Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đề xuất và đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho Công ty TNHH Thủy sản Hoàng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 73 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



HÀ THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
HOÀNG HẢI


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD: TS. ĐỖ LÊ HỮU NAM


Nha Trang, tháng 06 năm 2014
i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em đã đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của rất
nhiều ngƣời.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Công nghệ thực phẩm
đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức trong suốt bốn năm học qua, giúp em có thêm
hiểu biết và xử lý đề tài theo khả năng của mình, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn


chân thành đến TS. Đỗ Lê Hữu Nam, cảm ơn thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
em định hƣớng nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đồ án.
Xin cảm ơn các cô, chú, anh chị trong công ty TNHH Thủy sản Hoàng Hải
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết cho
nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã ở bên
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đề tài đã hoàn thành, nhƣng do còn hạn chế về kiến thức thực tế và
thời gian thực hiện nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô
góp ý bổ sung để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin gửi đến mọi ngƣời lời cảm ơn chân thành và chúc sức khỏe.
Trân trọng

Hà Thị Thủy





ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan về SXSH 3

1.1.1 Khái niệm SXSH 3
1.1.2 Điều kiện áp dụng SXSH 4
1.1.3 Phƣơng pháp luận đánh giá SXSH 4
1.1.4 Phân loại các giải pháp SXSH 6
1.1.5 Lợi ích từ việc áp dụng SXSH 8
1.1.6 Những rào cản trong việc thực hiện SXSH 9
1.1.7 Tình hình áp dụng SXSH 10
1.2 Tổng quan về ngành thủy sản và các giải pháp SXSH đã áp dụng 15
1.2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản Việt Nam 15
1.2.2 Tình hình áp dụng SXSH trong các công ty CBTS ở Việt Nam 17
1.2.3 Kết quả áp dụng SXSH trong ngành CBTS Việt Nam 18
1.3 Tổng quan về Công ty TNHH Thủy sản Hoàng Hải 19
1.3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty[10] 19
1.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy, xu hƣớng phát triển sản xuất và
kinh doanh của nhà máy 19
1.3.3 Cơ cấu sản phẩm, sản lƣợng, thị trƣờng tiêu thụ 20
1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy 21
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 21
1.4.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất 22
1.5 Hiện trạng môi trƣờng của công ty 23
iii

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SXSH 26
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 26
2.1.1 Loài thủy sản 26
2.1.2 Sản phẩm thủy sản 30
2.2 Quy trình chế biến cá ngừ xông CO 32
2.3 Phạm vi nghiên cứu 35
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 35
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG

CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁ NGỪ XÔNG CO 38
3.1 Quy trình sản xuất, đầu vào và đầu ra của các công đoạn 38
3.1.1 Sơ đồ dòng chi tiết và cân bằng vật chất 38
3.1.2 Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất 39
3.1.3 Cân bằng vật chất và đánh giá năng lƣợng 40
3.1.3.1 Cân bằng vật chất 40
3.1.3.2 Đánh giá năng lƣợng 41
3.1.4 Định giá dòng thải 44
3.2 Phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp và sàng lọc các cơ hội SXSH 45
3.3 Phân tích tính khả thi và lựa chọn các cơ hội SXSH 48
3.4 Đánh giá chung lợi ích về kinh tế, kỹ thuật và môi trƣờng cho các giải pháp
chọn lựa 53
3.5 Chọn lựa các giải pháp theo thứ tự ƣu tiên 55
3.6 Kế hoạch thực hiện SXSH tại công ty 57
3.6.1 Thành lập nhóm SXSH 57
3.6.2 Đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân tại Công ty 58
3.6.3 Thực hiện các giải pháp SXSH đã đề xuất lựa chọn 58
3.7 Lợi ích đạt đƣợc khi áp dụng SXSH cho công ty 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65
iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXSH: Sản xuất sạch hơn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
CTR: Chất thải rắn

BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demend)
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demend)
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)
UNEP: Chƣơng trình môi trƣờng của Liên Hợp Quốc (United
Nations Enviroment Programme)
















v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1-1: Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam 12
Bảng 1-2: Kết quả đạt đƣợc của một số chỉ tiêu ở giai đoạn I 18
Bảng 1-3: Kết quả đạt đƣợc một số chỉ tiêu ở giai đoạn II 18
Bảng 1-4: Lƣu lƣợng nƣớc sử dụng trong một ngày của Công ty 23
Bảng 1-5: Bảng kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải năm 2013 của công ty 24

Bảng 1-6: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sản xuất năm 2013 24
Bảng 1-7: Phân loại chất thải rắn 25
Bảng 2-1: Bảng đánh giá chất lƣợng nguyên liệu cá dựa trên chỉ tiêu đánh giá cảm
quan của công ty 29
Bảng 3-1: Cân bằng nguyên vật liệu cho trọng tâm thực hiện sản xuất (tính cho
1000kg NL) 40
Bảng 3-2: Danh mục các thiết bị tiêu thụ năng lƣợng tại công ty. 42
Bảng 3-3: Thống kê đèn tại các khu vực trong Công ty 43
Bảng 3-4: Định giá dòng thải cho trọng tâm thực hiện SXSH 44
Bảng 3-5: Phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp SXSH và sàng lọc các cơ
hội 46
Bảng 3-6: Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH 48
Bảng 3-7: Chi phí đầu tƣ cho giải pháp 10,11,12 52
Bảng 3-8: Tổng kết chi tiết các giải pháp SXSH 54
Bảng 3-9: Lựa chọn các giải pháp theo thứ tự ƣu tiên. 56
Bảng 3-10: Thành lập nhóm SXSH 57
Bảng 3-11 Danh sách những bộ phận chịu trách nhiệm đối với từng giải pháp và kế
hoạch quan trắc thực hiện 58



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Sơ đồ các bƣớc thực hiện SXSH 4
Hình 1-2 : Phân loại các giải pháp SXSH 6
Hình 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 21
Hình 1-4: Sơ đồ tổ chức sản xuất 22
Hình 2-1: Cá ngừ vây vàng 26
Hình 2-2: Cá ngừ mắt to 27

Hình 2-3: Một số sản phẩm của Công ty 31
Hình 2-4: Quy trình chế biến cá ngừ xông CO 32
Hình 3-1: Sơ đồ đầu vào và đầu ra của các công đoạn 38
Hình 3-2: Suất tiêu thụ năng lƣợng theo sản lƣợng sản xuất. 42
Hình 3-3: Phân chia việc sử dụng năng lƣợng trong các khu vực. 43










1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nƣớc ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện rất
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nƣớc. Nhiều ngành công nghiệp
đƣợc xây dựng với quy mô lớn, nhiều doanh nghiệp, nhà máy, công ty ngày càng
phát triển để khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng.
Cũng nhƣ các ngành khác, ngành công nghiệp chế biến thủy sản cũng đang
từng bƣớc vƣơn lên khẳng định vị trí của mình. Ở nƣớc ta ngành công nghiệp chế
biến thủy sản đƣợc xem là ngành công nghiệp mũi nhọn và là ngành công nghiệp
quan trọng. Nhƣng bên cạnh đó, chế biến thủy sản cũng là ngành công nghiệp tiêu
thụ nhiều tài nguyên và tạo ra nhiều chất thải. Các cơ sở chế biến ngày càng phát
triển kéo theo hàng loạt vấn đề môi trƣờng đang xảy ra theo chiều hƣớng xấu đi một
cách rõ rệt đặc biệt là môi trƣờng nƣớc. Hàng ngày ngành công nghiệp chế biến

thủy sản thải ra một lƣợng nƣớc thải rất lớn với hàm lƣợng chất hữu cơ cao. Tuy
vậy, các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng hiện nay của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực chế biến thủy sản vẫn thƣờng là xử lý cuối đƣờng ống. Thực hiện giải pháp
này đòi hỏi chi phí đầu tƣ cao, không hạn chế đƣợc lƣợng độc tính của chất thải.
Ngoài ra xử lý cuối đƣờng ống có thể tăng tiêu thụ tài nguyên và tạo ra nhiều chất
thải mới mà độc tính ta chƣa thể tính hết đƣợc.
Hiện nay một cách tiếp cận có thể hạn chế các ô nhiễm môi trƣờng và tiết
kiệm đƣợc nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất đang đƣợc áp dụng là giải
pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). Áp dụng SXSH không chỉ để cải thiện đƣợc môi
trƣờng mà mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời hình ảnh của doanh nghiệp cũng đƣợc nâng cao khi
áp dụng SXSH. Vì vậy một biện pháp bảo vệ môi trƣờng mà không tiêu tốn nhiều
và tăng hiệu quả sản xuất cho Công ty TNHH Thủy sản Hoàng Hải là hết sức cần
thiết và đây cũng là lý do thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất và đánh giá các
2

giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho công ty TNHH Thủy sản Hoàng Hải”
tạo điều kiện cho sự phát triển đi lên của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu
- Giảm lƣợng chất thải trong quá trình sản xuất từ đó góp phần làm giảm thiểu
ô nhiễm môi trƣờng cho công ty đồng thời bảo vệ môi trƣờng chung cho toàn
xã hội.
- Tiết kiệm đƣợc nguyên, nhiên vật liệu và năng lƣợng trong quá trình sản xuất
đem lại lợi ích về kinh tế và uy tín cho công ty.
- Tuân thủ các quy định, luật môi trƣờng tốt hơn.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đƣa ra, đồ án chủ yếu tập trung nghiên
cứu các nội dung sau:
- Tổng quan về SXSH.
- Khái quát hoạt động của công ty TNHH Thủy sản Hoàng Hải, tìm hiểu hiện

trạng môi trƣờng tại công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất và đánh giá các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này đƣợc thực hiện dựa vào hiện trạng thực tế của Công ty nên các giải
pháp đƣa ra mang tính khả thi, thực tế cao. Áp dụng phƣơng pháp luận đánh giá
SXSH một cách linh hoạt dựa vào tình hình thực tế của công ty, thể hiện tính mới,
tính sáng tạo của đề tài so với phƣơng pháp đánh giá SXSH chung.
Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí
sản xuất, giảm phát sinh chất thải, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình
sản xuất và nâng cao uy tín thƣơng hiệu cho công ty. Làm cơ sở để công ty xây
dựng hệ thống quản lý chất lƣợng, điều kiện làm việc và môi trƣờng theo tiêu chuẩn
ISO 14001.


3

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về SXSH
1.1.1 Khái niệm SXSH
Theo UNEP “ SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lƣợc phòng ngừa
tổng hợp về môi trƣờng vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và các dịch vụ nâng
cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng” [17]. Nhƣ
vậy SXSH chính là cách tiếp cận mới và có tính sáng tạo đối với sản phẩm và quá
trình sản xuất.
- Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng
lƣợng, loại bỏ nguyên liệu độc hại, làm giảm chất thải và chất phát thải.
- Đối với việc thiết kế và phát triển sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các
tác động xấu tới toàn bộ chu trình của sản phẩm, từ khai thác nguyên liệu đến việc
thải bỏ cuối cùng.
- Đối với ngành dịch vụ: SXSH bao gồm sự kết hợp các nội dung về môi

trƣờng vào việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ.
SXSH (cleaned production- CP) là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra phƣơng
thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lƣợng và nƣớc một cách tối ƣu, đồng thời
giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trƣờng. Bằng cách khảo
sát quy trình sản xuất một cách hệ thống, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm
đầu ra. SXSH có thể giúp những giải pháp tiết kiệm rất thực tế, để từ đó tiết kiệm
chi phí cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trƣờng. [13]
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên
nhiên liệu và năng lƣợng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị
thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa đƣợc chuyển vào thành phẩm. Để
đạt đƣợc điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành
cũng nhƣ thiết bị sản xuất.

4

1.1.2 Điều kiện áp dụng SXSH
Áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp, công ty đem lại hiệu quả rất lớn về mặt
kinh tế và môi trƣờng. Tuy nhiên trƣớc khi áp dụng phải đáp ứng đƣợc các điều
kiên cụ thể sau đây:
- Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo.
- Có sự tham gia của công nhân vận hành.
- Làm việc theo nhóm.
- Phƣơng pháp luận khoa học.
- Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát triển
quốc gia.
- Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH.
- Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH.
- Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích.
1.1.3 Phương pháp luận đánh giá SXSH
Đánh giá SXSH là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại bao gồm 6 bƣớc [13]:




Hình 1-1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH
5

Các bƣớc thực hiện cơ bản:





























Bƣớc 1: HÌNH THÀNH CHƢƠNG TRÌNH (KHỞI ĐỘNG)
- Nhiệm vụ 1: thành lập nhóm sản xuất sạch hơn
- Nhiệm vụ 2: liệt kê các công đoạn sản xuất
- Nhiệm vụ 3: xác định và lựa chọn các công đoạn gây lãng phí nhất
Bƣớc 2: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT
- Nhiệm vụ 4: xây dựng sơ đồ dòng cho trọng tâm kiểm soát
- Nhiệm vụ 5: cân bằng vật chất và năng lƣợng
- Nhiệm vụ 6: xác định chi phí dòng thải
- Nhiệm vụ 7: phân tích nguyên nhân
Bƣớc 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
- Nhiệm vụ 8: đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn
- Nhiệm vụ 9: sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn
Bƣớc 4: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
- Nhiệm vụ 10: đánh giá khả thi về kỹ thuật
- Nhiệm vụ 11: đánh giá khả thi về kinh tế
- Nhiệm vụ 12: đánh giá ảnh hƣởng về môi trƣờng
- Nhiệm vụ 13: lựa chọn các cơ hội để thực hiện
-
Bƣớc 5: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
- Nhiệm vụ 14: chuẩn bị thực hiện các giải pháp
- Nhiệm vụ 15: thực hiện các cơ hội sản xuất sạch hơn
- Nhiệm vụ 16: quan trắc và đánh giá các kết quả
6






1.1.4 Phân loại các giải pháp SXSH
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi, mà còn là thay đổi
trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể đƣợc
chia thành 3 nhóm sau:
















Hình 1-2 : Phân loại các giải pháp SXSH
a. Giảm chất thải tại nguồn
- Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH. Quản lý nội
vi không đòi hỏi chi phí đầu tƣ và có thể thực hiện ngay sau khi xác định đƣợc các
giải pháp.
Bƣớc 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
- Nhiệm vụ 17: duy trì sản xuất sạch hơn

- Nhiệm vụ 18: lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá.
Phân loại các giải pháp SXSH
Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá trình tốt
Thay đổi nguyên liệu
Cải tiến thiết bị
Công nghệ sản xuất mới
Tuần hoàn
Thay đổi sản phẩm
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ
Tạo ra sản phẩm phụ
Cải tiến sản phẩm
Thay đổi bao bì
7

- Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất đƣợc tối ƣu
hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của
quá trình sản xuất nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…cần đƣợc giám sát và
duy trì càng gần với nhiệt độ tối ƣu càng tốt.
- Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trƣờng. Thay đổi nguyên liệu còn có
thể là việc mua nguyên liệu có chất lƣợng tốt hơn để đạt đƣợc hiệu suất sử dụng cao
hơn.
- Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ƣu kích thƣớc
kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận
cần thiết trong thiết bị.
- Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới có hiệu quả hơn, giải
pháp này yêu cầu chi phí đầu tƣ cao hơn các giải pháp SXSH khác. Mặc dù vậy, tiềm

năng tiết kiệm và cải thiện chất lƣợng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
b. Tuần hoàn
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất.
- Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán cho các cơ sở sản xuất khác.
c. Cải tiến sản phẩm
- Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện các yêu cầu đối với sản phẩm đó để
làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm đƣợc lƣợng nguyên
liệu và hóa chất độc hại sử dụng.
- Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lƣợng bao bì sử dụng, đồng thời
bảo vệ đƣợc sản phẩm.
8

1.1.5 Lợi ích từ việc áp dụng SXSH
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp không kể lớn hay nhỏ.
SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất thải. Các lợi ích này có thể
tóm tắt nhƣ sau:
- Giảm chi phí sản xuất: SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên
vật liệu, năng lƣợng trong quy trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật
liệu và năng lƣợng một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra khi áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sử
dụng các phế phẩm, tiết kiệm đƣợc nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý.
- Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lƣợng nguyên vật liệu
thất thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối
lƣợng và tốc độ độc hại của chất thải cuối đƣờng ống vì vậy chi phí liên quan đến
xử lý chất thải sẽ giảm và chất lƣợng môi trƣờng của công ty đƣợc cải thiện.
SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lí môi trƣờng
theo tiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 mở ra một thị trƣờng mới và khả
năng tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu tốt hơn.

- Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp
Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tƣ cho SXSH bao gồm
các thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trƣờng. Đây là cơ sở cho
việc tiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trƣờng.
Môi trƣờng làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trƣờng
SXSH còn cải thiện các vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên. Các
điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm
soát chất thải tránh lãng phí gây ô nhiễm làm mất mỹ quan và ảnh hƣởng đến sức
khỏe ngƣời sản xuất.
9

1.1.6 Những rào cản trong việc thực hiện SXSH
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải
thiện môi trƣờng làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên trong quá
trình áp dụng lại phát sinh một số rào cản sau:
 Về nhận thức của các doanh nghiệp
- Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, cho rằng
SXSH là việc rất khó thực hiện và khi áp dụng sẽ tốn kém nhiều.
- Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất.
- Hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất còn rất nghèo nàn.
- Thƣờng tập trung vào xử lý cuối đƣờng ống.
- Chƣa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
- Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tƣ cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền
hà, rắc rối.
- Xem SXSH nhƣ là một dự án chứ không phải một chiến lƣợc đƣợc thực hiện
liên tục của công ty.
 Về phía tổ chức, quản lý của các cơ quan nhà nƣớc
- Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc bảo vệ
môi trƣờng nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng SXSH nói riêng.
- Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lƣợc và chính sách phát triển công

nghiệp thƣơng mại.
- Chƣa tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
- Luật môi trƣờng chƣa có tính nghiêm minh, việc cƣỡng chế thực hiện luật
môi trƣờng chƣa chặt chẽ. Các quy định về môi trƣờng còn quá tập trung vào xử lý
cuối đƣờng ống.
 Về kỹ thuật.
- Thiếu các phƣơng tiện về kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả.
- Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.
- Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ tốt
nhất hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.
10

 Các cơ quan tƣ vấn
Thiếu các chuyên gia tƣ vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp khác nhau.
1.1.7 Tình hình áp dụng SXSH
a. Trên thế giới
Trong vòng những năm 80 trở lại đây, “Sản xuất sạch hơn” đƣợc áp dụng rộng
rãi ở các nƣớc trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trƣờng tại nguồn
trong các quá trình sản xuất. SXSH là cách tiếp cận chủ động, theo hƣớng “Dự đoán
và phòng ngừa” ô nhiễm từ chất thải phát sinh trong các sản xuất công nghiệp.
- Năm 1989, chƣơng trình Môi trƣờng của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đƣa ra
sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động
viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới.
- Năm 1990 tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các
hƣớng hoạt động về SXSH trên cơ sở chƣơng trình hợp tác với UNEP về Công
nghệ và Môi trƣờng.
- Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH đƣợc thành lập, trong đó có Việt
Nam. Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chính sách tuyên
bố cam kết về chiến lƣợc và thực hiện SXSH.
- SXSH đã đƣợc áp dụng thành công ở các nƣớc nhƣ: Lithuania, Trung Quốc,

Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Tanzania, Meehico,…Và đang đƣợc công nhận là một cách
tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trƣờng công nghiệp.
- Ở Lithuania, vào những năm 1990 có 30% các công ty triển khai SXSH.
- Ở Cộng hòa Séc, 24 trƣờng hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy chất
thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm. Lợi ích kinh tế ƣớc tính
khoảng 24 tỷ USD/năm.
- Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm
(ở nhà máy xi măng). Thời gian thu hồi vốn đầu tƣ cho SXSH không đến một năm.
- Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngành công
nghiệp đã cho thấy SXSH đã giảm đƣợc ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp 5
lần so với các phƣơng pháp truyền thống
11

- Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình 2 công ty: công ty
liên doanh HERO HONDA Motors (Ấn Độ: 55%, Nhật: 45%) và công ty Tehri
Pulp and Perper limited (bang Musaffarnagar), sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn
50% nƣớc tiêu thụ, giảm 26% năng lƣợng tiêu thụ, giảm 10% lƣợng hơi tiêu
thụ…Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000 USD. [7], [17]
Nguồn: sản xuất sạch hơn toàn thế giới (Cleaner production worldwide,
UNEP,1995).
b. Ở Việt Nam
SXSH đƣợc biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998 dƣới sự hỗ trợ của UNIDO
và UNEP trung tâm sản xuất sạch quốc gia tại VIệt Nam đã đƣợc thành lập. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/9/1999, Bộ trƣởng Bộ khoa học
công nghệ và môi trƣờng đã kí vào tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết
của chính phủ trong việc phát triển đất nƣớc theo hƣớng bền vững.
Theo báo cáo của cục bảo vệ môi trƣờng có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: sản xuất hóa
chất tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim…đã đƣợc
thông báo về chƣơng trình này. Nhƣng đến nay số lƣợng các doanh nghiệp tham gia

SXSH chỉ khoảng 199 doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành, con số này còn quá nhỏ so
với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở nƣớc ta. Hầu hết các doanh nghiệp khi
áp dụng sản xuất sạch hơn đều giảm từ 20-35% lƣợng chất thải, tiết kiệm đƣợc trên
2-3 tỷ đồng/năm là phổ biến, thậm chí đã có 3 doanh nghiệp giảm trên 50% lƣợng
nƣớc thải và hóa chất. Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt
Nam đƣợc thể hiện qua bảng 2-1 dƣới đây: [8]
12

Bảng 1-1: Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam
Tên ngành
SLDN
Địa điểm
Kết quả sau khi áp dụng
SXSH
Dệt
4
Nam Định, Hà
Nội, Tp.HCM
Tiết kiệm 15.000 USD,
giảm tới 14% ô nhiễm
không khí, 114% các khí
gây hiệu ứng nhà kính
(GHG), 20% sử dụng hóa
chất, 14% điện và 14% tiêu
thụ dầu DO
May
1
Tp.HCM
Tiết kiệm đƣợc 12,77 tỷ
đồng về điện và dầu FO,

giảm thải ra môi trƣờng
10.780 tấn CO
2

Thực
phẩm và
bia
Thạch
trắng,
bia, hải
sản
4
Hải Phòng,
Ninh Bình,
Tp.HCM
Tiết kiệm 55.000 USD,
giảm tới 13% ô nhiễm
không khí, 78% GHG, 34%
chất thải rắn, 40% hóa chất
sử dụng, 78% tiêu thụ điện
và 13% tiêu thụ than

1
Tp.HCM
Tiết kiệm 300.000 USD,
các lợi ích khác chƣa đƣợc
đánh giá
Đƣờng
1


Tiết kiệm 125.00 USD, các
lợi ích khác chƣa đƣợc
đánh giá
Dầu ăn
1
Nhà máy dầu
Tân Bình-
Lƣợng nƣớc cần cho 1 tấn
sản phẩm giảm từ 6-8 m
3

13

Tp.HCM
xuống còn 3-4 m
3
nƣớc cần
phải xử lý trong ngày,
lƣợng dầu FO sử dụng
giảm khoảng 1-1,5
tấn/ngày nên lƣợng ô
nhiễm khí thải ra môi
trƣờng cũng giảm
Kim loại
2
Nam Định,
Hải Phòng
Tiết kiệm đƣợc 357.000
USD, giảm 15% ô nhiễm
không khí, 20% chất thải

rắn, 5% tiêu thụ điện, 15%
tiêu thụ than
Giấy và
bột giấy
Giấy
in, giấy
tissue

carton
3
Phú Thọ,
Tp.HCM
Tiết kiệm 334.000 USD,
giảm tới 35% ô nhiễm
không khí, góp phần vào
việc giảm khí thải 950 tấn
CO
2
/năm, giảm 20% thất
thoát tơ sợi, 30% nƣớc thải,
20% tiêu thụ điện và than
Bột
giấy
6
Phú Thọ, Hòa
Bình,
Tp.HCM
Tiết kiệm 370.000 USD,
giảm 42% nƣớc thải, 70%
tải lƣợng ô nhiễm COD

Giấy
1
Công ty giấy
Việt Trì Phú
Thọ
Tiết kiệm 2.226 triệu
đồng/năm, giảm 6% lƣợng
bột giấy, 29% hóa chất tẩy,
15% nƣớc sử dụng, giảm
550.000 m
3
nƣớc thải, 30%
tải lƣợng hữu cơ.
14

Cao su
1
Cơ sở chế biến
cao su Tấn
Thành
Giảm lƣợng nƣớc thải xử lí
ở khâu tách tạp chất và
thay nƣớc ở bể làm sạch
nguyên liệu là 23,5
m
3
/ngày tƣơng đƣơng
86.950 VNĐ/ngày và lƣợng
nƣớc tiêu thụ giảm 20%,
tiết kiệm chi phí cho điện

năng 900.999 VNĐ/tháng
Vật liệu
xây
dựng
Xi
măng
1
Cần Thơ 2001
Tiết kiệm 249.000 USD,
giảm 2% clinker, 14%
thạch cao và 7,4% điện
Tấm
lợp
amiang
1
Công ty cổ
phần Bạch
Đằng
Tiết kiệm 252 tấn
amiang/năm, 350 tấn xi
măng/năm, giảm tỷ lệ sản
phẩm chất lƣợng thấp từ
5%-3%, tiết kiệm 247.000
USD/năm

Gạch
1
Công ty gạch
ốp lát Hà Nội
Giảm phát thải 344 tấn khí

CO
2
/năm
Thép
1
Nam Định
Lố rỉ sau ủ mỏng hơn
khoảng 50%, giảm 39%
lƣợng axit HCl, giảm 39%
lƣợng sản phẩm kém chất
lƣợng, tiết kiệm đƣợc 139
triệu/năm
Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (2007).
15

1.2 Tổng quan về ngành thủy sản và các giải pháp SXSH đã áp dụng
1.2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản Việt Nam
 Giới thiệu chung về ngành chế biến thủy sản [12]
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, thƣơng mại của
Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng đã có thêm nhiều cơ hội thuận lợi
để các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc phát triển. Việt Nam hiện đƣợc xếp vào
nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản.
Điều này đƣợc thể hiện khi Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về sản
xuất và xuất khẩu thủy sản.
Ƣớc tính năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc
kỷ lục mới 6,8 tỷ USD. Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu thủy sản đi 156 thị trƣờng
với tổng giá trị ƣớc đạt 6,2 tỷ USD, tăng trên 1% so với năm 2011.
Top 10 thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc & Hồng Kông, ASEAN, Australia, Canada, Mexico, Nga, chiếm
khoảng 85% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh lợi ích về kinh tế đó, ngành thủy sản cũng mang lại
không ít những tác động xấu đến chất lƣợng môi trƣờng và hệ sinh thái xung quanh
nơi sản xuất. Cũng nhƣ nhiều hoạt động chế biến thực phẩm khác, hoạt động chế
biến thủy sản cũng liên quan đến nhiều vấn đề tiêu thụ điện nƣớc, năng lƣợng và
thải ra một lƣợng nƣớc thải có hàm lƣợng hữu cơ cao. Tiếng ồn, mùi cũng là những
vấn đề đáng quan tâm tại một số công ty chế biến thủy sản hiện nay.
 Đặc trưng ô nhiễm của ngành thủy sản
 Nƣớc thải
Nguyên liệu của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng từ các loại
thủy hải sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng khá
đa dạng tùy theo từng mặt hàng nguyên liệu và đặc tính loại sản phẩm (thủy sản
tƣơi sống đông lạnh, thủy sản khô, thủy sản luộc cấp đông…). Do sự phong phú về
loại nguyên vật liệu và sản phẩm nên thành phần và tính chất nƣớc thải công nghiệp
chế biến thủy sản cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Trong quy trình công nghệ chế
16

biến các loại thủy sản, nƣớc thải chủ yếu sinh ra từ công đoạn rửa và sơ chế nguyên
liệu. Trong nƣớc thải chứa nhiều mảnh vụn thịt, ruột và nội tạng của các loại thủy
sản, các mảnh vụn này thƣờng dễ lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc có khuynh hƣớng giảm dần ở những chu kì
rửa sau cùng. Nhìn chung, nƣớc thải công nghiệp chế biến thủy sản bị ô nhiễm hữu
cơ ở mức độ khá cao, COD trong nƣớc thải dao động trong khoảng 1000 đến 1200
mg/l, BOD
5
vào khoảng 600 đến 950 mg/l, tỉ số BOD/COD vào khoảng 75% đến
80%. Hàm lƣợng Nito hữu cơ trong nƣớc thải cũng rất cao từ 70 đến 110 mg/l rất dễ
gây ra mùi hôi thối rất khó chịu và đặc trƣng. Do vậy xử lý nƣớc thải công nghiệp
chế biến thủy sản (CNCBTS) là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết.
 Khí thải
- Trƣớc hết là mùi hôi, mùi tanh của nguyên liệu. Nguyên liệu từ công đoạn

thu mua qua sơ chế, tinh chế đều tạo ra mùi tanh đặc trƣng của các loại thủy sản.
- Khí Clo thải ra trong quá trình rửa và khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm
ở công đoạn sơ chế và tinh chế. Khử trùng dụng cụ, thiết bị, rửa nhà xƣởng chế
biến…, bảo quản sản phẩm ở công đoạn cấp đông.
- Khí thải, bụi sinh ra từ quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên liệu của xe
bảo ôn và các phƣơng tiện vận chuyển tạo ra khí CO, SO
2
, NO
x

- Các chất khí độc có thể bị rò rỉ trong thiết bị làm lạnh nhƣ NH
3

- Khói thải trong quá trình vận hành lò hơi, vận hành máy phát điện…
 Chất thải rắn
Chủ yếu là các nguyên liệu phế thải (nguyên liệu ƣơn, thối, đầu tôm, vỏ tôm, ruột
cá), nguyên liệu không đạt yêu cầu, các bao bì, giấy gói hỏng (giấy carton, bao
nylon, dây cột) và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty.
 Hiện trạng quản lý môi trƣờng trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Hầu hết công tác quản lý môi trƣờng trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản
mang tính đối phó với các cơ quan quản lý môi trƣờng và ngƣời dân xung quanh.
- Hầu hết không có phòng hoặc cán bộ chuyên trách về môi trƣờng.
- Không đƣợc đào tạo chuyên sâu về môi trƣờng.
17

- Đào tạo và nâng cao nhận thức môi trƣờng cho cán bộ công nhân viên
thƣờng không nằm trong kế hoạch chung của doanh nghiệp.
 Đối phó với cơ quan quản lý môi trƣờng.
- Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải nhƣng không hoạt động hoặc chỉ
hoạt động khi cơ quan môi trƣờng đến kiểm tra.

- Làm các báo cáo thử mẫu hoặc gửi mẫu phân tích các thông số môi trƣờng
nhƣng chỉ mang tính hình thức.
 Đối với ngƣời dân.
- Đầu tƣ xây dựng các thiết bị xử lý đầu, cuối nhƣng không hiệu quả.
- Xả thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng nhƣng trả một khoản tiền nhỏ cho
ngƣời dân xung quanh để bù đắp những ô nhiễm họ phải gánh chịu.
1.2.2 Tình hình áp dụng SXSH trong các công ty CBTS ở Việt Nam
Hiện nay, ở một số doanh nghiệp chế biến thủy sản của nƣớc ta thiết bị đã cũ,
công nghệ chƣa thật sự tối ƣu…Điều này đã tác động đến môi trƣờng xung quanh.
Thời gian qua, để giải quyết các vấn đề trên, các nhà máy chế biến thủy sản đã tiến
hành đổi mới các trang thiết bị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng
và hoàn thiện dây chuyền chế biến, hệ thống xử lý nƣớc thải…nhằm đáp ứng những
yêu cầu về công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc
đầu tƣ cho các công trình xử lý chất thải thƣờng rất tốn kém và khó thực hiện.
Trong khi đó, hiệu quả của việc đầu tƣ thông qua các giải pháp SXSH sẽ góp phần
quan trọng cải thiện có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và phát huy tốt hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc điều đó đã có một số công ty đã
và đang triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn nhƣ: Công ty cổ phần nhập khẩu thủy
sản Nghệ An II, Công ty TNHH Thái An, Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản
Thọ Quang…[14]
18

1.2.3 Kết quả áp dụng SXSH trong ngành CBTS Việt Nam
SXSH đƣợc đƣa vào thực tế trong ngành CBTS Việt Nam từ năm 2000 qua
dự án SEAQUIP. Bƣớc đầu tiên của dự án này là thực hiện các khóa đào tạo chung
và tại chỗ cho hơn 560 lƣợt cán bộ kỹ thuật và quản lý về:
 Quản lý môi trƣờng
 Kỹ thuật thực hiện SXSH
 Kiểm toán năng lƣợng
Bƣớc đầu thực hiện SXSH đã có một kết quả đáng khích lệ. Kết quả áp dụng SXSH

trong ngành CBTS Việt Nam đƣợc chia thành 2 giai đoạn. [14]
Giai đoạn 1 (2000-2003)
- Thực hiện tổng số 1029 giải pháp.
- Giảm các định mức tiêu thụ (so với số liệu nền)
Bảng 1-2: Kết quả đạt đƣợc của một số chỉ tiêu ở giai đoạn I
Chỉ
tiêu
Nƣớc
Điện
Đá
COD
BOD
5

TSS
Tổng tiền
tiết kiệm
đƣợc 4,3
tỷ đồng
Tỷ lệ
%
30-40
30
14-40
47
37,5
22,5
Giai đoạn 2(2003-2005)
- Thực hiện tổng số 187 giải pháp.
- Giảm các định mức tiêu thụ (so với số liệu nền).

Bảng 1-3: Kết quả đạt đƣợc một số chỉ tiêu ở giai đoạn II
Chỉ tiêu
Nƣớc
Điện
Đá
Tổng tiền
tiết kiệm
đƣợc 892
triệu đồng
Tỷ lệ %
20-23
11-25
18-24

×