Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpearl, bước đầu thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của một số thực vật trên tác nhân gây bệnh cho cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 72 trang )








TRẦN THỊ KHÁNH MAI

XÁC ĐỊNH CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRÊN CÁ CẢNH
BIỂN TẠI THỦY CUNG VINPEARL
BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA
MỘT SỐ THỰC VẬT TRÊN TÁC NHÂN GÂY BỆNH CHO CÁ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC


GVHD:ThS. VĂN HỒNG CẦM
TS. ĐỖ LÊ HỮU NAM



Nha Trang, 07/2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC & MƠI TRƢỜNG



LỜI CẢM ƠN


Đề tài tốt nghiệp được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Vi sinh - Viện Công
nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nha Trang trong thời gian từ ngày
20/2/2013 đến 15/6/2013. Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Văn Hồng Cầm đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều thời gian và công sức chỉ dạy cho tôi nhiều kiến thức và kỹ năng
quý báu trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám đốc Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, thầy Đỗ Lê Hữu
Nam và cô Trương Thị Thu Thủy - cán bộ quản lý Phòng Vi sinh đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường
Đại học Nha Trang đã truyền dạy những kiến thức nền tảng cho tôi trong suốt 4
năm trên giảng đường Đại học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, dạy dỗ và động viên của gia đình
cũng như sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do
kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất
mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực hiện


TRẦN THỊ KHÁNH MAI
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁ CẢNH BIỂN 3
1.1.1 Đa dạng sinh học cá biển 3
1.1.2 Giá trị kinh tế của cá cảnh biển 3
1.1.3 Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh biển 7
1.2 MỘT SỐ HỢP CHẤT TỰ NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
TỪ THỰC VẬT 16
1.2.1 Những hạn chế của việc sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng và
trị bệnh nhiễm khuẩn trên thủy sản 16
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các hợp chất chiết xuất từ thực vật
trong và ngoài nước 17
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 19
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
CHƢƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 21
2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.2.1 Đối tượng chính 21
2.2.2 Các chủng vi khuẩn kiểm định 21
2.2.3 Một số loại thực vật thí nghiệm 21
2.3 DỤNG CỤ - HÓA CHẤT – MÔI TRƢỜNG 22
2.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 22
2.3.2 Môi trường và hóa chất 22
2.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.4.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 23
2.4.2 Phương pháp thu mẫu và phân lập các tác nhân gây bệnh 24
2.4.3 Thí nghiệm xác định độc lực của vi khuẩn và định danh chủng vi khuẩn
đích gây bệnh 26

2.4.4 Lập kháng sinh đồ 28
2.4.5 Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thực vật 29
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 KẾT QUẢ 30
3.1.1 Kiểm định chỉ tiêu nấm và ký sinh trùng 30
3.1.2 Phân lập vi khuẩn và định danh sơ bộ 30
3.1.3 Xác định độc lực của vi khuẩn và định danh vi khuẩn mục tiêu 31
3.1.4 Kháng sinh đồ 36
3.1.5 Khả năng kháng khuẩn của một số loại thực vật 37
3.2. THẢO LUẬN 39
3.2.1 Định danh vi khuẩn dựa trên các đặc điểm sinh lý, sinh hóa 39
3.2.2 Xác định tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển 39
3.2.3. Khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh 43
3.2.4. Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ một số loài thực vật 44
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
4.1. KẾT LUẬN 45
4.2 KIẾN NGHỊ 45
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABIS Advanced Bacterial Identification Software (Phần mềm
định danh vi khuẩn )
ATCC American Type Culture Collection (Bộ sưu tập chủng
giống Hoa Kỳ)
CFU Colony-forming unit (Số đơn vị khuẩn lạc)
CLSI Clinical and Laboratory Standards Institude (Tiêu chuẩn
cơ sở lâm sàng và phòng thí nghiệm)
KIA Kligler Iron Agar
LD
50
Lethal Dose, 50% (liều lượng chất độc gây chết cho 50%

số cá thể đem thí nghiệm)
McF McFarland
NA Nutrient Agar
R Resistant (Kháng)
S Susceptible (Nhạy cảm)
TCBS Thiosulfate Citrate Bile salts Sucrose







DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng số cá cảnh biển giao dịch trên toàn cầu trong những năm 1990 4
Bảng 1.2. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu cá cảnh biển chính trên thế giới 5
Bảng 3.1. Kết quả cảm nhiễm chủng D1-8 trên cá Khoang cổ đỏ (A. frenatus) 32
Bảng 3.2. Đặc điểm sinh lý và sinh hóa của chủng vi khuẩn D1-8 35
Bảng 3.3. Bảng kết quả xác định kháng sinh đồ của 2 chủng D1-8 và D2-10 36
Bảng 3.4. Kết quả kháng khuẩn của dịch chiết một số loại thực vật 38
Bảng 3.5. Các đặc điểm sinh hóa của chủng D1-8 so sánh với các chủng Aeromonas
phân lập từ một số nghiên cứu 40



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh cho động vật thủy sản 7
Hình 1.2. Mối tương quan giữa vật chủ, môi trường, tác nhân gây bệnh và khả năng
hình thành bệnh 10

Hình 1.3. Một số bệnh phổ biến do vi khuẩn gây ra trên cá biển 13
Hình 1.4. Một số bệnh trên cá biển do ký sinh trùng gây ra 14
Hình 1.5. Các khối u trên cá do virus Lymphocystis gây ra 15
Hình 1.6. Bệnh hoại tử tuyến tụy do virus IPNV gây ra trên cá hồi 16
Hình 1.7. Cá bị xung huyết trên thân 19
Hình 1.8. Cá bị đục mắt 19
Hình 1.9. Bóng hơi (trái) và thành ruột (phải) bị xuất huyết 20
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các tác nhân gây bệnh tổng quát 23
Hình 2.2. Hình ảnh giải phẫu cá và các vị trí nội quan 25
Hình 2.3. Cá Khoang cổ đỏ (trái) và thao tác tiêm vi khuẩn vào cá (phải) 28
Hình 3.1. Hình thái khuẩn lạc chủng D1-8 trên môi trường TCBS 31
Hình 3.2. Biểu đồ xác định chỉ số LD
50
của chủng D1-8 33
Hình 3.3. Biểu độ xác định tỷ lệ chết tích lũy theo ngày của chủng D1-8 33
Hình 3.4. Khả năng làm tan huyết của chủng D1-8 34
Hình 3.5. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của chủng D1-8 bằng kit API-20E 34
Hình 3.6. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng 8 loại kháng sinh của hai chủng D1-8
(trái) và D2-10 (phải) 37
Hình 3.7. So sánh khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ 5 loài thực vật 37
Hình 3.8. Hệ thống bể nuôi tuần hoàn khép kín tại Thủy cung Vinpearl 42
Hình 3.9. Các sản phẩm kháng sinh Amoxicilin dùng cho cá cảnh 43
1

LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh những loài cá nước mặn cho giá trị về mặt dinh dưỡng, cá cảnh
biển cũng là một trong những đối tượng mang lại giá trị mỹ thuật và có lợi ích kinh
tế cao. Thủy cung – nơi trưng bày các loài cá và động thực vật thủy sinh ở quy mô
lớn – là một trong những địa điểm du lịch thu hút đông đảo khách tham quan. Các
thủy cung không những có vai trò kinh tế thông qua việc cung cấp dịch vụ giải trí

và nghệ thuật mà còn là hình thức bảo tồn chuyển vị (exsitu conservation) giúp bảo
tồn một số loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao. Tại thành phố biển Nha Trang, một
số thủy cung nổi tiếng được nhiều người biết đến như Thủy cung Vinpearl, Hồ cá
Trí Nguyên và Bảo tàng Hải Dương học.
Trong những năm gần đây, dịch bệnh trên cá mỗi ngày càng diễn biến phức
tạp và khó kiểm soát. Cá cảnh trong các thủy cung cũng không tránh khỏi các vấn
đề về dịch bệnh. Thủy cung Vinpearl thường phải đối mặt với tình trạng cá trong
các bể thủy sinh chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, làm thiệt hại lớn đến doanh
thu của khu du lịch. Xác định nguyên nhân gây bệnh và đề ra biện pháp phòng và
điều trị bệnh là cần thiết.
Hiện nay, kháng sinh đã và đang được sử dụng rộng rãi để phòng và trị
bệnh trên động vật nói chung (Feinman, 1998; Barbosa và Levy, 2000; Blackman,
2002) và trong nuôi trồng thủy sản (Reilly và Kaeferstein, 1997) nói riêng. Tuy
nhiên do việc sử dụng kháng sinh không đúng quy cách, lạm dụng thuốc quá mức
đã gây nên hiện tượng tạo ra và lây lan các dòng vi khuẩn kháng thuốc (Feinman,
1998; Levy, 1998; Witte, 1998), làm giảm hiệu quả sử dụng, tăng khả năng kháng
bệnh của vi khuẩn; ngoài ra còn tác động xấu đến môi trường nuôi và làm giảm sức
sống của cá (Nguyễn Thị Vân Thái và cs., 2003; Mai Văn Tài, 2004; Nguyễn Thị
Vân Thái, 2004).
2

Do đó, trong vòng hai thập kỉ gần đây, xu hướng quay lại sử dụng các sản
phẩm thuốc có nguồn gốc từ thực vật đã trở nên phổ biến hơn, được xem như một
giải pháp có biên độ an toàn cao để phòng và trị bệnh trên động vật thủy sản
(Nguyễn Ngọc Phước và cs., 2007a).
Từ nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, tìm ra cách phòng và điều trị
bệnh cho thủy cung Vinpearl, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Xác định các tác nhân
gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpearl. Bƣớc đầu thử nghiệm khả
năng kháng khuẩn của một số thực vật trên tác nhân gây bệnh cho cá” nhằm
mục đích:

1. Xác định được các tác nhân gây bệnh cho cá cảnh biển tại các bể nuôi
Vinpearland gặp sự cố từ đó đưa ra biện pháp trị và phòng bệnh hiệu quả.
2. Xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết thô từ một số loài thực vật
tác động lên các chủng vi khuẩn phân lập được.
3

1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁ CẢNH BIỂN
1.1.1 Đa dạng sinh học cá biển
Theo FishBase () - trang Cơ sở dữ liệu loài cá toàn
cầu, mỗi năm có khoảng 250 loài cá được phát hiện và tính đến tháng 12/2012 đã có
32.400 loài được mô tả, trong đó có hơn 58% là cá nước mặn. Hầu hết các loài cá
biển thường sống ở những vùng biển gần bờ hoặc thềm lục địa (chiếm 78%), chỉ có
khoảng 13% sống ở các đại dương và 7% sống dưới vùng nước biển sâu (Cohen,
1970).
Việt Nam thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, với đường bờ biển dài 3.260 km
và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km
2
cùng những vùng biển có các rạn
san hô lớn như Hải Vân - Sơn Trà, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải, Cà
Ná, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Hà Tiên đã mang trong mình nguồn tài
nguyên sinh vật biển khá phong phú (Nguyễn Thị Thu Hương, 2006). Theo Vũ Cẩm
Lương (2008), tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài,
trong đó cá biển có đến 2.458 loài, trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế.
Khảo sát của Viện Hải dương học Nha Trang (Nguyễn Hữu Phụng và cs.,
2001) cho biết cá cảnh biển rạn san hô ở vùng biển Nha Trang đa dạng bậc nhất ở
nước ta với 398 loài. Theo nghiên cứu của Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân
(2004), quần đảo Trường Sa ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa cũng là nơi có nhiều rạn
san hô với 219 loài cá thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Các loài cá quí
hiếm như: mao tiên, bàng chài, họ cá thia đang rất được ưa chuộng ở các nước

Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Úc, đều có ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Phụng và
Nguyễn Văn Long, 1994).
1.1.2 Giá trị kinh tế của cá cảnh biển
Mỗi năm, thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu cá cảnh biển, doanh thu đạt được
từ 200 - 330 triệu USD (Larkin và Degner, 2001; Chapman và cs., 2007) và đã cung
cấp được hàng nghìn việc làm cho những người dân ở các nước đang phát triển. Giá
4

trị thương mại của các loài cá cảnh biển phụ thuộc nhiều vào màu sắc và họa tiết
trên cá, cá càng có màu sắc sặc sỡ và sống động thì càng được ưa chuộng trên thị
trường (Ramamoorthy và cs., 2010). Theo thống kê, ước tính khoảng 1,5 – 2 triệu
người trên khắp thế giới đang sở hữu những hồ cá cảnh biển cho riêng mình (Green,
2003), chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ đã chiếm hơn 33% với gần 600 nghìn hộ dân có bể
cá cảnh trong nhà (Lewbart và cs., 1999).
Ngành công nghiệp cá cảnh bắt đầu vào những năm 1930 tại Sri Lanka như
một ngành ngư nghiệp xuất khẩu cá cảnh biển quy mô nhỏ (Jonklaas, 1985). Năm
1953 đã mở rộng đến Hawaii (Walsh, 1999) và năm 1957 lan đến Philippines
(Fleras, 1984), các đại lý bắt đầu xuất khẩu cá thông qua đường hàng không. Đến
những năm 1970, nghề xuất khẩu cá cảnh biển đã trở nên phổ biến khắp các quốc
gia nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Vào đầu thập niên 1980, giá trị xuất khẩu cá cảnh biển hằng năm của 40
quốc gia đạt từ 24 - 40 triệu USD (Wood, 1985).
Đến những năm 1990, ngành xuất khẩu cá cảnh biển tiếp tục được mở rộng
và tăng trưởng nhanh (Bảng 1.1). Sản lượng xuất khẩu cá cảnh biển của hơn 45
quốc gia trên thế giới ước tính khoảng từ 14 - 30 triệu cá thể, đạt doanh thu giá trị
bán buôn lên đến 44 triệu USD và giá trị bán lẻ gần 300 triệu USD (Wood, 2001).
Bảng 1.1. Tổng số cá cảnh biển giao dịch trên toàn cầu trong những năm 1990
Năm
1991
1992

1993
1994
1995
Tổng số cá thể
cá cảnh biển
530.612
639.070
541.063
467.715
550.028
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số cá thể
cá cảnh biển
812.661
629.847
1.326.953
1.383.106
1.695.4141

5

Theo tài liệu thu thập được của Cơ sở dữ liệu thủy cung toàn cầu GMAD
(Global Marine Aquarium Database), tổng cộng 1.471 loài cá cảnh biển đang được
giao dịch trên toàn cầu. Số liệu thống kê trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến
2002 cho thấy Philippines, Indonesia, quốc đảo Solomon, Sri Lanka, Australia, Fiji,

Maldives và Palau là các quốc gia xuất khẩu cá cảnh biển lớn, cung cấp hơn 99%
tổng số cá cảnh biển trên thế giới; trong khi đó Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan,
Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp và Đức là các quốc gia nhập khẩu quan
trọng khi chiếm gần 99% tổng sản lượng cá cảnh biển xuất khẩu trên thị trường
(Bảng 1.2) (Wabnitz và cs., 2003).
Cũng theo thống kê từ năm 1997 - 2002, một số loài cá cảnh biển được ưa
chuộng nhất trên thị trường bao gồm: cá hề (Amphiprion ocellaris), cá trinh nữ xanh
(Chrysiptera cyanea), cá rô đá (Dascyllus aruanus), cá thia lá mạ (Chromis viridis),
cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus), cá đuôi gai vàng (Zebrasoma
flavescens), cá mào gà vện (Salarias fasciatus),…
Bảng 1.2. Các nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu cá cảnh biển chính trên thế giới
Nƣớc xuất
khẩu
Tổng số cá
xuất khẩu
Tỷ lệ (%)
Nƣớc nhập
khẩu
Tổng số cá
nhập khẩu
Tỷ lệ (%)
Philippines
1.523.854
43
Hoa Kỳ
3.054.273
60
Indonesia
943.059
26

Vƣơng quốc
Anh
874.557
17
Quốc đảo
Solomon
416.262
12
Hà Lan
264.976
5
Sri Lanka
183.537
5
Đài Loan
244.454
5
Australia
173.323
5
Nhật Bản
223.613
4
Fiji
131.746
4
Hồng Kông
152.738
3
Maldives

78.018
2
Pháp
132.439
3
Palau
63.482
2
Đức
119.739
2
Tổng cộng
3.513.281
99
Tổng cộng
5.066.789
99
6

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu nghề đánh bắt và kinh
doanh cá cảnh biển. Từ nguồn cá cảnh tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, cá
được xuất khẩu sang một số nước như Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapores, Hoa
Kỳ và các nước châu Âu, ước tính hằng năm đem lại doanh thu khoảng 400.000
USD, chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu xuất khẩu cá cảnh của nước ta.
Lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh cá cảnh biển rất lớn: trong khi 1 tấn
cá dùng cho thực phẩm chỉ trị giá khoảng 6.000 USD thì 1 tấn cá cảnh biển lên đến
496.000 USD khi xuất khẩu. Các loài cá cảnh biển có giá trị xuất khẩu cao là cá
hoàng đế (50 - 100 USD/con), cá ngựa (30 - 40 USD/con) và một số loài trong
nhóm cá rồng biển có giá đến 10.000 đôla Hồng Kông (Trinh Mai, 2009).
Không chỉ cung cấp cho xuất khẩu, cá cảnh biển còn là mặt hàng giải trí

đang rất được ưa chuộng tại thị trường nội địa, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh -
một trung tâm kinh tế dịch vụ lớn nhất của Việt Nam cùng các thủy cung lớn đã và
đang được thiết lập. Với thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu giải trí của người dân do
đó cũng ngày càng được nâng cao, vì vậy thị trường cá cảnh biển cũng đang phát
triển nhanh chóng (Nguyễn Minh Đức, 2013).
Chi phí cho việc thiết lập, chăm sóc và duy trí các bể cá cảnh biển là khá
cáo; mặt khác, hàng năm, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách, các thủy cung
thường chi những khoản tiền không nhỏ để thu mua cá cảnh với số lượng lớn nhằm
làm mới và thay thế các thế hệ cá đã già. Hầu hết các loại sinh vật biển nói chung và
cá cảnh biển nói riêng hiện nay đều được đánh bắt từ tự nhiên (Chapman và cs. ,
2007). Vì chưa có nguồn cá sinh sản nhân tạo hay nhập khẩu nhiều, giá trị kinh tế
của cá cảnh biển ngày càng tăng.


7

1.1.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá cảnh biển
1.1.3.1 Điều kiện phát sinh bệnh trên cá cảnh biển
Động vật thủy sản nói chung và cá cảnh biển nói riêng là những sinh vật
sống trong nước, do đó chúng rất nhạy cảm và có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả
những yếu tố vô sinh và hữu sinh tồn tại trong môi trường nước. Vì vậy, sự xuất
hiện bệnh trên cá sẽ là kết quả tương tác giữa tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của
vật chủ và môi trường.
Snieszko (1973) đã mô tả 3 mối tương quan nói trên bằng 3 vòng tròn giao
nhau (Hình 1.1). Theo đó, bệnh chỉ xảy ra khi có sự tương tác qua lại của cả 3 yếu
tố cơ bản: vật chủ, môi trường và tác nhân gây bệnh. Để cá sống và phát triển tốt thì
ngoài môi trường sống thuận lợi không tồn tại các tác nhân gây bệnh thì đồng thời
bản thân cá cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống
xảy ra theo chiều hướng không có lợi, những cá thể nào có khả năng thích ứng sẽ
duy trì được sự sống, những cá thể không thích nghi được sẽ bị mắc bệnh và chết.


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh cho động vật thủy sản
Bệnh xuất hiện
(Disease)
Vật chủ
(H)
Tác nhân
gây bệnh
(P)
Môi trường
sống (E)
8

a. Vật chủ (Host - H)
Vật chủ là các đối tượng luôn bị các yếu tố ngoại cảnh tác động, có sức đề
kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.
Cơ thể của vật chủ mang một số đặc điểm có liên quan trực tiếp đến sự xuất
hiện bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong điều kiện môi trường bất lợi
(Herdick, 1998) bao gồm: kiểu gen, kích thước, độ tuổi, các giai đoạn phát triển
(LaPatra và cs., 1990) hoặc chế độ dinh dưỡng, tình trạng sinh sản, hành vi và trạng
thái miễn dịch (sức đề kháng) của vật chủ trước những thay đổi của 2 nhân tố còn
lại (Anderson, 1990).
b. Môi trƣờng sống (Enviroment - E)
Đối với động vật thủy sản, chất lượng môi trường sống là chất lượng nước,
bao gồm hàm lượng oxy hòa tan (DO), pH, dòng chảy, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm
tổng số, độ cứng tổng số, độ đục, các khí CO
2
, NH
3
, H

2
S, NO
2
, kim loại nặng, thuốc
trừ sâu,… đều có khả năng ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá, tỷ lệ sống sót và khả
năng sinh sản của cá (Herdick, 1998).
i. Nhiệt độ: Cá thuộc nhóm động vật biến nhiệt (động vật máu lạnh) nên
nhiệt độ cơ thể của chúng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường nước. Mỗi loài
cá có một khoảng nhiệt độ tối thiểu và tối đa của riêng mình và nếu nhiệt độ môi
trường vượt ra ngoài khoảng giới hạn cho phép đó một cách đột ngột thì sức khỏe
cá sẽ bị ảnh hưởng hoặc thậm chí có thể dẫn đến chết hàng loạt (Becker và Fujihara,
1978; FishDoc site, 2009).
ii. Độ mặn: Nước biển có độ mặn trong khoảng từ 30 - 35‰. Nếu độ
mặn trong nước tăng hoặc giảm đột ngột vượt quá giới hạn thích nghi của cá thì sẽ
làm rối loạn cơ chế trên khiến cá bị sốc hoặc thậm chí có thể chết.
Như theo nghiên cứu của Trần Văn Phước và cs. (2012), cá Khoang cổ đỏ
(Amphiprion frenatus) được nuôi ở các độ mặn khác nhau từ 15‰ đến 40‰, cá đạt
tỷ lệ sống cao (≥ 92%) và có tốc độ tăng trưởng gần như nhau; nhưng trong quá
trình nuôi nếu giảm xuống dưới 15‰ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
9

iii. pH: Tuy phạm vi thích ứng độ pH của cá tương đối rộng, khoảng từ
7,5 – 9,0 là tối ưu khi pH của nước biển dao động từ 8,0 – 8,3 (Charles và Raabe,
2011) nhưng nếu pH xuống thấp hơn 4 hoặc tăng cao hơn 11 thì sẽ có thể làm cá
sốc và chết (Bùi Quang Tề, 2006).
iv. Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc: Cá là động vật sống trong
nước nên hàm lượng oxy hòa tan rất cần thiết cho đời sống của chúng. Nhu cầu oxy
hòa tan trong nước tối thiểu của cá là 3mg/l, nếu oxy hòa tan thấp hơn mức gây chết
kéo dài sẽ làm cá bị sốc, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và phát dục của
chúng (Bùi Quang Tề, 2006). Ví dụ, theo nghiên cứu của Tookwinas và cs (1986),

cá chẽm (cá vược) nuôi lồng ở Songkhla, Thái Lan đã chết khi lượng oxy hòa tan
vào ban đêm giảm xuống còn 1,3 mg/l do môi trường nước bị nhiễm bẩn.
Vì vậy, bất kỳ sự biến động nào của các yếu tố môi trường trong tự nhiên
hoặc trong nuôi trồng cũng đều có thể khiến các hoạt động sống bình thường của cá
bị rối loạn, làm cơ thể mất đi sự cân bằng dẫn đến khả năng thích nghi với môi
trường giảm hoặc tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh phát triển và tấn
công vào các cá thể cá (Trung tâm giống thủy đặc sản, 2012).
Theo đó, sự hiểu biết và cách thức quản lý tốt môi trường sẽ là chìa khóa để
nuôi trồng thành công động vật thủy sản nói chung và cá cảnh biển nói riêng
(Warren, 1983).
c. Tác nhân gây bệnh (Pathogen-P)
Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh gây bệnh cho động vật thuỷ sản,
được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, vi khuẩn, nấm.
- Nhóm tác nhân gây bệnh ký sinh: giun sán, giáp xác, nhuyễn thể, nguyên
sinh động vật, đỉa cá,
- Nhóm địch hại: côn trùng, cá dữ, thực vật, rong tảo độc,
Tùy theo sức đề kháng của vật chủ và độc tính của các tác nhân gây bệnh
mà thời gian ủ và phát bệnh sẽ khác nhau ở từng loài, như có thể dao động từ 2 - 3
10

ngày đối với bệnh Columnaris (Becker và Fujihara, 1978) hoặc thậm chí kéo dài
đến nhiều tháng đối với bệnh thận cá hồi (Bacterial Kidney Disease) do vi khuẩn
Renibacterium salmoninarum gây ra (Fryer và Sanders, 1981).
d. Mối tƣơng quan giữa 3 yếu tố vật chủ (H), môi trƣờng sống (E) và
tác nhân gây bệnh (P)
Trong trường hợp hội đủ cả 3 yếu tố trên thì động vật thủy sản nói chung và
cá cảnh biển nói riêng mới có thể mắc bệnh, nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố trên thì cá
sẽ không bị mắc bệnh.
Nếu cá có mang mầm bệnh nhưng môi trường nuôi thuận lợi cho cá và bản

thân cá có sức đề kháng với mầm bệnh, thì bệnh có thể sẽ không phát sinh được
(Hình 1.2).


Hình 1.2. Mối tƣơng quan giữa vật chủ, yếu tố môi trƣờng, tác nhân gây bệnh
và khả năng hình thành bệnh [1]
Vì vậy, khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho cá không nên chỉ xem xét
và kiểm tra 1 yếu tố đơn độc mà phải kiểm tra cả 3 yếu tố: vật chủ, môi trường và
tác nhân gây bệnh. Đồng thời, khi đưa ra các biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải
quan tâm đến cả 3 nhân tố trên. Ví dụ, cần tạo môi trường tốt cho cá sinh trưởng và
phát triển là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh sẽ giúp
ngăn chặn được bệnh không phát triển được. Mặt khác, nên chọn những cá thể cá
khỏe, có sức đề kháng tốt với những bệnh thường gặp (Bùi Quang Tề, 2006).
Vật
chủ

Tác
nhân

Môi
trường

Bệnh không xuất hiện

Bệnh ở mức độ nhẹ

Bệnh trở nên
nghiêm trọng

11


1.1.3.2 Những bệnh thƣờng gặp trên cá biển
a. Bệnh do vi khuẩn
Bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá biển rất đa dạng về tác nhân bao gồm 5
nhóm chính (Sindermann, 1990):
- Nhóm vi khuẩn Gram âm: Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas,
Pasteurella gây xuất huyết và nhiễm trùng huyết trên cá; được xem là tác nhân quan
trọng và chính yếu nhất.
- Nhóm vi khuẩn Gram dương: Steptococcus spp. và Renibacterium
salmoninarum gây nhiễm trùng cục bộ hoặc toàn thân cá.
- Vi khuẩn Mycobacterium và Nocardia.
- Vi khuẩn kỵ khí (Eubacterium) gây nhiễm trùng toàn thân.
- Myxobacteria (Flexibacter) gây thối vây và mang, loét da.
Một số bệnh thường gặp trên cá biển do vi khuẩn gây ra:
i. Bệnh thối vây (Fin Rot)
Bệnh do 3 chủng vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm là Aeromonas,
Pseudomonas và Vibrio gây ra. Bệnh thường xảy ra khi chất lượng nước trong bể
nuôi bị ô nhiễm (Bullock và Snieszko, 1975; Ziskowski và Murchelano, 1975;
Minchew và Yarbrough, 1977).
Cá bị nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện như: bơi chậm, đầu vây xuất hiện
những đốm hoại tử nhỏ, chán ăn, phân cá có hiện tượng tạo thành sợi. Bệnh tiến
triển tương đối chậm; nhưng nếu không điều trị kịp thời, vây và đuôi cá sẽ cụt dần
khiến cá bơi lội khó khăn, bỏ ăn, phần thân viêm tấy, phù nề; sau khoảng từ 5 - 7
ngày cá sẽ chết.
ii. Bệnh lao cá (Fish tuberculosis)
Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium bacteria gây ra, chủng vi khuẩn này
có vùng phân bố rất rộng, chúng có mặt trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.
12

Cá bị nhiễm vi khuẩn này trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì bệnh

không gây ra các dấu hiệu đặc trưng bên ngoài. Cá có thể ủ bệnh trong nhiều năm
trước khi bị phát bệnh và chết với các triệu chứng: da viêm và lở loét, vây sờn, mắt
sưng, bỏ ăn, đờ đẫn, cơ thể sưng phù dẫn đến biến dạng.
iii. Bệnh loét da (Skin ulcer)
Bệnh do nhiều chủng vi khuẩn gây ra như Aeromonas, Pseudomonas,
Vibrio và Mycobacterium xâm nhập vào cơ thể cá thông qua các vết thương hoặc
những tổn thương trên da với các biểu hiện: cá bỏ ăn, xuất hiện các vết loét da hai
bên sườn, phát triển dần vào các khối cơ của cá, nếu không xử lý đúng và kịp thời
vết loét có thể phá huỷ vùng mép mang, hàm dưới và vùng bụng làm chết cá.
iv. Bệnh do chủng Vibrio gây ra (Vibriosis)
Bệnh Vibriosis được phát hiện trên cả cá nước mặn và cá nước lợ; tương
tự như bệnh thối vây, bệnh này cũng thường xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm
(Rødsaether và cs., 1977). Nhiều bệnh trên các loài thủy sản nước mặn do một số
loài thuộc Vibrio gây ra như: V. anguillarum, V. ordalii, V. harveyi, V. fischeri, V.
alginolyticus,…đã được nghiên cứu. Bệnh thường gây ra các triệu chứng đặc trưng
như bỏ ăn, xuất huyết da, dần dần sẽ hình thành các vết loét trên da và ăn sâu vào cơ
gây chết cá.



Hình a. Bệnh thối vây [2] Hình b. Bệnh lao cá [3]

13


Hình c. Bệnh loét da [4] Hình d. Bệnh Vibriosis [5]
Hình 1.3. Một số bệnh phổ biến do vi khuẩn gây ra trên cá biển
b. Bệnh do ký sinh trùng
i. Bệnh đốm trắng (Marine Ich) (Noga, 2000)
Bệnh đốm trắng do một loại động vật đơn bào có lông mao là

Cryptocaryon irritans gây ra. Loài ký sinh trùng này có khả năng lây nhiễm rất cao
và thường gây tử vong cho cá trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
Biểu hiện bệnh: Vào thời kỳ đầu, ngoài sự xuất hiện của các đốm trắng,
vây bị sờn; cá còn tăng tiết nhớt do hay chà sát cơ thể vào các vật xung quanh nhằm
loại bỏ sinh trùng ra khỏi da. Vào giai đoạn sau, cá bỏ ăn, lờ đờ và thường nằm dưới
đáy hồ; khi ký sinh trùng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể phá hủy các tế bào
mang màu sắc làm cá bị mất màu. Khi đó, cá sẽ dễ bị vi khuẩn và vi nấm cơ hội
xâm nhập vào và gây bệnh thông qua các vết thương khiến cá chết nhanh hơn.
ii. Bệnh đốm đen (Black Ich)
Bệnh do một hay hay nhiều chi của lớp giun dẹp (Turbellarian) gây ra,
với 2 chi Paravortex và Piscinquilinus subcutaneous được biết đến là nguyên nhân
chính (Syromiatnikova, 1949). Theo nghiên cứu của Justine và cs. (2009), bệnh
thường lây lan giữa các cá thể cá cùng thuộc một loài với nhau.
Các loài giun dẹp này sẽ tấn công vào da và mang của cá. Một khi chúng
bắt đầu ăn sâu vào cơ thể cá sẽ làm xuất hiện những điểm chấm đen như hạt muối
trên da và màng vây. Các vết lở loét này có thể gây nhiễm trùng dẫn đến viêm và
xuất huyết trên da, gây nhiễm trùng thứ cấp do các vi sinh vật cơ hội tấn công.
14

iii. Bệnh lở loét do nhiễm Uronema marinum (Terry, 2007)
Uronema marinum là ký sinh trùng đơn bào có tiêm mao, được tìm thấy
thường xuyên trên cá bị suy yếu. Đặc biệt, sau khi được vận chuyển trong thời gian
tương đối dài (24 - 48 giờ), môi trường sẽ tích tụ nhiều chất thải, pH và hàm lượng
oxy hòa tan bị giảm đáng kể, cá suy yếu dần và trở thành vật chủ lý tưởng để
Uronema marinum xâm nhập và gây bệnh.
Khi xâm nhập vào cơ thể cá, Uronema marinum sẽ tấn công vào cơ và
các cơ quan nội tạng, phá hủy tế bào hồng cầu và các tế bào khác. Trong giai đoạn
đầu của bệnh, cá trở nên khó chịu, thở nặng nề và hay chà sát vào đáy bể. Khi bệnh
tiến triển, vảy cá sẽ bị bong ra và các vết tụ máu dần xuất hiện dưới da. Đến giai
đoạn cuối, các vết tụ máu sẽ phát triển thành các vết loét sâu và làm chết

cá.

Bệnh đốm trắng Bệnh đốm đen Bệnh lở loét
Hình 1.4. Một số bệnh trên cá biển do ký sinh trùng gây ra [6]
c. Bệnh do nấm
Nấm có mặt ở khắp mọi nơi, trong nước biển, nước ngọt; ở môi trường
nước ấm cũng như nước lạnh. Tuy nhiên, chúng chỉ xâm nhập và gây bệnh cho cá
khi bản thân cá đã mang một bệnh trước đó hoặc khi điều kiện môi trường nuôi suy
giảm làm cá bị yếu đi.
Theo nghiên cứu của Klinger và Floyd (1996), Saprolegniasis,
Branchiomycosis và Ichthyophonus hoferi là ba loài nấm thường gây bệnh trên cá
biển. Tuy thuộc các loài nấm khác nhau nhưng chúng đều gây ra một số triệu chứng
tiêu biểu như: xuất hiện dạng bông tủa từ trắng đến xám trên da và vây; vùng mà
15

nấm bám đó sẽ ngày càng lan rộng ra trên khắp cơ thể cá. Ngoài ra, nấm còn xâm
nhập vào sâu cơ thể, phá hủy các bộ phận chức năng như thận, gan và não.
d. Bệnh do virus
i. Bệnh Lymphocystis
Bệnh do virus Lymphocystis gây ra đã nhiễm trên hơn 140 loài cá nước
mặn và cá nước ngọt (Essbauer và Ahne, 2001). Virus này thường xâm nhập vào cơ
thể cá thông qua các vết thương hở trên da, vây và mang. Và thường chỉ lây nhiễm
giữa các cá thể cá cùng loài hoặc có quan hệ loài gần gũi.
Virus Lymphocystis thường hiếm gây chết cá mà cá chỉ chết khi bị các
tác nhân thứ cấp như nấm và vi khuẩn cơ hội xâm nhập. Khi cá bị nhiễm virus thì
trên da, vây và mang sẽ xuất hiện các khối u lớn do các tế bào bất thường hình
thành có màu trắng - xám (Hình 1.5); ngoài ra, các khối u đó cũng được tìm thấy
trong cơ và khoang cơ thể cá.
 
Hình 1.5. Các khối u trên cá do virus Lymphocystis gây ra [7-8]

ii. Bệnh hoại tử tuyến tụy
Bệnh do virus Birnavirus (Infectious Pancreatic Necrosis Virus - IPNV)
gây ra. Đối với cá nước mặn, virus này gây bệnh ở tỷ lệ thấp, nhưng hậu quả mà
virus gây ra không hề nhỏ trong điều kiện nuôi. Theo khảo sát trên 30.000 cá biển
ngoài tự nhiên thu từ Scotland thì chỉ có khoảng 0,15% tổng số cá là dương tính với
IPNV (Wallace và cs., 2005).
16

Khi bị nhiễm virus, cá có các biểu hiện như: chán ăn, tối sẫm màu ở phần
sau cơ thể (đuôi), đầu sưng, bụng phình to, dị hình và xuất huyết ở các vây. Nếu mổ
cá sẽ thấy tụy, dạ dày, thực quản bị xuất huyết và lở loét. Sau một thời gian cá sẽ trở
nên mất phương hướng, hôn mê và chết.


Hình 1.6. Bệnh hoại tử tuyến tụy do virus IPNV gây ra trên cá hồi [9]
1.2 MỘT SỐ HỢP CHẤT TỰ NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
TỪ THỰC VẬT
1.2.1 Những hạn chế của việc sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng và
trị bệnh nhiễm khuẩn trên thủy sản
Kháng sinh được hiểu là tất cả các chất hóa học xác định có nguồn gốc sinh
học, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, không có bản chất enzyme, có khả năng kìm hãm
sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp (Prescott
và cs., 2005) một cách có chọn lọc (Singleton và Sainsbury, 1999).
Từ khi được phát hiện đến nay, kháng sinh đã và đang được sử dụng rất
rộng rãi, từ phòng và trị bệnh cho con người (Arnold, 2009), đến dùng trong thuốc
thú y (Feinman, 1998; Barbosa và Levy, 2000; Blackman, 2002) và trong nuôi trồng
thủy sản (Reilly và Kaeferstein, 1997). Tuy nhiên, để tăng hiệu quả trị bệnh người
nuôi đã kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau, mặt khác còn lạm dụng thuốc quá
mức ngay trong cả việc phòng bệnh nên đã gây ra hiện tượng kháng thuốc và lây lan
tính kháng thuốc giữa các chủng vi khuẩn, khiến cho việc điều trị bệnh ngày càng

17

kém hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản (Đặng Thị Hoàng Oanh và cs., 2005). Theo
nghiên cứu của Aoki và cs. (1985), 111/139 chủng Vibrio anguillarum (chiếm gần
80% tổng số chủng phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm) có hiện tượng kháng
mạnh với tetracycline. Một nghiên cứu khác của Austin và Al-Zahrani (1988) cho
thấy hệ vi khuẩn đường ruột phân lập từ những cá thể cá hồi chưa từng được điều trị
bằng kháng sinh lại có khả năng kháng lại một số loại kháng sinh thử nghiệm. Do
đó, hiện tượng kháng kháng sinh của vi sinh vật đã trở thành một vấn đề mang tính
cảnh báo toàn cầu (Austin, 1993).
Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học đã từng bước tìm ra
những loại kháng sinh mới bắt nguồn từ các sinh vật đơn bào, nấm, tảo và các loài
thực vật bậc cao (Sridevi và cs., 2011). Trong số đó, thực vật được xem như là một
đối tượng đóng vai trò quan trọng khi tạo ra được một lượng lớn các hợp chất hữu
cơ như những chất chuyển hóa thứ cấp, có hoạt tính sinh học, có khả năng hoạt
động như một tác nhân kháng khuẩn và diệt khuẩn (Evans và cs., 1986); đồng thời
còn làm giảm bớt áp lực chọn lọc cho tình hình kháng thuốc của vi khuẩn đang
ngày càng phát triển (Lewis và Ausubel, 2006).
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng các hợp chất chiết xuất từ thực vật
trong và ngoài nƣớc
1.2.3.1 Trên thế giới
Việc sử dụng các hợp chất chiết xuất từ thực vật trong phòng và trị bệnh
cho người đã được nghiên cứu và sử dụng từ rất lâu. Đến những năm gần đây, nhiều
nước trên thế giới, nhất là những quốc gia có ngành nuôi trồng thủy sản tương đối
phát triển như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ kỳ, Malaysia,… cũng đã quan tâm
nghiên cứu và sử dụng thực vật để điều trị bệnh trên động vật thủy sản.
Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng
diệt khuẩn của tỏi. Năm 1944, Cavallito và Bailey (1950) đã phân tích được hợp
chất Allicin từ tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, tiêu diệt nhiều ký
sinh trùng và nấm độc. Năm 1959, Horak và Santavi đã chiết xuất được

18

Cannabiriolic từ Cannabinnacea với nồng độ 10 - 15µg/ml có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn Gram (+), vi khuẩn gây bệnh lao ở người. Tại Thái Lan, Direkbusarakom và
cs. (1997) đã thử nghiệm hai loài thực vật gồm ổi (Psidium guajava) và mướp đắng
(Momordica charatina) có khả năng ức chế được một số chủng vi khuẩn Vibrio spp.
Tiếp đó, Rahman và cs. (2009) đã tiến hành thử nghiệm khả năng kháng khuẩn đối
với 3 chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas fluorescens và
Edwardsiella tarda phân lập từ cá Thái bạc (Barbonymus gonionotus) của tỏi
(Allium sativum), nghệ (Curcuma longa L.) và bồng bồng hay còn gọi là bàng biển
(C. gigentia).
Ở Ấn Độ, Velmurugan và Citarasu (2003) đã nghiên cứu khả năng kháng
khuẩn của các dịch chiết từ một số loại thực vật như lá cây cà ri (Murraya koenigii),
phá cố chỉ (Psoralea corylifolia) và u sung cây gỗ sồi (Quercus infectoria) đối với
chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Vibrio harveyi
phân lập từ tôm trắng Ấn Độ (Fenneropenaeus indicus) bị bệnh.
1.2.3.2 Tại Việt Nam
Với diện tích tự nhiên trên 331.212 km
2
trải dài từ 8
O
30’ - 22
O
22’ vĩ độ Bắc
và 102
O
10’- 109
O
20’ kinh độ Đông từ Trung Quốc ở phía Bắc đến vịnh Thái Lan ở
phía Nam, cùng với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đã tạo nên cho Việt

Nam một sự đa dạng sinh học rất cao. Theo thống kê của Viện Dược liệu Việt Nam,
khoảng 4.000/13.000 loài thực vật hạt kín đã được sử dụng làm thuốc để chữa bệnh
cho con người theo kinh nghiệm dân gian. Từ giữa thế kỷ XIV, đại sư Tuệ Tĩnh
(thời Trần) đã sử dụng tỏi, hẹ, tô mộc, hạt cải, trầu không,… để trị một số bệnh
viêm nhiễm. Các công trình nghiên cứu vào năm 1956 của GS Phạm Văn Ngữ trên
500 loài thực vật và nghiên cứu vào năm 1959 của Nguyễn Văn Hường và cộng sự
trên 1.000 cây thuốc đã cho thấy tiềm năng kháng khuẩn của thực vật là rất lớn.
Một số công trình nghiên cứu về các loại thực vật trong phòng và trị bệnh
cho động vật nói chung và thủy sản nói riêng đã được tiến hành. Bùi Quang Tề và
cộng tác viên (2004) đã nghiên cứu chế tạo thành công chế phẩm từ tỏi (Allium
sativum) và sài đất (Weledia calendukacea) có khả năng kháng trên 6 chủng vi

×