Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.97 KB, 114 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH








TRẦN THỊ THU THỦY



HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP












Nha Trang, tháng 07 năm 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH







TRẦN THỊ THU THỦY



HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP





GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: VÕ THỊ THÙY TRANG








Nha Trang, tháng 07 năm 2013

i



LỜI CẢM ƠN

Sau gần ba tháng thực tập và nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế
toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng
Khánh Hòa” đến hôm nay đề tài của em đã hoàn thành.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu và quý Thầy Cô đang công tác tại Trường Đại học
Nha Trang, đặc biệt là Thầy Cô giáo giảng dạy Bộ môn kế toán đã giảng dạy và
trang bị những kiến thức giúp em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
- Các cô, chú, anh, chị tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa, đặc biệt là các cô
và anh, chị trong phòng kế toán đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình
em thực tập tại Công ty.
- Em xin gởi lời cảm ơn đến Cô Võ Thị Thùy Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 30 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Thủy




ii



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3
1.1 Những vấn đề chung về TSCĐ: 3
1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.2 Đặc điểm: 3
1.1.3 Phân loại: 3
1.1.3.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện: 3
1.1.3.2 Phân lọaị tài sản cố định theo quyền sở hữu, gồm: 5

1.1.3.3 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình : 7
1.1.3.4 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng: 7
1.1.3.5 Phân loại tài sản cố định theo công dụng: 7
1.2 Phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định: 7
1.2.1 Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình: 7
1.2.1.1 Tài sản cố định hữu hình mua sắm: 7
1.2.1.2 TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: 8
1.2.1.3 TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: 9
1.2.1.4 TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng: 9
1.2.1.5 TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:9
1.2.1.6 TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến: 9
1.2.1.7 TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: 10
1.2.2 Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình: 10
1.2.2.1 TSCĐ vô hình loại mua sắm: 10
1.2.2.2 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: 10
1.2.2.3 TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:11
1.2.2.4 Quyền sử dụng đất: 11
1.2.2.5 Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: 11
iii



1.2.2.6 Nhãn hiệu hàng hóa: 11
1.2.2.7 Các chương trình phần mềm: 12
1.2.3 Xác định nguyên giá tài sản thuê tài chính: 12
1.3 Kế toán tài sản cố định hữu hình: 13
1.3.1 Nguyên tắc hạch toán: 13
1.3.2 Tài khoản sử dụng: 14
1.3.3 Sơ đồ hạch toán: 15
1.3.3.1 Kế toán tăng TSCĐ 15

1.3.3.2 Kế toán giảm TSCĐ: 18
1.4 Kế toán tài sản cố định vô hình: 20
1.4.1 Nguyên tắc hạch toán: 20
1.4.2 Tài khoản sử dụng: 20
1.5 Kế toán tài sản thuê hoạt động: 21
1.5.1 Nguyên tắc hạch toán: 21
1.5.2 Tài khoản sử dụng: 21
1.5.3 Sơ đồ hạch toán: 21
1.6 Kế toán TSCĐ thuê tài chính: 23
1.6.1 Nguyên tắc hạch toán: 23
1.6.2 Tài khoản sử dụng: 23
1.6.3 Sơ đồ hạch toán: 23
1.7 Kế toán khấu hao tài sản cố định: 25
1.7.1 Khái niệm: 25
1.7.2 Phạm vi tính khấu hao: 25
1.7.3 Các phương pháp khấu hao: 25
1.7.3.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng: 25
1.7.3.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: 26
1.7.4 Tài khoản sử dụng: 28
1.7.5 Sơ đồ hạch toán: 29
1.8 Kế toán sửa chữa TSCĐ: 29
1.8.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán: 29
1.8.2 Tài khoản sử dụng: 31
1.8.3 Sơ đồ hạch toán: 32
iv



Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 33

2.1 Giới thiệu về công ty xây dựng Khánh Hòa: 33
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành: 33
2.1.2 Sơ lược về quá trình phát triển: 34
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 36
2.1.3.1 Chức năng: 36
2.1.3.2 Nhiệm vụ: 36
2.1.4 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty: 37
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý: 37
2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận: 38
2.1.4.3 Tổ chức sản xuất: 40
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cỉa công ty
trong thời gian qua: 41
2.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài: 41
2.1.5.2 Các nhân tố bên trong: 42
2.1.6 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua: 43
2.1.7 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 47
2.1.7.1 Những thuận lợi và khó khăn: 47
2.1.7.2 Phương hướng phát triển của công ty: 47
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 48
2.2.2 Hình thức kế toán: 50
2.2.3 Tổ chức chứng từ kế toán: (Phụ lục 1) 51
2.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản: (Phụ lục 2) 51
2.2.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán: 52
2.3 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định: 53
2.3.1 Khái quát chung: 53
2.3.2 Kế toán tăng tài sản cố định do mua ngoài: 54
2.3.2.1 Nội dung: 54
2.3.2.2 Chứng từ, sổ sách: 54
2.3.2.3 Tài khoản sử dụng: 54

v



2.3.2.4 Quy trình luân chuyển chuyển chứng từ sổ sách: 54
2.3.2.5 Định khoản kế toán: 56
2.3.2.6 Sơ đồ chữ T: 56
2.3.2.7 Chứng từ, sổ sách minh họa: 56
2.3.2.8 Nhận xét: 56
2.3.3 Kế toán giảm tài sản cố định do thanh lý: 56
2.3.3.1 Chứng từ, sổ sách: 56
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 57
2.3.3.3 Quy trình luân chuyển chuyển chứng từ sổ sách: 57
2.3.3.4 Định khoản kế toán: 59
2.3.3.5 Sơ đồ chữ T: 59
2.3.3.6 Chứng từ, sổ sách minh họa: 59
2.3.3.7 Nhận xét: 59
2.3.4 Kế toán khấu hao tài sản cố định 59
2.3.4.1 Nội dung: 59
2.3.4.2 Chứng từ, sổ sách: 60
2.3.4.3 Tài khoản sử dụng: 60
2.3.4.4 Quy trình luân chuyển chuyển chứng từ sổ sách: 60
2.3.4.5 Định khoản kế toán: 62
2.3.4.6 Sơ đồ chữ T: 62
2.3.4.7 Chứng từ, sổ sách minh họa: 62
2.3.4.8 Nhận xét: 62
2.3.5 Kế toán sữa chữa tài sản cố định: 62
2.3.5.1 Nội dung: 62
2.3.5.2 Chứng từ, sổ sách: 62
2.3.5.3 Tài khoản sử dụng: 63

2.3.5.4 Quy trình luân chuyển chuyển chứng từ sổ sách: 63
2.3.5.5 Nhận xét: 65
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định: 65
2.4.1 Sức sản xuất của TSCĐ: 65
2.4.2 Suất hao phí của TSCĐ: 67
2.4.3 Tỷ suất sinh lời của TSCĐ: 69
vi



Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH
TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 72
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán: 72
3.1.1 Ưu điểm: 72
3.1.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 72
3.1.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ: 72
3.1.1.3 Tổ chức hệ thống tài khoản: 72
3.1.1.4 Hình thức kế toán: 72
3.1.1.5 Kế toán TSCĐ: 73
3.1.2 Nhược điểm: 73
3.1.2.1 Công tác kế toán nói chung: 73
3.1.2.2 Công tác kế toán TSCĐ: 74
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định và nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty: 75
 3.2.1 Kiến nghị 1: Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán 75
 3.2.2 Kiến nghị 2: Bổ sung nhân sự cho phòng kế toán 75
 3.2.3 Kiến nghị 3: Đánh số thẻ TSCĐ 76
 3.2.4 Kiến nghị 4: Phân loại TSCĐ theo tiêu thức tình hình sử dụng 76
 3.2.5 Kiến nghị 5: Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại

tài sản 77
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần
xây dựng Khánh Hòa: 77
 3.3.1 Kiến nghị 1: Đầu tư mới TSCĐ 77
 3.3.2 Kiến nghị 2: Nâng cao trình độ người lao động 78
 3.3.3 Kiến nghị 3: Thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không còn dùng hoặc
đã hư hỏng 78
 3.3.4 Kiến nghị 4: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
vii



DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2010
– 2011 – 2012 44
BẢNG 2.2: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
66
BẢNG 2.3: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SUẤT HAO PHÍ CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 68
BẢNG 2.4: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỶ SUẤT SINH LỜICỦA TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH 70
BẢNG 2.5: TỔ CHỨC CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY 81
BẢNG 2.6: DANH MỤC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
KHÁNH HÒA 87

viii




DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Kế toán TSCĐ tăng do mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD 15
Sơ đồ 1.2: Kế toán TSCĐ mua ngoài theo phương thức trả chậm, trả góp 16
Sơ đồ 1.3: Kế toán TSCĐ được tài trợ, biếu tặng 16
Sơ đồ 1.4: Kế toán TSCĐ phát hiện thừa 17
Sơ đồ 1.5: Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD 18
Sơ đồ 1.6:Kế toán TSCĐ phát hiện thiếu 18
Sơ đồ 1.7: Kế toán giảm TSCĐ hữu hình chuyển thành công cụ, dụng cụ 19
Sơ đồ 1.8: Kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động 21
Sơ đồ 1.9: Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động 22
Sơ đồ 1.10: Kế toán TSCĐ thuê tài chính 24
Sơ đồ 1.11: Kế toán khấu hao TSCĐ 29
Sơ đồ 1.12:Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 32
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty 37
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất 40
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng kế toán 48
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức kế toán 50
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức sổ 52
Sơ đồ 2.6: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán tăng TSCĐ do mua ngoài 55
Sơ đồ 2.7: Hạch toán tăng TSCĐ do mua ngoài 56
Sơ đồ 2.8: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán thanh lý TSCĐ 58
Sơ đồ 2.9: Hạch toán giảm TSCĐ do thanh lý 59
Sơ đồ 2.10: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán khấu hao TSCĐ 61
Sơ đồ 2.11: Hạch toán khấu hao TSCĐ 62
Sơ đồ 2.12: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 64

1



LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển hiện nay, với sự xuất hiện
ngày càng nhiều của các doanh nghiệp thì sự cạnh tranh trên thương trường ngày
càng khốc liệt hơn. Vì vậy, một thực tế đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là
muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi các đơn vị phải biết
cách tổ chức tốt các nguồn lực sản xuất của mình và sử dụng chúng một cách hiệu
quả. TCSĐ là một trong các yếu tố cơ bản sản xuất kinh doanh, do đó TSCĐ đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy,
đòi hỏi công tác kế toán TSCĐ phải khoa học, chính xác, kịp thời, đầy đủ.
Là một trong những công ty lớn về lĩnh vực xây dựng, TSCĐ của công ty
tương đối lớn, càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn đề tài “ Hoàn
thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ
phần xây dựng Khánh Hòa”, làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích đề tài:
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, và tìm hiểu thực trạng công tác tổ
chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa. Từ thực tế
rút ra những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, mạnh dạn đề xuất
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty
cổ phần xây dựng Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty
cổ phần xây dựng Khánh Hòa trong năm 2012
2



5. Nội dung và kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung đề tài bao gồm ba
phần:
- Chương I: Cơ sở lý luận về TSCĐ
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng
Khánh Hòa.
- Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán sản cố định
và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng Khánh













3




Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.1 Những vấn đề chung về TSCĐ:
1.1.1 Khái niệm:
Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể được sử dụng để
thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh,
có giá trị lớn và được sử dụng trong một thời gian dài như máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc… và cả những tài sản không có
hình thái vật chất, nhưng doanh nghiệp vẫn xác định được giá trị như quyền sử dụng
đất, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành…
Tài sản là một nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được, dự tính đem lại lợi
ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm:
Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh nhưng vẫn
giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị
hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm,
dịch vụ mới tạo ra.
1.1.3 Phân loại:
Phân loại tài sản cố định là việc sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng
nhóm theo những đặc trưng nhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch
toán tài sản cố định.
1.1.3.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này thì tài sản cố định gồm hai loại: tài sản cố định hữu
hình và tài sản cố định vô hình.
 Tài sản cố định hữu hình:
- Khái niệm: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do

doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với
tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
- Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình:
4



+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời giai sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
- Phân loại tài sản cố định hữu hình: gồm
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là những tài sản được hình thành sau quá trình xây
dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi, các công trình trang trí nhà
cửa, đường xá, cầu cống…
+ Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các máy móc, thiết bị thường dùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, dây
chuyền công nghệ…
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải bộ,
đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống
điện, đường ống nước…
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong công tác quản lý,
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử,
dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy hút ẩm…
+ Vườn cây lâu năm, súc vât làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây
lâu năm như vườn cà phê, trà, cao su… Súc vật làm việc cho sản phẩm như đàn voi,
ngựa, trâu, bò…
+ Các loại tài sản cố định khác: là những tài sản cố định hữu hình khác
ngoài 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

 Tài sản cố định vô hình:
- Khái niệm: Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất,
thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình.
- Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
5



+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
- Phân loại tài sản cố định vô hình:
+ Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là toàn bộ các
chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, bao gồm: tiên chi ra
để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng
(đối với trường hợp sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến
trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)…. Không bao gồm các chi phí chi ra để xây
dựng các công trình trên đất.
+ Quyền phát hành: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là toàn bộ các
chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
+ Bản quyền, bằng sang chế: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là các
chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sang chế.
+ Nhãn hiệu hàng hóa: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là các chi phí
thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.
+ Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là toàn bộ
chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô
hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng

quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản
phẩm mới…
+ Tài sản cố định vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại tài sản cố định vô
hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên, như: bản quyền, quyền sử
dụng hợp đồng…
1.1.3.2 Phân lọaị tài sản cố định theo quyền sở hữu, gồm:
- Tài sản cố định tự có
- Tài sản cố định đi thuê
 Tài sản cố định tự có: Là những tài sản cố định được mua sắm, xây dựng
hoặc hình thành bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do nhận vốn
góp của liên doanh, cổ đông, do đi vay ngân hàng…
 Tài sản cố định đi thuê:
6



- Thuê tài sản: Là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên chi thuê
chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong thời gian nhất định để được nhận
tiền cho thuê 1 lần hoặc nhiều lần.
- Phân loại:
+ Tài sản cố định thuê tài chính:
 Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sử dụng tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể
chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
 Tài sản cố định thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công
ty cho thuê tài chính. Các trường hợp dẫn đến hợp đồng thuê tài chính:
Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc
thời hạn thuê.
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài
sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản
cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng
không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
 Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là thuê tài chính nếu hợp đồng thõa mãn
ít nhất một trong ba trường hợp sau:
Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến hủy
hợp đồng cho bên cho thuê.
Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài
sản thuê gắn với bên thuê.
Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê
với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
+ Tài sản cố định thuê hoạt động:
Là những tài sản cố định doanh nghiệp đi thuê của các đơn vị khác để sử
dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã kí. Doanh nghiệp không trích
7



khấu hao tài sản cố định thuê này, doanh nghiệp phải hoàn trả tài sản cố định cho
đơn vị cho thuê khi hết thời hạn thuê và được phản ánh ở tài khoản ngoài bảng của
doanh nghiệp.
Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động( không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo
hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương
pháp đường thẳng cho suốt thời hạn cho thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương
thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
1.1.3.3 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình :
- Tài sản cố định thuộc nguồn ngân sách cấp.

- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn vay, nợ dài hạn.
- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn liên doanh.
1.1.3.4 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
- Tài sản cố định đang dùng.
- Tài sản cố định chưa sử dụng.
- Tài sản cố định không cần dùng.
1.1.3.5 Phân loại tài sản cố định theo công dụng:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố
định dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi: là những tài sản cố định do
doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho mục đích phúc lợi như: nhà văn hóa, nhà trẻ,
câu lạc bộ, nhà nghỉ mát…
- Tài sản cố định chờ xử lý: là những tài sản cố định bị hư hỏng chờ thanh lý,
tài sản cố định không cần dùng, tài sản cố định đng tranh chấp chờ giải quyết…
1.2 Phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định:
Nguyên giá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản
cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
1.2.1 Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
1.2.1.1 Tài sản cố định hữu hình mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá
mua thực tế phải trả cộng với các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được
8



hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố
định vào trạng thái sẵn sang sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi
phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước
bạ…

Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định
hữu hình là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng với các khoản thuế (không
bao gồm khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến
thời điểm sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi
phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền
sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ
vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua
thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ
hữu hình vào sử dụng.
Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền
với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị
quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình; nguyên giá
của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây
dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài
sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh
lý tài sản cố định.
1.2.1.2 TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình
không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc
giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm
hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các
khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm
đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí
nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
9




hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài
sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
1.2.1.3 TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi
đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện
quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh
sau khi quyết công trình hoàn thành.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu
hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính
đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản
lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các
chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác
vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
1.2.1.4 TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức
giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực
tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa
thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và
điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây
lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn
cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.
1.2.1.5 TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do
phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức
định giá chuyên nghiệp.
1.2.1.6 TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị
còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo

đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật,
10



cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá;
chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…
1.2.1.7 TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:
TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do
tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên,
cổ đông sáng lập chấp thuận.
1.2.2 Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
1.2.2.1 TSCĐ vô hình loại mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các
khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan
trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vảo sử dụng.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp,
nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm
mua (không bao gồm lãi trả chậm).
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô
hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về,
hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả
thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm
các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến
thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô
hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài
sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.

1.2.2.2 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí
liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời
điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng
hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn
11



nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết
TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
1.2.2.3 TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị theo
đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp
phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế
toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều
chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài
sản theo quy định.
1.2.2.4 Quyền sử dụng đất:
Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá
TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để
có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt
bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây
dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp.
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí
kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể:
+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì
được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi
phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
1.2.2.5 Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế:
Nguyên giá của TSCĐ là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế là toàn
bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền,
bằng sáng chế.
1.2.2.6 Nhãn hiệu hàng hóa:
Nguyên giá của TSCĐ là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua
nhãn hiệu hàng hóa.

12



1.2.2.7 Các chương trình phần mềm:
Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ
các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm
trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần
cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật
về sở hữu trí tuệ.
1.2.3 Xác định nguyên giá tài sản thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản
thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban
đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên bảng cân
đối kế toán với cùng một giá trị bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm
khởi đầu thuê tài sản.
+ Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: là ngày xảy ra trước của một trong hai

ngày sau: ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền
thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản qui định trong hợp đồng.
+ Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ
được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao
đổi ngang giá.
Nếu giá trị hơp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của các khoản
thanh toán tối thiểu cho việc mua tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của các khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu.
+ Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: là khoản thanh toán mà bên thuê
phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (không
bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải
hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê
hoặc một bên liên quan đến bên đảm bảo thanh toán. Trường hợp trong hợp đồng
thuê bao gồm điều khoản bên thuê mua lại tài sản thuê thấp hơn với giá trị hợp lý
vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu bao gồm tiền thuê tối thiểu
ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua
tài sản đó.
13



+ Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được xác định
theo công thức:
NG =
0
(1 )
n
t
t
t

P
t




Trong đó:
N: số kỳ thuê tài chính

t
P
: Số tiền bên thuê trả vào thời điểm t
T: Thời điểm thanh toán tiền thuê
I: Lãi suất ngàm định trong hợp đồng thuê tài chính (Hoặc lãi
suất ghi trong hợp đồng hoặc lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản).
Lãi suất ngầm trong hợp đồng thuê tài chính: là tỉ lệ chiết khấu tại thời điểm
khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại cảu các khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của
chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê.
+ Giá trị còn lại của tài sản cho thuê: là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu
thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc
hợp đồng cho thuê.
+ Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo: là phần giá trị còn lại
của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên
quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên
thuê đảm bảo thanh toán.
Lãi suất biên đi vay: là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng
thuê tài chính tương tự hay là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên
thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và
với một đảm bảo tương tự.

1.3 Kế toán tài sản cố định hữu hình:
1.3.1 Nguyên tắc hạch toán:
- Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá. Kế
toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng loại TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ được
xác định theo từng nguồn hình thành.
14



- Nguyên giá TSCĐ không được thay đổi trong suốt vòng đời sử dụng tài sản
trừ một số tình huống đặc biệt.
- Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận
TSCĐ và phải thực hiện đúng thủ tục quy định. Kế toán có nhiệ vụ lập và hoàn
chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.
- TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng sử dụng,
theo từng loại và địa điểm quản lý TSCĐ.
1.3.2 Tài khoản sử dụng:
 TK 211: TSCĐ hữu hình.
Bên nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do được cấp, mua sắm, xây dựng…
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp trang bị thêm, hoặc do cải
tạo nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Bên có:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do điều chỉnh cho đơn vị khác, do
thanh lý, nhượng bán…
- Nguyên giá giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại.
Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại đơn vị.
 Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2 theo các loại TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc.
- Tài khoản 2112: Máy móc, thiết bị.
- Tài khoản 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
- Tài khoản 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Tài khoản 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
- Tài khoản 2118: TSCĐ khác.
15



1.3.3 Sơ đồ hạch toán:
1.3.3.1 Kế toán tăng TSCĐ
111, 112, 331,… 2411 211 111, 112, 311

(Nếu mua về phải qua Khi đưa TSCĐ

lắp đặt, chảy thử) vào sử dụng Chiết khấu thương
mại, giảm giá
Giá mua, chi phí liên (Nếu mua về sử dụng ngay) TSCĐ mua vào

quan trực tiếp 133
Thuế GTGT
3333 (nếu có)
Thuế nhập khẩu

3332
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

33312 133
Thuế GTGT hàng nhập khẩu

(nếu được khấu trừ)
Thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ)

3338
Lệ phí trước bạ (nếu có)

Đồng thời ghi:
411 411
Nếu mua TSCĐ bằng nguồn vốn
đầu tư XDCB 414
Nếu mua TSCĐ bằng nguồn vốn đầu
tư phát triển
Sơ đồ 1.1: Kế toán TSCĐ tăng do mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD

×