Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin nghiên cứu và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 199 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

BÁO CÁO TỔNG KẾT






8860


Hà Nội, 2010
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


BÁO CÁO TỔNG KẾT
Chủ nhiệm đề tài:
Ths. Cao Minh Kiểm
Cán bộ tham gia nghiên cứu:
Ths. Phan Huy Quế
KS. Tào Hương Lan
KS. Trần Mai Lan
CN. Nguyễn Thị Thuý Diệu
CN. Vũ Thuỳ Trang
CN. Nguyễn Thị Thanh Mai
Ths. Nguyễn Hồng Hạnh
Ths. Tạ Hoài Anh

Hà Nội, 2010

1
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO

CSDL
Cơ sở dữ liệu
FEDRIP
Federal Research In Progress (Đề tài nghiên cứu liên bang
đang tiến hành)
JST
Japan Science and Technology Agency (Cục Khoa học và
Công nghệ Nhật Bản)
KQNC
Kết quả nghiên cứu
KT-XH
Kinh tế-xã hội

KH&CN
Khoa học và công nghệ
KHKT
Khoa học và kỹ thuật
NC&PT
Nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ
NII
National Informatics Institute (Viện Tin học Quốc gia,
Nhật Bản).
NISO
National Information Standards Organization (Tổ chức
Tiêu chuẩn Thông tin Quố
c gia , Hoa Kỳ)
NSNN
Ngân sách nhà nước
NTIS
National Technical Information Service (Dịch vụ Thông
tin Kỹ thuật Quốc gia, Hoa Kỳ)
OECD
Organization for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
QLNN
Quản lý nhà nước
UNESCO
United Nations Education, Science and Culture
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hiệp Quốc)
VNTIC
Vserossiskii Nauchno-Tekhnicheskii Informacionnyi Centr

(Trung tâm Thông tin Khoa học-Kỹ thuật toàn Nga)


2
MỤC LỤC

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO 1

MỤC LỤC 2
PHẦN I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 6
1. Căn cứ pháp lý của đề tài 6
2. Mục tiêu của đề tài 6
3. Nội dung nghiên cứu 7
4. Sản phẩm của đề tài 8
5. Thời gian thực hiện đề tài 9
6. Những đơn vị phối hợp tham gia đề tài 9
7. Cán bộ thực hiện đề tài 9
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 11

1.1 Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu và phát triển 11
1.1.1. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ 11
1.1.2. Khái niệm nghiên cứu và phát triển 11
1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến nhiệm vụ khoa học và công nghệ 14
1.1.4. Khái niệm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 18
1.2. Vai trò và nội dung thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 22
1.2.1. Vai trò của thông tin về đề tài 22
1.2.2. Vai trò của thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu 25
1.2.3. Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý thông tin về đề tài và

báo cáo kết quả nghiên cứu 26

1.3. Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động thông tin nghiên cứu và
phát triển 28

1.3.1. Hoa Kỳ 28
1.3.2. Liên bang Nga 41

3
1.3.3. Nhật bản 45

1.3.4. Một số nước và vùng lãnh thổ khác 50
Chương 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỀ
TÀI VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
VIỆT NAM 52

2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý thông tin đề tài và báo cáo KQNC52
2.1.1. Giai đoạn trước khi có Luật KH&CN 52
2.1.2. Giai đoạn từ sau khi có Luật Khoa học và Công nghệ cho đến nay. 56
2.2. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 60
2.2.1. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài 60
2.2.2. Hiện trạng quản lý thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu 63
2.3. Hiện trạng triển khai thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày
16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy
chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ 67

2.3.1. Tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 68
2.3.2. Tại Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 69
Chương 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỀ TÀI VÀ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 72

3.1. Hiện trạng phần mềm cơ sở dữ liệu DETAI và KQNC tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia 72

3.2. Nghiên cứu đề xuất cấu trúc dữ liệu 75
3.2.1. Cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu Đề tài 76
3.2.2. Cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu 79
3.2.3. Cấu trúc dữ liệu của các cơ sở dữ liệu về cán bộ tham gia nghiên cứu
và cơ quan nghiên cứu 81

3.3. Phần mềm quản lý cục bộ đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 83
3.3.1. Sơ bộ về phần mềm 83
3.3.2. Các chức năng cơ bản của chương trình 85

4
3.4. Phần mềm tra cứu cơ sở dữ liệu đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu trên
Web 98

3.4.1. Thông tin về báo cáo hoặc đề tài mới cập nhật 99
3.4.2. Tra cứu kiểu "Theo từ điển" 100
3.4.3. Tìm kiếm 103
3.5. Kết quả tập huấn sử dụng phần mềm và xây dựng các cơ sở dữ liệu thử
nghiệm 106

3.5.1. Kết quả tập huấn sử dụng phần mềm 106
3.5.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu thử nghiệm 106
Chương 4. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ TRAO ĐỔI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN 107


4.1. Cơ sở của việc hình thành cơ chế trao đổi thông tin phục vụ nghiên cứu
và phát triển 107

4.1.1. Cơ sở pháp lý 108
4.1.2. Cơ sở khoa học 109
4.1.3. Nhu cầu thực tiễn 109
4.2. Mục tiêu và yêu cầu của cơ chế trao đổi thông tin phục vụ nghiên cứu và
phát triển 110

4.2.1. Mục tiêu 110
4.2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với cơ chế trao đổi thông tin phục vụ
nghiên cứu và phát triển 110

4.3. Nội dung chủ yếu của cơ chế trao đổi thông tin phục vụ nghiên cứu và
phát triển 112

4.3.1. Đối tượng tham gia trao đổi thông tin 112
4.3.2. Loại hình thông tin cần trao đổi 113
4.3.3. Lộ trình hoạt động trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển 114
4.3.4. Trách nhiệm, quyền lợi của các thành viên 117
4.3.5. Phương tiện kỹ thuật, công nghệ và các đảm bảo thực hiện hoạt động
trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển 118

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 119

5
I. KẾT LUẬN 119

II. KHUYỀN NGHỊ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 130
Phụ lục 1. Hướng dẫn điền phiếu tiền máy các CSDL NC&PT 130
Phụ lục 2. Phiếu tiền máy CSDL Đề tài 148
Phụ lục 3. Phiếu tiền máy CSDL Báo cáo KQNC 151
Phụ lục 4. Thí dụ về kết quả in thử dạng thư mục 154
Phụ lục 5. Trích đoạn kết quả in thử dạng chi tiết 155
Phụ lục 6. Thí dụ thống kê theo cơ quan chủ trì và lĩnh vực nghiên cứu 157
Phụ lục 7. Thí dụ thống kê kinh phí dự kiến thực hiện đề tài 158
Phụ lục 8. Thí dụ thống kê theo giới tính chủ nhiệm đề tài 159
Phụ lục 9. Thí dụ thống kê của một thành viên 160
Phụ lục 10. Thí dụ kết quả sử dụng tiện ích "In bản tin" 161
Phụ lục 11. Thí dụ in thử mẫu Giấy chứng nhận 163
Phụ lục 12. Dự thảo Điều lệ trao đổi thông tin NC&PT của mạng Thông tin
NC&PT quốc gia 164

Phụ lục 13. Mẫu phiếu điều tra 169
Phụ lục 14. Hướng dẫn sơ bộ sử dụng phần mềm 172



6
PHẦN I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Căn cứ pháp lý của đề tài
Đề tài "Nghiên cứu và triển khai hệ thống thông tin về nghiên cứu và phát
triển Việt Nam" do Thạc sỹ Cao Minh Kiểm làm chủ nhiệm và Trung tâm
Thông tin KH&CN Quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia) là cơ
quan chủ trì, được triển khai thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
- Quyết định số 1402/QĐ-BKHCN ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ để xét duyệt thực

hiện trong kế hoạch năm 2009;
- Quy
ết định số 1431/QĐ-BKHCN ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN về việc thành lập Hội đồng KH&CN cấp Bộ xét duyệt thuyết minh đề
tài nghiên cứu năm 2009 của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia;
- Quyết định số 2385/QĐ-BKHCN ngày 27/10/2008 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN về việc phê duyệt đề tài cấp Bộ năm 2009 của Trung tâm Thông tin
KH&CN Quốc gia;
- Hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân vă
n cấp
Bộ số 01-2009Z2/HĐ/ĐT ký ngày 11/12/2008 giữa Văn phòng Bộ KH&CN và
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề tài có mục tiêu tổng quát là nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác
thu thập, lưu giữ, phổ biến và chia sẻ thông tin về NC&PT, trước tiên là về đề
tài NC&PT và kết quả của các đề tài; triển khai hiệu quả Quy chế đăng ký, lưu
giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Quyết
định số 03/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN.
2.2. Mục tiêu cụ th


7
Những mục tiêu cụ thể cần đạt được của Đề tài là:
- Tạo lập công cụ phần mềm thích hợp để xây dựng CSDL đề tài và báo
cáo KQNC hỗ trợ triển khai hiệu quả Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết
quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số
03/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN;
- Đẩy mạnh công tác chia sẻ và khai thác thông tin về
đề tài và báo cáo

KQNC trên cơ sở cơ chế trao đổi thông tin phù hợp; tạo cơ sở ban đầu để hình
thành CSDL quốc gia về đề tài, báo cáo KQNC và cơ sở cho hình thành hệ
thống thông tin về NC&PT của Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Theo Đề cương được phê duyệt, đề tài có một số nội dung nghiên cứu chủ
yếu sau:
(1) Đánh giá hiện trạng thông tin về đề tài và báo cáo KQNC
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động thông tin về đề tài và báo cáo KQNC ở
Trung ương và địa phương;
- Tìm hiểu tình hình đăng ký KQNC.
(2) Lựa chọn khổ mẫu dữ liệu phù hợp và xây dựng cơ chế trao đổi
thông tin
- Nghiên cứu, đề xuất khổ mẫu dữ li
ệu phù hợp để thu thập thông tin về
đề tài;
- Đề xuất ứng dụng các mã và khung phân loại phù hợp để đảm bảo sự
thống nhất trong xử lý thông tin, đáp ứng các yêu cầu của quản lý và tra cứu
thông tin về đề tài và báo cáo KQNC;
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế trao đổi thông tin về đề tài và báo cáo
KQNC; Xây dựng văn bản quy định về trao đổi thông tin.
(3) Xây dựng phần mềm quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC

cơ sở

8
- Viết phần mềm quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC. Phần mềm
có thể chuyển giao cho các sở KH&CN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các vụ KH&CN của các Bộ, ngành để phục vụ công tác quản lý thông
tin đề tài và đăng ký báo cáo KQNC cấp địa phương và cơ sở;
- Tạo lập các công cụ xử lý thông tin (tài liệu hướng dẫn xử lý) để đưa

vào CSDL;
- Xây dựng các công cụ tạo ra những sản phẩ
m đầu ra phục vụ quản lý và
thông tin: in giấy chứng nhận, biên soạn ấn phẩm thông tin về đề tài và báo cáo
KQNC;
- Xây dựng các công cụ thống kê về thông tin đề tài, báo cáo KQNC;
- Tạo lập công cụ xuất dữ liệu để trao đổi thông tin;
- Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm cho một số địa phương (sở
KH&CN).
(4) Nghiên cứu xây dựng CSDL về đề tài và báo cáo KQNC tập
trung; tạo lập Website thông tin đề
tài và báo cáo kết quả nghiên cứu
- Xây dựng cấu trúc CSDL tích hợp trên mạng về đề tài, báo cáo KQNC;
- Xây dựng công cụ đưa CSDL lên Web để phục vụ tra cứu thông tin.
CSDL xây dựng tại địa phương có thể được đưa lên Website của sở KH&CN để
phục vụ tra cứu thông tin về đề tài và báo cáo KQNC của địa phương;
- Tích hợp dữ liệu từ một số CSDL của địa phương và đưa lên mạng
Internet để khai thác chung trên quy mô toàn quố
c.
4. Sản phẩm của đề tài
Theo đề cương, những sản phẩm mà Đề tài phải tạo lập gồm:
- Chương trình quản trị CSDL Đề tài và Báo cáo KQNC: Chương trình
phải quản lý được thông tin về đề tài và báo cáo KQNC; có thể chuyển giao cho
các đơn vị;

9
- Đề án hoặc cơ chế trao đổi thông tin NC&PT: Dự thảo đề án hoặc dự
thảo quy chế;
- Đào tạo: Đào tạo được một số cán bộ ở địa phương và Trung ương sử
dụng phần mềm để xây dựng CSDL;

- CSDL thử nghiệm về đề tài và báo cáo KQNC ở địa phương;
- CSDL tích hợp mẫu trên Internet về đề tài và báo cáo KQNC.
5. Thời gian thực hiện đề tài
Theo đề cương, thời gian thực hiện đề tài là 12 tháng, từ 1/1/2009 đến
31/12/2009. Tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan (máy
tính bị hỏng), vì thế đề tài không thể triển khai đúng kế hoạch.
Cơ quan chủ trì đề tài đã xin gia hạn và đã được sự đồng ý của Bộ
KH&CN cho phép kéo dài thời gian thực hiện đề tài đến tháng 6/2010 (Công
văn số 823/BKHCN-VP ngày 14/4/2010 của Văn phòng Bộ KH&CN).
6. Những đơn vị phối hợp tham gia đề tài
Để đề tài có thể triển khai được theo nội dung đề ra, Cơ quan chủ trì đề tài
đã được sự tham gia của các đơn vị:
- Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
- Sở KH&CN Hà Nội
- Sở KH&CN Hải Phòng
- Sở KH&CN Đà Nẵng
- Sở KH&CN Nghệ An
7. Cán bộ thực hiện đề tài
Các cán bộ chính tham gia thực hiện đề tài gồm:
- Ths. Cao Minh Kiểm (Chủ nhiệm đề tài)
- Ths. Phan Huy Quế

10
- KS. Tào Hương Lan
- KS. Trần Mai Lan
- CN. Nguyễn Thị Thuý Diệu
- CN. Vũ Thuỳ Trang
- KS. Nguyễn Thị Thanh Mai
- Ths Nguyễn Hồng Hạnh
- Ths Tạ Hoài Anh



11
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN NGHIÊN
CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1 Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu và phát triển
1.1.1. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ
Theo Luật KH&CN năm 2000, khoa học được hiểu là "hệ thống tri thức
về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy" còn công
nghệ là "tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành s
ản phẩm".
Theo UNESCO, hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu và
phát triển thực nghiệm, giáo dục và đào tạo KH&CN,và dịch vụ KH&CN được
các đơn vị trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học nông
nghiệp, khoa học y dược, khoa học xã hội và nhân văn thực hiện hoặc cấp kinh
phí thực hiện [UNESCO, 1984].
Luật KH&CN xác định hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN)
bao gồm nghiên cứ
u khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ
KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và
các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN. So với khái niệm do UNESCO
đưa ra, khái niệm hoạt động KH&CN theo Luật KH&CN của Việt Nam không
bao gồm giáo dục và đào tạo KH&CN.
1.1.2. Khái niệm nghiên cứu và phát triển
Từ những khái niệm nói trên về KH&CN, có thể thấy hoạt động hoạt

động nghiên cứu khoa họ
c và phát triển công nghệ, thường gọi tắt là nghiên cứu

12
và phát triển
1
(sau đây viết tắt là NC&PT
2
), là một bộ phận trong hoạt động
KH&CN. Trước khi tìm hiểu về hoạt động thông tin NC&PT, chúng ta cần tìm
hiểu và xác định rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động NC&PT.
Theo UNESCO và OECD
3
, cụm từ NC&PT được hiểu là "hoạt động
sáng tạo thực hiện một cách có hệ thống để nâng cao kho tàng tri thức, bao gồm
cả tri thức của con người, văn hoá và xã hội, và sử dụng kho tàng tri thức đó để
tạo ra những ứng dụng mới" [UNESCO 1984, OECD 2002]. Theo các tổ chức
này, thuật ngữ NC&PT bao quát ba hoạt động: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và triển khai thực nghiệm.
Theo UNESCO và OECD, nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu lý
thuyết hoặc thực nghiệm được thực hiện chủ yếu nhằm thu được những kiến
thức mới về nền tảng bản chất sâu xa của các hiện tượng và thực tế quan sát
được mà không nhằm vào một ứng dụng hoặc sử dụng cụ thể nào. Nghiên cứu
ứng dụng được coi là hoạt động nghiên c
ứu nhằm thu được những tri thức mới
nhưng có định hướng chủ yếu đến mục tiêu thực tế nhất định [UNESCO 1984,
OECD 2002].
Theo Luật KH&CN của Việt Nam, nghiên cứu khoa học là "hoạt động
phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học

bao gồm nghiên cứu c
ơ bản, nghiên cứu ứng dụng" [Quốc hội 2000]. Như vậy
có thể nói, thuật ngữ nghiên cứu khoa học theo Luật KH&CN của Việt Nam bao
quát khái niệm "nghiên cứu cơ bản" và "nghiên cứu ứng dụng" của UNESCO và
OECD.


1
Trước đây, trong nhiều tài liệu, người ta sử dụng thuật ngữ "nghiên cứu và triển khai" để chỉ
khái niệm "nghiên cứu và phát triển". Để phù hợp với Luật KH&CN, chúng tôi sử dụng thuật
ngữ "nghiên cứu và phát triển".
2
Trong tài liệu tiếng Anh, người ta sử dụng thuật ngữ "Research and Development" (thường
viết tắt là R&D)
3
Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế)

13
Nghiên cứu cơ bản có thể được chia thành hai dạng con: nghiên cứu cơ
bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản có định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần
tuý là nghiên cứu được tiến hành nhằm phát triển tri thức, hiểu biết mà không
định hướng vào tìm kiếm lợi ích kinh tế, xã hội cụ thể hoặc hướng đến ứng dụng
KQNC vào giải quyết vấn đề thực tế cụ th
ể nào. Nghiên cứu cơ bản thuần tuý
không nhằm vào việc chuyển giao kết quả cho một lĩnh vực sản xuất hoặc xã hội
nào để về việc ứng dụng của tri thức đó. Nghiên cứu cơ bản có định hướng là
nghiên cứu cơ bản được tiến hành với hy vọng rằng nó có thể tạo ra một nền
tảng tri thức mới để hình thành cơ sở cho giả
i pháp để giải quyết những vấn đề

đã biết hoặc dự kiến xảy ra hoặc những vấn đề của tương lai.
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động được thực hiện nhằm đạt được kiến
thức mới, chủ yếu hướng vào một mục tiêu hoặc mục đích ứng dụng cụ thể nào
đó. Nghiên cứu ứng dụng đượ
c tiến hành hoặc để xác định khả năng sử dụng
những phát hiện của nghiên cứu cơ bản hoặc để xác định phương pháp hoặc
cách thức mới nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể được đặt ra từ trước.
Nghiên cứu ứng dụng bao gồm việc xem xét những hiểu biết đã có và khả năng
mở rộng của các hiểu biết
đó để giải quyết một vấn đề nào đó.
Luật KH&CN của Việt Nam định nghĩa "Phát triển công nghệ" là hoạt
động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công
nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Triển khai thực
nghiệm là hoạt động ứng dụng KQNC khoa học để làm thực nghiệm nh
ằm tạo
ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Đó là hoạt động mang tính hệ thống, sử dụng
cơ sở kiến thức đã thu được từ những hoạt động nghiên cứu và/hoặc kinh
nghiệm thực tế nhằm tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới, phương tiện mới,
quy trình mới, hệ thống mới, dịch vụ mới, v.v Trong lĩnh vự
c khoa học xã hội,
phát triển thực nghiệm có thể được định nghĩa là quá trình chuyển giao tri thức
thu nhận được từ nghiên cứu vào các chương trình hành động, bao gồm cả các
dự án trình diễn được tiến hành với mục tiêu đánh giá hoặc thử nghiệm. Sản
xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản

14
xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi
đưa vào sản xuất và đời sống.
Thuật ngữ "Phát triển công nghệ" trong Luật KH&CN Việt Nam trùng
hợp với thuật ngữ "Phát triển thực nghiệm" (thường gọi tắt là Phát triển) mà

UNESCO và OECD sử dụng. Theo UNESCO và OECD, phát triển thực
nghiệm
4
là hoạt động mang tính hệ thống được tiến hành dựa trên những tri
thức đã được thu nhận từ những nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tế để hướng
đến việc tạo ra vật liệu, sản phẩm hoặc thiết bị mới, tạo ra và triển khai những
quá trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới, hoặc cải tiến đáng kể những vật liệu, s
ản
phẩm, thiết bị, quá trình, hệ thống hoặc dịch vụ đã có [UNESCO 1984, OECD
2002].
Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, trong báo cáo này, thuật ngữ
"Nghiên cứu" là viết tắt của thuật ngữ "Nghiên cứu khoa học" của Luật
KH&CN Việt Nam, có nghĩa là bao quát hai khái "nghiên cứu cơ bản" và
nghiên cứu ứng dụng" của OECD và UNESCO. Thuật ngữ "Phát triển" trong
báo cáo này là tương ứng với thuật ngữ "Phát triển công nghệ
" trong Luật
KH&CN (nghĩa là bao gồm cả "triển khai thực nghiệm" và "phát triển thử
nghiệm") và tương ứng với thuật ngữ "phát triển thực nghiệm" mà UNESCO và
OECD sử dụng.
1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến nhiệm vụ khoa học và công
nghệ
Một trong những nội dung của hoạt động thông tin KH&CN là thông tin
về nhiệm vụ KH&CN và kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Nhiệ
m vụ
KH&CN là một trong những hình thức hoạt động KH&CN. Theo Nghị định
81/2002/NĐ-CP của Chính phủ, nhiệm vụ KH&CN là "những vấn đề khoa học


4
Tiếng Anh là "Experimental development"


15
và công nghệ cần được giải quyết, được tổ chức thực hiện dưới hình thức đề tài,
dự án và chương trình khoa học và công nghệ" [Chính phủ 2002].
Đề tài KH&CN có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề KH&CN.
Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình KH&CN.
Dự án KH&CN có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ,
ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử nghiệm các
giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội. Dự án có thể độc lập
hoặc thuộc chương trình KH&CN.
Chương trình KH&CN bao gồm một nhóm các đề tài, dự án KH&CN,
được tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển
KH&CN cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn.
Do chương trình bao gồm nhiều đề tài, dự án, nên trong thự
c tế khi nói về
nhiệm vụ KH&CN, người ta thường đề cập chủ yếu đến đề tài và dự án. Trong
nhiều tài liệu, văn bản hoặc trong cách nói thông thường, chúng ta gặp một số
thuật ngữ như "đề tài nghiên cứu", "đề tài nghiên cứu khoa học", "đề tài
khoa học", dự án nghiên cứu, dự án thử nghiệm, hoặc đơn giản là "đề tài"
hoặc "dự án". Chúng tôi cho rằng đ
ây cách sử dụng thuật ngữ khác nhau dùng
để chỉ chung cho cả đề tài, dự án NC&PT. Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng
thuật ngữ "đề tài" để chỉ chung cho các loại nhiệm vụ dạng đề tài và dự án
nghiên cứu khoa học (bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng) và
phát triển công nghệ (bao gồm cả triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm)
5
.
Quy trình thực hiện đề tài có sử dụng kinh phí từ NSNN gồm 7 bước cơ
bản sau đây:

- Lựa chọn đề tài;


5
Một số tài liệu dùng thuật ngữ "triển khai" thay cho "phát triển", vì thế trong nhiều tài liệu
chúng ta gặp khái niệm "nghiên cứu và triển khai" hoặc "nghiên cứu triển khai". Từ khi có
Luật KH&CN, người ta thường sử dụng khái niệm "nghiên cứu và phát triển".

16
- Xây dựng đề cương;
- Phê duyệt đề cương;
- Tiến hành nghiên cứu;
- Viết báo cáo tổng hợp KQNC;
- Đánh giá, nghiệm thu KQNC;
- Công bố KQNC.
Tương ứng với các bước của quá trình thực hiện đề tài sẽ có những sản
phẩm tư liệu chủ yếu như trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các sản phẩm tư liệu chủ yếu của quá trình thực hiện đề tài
TT Các bước cơ bản của quy
trình nghiên cứu
Sản phẩm tư liệu chủ yếu
1 Lựa chọn đề tài Bản đề xuất nhiệm vụ KH&CN; Đối tượng nghiên
cứu (toàn bộ hoặc một phần của đối tượng )
2 Xây dựng đề cương Bản Thuyết minh đề tài gồm các nội dung cơ bản:
tên đề tài; đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu; nội dung nghiên cứu; sản phẩm dự kiến; tiến
độ, kinh phí; nhân lực tham gia nghiên cứu…
3 Phê duyệt đề cương Bản Thuyết minh được phê duyệt bằng Quyết định
của cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá,
thẩm định của Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên

cứu.
4 Tiến hành nghiên cứu Các sản phẩm tư liệu bao gồm:
- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu của đề tài;
- Bài báo khoa học công bố kết quả của từng nội
dung (hoặc chuyên đề) nghiên cứu của đề tài;
- Báo cáo tổng kết các chuyên đề nghiên cứu của đề
tài;
- Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài;
- Số liệu, tư liệu điều tra cơ bản, đ
iều tra xã hội học;
- Các sản phẩm tư liệu khác.
5 Viết báo cáo tổng hợp kết
quả
- Báo cáo tổng kết đề tài (dự thảo);
- Báo cáo tóm tắt (dự thảo)
6 Đánh giá, nghiệm thu - Báo cáo tổng kết đề tài (chính thức) được Hội
đồng nghiệm thu chính thức đề tài đánh giá đạt yêu
cầu trở lên hoặc được cấp có thẩm quyền ra quyết

17
định công nhận.
- Các sản phẩm trung gian ở Bước “Tiến hành
nghiên cứu” (Bước 4)
7 Công bố kết quả - Bài báo khoa học công bố tổng quan về KQNC đã
được nghiệm thu chính thức;
- Sản phẩm khoa học dạng tư liệu khác (như sách,
chuyên khảo, tổng luận, phim, video…): công bố
từng phần hoặc toàn bộ KQNC của đề tài

Để đề tài (có sử dụng ngân sách nhà nước) có thể được triển khai, nhất

thiết phải có Thuyết minh đề tài [Bộ KH&CN 2003, Bộ KH&CN 2005, Bộ
KH&CN 2007]. Bản thuyết minh đề tài được phê duyệt bằng Quyết định của
cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng xét
duyệt đề cương nghiên cứu.
Từ những điều như trên, thông tin về
nhiệm vụ KH&CN được hiểu là
thông tin về đề tài. Cụ thể hơn là thông tin về bản thuyết minh đề tài đã được
phê duyệt.
Trong nhiều trường hợp chúng ta còn gặp thuật ngữ "Đề tài đang tiến
hành". Đề tài đang tiến hành là nhiệm vụ KH&CN đang được thực hiện sau
khi Bản Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt bằng Quyết định của cấp có
thẩ
m quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng xét duyệt đề
cương nghiên cứu. Sở dĩ cần xem xét khái niệm “đề tài đang tiến hành” là vì
hoạt động quản lý thông tin về đề tài là quản lý các sản phẩm tư liệu được tạo ra
trong quá trình đề tài đang được thực hiện. Nói cách khác, tư liệu cần có để xử
lý thông tin chính là các bản thuyết minh đã đượ
c cấp có thẩm quyền phê duyệt
để làm căn cứ triên khai đề tài. Tuy nhiên trên thực tế, trong nhiều CSDL về đề
tài đang tiến hành chắc chắn có những đề tài đã kết thúc vào thời điểm chúng ta
truy cập biểu ghi đó. Việc kiểm tra và loại các đề tài đã kết thúc khỏi CSDL đề
tài đang tiến hành không đơn giản và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, việc này là
không cần thiết vì thông tin về
đề tài đã kết thúc cũng rất cần thiết. Điều quan

18
trọng là thông tin về sự kết thúc của đề tài cần được cập nhật vào biểu ghi để có
thông tin về tình trạng của đề tài.
Trong báo cáo này, CSDL Đề tài được hiểu là CSDL về các đề cương đề
tài đã được phê duyệt. Dữ liệu về đề tài có thể là của đề tài đã kết thúc hoặc

đang được tiến hành.
1.1.4. Khái niệm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công ngh

Sản phẩm tư liệu của đề tài
6
rất đa dạng. Một trong những loại sản phẩm
đặc thù của KQNC của đề tài mà chủ thể thực hiện đề tài cần phải tạo ra là "báo
cáo tổng hợp" hoặc "báo cáo tổng kết" của đề tài. Đối với hoạt động thông tin
KH&CN, chúng ta quan tâm nhiều đến dạng kết quả đặc biệt này. Theo "Quy
chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệ
m vụ khoa học và công
nghệ" ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007
của Bộ trưởng Bộ KH&CN [Bộ KH&CN 2007], kết quả thực hiện nhiệm vụ
KH&CN được hiểu là "các tư liệu phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ
KH&CN, gồm: báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo nhánh, phụ lục
tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát; phiếu mô tả quy trình công nghệ và giải
pháp kỹ
thuật; bản đồ; bản vẽ; ảnh; băng hình, đĩa hình". Trong hoạt động
thông tin KH&CN, những loại tư liệu phản ảnh kết quả của đề tài nói như trên
thường được gọi chung là Báo cáo kết quả nghiên cứu (viết tắt là KQNC).
Theo "Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ" ban hành kèm theo Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN củ
a Bộ
trưởng Bộ KH&CN, Báo cáo KQNC được đăng ký, giao nộp phải là báo cáo
tổng kết chính thức nhiệm vụ KH&CN đã được Hội đồng nghiệm thu chính thức
đánh giá đạt yêu cầu trở lên hoặc được cấp có thẩm quyền ra quyết định công
nhận [Bộ KH&CN 2004].


6

Chúng tôi sử dụng thuật ngữ "đề tài" để chỉ chung các loại nhiệm vụ KH&CN dạng đề tài,
dự án NC&PT.

19
Từ việc xem xét thuật ngữ "kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN" trong
ngữ cảnh hoạt động thông tin, có thể thấy hoạt động thông tin về kết quả thực
hiện nhiệm vụ KH&CN là thông tin về báo cáo KQNC được giao nộp, lưu giữ.
Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ "báo cáo KQNC" để chỉ báo
cáo kết của của đề tài.
Trong nhiều tài liệu nước ngoài và của Việt Nam, chúng ta còn gặ
p một
số thuật ngữ khác nhau để chỉ loại hình tài liệu báo cáo KQNC, thí dụ thuật ngữ
"báo cáo khoa học và kỹ thuật" hoặc ngắn gọn là "Báo cáo kỹ thuật"
7
. Theo
Tổ chức tiêu chuẩn thông tin quốc gia NISO của Hoa Kỳ, báo cáo khoa học và
kỹ thuật là một tài liệu chứa/chuyển tải những kết quả của nghiên cứu cơ bản
hoặc ứng dụng và những quyết định hỗ trợ dựa trên các kết quả này. Báo cáo
bao gồm các thông tin cần thiết để diễn giải, áp dụng và lặp lại các kết quả hoặc
kỹ thuật củ
a nghiên cứu [NISO 1997]. Mục tiêu đầu tiên của báo cáo là phổ biến
KQNC KH&CN và khuyến nghị những hành động. Một báo cáo kỹ thuật có thể
có những đặc tính sau [NISO 1997]:
- Số người đọc có thể hạn chế, việc phổ biến có thể hạn chế hoặc bị giới
hạn, và nội dung của nó có thể chứa các thông tin được xếp hạng theo độ mật
8
,
thông tin có bản quyền, thông tin riêng.
- Có thể được viết cho một hoặc một số cá nhân hoặc tổ chức như yêu cầu
của hợp đồng để ghi lại hoạt động nghiên cứu, bao gồm cả những thảo luận về

những cách tiếp cận không thành công.
- Thường không được xuất bản hoặc được cung cấp thông qua kênh xuất
bản thương mại thông thường mà thường có được thông qua các cơ quan phi lợi
nhuận của Chính phủ (như NTIS or hoặc Cơ quan Xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ
(the Government Printing Office)).


7
Technical report
8
Classified

20
Khác với các bài báo khoa học trên các tạp chí hoặc trong kỷ yếu hội
nghị, các báo cáo kỹ thuật ít khi phải trải qua quá trình phản biện độc lập toàn
diện trước khi in ấn và nếu có quá trình này thì cũng thường là nội bộ. Báo cáo
kỹ thuật cũng không có sự quy định chặt chẽ về quy trình xuất bản như đối với
ấn phẩm thương mại, mà nếu có thì cũng chỉ mang tính chất nội bộ. Báo cáo kỹ

thuật là nguồn thông tin KH&CN quan trọng. Chúng thường được biên soạn để
gửi cho cơ quan quản lý hoặc tài trợ đề tài.
Trong nhiều tài liệu nghiệp vụ thông tin, chúng ta còn gặp thuật ngữ "tài
liệu xám" [Nguyễn Viết Nghĩa, 1999]. Khái niệm "tài liệu xám" (tiếng Anh gọi
là Grey Literature hoặc Gray literature) để chỉ tài liệu loại hình tài liệu không
được xuất bản và phát hành bởi nhà xuất bản thương mại nhằm mục đích thương
mại. Khái niệm "tài liệu xám" rộng hơn khái niệm "báo cáo kỹ thuật". Báo cáo
của Elizabet Maria Ramos de Carvalho tại Hội nghị IFLA năm 2001 đã tổng
hợp nhiều định nghĩa về tài liệu xám và vai trò của nó đối với sự phát triển
[Elizabet Maria Ramos de Carvalho 2001]. Nhóm Công tác Liên ngành về Tài
liệu Xám của Hoa Kỳ định nghĩa tài liệu xám là "những nguồn tin trong nước

hoặc nước ngoài mà chúng có được thông quan những kênh đặc biệt và không
có được thông qua kênh xuất bản, phân phối, kiể
m soát thư mục hoặc bổ sung từ
các nhà cung cấp sách hoặc các nhà phát hành [Grey Literature International
Steering Committee 2009]. Mạng Tài liệu xám định nghĩa tài liệu xám là "thông
tin được tạo ra từ các nguồn khác nhau như chính phủ, hàn lâm, doanh nghiệp,
công nghiệp, ở dạng điện tử hoặc in, không được kiểm soát bởi cơ quan xuất
bản thương mại, nghĩa là việc xuất bản không phải là hoạt động chính của tổ
chức tạo ra tài liệu" [The Grey Literature Network Service]. Thí d
ụ về tài liệu
xám có thể là các báo cáo kỹ thuật của các viện nghiên cứu. Tại Hội nghị về tài
liệu xám tổ chức ở Luxembourg, người ta cho rằng thông tin tài liệu xám là
thông tin được tạo ra ở mọi cấp độ: Chính phủ, hàn lâm, kinh doanh, công
nghiệp dưới dạng thức điện tử hoặc được in nhưng không được quản lý, xuất
bản hoặc phân phối bởi ngành xuất bản thương mại, ngh
ĩa là việc xuất bản

21
những thông tin, tài liệu không phải là chức năng hàng đầu của tổ chức tạo ra
chúng (ICGL Luxembourg definition, 1997 - Expanded in New York, 2004)
[Grey Literature International Steering Committee, 2009]. Tác giả Peter Hirtle in
Broadsides vs. Grey Literature định nghĩa tài liệu xám là: những báo cáo in ít
bản, các bài báo không xuất bản nhưng được lưu hành, các kỷ yếu hội nghị
không xuất bản, các chương trình hội nghị được in, và những tài liệu khác tạo ra
một tập hợp những sưu tập bản thảo [trích theo Moya K. Mason 2009]. Theo
Trần Mạnh Tuấ
n, tài liệu xám xác định như mọi loại hình tư liệu của tài liệu
được phổ biến không phải vì mục đích thương mại [Trần Mạnh Tuấn 2006].
Thông thường tài liệu xám bao gồm:
- báo cáo kỹ thuật (Technical Reports);

- báo cáo công tác (Working Papers);
- tài liệu kinh doanh (Business Documents);
- các kỷ yếu hội nghị, hội thảo (Conference Proceedings);
- luận án, luận văn.
Việc xác định và thu thập tài liệu xám đặt ra cho các cơ quan thông tin và
thư viện một số khó khă
n. Trước hết, tài liệu xám thường thiếu hoặc không khó
tìm thấy các thông tin kiểm soát thư mục chuẩn (như các thông tin về tác giả, cơ
quan xuất bản, ), hình thức trình bày ấn phẩm đa dạng, không trùng với các quy
định của lĩnh vực xuất bản thương mại (nhu đối với sách, tạp chí, ).
Ở Việt Nam, trước đây chúng ta sử dụng thuật ngữ "tài liệu không công
bố" (tiếng Anh: unpublished documents, tiếng Nga: "neopublikovannyi
dokument") để chỉ nh
ững loại "tài liệu xám" nói trên vì trên chúng không được
xuất bản và phát hành rộng rãi theo kênh của các nhà xuất bản thương mại để
phân biệt chúng với tài liệu "công bố" (published documents) là loại tài liệu
được xuất bản và phát hành bởi các nhà xuất bản (như loại sách, báo, tạp chí, ).
Tuy nhiên do thuật ngữ "tài liệu không công bố" dễ làm cho người ta hiểu nhầm
đây là tài liệu không công khai (mật) nên gần đây người ta chuyển sang sử dụng

22
thuật ngữ "tài liệu xám", trong một số trường hợp thuật ngữ "tài liệu không xuất
bản" hoặc "tài liệu chưa xuất bản" .
Như vậy từ những xem xét khái niệm "tài liệu xám" và những thuật ngữ
liên quan, có thể thấy "Báo cáo KQNC" là thuộc loại tài liệu xám. Thuật ngữ
"báo cáo KQNC" được coi là trùng hợp với thuật ngữ "báo cáo kỹ thuật". Khái
niệm "tài liệu xám" là rộng hơn, bao gồm cả
những dạng tài liệu khác. Trong
trường hợp liên quan đến thông tin về NC&PT, bản thuyết minh đề tài là một
trong những loại hình tài liệu xám.

1.2. Vai trò và nội dung thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên
cứu
Từ những vấn đề nêu về nhiệm vụ KH&CN, kết quả thực hiện nhiệm vụ
KH&CN, các chủ thể tham gia thực thực hiện nhiệm vụ như trên trên, có thể
thấy những thành phần chủ yế
u trong thông tin về hoạt động NC&PT bao gồm:
- thông tin về đề tài;
- thông tin về báo cáo kết quả thực hiện đề tài;
- thông tin về các chủ thể thực hiện nhiệm vụ KH&CN bao gồm:
+ các nhà nghiên cứu;
+ các cơ quan chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu.
Như vậy, về cơ bản, một hệ thống thông tin NC&PT cần bao quát các loại
thông tin về các đối tượng nói trên.
Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu được duyệt của đề tài này gi
ới hạn ở
quy mô về quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC nên phần dưới đây
chúng tôi đề cập đến thông tin về đề tài và báo cáo KQNC.
1.2.1. Vai trò của thông tin về đề tài
Vai trò của thông tin về đề tài đối với phát triển KH&CN nói riêng và
phát triển KT-XH nói chung được thể hiện như sau:

23
- Giúp loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài
Hoạt động NC&PT ở nước ta hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng
nguồn kinh phí từ NSNN và được phân bổ theo kế hoạch hoạt động KH&CN
hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương). Bộ KH&CN không quản lý cụ thể các nhiệm vụ KH&CN của mỗi Bộ,
ngành và địa phương. Căn cứ vào nhu c
ầu thực tế và nguồn kinh phí được phân
bổ theo kế hoạch cho việc thực hiện các đề tài, các Bộ, ngành và địa phương tự

xác định các đề tài và tổ chức thực hiện. Với cơ chế thực hiện đề tài như vậy,
nếu không có được hệ thống thông tin thông suốt giữa các Bộ, ngành và địa
phương với nhau thì rất dễ xảy ra hiện tượng trùng lặp đề tài. Như vậ
y, sẽ gây
lãng phí NSNN và công sức của các nhà nghiên cứu. Tránh được việc trùng lặp
đề tài, không chỉ giúp tiết kiệm được tiền của, mà còn phát huy hiệu quả đầu tư
của Nhà nước cho KH&CN, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
KH&CN.
Nguồn thông tin giúp loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài chủ yếu là thông
tin về các bản thuyết minh đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bản
thuyết minh
đề tài không chỉ đảm bảo về mặt pháp lý cho việc tiến hành đề tài
mà còn cung cấp thông tin chi tiết các nội dung nghiên cứu như về đối tượng,
phạm vi nghiên cứu, kinh phí nghiên cứu và kết quả dự kiến. Đây là một trong
những nguồn tin quan trọng để những người có trách nhiệm xem xét, đánh giá
và kết luận liệu đề tài có trùng lặp với đề tài nào đó đã thực hiện hay không,
hoặc giúp cho việc lựa ch
ọn, đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
- Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài
Một trong những sản phẩm tư liệu quan trọng của quá trình thực hiện đề
tài là Bản thuyết minh. Đây là tài liệu cung cấp thông tin khá đầy đủ về tổ chức,
cá nhân chủ trì đề tài (tên, địa chỉ, học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, có
thể có cả thông tin về lĩnh vực nghiên cứu, công trình nghiên cứu
đã thực

×