Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Một số kinh nghiệm và giải pháp dạy học phân ban và dạy học tự chọn của trường THPT Buôn ma Thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.23 KB, 30 trang )

“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………………………… 03
I.1. Lý do chọn đề tài 03
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………. 04
I.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………. . 05
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 05
I.5. Phương pháp nghiên cứu 05

PHẦN II: NỘI DUNG 06
II.1. Cơ sở lý luận … 06
II.1.1. Vì sao phải tổ chức dạy học phân hóa, đổi mới chương trình
sách giáo khoa theo hướng phân ban ở Trường THPT hiện nay? … 06
II.1.2. Khái quát về dạy học phân ban, dạy học tự chọn………………… 08
II.2. Thực trạng: … . 12
II.2.1- Những bất cập về thời điểm đăng ký ban học … 12
II.2.2- Bất cập qua số liệu đăng ký chọn ban trong các năm tuyển sinh
vào Trường … 13
II.2.3- Thống kê học sinh trúng tuyển theo tỉ lệ của từng ban………. … 15
II.2.4- Tương quan tỉ lệ học sinh theo học của từng ban và đăng ký học
các chủ đề tự chọn khi thi đỗ vào Trường THPT Buôn Ma Thuột……. ….15
II.2.5- Đánh giá kết quả học tập của học sinh không còn nhân hệ số 2
các môn Nâng cao của Ban………………………………………………. 17
II.3. Biện pháp, giải pháp và cách thức thực hiện:………………………. . 17
II.3.1. Giải pháp 1: Thay đổi thời điểm đăng ký ban học …. .17
II.3.2. Giải pháp 2: Thay đổi cách thức tư vấn việc chọn ban và môn học


tự chọn ……18
II.3.3. Giải pháp 3: Theo dõi, định hướng và tư vấn kịp thời việc đổi ban
và môn học tự chọn của học sinh sau một năm học. ……19
II.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, nhất là hoạt động
giáo dục hướng nghiệp, sớm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đây là
công việc quan trọng gắn liền với việc chọn ban học, môn học tự chọn, chủ
đề tự chọn ……20
II.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi nghiệp vụ, yêu nghề,
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
2
hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu ……23
II.3.6. Giải pháp 6: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn,
trang thiết bị thí nghiệm, gắn “học” với “hành” ……24
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu: … 24
II.4.1. Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT của Trường …. 24
II.4.2. Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ vào các Trường ĐH và điểm bình quân 3 môn
thi, vị thứ của Trường trong tốp 200 Trường THPT có điểm thi ĐH cao.………25
II.4.3. Nhận xét bước đầu…………………………………………………… 28


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT … 29
III.1. Kết luận … 29
III.2. Đề xuất … 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 30















“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Bắt đầu từ năm học 2006-2007, tất cả các trường Trung học phổ thông trên
cả nước bắt đầu thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Đây là
sự tiếp nối quá trình đổi mới Chương trình giáo dục đã đựợc thực hiện liên tiếp
một số năm qua ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở theo những định hướng cơ
bản được nêu trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội.
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông
nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu
cầu của giai đoạn mới, sản phẩn đào tạo – tức người lao động cần phải có trình độ,
năng lực quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, có khả

năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao
động; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc
sống Chương trình giáo dục, bắt đầu từ giáo dục phổ thông cần có những điều
chỉnh để đạt được mục đích đào tạo những người lao động như vậy [3].
Mặt khác, ở cấp Trung học phổ thông, khả năng, nhu cầu học tập của học
sinh rất đa dạng, điều kiện tổ chức dạy học của các trường cũng khác nhau, do đó
việc tổ chức dạy học phân ban ở các trường Trung học phổ thông là cần thiết nhằm
phát triển năng lực và đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp cho học sinh.
"Phân ban" được thực hiện trong quá trình dạy học ở cấp THPT. Khi thực
hiện phân ban, những học sinh có năng lực, sở thích, nhu cầu, điều kiện học tập
tương đối giống nhau được tổ chức thành nhóm học theo cùng một chương trình,
mỗi nhóm học sinh như vậy gọi là một Ban. Tuỳ theo số lượng học sinh mà mỗi
ban có thể chia thành một số lớp [3].
"Dạy học tự chọn" được thực hiện trong quá trình dạy học ở các cấp học.
Nếu Phân ban hướng đến các nhóm học sinh với khả năng, sở thích, nhu cầu, điều
kiện học tập tương đối giống nhau thì Dạy học tự chọn hướng đến từng cá nhân
học sinh. Dạy học tự chọn cho phép mỗi học sinh, ngoài việc học theo một chương
trình chung còn có thể học một chương trình với các môn học khác nhau, hoặc có
thể học các chủ đề khác nhau trong một môn học [1].
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam thống nhất một nhà,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương về dạy học phân ban, dạy học phân
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
4
hóa ở cấp THPT như: Nghị quyết 14 của Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá IV-1979) về cải cách giáo dục chỉ rõ : "Nội dung
giáo dục ở trường phổ thông trung học cũng mang tính chất toàn diện và kĩ thuật
tổng hợp, nhưng có chú ý đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân

sẽ thực hiện việc phân ban một cách hợp lí trên cơ sở giáo dục toàn diện". Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII lần thứ 4 (1993); Nghị
định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ; Nghị quyết 02-NQ/HNTW Khoá VIII
về giáo dục đào tạo của Bộ Chính trị (1998); Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc
hội về giáo dục; Luật Giáo dục cũng đã chỉ ra những chủ trương về dạy học phân
ban, dạy học phân hóa ở cấp THPT.
Từ các chủ trương trên và cũng nằm trong lộ trình chung đó, các Trường
THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và Trường THPT Buôn Ma Thuột nói
riêng cũng thực hiện chương trình, sách giáo khoa phân ban từ năm học 2006-
2007.
Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện dạy học phân ban, dạy học phân hóa, từ
những hứng thú, háo hức, đợi chờ, bỡ ngỡ ban đầu do sách mới, chương trình mới;
Việc tổ chức dạy học phân ban, dạy học phân hóa bộc lộ nhiều bất cập, tỉ lệ học
sinh giữa các ban không như định hướng ban đầu thậm chí có ban như Khoa học
xã hội và Nhân văn gần như “teo tốp” dần theo năm tháng
Xuất phát từ thực tế tổ chức dạy và học phân ban, phân hóa, với những kinh
nghiệm thực tế tại Trường THPT Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã giúp học sinh định
hướng đúng ban học, phát huy năng lực, sở thích, nguyện vọng khi chọn chủ đề tự
chọn, môn học tự chọn, quan trọng nhất là đạt kết quả cao sau 3 năm “đèn sách” ở
bậc trung học, đỗ vào trường Đại học đạt điểm cao theo đúng khối thi, đúng ngành,
chuyên ngành mình yêu thích. Vì những lý do đó, chúng tôi xin được phép mạnh
dạn trao đổi với đồng nghiệp về “Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý
thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma
Thuột”. Rất mong sự góp ý, chia sẻ của đồng nghiệp trong và ngoài trường, xin
trân trọng cảm ơn!
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Từ những khó khăn, thực trạng việc tổ chức dạy học phân ban hiện nay,
chúng tôi nêu ra được một số kinh nghiệm, các biện pháp, giải pháp tổ chức dạy
học phân ban, dạy học phân hóa bằng các chủ đề tự chọn, môn học tự chọn, phân
luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT…

“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
5
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổ chức dạy học phân ban, dạy học phân hóa bằng chủ đề tự
chọn, môn học tự chọn
Thời điểm hướng dẫn, cách thức tư vấn việc chọn ban, chọn môn học tự
chọn kết hợp định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đã nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng cho học sinh ở trường THPT Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các nguồn
tài liệu có liên quan đến đề tài
- Điều tra hiệu quả của biện pháp qua kết quả các kỳ thi: Tốt nghiệp THPT,
tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của học sinh Trường THPT Buôn Ma Thuột.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, quan sa
́
t.
- Phân tích, thống kê kết quả bằng thống kê toán học.















“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
6
PHẦN II: NỘI DUNG

II.1. Cơ sở lý luận
II.1.1. Vì sao phải tổ chức dạy học phân hóa, đổi mới chương trình sách giáo
khoa theo hướng phân ban ở Trường THPT hiện nay?
II.1.1.1. Vì sao phải tổ chức dạy học phân hóa ở cấp THPT?
- THPT là bậc học cuối cùng trong chương trình phổ thông, sau năm học lớp
12, các em có nhiều “ngả rẽ”: hoặc là có thể tiếp tục học lên bậc Đại học với nhiều
ngành, chuyên ngành đòi hỏi năng lực, năng khiếu khác nhau, hoặc học Trung cấp
chuyên nghiệp hoặc đi vào lao động sản xuất, kinh doanh…Quá trình dạy học
trong nhà trường hướng tới các đối tượng học sinh rất đa dạng, với những khác biệt
về năng lực, sở thích, nguyện vọng và các điều kiện học tập. Dạy học theo một
chương trình giống nhau với cách thức tổ chức dạy học giống nhau cho tất cả mọi
đối tượng học sinh là không phù hợp với yêu cầu phát triển từng người học, nhất là
bậc THPT.
Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học, đòi hỏi phải tiến hành các hoạt
động dạy học dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các
điều kiện học tập nhằm phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công
bằng trong giáo dục. Dạy học phân hoá ở cấp vĩ mô được thể hiện thông qua cách

tổ chức các loại trường, lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau; xây
dựng các chương trình giáo dục khác nhau. Dạy học phân hoá ở cấp vi mô được
thể hiện thông qua việc tìm hiểu và thực hiện các phương pháp, kĩ thuật dạy học
khác nhau sao cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh thu được các kết quả học
tập tốt nhất [3].
Ở nước ta cần phải thực hiện dạy học phân hoá vì những lí do chủ yếu sau:
Dạy học phân hoá góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động
xã hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong công việc trên cơ sở đã
được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường. Đây thực chất là đáp ứng yêu cầu
phân luồng lao động của xã hội mà nhà trường phải thực hiện [3].
Dạy học phân hoá phù hợp với quy luật phát triển nhận thức và hình thành
các đặc điểm tâm lí của học sinh. Ngay từ những lớp cuối của cấp Trung học cơ sở,
học sinh đã bộc lộ rõ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực
kiến thức, kĩ năng nhất định.[1]
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
7
Dạy học phân hoá ở trung học phổ thông là cần thiết và phù hợp với xu thế
chung của thế giới. Hiện nay hầu như không còn nước nào dạy học theo một
chương trình và kế hoạch duy nhất cho mọi học sinh THPT.[7]
II.1.1.2. Vì sao đổi mới chương trình sách giáo khoa theo hướng phân ban?
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương thực hiện đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục Trung học phổ thông nói riêng
vì những lí do sau :
- Đất nước ta đang từng bước hội nhập quốc tế, mục tiêu đến năm 2020 sẽ từ
một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu
của giai đoạn mới, người lao động cần phải có năng lực quản lí, trình độ chuyên
môn, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, có khả năng giao

tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị trường
lao động, tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có khả năng
thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống…
- Sự phát triển mau chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi chương trình,
sách giáo khoa phải luôn được xem xét, điều chỉnh. Học vấn mà nhà trường phổ
thông trang bị cho học sinh không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn. Vì
vậy trong dạy học phải coi trọng dạy phương pháp học, dạy cách tự xây dựng kiến
thức cho người học.
- Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối
cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa
dạng, phong phú về nhiều mặt của cuộc sống. Trong học tập, học sinh không thoả
mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã
có sẵn được đưa ra. Học sinh ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu, đó là: sự lĩnh
hội độc lập các tri thức. Chương trình và sách giáo khoa cần được đổi mới để góp
phần đáp ứng yêu cầu đó của người học [2].
Chương trình và cách thực hiện chương trình như trên đã làm thay đổi
quan niệm về cách sử dụng sách giáo khoa. Sách giáo khoa trở thành tài liệu định
hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và
thực hành theo năng lực của người học. Các thông tin trong sách giáo khoa qua
kênh hình và kênh chữ thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư
duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề. Bởi
vậy cần phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở tất cả các cấp bậc học phổ
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
8
thông ở nước ta, trong đó có THPT, để có thể phù hợp với xu thế chung của thế
giới.
II.1.2. Khái quát về dạy học phân ban, dạy học tự chọn

II.1.2.1. Dạy học phân ban
Hình thức này ra đời từ khoảng thế kỉ XVIII ở nhiều nước châu Âu. Hình
thức phân ban ngày càng được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi ở các nước
châu Âu và các nước thuộc địa chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp.
"Phân ban" được thực hiện trong quá trình dạy học ở cấp THPT. Khi tổ chức
dạy học phân ban, những học sinh có năng lực, năng khiếu, sở thích, nhu cầu, định
hướng nghề nghiệp giống nhau được tổ chức thành nhóm học theo cùng một
chương trình, mỗi nhóm học sinh như vậy gọi là một Ban. Chẳng hạn, những học
sinh có khả năng, nhu cầu, sở thích về lĩnh vực Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học
có thể học ở Ban Khoa học tự nhiên; những học sinh có khả năng, nhu cầu, sở
thích về: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Ngoại ngữ có thể tham gia học Ban Khoa học
xã hội và Nhân văn [3].
Đặc điểm của hình thức này là mỗi trường tổ chức dạy học theo một số ban
đã được quy định, học sinh được phân chia vào học các ban tuỳ theo năng lực,
hứng thú và nhu cầu của các em. Chương trình học tập của mỗi ban gồm các môn
học nhất định khác nhau giữa các ban.
Hình thức phân ban có ưu điểm là thuận lợi về mặt quản lí dạy học. Tuy
nhiên nó có nhược điểm là khó đáp ứng được sự phân ban đa dạng của học sinh.
Do vậy hiện nay chỉ còn một số ít nước thực hiện hình thức này ví dụ: Ghinê,
Angiêri, Mali, Campuchia…
II.1.2.2. Dạy học tự chọn
Hình thức phân hoá bằng dạy học tự chọn ra đời vào khoảng thế kỉ XIX, dạy
học tự chọn ngày càng được phát triển, đặc biệt ở Mỹ.
"Dạy học tự chọn" được thực hiện trong quá trình dạy học ở các cấp học,
Dạy học tự chọn thường hướng đến từng cá nhân học sinh. Dạy học tự chọn cho
phép mỗi học sinh, ngoài việc học theo một chương trình chung còn có thể học
một chương trình với các môn học khác nhau, hoặc có thể học các chủ đề khác
nhau trong một môn học.
Đặc điểm của hình thức này là mọi học sinh phải học một số môn học cốt lõi
hay còn gọi là môn học bắt buộc. Ngoài các môn học bắt buộc này học sinh có thể

“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
9
chọn học một số môn học khác theo năng lực, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân,
định hướng nghề nghiệp trong tương lai [8].
Ưu điểm nổi bật của dạy học tự chọn là đáp ứng được yêu cầu phân hoá cao
của học sinh. Tuy nhiên nó đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và năng lực
quản lí cao. Hình thức dạy học tự chọn là xu hướng mà hiện nay nhiều nước trên
thế giới hướng tới.
II.1.2.3. Phân ban kết hợp với dạy học tự chọn
Đặc điểm của hình thức này là học sinh vừa được phân chia theo học các
ban khác nhau, đồng thời học sinh được chọn một số môn học, chủ đề tự chọn
ngoài phần nội dung học tập bắt buộc chung cho mỗi ban. Hình thức này kết hợp
được ưu điểm của cả hai hình thức phân ban và dạy học tự chọn, nó được nhiều
nước trên thế giới áp dụng, ví dụ Pháp, Nga, Singapo, Tây Ban Nha… Đây cũng
chính là hình thức dạy học phân hoá mà Bộ Giáo dục- Đào tạo nước ta đang triển
khai thực hiện ở các trường THPT hiện nay [1], [3].

II.1.3. Sơ lược lịch sử tổ chức dạy học phân ban ở nước ta
Theo nhiều tài liệu của các chuyên gia giáo dục, phân ban là một mô hình tổ
chức dạy học có tính lịch sử của nước ta. Đó là mô hình được áp dụng từ thời Pháp
thuộc và vẫn được duy trì ở miền Nam cho đến năm 1975. Ở miền Bắc, cuộc cải
cách giáo dục lần 1 năm 1950 đã xác lập hệ thống giáo dục phổ thông gồm 9 năm
thay thế hệ thống cũ; năm 1956 lại cải cách một lần nữa để hợp nhất hai hệ thống
giáo dục ở vùng tạm chiếm và vùng tự do thành một hệ thống gồm 10 năm. Sau
năm 1975, miền Nam vẫn duy trì hệ thống giáo dục hệ 12 năm nhưng bỏ phân ban.
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chủ trương phân ban lần đầu tiên
được đề cập vào năm 1979. Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị BCH T.Ư khóa IV ban

hành năm 1979 về cải cách giáo dục nêu “… sẽ thực hiện phân ban một cách hợp
lý trên cơ sở giáo dục toàn diện”.
Sơ lược lịch sử thí điểm chương trình phân ban sau ngày giải phóng ở
nước ta:
Lần 1: Tiến hành thí điểm chỉ với một khóa học sinh duy nhất (1989-1992)
tại hai trường là THPT Hoàn Kiếm và THPT Lê Hồng Phong. Mô hình hẹp gồm 5
ban và phân ban sớm từ lớp 10.
Lần 2: Thí điểm 5 khóa liên tục, tuyển sinh từ năm học 1993-1994 đến năm
học 1997-1998, mô hình rộng gồm 3 ban và phân ban sớm từ lớp 10. Bắt đầu thí
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
10
điểm tại 14 trường THPT thuộc 7 tỉnh/thành, về sau mở rộng 214 trường THPT tại
53 tỉnh/thành. Dự kiến năm học 2000-2001 sẽ triển khai đại trà. Nhưng năm 1998,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngừng tuyển sinh thí điểm phân ban, Bộ GD-ĐT
thành lập ban nghiên cứu để khẩn trương xây dựng lại chương trình phân ban
THPT.
Lần 3: Thí điểm từ năm học 2003-2004, tại 50 trường THPT của 11
tỉnh/thành, mô hình rộng gồm 2 ban: KHTN và KHXH-NV, phân ban sớm từ lớp
10. Dự kiến thí điểm một năm rồi triển khai đại trà luôn từ năm học 2004-2005.
Trên thực tế, hai năm sau, từ năm học 2006-2007 Bộ GD-ĐT mới triển khai được
đại trà sau khi đã nhiều lần điều chỉnh phương án phân ban. Lần điều chỉnh cuối
cùng là thêm Ban Cơ bản.

II.1.4. Môn học, Ban học, các loại chương trình, các loại chủ đề tự chọn trong
dạy học phân ban cấp THPT từ năm học 2006-2007:
II.1.4.1- Môn học và các hoạt động giáo dục
Cấp THPT có 13 môn học, đó là các môn : Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học,

Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục công
dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Có 4 hoạt động giáo dục: Hoạt động giáo dục tập thể; Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Hoạt động giáo dục nghề phổ
thông.
II.1.4.2- Ban học:
Theo Bộ Giáo dục- Đào tạo, mô hình phân ban cấp THPT hiện nay là mô
hình rộng, gồm 3 ban :
- Ban Khoa học tự nhiên:
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng
học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực Toán và khoa
học tự nhiên.
Học sinh ban KHTN học theo chương trình Nâng cao của 4 môn : Toán, Vật
lí, Hoá học, Sinh học và chương trình Chuẩn của các môn còn lại. Thời lượng dạy
học tự chọn dành để học các chủ đề tự chọn bám sát thuộc một số môn học.
Ban này rất phù hợp cho những học sinh định hướng thi Đại học khối A
(Toán, Lý, Hóa), Khối B (Toán, Hóa, Sinh học).
- Ban Khoa học xã hội và Nhân văn:
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
11
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng
học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực KHXH-NV.
Học sinh ban KHXH-NV học theo chương trình Nâng cao của 4 môn: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ và chương trình Chuẩn của các môn còn lại. Thời
lượng dạy học tự chọn dành để học một số chủ đề tự chọn bám sát thuộc một số
môn học.
- Ban Cơ bản:

Thực hiện phân hoá linh hoạt bằng dạy học tự chọn ở các mức độ nâng cao
khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của các bộ phận học sinh học lên đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, đi vào lao động sản xuất.
Học sinh học ban Cơ bản sử dụng thời lượng dạy học tự chọn (4 tiết/tuần) để
học theo chương trình và sách giáo khoa nâng cao của một số môn có nội dung
Nâng cao (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ)
và học chủ đề tự chọn thuộc một số môn học. Học sinh có thể chọn học từ 1 đến 3
môn như vậy, đồng thời các em có thể sử dụng thời lượng dạy học tự chọn này để
học một số chủ đề tự chọn. Những môn còn lại học sinh sẽ học SGK biên soạn
theo chương trình Chuẩn.
Tuỳ theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của
nhà trường, Lãnh đạo trường THPT sẽ trình phương án phân ban cho Giám đốc Sở
GD-ĐT quyết định tổ chức dạy học mấy ban và là những ban nào.

II.1.4.3- Chương trình:
Luật Giáo dục 2005, tại Điều 29 quy định: "Chương trình giáo dục phổ
thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông ; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng,
phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học
ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông". [3]
Trong Chương trình giáo dục phổ thông của nước ta, chuẩn kiến thức, kĩ
năng và yêu cầu về thái độ là những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và yêu
cầu về thái độ mà mỗi học sinh đều cần phải và có thể đạt được. Nói cách khác,
chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ là cơ sở học vấn phổ thông của giáo
dục nước ta.[2]
Một chương trình với những quy định cụ thể về nội dung giáo dục nhằm đạt
được các chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ như vậy được gọi là
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”



Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
12
"Chương trình Chuẩn". Chương trình Chuẩn có thể được hiểu là chương trình
nhằm đảm bảo giáo dục mang tính phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp
cho tất cả học sinh trong cả nước.
Ở cấp THPT, ngoài chương trình Chuẩn, để thực hiện dạy học phân hoá,
một số môn học còn có nội dung nâng cao: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. Chương trình của các môn học với nội dung nâng
cao này gọi là "Chương trình Nâng cao".
II.1.4.4- Các loại Chủ đề tự chọn
Theo Bộ Giáo dục- Đào tạo ở Trường THPT có hai loại chủ đề tự chọn:
- Chủ đề tự chọn bám sát: Chủ đề tự chọn bám sát theo chương trình
Nâng cao dành cho những môn học nâng cao và Chủ đề tự chọn bám sát theo
chương trình Chuẩn dành cho những môn học theo chương trình Chuẩn. Các chủ
đề này nhằm củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kĩ năng của các môn học,
không cung cấp kiến thức mới cho học sinh.
- Chủ đề tự chọn Nâng cao: thường dành cho Ban Cơ bản, dành cho các
môn học có nội dung theo chương trình Chuẩn, cần nâng cao thêm : Toán, Vật lí,
Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. Các chủ đề nâng cao này
đề cập đến các nội dung nâng cao, nhằm bổ sung và phát triển chương trình Chuẩn
đạt mức tương đương chương trình Nâng cao.

II.2. Thực trạng:
II.2.1- Những bất cập về thời điểm đăng ký ban học
Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo Đăk Lăk,
trong Quy chế và kế hoạch thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hàng năm, vào thời
điểm làm hồ sơ dự thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng là thời điểm học sinh phải đăng
ký chọn ban học và môn học tự chọn.
Hàng năm số lượng học sinh đăng ký dự thi lớp 10 vào trường THPT Buôn
Ma Thuột dao động từ 3000 đến 4500 học sinh (kể cả nguyện vọng 1 từ Trường

THPT Chuyên Nguyễn Du chuyển về), số lượng thí sinh dự thi nhiều, thời gian lại
quá gấp, chỉ có 1 tuần nhận hồ sơ và nhập liệu, nên Hội đồng tuyển sinh của
Trường không thể hướng dẫn, giải thích về ban học, môn học tự chọn, chủ đề tự
chọn, các đặc điểm, đặc thù, yêu cầu của từng Ban học. Kênh thông tin chủ yếu mà
Hội đồng tuyển sinh của Trường dùng để phổ biến đến học sinh, phụ huynh học
sinh là “Bảng tin”. Tại bảng tin được nhà trường niêm yết công khai các thông tin
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
13
về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, về ban học, về cách chọn ban, chọn môn học tự
chọn nhưng rất ít học sinh, phụ huynh học sinh nghiên cứu và am hiểu vấn đề này,
nên thường “đăng ký lụi” hoặc ghi đi ghi lại nhiều lần trên hồ sơ xin dự tuyển sinh
lớp 10. Học sinh cũng không định hướng được học Ban đó để làm gì, học môn học
tự chọn, chủ đề tự chọn ra sao, ban nào được học chủ đề tự chọn bám sát hay chủ
đề tự chọn nâng cao?…
II.2.2- Bất cập qua số liệu đăng ký chọn ban trong các năm tuyển sinh vào
Trường
Thống kê số liệu từ máy tính về việc chọn ban của học sinh qua 6 năm tuyển
sinh lớp 10 vào Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm
học 2012-2013 (kể cả nguyện vọng 1 từ Trường THPT Chuyên Nguyễn Du chuyển
về):



Năm học
Ban KHTN
Ban KHXH-NV
Ban Cơ bản

Tổng hồ sơ
dự thi
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2007-2008
1981
46,99
379
8,99
1855
44,02
4215
2008-2009
2352
44,97
682
13,04
2196
41,98
5230
2009-2010
1445
32,03
310
6,87
2755

61,08
4510
2010-2011
947
30,06
124
3.94
2079
66,0
3150
2011-2012
839
25,97
98
3,03
2293
70,9
3230
2012-2013
733
25,00
60
2,04
2137
72,96
2930

Từ số liệu thống kê qua 6 mùa tuyển sinh lớp 10 sau khi triển khai phân ban
ở Trường THPT Buôn Ma Thuột chúng tôi nhận thấy rằng: những năm học đầu
tiên (2007-2009) khi triển khai phân ban, tỉ lệ học sinh giữa các ban là xấp xỉ như

nhau; tuy nhiên càng về sau tỉ lệ học sinh đăng ký học Ban Khoa học tự nhiên và
Ban Khoa học xã hội và Nhân văn ngày càng giảm dần, trái lại ở Ban Cơ bản,
những năm đầu, số lượng học sinh đăng ký không nhiều, nhưng sau đó tăng dần
qua mỗi năm (năm học 2012-2013 chiếm 72,96%). Phải chăng, học ban Cơ bản
hiện nay là “hot” nhất, mục tiêu phân ban của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã bị “phá
Bảng 1: Số lượng, tỉ lệ chọn ban của học sinh khi đăng ký dự thi vào lớp 10
Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
14
sản” chăng, khi “Ban không phân ban” (tức Ban Cơ bản theo cách nói ví von của
một số người) lại chiếm một tỉ lệ cao nhất ?.
Để thấy rõ hơn, chúng tôi minh họa sự chênh lệch lớn giữa các ban khi học
sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 ở Trường THPT Buôn Ma Thuột qua biểu đồ sau:































0
10
20
30
40
50
60
70
80
2007-
2008
2008-
2009
2009-

2010
2010-
2011
2011-
2012
2012-
2013
Năm học
Tỉ lệ %
KHTN KHXH CB

Biểu đồ1: Biểu đồ minh họa tỉ lệ tương quan giữa các ban khi đăng ký dự thi vào lớp 10
Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
15
II.2.3- Thống kê số học sinh trúng tuyển theo tỉ lệ của từng ban
Thống kê số liệu từ máy tính về việc học sinh trúng tuyển vào lớp 10 tính tỉ lệ
theo từng ban của học sinh qua 6 năm tuyển sinh vào Trường THPT Buôn Ma
Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013:



Năm học
Trúng tuyển
Ban KHTN
Trúng tuyển
Ban KHXH-NV

Trúng tuyển
Ban Cơ bản
Số lượng
trúng
tuyển
SL
TL% đỗ
theo ban
SL
TL% đỗ
theo ban
SL
TL% đỗ
theo ban
2007-2008
554
27,97%
138
36,41%
358
19,23%
1050
2008-2009
390
16,58%
113
16,57%
195
8,88%
698

2009-2010
326
22,56%
74
23,87%
184
6,68%
584
2010-2011
301
31,78%
40
32,26%
374
17,99%
715
2011-2012
389
46,36%
47
47,96%
311
13,56%
747
2012-2013
295
40,24%
25
41,67%
318

14,88%
638

Từ bảng thống kê số lượng học sinh trúng tuyển theo từng Ban qua 6 năm
tuyển sinh chúng tôi nhận thấy rằng: Mặc dù điểm chuẩn đầu vào giống nhau ở tất
cả các ban, kỳ thi dùng chung đề, xếp phòng thi theo thứ tự ABC không phân biệt
ban… nhưng tỉ lệ trúng tuyển của những học sinh đăng ký Ban Khoa học xã hội và
Nhân văn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là học sinh đăng ký ban Khoa học tự
nhiên. Riêng Ban Cơ bản, số lượng, tỉ lệ thí sinh đăng ký nhiều nhất nhưng tỉ lệ đỗ
của những học sinh đăng ký ban này rất thấp.
Lý giải về điều “lý thú” này, chúng tôi cho rằng: Những học sinh đăng ký
Ban KHXH và NV là những học sinh thực sự “can đảm” bỡi Ban KHXH và NV
ngoài xã hội không phải là “hot”; tìm trường, tìm ngành thi Đại học, cũng như tìm
cơ hội việc làm có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp Đại học là rất khó. Vì “can
đảm”, nên hầu hết học sinh đăng ký Ban KHXH và NV là những học sinh thực sự
có năng lực, năng khiếu và yêu thích các bộ môn khoa học xã hội. Mặt khác cũng
không loại trừ khả năng khác, đó là liên tục nhiều năm, Sở Giáo dục – Đào tạo Đăk
Biểu đồ 1: Biểu đồ minh họa, tỉ lệ chọn ban của học sinh khi đăng ký dự thi vào lớp
10 Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013
Bảng 2: Thống kê số lượng, tỉ lệ trúng tuyển theo từng ban dự thi vào lớp 10
Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
16
Lăk chọn môn thi tuyển vào lớp 10, có 2/3 môn khoa học xã hội là Ngữ Văn và
Anh Văn, đó là lợi thế của những học sinh có năng khiếu về lĩnh vực KHXH!

II.2.4- Tương quan tỉ lệ học sinh theo học của từng ban và đăng ký học các

chủ đề tự chọn khi thi đỗ vào Trường THPT Buôn Ma Thuột




Năm học
Tổng
số học
sinh
toàn
trường

Ban
KHTN
Ban
KHXH-
NV
Ban Cơ bản
A
B
C
D
Khác
SL
TL
%
SL
TL
%
SL

TL
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
2007-2008
2860
1955
68.36
145
5.07
450
15.73
42
1.47
38
1.33
135
4.72

95
3.32
2008-2009
2486
1755
70.6
95
3.82
350
14.08
42
1.69
35
1.41
134
5.39
75
3.02
2009-2010
1969
1452
73.74
44
2.23
250
12.70
38
1.93
0
0.00

140
7.11
45
2.29
2010-2011
1896
1332
70.25
38
2.00
307
16.19
36
1.90
0
0.00
143
7.54
40
2.11
2011-2012
1905
1423
74.7
32
1.68
309
16.22
36
1.89

0
0.00
67
3.52
38
1.99
2012-2013
1925
1426
74.08
20
1.04
279
14.49
35
1.82
0
0.00
120
6.23
45
2.34

Chú thích:
Ban cơ bản A: Có học chủ đề tự chọn 2 hoặc 3 môn Toán, Vật Lý, Hóa học
Ban cơ bản B: Có học chủ đề tự chọn 2 hoặc 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học
Ban cơ bản C: Có học chủ đề tự chọn 2 hoặc 3 môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Ban cơ bản D: Có học chủ đề tự chọn 2 hoặc 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ
Ban cơ bản Khác: Có học chủ đề tự chọn từ 1 đến 2 môn trong số các môn trên
Như vậy, hoàn toàn khác với số liệu đăng ký tuyển sinh vào 10, ban Cơ bản

giữ một tỉ trọng khá lớn trong 3 ban, thì khi trúng tuyển vào Trường THPT Buôn
Ma Thuột, hầu hết học sinh chọn học Ban Khoa học tự nhiên, tiếp đến là Ban Cơ
bản; còn Ban Khoa học XHNV thì vô cùng ít.
Phải chăng học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Buôn Ma Thuột hầu hết
có năng lực, năng khiếu của các môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học thuộc lĩnh
vực khoa học tự nhiên? Trên thực tế không phải như vậy, có nhiều trường hợp các
em học môn Toán rất tốt (do đầu tư ôn tập để thi vào lớp 10), nhưng môn Sinh học
thì học yếu, liên tục bị dưới điểm trung bình, em không hề yêu thích hay chọn khối
Bảng 3: Thống kê số lượng, tỉ lệ học sinh theo học từng ban và môn học tự chọn ở
Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
17
thi đại học có môn học này, do vậy, dù cố gắng nhưng những năm học ở bậc THPT
không năm học nào em đạt danh hiệu thi đua học sinh tiên tiến dù điểm trung bình
các môn của cả năm học rất cao, nhưng lại bị khống chế…
Trong những trường hợp này, càng thấy vai trò quan trọng của việc tư vấn
chọn ban, chẳng hạn trường hợp trên, em đó nên chọn ban Cơ bản, học nâng cao
Toán, Vật Lý, Hóa học là phù hợp với năng lực và sở thích của em cũng như tương
lai nghề nghiệp của em sau này.
II.2.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh không còn nhân hệ số 2 các môn
học Nâng cao của Ban
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2011 - 2012,
việc đánh giá và xếp loại học sinh được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-
BGDĐT, ngày 12-12-2011 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Thông tư này, không phân biệt ban nào, điểm trung bình học kỳ và cả
năm của tất cả các môn học đều tính hệ số một. Điều đó làm cho học sinh thuộc

các lớp nâng cao bị thiệt thòi. Bởi từ lâu, các lớp ở hai ban Khoa học tự nhiên và
Khoa học xã hội- Nhân văn phải học theo chương trình nâng cao, số tiết nhiều hơn,
chuyên sâu hơn và lâu nay (theo Thông tư 40 trước đây) đã tính hệ số hai nay lại
tính hệ số một, tất nhiên sẽ thiệt thòi nhiều hơn cho những em này.
Mục tiêu của chương trình phân ban nhằm phát huy sở trường, năng khiếu ở
mỗi học sinh, đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Thế nhưng, theo quy định mới thì các môn khoa học sẽ đánh giá và tính hệ số như
nhau, liệu học sinh có còn mặn mà với việc học theo phân ban, nhất là ban khoa
học xã hội? Như vậy thì việc phân ban có còn cần thiết hay không?

II.3. Biện pháp, giải pháp và cách thức thực hiện:
II.3.1. Giải pháp 1: Thay đổi thời điểm đăng ký ban học
Theo kinh nghiệm từ Trường THPT Buôn Ma Thuột của chúng tôi: Thời điểm
đăng ký chọn ban, môn học tự chọn phù hợp nhất là sau khi có quyết định điểm
chuẩn và danh sách học sinh trúng tuyển vào từng trường THPT. Lúc này, tâm thế,
tâm lý học sinh và phụ huynh cũng đã ổn định, không còn lo lắng, hồi hộp, căng
thẳng như lúc làm hồ sơ đăng ký dự thi. Mặt khác thời điểm này số lượng học sinh
ít hơn rất nhiều so với thời điểm làm hồ sơ dự thi, nhà trường có thể tổ chức nói
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
18
chuyện dưới cờ, hướng dẫn, tư vấn, phân công các tổ, bộ phận, các giáo viên có
nhiều kinh nghiệp giải thích cặn kẽ cho từng học sinh, phụ huynh học sinh về: Ban
học, môn học tự chọn, chủ đề tự chọn, chương trình Chuẩn, chương trình Nâng
cao; học ban đó nên dành cho những học sinh có năng lực, sở trường, yêu cầu ra
sao, nghề nghiệp tương lai là gì? Từ đó nhà trường hướng dẫn học sinh chuẩn bị bộ
sách giáo khoa tương ứng cho những Ban có môn học Nâng cao. Ban Cơ bản cần
những bộ sách gì, theo chương trình Nâng cao hay chương trình Chuẩn tùy theo sự

lựa chọn chủ đề tự chọn của phụ huynh và học sinh.
Sau khi giải thích, tư vấn cặn kẽ, nhà trường mới phát phiếu đăng ký cho học
sinh, phụ huynh suy nghĩ 1 tuần để lựa chọn Ban học, môn học tự chọn, chủ đề tự
chọn. Khâu cuối cùng nhà trường thu phiếu đăng ký và xếp lớp như vậy sẽ khoa
học hơn, không còn hiện tượng “ngồi nhầm ban”, “ngồi nhầm lớp”.
II.3.2. Giải pháp 2: Thay đổi cách thức tư vấn việc chọn ban và môn học tự
chọn
II.3.2.1- Xây dựng tổ tư vấn, chọn người tư vấn ở Trường THPT
Ở Trường THPT chưa có ngành nào đào tạo giáo viên về công tác tư vấn,
cho nên đây là công tác kiêm nhiệm của các thầy cô giáo, đặc biệt là đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm. Vì thế để làm được và làm tốt công tác tư vấn đòi hỏi các giáo
viên, ngoài việc giỏi chuyên môn và sự nhiệt tình còn phải tự học để trang bị cho
mình các kiến thức và kỹ năng tư vấn. Ngoài các kỹ năng sư phạm của một giáo
viên, cần có hệ thống các kỹ năng tư vấn khác như: kỹ năng trò chuyện, kỹ năng
thấu cảm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng định hướng vấn đề…để đưa ra lời
khuyên hợp lý.
Công tác tư vấn liên quan mật thiết đến vấn đề tâm sinh lý học sinh, cho nên
người làm công tác tư vấn phải trang bị cho mình các tri thức về tâm lý học lứa
tuổi và các phẩm chất cơ bản của một nhà tâm lý. Tính cách phải cởi mở, thân mật,
biết quan tâm đến người khác, đam mê với công việc… kết hợp với các phẩm chất
sư phạm vốn có của một nhà giáo – tất cả vì học sinh thân yêu!
Do đó việc tư vấn, tham vấn giúp cho học sinh, phụ huynh học sinh chọn ra
được một Ban học, môn học tự chọn, chủ đề tự chọn phù hợp với năng lực, năng
khiếu, sở trường của bản thân và yêu cầu định hướng nghề nghiệp tương lai là
công việc hết sức quan trọng, từ đó làm cho học sinh có động lực để cố gắng học
tập và phát triển.

“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”



Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
19
II.3.2.2-Tư vấn chọn ban, môn học tự chọn phải gắn liền với năng lực,
sở thích, định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Việc hướng dẫn, tư vấn học sinh chọn ban phải căn cứ vào năng lực, năng
khiếu bộ môn đó là điểm các môn học ở cấp THCS thể hiện trong học bạ và điểm
thi tuyển sinh vào lớp 10. Ví dụ, học sinh chọn ban Khoa học tự nhiên thì điểm
Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học trong học bạ THCS phải ổn định liên tục các năm
và đạt từ 8,0 trở lên, điểm thi môn Toán vào lớp 10 đạt từ 8,5 trở lên. Tương tự,
chọn Ban khoa học xã hội học sinh phải có điểm Ngữ văn từ 7,5 trở lên và điểm
Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ phải từ 8,0 trở lên…Chọn Ban Cơ bản với môn học tự
chọn nào, nâng cao môn gì thì cũng phải căn cứ vào những cơ sở tương tự để tư
vấn, định hướng.
Việc tư vấn lựa chọn Ban học, môn học tự chọn còn gắn liền với những định
hướng ngành nghề cho bản thân là vô cùng quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn
đến tương lai của em sau này. Để chọn đúng ngành nghề trước tiên em phải xác
định, em thích làm công việc như thế nào, sức học của em đến đâu cũng như điều
kiện hoàn cảnh gia đình, ngành nghề đó học ở đâu, thi vào khối nào, gồm những
môn gì?.
Dưới đây là số liệu minh chứng ở một số năm, cho thấy: nếu làm tốt công tác tư
vấn chọn Ban sau khi trúng tuyển vào lớp 10, nhiều học sinh mới “vỡ lẽ”, sau đó
đổi ban, đổi môn học tự chọn, chủ đề tự chọn và thành công trong quá trình học.



Năm học
Đăng ký đổi
Ban KHTN
Đăng ký đổi
Ban KHXH-NV

Đăng ký đổi
Ban Cơ bản
Ghi chú
SL
TL%
thay đổi
SL
TL%
thay đổi
SL
TL%
thay đổi
2007-2008
7
0,66%
5
0,47%
2
0,19%
/1050 Hs lớp 10
2008-2009
4
0,57%
4
0,57%
6
0,86%
/698 Hs lớp 10
2009-2010
9

0,15%
6
1,02%
5
0,86%
/584 Hs lớp 10
2010-2011
145
20,2%
14
19,5%
58
8,11%
/715 Hs lớp 10
2011-2012
98
13,1%
27
36,1%
120
16,06%
/747 Hs lớp 10
2012-2013
213
33,4
20
31,1%
187
29,31%
/638 Hs lớp 10


Bảng 4: Thống kê số lượng học sinh đổi ban sau khi trúng tuyển vào trường
có sự hướng dẫn của nhà trường, có sự tư vấn của Thầy cô.
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
20
II.3.3. Giải pháp 3: Theo dõi, định hướng và tư vấn kịp thời việc đổi ban và
môn học tự chọn của học sinh sau một năm học.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc năm học lớp 10 học sinh
có quyền (và cũng chỉ được 1 lần này) được đổi ban học, môn học tự chọn, chủ đề
tự chọn.
Do vậy, cũng như lần đầu vào trường, việc lắng nghe tâm tư nguyện vọng của
học sinh và tư vấn, định hướng giúp học sinh chuyển đến Ban mới, môn học tự
chọn mới theo đúng sở thích, năng lực của các em. Giới thiệu cho các em những
đặc điểm, yêu cầu của ban mới, chuẩn bị bộ sách giáo khoa phù hợp và giúp các
em nhanh chóng thích nghi với Ban mới, lớp mới.



Năm học
Đăng ký đổi
Ban KHTN
Đăng ký đổi
Ban KHXH-NV
Đăng ký đổi
Ban Cơ bản
Ghi chú:
Tổng số

học sinh
lớp 10
SL
TL%
thay đổi
SL
TL%
thay đổi
SL
TL%
thay đổi
2007-2008
56
5,32%
15
0,14%
35
3,33%
1050
2008-2009
48
6,88%
17
0,24%
68
9,74%
698
2009-2010
45
7,71%

21
3,59%
39
6,67%
584
2010-2011
5
0,69%
2
0,28%
4
0,56%
715
2011-2012
4
0,53%
1
0,16%
5
0,67%
747

II.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, nhất là hoạt động
giáo dục hướng nghiệp, sớm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đây là
công việc quan trọng gắn liền với việc chọn ban học, môn học tự chọn, chủ đề
tự chọn
Cùng với 13 môn học bắt buộc trong chương trình còn có 4 hoạt động
giáo dục quan trọng khác (Hoạt động giáo dục tập thể; Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Hoạt động giáo dục nghề phổ
thông). Trong đó hoạt động giáo dục hướng nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan

trọng, khi ngồi trên ghế nhà trường THPT, học sinh phải định hướng học tập, định
Bảng 5: Thống kê số lượng học sinh đổi ban sau năm học lớp 10
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
21
hướng nghề nghiệp, chuẩn bị chọn nghề vì thế nó cũng liên quan trực tiếp đến việc
chọn ban học, môn học tự chọn, chủ đề tự chọn.
Hướng nghiệp là hoạt động tư vấn, tham vấn giúp cho người được hướng
nghiệp tìm ra được một ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu
của xã hội. Làm cho người học nhận thức rõ về ngành nghề mình lựa chọn và theo
đuổi, từ đó có động lực để cố gắng học tập và phát triển.
II.3.4.1. Tổ chức có hiệu quả các bài học về hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong chương trình. Đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục hướng nghiệp
- Đổi mới tư duy tổ chức các nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp:
Cấu trúc các nhóm bài giáo dục hướng nghiệp bậc THPT như sau: Lớp 10, có 04
nhóm bài thuộc kiến thức chung, 04 nhóm bài thuộc các nhóm ngành - nghề cụ thể;
lớp 11, có 02 nhóm bài thuộc kiến thức chung, 04 nhóm bài thuộc các nhóm ngành
- nghề cụ thể; lớp 12 tập trung vào các hoạt động tư vấn hướng nghiệp: 04 nhóm
bài thuộc kiến thức chung giúp học sinh tự hướng nghiệp, 03 nhóm bài về hoạt
động tìm hiểu hệ thống các cơ sở tuyển chọn nghề. Các nhóm bài còn lại thuộc chủ
đề tham quan, giao lưu nghề nghiệp, cho nên cần có phương hướng tổ chức các nội
dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp:
+ Những nhóm bài thuộc kiến thức chung: giáo viên thiết kế các hoạt động
và tổ chức học sinh tìm hiểu theo đơn vị lớp.
+ Những nhóm bài thuộc các nhóm ngành - nghề cụ thể: mỗi nhóm học sinh
tự tìm hiểu theo xu hướng nhóm nghề, giáo viên đóng vai trò cố vấn, trợ giúp cho
các nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm tự tìm kiếm thông tin nghề nghiệp ở nhà

qua sách, báo, tivi,mạng internet và các kênh thông tin tuyển sinh… phù hợp với
bảng mô tả nghề.
Về thời lượng giáo dục hướng nghiệp, trong một tháng có 2 tiết, có thể bố
trí giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện 01 tiết, 01 tiết còn lại do Ban hướng nghiệp
trường thực hiện. Ví dụ, chủ đề "Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và
Dược" chương trình lớp 10, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
+ Phân tích mục tiêu, yêu cầu bài học ở các phương diện: đối tượng lao
động, đặc điểm, yêu cầu, điều kiện làm việc, cơ hội tìm kiếm việc làm, các chống
chỉ định về y học của các nghề thuộc ngành Y và Dược; tìm hiểu trong lớp bao
nhiêu học sinh có xu hướng chọn nghề thuộc ngành này, bao nhiêu học sinh theo
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
22
nghề Y, dược…những học sinh không có xu hướng về các nghề thuộc ngành này
thì chuyển sang tìm hiểu chủ đề khác.
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị tài liệu, giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc
ở nhà: sử dụng phương pháp điều tra, nghiên cứu thu thập thông tin; phương pháp
thảo luận theo nhóm…
+ Đến lớp giáo viên tổ chức cho các nhóm thuyết trình, bổ sung…tổ chức
các hoạt động dạng cemina, các phương pháp hoạt động xử lý tình huống hướng
nghiệp như phương pháp tổ chức trò chơi, đóng vai, diễn kịch hoặc trò chuyện với
các chuyên gia (bác sĩ, dược sĩ), hoặc tham quan cơ sở y tế… để giúp học sinh làm
quen với thực tế.
Tất cả các phương pháp trên đều phải chứa đựng tình huống hướng nghiệp
có vấn đề và được chuyển hóa thành tình huống học tập, kích thích được hứng thú
tìm hiểu nghề cho học sinh.
- Đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng
nghiệp: Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải chú trọng

vào các hoạt động tìm hiểu, nhận thức về nghề cho học sinh, trong đó phải tập
trung vào các phương pháp tự hướng nghiệp ở học sinh. Chương trình hoạt động
giáo dục hướng nghiệp của Bộ Giáo dục- Đào tạo chỉ là chương trình khung vì thế
không nên cứng nhắc theo sách vở, tài liệu mà căn cứ vào xu hướng chọn nghề của
các nhóm học sinh trong lớp và hơn 6000 nghề khác nhau trong xã hội để thay đổi
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiệu quả [4].
II.3.4.2. Xây dựng đội ngũ tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường, chú trọng tư vấn nhiều hơn cho HS lớp 12
- Đội ngũ trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp là giáo viên
chủ nhiệm, kết hợp với Ban hướng nghiệp và cộng tác với một số bậc phụ huynh
làm việc ở các ngành nghề khác nhau trong xã hội.
- Đội ngũ hỗ trợ công tác hướng nghiệp nhà trường gồm: Ban giám hiệu,
giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu
nối giữa nhà trường với gia đình trong tư vấn hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm
và Ban hướng nghiệp đóng vai chủ đạo trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh. Đặc biệt đối với khối 12- đây là giai đoạn các em có những trăn trở muốn
được chia sẻ, gặp rất nhiều lúng túng cần được giải đáp để có một quyết định đúng
nhất trong việc chọn nghề. Cho nên, nhà trường cần có phòng tư vấn với một Ban
tư vấn có kinh nghiệm và kỹ năng hướng nghiệp. Phương pháp tư vấn là trao đổi,
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
23
thảo luận trực tiếp với học sinh, hoặc qua "hòm thư", hoặc qua địa chỉ e-mail của
trường.[4]
- Mục đích cuối cùng của tư vấn hướng nghiệp là giúp học sinh nhận thức:
một người không chỉ phù hợp với một nghề mà phù hợp với một nhóm nghề; thế
giới nghề là rộng lớn: có nhiều loại nghề (chân tay, trí óc), nhiều loại việc (nhân
viên, quản lý, tự do), từ đó chọn cho bản thân một nghề phù hợp để lập thân lập

nghiệp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải hình thành được các kỹ năng tự hướng
nghiệp cho học sinh và hướng dẫn các em tự hướng nghiệp cho chính mình. Cung
cấp các website về thông tin và test hướng nghiệp trên mạng internet cho học sinh
tìm hiểu; hướng dẫn học sinh quy trình tự hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh thu
thập và xử lý thông tin về yêu cầu của nghề, về thị trường lao động
Tóm lại, ở trường THPT cần phải trang bị cho học sinh các kỹ năng tự
hướng nghiệp cho bản thân trong suốt thời gian học THPT. Nhà trường phải tự đào
tạo một đội ngũ giáo viên "chuyên nghiệp" về công tác tư vấn, trong đó có tư vấn
chuyên môn (Chọn ban học, môn học tự chọn, phương pháp học tập, tư vấn hướng
nghiệp…), tư vấn tâm lý, sức khỏe, tình bạn, tình yêu Đây là yêu cầu phát triển
nhà trường và cũng là mục tiêu trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường
trong giai đoạn hiện nay.
II.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi nghiệp vụ, yêu nghề, hết
lòng hết sức vì học sinh thân yêu
Nghị quyết Hội nghị TW2 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Luật Giáo dục năm
2005 cũng khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất
lượng giáo dục”.
Chính vì vậy, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Ở trường THPT Buôn Ma Thuột,
hầu hết các thầy cô giáo có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có
18/95 giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ, gần 50% giáo viên đã từng đạt danh hiệu giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh, tất cả đều tâm huyết, tận tụy với nghề, hăng say, nhiệt tình
công tác, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức trong thực hiện kỷ cương, nề nếp
chuyên môn, trách nhiệm và tình thương đối với học sinh và đồng nghiệp, khắc
phục khó khăn để thực hiện dạy tốt, học tốt vì sự nghiệp “trồng người”, là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”



Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
24
Dưới đây là một số số liệu minh chứng cho công tác xây dựng đội ngũ nhà
giáo của nhà trường:



Số
lượng
Trình độ
Đã từng đạt
danh hiệu GV
dạy giỏi cấp tỉnh
Biết sử dụng
CNTT cho
giảng dạy
Ghi
chú
ĐH
Thạc sĩ
CB Quản lý
04
02
02
02
04

Giáo viên
95
77

18
45
90

II.3.6. Giải pháp 6: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, trang
thiết bị thí nghiệm, gắn “học” với “hành”
Để đạt được mục tiêu trong dạy học phân ban, dạy học phân hóa ngoài các
yếu tố như trên, việc đầu tư xây dựng phòng học đạt chuẩn, trang thiết bị dạy học
cũng đóng một vai trò quan trọng không nhỏ. Nhận thức được điều đó, để đạt được
mục tiêu phân ban, nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua Trường
THPT Buôn Ma Thuột đã từng bước đầu tư mua sắm, bổ sung nhiều trang thiết bị
phục vụ dạy học từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, được khai thác sử dụng, phục
vụ có hiệu quả cho công tác dạy và học trong nhà trường, gắn lý thuyết với thực
hành, tuyệt đối không dạy chay. Dưới đây là một số số liệu minh chứng:




Phòng học
Phòng thí nghiệm
Phòng
Tin học
Thư
viện
Ghi
chú
Vật Lý
Hóa
học
Sinh

học
Số lượng
45 (đủ học 1 ca)
01
01
01
04
01


Chất lượng
-Quy cách đạt chuẩn
QG
- Mỗi phòng trang bị:
Bảng chống lóa,
projector
- Đầy đủ
trang
thiết bị
- Đạt
chuẩn
QG
- Đầy đủ
trang
thiết bị
- Đạt
chuẩn
QG
- Đầy đủ
trang

thiết bị
- Đạt
chuẩn
QG
120 máy vi
tính, nối
mạng
internet tốc
đô cao
-10 000
đầu sách
- Đạt
chuẩn
QG


II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
Bảng 6: Chất lượng đội ngũ nhà giáo ở Trường THPT Buôn Ma Thuột
Bảng 7: Một số số liệu về cơ sở vật chất ở Trường THPT Buôn Ma Thuột
“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế. Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”


Nguyễn Đăng Bồng – Trường THPT Buôn Ma Thuột. E-mail:
25
Làm tốt công tác tư vấn chọn ban, chọn môn học tự chọn, phù hợp với năng
lực, sở trường, giúp học sinh đi đúng hướng, đúng tâm tư nguyện vọng của gia
đình, giúp học sinh thoải mái, tự tin, phấn đấu hết mình trong quá trình học sẽ
mang lại kết quả học tập cao nhất. Dưới đây chúng tôi minh chứng một số số liệu
về kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng là kết quả của một

quá trình dài về định hướng, tư vấn chọn ban, chọn môn học tự chọn phù hợp với
định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường THPT Buôn Ma Thuột trong 5 năm
học từ 2007-2008 đến 2011-2012:
II.4.1. Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT của Trường


Năm học
Số lượng đăng ký
dự thi TN THPT
Số lượng đỗ
TN THPT
Tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp THPT
Ghi chú
2007-2008
999
955
95,59%

2008-2009
1045
1026
98,18%

2009-2010
756
753
99,60%

2010-2011

647
647
100%

2011-2012
555
555
100%


Biểu đồ sau đây minh họa rõ hơn về tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT từ năm học
2007-2008 đến năm học 2011-2012 ở Trường THPT Buôn Ma Thuột:
95.59
98.18
99.6
100
100
93
94
95
96
97
98
99
100
Tỉ lệ % TN
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Năm học
Tỉ lệ TN



Bảng 8: Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ở Trường THPT Buôn Ma Thuột

×