Chí Minh.
− Phòng dịch vụ Logistics: Bao gồm 03 bộ phận (theo sơ đồ tổ chức), phòng
logistics là đơn vị kinh doanh chuyên về các dịch vụ nhập khẩu và hậu cần
như cung cấp các dịch vụ giao hàng tận nơi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu
hàng hóa cho khách hàng, làm thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu, kinh
doanh xe tải, đầu kéo, kho bãi…
− Phòng giao nhận đường hàng không: Thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Phối hợp với các
đại lý giao nhận quốc tế khai thác nghiệp vụ giao nhận quốc tế theo sự ủy
thác đại lí giao nhận quốc tế theo sự ủy thác của khách hàng, đăng kí các
tuyến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng máy bay đi các nơi trên thế
giới. phòng bao gồm các bộ phận trực thuộc sau:
• Bộ phận Sales – Marketing: Đây là bộ phận đảm nhận đầu vào trong hoạt
kinh doanh của phòng. Bộ phận này sẽ tìm kiếm, khai thác nguồn hàng cho
công ty.
• Bộ phận Operation (bộ phận hiện trường xuất/ nhập): Thực hiện công việc
Làm hàng ngoài sân bay và hoàn tất các thủ tục liên quan đến công tác giao
nhận hàng nhập khẩu.
• Bộ phận Documentation (bộ phận phát hành chứng tư): Phát hành bộ
chứng từ hàng xuất để giao cho khách hàng và hãng hàng không gửi kèm
theo hàng xuất để giao cho khách và hãng hàng không gửi kèm theo hàng.
(bộ phận dịch vụ khách hàng xuất/nhập): giám sát tuyến đường vận chuyển
của hàng, trả lời cho khách hàng những thông tin liên quan về lô hàng.
− Phòng phát triển kinh kinh doanh: bao gồm 01 bộ phận (theo sơ đồ tổ
chức). Nghiệp vụ chủ lực của phòng là bán cước và các dịch vụ hậu cần tại
sân bay Tân Sơn Nhất
− Phòng đường biển: Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng lẻ đường
biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới với các thị trường mạnh là Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản, Châu Á

− Dịch vụ hàng nguyên container với giá cạnh tranh và hỗ trợ chi phí lưu kho
− Dịch vụ hàng công trình và triển lãm tại Việt Nam và các khu vực như Lào,
Campuchia
1.5. Tình hình và kết quả hoạt động của công ty từ năm 2011-1013
Trong 3 năm gần đây, cụ thể là trong giai đoạn 2011-2013, tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Nguyên nhân có thể là do sự tác động của
tình hình chính trị trên thế giới không ổn định đã làm cho giá xăng, dầu, nhiên liệu thay
đổi và chính điều này đã tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận cũng như các hoạt
động của công ty.
1.5.1. Những kết quả đạt được của công ty
Giao nhận vận tải đường hàng không là một trong những hoạt động then chốt chủ
lực của Vinafreight. Có thể nói hoạt động giao nhận đường hàng không chiếm một phần
lớn doanh thu trong tổng doanh thu của công ty. Trong những năm gần đây Vinafreight đã
tạo được một thế đứng vững chắc trong dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung
chủ đi các cảng trên thế giới. Theo bảng 1.1 và bảng 1.2 dưới đây để thấy rõ tình hình
hoạt động của công ty trong giai đoạn nói trên cùng với sự thay đổi trong doanh thu và
lợi nhuận của công ty.
Bảng 1.1: Bảng báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2011-2013
ĐVT: 1000 VND
CHỈ TIÊU NĂM
2011 2012 2013
Tổng doanh thu 651,759,672 959.746.185.777 1 1.233.733.035.740
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
31.263.978.271 6.103.690.707 36.139.226.457
Lợi nhuận trước
thuế
35.195.688.184 9.826.308.673 40.988.991.652
Lợi nhuận ròng 29,071,530 6.348.316.711 35.671.526.957 4
(Nguồn: Phòng báo cáo tài chính của công ty)

Nhận xét:
Mặc dù có nhiều công ty giao nhận ra đời cùng với sự hiện đại của nó thì
Vinafreight cũng đã cố gắng nỗ lực để đạt mức doanh thu khá cao vào năm 2011 là hơn
651 tỉ đồng và đã tăng lên vào năm 2012 là 959 tỉ đồng, tăng 308 tỉ đồng, năm 2013 đã
tăng lên 1.233 tỉ, tăng 274 tỉ. Nguyên nhân cụ thể đã làm cho doanh thu năm 2012, 2013
tăng lên là do nhu cầu của thị trường toàn cầu về đại lý của hãng hàng không tăng lên
mạnh. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi chi tiết trong giai đoạn trên ta hãy theo dõi bảng 1.3,
1.4 và 1.5 để thấy rõ sự chênh lệch trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty
trong 3 năm 2011, 2012 và 2013.
Bảng 1.2. So sánh tình hình hoạt động 2 năm 2010 và 2011
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
2010 2011 Số tiền Tỉ lệ (%)
Tổng doanh thu 775,485,218 651,759,672 123,725,546 84%
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
60,785,268 31,263,978 29,521,290 52%
Lợi nhuận trước thuế 67,698,710 35,195,688 32,503,022 52%
Lợi nhuận ròng 50,353,188 29,071,530 21,281,658 58%
(Nguồn: Phòng báo cáo tài chính của công ty)
Nhận xét:
Năm 2011 tổng doanh thu đạt 651 tỷ đồng, giảm 16% so với năm 2010. Lợi nhuận
sau thuế của công ty đạt 29 tỷ, giảm 42% so với năm 2010, nguyên nhân chính là thị
trường toàn cầu về dịch vụ tổng đại lý cho các hãng Hàng không bị sụt giảm đáng kể. Rất
nhiều hãng hàng không bị lỗ phải cắt giảm sản lượng và tần suất bay gây ảnh hưởng trực
tiếp đến dịch vụ tổng đại lý hàng hóa hàng không của công ty. Năm 2011 doanh thu từ
dịch vụ tổng đại lý cho các hãng hàng không giảm so với năm 2010. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến lợi nhuận của công ty bị sụt giảm mạnh so với năm 2010.
Bảng 2.3. So sánh tình hình hoạt động 2 năm 2011 và 2012
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH
LỆCH

2011 2012 Tỉ lệ (%)
Tổng doanh thu 650.229.340.596 959.746.185.77 47,60%
7
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
31.263.978.271 6.103.690.707 -80,48%
Lợi nhuận trước thuế 35.195.688.184 9.826.308.673 -72,08%
Lợi nhuận ròng 29.638.846.941 6.348.316.711 -78,58%
(Nguồn: Phòng báo cáo tài chính của công ty)
Nhận xét:
Ban Tổng Giám đốc Công ty luôn ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, cố
gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị theo đúng định hướng và kế hoạch đã đề ra và đạt
được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu thuần của Công ty đạt 959,75 tỷ đồng, tăng
47,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy vậy, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 9,83 tỷ đồng giảm
72,08% so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế đạt 6,34 tỷ đồng giảm 78,85% so với năm
2011.
Bảng 2.3. So sánh tình hình hoạt động 2 năm 2011 và 2012
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH
LỆCH
2012 2013 Tỉ lệ (%)
Tổng doanh thu 959.746.185.77
7
1.233.733.035.740 28,55%
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
6.103.690.707 36.139.226.457 492,09%
Lợi nhuận trước thuế 9.826.308.673 40.988.991.652 317,14%
Lợi nhuận ròng 6.348.316.711 35.671.526.957 461,91%
(Nguồn: Phòng báo cáo tài chính của công ty)

Nhận xét:
Cuối năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều tăng mạnh so với năm 2012.
Tổng tài sản tăng trên 10% so với năm 2012, và điểm sáng trong hoạt động kinh doanh
của Công ty trong năm 2013 là các chỉ tiêu lợi nhuận đều tăng mạnh so với năm 2012, cụ
thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 492,09%, lợi nhuận trước thuế và sau
thuế tăng lần lượt là 317,14% và 461,91%. Nguyên nhân là trong năm Doanh thu thuần
tăng 28,55% trong khi chi phí vẫn tăng nhưng được kiểm soát tốt và không tăng tương
ứng với mức tăng của doanh thu. Đồng thời các Công ty liên doanh liên kết có vốn góp
của Công ty hoạt động khá hiệu quả và có tăng trưởng tốt đóng góp không nhỏ vào kết
quả kinh doanh của Công ty trong năm qua.
1.5.2. Cơ cấu dịch vụ
Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường hàng không tại công ty cổ phần vận tải ngoại thương v
2.1. Sơ đồ giao nhận
Khách hàng
Đại lí giao nhận
Kí hợp đồng dịch vụ
Nhân viên giao nhận
Đặt chỗ với hãng
hàng không
Nhận và kiểm tra bộ
chứng từ từ khách
hàng
Đăng kí tờ khai
Duyệt miễn
thuế theo qui
định
Tiếp nhận kiểm tra
bộ hồ sơ
Mở tờ khai hải quan

Cân hàng
Kiểm tra thực tế
hàng hóa
Thủ tục giao nhận
hàng tại sân bay
Thủ tục giao nhận
hàng tại sân bay
Soi an ninh
Tính thuế và ra
thông báo thuế
Lập HAWB và hoàn
tất hồ sơ
Đóng phí lao vụ
Trả tờ khai
Lập HAWB và hoàn
tất hồ sơ
Thanh toán các chi
phí
2.2. Các bước thực hiện
Dưới đây là các bước thực hiện qui trình giao nhận hàng xuất khẩu dựa trên các
chứng từ kèm theo cụ thể về lô hàng thực tế tại công ty.
2.2.1. Kí kết hợp đồng
Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động của Công
ty Cổ phần vận tải ngoại thương Vinafreight, hợp đồng thể hiện mối quan hệ làm ăn và
trách nhiệm pháp lý giữa Công ty Cổ phần Vận tải Ngoại thương Vinafreight với công ty
khách hàng mà Cổ phần Vận tải Ngoại thương Vinafreight làm dịch vụ.
Kết thúc báo giá giao nhận, nếu khách hàng đồng ý thì công ty sẽ tiến hành ký kết
hợp đồng với khách hàng. Hợp đồng dịch vụ được công ty soạn thảo bao gồm các điều
khoản cơ bản thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Bài báo cáo này sẽ đề cập đến hợp đồng dịch vụ giữa công ty Cổ phần Phụ liệu

may Nha Trang và Công ty Vinafreight, vì Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang là
một công ty lớn, hàng năm có rất nhiều chuyến hàng cần nhập về/xuất đi, do đó, họ đã ký
kết hợp đồng có thời hạn 1 năm với công ty Vinafreight để bên Vinafreight có thể làm
dịch vụ cho tất cả các lô hàng nhập/xuất của họ trong vòng 1 năm đó.
Trong phạm vi bài báo cáo này, em xin trình bày lại việc tổ chức thực hiện các thủ
tục và quy trình giao nhận lô hàng trên tại sân bay Tân Sơn Nhất.
2.2.2. Đặt chỗ với hãng hàng không
Đặt chỗ cho lô hàng là việc gửi điện cho các điểm phục vụ nhằm thông báo những
thông tin cần thiết về tình trạng của lô hàng để có thể phục vụ được tốt hơn vì lượng hàng
hóa được vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng, vì thế việc đặt chỗ trước
lại càng trở nên cần thiết. Lô hàng nếu không được đặt chỗ cho các chặng tiếp theo thì sẽ
gặp nhiều trở ngại đặc biệt các điểm chuyển tiếp, có thể sẽ không được chuyển tiếp trên
chặng sau. Nhân viên công ty sẽ kiểm tra lại các thông tin hàng hóa, giá cước của hãng
hàng không để đặt chỗ với với hãng hàng không, việc đặt chỗ có thể thực hiện bằng
cách:
+ Gửi mail đặt chỗ với hãng hàng không theo mẫu mà hãng hàng không đã
cấp.
+ Tiến hành đặt chỗ trên website của hãng hàng không
Sau khi đặt chỗ với hãng hàng không nhân viên công ty sẽ nhận được xác nhận đặt
chỗ của hãng hàng không (booking confirm), sau đó sẽ gửi booking này cho khách hàng
để khách hàng sắp xếp và đưa hàng ra sân bay trong thời gian thích hợp. Trên Booking
confirm thể hiện các thông tin sau: Số vận đơn, hãng hàng không vận chuyển, số kiện, số
cân, số kí, thanh toán, tên hàng, sân bay đi và sân bay đến, số chuyến bay, ngày bay… tên
địa chỉ người đặt chỗ để hãng hàng không tiện liên hệ. Đối với lô hàng này thì booking
confirm thể hiện các chi tiết như sau:
Số vận đơn: 235-4428 4800
Airlies: Turkish Airline
Tên hàng: Móc khóa kéo các loại
Khối lượng hàng hóa: 356
Số kiện: 14

Chuyến bay: TK 0069
Ngày/ giờ bay: 08.05.2014

Một số lưu ý khi gửi hàng: nhân viên công ty phải biết sơ lược về hàng hóa
để tránh những rủi ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu.
Hàng hóa mình xuất khẩu thuộc loại hàng nào? VD: Hàng bình thường: giày dép,
quần áo, thiết bị văn phòng phẩm…, hàng dễ hư hỏng: các thực phẩm tươi và đông lạnh
như hoa, quả, rau,…, hàng nguy hiểm: thuốc nổ công nghiệp, các hợp chất oxit hữu cơ,
các hóa chất…
Kích thước của lô hàng: Trọng lượng, thể tích của hàng hóa để chọn các hãng
hàng không, loại máy bay phù hợp vì mỗi loại máy bay đều có qui định riêng về thể tích
tối đa và trọng lượng tối đa. VD: Các hãng hàng không có máy bay lớn có thể chở những
kiện hàng cao 1m6 như: CX (Cathay Pacific), KE (Korean Airlines), TG (Thai Airway)…
Điều kiện bảo quản, bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa để đảm bảo cho hàng hóa
không bị tổn thất trong quá trình vận chuyển… VD: Đối với các thực phẩm tươi hàng
đông lạnh phải ghi rõ điểu kiện bảo quản.
Các giấy phép, giấy tờ cần thiết để hàng hóa có thể xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và
được phép thông quan tại nước nhập khẩu. VD: giấy phép xuất khẩu của Bộ công thương,
Bộ Y tế. Đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ phải có giấy chứng nhận đảm bảo
do bên thứ ba cấp, ngoài ra còn cần các yêu cầu khác tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu.
2.2.3. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ người gửi hàng
2.2.3.1. Nhận bộ chứng từ
Sau khi đã nhận được booking của công ty Vinafreight, khách hàng- công ty Cổ phần Phụ
liệu may Nha Trang chuẩn bị hàng hóa và lập bộ chứng từ cần thiết về hàng hóa để ủy
thác cho công ty Vinafreight. Công ty sẽ cấp cho khách hàng giấy chứng nhận đã nhận
hàng của công ty (FCR- fowarder’s certificate of receipt). Đây là sự thừa nhận chính thức
của công ty với khách hàng, FCR gồm những nội dung sau:
Tên và địa chỉ của người ủy thác
Tên và địa chỉ của người nhận hàng
Ký mã hiệu và số hiệu của hàng hóa

Số lượng kiện và cách đóng gói
Tên hàng
Trọng lượng cả bì
Thể tích
Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận
Khách hàng sẽ gửi hợp đồng, Packing list (P/L), Invoice (INV) đến công ty để
công ty biết được cụ thể các thông tin về hàng hóa để chuẩn bị cho việc nhận hàng và làm
các thủ hải quan để xuất khẩu. Đối chiếu với các chứng từ kèm theo ta có INV và P/L sẽ
thể hiện các chi tiết như sau:
Trên INV:
Số hóa đơn: 102.05-14/ISE
Ngày hóa đơn: May 02
nd
, 2014
Shipper: NHA TRANG GARMENT ACCESSORIES JOINT STOCK CO.
Mô tả hàng hóa: Dây khóa kéo các loại
Tổng số lượng: 48.65 (đơn vị: 1000 chiếc)
Đơn giá: mỗi loại 1 đơn giá khác nhau
Tổng cộng (tính theo USD): 2,959.61 USD
Trên P/L sẽ thể hiện thêm:
- N.W: 334.00 KG
- G.W: 356,20 KG
- Số kiện: 14
2.2.3.2. Kiểm tra bộ chứng từ
Dựa vào hợp đồng, P/L, INV khách hàng cung cấp, nhân viên công ty sẽ kiểm tra
được các thông tin khách hàng yêu cầu: Cnee, No. of pieces, G.W, Dest, (Destination),
Shipper, Dimentions (kích thước)…
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương
 Số và ngày hợp đồng.
 Tên và địa chỉ các bên mua bán.

 Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá).
 Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…).
 Phương thức thanh toán.
 Thời điểm và địa điểm giao hàng.
Kiểm tra hóa đơn thương mại
 Số và ngày của hợp đồng trên hóa đơn (nếu có).
 Số và ngày của hóa đơn.
 Tên và địa chỉ các bên mua bán.
 Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, trọng lượng đơn giá, tổng trị giá).
 Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…).
 Phương thức thanh toán (nếu có).
Kiểm tra Packing list
 Số và ngày của invoice trên Packing list.
 Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng).
 Đơn vị tính.
 Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì.
 Quy cách đóng gói, loại bao bì.

×