Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 133 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
»»»§¤§«««


NGUYỄN HOA TRANG



NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI



Nha Trang, tháng 6 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
»»»§¤§«««


NGUYỄN HOA TRANG




NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI


GVHD: Th.S TRẦN THÙY CHI



Nha Trang, tháng 6 năm 2014




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
……***……
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP

Kính gửi: Ban Giám Đốc công ty TNHH Hoàng Hải
Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu
Em tên là: Nguyễn Hoa Trang
MSSV: 52131607 Lớp: 52-TM2
Khoa: Kinh Tế Ngành: Kinh doanh Thương Mại
Trường: Đại Học Nha Trang
Được sự giới thiệu của Nhà trường và sự đồng ý của Ban lãnh đạo

Công ty TNHH Hoàng Hải cho phép em thực tập tại quý công ty từ ngày
3/3/2014 đến hết ngày 3/6/2014. Nay em viết đơn này kính mong Ban Giám
Đốc xem xét và đánh giá quá trình thực tập của em tại công ty trong thời gian
qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh chị
trong công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập
này.
 Nhận xét của công ty



 Xác nhận của công ty Nha Trang, ngày 3 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực tập
NGUYỄN HOA TRANG




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN




















Nha Trang, ngày 7 tháng 6 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia
đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả Thầy Cô,
những người thân trong gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên và giúp đỡ em
trong quá trình học tập, cũng như thực hiện và hoàn thành khoá luận này.
Thông qua bài khóa luận, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Trần
Thùy Chi. Cô đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những lời nhận xét hết sức quý
báu giúp em hoàn thiện bài và phát triển thêm nhiều khía cạnh mới. Nếu
không có những lời khuyên, hướng dẫn của cô em nghĩ mình sẽ còn lung túng
nhiều chỗ và bài khóa luận rất khó có thể hoàn thiện được. Đồng thời, em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị tại Công ty TNHH
Hoàng Hải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội thực tập và hoàn
thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Bảo Quốc –
PGĐ kinh doanh và anh Võ Trường Thịnh – Trưởng phòng kinh doanh-xuất
nhập khẩu đã rất nhiệt tình và giành nhiều thời gian quý báu để giúp em giải

đáp thắc mắc, cũng như giúp em hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại công ty.
Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến
Ban Lãnh Đạo nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế cùng các Thầy Cô
trong bộ môn Kinh Doanh Thương Mại – Trường Đại Học Nha Trang đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chương trình học và thực hiện công tác
tốt nghiệp. Em xin kính chúc các Thầy cô, Ban giám đốc và các anh chị tại
Công ty TNHH Hoàng Hải thật nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công
trong cuộc sống.
Nha Trang, ngày 7 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HOA TRANG
ii



MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC NHẬN THỰC TẬP CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH x
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 4
1.1.1. Điểm khác biệt giữa logistics và chuỗi cung ứng 4
1.1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics và chuỗi cung ứng 4
1.1.1.2. Logistics và quản trị logistics 5
iii



1.1.1.3. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 6
1.1.1.4. Phân biệt chuỗi cung ứng với logistics 6
1.1.2. Các thành phần của chuỗi cung ứng 7
1.1.2.1. Sản xuất 8
1.1.2.2. Tồn kho 9
1.1.2.3. Địa điểm 9
1.1.2.4. Vận tải 9
1.1.2.5. Thông tin 10
1.1.3. Cấu trúc hoạt động của chuỗi cung ứng 10
1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản 10
1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (phức tạp) 11
1.1.3.3. Liên kết ảo trong chuỗi cung ứng 11
1.1.4. Các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng 13
1.1.4.1. Nhà sản xuất 13
1.1.4.2. Nhà phân phối 13
1.1.4.3. Nhà bán lẻ 14
1.1.4.4. Khách hàng 14
1.1.4.5. Nhà cung cấp dịch vụ 14

1.1.5. Hoạt động của chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR 14
1.1.5.1. Hoạch định 16
1.1.5.2. Tìm nguồn cung ứng 17
1.1.5.3. Sản xuất 18
1.1.5.4. Phân phối 19
1.1.5.5. Thu hồi (Hoàn lại) 20
iv



1.1.6. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh 21
1.2. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 22
1.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng 22
1.2.2. Các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản 23
1.2.2.1. Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào 23
1.2.2.2. Doanh nghiệp chế biến kinh doanh xuất khẩu thủy sản 24
1.2.2.3. Nhà nhập khẩu 24
1.2.2.4. Nhà bán lẻ 25
1.2.2.5. Khách hàng 25
1.2.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ 25
1.3. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG QUA 4
SỐ ĐO CẤP 1 25
1.3.1. Mức phục vụ khách hàng 25
1.3.1.1. Thiết lập để tồn kho (BTS – Build to stock) 25
1.3.1.2. Thiết lập theo đơn hàng (BTO – Build to order) 26
1.3.2. Hiệu quả nội bộ 26
1.3.2.1. Giá trị hàng tồn kho 26
1.3.2.2. Vòng quay tồn kho (VQTK) 27
1.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS = return on sales) 27

1.3.2.4. Vòng quay tiền mặt (VQTM) 27
1.3.3. Nhu cầu linh hoạt 27
1.3.3.1. Thời gian chu kì hoạt động 27
1.3.3.2. Mức gia tăng tính linh hoạt 28
v



1.3.3.3. Mức linh hoạt bên ngoài 28
1.3.4. Phát triển sản phẩm 28
1.4. MỘT SỐ QUAN NIỆM MỚI VÀ XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CHUỖI CUNG ỨNG TRÊN THẾ GIỚI 28
1.4.1. Quan niệm mới về quản lí chuỗi cung ứng 28
1.4.1.1. Quản lý có hiệu quả rủi ro 29
1.4.1.2. Quản lý hiệu quả các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng 29
1.4.1.3. Quản lý hiệu quả sự trao đổi 31
1.4.2. Xu hướng hoạt động của chuỗi cung ứng trên thế giới 31
1.4.2.1. Chia sẽ thông tin trong toàn chuỗi cung ứng 31
1.4.2.2. Thay kho chứa hàng bằng trung tâm phân phối 34
CHƯƠNG 2 39
THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA
CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 39
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 41
2.1.2.1. Chức năng 41
2.1.2.1. Nhiệm vụ 41
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý 42
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lí 42
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 42

2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 44
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất 44
vi



2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 44
2.1.4.3. Quy trình công nghệ 45
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng
Hải trong thời gian qua 47
2.2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA
CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 52
2.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng 52
2.2.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng 53
2.2.2.1. Nhà cung cấp nguyên liệu 53
2.2.2.2. Công ty TNHH Hoàng Hải 55
2.2.2.3. Nhà nhập khẩu 55
2.2.2.4. Khách hàng nội địa 56
2.2.2.5. Nhà cung cấp dịch vụ 57
2.2.3. Quản lý chuỗi cung ứng 59
2.2.3.1. Quản lý đầu vào 59
2.2.3.2. Quản lý nội bộ công ty 62
2.2.3.3. Quản lý đầu ra 75
2.2.3.4. Các hoạt động thuê ngoài 77
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI
CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 78
2.3.1. Đánh giá các hoạt động chuỗi cung ứng 78
2.3.1.1. Hoạch định 78
2.3.1.2. Tìm nhà cung ứng 79
2.3.1.3. Sản xuất 81

vii



2.3.1.4. Phân phối 82
2.3.1.5. Hoàn lại 83
2.3.2. Đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng qua 4 số đo cấp 1 . 83
2.3.2.1. Mức phục vụ khách hàng 83
2.3.2.2. Hiệu quả nội bộ 86
2.3.2.3. Nhu cầu linh hoạt 88
2.3.2.4. Phát triển sản phẩm 89
2.3.3. Đánh giá mối liên kết chuỗi cung ứng 89
2.3.4. Thuận lợi và khó khăn để công ty duy trì chuỗi cung ứng hiện tại 92
CHƯƠNG 3 95
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 95
3.1. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ
NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 95
3.1.1. Đề xuất 1: Tổ chức bộ phận quản trị chuỗi cung ứng 95
3.1.1.1. Mục tiêu 95
3.1.1.2. Nội dung 96
3.1.1.3. Kì vọng về hiệu quả 99
3.1.2. Đề xuất 2: Quản trị hiệu quả rủi ro 99
3.1.2.1. Mục tiêu 99
3.1.2.2. Nội dung 100
3.1.2.3. Kỳ vọng hiệu quả 105
3.1.3. Đề xuất 3: Quản lý hiệu quả các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
thông qua mô hình hợp tác đầu tư. 105
viii




3.1.3.1. Mục tiêu 105
3.1.3.2. Nội dung 106
3.1.3.3. Kì vọng về kết quả 110
3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 111
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116


ix



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng 8
Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung ứng đơn giản 10
Sơ đồ 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng 11
Sơ đồ 1.4: Liên kết dọc chuyển sang liên kết ảo 12
Sơ đồ 1.5: Mô hình chuỗi cung ứng của công ty sản xuất và xuất khẩu thủy
sản 23
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty TNHH Hoàng Hải 42
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Hoàng Hải 44
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ của công ty TNHH Hoàng Hải 46
Sơ đồ 2.4: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng cá ngừ đại dương của công ty
TNHH Hoàng Hải 52
Sơ đồ 2.5: Kênh phân phối cá ngừ đại dương của công ty TNHH Hoàng Hải
khi sang thị trường xuất khẩu 56
Sơ đồ 2.6: Quy trình kết nối giữa bộ phận thu mua, sản xuất và phòng kinh

doanh xuất nhập khẩu 62
Sơ đồ 2.7: Quy trình thu mua nguyên liệu của công ty TNHH Hoàng Hải 66
Sơ đồ 3.1: Bộ phận quản trị chuỗi cung ứng đề xuất 96
Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng 98
Sơ đồ 3.3: Mô hình hợp tác đầu tư đề xuất 108
x



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Hải
giai đoạn 2010-2012 47
Bảng 2.2: Cấp bậc công nhân trong phân xưởng chế biến 71
Bảng 2.3: Đơn hàng hoàn thành đúng hạn 84
Bảng 2.4: Đơn hàng bị trễ 85

Biểu đồ 2.1: Thống kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn
2011-2013 48
Biểu đồ 2.2: Thống kê các khoản giảm trừ doanh thu giai đoạn 2011-2013 49
Biểu đồ 2.3: Thống kê giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp giai
đoạn 2011-2013 50
Biểu đồ 2.4: Thống kê đơn hàng bị trả lại giai đoạn 2011-2013 86
Biểu đồ 2.5: Thống kê giá trị hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 86

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng trong mô hình SCOR, 2001 15
Hình 1.2: Năm yếu tố chính của họat động chuỗi cung ứng 15
Hình 1.3: Các chức năng chính trong trung tâm phân phối 35



xi



KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu Nghĩa giải thích
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
BTS Build to stock
BTO Build to order
CNTT Công nghệ thông tin
CO Carbonmonoxide
IUU Quy định chống khai thác, đánh bắt thủy sản
bất hợp pháp của hội đồng Châu Âu
KHAOTA Hiệp hội Cá ngừ tỉnh Khánh Hòa
KCS Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm
PGĐ Phó Giám Đốc
ROS Return on sales
SCM Supply chain management
SCOR Supply Chain Operations Research
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam
VINATUNA Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam
VQTK Vòng quay tồn kho
VQTM Vòng quay tiền mặt
1




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cá ngừ đại dương là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp
phần đáng kể vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta. Tuy
nhiên, từ cuối năm 2012 đến nay, các hoạt động khai thác, thu mua, chế biến
và tiêu thụ cá ngừ gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu cá ngừ đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn như: tình trạng
không ổn định của nguồn cung ứng nguyên liệu, yêu cầu gắt gao về chất lượng
của người tiêu dùng, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ thủy
sản, qui định IUU về truy xuất nguồn gốc và sản xuất sản phẩm thân thiện với
môi trường. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước và các doanh nghiệp cần tổ
chức, quản lí khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo
chuỗi để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng chất lượng hàng hóa để tăng
giá trị dành cho người tiêu dùng.
Nằm trong hệ thống các công ty sản xuất và xuất khẩu thủy sản với mặt
hàng chủ lực là cá ngừ đại dương, công ty TNHH Hoàng Hải trong nhiều năm
qua liên tục mở rộng hoạt động sản xuất. Hiện nay trở thành một trong những
doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ hàng đầu của tỉnh Khánh Hòa. Dù vậy, công ty
cũng phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung ứng cá ngừ. Hoạt động
thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu qua các nậu vựa nên chịu ảnh hưởng
bởi sự phản ánh chưa đúng giá trị và thiếu liên kết với ngư dân.
Với mong muốn giúp công ty tìm kiếm giải pháp hoàn thiện chuỗi cung
ứng nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, kiểm soát tốt hơn chất lượng
sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của công ty TNHH Hoàng Hải”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2




- Tìm hiểu và nhận diện được mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng cá
ngừ đại dương tại công ty TNHH Hoàng Hải.
- Tìm hiểu các thành viên và cách thức công ty quản lý chuỗi cung ứng.
Đo lường hiệu quả hoạt động, đánh giá tình hình hoạt động và mối liên
kết của chuỗi nhằm chỉ ra những điểm đạt được, những mặt tồn tại cần
khắc phục trong chuỗi cũng như cơ hội, thách thức để công ty duy trì
chuỗi cung ứng.
- Đề xuất những biện pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chuỗi cung ứng và cách thức quản lý các thành viên trong
chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Hoàng Hải.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng của công ty Hoàng Hải.
- Thời gian: đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng của công ty Hoàng Hải
dựa trên số liệu được thu thập trong thời gian 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả: mô tả các hoạt động hiện tại của chuỗi cung ứng
và cách thức quản lý chuỗi của công ty.
Phương pháp thống kê, phân tích: Thông kê số liệu kế toán và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh để đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung
ứng. Phân tích ưu nhược điểm và thuận lợi, khó khăn của chuỗi cung ứng cá
ngừ đại dương tại công ty.
Phương pháp điều tra: điều tra về các nhà cung cấp nguyên liệu, khách
hàng, bộ phận thu mua, chế biến, phòng kinh doanh về công tác quản lý chất
lượng, tiêu thụ, các phương thức mua bán cũng như vận chuyển và quá trình
sản xuất, chế biến thông qua các bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp
3




qua điện thoại. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng ý kiến của các chuyên gia thu
thập được.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của bài báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo thì gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung
ứng.
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty
TNHH Hoàng Hải.
Chương 3: Một số đề xuất cải thiện chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương
của Công ty TNHH Hoàng Hải.
4



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
Những năm trước đây, cụm từ “chuỗi cung ứng” vẫn còn mới lạ với các
nhà quản trị Việt Nam. Họ chỉ mới bắt đầu tiếp cận với cụm từ logistics để mô
tả dòng chảy của hàng hóa mặc dù đối với các công ty nước ngoài chuỗi cung
ứng đã là một phần công việc hàng ngày phải làm. Hiện nay, hầu như mọi
người đều đã từng nghe đến khái niệm này, nhưng rất nhiều người lại không
hiểu được ý nghĩa của nó. Nhiều người khác lại hiểu nó theo nhiều nghĩa hoàn
toàn khác nhau về phạm vi và ứng dụng. Sự thiếu hiểu biết về chuỗi cung ứng
là một bất lợi trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.1.1. Điểm khác biệt giữa logistics và chuỗi cung ứng

1.1.1.1. Lịch sử phát triển của logistics và chuỗi cung ứng
a) Giai đoạn 1: Phân phối vật chất ( 60 – 70’s)
Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý như thế nào để
đảm bảo quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có
hiệu quả. Những hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng
hóa, quản lý tồn kho, đóng gói bao bì, phân loại….Những hoạt động nêu trên
được gọi là phân phối/cung ứng vật chất hay còn gọi là Logistics đầu vào. Họ
vẫn chưa chú ý đến việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc
thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm.
b) Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics (80 -90’s)
Các công ty kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (cung ứng vật tư) và đầu ra
(phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí và tăng thêm hiệu quả của quá trình
này. Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống Logistics. Đây là thời kỳ bản lề của
quản trị chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng
5



và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung cấp -
người mua - khách hàng.
c) Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị nối tiếp các hoạt
động từ người cung cấp - người sản xuất - khách hàng tiêu dùng sản phẩm,
cùng với việc lập chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm gia
tăng thêm giá trị sản phẩm. Quản trị chuỗi cung ứng coi trọng việc phát triển
các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất và người cung
cấp, với người tiêu dùng và các bên có liên quan như: các công ty vận tải, kho
bãi, giao nhận, người cung cấp công nghệ thông tin.
1.1.1.2. Logistics và quản trị logistics
a) Logistics

Là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên,
yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất,
nhà bán buôn, nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng
loạt hoạt động kinh tế.
b) Quản trị logistics ( Logistics management)
Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm
việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng
hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu
thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics gồm
quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lí kho bãi, nguyên vật liệu, thực
hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung
cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các
chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản
xuất, đóng gói, dich vụ khách hàng.
6



1.1.1.3. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
a) Chuỗi cung ứng
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”. Chuỗi cung ứng không
chỉ được tạo nên bởi sự kết hợp của các thành viên ngoài công ty mà bản thân
bên trong công ty, sự kết hợp giữa các phòng ban cũng tạo nên chuỗi cung
ứng.
b) Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM)
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt
động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt
động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao
gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung

cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị
chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các
công ty với nhau.
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị
logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp
về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản
phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
1.1.1.4. Phân biệt chuỗi cung ứng với logistics
So với logistics khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn, bao gồm cả
logistics và quá trình sản xuất. Chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động
mua hàng trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa
marketing và sản xuất.
Quản trị logistics chỉ liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi,
vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Quản trị chuỗi cung ứng bao
7



quát hơn khi quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất,
mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần.
Tiêu chí

Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị logistics
Tầm
ảnh
hưởng
- Dài hạn. - Ngắn hạn và trung
hạn.

Mục

tiêu
- Tối ưu hoá chi phí tổng thể hệ
thống. Giảm chi phí trên toàn
thể chuỗi dựa trên tăng cường
khả năng cộng tác và phối
hợp. Từ đó tăng hiểu quả trên
toàn bộ hoạt động quản trị
logistics.
- Thoả mãn yêu cầu về dịch vụ
của khách hàng.
- Giảm chi phí
logistics tăng chất
lượng dịch vụ.

Công
việc
- Bao gồm tất các các hoạt
động logistics và quản trị
nguồn cung cấp, sản xuất,
hợp tác và phối hợp với các
đối tác, khách hàng.
- Vận tải, kho bãi, dự
báo, đơn hàng, giao
nhận, dịch vụ khách
hàng.
Phạm vi
hoạt
động
- Quản trị cả bên trong lẫn bên
ngoài doanh nghiệp.

- Quản trị bên trong
doanh nghiệp.
1.1.2. Các thành phần của chuỗi cung ứng
Dựa trên 5 thành phần: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin
có thể xác định năng lực của chuỗi cung ứng tại một công ty. Mỗi thành phần
8



có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào
đó. Các thành phần này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công
ty. Quản trị chuỗi cung ứng cần có sự hiểu biết về các thành phần của chuỗi và
cách thức hoạt động của chúng.











Sơ đồ 1.1: Các tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng
(Nguồn: ThS. Nguyễn Kim Anh, 2006. Tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị
chuỗi cung ứng. Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh)
1.1.2.1. Sản xuất
Sản xuất là khả năng dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm.
Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần

này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề
cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất
của doanh nghiệp.
1. SẢN XUẤT
Sản xuất cái gì, bằng cách
nào và khi nào?

4. VẬN CHUYỂN
Vận chuyển sản phẩm bằng
cách nào và khi nào?

3. ĐỊA ĐIỂM
Nơi nào tốt nhất cho hoạt
đ

ng nào?

2. TỒN KHO
Sản xuất bao nhiêu và trữ
kho bao nhiêu?

5. THÔNG TIN
Nền tảng để đưa
ra các quyết định
Tính đáp
ứng và
tính hiệu
9




1.1.2.2. Tồn kho
Hàng tồn có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ
nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm mà nhà sản xuất, nhà phân phối
và nhà bán lẻ nắm giữ. Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như
thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công
ty. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết
bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi
nhuận đạt mức tối đa.
1.1.2.3. Địa điểm
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận
chuỗi cung ứng. Địa điểm tập trung vào khu vực đạt hiệu quả và tính kinh tế
cao. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt
nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền
cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1.1.2.4. Vận tải
Vận chuyển liên quan đến việc di chuyển nguyên vật liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng
đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn
phương thức vận chuyển.
Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: (i) Đường biển:
giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận.
(ii) Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao
nhận. (iii) Đường bộ: nhanh, thuận tiện. (iv) Đường hàng không: nhanh, giá
thành cao. (v) Phương tiện vận tải điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về
loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…) (vi)
Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa
là chất lỏng, chất khí…).
10




1.1.2.5. Thông tin
Thông tin là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn động
cơ chi phối chuỗi cung ứng kể trên, vì nó chính là sự liên kết tất cả những hoạt
động và tất cả công đoạn trong một chuỗi cung ứng. Nếu thông tin chuẩn xác
sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ
thống quản trị chuỗi cung ứng sẽ không thể phát huy tác dụng.
1.1.3. Cấu trúc hoạt động của chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Chỉ bao gồm doanh nghiệp (bản thân đơn vị sản xuất), nhà cung cấp và
khách hàng. Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản để tạo nên một chuỗi cung ứng.


Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung ứng đơn giản
(Nguồn: ThS. Nguyễn Kim Anh, 2006. Tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị
chuỗi cung ứng. Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh)
a) Nhà cung cấp
Là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết
cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là
đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản
phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh
doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.
b) Đơn vị sản xuất
Là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình
sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất
được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.
Nhà cung cấp Đơn vị sản xuất Khách hàng

×