Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và tính toán thiết kế cải tiến hệ thống xử lý của Trung tâm xử lý nước thải Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 101 trang )








NGUYỄN VĂN LUẬN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TIẾN
HỆ THỐNG XỬ LÝ CỦA TRUNG TÂM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG
NGHIỆP SUỐI DẦU (HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA)


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG


GVHD: TS. HỒNG THỊ HUỆ AN



Nha Trang, 06/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MƠI TRƢỜNG



i




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô ở Viện Công Nghệ
Sinh Học và Môi Trường đã hết lòng quan tâm dạy dỗ, trang bị thêm rất nhiều kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian 4 năm học tại trường Đại Học Nha Trang,
cũng như động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Huệ An đã tận tình giúp đỡ hướng
dẫn tôi cách tiếp cận công nghệ và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo công ty cổ phần khu công nghiệp
Suối Dầu đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong thời gian thực tập tại
đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn KS. Kiều Ngọc Mười, toàn thể cán bộ công
nhân viên Tổ vận hành, Phòng Điều Hành sản xuất- Môi Trường, Phòng Thí
nghiệm Trung Tâm xử lý nước thải đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi
hoàn thành tốt quá trình thực tập nghiên cứu đồ án, cho tôi cảm nhận được một môi
trường làm việc thân thiện, thoải mái.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 51CNMT, trong quá trình làm đồ
án tốt nghiệp đã chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành tốt đồ án này.
Bài báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong các Thầy Cô chỉ bảo để
bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.

Nha trang, ngày 26 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Luận
Lớp 51CNMT


ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC
THẢI CÔNG NGHIỆP 3
1.1.1. Tổng quan về nƣớc thải 3
1.1.1.1 Định nghĩa nước thải 3
1.1.1.2 Phân loại nước thải 3
1.1.1.3 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải 5
1.1.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải công nghiệp 9
1.1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 10
1.1.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý - hóa học 12
1.1.2.3 Phương pháp xử lý sinh học 16
1.1.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải công nghiệp 18
1.1.3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản 18
1.1.3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất Bia 20
1.1.3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Vĩnh Lộc
(thành phố Hồ Chí Minh) 22
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU VÀ TRUNG TÂM
XỬ LÝ NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU 24
1.2.1. Tổng quan về khu công nghiệp Suối Dầu 24
1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
1.2.1.2 Cơ sở hạ tầng 25
1.2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 26
1.2.1.4 Công cụ pháp lý 27
1.2.2. Tổng quan về Trung Tâm xử lý nƣớc thải khu công nghiệp Suối
Dầu 28


iii


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 30
2.2. Nội dung nghiên cứu 30
2.3. Hóa chất 30
2.4. Dụng cụ và thiết bị 30
2.4.1. Dụng cụ 30
2.4.2. Thiết bị 31
2.5. Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trƣờng 31
2.5.1. Vị trí, tần suất, thời gian lấy mẫu 31
2.5.2. Phương pháp bảo quản mẫu 31
2.6. Phƣơng pháp phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm 31
2.6.1. Nhiệt độ 31
2.6.2. pH. 31
2.6.3. Phân tích COD. 31
2.6.4. Phân tích BOD
5
. 32
2.6.5. Phân tích TSS. 32
2.6.6. Phân tích ΣN. 32
2.6.7. Phương pháp phân tích ΣP. 32
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu 32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ CỦA TRUNG TÂM XỬ LÝ NƢỚC
THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU 33
3.1.1. Đặc tính nƣớc thải đầu vào và thông số thiết kế 33
3.1.1.1 Đặc tính nước thải đầu vào 33
3.1.1.2 Thông số thiết kế của hệ thống 33

3.1.2 Hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải của Trung Tâm 34
3.1.2.1 Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại Trung Tâm 34
3.1.2.2 Hiện trạng các công trình thiết bị trong hệ thống 36
3.1.2.3 Hiện trạng nước thải đầu ra 48
iv


3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TIẾN HỆ THỐNG XỬ LÝ CỦA TRUNG
TÂM XỬ LÝ NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU 50
3.2.1. Xác định các vấn đề cần cải tiến 50
3.2.2. Sơ đồ công nghệ cải tiến 51
3.2.3. Tính toán nâng cấp cải tiến hệ thống xử lý cho Trung Tâm 52
3.2.3.1 Bể lắng cát 52
3.2.3.2 Thiết kế bể UASB 54
3.2.3.3 Thiết kế sân phơi bùn 67
3.2.4. Tính toán kinh tế của hệ thống xử lý nƣớc thải cải tiến 71
3.2.4.1 Chi phí đầu tư 71
3.2.4.2 Chi phí vận hành 73
3.2.4.3 Thời gian hoàn vốn theo phương án cải tiến 73
3.2.5. Đánh giá tính khả thi của phƣơng án cải tiến 74
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC












v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bể anoxic: Bể xử lý sinh học thiếu khí.
BOD (Biological Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học.
BTCT: Bê tông cốt thép.
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học.
DO (Dissolved Oxygen): Oxy hòa tan.
KCN: Khu công nghiệp.
MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor): Công nghệ màng sinh học dính bám trên
lớp vật liệu mang di chuyển.
MLSS (Mixed Liquor Suspended Solids): Bùn lỏng lơ lửng
MLVSS (Mixed Liquor Volatile Suspended Solids): Bùn lỏng lơ lửng dễ bay hơi
NTU (Nephelometric Turbidity Unit): Đơn vị đo độ đục.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
SBR (Sequencing Batch Reactor): Phản ứng sinh học theo mẻ.
SCR: Song chắn rác.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
TSS (Total suspended solid): Tổng chất rắn lơ lửng.
UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket): Bể xử lý sinh học dòng chảy ngược
qua tầng bùn kỵ khí
VSS (Volatile Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi.








vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tác nhân ô nhiễm chính trong nước thải của một số ngành công
nghiệp 4
Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp 4
Bảng 1.3. Khung giá xử lý nước thải 29
Bảng 3.1. Thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Trung Tâm 33
Bảng 3.2. Hiệu suất xử lý theo thiết kế của Trung Tâm 36
Bảng 3.3. Hiệu suất xử lý thực tế của hệ thống xử lý nước thải tại Trung Tâm 37
Bảng 3.4. Danh mục hiện trạng các thiết bị trong hệ thống xử lý 46
Bảng 3.5. Các thông số nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải
của Trung Tâm ở tháng 03 và 04/2013 (do sinh viên cùng tham gia thực hiện) 48
Bảng 3.6. Thông số thiết kế của nước thải đầu vào và đầu ra theo phương án cải
tiến 52
Bảng 3.7. Thông số thiết kế bể lắng cát ngang. 54
Bảng 3.8. Thông số đầu vào và đầu ra theo thiết kế của bể UASB 55
Bảng 3.9. Kích thước các đường ống 62
Bảng 3.10. Các thông số thiết kế bể UASB 66
Bảng 3.11. Thông số thiết kế sân phơi bùn 70
Bảng 3.12. Chi phí xây dựng các công trình 71
Bảng 3.13. Chi phí máy móc thiết bị 72
Bảng 3.14. Chi phí cho nhân viên vận hành 73







vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản 18
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất Bia 20
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Vĩnh Lộc
(thành phố Hồ Chí Minh) 22
Hình 1.4. Công ty cổ phần Khu công nghiệp Suối Dầu 24
Hình 1.5. Trung Tâm xử lý nước thải Khu công nghiệp Suối Dầu 28
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Trung Tâm 34
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ cải tiến 51
Hình 3.3. Cấu tạo bể lắng cát 54
Hình 3.4. Tấm chắn khí và hướng dòng bể UASB 58
Hình 3.5. Máng răng cưa 61
Hình 3.6. Cấu tạo bể UASB 67




1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Hiện nay, ở nước ta cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,

nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất được xây dựng với quy mô lớn. Nền công
nghiệp sản xuất hàng hóa được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là ngành chế
biến thủy sản xuất khẩu. Ngành công nghiệp này một mặt mang lại cho nước ta
nhiều lợi ích về kinh tế, mặt khác cũng đem đến cho chúng ta nhiều vấn đề khó
khăn và thách thức về môi trường. Việc giải quyết ô nhiễm môi trường trong sản
xuất công nghiệp đã và đang là vấn đề cấp bách cho nhà nước nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hòa chung vào xu thế phát triển của cả nước, khu công nghiệp Suối Dầu được
đầu tư xây dựng vào năm 1998 và đã trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh
Hòa. Đến nay, Lãnh đạo khu công nghiệp Suối Dầu luôn nỗ lực đầu tư vì mục tiêu
kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do đặc thù của khu công nghiệp Suối Dầu
là tập trung chủ yếu các công ty chế biến thủy sản, nên nước thải ở các doanh
nghiệp thường chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm, đặc biệt là N, P. Ngoài ra, do
hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp được xây dựng khá lâu đã
trở nên lạc hậu, chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý thường vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Do đó, việc nghiên cứu cải tiến nâng cấp hệ thống xử lý để chất lượng
nước thải đầu ra đạt yêu cầu xả thải là điều rất cần thiết.
Chính vì vậy, tôi đã thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu hiện trạng và tính
toán thiết kế cải tiến hệ thống xử lý của Trung Tâm xử lý nước thải Khu công
nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa)”.
Mục tiêu nghiên cứu
Tính toán thiết kế cải tiến hệ thống xử lý nước thải tại Trung Tâm để nước thải
đầu ra đạt QCVN 40:2011 cột A.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải tại Trung Tâm.
2

- Nghiên cứu nguyên nhân hệ thống xử lý nước thải tại Trung Tâm hoạt động
không hiệu quả. Đề xuất phương án và tính toán thiết kế cải tiến hệ thống xử lý của
Trung Tâm xử lý nước thải khu công nghiệp Suối Dầu.

- Tính toán kinh tế của hệ thống xử lý nước thải cải tiến.
- Kết luận về tính khả thi của hệ thống xử lý nước thải cải tiến.
























3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC

THẢI CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Tổng quan về nƣớc thải
1.1.1.1 Định nghĩa nước thải:
Nước thải là nước đã qua sử dụng được thải ra từ các hoạt động của con người
như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, giải trí, sản xuất công nông nghiệp,… Trong nước
thải có chứa các chất bẩn vô cơ, hữu cơ,… làm thay đổi tính chất hóa - lý - sinh so
với ban đầu.
1.1.1.2 Phân loại nước thải:
 Tùy theo nguồn gốc phát sinh người ta phân biệt thành các loại nước thải chủ
yếu:
a) Nước thải sinh hoạt:
Là nước được thải ra sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của gia đình và
cộng đồng như: tắm giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…
b) Nước thải công nghiệp: (Hay còn gọi là nước thải sản xuất)
Là loại nước thải sau các quá trình sản xuất. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của
nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và công
nghệ lựa chọn.
Có hai loại nước thải công nghiệp:
- Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi sử dụng làm
mát thiết bị, làm nguội sản phẩm, làm vệ sinh sàn nhà.
- Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn: đặc trưng cho loại hình công nghiệp
đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào
nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
Thành phần gây ô nhiễm chính của nước thải công nghiệp là các chất vô cơ, các
chất hữu cơ dạng hòa tan, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học hay bền vững sinh
học (một số thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…), chất hoạt tính bề mặt ABS
(alkylbenzen- sunfonat), một số chất hữu cơ có thể gây độc hại cho thủy sinh vật
4

(benzene, chlorebezen, nitrophenol, toluene,…), các chất hữu cơ có thể phân hủy

sinh học tương tự như nước thải sinh hoạt (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Các tác nhân ô nhiễm chính trong nước thải của một số ngành công
nghiệp [2]
Công nghiệp
Tác nhân ô nhiễm
Giấy và bột giấy
Chất hữu cơ, độ kiềm, màu
Thuộc da
Chất hữu cơ, SS, màu, kim loại nặng, dầu mỡ
Dệt nhuộm
Chất hữu cơ, màu, TDS, kim loại độc, độ kiềm
Bia
Chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (N, P), SS
Chế biến thủy sản
Chất hữu cơ, các dạng Nitơ, SS, mùi
Sản xuất phân bón hóa học
NH
4
+
, NO
3
-
, TDS, Ure
Hóa dầu
Chất hữu cơ, dầu mỡ, phenol, TSS

Ngoài ra, nước thải công nghiệp còn có thể chứa dầu, mỡ và các chất nổi, các
chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao (xem
Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp [10]

Các chỉ tiêu
Chế biến
sữa
Sản xuất thịt
hộp
Dệt sợi tổng
hợp
Sản xuất
clorophenol
BOD
5
(mg/L)
1000
1400
1500
4300
COD (mg/L)
1900
2100
3300
5400
TSS(mg/L)
1600
3300
8000
53000
SS(mg/L)
300
1000
2000

1200
N(mgN/L)
50
150
30
0
P(mgP/L)
12
16
0
0
PH
7
7
5
7
Nhiệt độ(
0
C)
29
28
-
17
Dầu mỡ(mg/L)
-
500
-
-
Clorua(mg/L)
-

-
-
27000
Phenol(mg/L)
-
-
-
140
5

c) Nước thải nông nghiệp:
Là nước chảy ra từ các cánh đồng, là nước sau khi sử dụng để tưới tiêu cây trồng
hay nước mưa chảy tràn.
Trong nước thải nông nghiệp có chứa các chất tăng trưởng, hóa chất bảo vệ thực
vật và phân bón còn dư trong quá trình chăm sóc cây trồng. Thường là các hợp chất
của phospho hữu cơ, clo hữu cơ, nitơ, lưu huỳnh, cacbonat, phenoxiaxetic và
pirethroid tổng hợp. Chúng có độc tính hoặc tác động tiêu cực lên quá trình sinh
trưởng của cơ thể sinh vật, ngoài ra chúng còn có đặc tính linh động, trơ và tích lũy.
Những hợp chất này kể cả sản phẩm phân hủy của chúng có thể là tác nhân gây ung
thư.
d) Nước thải tự nhiên (Nước mưa chảy tràn):
Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn
bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệ thống thoát nước.
Nước mưa đầu mùa thường có hàm lượng chất bẩn rất cao, hàm lượng chất lơ
lửng có thể đạt 180 mg/L, BOD
5
có thể đến 120 mg/L.
 Về mặt quản lý môi trường người ta chia nước thải ra làm hai nhóm nguồn
chính:
- Các nguồn thải xác định hay nguồn thải điểm: Là những nguồn thải mà có

thể xác định vị trí xả thải, lưu lượng và đặc điểm.
- Các nguồn thải phân tán: Là những nguồn thải mà không thể hoặc khó xác
định vị trí xả thải, lưu lượng và đặc điểm.
1.1.1.3 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải:
Để đánh giá chất lượng cũng như mức độ ô nhiễm nước thải cần dựa vào một số
các thông số cơ bản và so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và
sinh học đối với từng loại nước thải.
Các thông số đánh giá chất lượng nước gồm: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm
lượng chất rắn, các chất lơ lửng (huyền phù), các kim loại nặng, oxy hòa tan, COD,
BOD, chỉ số vệ sinh (E.coli),…

6

a) Độ pH:
Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước thải và nước cấp. Giá trị pH
đặc trưng cho tính acid hay bazơ của nước và được tính bằng nồng độ của ion hydro
(pH= -lg[H
+
]). Các công trình xử lý sinh học thường hoạt động tốt khi nước thải có
pH= 6,5÷ 8,5.
b) Nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn
các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học mà
các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ còn ảnh hưởng
đến độ nhớt của chất lỏng và do đó liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt
cặn trong nước thải.
c) Mùi:
Mùi trong nước thải sinh ra là do nước thải phân hủy sinh học dưới điều kiện
yếm khí. Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là hydrosulfua (H
2

S mùi trứng thối).
Nước thải công nghiệp có thể có mùi đặc trưng của từng loại hình sản xuất và phát
sinh mùi mới trong quá trình xử lý. Điều cần quan tâm khi thiết kế các công trình
xử lý nước thải là tránh các điều kiện sẽ tạo ra mùi khó chịu.
d) Độ màu:
Nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu, thường là do các chất thải sinh
hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do các sản phẩm sinh ra từ các quá trình phân
hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là platin- coban (Pt-Co).
e) Độ đục:
Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do các thủy
sinh vật gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng
khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong nước. Đơn vị đo độ đục thông
dụng là NTU.
f) Hàm lượng các chất rắn:
- Chất rắn tổng cộng (TS) trong nước thải bao gồm các chất rắn không tan
hoặc lơ lửng và các hợp chất tan đã được hòa tan vào trong nước. Chất rắn tổng
7

cộng được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho bay hơi mẫu
nước trên bếp cách thủy, rồi sấy khô ở 103
0
C cho đến khi trọng lượng không đổi.
Đơn vị tính bằng g/L (hoặc mg/L).
- Chất rắn lơ lửng (SS) gồm các hạt rắn ở dạng huyền phù và được xác định
bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy khô giấy lọc
ở 105
0
C đến trọng lượng không thay đổi. Đơn vị tính là g/L (hoặc mg/L).
- Chất rắn hòa tan (DS). Hàm lượng chất rắn hòa tan chính là hiệu số của chất
rắn tổng cộng với chất rắn lơ lửng: DS = TS - SS. Đơn vị tính bằng mg/L (hoặc

g/L).
- Chất rắn bay hơi (VS). Hàm lượng chất rắn bay hơi là trọng lượng mất đi khi
nung lượng chất rắn huyền phù SS ở 550
0
C trong khoảng thời gian xác định. Thời
gian này phụ thuộc vào loại mẫu thải (nước thải hay bùn). Hàm lượng VS thường
biểu thị cho chất hữu cơ có trong nước. Đơn vị là mg/L hoặc phần trăm (%) của SS
hay TS.
- Chất rắn có thể lắng là số ml phần chất rắn của 1 lít mẫu nước đã lắng xuống
đáy phễu sau một khoảng thời gian (thường là 1 giờ). Đơn vị tính là ml/L.
g) Nhu cầu oxy hóa học (COD- Chemical Oxygen Demand):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thải,
kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học và được xác định bằng phương
pháp bicromat trong môi trường acid sulfuric có thêm chất xúc tác - sunfat bạc. Đơn
vị đo của COD là mgO
2
/L hay đơn giản là mg/L.
h) Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD- Biochemmical Oxygen Demand):
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho
mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa (các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học). BOD được xác định bằng lượng oxy cần thiết để
oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự
tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, đơn vị tính là mgO
2
/L hay đơn
giản là mg/L. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường BOD = 68%COD [10];
8

còn nước thải công nghiệp thì quan hệ giữa BOD và COD là rất khác nhau, tùy theo
từng ngành cụ thể.

i) Oxy hòa tan (DO- Demand Oxygen):
Oxy hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý
sinh học hiếu khí. Lượng oxy hòa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý
thường bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học
hiếu khí thì lượng oxy hòa tan cần thiết không nhỏ hơn 2mg/L.
Phân tích DO có hai phương pháp thường dùng là: phương pháp Iod và phương
pháp đo oxy hòa tan trực tiếp bằng điện cực oxy với màng nhạy trên các máy đo.
j) Hàm lượng Nitơ (N):
Nitơ có trong nước thải thường là các hợp chất protein và các sản phẩm phân
hủy như: amôn, nitrat, nitrit. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước.
Trong nước thải mối quan hệ giữa BOD
5
với N và P có ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành và khả năng oxy hóa của bùn hoạt tính. Vì vậy, trong xử lý nước thải
cùng với các chỉ số trên người ta cần xác định chỉ số tổng Nitơ (TN).
Việc xác định các chỉ số N-NH
3
, NO
3
-
, và NO
2
-
để đánh giá mức độ và giai
đoạn phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, đồng thời đề ra các biện pháp khử nitrat
nếu quá tiêu chuẩn cho phép.
k) Hàm lượng phospho (P):
Phospho tồn tại trong nước với các dạng phospho vô cơ (H
2
PO

4
-
, HPO
4
2-
, PO
4
3-
),
phospho hữu cơ. Hàm lượng phospho trong nước thải quá cao có thể gây hiện tượng
phú dưỡng hóa, làm cho các loại tảo, các loại thực vật thủy sinh phát triển mạnh gây
ngăn cản dòng chảy. Sau đó tảo và vi sinh vật tự phân hủy, thối rữa làm nước bị ô
nhiễm thứ cấp, thiếu oxy hòa tan.
Trong nước thải người ta thường xác định hàm lượng phospho tổng (TP) để xác
định tỷ số BOD
5
: N: P nhằm lựa chọn kỹ thuật bùn hoạt tính thích hợp cho quá trình
xử lý. Ngoài ra, cũng có thể xác lập tỷ số giữa P và N để đánh giá mức dinh dưỡng
có trong nước.

9

l) Kim loại nặng và các chất độc hại:
Kim loại nặng trong nước thải ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình xử lý, nhất là
xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại gồm: niken, đồng, chì, coban, crôm, thủy
ngân, cadimi. Ngoài ra, còn có các chất độc hại khác như xianua, stibi (Sb), bo,…
m) Chất hoạt động bề mặt:
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm hai phần kị nước và ưa
nước, tạo nên sự hòa tan các của các chất đó trong dầu và nước. Nguồn tạo ra chúng
là việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong công nghiệp.

Sự có mặt của chất hoạt động bề mặt trong nước thải có ảnh hưởng đến tất cả
các giai đoạn xử lý. Các chất này làm cản trở quá trình lắng của các hạt lơ lửng tạo
nên hiện tượng sủi bọt trong các công trình xử lý, kìm hãm các quá trình xử lý sinh
học
n) Chỉ số vệ sinh (Escherichia coli, viết tắt: E.coli):
Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, khu chăn
nuôi,… nhiễm nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu
hóa, như tả, thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Trong tất cả các
nhóm vi sinh vật này thì người ta thường chọn E.coli làm vi sinh vật chỉ thị cho chỉ
tiêu vệ sinh với lý do:
- E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức
độ vệ sinh và nó có đủ các tiêu chuẩn lí tưởng cho vi sinh vật chỉ thị.
- Nó có thể xác định theo các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông
thường ở các phòng thí nghiệm và có thể xác định sơ bộ trong điều kiện thực địa.
1.1.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải công nghiệp:
Trong nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm có tính chất khác nhau: các loại
chất rắn không tan, các hợp chất khó tan và những hợp chất tan trong nước. Xử lý
nước thải là quá trình loại bỏ các tạp chất này hoàn toàn hay giảm một phần để đạt
các tiêu chuẩn xả thải hay có thể đưa đi tái sử dụng. Để đạt được những mục đích
đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của nước thải để lựa chọn phương pháp xử lý
thích hợp.
10

Thông thường có có các phương pháp xử lý nước thải sau:
 Phương pháp cơ học
 Phương pháp hóa lý và hóa học
 Phương pháp sinh học
1.1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học:
Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất không hòa tan và một phần
các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Các công trình xử lý cơ học gồm:

a) Song chắn rác (SCR):
Nhằm giữ lại các vật thô như giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, mẫu đất đá, gỗ,… ở trước
song chắn. SCR được đặt nghiêng theo dòng chảy một góc 60
0
÷ 75
0
.
SCR có thể được chia làm hai loại: loại làm sạch bằng thủ công và loại làm sạch
bằng cơ giới. Vận tốc dòng chảy thường là
sm/18,0 
để tránh lắng cát.
Bên cạnh SCR người ta còn lắp thêm máy nghiền rác để nghiền nhỏ rác, sau đó
đổ trở lại trước SCR hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn (bể metan). Thời gian gần
đây người ta dùng loại song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác.
b) Lưới lọc:
Đặt sau chắn rác, dùng để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước nhỏ hơn, mịn
hơn. Các vật thải được giữ lại trên bề mặt lọc, phải cào ra khỏi lưới lọc để tránh gây
tắc dòng chảy. Người ta còn thiết kế lưới lọc hình tang trống cho nước chảy từ
ngoài vào hoặc từ trong ra.
c) Lắng cát:
Lắng cát hoạt động dựa vào nguyên lý trọng lực. Nước qua bể lắng dưới tác
dụng của trọng lực cát nặng sẽ lắng xuống đáy và kéo theo một phần chất đông tụ.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như: cát, sỏi, mảnh thủy tinh,
mảnh kim loại, tro, than vụn,… nhằm bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn,
giảm cặn nặng ở các các công đoạn xử lý sau.
Bể lắng cát gồm những loại sau:
- Bể lắng cát ngang: là loại bể có dòng nước vào chuyển động thẳng dọc theo
chiều dài của bể. Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu cát đặt ở đầu bể.
11


- Bể lắng cát đứng: dòng nước chảy từ dưới lên theo chân bể. Nước được dẫn
theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể.
- Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn
vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi theo ống
dẫn ra ngoài.
- Bể lắng cát làm thoáng: để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệu
quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát một dàn thiết bị phun khí. Dàn này được đặt
sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy bể với một vận tốc đủ
để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các phần tử nặng mới có thể
lắng.
d) Bể điều hòa:
Là đơn vị dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và
tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả cho các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra
sau xử lý, giảm kích thước của thiết bị sau này.
Có hai loại bể điều hòa:
- Bể điều hòa lưu lượng
- Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng.
e) Bể lắng:
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan (các hạt
lơ lửng, các loại bùn,…) ra khỏi nước thải. Nguyên lý làm việc của các loại bể này
là dựa trên cơ sở trọng lực.
Phân loại:
 Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:
- Bể lắng bậc 1: được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các
chất rắn, chất bẩn lơ lửng không hòa tan. Nếu thiết kế và vận hành tốt thì bể lắng
bậc 1 có thể đạt hiệu xuất xử lý 50 ÷ 70% SS và 25 ÷ 40% BOD
5
. [2]
- Bể lắng bậc 2: đặt sau công trình xử lý sinh học, dùng để lắng các cặn vi
sinh, bùn làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

 Dựa vào hướng dòng chảy người ta phân biệt thành 3 loại bể lắng chính:
12

- Bể lắng ngang: có tiết diện bề mặt hình chữ nhật, dòng nước thải chảy vào bể
theo phương nằm ngang. Thường sử dụng cho nhà máy có công suất >
15000m
3
/ngày đêm.
- Bể lắng đứng: Có dạng hình hộp hay hình trụ. Nước thải được dẫn vào ống
phân phối ở tâm bể rồi chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên vách tràn.
Thường sử dụng cho nhà máy có công suất < 10000m
3
/ ngày đêm.
- Bể lắng theo phương bán kính: thường có tiết diện tròn, nước thải được dẫn
vào từ đáy và chuyển động theo chiều từ tâm ra thành bể.
Bùn cặn lắng ở các loại bể lắng được lấy ra theo định kỳ bằng áp lực thủy tĩnh
hay bằng bơm hút. Trong bể lắng có thiết kế hệ thống cào bùn để gom bùn cặn về
hố chứa ở đáy bể.
f) Lọc cơ học:
Lọc được dùng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán có kích
thước nhỏ khỏi nước thải mà các bể lắng không thể loại bỏ được chúng. Người ta
tiến hành quá trình lọc nhờ các vật liệu lọc, vách ngăn xốp cho phép chất lỏng đi
qua và giữ lại các tạp chất cặn.
Phân loại bể lọc:
 Theo tốc độ lọc được chia làm 3 loại:
- Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0,1 ÷ 0,5 m/h
- Bể lọc nhanh: vận tốc lọc 5 ÷ 15 m/h


- Bể lọc cao tốc: vận tốc lọc 36 ÷ 100 m/h

 Theo chế độ làm việc có hai loại bể lọc:
- Bể lọc trọng lực: hở, không áp
- Bể lọc áp lực: lọc kín
Ngoài ra còn chia theo nhiều cách khác nhau theo chiều dòng chảy, lớp vật liệu
lọc, theo cỡ hạt vật liệu lọc, cấu tạo hạt vật liệu lọc,…
1.1.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý - hóa học
Khi trong nước thải có nhiều chất lơ lửng, chất độc hại hay độ màu cao thì phải
ứng dụng quy trình hóa lý. Đặc biệt khi tỷ lệ COD/BOD > 2 và có nhiều chất hoạt
13

tính bề mặt thì không thể áp dụng ngay phương pháp xử lý sinh học mà phải dùng
biện pháp hóa lý trước. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các phản ứng hóa
học hay các quá trình hóa lý diễn ra giữa chất bẩn với hóa chất cho thêm vào.
Thông thường các quá trình keo tụ thường đi kèm theo quá trình trung hòa hoặc các
hiện tượng vật lý khác. Những phản ứng xảy ra là phản ứng trung hòa, phản ứng
oxy hóa - khử, phản ứng tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại.
Các phương pháp xử lý hóa lý - hóa học thường dùng gồm:
a) Trung hòa:
Nước thải sản xuất thường có những giá trị pH khác nhau có thể mang tính acid
hoặc kiềm.
Để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực và để tránh cho các quá trình sinh hóa ở các
công trình làm sạch và nguồn nước không bị phá hoại thì ta cần phải trung hòa nước
thải. Trung hòa còn nhằm mục đích tách loại một số ion kim loại nặng ra khỏi nước
thải. Mặt khác muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học thì phải
tiến hành trung hòa đưa pH nước thải về 6,6 ÷ 7,6.
Các biện pháp trung hòa:
- Trung hòa bằng trộn nước thải chứa acid và nước thải chứa kiềm
- Pha thêm hóa chất vào nước thải: một số hóa chất dùng để trung hòa như
CaCO
3

, CaO, Ca(OH)
2
, MgO,…
- Trung hòa nước thải chứa acid bằng cách lọc qua lớp vật liệu lọc trung hòa
như đá vôi magiezit, đá hoa cương, đôlômit,…
b) Keo tụ:
Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách được các hạt chất rắn huyền phù có kích
thước lớn hơn 10
-2
mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng được. Có
thể làm tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết
vào các tập hợp hạt để có thể lắng được.
Các chất keo tụ là các muối sắt hoặc muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng:
14

- Các muối nhôm gồm có: Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O, Al
2
(OH)
5
.Cl, KAl(SO
4
).12H

2
O,
NaAlO
2
,

NH
4
Al(SO
4
)
2
.12H
2
O. Trong đó phổ biến nhất là Al
2
(SO
4
)
3
vì hòa tan tốt
trong nước, giá rẻ và hiệu quả keo tụ cao ở pH =
5,75
.
- Các muối sắt: Fe
2
(SO
4
)
3

.2H
2
O, Fe
2
(SO
4
)
3
.3H
2
O, FeSO
4
.7H
2
O và FeCl
3
.
Trong quá trình tạo bông keo của hydroxit nhôm hoặc sắt, người ta thường thêm
vào các chất trợ keo tụ (tinh bột, dextrin, xenlulozơ, dioxit silic hoạt tính,…) với
liều lượng 1 ÷ 5 mg/l. Ngoài ra, còn dùng chất trợ keo tụ tổng hợp như là
polyacrylamide làm giảm liều lượng chất keo tụ, giảm thời gian keo tụ và tăng tốc
độ lắng của các hạt keo.
c) Hấp phụ:
Hấp phụ là phương pháp xử lý dựa trên nguyên tắc: chất ô nhiễm tan trong nước
có thể được hấp phụ trên bề mặt một số chất rắn (chất hấp phụ).
Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà
phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không xử lý được với hàm
lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các
chất có mùi, vị và màu rất khó chịu.
Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagel, keo

nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xỉ mạt sắt,…
Trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất.
Lượng chất hấp phụ được sử dụng tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của từng chất
và hàm lượng chất bẩn có trong nước.
Phương pháp này có thể hấp phụ được 58 ÷ 95% các chất hữu cơ và màu [10],
các chất hữu cơ dễ bị hấp phụ: phenol, alkyl benzene, sulfonic acid, thuốc nhuộm
và các hợp chất thơm.
d) Phương pháp tuyển nổi:
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: các phần tử phân tán trong nước có khả
năng tự lắng kém, nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt
nước. Sau đó, người ta tách các bọt khí này cùng các phần tử dính bám ra khỏi
nước. Thực chất đây là quá trình tách bọt hoặc làm đặc bọt.
15

Có hai hình thức tuyển nổi:
 Sục khí ở áp suất khí quyển (gọi là tuyển nổi bằng không khí).
 Bão hòa không khí ở áp suất khí quyển, sau đó thoát khí ra khỏi nước ở áp
suất chân không (gọi là tuyển nổi chân không).
e) Phương pháp trao đổi ion:
Là quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với các ion có
cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit,
chúng hoàn toàn không tan trong nước.
Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để loại khỏi nước các ion kim loại
như: Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,…cũng như các hợp chất của asen, phospho,
xyanua và cả chất phóng xạ với mức độ xử lý cao nên được ứng dụng rộng rãi để
tách muối trong xử lý nước cấp và nước thải. Ngoài ra, phương pháp này còn dùng
để làm mềm nước, loại ion Ca
2+
và Mg
2+

ra khỏi nước cứng.
Các chất trao đổi ion gồm có:
 Các chất vô cơ:
- Có nguồn gốc tự nhiên như: zeolit, đất sét, fenspat, nhôm silicat,…
- Các chất vô cơ tổng hợp: silicagel, pecmutit (chất làm mềm nước), các oxit
khó tan, và hydroxit của một số kim loại như nhôm, crom, zirconi,…
 Các chất hữu cơ:
- Có nguồn gốc tự nhiên: chất mùn có trong đất, các chất dẫn xuất sulfo từ
than,… Các chất ionit hữu cơ tự nhiên có độ bền cơ học và hóa học thấp, dung
lượng không lớn.
- Các ionit hữu cơ tổng hợp rất đa dạng. Chúng là hợp chất cao phân tử như:
cationit sunfua (RSO
3
H), cationit cacboxylic (R-COOH), cationit phenolic (R-OH),
cationit phospho (R-PO
3
-H),… trong đó R là ký hiệu đại diện cho gốc polime của
ionit.
f) Phương pháp oxy hóa khử:
Phương pháp này được ứng dụng để xử lý các chất độc hại (như kim loại nặng)
mà không thể xử lý được bằng phương pháp sinh học.
16

 Oxy hóa bằng clo: clo và các hợp chất chứa clo hoạt tính được dùng để tách
H
2
S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit, phenol, xyanua ra khỏi nước thải.
 Oxy hóa bằng hydro peoxit (H
2
O

2
): dùng để oxy hóa nitrit, aldehit, phenol,
xyanua, các chất thải chứa lưu huỳnh.
 Oxy hóa bằng oxy không khí: dùng để oxy hóa sunfua trong nước thải nhà
máy giấy.
 Ozon hóa: dùng để khử tạp chất nhiễm bẩn, khử màu, khử các vị lạ có trong
nước. Ozon còn dùng để loại bỏ khỏi nước thải các chất như phenol, H
2
S, các hợp
chất asen, các chất hoạt động bề mặt, xyanua, chất nhuộm,…
g) Khử trùng:
Đây là phương pháp sử dụng các chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo,
động vật nguyên sinh, giun, sán,… để làm sạch nước, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
để xả vào nguồn hoặc tái sử dụng. Khử trùng có thể dùng hóa chất hoặc các tác
nhân vật lý như ozon , tia tử ngoại,…
Hóa chất được sử dụng để khử trùng phải đảm bảo có tính độc đối với vi sinh
vật trong một thời gian nhất định, sau đó phải được phân hủy hoặc bay hơi, không
còn dư lượng gây độc cho người hoặc các mục đích sử dụng khác.
Các chất khử trùng hay dùng là khí hoặc nước clo, nước Javel, vôi clorua, các
hypoclorit, cloramin B,…
Trong quá trình xử lý nước thải, công đoạn khử trùng thường được đặt ở cuối
quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn nhận.
1.1.2.3 Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh
vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Các vi khuẩn này sẽ
phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ, các khí đơn giản và nước.
Đối với các tạp chất vô cơ có trong nước thải thì phương pháp xử lý sinh học có
thể khử các chất sulfit, muối amoni, nitrat,…
 Căn cứ vào hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học thành 3
nhóm chính như sau:

17

- Phương pháp hiếu khí
- Phương pháp kỵ khí
- Phương pháp thiếu khí
a) Phương pháp hiếu khí:
Dựa trên nguyên tắc là các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong
điều kiện có oxy. Quá trình được tóm tắt như sau:






Các phương pháp xử lý hiếu khí thường hay sử dụng:
- Phương pháp bùn hoạt tính: dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi
sinh vật.
- phương pháp lọc sinh học: dựa trên quá trình sinh trưởng bám dính của vi
sinh vật.
b) Phương pháp kỵ khí:
Quá trình này do một quần thể vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động không
cần sự có mặt của oxy không khí, sản phẩm cuối cùng sinh ra là một hỗn hợp khí có
CH
4
, CO
2
, N
2
, H
2

,… trong đó có tới 60% là CH
4
[7]. Vì vậy quá trình này còn được
gọi là lên men metan và quần thể vi sinh vật được gọi là các vi sinh vật metan.
 Công trình xử lý sinh học được phân thành hai nhóm theo điều kiện thực hiện:
- Công trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, cánh
đồng lọc, bãi lọc sinh học,…Quá trình này thường diễn ra chậm, chủ yếu dựa vào
nguồn oxy và vi sinh trong đất và nước.
- Công trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học
(Biophin), bể bùn hoạt tính (aerotank), bể UASB,… quá trình diễn ra nhanh hơn,
mạnh hơn nên hiệu quả xử lý có thể đạt 90 ÷ 95%.
Chất hữu cơ
(Nước thải
vào)



Vi khuẩn
O
2
CO
2
+ NH
3
+ … (Giải phóng khỏi
nước thải)
Sinh khối (Tách khỏi nước thải)
Phần chất hữu cơ dư (Nước thải sau
xử lý)

×