Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giao an truyen kieu 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.64 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH
Ngày soạn: 10/03/2015
Ngày dạy: 12/03/2015 Tiết PPCT :80- 81
Lớp: 10C4

TRUYỆN KIỀU
Phần I: Tác giả Nguyễn Du
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn
Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
- Nắm được các sáng tác chính, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của
sự nghiệp văn học Nguyễn Du.
2/ KĨ NĂNG : Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh
cao văn học.
3/ THÁI ĐỘ : Học sinh biết trân trọng và tự hào về một danh nhân văn
hóa và một di sản văn học vô giá của nhân loại.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp :
- Học sinh đọc và chuẩn bị trước ở nhà : dàn ý, kết cấu, một số khái niệm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đối thoại…Nhằm tạo không khí
sinh động cho tiết học.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK, vở ghi, SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra kiến thức cũ ( 6 phút ):
Hãy đọc 8 câu thơ tiếp trong bài “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ” và phân tích tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ đó ?
- Nỗi sầu muộn triền miên:


+ Nỗi sầu muộn thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh
phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ
“đằng đẵng như niên”
+ Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: Soi gương,
đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là “ gượng”. Sầu chẳng
những không được giải tỏa mà còn nặng thêm.
3. Giảng kiến thức mới( 1 phút ):
1
TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH
* Giới thiệu bài mới: Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ lớn
đã có những đóng góp lớn lao cho nền văn hóa nhân loại như Nguyễn Trãi với
bài “Đại cáo Bình Ngô”, “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Vậy thì
hôm nay các em sẽ được biết thêm một nhà thơ nữa đó chính là Nguyễn Du.
Một con người tài hoa có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương và đạt tới
tầm cỡ của một thiên tài văn học, đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân
văn hoá thế giới. Vậy thì những yếu tố nào đã ảnh hưởng tới sự nghiệp văn
chương của ông? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét cơ bản
về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
15
phút
10
phút
GV giới thiệu tạo tâm thế
tiếp nhận cho HS
Tích hợp những kiến thức đã học

ở bậc THCS, HS thảo luận,
thống nhất nội dung thảo luận
của nhóm theo sự phân công của
GV.
Sau bài thảo luận của mỗi nhóm,
GV nhận xét, định hướng thêm
một số kiến thức trọng tâm.
Em hãy cho biết gia đình
Nguyễn Du có gì đặc biệt? Tác
động của nó như thế nào đến
Nguyễn Du?
Yếu tố quê hương và tác động
của nó như thế đối với cụ
Nguyễn Du?
I/ Cuộc đời :
- Nguyễn Du (1765 - 1820)
tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh
Hiên
1. Gia đình và quê hương:
a. Gia đình:
- Cha: Nguyễn Nghiễm (1708-
1775), tài hoa, từng giữ chức tể
tướng.
- Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778),
người con gái Kinh Bắc, có tài hát
xướng.
=> Có điều kiện để học tập, trau
dồi tài năng, tạo điều kiện thuận
lợi cho năng khiếu văn học nẩy nở
và phát triển.

b. Quê hương:
- Quê cha ở Hà Tĩnh: vùng quê cằn
cỗi nhưng có nhiều nhân tài
- Quê mẹ ở Bắc Ninh: giàu truyền
thống văn hóa
- Quê vợ ở Thái Bình: nghèo nhưng
cần cù và chất phác
Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long:
vùng đất nghìn năm văn hiến
 Chất tài hoa và trữ tình
 Tiếp cận tinh hoa truyền thống
văn hóa của nhiều vùng quê.
2
TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH
5 phút
* Nhóm 1 thảo luận :
Những yếu tố thời đại, xã hội lúc
bấy giờ như thế nào ?
* Nhóm 2 thảo luận :
Nêu những nét chính về cuộc
đời của Nguyễn Du. Tác động
của chúng đến sự nghiệp văn học
của ông.
GV giới thiệu rõ hơn 3 yếu tố
ảnh hưởng đến cuộc đời và sáng
tác của Nguyễn Du:
GV bình chốt ý : Một con người
tài hoa bất đắc chí lại nếm trải
bao đắng cay, thăng trầm trong
cuộc đời, một trái tim nghệ sĩ

bẩm sinh và thiên tài… Tất cả
đều đó có ảnh hưởng rất sâu sắc
đến sự nghiệp văn học của
Nguyễn Du, tạo ra những nét
riêng độc đáo trong thơ văn của
2. Thời đại và xã hội :
- Xã hội phong kiến Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế
kỉ XIX khủng hoảng trầm trọng.
Đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ, điêu đứng.
- Các cuộc khởi nghĩa nông
dân khởi nghĩa, đỉnh cao là
phong trào Tây Sơn.
- Do mồ côi cha mẹ sớm nên ông
phải đến ở cùng người anh khác
mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn
Khản nổi tiếng phong lưu một
thời, rất mê hát xướng.  Chính
những điều đó đã ảnh hưởng và
để lại dấu ấn trong sáng văn học
của ông, và có thể do đó mà hình
ảnh người ca nhi, kĩ nữ luôn
được phát họa đậm nét trong các
tác phẩm của ông.
Sống trong xã hội đầy biến
động và có thời gian dài sống vất
vả giúp ông có nhiều trải nghiệm,
hiểu thêm về cuộc sống khốn khó
nghèo đói của nhân dân và nắm

vững ngôn ngữ nghệ thuật dân
gian. Góp phần hình thành phong
cách sáng tác của tác giả.
3. Cuộc đời Nguyễn Du:
- Bất hạnh, sớm chịu cảnh mồ côi
- 10 năm gió bụi, sống cuộc đời
phiêu bạt.
- Ra làm quan cho nhà Nguyễn:
Bị hiềm nghi, không có thực
quyền.
- Thông minh, hiếu học, yêu thích
văn chương
 Vốn sống, chất thực, chất đời cho
tác phẩm của Nguyễn Du
 Một con người tài hoa bất đắc
chí lại nếm trải bao đắng cay,
thăng trầm trong cuộc đời, một
trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên
3
TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH
5
phút
ông.
* Nhóm 3 thảo luận:
Nêu tên các tác phẩm chữ Hán
của Nguyễn Du. Và nội dung
chính của tập Nam trung tạp
ngâm thể hiện điều gì?
* Nhóm 4 thảo luận :
Nêu tên các tác phẩm chữ

Nôm của Nguyễn Du. Nội dung
chính là gì?
Hs th¶o luËn, ph¸t biÓu.
Gv nhËn xÐt, bæ sung
tài… Tất cả điều đó có ảnh hưởng
rất sâu sắc đến sự nghiệp văn học
của Nguyễn Du, tạo ra những nét
riêng độc đáo trong thơ văn của
ông. Năm 1965 hội đồng Hòa bình
thế giới đã công nhận Nguyễn Du
la danh nhân văn hóa thế giới.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Các sáng tác chính:
a. Sáng tác bằng chữa Hán:
- Thanh Hiên thi tập: sáng tác
trước khi ra làm quan nhà
Nguyễn
Nam trung tạp ngâm: sáng tác
trong thời gian làm quan ở Huế và
Quảng Bình…
 Tâm trạng buồn đau, day dứt với
sự suy ngẫm, quan sát tinh tế về
cuộc đời, về xã hội của tác giả
- Bắc hành tạp lục: sáng tác trong
chuyến đi sứ Trung Quốc.
Nội dung thơ chữ Hán nói
chung: Thể hiện tư tưởng, tình cảm,
nhân cách của nhà thơ. Phê phán
chế độ phong kiến Trung Hoa chà
đạp lên quyền sống của con người.

Ca ngợi, đồng cảm với những người
anh hùng, nghệ sĩ tài hoa, những
người nghèo khổ…
b. Sáng tác bằng chữ Nôm:
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân
thanh):
+ Gồm 3254 câu thơ lục bắt nguồn
từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
+ Truyện Kiều được coi là kiệt tác
của văn học trung đại Việt Nam.
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại
chúng sinh):
+ Thể thơ song thất lục bát.
Nội dung thơ chữ Nôm nói
chung: Tấm lòng nhân ái mênh
4
TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH
mông của nhà thơ hướng tới mọi
kiếp người, đặc biệt là người phụ nữ
tài hoa, bạc mệnh.
 Nội dung sáng tác nêu cao giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn.
3. Củng cố bài giảng ( 1 phút ): Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
4. Hướng dẫn học tập ở nhà ( 1 phút ):
- Sưu tầm những tranh ảnh của Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Học bài, soạn bài mới: Nguyễn Du (tiết 81) tác phẩm Truyện Kiều.
- Kể lại Truyện Kiều và sưu tầm những giai thoại về Nguyễn Du và Truyện
Kiều.
D. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×