Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu triển khai hệ thống điện mặt trời 110W cho lồng bè nuôi thủy sản của trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ








HUỲNH VĂN THỌ





NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT
TRỜI 110W CHO LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TẠI VŨNG NGÁN





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện – Điện Tử















Nha Trang, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ






HUỲNH VĂN THỌ




NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT
TRỜI 110W CHO LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TẠI VŨNG NGÁN





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện – Điện Tử




GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC











Nha Trang, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /QĐ-ĐHNT

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao đồ án tốt nghiệp cho sinh viên
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Căn cứ quyết định số 43/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ;
Căn cứ quyết định số 612/2009/QĐ-ĐHNT ngày 29/4/2009 của Hiệu trưởng trường
Đại học Nha Trang ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Nha Trang;
Căn cứ quyết định số 1204/QĐ-ĐHNT ngày 20/9/2012 của Hiệu trưởng trường Đại
học Nha Trang ban hành Quy định quản lý, tổ chức đào tạo trình độ đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Nha Trang;
Xét đề nghị của Trưởng Bộ môn Điện công nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao cho sinh viên: Huỳnh Văn Thọ; MSSV: 52130485
Lớp: 52D-DT; Khóa: 52; Ngành: Công nghệ kỹ thuật, điện, điện tử.
Thực hiện đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu triển khai hệ thống điện Mặt Trời 110W cho
lồng bè nuôi thủy sản của Trƣờng Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán.
Nội dung thực hiện:
- Tổng quan về điện Mặt Trời và chính sách phát triển ứng dụng ở các quốc gia;
- Thực trạng ứng dụng điện Mặt Trời trên bè nuôi thủy sản của Trƣờng Đại học Nha
Trang;
- Giải pháp tối ƣu hóa hệ thống điện Mặt Trời trên bè nuôi thủy sản của Trƣờng Đại học
Nha Trang tại Vũng Ngán;
- Đánh giá kết quả đạt đƣợc và khuyến nghị.
Nơi thực hiện: Phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên bè nuôi thủy sản của Trƣờng Đại
học Nha Trang tại Vũng Ngán.
Thời gian thực hiện: từ ngày 25/ 02/ 2014 đến ngày 05/6/ 2014.
Nộp báo cáo đồ án trƣớc ngày: 07/ 06/ 2014 cho Bộ môn: Điện tử - Tự động.

Điều 2. Giảng viên Trần Tiến Phức hƣớng dẫn sinh viên thực hiện đồ án theo Quy
chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và hƣớng dẫn thực hiện Quy chế của Trƣờng.
Trƣởng Bộ môn Điện tử - Tự động định kỳ báo cáo cho Ban chủ nhiệm Khoa
việc thực hiện công tác tốt nghiệp của sinh viên và giảng viên hƣớng dẫn đƣợc quản lý.
Sinh viên Huỳnh Văn Thọ có trách nhiệm chấp hành đúng Quy chế của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, Quy định của Trƣờng và nơi thực tập trong quá trình làm công
tác tốt nghiệp, hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời gian quy định.
Điều 3. Sinh viên có tên trong Điều 1, Giảng viên và Trƣởng bộ môn có tên trong
Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Nhƣ điều 3;
- Lƣu: VT, VPK
TL.HIỆU TRƢỞNG
TRƢỞNG KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên ngƣời nhận xét:
Chức danh: Đơn vị công tác: Trƣờng Đại Học Nha Trang
Tên đồ án: Nghiên cứu triển khai hệ thống điện Mặt Trời 110W cho lồng bè nuôi
thủy sản của Trƣờng Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán.
Họ và tên sinh viên: HUỲNH VĂN THỌ MSSV: 52130485
Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử Hệ: Chính quy

Khóa: 52 (2010-2014)
Ý KIẾN NHẬN XÉT
- Chất lƣợng hình thức:



- Chất lượng nội dung:



Khánh Hòa, ngày tháng 06 năm 2014
Ngƣời nhận xét
- Điểm đánh giá:



Điểm kết luận của Hội đồng chấm Đồ án

Điểm bằng số Điểm bằng chữ

Thư ký Hội đồng Khánh Hòa, ngày tháng 06 năm 2014
Chủ tịch hội đồng
Bằng số
Bằng chữ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ




MỞ ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh sự thay đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên
đang ngày càng nghiêm trọng thì con ngƣời ngày càng ý thức hơn sự hữu hạn của
các nguồn tài nguyên. Nên việc tìm kiếm, phát triển những nguồn năng lƣợng thay
thế và thân thiện với môi trƣờng đã trở nên ngày càng cấp bách hơn đối với mỗi
quốc gia. Do đó năng lƣợng Mặt Trời (NLMT) là một trong những mục tiêu hàng
đầu mà con ngƣời đã tập trung nghiên cứu và phát triển. Từ lâu công nghệ sử dụng
MLMT đã đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay công nghệ này
đang đƣợc ứng dụng vào ngành nuôi trồng thủy sản của một số địa phƣơng ven
biển.
Do vị trí địa lý của những lồng bè nuôi thủy sản nằm cách xa đất liền nên
việc đƣa điện lƣới phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày là vô cùng khó khăn. Vì
vậy việc áp dụng NLMT cho lồng bè nuôi thủy sản là vô cùng cần thiết và hữu hiệu.
Nó góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi
trƣờng sinh thái,
Với các lý do trên và đƣợc sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Điện – Điện
tử Trƣờng Đại Học Nha Trang (ĐHNT), em đã đƣợc giao thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu triển khai hệ thống điện Mặt Trời 110W cho lồng bè nuôi thủy sản của Trƣờng
Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán”. Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 25/02/2014 đến
ngày 05/6/2014.
Mục đích sau khi hoàn thành là có những kiến thức cơ bản về vấn đề NLMT.
Từ đó có thể thiết kế, thi công và phát triển một hệ thống dùng NLMT cho lồng bè
của Trƣờng ĐHNT tại Vũng Ngán. Cùng với đó là việc kiểm tra đánh giá tính ổn
định và hiệu quả của hệ thống trong điều kiện khí hậu tại lồng bè. Từ đấy có những
điều chỉnh và cải tiến cho phù hợp.
Dù rất cố gắng khi thực hiện đồ án này, song thời gian, tài liệu và trình độ
còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ii

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



Cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để đồ án đƣợc hoàn thiện hơn. Xin
chân thành cảm ơn!
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô trong
trƣờng; đến Chú Ba và Anh Toàn đang làm việc trên lồng bè tại Vũng Ngán; cùng
các bạn trong tập thể 52DDT đã tận tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Điện-
Điện Tử những ngƣời đã từng giảng dạy cung cấp những kiến thức quý giá cho em
trong suốt thời gian học ở trƣờng.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.TRẦN TIẾN PHỨC là Thầy giáo đã trực
tiếp hƣớng dẫn đồ án cho em. Cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, cung
cấp những tài liệu, kinh nghiệm, bài học quý giá cho em trong suốt quá trình làm đồ
án.
Một lần nữa em xin kính chúc quý Thầy Cô và mọi ngƣời luôn khỏe mạnh,
hạnh phúc và ngày càng thành công trong cuộc sống.



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Để hoàn thành đồ án “Nghiên cứu triển khai hệ thống điện Mặt Trời 110W
cho lồng bè nuôi thủy sản của Trƣờng Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán” thì em đã
thực hiện những vấn đề sau:
 Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của những vấn đề liên quan đến hệ thống NLMT.
Từ đó có thể tính toán, thiết kế một hệ thống NLMT đáp ứng nhu cầu sử dụng.
 Tiến hành theo dõi, đo đạc và và lấy các số liệu thực nghiệm từ hệ thống điện
mặt trời 110W đã đƣợc lắp đặt tại lồng bè nuôi thủy sản của Trƣờng Đại học
Nha Trang tại Vũng Ngán.
 Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt các các thiết bị tiết kiệm năng lƣợng và có hiệu
suất cao nhƣ: mạch nạp pin điện thoại sử dụng điện trực tiếp từ acquy, đèn
chiếu sáng dùng led có thể điều chỉnh độ sáng bằng cách băm xung, mạch nạp
acquy để nâng cao hiệu suất sử dụng của hệ thống.
 Nghiên cứu, vận hành và hoàn thiện máy cho cá ăn tự động bằng năng lƣợng
mặt trời.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iv

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
LỜI NÓI ĐẦU i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN iii
MỤC LỤC iiv
DANH SÁCH HÌNH VẼ vi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
NỘI DUNG 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ỨNG DỤNG Ở CÁC QUỐC GIA 1
1.1. Tổng quan về tiềm năng điện mặt trời 1
1.2. Tiềm năng và chính sách phát triển ứng dụng ở các quốc gia 3
1.2.1. Đối với thế giới 3
1.2.2. Đối với Việt Nam 7
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT
TRỜI 10
2.1. Sơ đồ khối hệ thống 11
2.1.1. Pin Mặt Trời 12
2.1.2. Acquy 15
2.2. Tính toán lựa chọn công suất dàn pin mặt trời và dung lƣợng bình acquy 24
2.2.1. Yêu cầu và các đặc trƣng của phụ tải 24
2.2.2. Vị trí lắp đặt hệ thống 25
2.2.3. Các bƣớc thiết kế hệ thống điện Mặt Trời 26
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN BÈ NUÔI
THỦY SẢN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 31
3.1. Khái quát về bè nuôi thủy sản của nha trang tại vũng ngán 31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP v

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



3.2. Tổng quát các hệ thống điện trên bè nuôi thủy sản trƣờng đại học nha
trang 33
3.3. Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống điện mặt trời 110w trên bè 35
3.3.1. Thống kê, đo đạc công suất các thiết bị sử dụng trên bè 35
3.3.2. Theo dõi, đo đạc công suất thực tế của hệ thống 36
3.3.3. Phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng và lựa chọn hệ thống 38

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN
BÈ NUÔI THỦY SẢN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TẠI VŨNG
NGÁN 39
4.1. Những giải pháp tối ƣu hóa hệ thống mà con ngƣời đã và đang tiến hành
nghiên cứu và áp dụng 39
4.2. Nghiên cứu, thiết kế, sử dụng tải tiết kiệm năng lƣợng 41
4.2.1. Mạch nạp Pin cho điện thoại sử dụng trực tiếp điện DC từ acquy 41
4.2.2. Đèn led sử dụng trực tiếp điện 12VDC từ acquy có thể điều chỉnh độ sáng
bằng cách băm xung 43
4.3. Tính toán, thiết kế bộ sạc cho acquy cho hệ thống 110w 47
4.3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của phần điều khiển nạp 48
4.3.2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của phần điều khiển tải 50
4.3.3. Kết quả thi công mạch và thực nghiệm 52
4.3.4. phƣơng hƣớng phát triển 54
4.3.5. Hƣớng dẫn kết nối và sử dụng mạch nạp 55
4.4. Tìm hiểu và thay thế mạch điều khiển máy cho cá ăn tự động 57
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc 59
2. Kết luận 60
3. Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vi

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Bản đồ phân bố năng lƣợng trên thế giới 2
Hình 1. 2. Sân vận động World Games (Đài Loan) 4

Hình 1. 3. Nhà máy điện Mặt Trời PS20 (Tây Ban Nha) 4
Hình 1. 4. Thuyền Planet Solar trên cảng biển thành phố Nha Trang 5
Hình 1. 5. Một góc nhà máy điện mặt trời Ivanpah tại California, nƣớc Mỹ 6
Hình 1. 6. Dự án điện Mặt Trời nối lƣới trên nóc tòa nhà Bộ Công Thƣơng 8
Hình 1. 7. Pin Mặt Trời cho các đảo Trƣờng Sa 9
Hình 2. 1. Sơ đồ khối hệ thống năng lƣợng Mặt Trời 11
Hình 2. 2. Hiệu ứng quang điện 13
Hình 2. 3. Đặc tính phóng điện của acquy 21
Hình 2. 4. Đặc tính nạp điện của acquy 22
Hình 3. 1. tấm pin của hệ thống 1 33
Hình 3. 2. Hai tấm pin của hệ thống 2 34
Hình 3. 3. Quạt gió của hệ thống 3 34
Hình 4. 1. Các loại mô hình 1 và 2 trục định hƣớng theo vị trí Mặt Trời 40
Hình 4. 2. Sơ đồ nguyên lý mạch nạp pin cho điện thoại di động bằng năng lƣợng
Mặt Trời 41
Hình 4. 3. Lắp đặt thực nghiệm mạch nạp pin cho điện thoại bằng năng lƣợng Mặt
Trời tại bè. 42
Hình 4. 4. Đèn huỳnh quang T8 trên bè 43
Hình 4. 5. Sơ đồ nguyên lý mạch băm xung cho Led 44
Hình 4. 6. Bộ đèn Led thay thế và bộ điều chỉnh độ sáng 45
Hình 4. 7. Sơ đồ nguyên lý phần điều khiển nạp điện cho acquy 48
Hình 4. 8. Sơ đồ nguyên lý phần điều khiển tải 50
Hình 4. 9. Sơ đồ mạch in của mạch nạp acquy 52
Hình 4. 10. Mạch nạp sau khi hoàn thiện 52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vii

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ




Hình 4. 11. Mạch nạp đã đƣợc đóng hộp và đang đƣợc lắp chạy thử nghiệm trên bè
tại Vũng Ngán 53
Hình 4. 12. Mặt dƣới của mạch nạp 55
Hình 4. 13. Mặt trƣớc của mạch nạp 56
Hình 4. 14. Sơ đồ nguyên mạch điều khiển máy cho cá ăn tự động 58
Hình 4. 15. Máy cho cá ăn tự động đƣợc sử dụng lại lồng bè ở Vũng Ngán 59



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP viii

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1. số liệu đo đạc ngày 3/4/2014 36
Bảng 3. 2. Số liệu đo đạc ngày 4/4/2014 37
Bảng 3. 3. Số liệu đo đạc ngày 5/4/2014 37
Bảng 3. 4. Số liệu đo đạc ngày 6/4/2014 38
Bảng 3. 5. Số liệu đo đạc ngày 7/4/2014 38
Bản 4. 1. Số liệu so sánh độ sáng giữa đèn huỳnh quang và đèn Led trên lồng bè
Vũng Ngán 46

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ix

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ




DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

NLMT Năng lƣợng Mặt Trời
ĐHNT Đại Học Nha Trang
PMT Pin Mặt Trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện)
AQ Acquy
Sđđ Suất điện động
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ỨNG DỤNG Ở CÁC QUỐC GIA

Từ khi phát hiện ra lửa thì nhu cầu về năng lƣợng của con ngƣời ngày càng
tăng, con ngƣời cần năng lƣợng để phục vụ cho những nhu cầu trong cuộc sống của
mình, từ những nhu cầu đơn giản nhƣ sƣởi ấm cho đến việc cung cấp cho các cỗ
máy hoạt động. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ nhƣ than đá, dầu mỏ
đều có hạn, khiến cho nhân loại đứng trƣớc nguy cơ thiếu hụt năng lƣợng. Ngoài ra
các dạng năng lƣợng này thƣờng ở dạng hóa thạch nên khi sử dụng luôn gây ra ô
nhiễm môi trƣờng xung quanh và hiệu ứng nhà kính.
Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lƣợng mới thân thiện với môi
trƣờng nhƣ năng lƣợng: địa nhiệt, thủy triều, gió và Mặt Trời là hƣớng quan trọng
trong kế hoạch phát triển năng lƣợng.
Việc nghiên cứu và sử dụng nguồn NLMT là một trong những hƣớng
phát triển đƣợc nhiều sự chú ý vì những tính chất ƣu việt của nó nhƣ: luôn có sẵn,
siêu sạch và gần nhƣ vô tận. Do vậy nguồn NLMT ngày càng đƣợc nhiều nƣớc trên

thế giới sử dụng. Con ngƣời đã biết khai thác và sử dụng nguồn năng lƣợng này từ
rất lâu, tuy nhiên việc sử dụng nó một cách có hiệu quả cho nhiều mục đích khác
nhau vẫn là vấn đề mà con ngƣời quan tâm.
Chƣơng này sẽ trình bày những kiến thức giới thiệu về NLMT và thực trạng
nghiên cứu, phát triển ứng dụng ở các nƣớc trên thế giới và Việt Nam.
1.1. TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI
NLMT là một nguồn năng lƣợng sạch và vô tận mà hiện nay con đang tập
trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhƣ một giải pháp mới và cấp bách trong
tƣơng lai khi mà nhiên liệu hóa thạch dần bị khai thác cạn kiệt. Đây là một nguồn
năng lƣợng thân thiện và sạch với môi trƣờng, trong quá trình sử dụng nó không
sinh ra khí độc hay gây ra các hiệu ứng tiêu cực tới khí hậu toàn cầu. Vì vậy, việc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



nghiên cứu và ứng dụng nó vào đời sống hàng ngày ngay từ bây giờ là cần thiết và
phù hợp.
NLMT chiếu trên mặt đất ở những nơi khác nhau là không giống nhau, trung
bình khoảng 100W/m
2
, cao nhất khoảng 1000W/m
2
.

Hình 1. 1. Bản đồ phân bố năng lƣợng trên thế giới [8]
Khả năng ứng dụng NLMT thay đổi theo từng vùng miền, điều kiện thời
tiết. Nếu tính trung bình cho toàn bộ diện tích trái đất, trong vòng 24 giờ trung bình
1m

2
nhận đƣợc 4,2kWh.
Ở sa mạc, không khí rất khô và có ít mây che phủ, nguồn NLMT là nhiều
nhất, hơn 6kWh/ngày/m
2
. Ánh sáng Mặt Trời cũng thay đổi theo mùa, có những
vùng nhận đƣợc rất ít nguồn NLMT vào mùa đông chỉ khoảng 0,7kWh/ngày.
Năng lƣợng Mặt Trời có tiềm năng lớn, nhƣng trong năm 2008 chỉ cung cấp
0,02% của tổng cung cấp năng lƣợng của thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng đã tăng
lên gấp đôi mỗi năm. Có thể trực tiếp thu lấy NLMT thông qua hiệu ứng quang
điện, chuyển năng lƣợng các photon của Mặt Trời thành điện năng bằng các tấm
PMT.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



1.2. TIỀM NĂNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG Ở CÁC QUỐC
GIA
1.2.1. Đối với thế giới
1.2.1.1. Tốc độ phát triển
Trong vòng khoảng 15 năm qua điện Mặt Trời phát triển rất nhanh, với tốc
độ trung bình là 25% mỗi năm. Công nghiệp điện Mặt Trời bao gồm quang điện
Mặt Trời và nhiệt điện Mặt Trời. Năm 2010 điện Mặt Trời là công nghệ năng lƣợng
tái tạo dẫn đầu ở Châu Âu với mức tăng trƣởng công suất tới 13000MW. Sản lƣợng
năng lƣợng từ các dự án điện Mặt Trời này tƣơng đƣơng với sản lƣợng điện của hai
nhà máy nhiệt điện lớn. Tính đến cuối năm 2011, tổng công suất lắp đặt điện Mặt
Trời ở Châu Âu đã vƣợt qua con số 28000MW, với sản lƣợng điện bằng mức tiêu
thụ của 10 triệu hộ gia đình ở Châu Âu.

“Dự đoán đến năm 2020, tổng công suất của các nhà máy quang điện trên
toàn thế giới có thể lên tới 1,5 triệu MW” [4]. Mặc dù đây là một mục tiêu xem ra
quá tham vọng, nhƣng trên thực tế điều đó có thể đạt đƣợc bởi nếu 1,5 tỷ ngƣời
đang thiếu điện hằng ngày mà lại có đủ điện dùng vào năm 2020 thì chắc chắn là họ
cần lắp đặt các hệ thống NLMT tại nhà. Nhiều trƣờng hợp, việc lắp đặt các thiết bị
NLMT cho các hộ gia đình rẻ hơn là phải xây cả một mạng lƣới cung cấp điện từ
một nhà máy phát điện trung tâm.
Tại Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc từ nhiều năm nay đã coi hƣớng phát triển
năng lƣợng tái tạo nhƣ một quốc sách vì thế NLMT ở đây có sự tăng trƣởng rất
mạnh và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu phân bổ điện năng.
1.2.1.2. Một số công trình điện Mặt Trời lớn trên thế giới
Sân vận động World Games (Đài Loan) khác với các sân vận động khép kín
trên thế giới, World Games có kết cấu mở. Với kiểu dáng bán xoắn ốc, nó giống
nhƣ một con rồng đang cuộn mình khi nhìn từ trên cao xuống. Với sức chứa 55.000
khán giả, tọa lạc trên một khu đất với diện tích 19 hecta ở thành phố Cao Hùng
(Kaohsiung), mái sân rộng 14.155m
2
, đƣợc tích hợp 8.844 tấm pin NLMT và có thể
sản xuất khoảng 1,4 triệu kWh điện/năm, đủ để cung cấp điện cho 3.300 bóng đèn,
2 màn hình tivi khổng lồ và hệ thống phát thanh trong sân.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ





Hình 1. 2. Sân vận động World Games (Đài Loan) [9]
Vào những thời điểm World Games không hoạt động, 80% dân cƣ khu vực

xung quanh có thể sử dụng nguồn điện này.Việc sử dụng nguồn năng lƣợng từ sân
vận động World Games đã giúp giảm thiểu đƣợc 660 tấn CO2 thải vào khí quyển.
Nhà máy điện Mặt Trời PS20 (Tây Ban Nha):

Hình 1. 3. Nhà máy điện Mặt Trời PS20 (Tây Ban Nha) [9]
PS20 bao gồm 1.255 tấm gƣơng lớn có thể di chuyển đƣợc (còn gọi là kính
định nhật), nằm xung quanh một tháp tích trữ năng lƣợng khổng lồ, gần thành phố
Sevilla, Tây Ban Nha. Mỗi kính định nhật rộng hơn 350m
2
và tổng diện tích kính
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



bao phủ toàn bộ khu vực là khoảng 155.000m
2
. Trong một ngày, kính định nhật sẽ
xoay theo 2 trục hƣớng về Mặt Trời và tập trung bức xạ đến một bình chứa ở phần
trên ngọn tháp cao 162m. Sau đó, bình chứa chuyển đổi 92% ánh sáng nhận đƣợc
thành dòng hơi nƣớc, dẫn xuống một turbine làm chạy máy phát điện ở chân tháp.
Nhà máy điện Mặt Trời PS20 đƣợc xây dựng từ năm 2006, hoàn thành và đi vào
hoạt động trong năm 2009. PS20 có thể sản xuất đƣợc 48.000MWh/năm, cung cấp
cho 10.000 hộ gia đình trong khu vực, giúp giảm khoảng 12.000 tấn CO2 vào khí
quyển (giảm 2 lần so với tòa nhà PS10 đƣợc xây dựng trƣớc đó).
Thuyền Planet Solar:

Hình 1. 4. Thuyền Planet Solar trên cảng biển thành phố Nha Trang [10]
Con thuyền đƣợc chế tạo tại xƣởng đóng tàu Knierim Yachtbau (Kiel, Đức),

với chi phí 17 triệu USD. Con thuyền này không có cánh buồm, mà di chuyển nhờ
vào NLMT. Nặng 95 tấn, dài 31m, rộng gần 16m. Con thuyền đƣợc trang bị các tấm
pin NLMT với tổng diện tích 537m2 để thuyền có thể đạt tốc độ tối đa khoảng
25km/giờ.
Đây cũng chính là con thuyền đã xuất phát từ Monte Carlo (Monaco) vào
ngày 27/9/2010, để thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới với thông điệp về
chống biến đổi khí hậu. Trên hành trình du ngoạn, Planet Solar đã ghé qua thành
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



phố biển Nha Trang (Việt Nam) vào ngày 29/8/2011 và lƣu lại đây đến ngày
1/9/2011.
Hãng sản xuất xe ôtô Toyota Nhật Bản vừa cho lắp đặt 17000 tấm pin quang
điện tại nhà máy ở Debyshire nƣớc Anh. Ƣớc tính sẽ cung cấp đủ nguồn năng lƣợng
để sản xuất 7000 chiếc xe mỗi năm. Theo tính toán, hệ thống này có khả năng cung
cấp đủ năng lƣợng để sản xuất khoảng 7000 chiếc xe đồng thời giảm 2000 tấn khí
thải CO2 mỗi năm.
Nhà máy quang điện tại Đức có công suất gần 10000MW đã bỏ xa nƣớc
đứng đầu thế giới về công suất phát điện của các nhà máy quang điện đơn lẻ.
Ngày 13/02/2014 vừa qua nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với 300
ngàn tấm PMT trải rộng trên một diện tích gần 13 kilomet vuông tại California
chính thức đi vào hoạt động. Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới tại Mỹ này đã
chính thức cung cấp điện cho các khách hàng là những ngƣời dân tại California.
Nhà máy có tên Ivanpah với sự đầu tƣ của hai công ty NRG Energy và BrighSource
cùng với gã khổng lồ tìm kiếm Google có thể cung cấp 392MW ở công suất tối đa.

Hình 1. 5. Một góc nhà máy điện mặt trời Ivanpah tại California, nƣớc Mỹ [11]

Theo công ty NRG Energy, công suất này đủ để cung cấp cho 140 ngàn hộ
dân ở California với năng lƣợng sạch, giảm đƣợc 400 ngàn tấn khí carbon dioxide
mỗi năm, tƣơng đƣơng lƣợng khí thải của 72 ngàn chiếc xe hơi mỗi năm.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



Các tấm PMT của nhà máy điện NLMT Ivanpah sẽ đƣợc điều khiển bằng
phần mềm để tập trung ánh nắng mặt trời đun nóng nƣớc đặt trên đỉnh ở 3 tháp điện
cao 137m. Hơi nƣớc tạo ra trong những bồn chứa này sẽ đẩy các tua-bin để sản xuất
năng lƣợng. Google đã đầu tƣ 168 triệu đô la Mỹ vào dự án nhà máy điện NLMT
Ivanpah. Việc đầu tƣ vào các dự án năng lƣợng xanh không phải là chuyện mới với
Google. Gã khổng lồ tìm kiếm đã đầu tƣ vào nhiều dự án điện mặt trời và điện gió
khẳng định rằng 34% hoạt động kinh doanh của hãng đang tập trung vào các nguồn
năng lƣợng tái tạo.
1.2.2. Đối với Việt Nam
1.2.2.1. Tiềm năng
Việt Nam có tiềm năng to lớn về khai thác và ứng dụng NLMT. Với lợi thế
là nƣớc nằm trong giải phân bổ ánh nắng Mặt Trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ
bức xạ Mặt Trời của thế giới. Việt Nam là nƣớc có tiềm năng về NLMT trải dài từ
vĩ độ 8
0
Bắc đến 23
0
Bắc. Nằm trong khu vực có cƣờng độ bức xạ Mặt Trời tƣơng
đối cao với trị số tổng xạ khá lớn từ 1 ÷ 1,75 kcal/m²/năm (4,2 ÷ 7,3GJ/m
2

/năm).
Do đó việc sử dụng NLMT ở nƣớc ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Theo giáo
sƣ, tiến sĩ khoa học Nguyễn Tiến Khiêm, nguyên Viện trƣởng Viện Cơ học, Viện
Khoa học Công nghệ Việt Nam, trong tất cả các nguồn năng lƣợng tái tạo, NLMT là
phong phú và ít biến đổi nhất trong thời kỳ biến đổi khí hậu hiện nay.

Ứng dụng NLMT ở Việt Nam hiện cũng rất phong phú với đa dạng sản phẩm
nhƣ: Máy nƣớc nóng, điện Mặt Trời, đèn, Tuy nhiên, hiện nhu cầu sử dụng
NLMT còn rất nhiều. Với bờ biển dài hơn 3.000km, có hàng nghìn đảo hiện có cƣ
dân sinh sống nhƣng nhiều nơi không thể đƣa điện lƣới đến đƣợc.
Vì vậy, ứng dụng NLMT ở Việt Nam nhƣ một nguồn năng lƣợng tại chỗ và
thân thiện với môi trƣờng để thay thế cho các dạng năng lƣợng truyền thống, đáp
ứng nhu cầu của các vùng dân cƣ này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an
ninh quốc phòng. Tuy nhiên, ứng dụng NLMT ở Việt Nam cho đến nay phát triển
một cách có kế hoạch ở tầm vĩ mô. Nếu so sánh với một số nƣớc ở Châu Phi hay
Nam Á có cùng hoàn cảnh, Việt Nam vẫn còn đi sau họ trong vấn đề này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



Theo giáo sƣ, tiến sĩ khoa học Nguyễn Tiến Khiêm, nhân loại đã sử dụng quá
nhiều các nguồn năng lƣợng hóa thạch nên môi trƣờng bị ô nhiễm trầm trọng, gây
hiệu ứng nhà kính, nguồn năng lƣợng chủ yếu sẽ cạn kiệt và hết trong vài thập niên
tới. Vì vậy, việc nghiên cứu NLMT ở Việt Nam và triển khai ứng dụng là điều hết
sức cần thiết.
1.2.2.2. Chính sách phát triển

Với lợi thế là nƣớc có tiềm năng NLMT cao nhƣ vậy Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu ứng dụng điện Mặt Trời đã triển khai từ năm 1990 nhƣ:
Dự án điện khí hoá nông thôn Fondem France – Solarlab Viet Nam, từ 1997
- 2005.
Chƣơng trình RET ở châu Á 1997 - 2005, tài trợ bởi Sida (Thụy Điển), 1997
– 2005.
Dự án nối lƣới và điện khí hoá nông thôn đƣợc thực hiện bởi Solar với sự
cộng tác của Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam và Atersa của Tây Ban Nha, 2006 –
2009.

Dự án điện Mặt Trời nối lƣới
đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tòa nhà
Bộ Công Thƣơng. Dự án có công suất
12kWp gồm 52module x 230Wp. Sử
dụng pin của hãng SolarWorld. Do
CHLB Đức tài trợ, công ty Altus của
Đức và Trung tâm Năng lƣợng mới
ĐHBK Hà Nội kết hợp triển khai.


Hình 1. 6. Dự án điện Mặt Trời nối
lƣới trên nóc tòa nhà Bộ Công
Thƣơng [12]



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ





Dự án PMT cho các đảo
Trƣờng Sa. Trên quần đảo hiện có tới
4.093 tấm PMT 220wp.




Hình 1. 7. Pin Mặt Trời cho các đảo
Trƣờng Sa [12]
Dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ với công suất
125kW đƣợc lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, trong đó công
suất của hệ thống pin mặt trời là 100kW. Dự án đƣợc đƣa vào vận hành từ cuối năm
1999 cung cấp điện cho 5 làng (trong đó có 2 làng dân kinh tế mới). Đây là dự án
do tổ chức NEDO – Japan tài trợ, viện năng lƣợng là đối tác chính phía Việt Nam.
Hệ thống điện Mặt Trời tại nhà máy Intel Việt Nam, đƣợc làm từ 1092 tấm
PMT, tổng công suất 200Kwp, cùng 21 bộ biến điện đƣợc kết nối nhau bởi hơn
10000m dây cáp. Sử dụng pin của Hãng Sunpower. Do Tập đoàn GES thiết kế thi
công. Tổng giá trị dự án là 1,1 triệu USD. Khánh thành 24 – 4 – 2012.
Công trình điện mặt trời nối lƣới tại trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ đƣợc
lắp đặt và đƣa vào sử dụng hệ thống NLMT nối lƣới cuối tháng 5-2010. Với giàn
PMT 3.000Wp năng lƣợng sản sinh từ 25 giàn pin, trung bình 12,20kWh/ngày vào
mùa mƣa và 15,40kWh/ngày vào mùa nắng, trung tâm đƣợc cung cấp khoảng
600kWh/tháng và 7.200kWh/năm. Nguồn điện này trực tiếp hòa vào hệ thống lƣới
điện quốc gia, đƣợc tích trong hệ thống sạc và sử dụng liên tục. Khi có sự cố đƣờng
dây hay cắt điện đột ngột, hệ thống này sẽ tự động vận hành bảo đảm cho các thiết
bị phục vụ khám, chữa bệnh hoạt động không bị đứt đoạn. Ƣu điểm lớn nhất là
nguồn điện bảo đảm 24/24 giờ, không còn sợ mất điện đột xuất có thể gây nguy hại

đến cho bệnh nhân đang đƣợc cấp cứu cũng nhƣ không còn nỗi lo thƣờng trực mỗi
khi có sự cố đƣờng dây.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT
TRỜI
Hệ thống điện Mặt Trời là một hệ thống bao gồm một số các thành phần cụ
thể nhƣ:
 các tấm PMT.
 Các tải tiêu thụ điện.
 Các thiết bị tích trữ năng lƣợng.
 Các thiết bị điều phối năng lƣợng.
Thiết kế một hệ thống điện Mặt Trời là xây dựng một quan hệ tƣơng thích
giữa các thành phần của hệ về mặt định tính và định lƣợng, để đảm bảo một sự
truyền tải năng lƣợng hiệu quả cao từ các tấm PMT đến các tải tiêu thụ.
Trong thực tế có những hệ thống điện mặt trời nằm trong những tổ hợp hệ
thống năng lƣợng gồm hệ thống điện mặt trời, máy phát điện gió, máy phát diezen,
lƣới điện quốc gia Trong hệ thống đó điện mặt trời đƣợc hòa vào lƣới điện chung
của tổ hợp hệ thống.
Không nhƣ các hệ năng lƣợng khác, NLMT nó luôn thay đổi phức tạp theo
thời gian, theo địa phƣơng và phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, thời tiết, nên
với cùng một tải điện yêu cầu, có thể có một số thiết kế khác nhau tùy theo các
thông số riêng của hệ. Vì vậy, nói chung không nên áp dụng các hệ thiết kế “mẫu”
dùng cho tất cả hệ thống điện Mặt Trời.
Thiết kế một hệ thống điện Mặt Trời bao gồm nhiều công đoạn sao cho phù
hợp nhất với thực tiễn ứng dụng, từ việc lựa chọn sơ đồ khối, tính toán dung lƣợng

dàn PMT và bộ AQ, thiết kế các thiết bị điện tử điều phối nhƣ các bộ điều khiển,
đổi điện,… đến việc tính toán lắp đặt các hệ giá đỡ PMT, hệ định hƣớng dàn PMT
theo vị trí Mặt Trời, nhà xƣởng đặt thiết bị, AQ,…
Trong đồ án này chỉ giới thiệu hai công đoạn quan trọng nhất trong việc thiết
kế một hệ thống điện Mặt Trời nhƣ lựa chọn sơ đồ khối, tính toán dung lƣợng dàn
PMT, dung lƣợng AQ.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



2.1. SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG
Sơ đồ khối của một hệ thống PMT thông dụng có cấu trúc nhƣ sau:

Hình 2. 1. Sơ đồ khối hệ thống năng lƣợng Mặt Trời
Trong đó:
Khối PIN MẶT TRỜI: gồm một hoặc nhiều tấm PMT ghép nối tiếp hoặc
song song với nhau để chuyển đổi NLMT thành năng lƣợng điện.
Khối ĐIỀU KHIỂN SẠC: có chức năng nhƣ một bộ điều khiển trung tâm với
nhiệm vụ lấy điện năng từ khối PMT để sạc cho AQ. Đồng thời nó còn điều khiển
việc cung cấp điện năng cho các tải DC hoạt động.
Khối AQ: có vai trò quan trọng trong việc tích lũy năng lƣợng để cung cấp
điện cho tải hoạt động.
Khối CHUYỂN ĐỔI DC-AC: có nhiệm vụ biến đổi dòng điện một chiều từ
AQ sang dòng xoay chiều cung cấp cho tải AC.
Thành phần đƣợc quan tâm ở đây là dàn PMT và bộ AQ là hai thành phần
chính của hệ thống và chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong chi phí cho một hệ thống
điện Mặt Trời. Cùng một phụ tải tiêu thụ, có nhiều phƣơng án lựa chọn hệ thống
điện Mặt Trời trong đó dung lƣợng dàn PMT và bộ AQ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 12

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ



lựa chọn dung lƣợng dàn PMT quá nhỏ không đáp ứng đủ cho tải dẫn đến thiếu
điện, không đủ nạp vào AQ làm cho AQ luôn ở trạng thái “phóng kiệt” hoặc bị
“đói” khiến cho AQ hƣ hỏng. Ngƣợc lại nếu dung lƣợng dàn PMT quá lớn sẽ gây ra
lãng phí lớn. Do vậy phải lựa chọn thích hợp để hệ thống hoạt động có hiệu quả
nhất (nếu tấm pin tạo ra điện nhiều vào những ngày nắng ta tăng dung lƣợng AQ để
chứa tránh tình trạng lãng phí năng lƣợng).
2.1.1. Pin Mặt Trời
PMT (hay pin quang điện, tế bào quang điện) là thiết bị bán dẫn chứa lƣợng
lớn các diode p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng Mặt Trời có khả năng tạo ra dòng
điện sử dụng đƣợc. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện. Các PMT có
nhiều ứng dụng. Chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện năng trong mạng
lƣới chƣa vƣơn tới, các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo trái đất, máy tính cầm tay,
các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm nƣớc PMT (tạo thành các module
hay các tấm NLMT) xuất hiện trên nóc các tòa nhà nơi chúng có thể kết nối với bộ
chuyển đổi của mạng lƣới điện. Hiệu ứng quang điện đƣợc phát hiện đầu tiên năm
1839 bởi nhà vật lý Pháp Alexandre Edmond Becquerel. Tuy nhiên cho đến 1883
một pin năng lƣợng mới đƣợc tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán
dẫn selen một lớp cực mỏng vàng để tạo nên mạch nối. Thiết bị chỉ có hiệu suất 1%,
Russell Ohl xem là ngƣời tạo ra pin NLMT đầu tiên năm 1946. Sven Ason
Berglund đã có phƣơng pháp liên quan đến việc tăng khả năng cảm nhận ánh sáng
của PMT. Hiện nay hiệu suất của PMT đã đƣợc cải thiện đáng kể. Cụ thể là các nhà
khoa học tại phòng thí nghiệm Vật liệu Khoa học và Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
Empa vừa có một bƣớc tiến lớn trong việc tăng hiệu suất chuyển đổi của các tấm
PMT linh hoạt chế tạo trên cơ sở hệ vật liệu Cu, In, Ga, Se (CIGS) lên mức kỷ lục

mới: 18,7% một sự cải thiện đáng kể so với kỷ lục 17,6% đƣợc lập vào tháng
6/2000 cũng bởi nhóm nghiên cứu này. Kết quả đo đạc đã đƣợc chứng nhận một
cách độc lập bởi Viện NLMT Frauhofer ở Freiburg (Đức). Việc tăng hiệu suất PMT
sẽ mang tới nhiều lợi ích kinh tế. Để điện Mặt Trời trở nên hợp túi tiền với nhiều
ngƣời, các nhà khoa học và kỹ sƣ trên thế giới từ lâu đã cố gắng phát triển PMT chi

×