Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Định hướng phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 107 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC NHA TRANG
KHOA KINH T





Lấ TH HUYN TRANG



ẹềNH HệễNG PHAT TRIEN LOAẽI HèNH DU LềCH
PHOTOTOUR TAẽI TặNH KHANH HOỉA



KHểA LUN TT NGHIP

CHUYấN NGNH: QUN TR KINH DOANH DU LCH






GVHD: PGS.TS. NGUYN TH KIM ANH








Nha Trang, thỏng 07 nm 2013
MỤC LỤC



Chương Mở đầu…………………………………………………………
01
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài……………………………………
01
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………
03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………
03
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………
03
5. Kết cấu của đề tài……………………………………………………
04
Chương I. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch Phototour………………….
05
1.1 Cở sở lý luận về Phototour………………………………………….
05
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch………………………………………
05
1.1.1.1 Du lịch…………………………………………………………
05
1.1.1.2 Khách du lịch………………………………………………….
05

1.1.1.3 Điều kiện để phát triển du lịch………………………………
07
1.1.1.4 Chuyến du lịch (Tour) và chương trình du lịch……………….
10
1.1.2 Sơ lược về nhiếp ảnh và khái niệm Phototour …………………
12
1.1.2.1 Sơ lược về nhiếp ảnh…………………………………………
12
1.1.2.2 Khái niệm Phototour………………………………………….
13
1.1.3 Khách của Phototour……………………………………………
14
1.1.4 Đặc điểm của Phototour………………………………………….
17
1.1.5 So sánh Phototour với các loại hình du lịch khác………………
20
1.1.5.1 Du lịch Phototour và Du lịch Bụi……………………………
20
1.1.5.2 Du lịch Phototour và Du lịch sinh thái………………………
21
1.1.5.3 Du lịch Phototour và Du lịch Homestay………………………
22
1.1.5.4 Du lịch Phototour và Du lịch thám hiểm (Adventure Travel)
23
1.1.6 Lợi ích của Phototour…………………………………………….
24
1.1.7 Điều kiện phát triển Phototour…………………………………
25
1.1.7.1 Điều kiện về nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động nhiếp
ảnh…………………………………………………………………………

25
1.1.7.2 Điều kiện về các chủ thể tham gia…………………………….
26
1.1.7.3 Điều kiện về chính sách, pháp luật……………………………
27
1.2 Cơ sở thực tiễn về Phototour………………………………………
27
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển loại hình Phototour của một số cá nhân –
tổ chức trên thế
giới………………………………………………………

27
1.2.1.1 Kinh nghiệm làm Phototour của Nhiếp ảnh gia người Mỹ
Ewen Bell………………………………………………………………….

28
1.2.1.2 Kinh nghiệm làm Phototour của Công ty PhotoCambodia tại
Campuchia ………………………………………………………………

30
1.2.1.3 Kinh nghiệm làm Phototour của Công ty PhotoTOUR Agency
– Rumani…………………………………………………………………

32
1.2.2 Khái quát về loại hình du lịch Phototour ở Việt Nam……………
35


Chương II. Điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh
Hòa………………………………………………………………………


39
2.1 Giới thiệu về tỉnh Khánh Hòa………………………………………
39
2.2 Điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh Hòa
41
2.2.1 Điều kiện tài nguyên du lịch và nhiếp ảnh………………………
41
2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên……………………………………………
41
2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn…………………………………………
45
2.2.1.3 Một số điểm đến kết hợp du lịch và chụp ảnh trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa………………………………………………………………

46
2.2.2 Điều kiện các chủ thể tham gia…………………………………
66
2.2.3 Điều kiện về chính sách, pháp luật………………………………
68
2.3 Đánh giá điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh
Khánh Hòa………………………………………………………………

68
2.3.1 Thuận lợi………………………………………………………….
69
2.3.2 Khó khăn………………………………………………………….
74
2.4 Thực trạng khai thác điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour
tại tỉnh Khánh Hòa…………………………………………….


77
Chương III. Định hướng phát triển và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả
các điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh Hòa…

80
3.1 Định hướng phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh
Hòa………………………………………………………………………
80
3.1.1 Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ cho
hoạt động nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa………………………

80
3.1.2 Xây dựng Phototour đa dạng hấp dẫn……………………………
81
3.1.3 Xây dựng Phototour thật sự dành cho khách hàng là người chụp
ảnh…………………………………………………………………………
83
3.1.4 Phát triển Phototour chuyên nghiệp thông qua hình thức công ty
du lịch kết hợp với nhiếp ảnh gia………………………………………….

84
3.1.5 Khai thác thị trường khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách Nga.
84
3.2 Giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình
du lịch Phototour tại tỉnh Khánh Hòa……………………………………

85
3.2.1 Nghiên cứu thị hiếu nhiếp ảnh của thị trường khách quốc tế…….
85

3.2.2 Khắc phục ảnh hưởng của tính thời vụ và sự mai một các tài
nguyên nhân văn…………………………………………………………

85
3.2.3 Đào tạo nhân lực phục vụ cho Phototour…………………………
86
3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến các sản phẩm du lịch Phototour…
88
3.2.5 Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia……………………………
90
3.2.6 Đảm bảo an ninh, an toàn…………………………………………
90
Chương Kết luận…………………………………………………………
92
Khó khăn và hạn chế của đề tài……………………………………………
94
1. Khó khăn………………………………………………………………
94
2. Hạn chế của đề tài …………………………………………………….
94
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………
96
Phụ lục 1…………………………………………………………………
97
Phụ lục 2…………………………………………………………………
102

1

CHƢƠNG MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế thế giới đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của các ngành dịch
vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng. Du lịch đã và đang trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Du lịch là “ngành công nghiệp
không khói” mang lại nhiều lợi ích, không chỉ mang về nguồn lợi nhuận kinh tế lớn,
đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác như giao thông vận tải, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, tài chính - ngân hàng…, du lịch còn mang lại nhiều
lợi ích về mặt văn hóa – xã hội, là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các
miền trong một đất nước.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có nhiều bước tiến nổi bật.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tăng dần qua các năm. Năm 2008, Việt
Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt.
Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5
triệu lượt.

Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ
đồng,

160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2013 số lượng khách
quốc tế đạt 7,2 triệu lượt, (tăng 5,15% so với năm 2012), phục vụ 35 triệu lượt
khách nội địa (tăng 7,69% so với năm 2012); tổng thu từ khách du lịch đạt 190.000
tỷ đồng (tăng 18,75% so với năm 2012) và năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ
thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng
năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du
lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
Nhắc đến du lịch Việt Nam, một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu mà
du khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua chính là Khánh Hòa. Với nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên

biển với đường bờ biển dài 385km, có hơn 200 đảo lớn nhỏ, nhiều cửa lạch, đầm,
vịnh… cùng vị trí địa lý thuận lợi, Khánh Hòa từ lâu đã được biết đến như một
2

mảnh đất màu mỡ của các loại hình du lịch, từ du lịch biển đảo, khám phá, sinh thái
đến nghỉ dưỡng, chữa bệnh… Nhờ những thế mạnh về du lịch, hàng năm Khánh
Hòa thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước ghé thăm. Năm 2011, Nha
Trang – Khánh Hòa đón 2.073.000 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt
440.000 lượt, Năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2.300.000 triệu lượt khách lưu trú
(đạt 106,28% so với cùng kỳ), trong đó, có hơn 530.000 lượt khách quốc tế (đạt hơn
120% so với cùng kỳ), dẫn đầu là khách Nga. Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt
gần 2.570 tỷ đồng
Vì là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển du lịch, nên ngày càng có nhiều
doanh nghiệp nhảy vào kinh doanh lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Các
công ty đều tìm cách phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình để
khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa, cũng như đáp ứng tốt hơn
nhu cầu du lịch rất phong phú của khách hàng. Mặt khác, ngày nay, đời sống, trình
độ dân trí của con người ngày càng tăng, họ đi du lịch nhiều hơn và có những nhu
cầu cao về thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, trong đó nhiếp ảnh đang dần trở thành
loại hình nghệ thuật được ưa chuộng bởi những giá trị văn hóa và những trải
nghiệm tuyệt vời nó mang lại. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giá
thành của các thiết bị máy ảnh số ngày càng giảm nên việc sở hữu một máy ảnh trở
nên khá dễ dàng. Điều này đã dẫn đến sự phát triển ngày càng mạnh của cộng đồng
nhiếp ảnh trên toàn thế giới. Những người này, để thỏa mãn niềm đam mê của
mình, thường đi nhiều nơi để du lịch và tác nghiệp. Và Việt Nam nói chung, cũng
như Khánh Hòa nói riêng là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với giới nhiếp
ảnh bởi nền văn hóa còn đậm đà bản sắc cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên
hấp dẫn. Trong bối cảnh đó, một loại hình du lịch mới đã manh nha hình thành và
phát triển tại Khánh Hòa, đó là Phototour. Phototour là loại hình du lịch kết hợp với
chụp ảnh, phục vụ chính cho đối tượng khách là những người đam mê nhiếp ảnh,

thích đi du lịch và chụp hình. Phototour hoạt động dựa trên việc khai thác những
nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn sẵn có tại địa phương, nó tôn trọng tính
tự nhiên, sẵn có, không đòi hỏi nhiều sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hay hạ tầng.
3

Đây là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy
nhiên loại hình này vẫn chưa được nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn cũng như được chú
trọng đầu tư xây dựng và phát triển tại tỉnh Khánh Hòa.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Định hƣớng phát triển loại
hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh Hòa”, với mong muốn xây dựng cái nhìn
tổng quát về loại hình du lịch Phototour cũng như đề xuất một số định hướng và
giải pháp để phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, góp phần
khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên du lịch phong phú của tỉnh và giúp đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch của các công ty du lịch.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu về loại hình du lịch Phototour và các điều kiện để phát triển
Phototour.
- Đánh giá điều kiện phát triển Phototour tại tỉnh Khánh Hòa,
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển Phototour tại tỉnh Khánh
Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loại hình du lịch Phototour và các điều kiện để phát
triển Phototour của tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 15/03/2013 đến 15/06/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số cơ sở lý thuyết về du
lịch, kết hợp với phương pháp tìm kiếm, so sánh, xử lý thông tin và phương pháp
phỏng vấn chuyên gia (là những nhiếp ảnh gia có hiểu biết về loại hình du lịch
Phototour), đồng thời vận dụng những kiến thức, trải nghiệm, ý tưởng của bản thân

trong cả hai lĩnh vực nhiếp ảnh và du lịch để xây dựng nên các khái niệm về
Phototour. Tác giả cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, đi thực tế và ghi
nhận hình ảnh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn trên hầu hết địa
bàn tỉnh Khánh Hòa. Sau đó phối hợp với các chuyên gia để phân tích thuận lợi,
4

khó khăn trong việc phát triển Phototour của tỉnh. Cuối cùng, dựa trên cơ sở lý
thuyết, điều kiện phát triển thực tế và các đánh giá đã thực hiện, tác giả đưa ra một
số định hướng và biện pháp để phát triển Phototour tại tỉnh Khánh Hòa.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
Chƣơng I. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch Phototour
Chƣơng II. Điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh
Hòa
Chƣơng III. Định hướng phát triển và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các
điều kiện phát triển loại hình du lịch Phototour tại tỉnh Khánh Hòa




















5


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH PHOTOTOUR

1.1 Cở sở lý luận về Phototour
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch
1.1.1.1 Du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Đối
với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại
thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng
đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia
trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang
tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu
để đánh giá chất lượng của cuộc sống.
Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều
cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới “du lịch
đƣợc hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải
là nơi làm việc của họ”. Còn theo định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam (được
Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI năm 2005) thì “du lịch đƣợc hiểu là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.1.2 Khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là những người có các đặc
trưng sau:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình;
- Không theo đuổi mục đích kinh tế;
- Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên;
6

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy thuộc quan điểm của từng
nước.
Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch. Tuy nhiên, điểm
chung nhất đối với các nước trong cách hiểu quan niệm về khách du lịch là:
“Khách du lịch là những ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình đến
một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích
làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lƣu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở
lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lƣu trú qua đêm) nhƣng không quá thời gian một
năm”
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến”
Khách du lịch được phân chia làm hai nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa.
- Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm:
+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): gồm
những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Internal Tourist): gồm những người là
công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống
trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.

+ Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế đến.
+ Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.



7

1.1.1.3 Điều kiện để phát triển du lịch
Du lịch chỉ xuất hiện và phát triển khi hội đủ hai yếu tố cơ bản: cung và cầu.
Nói cách khác, muốn phát triển du lịch phải có khách du lịch và các yếu tố thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch trong suốt hành trình của họ.
 Điều kiện về cầu du lịch: gồm điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan.
 Điều kiện khách quan:
- Thời gian nhàn rỗi: là một trong những điều kiện quan trọng để một người
trở thành khách du lịch. Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch, con
người phải có một khoảng thời gian nhàn rỗi nhất định. Thời gian nhàn rỗi là
thời gian mà mỗi người được tự do sử dụng nó để tham gia các hoạt động
hoặc nghỉ ngơi, giải trí theo đúng ý thích của người đó. Nhìn chung, do
những tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hóa, cạnh tranh kinh tế, thời
gian dành cho công việc gia đình ngày càng giảm, thời gian nhàn rỗi ngày
càng tăng. Mục đích sử dụng thời gian nhàn rỗi tùy thuộc vào đặc điểm, tính
cách của từng người, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống Du lịch là hoạt
động sử dụng thời gian nhàn rỗi lý tưởng nhất vì nó là một hoạt động tổng
hợp, có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu cùng lúc như nghỉ ngơi, thư giản, vui
chơi giải trí, nâng cao kiến thức, mở rộng quan hệ xã hội.
- Thu nhập vƣợt quá chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu: mức thu nhập của
một gia đình hoặc một cá nhân là điều kiện vật chất quyết định việc họ có thể
trở thành khách du lịch hay không. Thu nhập của họ là chỉ tiêu quan trọng để

đánh giá họ có thuộc nhóm khách du lịch tiềm tàng không. Mức thu nhập của
một người hay gia đình là toàn bộ số tiền mà cá nhân hay toàn bộ gia đình đó
kiếm được trong một khoảng thời gian nào đó (thường được tính toán trong
một năm). Mỗi cá nhân, gia đình thường sử dụng thu nhập của họ ưu tiên chi
cho các nhu cầu thiết yếu như: ăn uống, mặc, ở, đi lại, học tập Sau khi các
nhu cầu nêu trên đã được thỏa mãn, họ sử dụng khoản thu nhập còn lại đó để
chi cho các hoạt động thuộc nhu cầu xa xỉ, cao cấp hơn tùy theo sở thích của
từng người. Du lịch không thuộc nhu cầu cơ bản. Chính vì vậy, chỉ khi thu
8

nhập của gia đình hoặc cá nhân cao hơn tổng chi tiêu cho các nhu cầu cơ
bản, họ mới có đủ điều kiện chi trả để trở thành khách du lịch khi đã có thời
gian nhàn rỗi.
 Điều kiện chủ quan:
- Động cơ du lịch: là nhân tố chủ quan thúc đẩy người có thời gian rỗi và có
đủ tiền thực hiện chuyến du lịch đến một nơi nào đó. Mỗi người có đặc điểm
tâm lý riêng, sở thích riêng. Việc họ có thích đi du lịch hay không, nếu có thì
đi đến vùng nào, vào khoảng thời gian nào, bằng phương tiện gì, lựa chọn
loại hình du lịch nào hoàn toàn do bản thân các yếu tố tâm lý nội tại của
từng người quyết định. Nói cách khác, việc xuất hiện nhu cầu và động cơ du
lịch là điều kiện đủ để một người trở thành khách du lịch.
- Trình độ văn hóa: nhìn chung, khi trình độ văn hóa người dân được nâng
cao, số người đi du lịch sẽ tăng. Những người có trình độ văn hóa cao thường
ham hiểu biết, thích khám phá các điều mới lạ tại các vùng khác, quốc gia
khác và thích mở rộng quan hệ giao lưu. Hơn nữa, khi trình độ văn hóa tăng,
khả năng thu nhập cao, thói quen đi du lịch của người dân càng hình thành
rõ.
 Điều kiện về cung du lịch: khách du lịch có nhiều lựa chọn về điểm đến du
lịch. Một nơi nào đó có thể trở thành điểm đến du lịch khi khách có thể dễ
dàng tiếp cận tới nơi đó và tại nơi đó có thể đáp ứng được các nhu cầu của

khách du lịch. Nói cách khác, tại các điểm đó phải có: Tài nguyên du lịch, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch, an ninh an
toàn
 Tài nguyên du lịch: có thể được hiểu là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân
văn, xã hội và sự kiện có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch,
thu hút khách du lịch đến, được ngành du lịch khai thác để đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia, địa
phương. Theo Luật Du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch được định nghĩa là
“cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công
9

trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có
thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm địa hình đa dạng; khí hậu đặc trưng;
hệ động, thực vật phong phú; tài nguyên nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước
khoáng; vị trí địa lý thuận lợi
- Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các di tích lịch sử, di tích văn hóa;
các công trình kiến trúc; các nhà bảo tàng; các vườn tượng; các lễ hội truyền
thống; các làng nghề truyền thống; ẩm thực; tôn giáo; âm nhạc, hội họa
 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch:
Bao gồm:
- Hệ thống các đơn vị cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch (các
công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, xí nghiệp vận chuyển,
các cửa hàng bán lẻ ).
- Đội ngũ lao động chuyên nghiệp làm việc trong ngành du lịch.
- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương và địa phương.
- Hệ thống các thể chế quản lý Nhà nước về du lịch (Luật Du lịch và các văn

bản pháp quy dưới luật; các chính sách và cơ chế quản lý du lịch; quy hoạch
phát triển du lịch )
 Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà
ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp
thoát nước, mạng lưới điện Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố tiền đề
để đảm bảo khách du lịch dễ dàng tiếp cận đến các điểm du lịch và được thỏa
mãn các nhu cầu về thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong suốt chuyến
đi của họ.
 Điều kiện về kinh tế: Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là một trong những
yếu tố quyết định sự phát triển du lịch. Ở góc độ cung du lịch, khả năng đầu
10

tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khả năng
đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo tồn các tài nguyên tự nhiên và
văn hóa, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao
trên thế giới là những nước có lịch sử phát triển du lịch lâu đời (như Anh,
Pháp, Đức, Mỹ ). Ngược lại, tại các nước đang phát triển, nền kinh tế đang
ở trình độ thấp, do vậy, khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch bị hạn chế,
điều kiện đầu tư khai thác các tài nguyên du lịch gặp nhiều khó khăn.
 Điều kiện về an toàn đối với du lịch: An toàn thuộc nhu cầu bậc cao của
con người. Đối với khách du lịch quốc tế, trước khi đi du lịch, họ đều tìm
hiểu mức độ an toàn của các quốc gia để có quyết định đi đến các nơi đảm
bảo an toàn nhất cho họ. Do đó tình hình chính trị ổn định, xã hội văn minh
lành mạnh cũng như những điều kiện về an toàn giao thông, an toàn vệ sinh
thực phẩm là điều kiện rất quan trọng để phát triển du lịch.
Tóm lại, để phát triển du lịch cần có nhiều điều kiện về cung và cầu. Những
điều kiện để phát triển du lịch đã nêu ra ở trên tác động một cách độc lập đến sự
phát triển du lịch. Do vậy, khi một hoặc một số điều kiện ấy không được thỏa mãn
thì sự phát triển của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Sự

có mặt đầy đủ tất cả các điều kiện ấy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành
du lịch.
1.1.1.4 Chuyến du lịch (Tour) và chương trình du lịch
Chuyến du lịch (Tour), theo qui định của Tổng cục Du lịch là chuyến đi được
chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi
khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, tham quan và các dịch vụ bổ sung khác. Chương trình du lịch là lịch trình của
chuyến du lịch (lịch trình từng buổi, từng ngày), các dịch vụ và giá bán chương
trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết
thúc chuyến đi. Nhìn chung, tour gồm các dịch vụ trong lịch trình của khách đã
được lên kế hoạch đặt trước và được khách du lịch thanh toán đầy đủ.
11

Tour du lịch đƣợc chia làm 2 loại cơ bản là: tour trọn gói và tour địa
phƣơng:
- Tour địa phương (Local tour) là một chương trình được cung cấp cho khách
du lịch thường bao gồm: dịch vụ vận chuyển, vé vào cửa và thuyết minh
hướng dẫn tại điểm đến thăm quan thường không kéo dài hơn 1 ngày, bị giới
hạn về mặt địa lý thường là tại một điểm du lịch, một thành phần và vùng lân
cận.
- Tour trọn gói (Package tour) là các dịch vụ được cung cấp trong lịch trình
của khách du lịch thường bao gồm việc vận chuyển, lưu trú, đi lại và tham
quan ở một hay nhiều nước, không giới hạn đối với khu vực địa lý hay các
thành phần và thường kéo dài từ hai ngày trở lên.
Các đặc điểm của sản phẩm là chƣơng trình du lịch:
- Tính vô hình: chương trình du lịch không phải là thứ có thể cân đo đong
đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua, mà người ta phải tiêu
dùng nó mới có được sự cảm nhận về nó. Kết quả khi mua chương trình du
lịch là sự trải nghiệm chứ không phải là sự sở hữu.
- Tính không đồng nhất: thể hiện ở chỗ chương trình du lịch là không giống

nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau, vì nó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành không thể kiểm soát được.
- Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: Các dịch vụ có trong chương
trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp. Cũng dịch vụ đó nếu không phải
đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có được sức hấp dẫn đối
với khách.
- Tính dễ bị sao chép và bắt chƣớc: là do kinh doanh chương trình du lịch
không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốn
ban đầu thấp.
- Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động: bởi vì tiêu dùng và sản xuất du
lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong
12

môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ và các loại dịch
vụ này luôn luôn có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau.
Chất lượng của chuyến du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố
tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và tiêu dùng.
- Tính khó bán của chƣơng trình du lịch: là kết quả của các đặc tính nói
trên. Hay nói cách khác nguyên nhân của tính khó bán chính là do các tính
chất nói trên của chương trình du lịch.
1.1.2 Sơ lược về nhiếp ảnh và khái niệm Phototour
1.1.2.1 Sơ lược về nhiếp ảnh
Trong cuộc sống, ngoài vật chất con người cần được đáp ứng những nhu cầu
về tinh thần. Nghệ thuật ra đời là để đáp ứng những nhu cầu về tinh thần đó. Nghệ
thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những
giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc,
tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo Hegel, nhà triết học người Đức,
người được xem là đã sáng lập ra Chủ nghĩa duy tâm Đức, thì có 7 môn nghệ thuật
chính, gồm thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu và khiêu vũ,

điện ảnh. Qua thời gian, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người,
nghệ thuật hiện đại ngày nay đã được mở rộng ra với nhiều ngành khác nhau, trong
đó có Nhiếp ảnh. Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XIX, được biết đến với những nghiên
cứu đầu tiên của Nièpce năm 1812, trải qua lịch sử phát triển hơn 200 năm, đến nay
Nhiếp ảnh đã trở thành bộ môn nghệ thuật mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ - nhân
văn cho xã hội loài người, đồng thời trở thành môn nghệ thuật được nhiều người
yêu thích và theo đuổi. “Không phải ai cũng có thể trở thành nhiếp ảnh gia, nhưng
mọi người đều có thể chụp ảnh”, đó chính là lý do khiến Nhiếp ảnh trở thành bộ
môn nghệ thuật gần gũi với con người. Nếu có năng khiếu, kèm theo sự đam mê và
nỗ lực, bạn có thể trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng nếu bạn không
có nhiều năng khiếu cũng chẳng sao, bạn hoàn toàn có thể sắm một chiếc máy ảnh,
tìm hiểu cách sử dụng, nghiên cứu tài liệu nhiếp ảnh và chụp lại tất cả những gì
13

xung quanh mà bạn thích, bất kì cái gì, bất kì đâu và bất kì lúc nào. Sự tiện lợi và
không yêu cầu cao đó đã tạo nên sức hút cho lĩnh vực nhiếp ảnh nghiệp dư. Hơn
nữa Nhiếp ảnh còn tạo điều kiện cho người chơi được gặp gỡ nhiều người, giao lưu
chia sẻ, đi nhiều nơi, trải nghiệm và lưu giữ nhiều cái đẹp, từ đó đáp ứng được
những nhu cầu tinh thần phong phú của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của các thiết bị máy ảnh số hiện đại, dễ sử dụng
với giá thành ngày càng giảm, việc sử hữu một máy ảnh số cá nhân trở nên rất đơn
giản với mọi người. Đồng thời với sự bùng nổ của Internet, quá trình toàn cầu hóa,
sự phát triển của du lịch đã kích thích và tạo điều kiện thuận lợi hơn bao giờ hết
cho nhu cầu đi lại, mở rộng hiểu biết, giao lưu, chia sẻ của con người. Tất cả những
yếu tố trên đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nhiếp ảnh, của công nghệ máy ảnh
và của cộng đồng người chơi ảnh trên khắp thế giới.
1.1.2.2 Khái niệm Phototour
Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo, do đó nó đòi hỏi người chụp
ảnh phải luôn biết cách làm mới ảnh của mình, không chỉ là mới trong cách thể hiện
và còn phải mới về nội dung, đề tài Do đó để có được những bức ảnh đẹp và mới

lạ, người chơi ảnh phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều cảnh vật thiên nhiên, nền
văn hóa, con người để làm phong phú kho ảnh cũng như thỏa mãn nhu cầu khám
phá của mình. Mọi chuyện sẽ dễ dàng nếu người chụp ảnh chỉ đến những địa
phương lân cận hay trong phạm vi quốc gia, chụp những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng và quen thuộc. Khi đó họ có thể tự tổ chức chuyến đi cho mình. Nhưng sẽ là
khó khăn hơn nhiều khi họ muốn đi ra ngoài biên giới, muốn chụp những sự vật,
con người mới lạ, độc đáo chưa được nhiều người biết đến. Khi đó họ sẽ cần những
hỗ trợ từ bên ngoài để giúp chuyến đi của mình thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi
phí hơn. Bên cạnh đó, khi đến một nơi để chụp ảnh, người chơi ảnh thường phát
sinh các nhu cầu về lưu trú, di chuyển, ăn uống Lúc này, cùng với nhu cầu tham
quan, tìm hiểu cảnh vật, văn hóa của điểm đến để chụp ảnh, vô hình chung người
chụp ảnh đã trở thành khách du lịch, mang đầy đủ những đặc điểm của một khách
du lịch. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sự hỗ trợ là các chương trình du lịch bình thường
14

thì lại không thể đáp ứng hết nhu cầu của người chụp ảnh. Các chương trình du lịch
thường có lịch trình là các điểm đến nổi tiếng, quen thuộc, không đáp ứng được
mong muốn khám phá điều mới lạ của người chơi ảnh, thời điểm và thời gian dừng
chân cũng không thích hợp với loại khách này. Khách du lịch là người chơi ảnh còn
có nhiều nhu cầu đặc biệt, khác với nhu cầu của khách du lịch bình thường. Do đó
đòi hỏi phải có một loại hình du lịch dành riêng cho đối tượng khách này. Xuất phát
từ đòi hỏi đó, Phototour ra đời.
Phototour (tên gọi được ghép lại bởi hai từ “Photo - Ảnh” và “Tour –
Chuyến du lịch) là loại hình du lịch kết hợp với chụp ảnh, ra đời nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu cảnh vật, văn hóa mới lạ; nhu cầu lưu trú, di chuyển, ăn
uống và những nhu cầu riêng biệt của những người chơi ảnh khi đến một nơi nào
đó. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà một Phototour bao gồm những dịch vụ
khác nhau. Một Phototour cơ bản sẽ bao gồm các địa điểm chụp ảnh tùy thuộc theo
mục đích chụp ảnh của khách, nơi ăn chốn ở, phương tiện di chuyển và hướng dẫn
viên. Cơ sở để phát triển Phototour là những giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn,

là nền văn hóa, bản sắc cộng đồng của một địa phương, nói ngắn gọn là tất cả
những gì tạo được cảm hứng cho người chơi ảnh. Bởi tính chất kết hợp giữa du lịch
và nhiếp ảnh, đòi hỏi chuyên môn của cả hai lĩnh vực, nên thường có sự liên kết
giữa công ty du lịch và nhiếp ảnh gia ở cả hai giai đoạn là xây dựng và thực hiện
Phototour. Ngoài hình thức chính là tour du lịch kết hợp chụp ảnh thì Phototour còn
có một số hình thức phát triển khác như du lịch kết hợp chụp ảnh cưới, du lịch tuần
trăng mật kết hợp chụp ảnh Sự đa dạng trong hình thức phát triển tùy thuộc vào
chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp tổ chức Phototour.
1.1.3 Khách của Phototour
Phototour là loại hình du lịch dành cho người chơi ảnh. Tuy nhiên khái niệm
người chơi ảnh này khá rộng, và trong cộng đồng nhiếp ảnh không phải đối tượng
nào cũng là khách hàng tiềm năng của Phototour. Người chơi ảnh (Photographer) có
thể được chia thành 3 loại: Tập sự (Beginner), Nghiệp dư (Amatuer) và Chuyên
nghiệp (Professional). Người chơi ảnh tập sự và nghiệp dư thường chỉ chụp ảnh để
15

thỏa mãn đam mê, để lưu giữ lại những gì mình yêu thích trong cuộc sống, còn
nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là người kiếm tiền bằng nghề chụp ảnh. Trong hai đối
tượng này thì người chơi ảnh tập sự và nghiệp dư là đối tượng khách hàng mà
Phototour hướng đến. Liên quan đến vấn đề này, Nhiếp ảnh gia Trần Hải Bình (là
nhiếp ảnh gia đã có kinh nghiệm 10 năm trong nghề nhiếp ảnh, ông cũng là người
đã theo đuổi mảng Phototour trong 2 năm qua, từng tiến hành nhiều nghiên cứu và
khảo sát cá nhân để nhằm mục đích phát triển Phototour tại Khánh Hòa) chia sẻ
rằng đối tượng khách hàng mà Phototour cần hướng đến là giới chơi ảnh nghiệp dư,
những người này ham mê du lịch, khám phá và lưu giữ hình ảnh trong quá trình đi
du lịch của mình, họ thích cảnh vật thiên nhiên, đời sống sinh hoạt thể hiện đặc
trưng văn hóa xã hội, nhưng lại không yêu cầu quá cao về tính đặc biệt và mới lạ.
Họ không có nhiều thời gian để đầu tư vào việc khám phá ra những cảnh quan,
vùng đất hoang sơ, văn hóa lạ để phục vụ cho việc chụp ảnh của mình, bởi nhiếp
ảnh với họ là đam mê, sở thích chứ không phải nghề nghiệp giúp họ kiếm ra tiền, họ

có công việc riêng nên không thể dành hết tâm huyết cho nhiếp ảnh. Họ cũng không
có nhiều kinh nghiệm trong việc sắp xếp các vấn đề về di chuyển, lưu trú, ăn uống
cho một chuyến đi. Cũng vì không có nhiều thời gian nên họ thường kết hợp du lịch
và chụp ảnh. Do đó khi đến một vùng đất, một địa phương, họ sẽ cần sự hỗ trợ để
có thể tác nghiệp tại những nơi đặc sắc ở địa phương đó mà không mất thời gian tìm
kiếm, nghiên cứu, cũng như được hỗ trợ vấn đề di chuyển, ăn ở, lưu trú, vì như đã
trình bày ở trên, họ không đi nhiều nên không có nhiều kinh nghiệm để sắp xếp hợp
lý, nhanh chóng các vấn đề này.
Ngược lại, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không phải là đối tượng khách
hàng chính của Phototour. Vì áp lực của việc kiếm sống bằng nghề nhiếp ảnh, đòi
hỏi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải đầu tư nhiều công sức vào hoạt động tác
nghiệp của mình. Đối với các nhiếp ảnh gia theo đuổi loại hình Creative Art (Nghệ
thuật sáng tạo), họ phải đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất, nhiều nền văn hóa
để có được những tác phẩm có giá trị cao. Ảnh của họ đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ,
độc đáo. Do đó họ sẽ ít đi theo các chương trình Phototour, bởi những điểm đến của
16

chương trình này tuy là phục vụ cho mục đích chụp ảnh, nhưng nó là một loại hình
dịch vụ, nhiều người biết đến, nhiều người đi, sẽ khó mà đảm bảo tính sáng tạo, độc
đáo cho ảnh. Hơn nữa vì là người đi nhiều và dành hầu hết tâm huyết cho hoạt động
nhiếp ảnh nên nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thời gian để đi tìm hiểu, khảo sát,
cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực di chuyển, lưu trú Họ thường đi theo
thời gian dài, kế hoạch của họ rất linh động. Vậy nên Phototour khó mà đáp ứng
được yêu cầu của họ. Trên thực tế nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chính là người
khám phá ra các điểm đến mà sau này được áp dụng đại trà cho Phototour. Trừ
trường hợp có những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đi ra nước ngoài để tác nghiệp và
đôi khi họ lựa chọn Phototour để giảm thiểu những bất trắc có thể gặp phải ở một
đất nước xa lạ, còn lại hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều tự tổ chức
chuyến đi cho mình.
Giới chơi ảnh nghiệp dư lại chia thành giới trong nước và ngoài nước. Giới

nhiếp ảnh trong nước gồm các thành phần đến từ nhiều vùng miền khác nhau, họ
thường có sự giao lưu để nhằm mục đích chia sẻ ảnh, kinh nghiệm chụp cũng như
hỗ trợ nhau trong những chuyến đi xa, chỉ dẫn cho nhau điểm đến, chỗ ở Do vậy,
khi muốn đến một nơi nào đó trong nước để du lịch và chụp ảnh, họ thường nhờ đến
sự giúp đỡ của bạn bè chơi ảnh để tự tổ chức chuyến đi cho mình. Sự phát triển của
công nghệ thông tin, mạng lưới Internet cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người chơi
ảnh trong nước tìm kiếm thông tin về điểm đến, nơi lưu trú, ăn uống Việc tự tổ
chức chuyến đi giúp giảm chi phí nếu tổ chức tốt, có được sự linh hoạt và thoải mái
trong kế hoạch đi lại. Vì vậy sẽ có rất ít người chơi ảnh trong nước sử dụng dịch vụ
Phototour, bởi nó sẽ khiến gia tăng chi phí cũng như có những ràng buộc nhất định.
Hơn nữa, tuy vài năm trở lại đây nhiếp ảnh được nhiều người yêu thích tham gia
vào, nhưng nhìn chung cộng đồng nhiếp ảnh Việt Nam vẫn còn ít thành viên, số
lượng người đi du lịch với mục đích chụp ảnh không nhiều. Ngược lại, cộng đồng
nhiếp ảnh nước ngoài rất rộng lớn, có lịch sử phát triển lâu đời, có khả năng cao về
kinh tế và có nhu cầu lớn về du lịch, chụp ảnh. Giới nhiếp ảnh nghiệp dư nước
ngoài khi đến Việt Nam để du lịch và chụp ảnh thì gặp nhiều khó khăn hơn trong
17

việc tổ chức chuyến đi cho mình. Vì là người nước ngoài nên họ không biết đặc
trưng văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam là gì? Điều kiện thời tiết, góc
độ, ánh sáng ra sao? Những quảng cáo về du lịch Việt Nam không cung cấp đủ
thông tin cho mục đích chụp ảnh của họ, các tour mà công ty du lịch bán không đáp
ứng được nhu cầu tiếp xúc với một Việt Nam thực tế như họ mong muốn Cùng
với những rủi ro bất trắc có thể xảy ra khi đi tác nghiệp tại một đất nước hoàn toàn
xa lạ, bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa khiến cho người chơi ảnh nước ngoài
khó có thể tự tổ chức chuyến đi chụp ảnh cho mình. Do đó họ cần đến sự hỗ trợ,
chính là Phototour.
Trên thực tế, Nhiếp ảnh gia kiêm hướng dẫn viên Mai Lộc, một trong những
người tiên phong phát triển Phototour tại Nha Trang cũng cho biết, khách tìm đến
Phototour của ông trước nay chủ yếu là người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, và

hầu hết là những người chụp ảnh nghiệp dư hoặc mới bắt đầu chơi.
Vậy đối tượng chính mà Phototour nhắm đến là giới nhiếp ảnh gia nghiệp dư
nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao và
có mong muốn được tiếp xúc với những gì thực tế nhất, Việt Nam nhất. Việc nắm
được đối tượng khách hàng tiềm năng của Phototour là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Có cầu thì mới có cung, biết được đối tượng khách hàng thì mới có thể tiến hành
tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của họ rồi từ đó xây dựng, vận hành Phototour sao
cho thỏa mãn được khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức Phototour
phát triển thêm nhiều hình thức khác như du lịch chụp ảnh cưới, du lịch tuần trăng
mật kết hợp chụp ảnh thì đối tượng khách hàng sẽ có sự thay đổi, doanh nghiệp
phải hiểu rõ điều này để có những điều chỉnh cho phù hợp.
1.1.4 Đặc điểm của Phototour
Phototour là một loại hình du lịch đặc biệt. Nó là sự kết hợp giữa du lịch và
hoạt động chụp ảnh. Do đó nó chịu sự chi phối bởi cả những đặc điểm của du lịch
và nhiếp ảnh. Đối tượng khách chính của Phototour là những người chơi ảnh, mà
đối tượng khách này, ngoài những nhu cầu chung lại có những nhu cầu khác biệt so
với đối tượng khách bình thường. Mọi hoạt động của Phototour đều phải hướng đến
18

việc thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của đối tượng khách này. Một chuyến du
lịch được gọi là Phototour khi nó được xây dựng nhằm phục vụ đối tượng khách là
người chụp ảnh, với các điểm đến trong chuyến đi thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu chụp
ảnh của khách, mọi dịch vụ kèm theo của Phototour đều hướng đến mục đích đảm
bảo sao cho khách hàng có được một chuyến du lịch kết hợp chụp ảnh thu được
nhiều kết quả (có nhiều ảnh đẹp, mới lạ, tăng kiến thức về địa lý và nhiếp ảnh, giao
lưu chia sẻ kinh nghiệm ), thoải mái và an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Do là loại hình du lịch có liên quan chặt chẽ đến nhiếp ảnh, nên ngoài những đặc
điểm của một loại hình du lịch như tính không đồng nhất, tính vô hình Phototour
còn có những đặc điểm riêng mà chỉ loại hình này mới có.
 Phototour mang đầy đủ các đặc điểm của một chƣơng trình du lịch: đó

là các đặc điểm về tính vô hình, tính không đồng nhất, tính phụ thuộc vào
nhà cung cấp, tính dễ dàng bị sao chép, tính thời vụ cao, tính khó đánh giá
chất lượng và tính khó bán. Trong đó tính thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến
loại hình du lịch này. Bởi có những cảnh vật, sự vật chỉ xảy ra tại một
khoảng thời gian nhất định nào đó trong năm, điều này đặc biệt kích thích
giới chụp ảnh bởi họ là người luôn muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp,
đặc biệt. Ví dụ như tháng 12 là mùa hoa dã quỳ ở Lâm Đồng, Tết Nguyên
Đán là mùa hoa mận, hoa đào ở miền núi phía bắc, mùa nắng là mùa của
những cánh đồng muối miền Trung Ở đây chỉ xét đến ảnh hưởng của tính
thời vụ lên cung du lịch chứ không xét đến ảnh hưởng lên cầu du lịch. Người
làm Phototour phải luôn nắm bắt được đặc điểm này và có hướng xây dựng
các chương trình du lịch phù hợp theo từng thời điểm trong năm để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu của tính
thời vụ lên hoạt động kinh doanh của mình.
 Phototour chịu sự chi phối của Nhiếp ảnh: Phototour là chương trình du
lịch được xây dựng dành cho giới nhiếp ảnh, khách của Phototour là những
người chụp ảnh nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp. Để tạo ra được một tác phẩm
nhiếp ảnh, đòi hỏi người chụp phải dành cho nó những sự đầu tư thích hợp.
19

Trước một cảnh vật, một sự vật, con người người chụp ảnh luôn cần có
thời gian để quan sát, đánh giá, lựa chọn thời khắc thích hợp chứ không thể
nhìn ngắm hời hợt. Do đó khách khi tham gia vào Phototour họ đòi hỏi sự bố
trí lượng thời gian phù hợp cho từng điểm đến. Trong khi khách du lịch bình
thường thực hiện các chuyến tham quan của mình vào thời gian thường từ 8-
9h đến 15-16h trong ngày thì khách của Phototour lại ưa thích khoảng thời
gian sáng sớm và chiều tối, vì đây là 2 thời điểm cho ánh sáng đẹp nhất trong
ngày. Người chụp ảnh đều biết ánh sáng là rất quan trọng với ảnh, do đó họ
ưu tiên chọn những ngày trời có nắng để thực hiện hoạt động chụp ảnh, trừ
trường hợp có mục đích chụp mưa hay sương mù. Do đó, vấn đề thời tiết có

ảnh hưởng rất lớn đến Phototour. Bên cạnh đó, nhiếp ảnh đòi hỏi sự sáng tạo,
người chơi ảnh luôn muốn ảnh của mình là mới lạ, họ rất hạn chế vấn đề
“trùng góc”, tức là hai hay nhiều người có cùng một kiểu ảnh gần giống
nhau, ít nhất là trong cùng một chuyến đi. Do đó khách sẽ không muốn đi
một Phototour với số lượng người quá đông để tránh hiện tượng “trùng góc”.
 Phototour chịu sự chi phối của đối tƣợng khách hàng:
Đối tượng khách chủ yếu của Phototour là giới nhiếp ảnh nghiệp dư nước
ngoài. Người chơi ảnh nước ngoài có thị hiếu nhiếp ảnh khác với người chơi
ảnh trong nước, và giới nhiếp ảnh ở mỗi nước, mỗi dân tộc khác nhau lại có
những thị hiếu khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm thực tế và thông qua việc
quan sát ảnh trên nhiều diễn đàn ảnh nổi tiếng tại Việt Nam của tác giả, cũng
là một người chơi ảnh nghiệp dư thì cộng đồng nhiếp ảnh trong nước có xu
hướng thích chụp ảnh nghệ thuật đẹp về hình thức như danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, hay tái hiện lại cuộc sống đời thường thông qua phương pháp
sắp đặt (thuật ngữ nhiếp ảnh gọi là Set-up). Ngược lại, trên bài báo “Vui
buồn Phototour” của trang web www.thanhnien.com.vn, Nguyễn Huy Sơn,
một nhiếp ảnh gia đã có kinh nghiệm 10 năm làm Phototour cho khách du
lịch nước ngoài đến chụp ảnh Việt Nam và Đông Dương cho biết khách
nước ngoài khi tham gia Phototour của ông thường yêu cầu: hãy giới thiệu
20

cho họ những gì Việt Nam nhất. Họ cũng thích những danh lam thắng cảnh
như Huế, Mỹ Sơn, Hạ Long , song lại ít khi dành nhiều thời gian để chụp.
Vậy mà một buổi học sinh mặc áo dài trắng tan trường, một giờ tan ca của
công nhân, một góc bếp nhỏ đâu đó ở miền Trung lại có thể hút họ nhá
máy hàng giờ liền. Họ muốn khám phá và thể hiện thật đúng về Việt Nam
qua ống kính của mình. Nhiếp ảnh gia Trần Hải Bình cũng chia sẻ rằng cộng
đồng nhiếp ảnh Nhật, Mỹ yêu thích thể loại ảnh đời thường, còn cộng đồng
nhiếp ảnh Nga thì thích ảnh phong cảnh, thiên nhiên. Vì vậy, người làm
Phototour phải nắm bắt được thị hiếu của từng đối tượng khách hàng mới có

thể thiết kế chương trình cho phù hợp.
 Xây dựng và tổ chức thực hiện Phototour đòi hỏi sự phối hợp giữa
nghiệp vụ du lịch và nhiếp ảnh. Trong công tác khảo sát, xây dựng, một
mặt cần chuyên môn của người am hiểu nhiếp ảnh để có thể lựa chọn điểm
đến, bố trí thời gian thích hợp, một mặt cần chuyên môn của người làm du
lịch để sắp xếp vấn đề di chuyển, lưu trú, ăn uống. Khi tiến hành một
Phototour, thường có sự tham gia của hai hướng dẫn, một là người hướng
dẫn chuyên về nhiếp ảnh, hai là người hướng dẫn viên du lịch kiêm phiên
dịch, vì rất ít người có thể đảm nhiệm cả hai lĩnh vực chuyên môn này. Sự
đòi hỏi chuyên môn của hai lĩnh vực dẫn đến sự gia tăng chi phí, cũng như
phát sinh nhiều vấn đề phức tạp giữa hai bên, nhiếp ảnh gia và công ty du
lịch.
1.1.5 So sánh Phototour với các loại hình du lịch khác
1.1.5.1 Du lịch Phototour và Du lịch Bụi
Theo Wikipedia Tiếng Việt (www.vi.wikipedia.org), Du lịch "bụi" (hay còn
gọi là du lịch ba-lô, tiếng Anh: backpacking tourism) là loại hình du lịch thường
được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng. Hình thức này phù hợp cho việc
khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương.
Hoàn toàn khác với hình thức đi tour, du khách sẽ bị bó buộc trong một không gian
và phải bị giới hạn thời gian lịch trình của chuyến tour. Đặc điểm:
21

- Sử dụng các phương tiện công cộng làm phương tiện di chuyển chính cho
chuyến hành trình.
- Lưu trú tại các hostel, các phương tiện lưu trú giá rẻ.
- Hình ảnh của khách du lịch bụi gắn liền với ba lô, sách hướng dẫn du lịch.
- Thời gian đi du lịch lâu hơn so với các loại hình du lịch khác.
- Lịch trình chuyến đi mang tính độc lập và linh động. Khi được hỏi về lịch
trình của chuyến đi, một số du khách nói rằng “The plan is there is no plan”
(kế hoạch là không có kế hoạch nào cả). Mục tiêu khi đi du lịch là được trải

nghiệm, tìm hiểu phong cách sống và được gặp gỡ người dân nước bản địa.
- Tham gia nhiều vào các hoạt động khám phá, giải trí.
Cũng giống như du lịch bụi, khách của Phototour cũng mong muốn được trải
nghiệm, tìm hiểu phong cách sống và được gặp gỡ người dân nước bản địa, tham
gia nhiều hoạt động khám phá. Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu trải nghiệm, khách của
Phototour còn có nhu cầu ghi lại, phản ánh lại những gì mình đã trải qua dưới ống
kính của mình, và họ cần những điều kiện hỗ trợ để thực hiện được nhu cầu đó.
Khác với Du lịch bụi, loại hình du lịch tự phát, tự túc, Phototour là một loại hình du
lịch được tổ chức với kế hoạch, lịch trình rõ ràng, bên tổ chức Phototour (ví dụ:
công ty lữ hành) sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thể thoải
mái thực hiện chuyến đi và thỏa mãn đam mê nhiếp ảnh của mình mà không phải lo
lắng về nơi ăn chốn ở, phương tiện di chuyển, người dẫn đường Lịch trình của
một Phototour cũng không quá gò bó mà thoải mái hơn, tạo điều kiện cho khách
hàng có đủ thời gian để chiêm nghiệm và tác nghiệp.
1.1.5.2 Du lịch Phototour và Du lịch sinh thái
Định nghĩa chính thức về Du lịch sinh thái cho Việt Nam được Hội thảo xây
dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái (Hà Nội, 9/1999) đưa ra như
sau : “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa có tính giáo dục môi trƣờng và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.Theo
định nghĩa này thì Du lịch sinh thái có hai đặc trưng chính, một là việc dựa vào
22

thiên nhiên, nền văn hóa bản địa để phát triển du lịch, đưa du khách tìm đến những
giá trị ban sơ, sống hòa mình vào thiên nhiên, hai là sự phối hợp giữa khách du lịch,
công ty lữ hành và cộng đồng địa phương để bảo tồn, gìn giữ những giá trị ban sơ
đó, hướng đến một sự phát triển bền vững.
Cũng như Du lịch sinh thái, Phototour là loại hình du lịch phát triển dựa trên
thiên nhiên và nền văn hóa bản địa. Cái mà người chơi ảnh muốn lưu giữ chính là
những giá trị, những vẻ đẹp ban sơ, gần gũi đó. Họ muốn chụp những gì tự nhiên và

thực tế, do đó phát triển Phototour là phải dựa trên những tài nguyên thực tế hiện
có. Người làm Phototour phải biết khám phá thiên nhiên, nền văn hóa để tìm ra
những cái mới lạ, độc đáo và giới thiệu đến khách hàng của mình. Tuy Phototour
chưa thể phát triển như một dạng du lịch kết hợp bảo tồn, gìn giữ như Du lịch sinh
thái, nhưng đó cũng là mục đích mà Phototour muốn hướng đến. Thông qua việc
giới thiệu cho khách những nét đẹp tự nhiên, gần gũi của một địa phương,
Phototour muốn gửi gắm thông điệp về giữ gìn những điều tự nhiên, gần gũi đó.
Đồng thời thông qua ảnh của người chụp, có thể giới thiệu nét đẹp đó ra ngoài và
kêu gọi sự chung tay gìn giữ, bảo tồn của cộng đồng.
1.1.5.3 Du lịch Phototour và Du lịch Homestay
Homestay là du lịch lưu trú tại gia, cho du khách sống cùng dân bản địa.
Thay vì ở tại cơ sở lưu trú, du khách sẽ ở và cùng sinh hoạt với gia đình bản địa.
Với cách làm như thế du khách có thời gian để tìm hiểu nếp sống, cách sinh hoạt,
tập tục văn hóa, cách làm ăn của người dân địa phương. Tại Việt Nam, đây còn là
một loại hình du lịch khá mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phát
triển.
Khách du lịch tìm đến Homestay vì họ muốn có được những trải nghiệm
thực tế về đời sống của người dân bản địa. Đây chính là điểm tương đồng giữa
khách của Homestay và khách của Phototour. Người chơi ảnh luôn muốn được thể
hiện đời sống, văn hóa của một cộng đồng lên ảnh của mình. Mà muốn thể hiện một
cách sâu sắc thì người chụp đôi khi phải hòa mình vào trong chính đời sống đó, từ
từ chiêm nghiệm. Đó là lý dó mà có những Phototour sẽ được tổ chức dưới dạng

×