Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 16 trang )

I. Đặt vấn đề
Việc đẩy mạnh phát triển định chế tài chính là việc làm cần thiết và cấp bách.
Trong đó, đánh giá đúng đắn sự phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng
trong những năm qua là tiền đề để có những giải pháp và bước đi thích hợp
trong việc hoàn thiện dịch vụ tài chính nói chung trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng trong sự hòa hợp cùng dịch vụ
tài chính ngân hàng là cơ sở để hoàn thiện thị trường tài chính, đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế của Thành phố trong quá trình hội nhập.
Việc phân biệt tài chính ngân hàng và tài chính phi ngân hàng theo sản phẩm tài
chính trở nên khó khăn. Điểm cốt lõi của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là
chúng xuất hiện từ những giới hạn và rào cản trong kinh doanh dịch vụ ngân
hàng, sử dụng những công cụ và cách thức tổ chức thích hợp để đáp ứng các nhu
cầu tín dụng chuyên biệt. Tùy thực tế từng nước mà hình thành nên các đặc thù
của tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng như vị thế của chúng trong hệ thống tài
chính mỗi quốc gia. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu tiếp cận từ góc độ các tổ chức tài
chính. Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động
dưới các loại hình tổ chức sau: Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính;
Quỹ đầu tư.; Các tổ chức tài chính của Chính phủ và địa phương; Bảo hiểm;
Công ty chứng khoán.
Đề tài tiếp cận vấn đề theo logic đi từ lý luận, thực tế đến giải pháp. Trên cơ sở
phân tích thực trạng hoạt động của các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh; hiệu quả hoạt động cũng như những khó khăn, tồn tại
vướng mắc và cơ chế chính sách về quản lý nhà nước… để từ đó đưa ra các giải
pháp phát triển.
1
II. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Đánh giá chung hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, theo từng
loại hình cụ thể trong hệ thống tài chính như sau:
1. Đối với công ty tài chính
Các công ty tài chính đa phần ra đời trong phạm vi nội bộ ngành, gắn liền với
các Tổng Công ty. Hoạt động của công ty tài chính vì vậy có nhiều hạn chế khi


hướng tới chiến lược phát triển số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính.
Tuy những dịch vụ mà các công ty tài chính đang thực hiện đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu thiết yếu của tổng công ty và các đơn vị thành viên, nhưng để đáp
ứng nhu cầu bên ngoài thị trường thì công ty tài chính vẫn đứng ở vị trí thứ yếu
và chưa thể cạnh tranh được so với các tổ chức tài chính khác.
2. Đối với công ty cho thuê tài chính
Hoạt động kinh doanh của các Công ty CTTC còn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh
các rủi ro hệ thống như tỉ giá hối đoái, chính sách thay đổi… đa phần là do chưa
có sự phân tán rủi ro, số lượng khách hàng ít và tập trung trong từng lĩnh vực
kinh doanh. Nguồn vốn huy động của các công ty CTTC rất hạn chế, chủ yếu
dựa vào vốn điều lệ và vốn vay của các TCTD. Các nghiệp vụ mà các CTy
CTTC được phép thực hiện tương đối ít, mang tính đặc thù, chưa đa dạng, nên
chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại (đặc biệt về lãi
suất). Những hạn chế về lĩnh vực và nghiệp vụ hoạt động phần nào dẫn đến mức
độ phân tán rủi ro nói chung là kém của các công ty CTTC.
3. Đối với công ty chứng khoán
Qua 4 năm hoạt động, các CTCK nhìn chung chưa làm tốt vai trò trung gian huy
động vốn. Trong hoạt động tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, các CTCK mới
chỉ thể hiện vai trò qua việc chuẩn bị hồ sơ xin niêm yết nhưng hoạt động này
cũng chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
còn yếu kém với doanh số giao dịch của nghiệp vụ này thấp. Nghiệp vụ tư vấn
2
tài chính và đầu tư chứng khoán đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh khi tham gia đấu thầu các hợp đồng tư vấn, đặc biệt là giữa các CTCK
trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, nghiệp vụ môi giới và tự doanh được các công ty
triển khai tích cực. Ngoài ra, các CTCK đã đóng vai trò tích cực tham gia mạnh
mẽ vào tiến trình cổ phần hóa bằng việc tư vấn cổ phần hóa, định giá doanh
nghiệp, tổ chức bán đấu giá cổ phần cho công ty cổ phần.
4. Đối với các quỹ đầu tư địa phương
Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TP.HCM là một thử nghiệm của thành phố Hồ Chí

Minh. Quỹ có với vai trò là một công cụ tài chính và đầu tư của Ủy ban nhân
dân Thành phố. Quỹ được đầu tư cho những công trình trọng điểm, những dự án
lớn phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố như: giao thông, cấp nước, hạ tầng
các khu công nghiệp, khu đô thị mới, thông qua hình thức đầu tư để dùng công
trình nuôi công trình mới. Nhiệm vụ chính của Quỹ là huy động các nguồn vốn
trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, theo quy định
của pháp luật để thực hiện chức năng kinh doanh vốn trung và dài hạn thông qua
hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kết quả các năm cho thấy Quỹ đầu tư làm tốt nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư. Quỹ
đầu tư phát triển đô thị tiếp tục mở rộng phạm vi, hình thức huy động vốn,
hướng tới tăng tỉ lệ đầu tư trực tiếp và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đa dạng
hóa các phương thức huy động vốn. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình thí điểm
này cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách quản lý thông thoáng hơn.
3
5. Đối với các quỹ đầu tư
Ơ Việt nam, các quỹ đầu tư mới chỉ quan tâm đến mua bán cổ phiếu của các
công ty tiềm năng do thị trường tài chính Việt Nam hiện tại chưa thật sự phát
triển. Hiện nay quỹ đầu tư chủ yếu đóng vai trò tạo ra hàng hoá chất lượng cho
thị trường chứng khoán thông qua hoạt động tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần
hoá, tư vấn phát hành các doanh nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên, vai trò tăng cầu
chứng khoán chưa được phát huy do hầu hết các quỹ đều huy động vốn ở thị
trường nước ngoài. Trong thời gian tới, các quỹ đầu tư nội địa có thể sẽ khẳng
định được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo ra cầu về chứng khoán. Sự
tham gia của các quỹ đầu tư có tác động rất tích cực đến nhà đầu tư và doanh
nghiệp Việt Nam, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông
qua việc phát tán kinh nghiệm cũng như kỹ thuật quản trị cấp cao.
6. Đối với các công ty bảo hiểm
Sự gia tăng của các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong thời gian
qua đã có tác động tích cực lên sự phát triển của thị trường tài chính. Trong lĩnh
vực bảo hiểm, một số lượng lớn việc làm đã được tạo ra, đồng thời huy động

được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho sự phát triển
kinh tế. Các công ty bảo hiểm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng,
phù hợp, đáp ứng được nhu cầu người dân. Tuy nhiên, các kênh đầu tư của công
ty bảo hiểm còn khá yếu, luồng vốn không kích hoạt mạnh.
III. Các giải pháp đề xuất
Các giải pháp phát triển tổ chức tài chính phi ngân hàng trên địa bàn thành phố
trước hết nhấn mạnh tới các điều kiện chung nâng cao nâng lực cạnh tranh của
dịch vụ tài chính phi ngân hàng. Cần xóa bỏ dần các rào cản đối với việc phát
triển thị trường dịch vụ tài chính thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, tự do hóa giá cả trong điều kiện hội
nhập toàn cầu, phát huy thế chủ động cạnh tranh lành mạnh của các doanh
4
nghiệp cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, để nâng cao
khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng, ngoài việc nới lỏng các quy định, chính sách quản lý nên hỗ trợ, tạo điều
kiện cho hoạt động của các tổ chức này. Để tạo đầu ra cho các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, cần thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, phát triển việc thành
lập các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu,
khuyến khích tham gia thị trường chứng khoán. Những giải pháp cụ thể được đề
xuất tùy vào đặc thù của các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đa phần
vẫn là các giải pháp về quản trị và tháo gỡ vướng mắc trong khung pháp lý.
Hiện nay, áp lực về vốn trung - dài hạn đối với các ngân hàng thương mại khá
cao. Trong một nền kinh tế phát triển, thì hệ thống ngân hàng không phải là nơi
cung ứng nguồn vốn trung - dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, nơi cung ứng vốn
cho nền kinh tế chính là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ở nước ta, việc huy
động vốn trung - dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế là các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cung ứng không đủ vốn trung - dài hạn
cho nền kinh tế, mà phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài
hạn; lượng vốn này chiếm khoản 50% tổng lượng vốn trung - dài hạn cung ứng
cho nền kinh tế. Điều này đã làm gia tăng tính rủi ro cho các ngân hàng thương

mại trong hoạt động ngân hàng, đồng thời làm mờ nhạt chức năng chính của các
ngân hàng hiện nay là chức năng thanh toán. Bên cạnh đó, hiện trạng này đã đưa
đến một thực tế không mong muốn là các ngân hàng đã gây ra một hiệu ứng
cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong việc cung ứng vốn
trung - dài hạn cho nền kinh tế, mà đáng lẽ chức năng thanh toán là chức năng
mà hệ thống ngân hàng ngày một phải dồn sức hiện đại hóa về cơ sở vật chất, kỹ
thuật để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh này đưa đến
một kết cục là sự phát triển rất "ì ạch" của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
khi mà nguồn lực của các tổ chức này còn quá nhỏ bé.
5
Tóm lại, một nghịch lý chính trong thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay
là sự phát triển không tương xứng của hệ thống tín dụng phi ngân hàng trong
nền kinh tế. Trong khi đó, nếu cứ sử dụng hệ thống ngân hàng để cung ứng vốn
trung - dài hạn cho nền kinh tế thì trước mắt nhu cầu về vốn có thể được đáp
ứng, nhưng về lâu dài mức độ an toàn trong phát triển của nền kinh tế sẽ bị đe
dọa nếu như một ngân hàng nào đó trong hệ thống ngân hàng bị "trục trặc". Khi
đó, áp lực về vốn đối với nền kinh tế càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, việc phát
triển đồng bộ các định chế tài chính trong thị trường tài chính cần phải được
đảm bảo. Theo đó, các công cụ tài chính và các định chế tài chính phải đa dạng,
phong phú. Đặc biệt là các định chế tài chính phi ngân hàng cần phải luôn luôn
được củng cố và phát triển, mà kèm theo sự phát triển của hệ thống tín dụng phi
ngân hàng là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, những giải
pháp phát triển hệ thống tín dụng phi ngân hàng là những giải pháp liên quan
đến việc đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, gắn kết với việc phát
hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường; phát triển các nhà đầu tư có tổ
chức (đặc biệt là các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, các công ty chứng
khoán, các công ty thuê mua,…); mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài vào thị trường chứng khoán; tăng cường kỷ luật thực thi các nguyên tắc
quản lý về sự minh bạch, kiểm toán, kế toán; thể chế hóa rõ ràng chức năng,
quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô như: Bộ Tài chính,

Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán và sự phối hợp giữa các cơ quan
này trong quá trình phát triển thị trường tài chính ở nước ta hiện nay.
CÂU 16: phân tích sự khác biệt giữa ngân hang thương mại và các tổ chức tài
chính phi ngân hàng. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
6

×