Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.94 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang từng bước phát triển thì nhu cầu về vốn
đối với nền kinh tế là rất lớn. Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi hỏi phải có các
phương tiện để dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Và, một trong các
phương tiên dẫn vốn hữu hiệu nhất chính là thông qua các tổ chức tài chính trung
gian. Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có vốn
trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện
sự dẫn vốn thông qua một cầu nối, nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn
phải thông qua người thứ ba. Đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ
chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng,
các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài
chính… hay nói cách khác là thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phi
ngân hàng.
Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường hay giao dịch nhất,
nhưng đó không phải là nơi duy nhất. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty
bảo hiểm, vay một món nợ của công ty tài chính để làm vốn kinh doanh... Trong
mỗi cuộc giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chúc tài chính phi ngân hàng đóng vai trò
quan trong trong việc huy động vốn từ những người cho vay tới những người đi vay
giống như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính
quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ
tương tự như hoạt động ngân hàng.Như vậy, vai trò của các tổ chức tài chính phi
ngân hàng đối với nền kinh tế là rất quan trọng. Phát triển các định chế tài chính phi
ngân hàng trong sự hòa hợp cùng dịch vụ tài chính ngân hàng là cơ sở để hoàn thiện
thị trường tài chính, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập.Chính vì các lý do trên, chúng em chọn đề tài “ Các tổ chức tài chính phi
ngân hàng ”để làm rõ hơn về hoạt động của các tổ chức này. Trong bài này chỉ tập
trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình
tổ chức sau: Công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ trợ cấp và hưu trí, công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm.


1
NỘI DUNG
1. Công ty bảo hiểm.
1.1. Khái niệm.
Công ty bảo hiểm là trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự
kiện không mong đợi xảy ra. Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận
bảo hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên thị
trường tài chính..
1.2. Phân loại.
Có 2 dạng công ty bảo hiểm là công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm
tài sản và tai nạn.
• Công ty bảo hiểm nhân thọ:
Phát hành bảo hiểm chủ yếu liên quan đến sinh mạng, cuộc sông và tuổi thọ
con người.
• Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn:
Bảo hiểm cho một loạt các sự kiện không định trước khác nhau liên quan đến
tài sản như:
+ Mất mát, hư hỏng tài sản.
+ Mất hay thiệt hại khả năng tạo thu nhập của tài sản.
+ Thiệt hại hay thương tật gây ra cho chủ thể thứ ba.
+ Thiệt hại hay thương tật do tai nạn nghề nghiệp.
Trong thực tế, phần lớn các công ty bảo hiểm lớn thường bán cả hai loại sản
phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản.
1.3. Hoạt động.
Các công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm để thành lập nên quỹ bảo hiểm phục
vụ cho mục đích bồi thường. Do hầu hết các khoản phí bảo hiểm đều được thu hết
trước khi bồi thường nên công ty bảo hiểm có một khoảng thời gian từ dưới một
năm cho tới hàng chục năm để sử dụng quỹ bảo hiểm. Tiền trong quỹ bảo hiểm khi
chưa dùng để bồi thường sẽ được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc
thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính khác như góp vốn liên doanh, thành lập

công ty chứng khoán, cung cấp các khoản tín dụng trực tiếp…
Điểm khác biệt giữa công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm tài sản và
tai nạn:
- Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ và sinh mạng, mức độ tử vong của công
chúng nói chung là có thể dự báo được với độ chắc chắn cao. Do đó công ty bảo
hiểm có thể dự đoán chính xác số tiền thanh toán trong tương lai. Từ đó các công y
bảo hiểm nhân thọ thường giữ các tài sản tài chính dài hạn có tính thanh khoản
không cao lắm (trái phiếu, cổ phiếu công ty, các món cho vay thương mại có thế
chấp).
- Đối với công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn thì chính sách đầu tư bị tác động
bởi các yếu tố tính ngẫu nhiên thất thường của các sự kiện rủi ro, thiên tai và phụ
thuộc vào tính không chắc chắn của từng trường hợp bán bảo hiểm. do vậy các tài
sản đầu tư của công ty phần lớn là các trái phiếu địa phương hay chính phủ không
2
chịu thuế và có tính thanh khoản cao để có khả năng đáp ứng kịp thời với các khoản
thanh toán không dự tính trước.
Đôi khi với các khỏan bảo hiểm tài sản quá lớn, các công ty bảo hiểm thường
liên kết với nhau để phân chia rủi ro.
Tại Việt Nam hiện nay chỉ mới có một vài công ty bảo hiểm, hoạt động chính
vẫn là công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí
Minh (Bảo Minh), những doanh nghiệp nhà nước và một số công ty bảo hiểm nước
ngoài như Prudential, Manulife… Nhưng cường độ hoạt động, mức độ phát triển tài
sản nợ và có, cũng như phương thức hoạt động vẫn còn rất chậm so với nước ngoài.
Sự phát triển của thị trường tài chính trong tương lai tất yếu đòi hỏi nhiều tổ chức
tài chính khác nhau có mặt. Trong đó, sự hình thành các công t bảo hiểm tư nhân sẽ
là điều cần thiết, không những tốt cho thị trường tài chính, mà còn giúp củng cố và
phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam.
2. Công ty tài chính.
2.1. Khái niệm.
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử

dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng
các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật nhưng không được làm dịch vụ thanh
toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
2.2. Phân loại.
Có 3 dạng công ty tài chính là công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính
tiêu dùng và công ty tài chính doanh nghiệp.
• Công ty tài chính bán hàng.
Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản
cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chính của công
ty. Công ty tài chính bán hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản cho
vay tiêu dùng và có được khá nhiều khách hàng vì các khoản vay này thường được
thực hiên nhanh hơn và tiện lợi hơn tại các điạ điểm mua hàng.
Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua
các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc tuef một nhà sản xuất nào đó. Tín dụng được
cấp dưới hình thức các doanh nghiệp bán trả góp cho khách hàng theo hợp đồng
mua do công ty tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho công
ty tài chính. Như vậy, khoản nợ của khách hàng với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã
chuyển thành khỏan nợ của khách hàng với công ty tài chính.Các công ty tài chính
loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ thành lập nên
nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình.
• Công ty tài chính tiêu dùng.
Thực hiện các khỏn cho vay cho khách hàng mua các loại hàng hóa cụ thể hay
giúp đỡ chi trả các khoản nợ nhỏ. Các công ty tài chính tiêu dùng này là các sonh
nghiệp riêng biệt hay do các ngân hàng là chủ sở hữu. Các công ty này thường cho
khách hàng không có khả năng vay từ các nguồn khác vay và định lãi suất cao hơn.
Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia
đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng như các đồ đạc nội
3
thất (giường, tủ…) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt…) hoặc sửa chữa nhà cửa.
Hầu hết các khỏn cho vay đều được trả góp định kì. Một cách cho vay khác là cấp

thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ. Do các
khoản vay của loại công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay
các khoản tiền nhỏ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng của các công
ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là người không tìm được khoản tín dụng
từ nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao hơn thông thường. Các
công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành laajneen và hoạt động độc
lập dưới hình thức các công ty cổ phần.
• Công ty tài chính doanh nghiệp.
Cung cấp các hình thức ứng dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách
thực hiện các khoản cho vay và tài khỏan mua bán với chiết khấu. Ngoài ra, công ty
tài chính doanh nghiệp chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết bị, máy móc mà họ
mua về và cho các doanh nghiệp vay trng một kkhoang thời gian nào đó.
Công ty tài chính loại này cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các
hình thức như: bao thanh toán tức là công ty cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu
các khoản phải thu của doah nghiệp, cho thuê tài chính tức là công ty cấp tín dụng
dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách
hàng thuê,…
2.3. Hoạt động của công ty tài chính.
Các hoạt động của công ty tài chính gồm: huy động vốn, huy động tín dụng,
mở tài khoản và ngân quỹ và các hoạt động khác.
2.3.1. Huy động vốn.
• Nhận tiền gửi có kì hạn một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định
của ngân hàng nhà nước.
• Phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá
khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật hiện hành.
• Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài
chính quốc tế.
• Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước.

2.3.2. Huy động tín dụng.
• Công ty tài chính được cho vay dưới các hình thức:
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà
nước.
• Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác.
• Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.
• Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác:
4
• Công ty tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố
thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.
• Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố
thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
• Bảo lãnh.
Công ty tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình
đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của công ty tài chính phải được thực
hiện theo Điều 58, Điều 59, Điều 60 luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của
ngân hàng nhà nước.
2.3.3. Mở tài khoản và ngân quỹ.
• Mở tài khoản.
• Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nơi
công ty tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được
Ngân hàng Nhà nước cho phép.
• Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà
nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
• Dịch vụ ngân quỹ.
Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

2.3.4. Các hoạt động khác.
• Các nghiệp vụ khác được phép thực hiên đúng theo quy định của pháp
luật hiện hành gồm:
• Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
• Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
• Tham gia thị trường tiền tệ.
• Thực hiên các dịch vụ kều hối, kinh doanh vàng.
• Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá cho các doanh
nghiệp.
• Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ
chức, cá nhân theo hợp đồng.
• Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho
khách hàng.
• Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm
đồ và các dịch vụ khác.
• Các nghiệp vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép:
• Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho công
ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về
quản lí ngoại hối.
5

×