Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch ngói Gia Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
====

 

 

====





ĐINH VÂN THIỀM





KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH NGÓI GIA THANH








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN








Nha Trang, tháng 07 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
====

 

 

====




ĐINH VÂN THIỀM






KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH NGÓI GIA THANH






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN






GVHD: ThS. HOÀNG VĂN HUY




Nha Trang, tháng 07 năm 2013

i


LỜI CẢM ƠN

Với kết quả đạt được như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban
giám hiệu trường Đại Học Nha Trang, Ban chủ nhiệm khoa Kế toán – Tài chính và
quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Văn Huy, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành biết ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần gạch ngói Gia
Thanh cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong công ty, đặc biệt là anh, chị phòng kế toán
của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè luôn bên
cạnh động viên trong suốt thời gian tôi thực tập và thực hiện đề tài.

Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Đinh Vân Thiềm
ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC LƯU ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất 5

1.1.2 Phân loại chi phí 5
1.1.3 Khái niệm của giá thành 7
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán 9
1.2 TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM 9
1.2.1 Yêu cầu cơ bản trong việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm. 9
1.2.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 10
1.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí SXKD 11
1.2.4 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 13
1.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 13
1.3.2 Chứng từ sử dụng 14
1.3.3 Tài khoản sử dụng 14
1.3.4 Trình tự hạch toán 14
1.3.5 Sơ đồ hạch toán 16
1.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 16
1.4.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 16
iii

1.4.2 Chứng từ sử dụng 17
1.4.3 Tài khoản sử dụng 17
1.4.4 Trình tự hạch toán 18
1.4.5 Sơ đồ hạch toán 19
1.5 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 19
1.5.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 19
1.5.2 Chứng từ sử dụng 20
1.5.4 Trình tự hạch toán 20
1.5.5 Sơ đồ hạch toán 22
1.6 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 23

1.6.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên 23
1.6.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định
kỳ 25
1.7 KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 27
1.7.1 Khái niệm 27
1.7.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 27
1.8 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 29
1.8.1 Kỳ tính giá thành 29
1.8.2 Các phương pháp tính giá thành 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GẠCH NGÓI GIA THANH 38
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 39
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty 40
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty 45
2.1.4 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trong những năm qua 48
iv

2.1.5 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 51
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 53
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 53
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại công ty. 58
2.2.3 Khái quát chung về công tác kế toán CPSX và tính giá thành 59
2.2.4 Kế toán các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 60

2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất 93
2.2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 100
2.2.7 Thực trạng về công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần Gạch ngói Gia thanh 101
2.2.8 Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành
sản phẩm tại công ty cổ phần Gạch ngói Gia Thanh 103
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY GẠCH NGÓI GIA THANH 107
3.1 HOÀN THIỆN VỀ HỆ THỐNG SỔ SÁCH CỦA CÔNG TY 108
3.2 HOÀN THIỆN VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN
ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY 111
3.3 HOÀN THIỆN VỀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN 111
3.4 NHÓM BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ, HẠ THẤP GIÁ
THÀNH 113
SẢN PHẨM 113
3.4.1 Nâng cao năng suất lao động 113
3.4.2 Tận dụng công suất máy móc thiết bị 114
3.4.3 Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất 114
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH
BHYT
BPB
CNSX

CPĐM
CPBH
CPNCTT
CPNVLTT
CPQLDN
CPSX
CPSXC
CPSXKDDD
GVHB
KPCĐ
LCB
LNTT
NVCSH
NVL
NVLTT
PXK
KKTX
KKĐK
SPDDCK
SPHTTĐ
TSCĐ
Z,Zđm,Zkh

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảng phân bổ
Công nhân sản xuất
Chi phí định mức
Chi phí bán hàng
Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Giá vốn hàng bán
Kinh phí công đoàn
Lương cơ bản
Lợi nhuận trước thuế
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trực tiếp
Phiếu xuất kho
Kê khai thường xuyên
Kiểm kê định kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm hoàn thành tương đương
Tài sản cố định
Giá thành, giá thành định mức, giá thành kế hoạch

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010
đến năm 2012 49
Bảng 2: Phiếu xuất kho 65
Bảng 3: Sổ cái tài khoản 621 66
Bảng 4: Sổ cái tài khoản 622 74
Bảng 5: Sổ cái tài khoản 627 91

Bảng 6: Báo cáo thành phẩm nhập kho 94
Bảng 7: Sổ cái tài khoản 154 96
Bảng 8: Sổ nhật ký chung 97
Bảng 9: Bảng tính giá thành 102

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 19
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 22
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên
24
Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh 41
Sơ đồ 2.2 : Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty 44
Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 54
Sơ đồ 2.4 : Quy trình kế toán theo hình thức nhật ký chung 57
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm 64
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sản phẩm 73
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân viên phân xưởng 78
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu, CCDC ở phân xưởng 82
Sơ đồ 2.9 : Sơ đồ chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng 85
Sơ đồ 2.10 : Sơ đồ tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài 87
Sơ đồ 2. 11 : Sơ đồ tổng hợp chi phí khác bằng tiền 90
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm 95
viii

DANH MỤC LƯU ĐỒ



Lưu đồ 2.1 :Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62
Lưu đồ 2.2 : Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp 72
Lưu đồ 2.3 : Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.77
Lưu đồ 2.4 : Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ ở phân xưởng 80
Lưu đồ 2.5 : Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khấu hao tài sản cố định 84
Lưu đồ 2.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài 86
Lưu đồ 2.7 : Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khác bằng tiền 89


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế
toán quan trọng, không chỉ trong công tác hạch toán kế toán mà còn là công cụ đắc
lực trong công tác quản trị của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Ngày nay
dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu đặc biệt
Việt Nam đã gia nhập WTO nên đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đổi mới về
chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm mà còn không ngừng cải tiến, hoàn thiện
trong công tác hạch toán kế toán và quản lý sao cho sản phẩm làm ra tốn ít chi phí
nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Xu hướng cạnh tranh ngày nay đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên một trong
những công cụ vẫn còn hữu hiệu là giá cả. Chính vì thế tiết kiệm chi phí và hạ thấp
giá thành sản phẩm là mục tiêu cuối cùng mà hầu như doanh nghiệp nào cũng
hướng tới.
Để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp

phải lựa chọn được cho mình phương pháp hạch toán chi phí phù hợp với đặc điểm
riêng của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó phải biết xây dựng hệ thống tổ chức và
quản lý chặt chẽ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác kế toán
sao cho giảm hao hụt chi phí đến mức tối thiểu góp phần hạ thấp giá thành của sản
phẩm sản xuất ra và đưa ra được những thông tin nhanh nhất phục vụ trong công tác
quản trị.
Vấn đề đặt ra cho tất cả doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cổ phần
gạch ngói Gia Thanh nói riêng là làm sao để lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp
nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nên em đã chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh" làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2

2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
Nhằm củng cố, bổ sung, mở rộng những kiến thức đã được trang bị trong 4
năm học ở trường đại học. Hệ thống và khái quát lý luận về công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn trong công tác hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó thấy
được những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như những
nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác hạch toán kế toán nói chung.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí và tính
giá thành tại Công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh.

3. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình và cách thức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
cổ phần gạch ngói Gia Thanh, báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011 và
2012.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài em đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
- Phương pháp đánh giá.



3

5. Nội dung và kết cấu
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh.
6. Những đóng góp của đề tài.
Cung cấp cơ sở lý luận về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Phản ánh thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh trong những năm gần đây trên
cơ sở đó phân tích, đánh giá những thành tựu mà Công ty đã đạt được cũng như

những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
Đưa ra những biện pháp và những kiến nghị góp phần nâng cao công tác hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Trong qua trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng khả năng
lý luận cũng như kiến thức về thực tế còn hạn chế do đó không tránh khỏi sai sót,vì
vậy em kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án được hoàn
thiện.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa kế toán-
tài chính, ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần gạch ngói
Gia Thanh, đặc biệt là thầy Hoàng Văn Huy đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời
gian qua để em có thể hoàn thành cuốn luận văn này một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Ninh Bình, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đinh Vân Thiềm
4











CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM









5

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa, mà doanh nghiệp đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính
đa dạng và phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
1.1.2 Phân loại chi phí
Phân loại chi phí là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ
cho việc tổ chức, theo dõi tập hợp chi phí sản xuất, để tính được giá thành sản phẩm
và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.
Dựa trên các căn cứ khác nhau ta có các cách phân loại chi phí như sau:
1.1.2.1 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: trực
tiếp và gián tiếp.
 Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản
xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của

chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
 Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác
nhau và được tính vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm thông qua phương
pháp phân bổ gián tiếp thích hợp.
1.1.2.2 Phân loại theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế của chi phí)
Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được chia thành 5 yếu tố chi phí:
 Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh
doanh trong kỳ báo cáo, trừ: Nguyên liệu, vật liệu xuất bán hoặc xuất cho xây
dựng cơ bản. Tùy theo yêu cầu trình độ quản lý, chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết
cho từng loại: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu
6

 Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động
(thường xuyên, tạm thời) như tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có
tính chất lương trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo lương. Tùy theo yêu cầu, chỉ
tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo các khoản như: tiền lương, bảo hiểm xã hội
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí khấu hao của tất cả các loại tài sản
cố định của doanh nghiệp dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo
cáo.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho người cung cấp
điện, nước, vệ sinh, các dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo.
 Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa
được phản ánh trong các chỉ tiêu trên đã chi trả bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp
khách, hội nghị, lệ phí cầu phà
1.1.2.3 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất các loại sản phẩm bao gồm 3
khoản mục chi phí

 Chi phí vật tư trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản chi
phí được trích theo tỷ lệ tiền lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, chế
tạo sản phẩm.
 Chi phí sản xuất chung: là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (ngoài chi phí vật tư trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).
Đây là cách phân loại kết hợp, vừa theo nội dung kinh tế vừa theo công dụng
của chi phí giúp cho việc đánh giá mức độ hợp lý của chi phí trên cơ sở đối chiếu
với định mức tiêu hao của từng loại chi phí và việc kế hoạch hóa giá thành sản
phẩm.


7

1.1.2.4 Phân loại theo mối quan hệ và khối lượng sản phẩm .
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
Biến phí và định phí
 Biến phí: Là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi
của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
 Định phí: Là những chi phí về nguyên tắc không thể thay đổi theo tỷ lệ thuận
với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
1.1.2.5 Phân loại theo cách thức kết chuyển:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
 Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sản phẩm
được sản xuất ra hay được mua vào. Đây là các loại tài sản của doanh ngiệp, khi
doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trị của
tài sản mới đựơc trừ ra khỏi doanh thu để tính lãi dưới chỉ tiêu "giá vốn hàng bán".
 Chi phí thời kỳ: Là những chi phí không được tính vào giá trị của các loại

sản phẩm được sản xuất ra hay được mua vào nên được xem là chi phí hoạt động
của từng kỳ kế toán và sẽ được khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ mà nó phát sinh
để tính lãi (lỗ) trong kỳ như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.1.3 Khái niệm của giá thành
1.1.3.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ,
lao vụ hoàn thành.
1.1.3.2 Phân loại giá thành




Căn cứ vào thời điểm tính giá thành.
Giá thành được chia làm 3 loại sau:
 Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản
xuất của kỳ kế hoạch, dựa trên định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế
8

hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành
nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
 Giá thành định mức: Là giá thành được xác định dựa trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức
được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu
tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.
 Giá thành thực tế: Là giá thành được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản
xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ, và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản
xuất trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.





Căn cứ vào nội dung cấu thành nên giá thành.
Giá thành được chia làm 2 loại
 Giá thành sản xuất: Trong giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:
− Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
− Chi phí nhân công trực tiếp
− Chi phí sản xuất chung
Gía thành sản xuất sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao
cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các đơn vị sản xuất.
 Giá thành toàn bộ: Giá thành đầy đủ bao gồm: Giá thành sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất của sản phẩm. Là căn cứ để tính toán, xác định lợi nhuận trước thuế
của doanh nghiệp.
1.1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng,
quý, năm) và chi phí sản xuất trong từng kỳ kế toán thường có liên quan đến 2 bộ
phận khác nhau: sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và chỉ tiêu
này thường bao gồm hai bộ phận: Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này và
9

một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ này (sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ).
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán
− Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình phát
sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi toàn doanh
nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản

phẩm được sản xuất.
− Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất.
− Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và dự toán chi
phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng kế hoạch
sai mục đích.
− Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tham gia phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí
sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
1.2 TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1 Yêu cầu cơ bản trong việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư lao động trong các
hoạt động chế tạo sản phẩm, quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác CPSX là cơ sở
cấu tạo nên giá thành sản phẩm do đó tiết kiệm CPSX là một trong những biện pháp
để hạ giá thành sản phẩm.
Yêu cầu của công tác quản lý nói chung, quản lý CPSX và giá thành sản phẩm
nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính
giá thành sản phẩm một cách chính xác.
Kế toán chính xác CPSX phát sinh đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép tính
toán và phản ánh từng loại chi phí phát sinh theo từng địa điểm và theo từng đối
tượng phải chịu chi phí.
10

Muốn quản lý tốt giá thành sản phẩm cần phải tổ chức tính đúng, tính đủ giá
thành các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Muốn vậy phải xác định đúng
đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành thích hợp và
phải dựa trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác.
Việc tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm trên cơ sở CPSX chính xác giúp
cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của

doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh góp phần quan trọng và thiết
thực trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý kinh tế nói chung.
Sản phẩm dở dang và thành phẩm cũng là một bộ phận của hàng tồn kho
trong doanh nghiệp cho nên việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cũng
phải được tiến hành theo đúng phương pháp kế toán hàng tồn kho nói chung mà
doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ).
1.2.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
1.2.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp CPSX là xác định giới hạn về mặt phạm vi, mà chi phí cần
được tập hợp. Để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản
xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
− Theo đối tượng chịu chi phí: sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết bộ phận,
đơn đặt hàng
− Theo nơi phát sinh: phân xưởng, tổ đội, quy trình công nghệ, toàn doanh
nghiệp
Căn cứ xác định đối tượng tập hợp CPSX:
− Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
− Đặc điểm tổ chức sản xuất.
− Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp
− Kết hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là căn cứ để kế toán mở sổ chi tiết CPSX
theo từng đối tượng kế toán CPSX, làm cơ sở cho việc tập hợp CPSX, phục vụ yêu
11

cầu phân tích, kiểm tra chi phí, giám sát việc tiết kiệm CPSX, tạo điều kiện xác định
đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ trong doanh nghiệp, đồng thời phục vụ
cho việc tính giá thành sản phẩm.
1.2.2.2 Xác định đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là những kết quả sản xuất nhất định đòi hỏi phải xác

định tổng giá thành đơn vị. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính
giá thành có thể: sản phẩm, bán thành phẩm, lao vụ hay công việc hoàn thành
Do việc tính giá thành trên một kết quả sản xuắt nhất định, cụ thể, do đó đơn
vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân: m
3
,
m, kg, tấn, tấn/km
Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành:
− Nhiệm vụ mặt hàng sản xuất được giao
− Tính chất quy trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm
− Đặc điểm sản xuất
− Yêu cầu quản lý và trình độ kế toán.
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Xem xét mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành là cơ sở, là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc lực chọn
phương pháp tính giá thành. Có các mối quan hệ sau:
− Đối tượng tập hợp chi phí gồm nhiều đối tượng tính giá thành: Doanh
Nghiệp hóa chất, Doanh nghiệp bánh kẹo
− Đối tượng tính giá thành được tổng hợp từ nhiều đối tượng tập hợp chi
phí: Doanh nghiệp dệt
− Đối tượng tập hợp chi phí trùng đối tượng tính giá thành: Doanh nghiệp
khai thác
1.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí SXKD
Phương pháp tập hợp chi phí là một phương pháp hay hệ thống các phương
pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục giá
thành trong phạm vi giới hạn của từng đối tượng tập hợp chi phí như: sản phẩm,
12

đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng, nhóm sản phẩm phạm vi giới hạn
của các đối tượng tập hợp chi phí này chính là tên gọi của các phương pháp tập hợp

CPSX.
Trong quá trình tập hợp CPSX theo các đối tượng tập hợp CPSX phải chú ý
giải quyết mối quan hệ chi phí phát sinh với các đối tượng tập hợp chi phí đã xác
định trên các sổ, (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Đối với những chi phí cơ bản có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp
chi phí riêng biệt thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí đó, gọi là
phương pháp tập hợp trực tiếp. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức công tác ghi
ghép ban đầu theo đúng các đối tượng phải chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu theo
đúng chứng từ kế toán trực tiếp theo từng đối tượng riêng biệt trên các sổ (thẻ) chi
tiết CPSXKD khác nhau.
Đối với những chi phí cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
khác nhau mà công tác ghi chép ban đầu không thể chi tiết theo từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tức là kế toán
phải tập hợp chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau theo từng khoản
mục chi phí sau đó chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí này cho các
đối tượng liên quan. Thời điểm tính toán phân bổ có thể là cuối kỳ một lần hoặc
nhiều lần trong một kỳ tùy theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể.
Công thức phân bổ chi phí:
Tổng chi phí cần phân bổ Mức phân bổ
cho đối tượng A

=
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
*
Tiêu thức phân bổ
cho đối tượng A
1.2.4 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được
nhanh chóng, kịp thời, chính xác các chi phí chi ra trong quá trình sản xuất phải
được tập hợp theo đúng trình tự hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất sản

phẩm của từng doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các phân xưởng bộ phận sản xuất
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nói quá trình tập hợp CPSX và tính giá thành
sản phẩm ở các doanh nghiệp thường trải qua bốn bước sau:
13

- Bước 1: Tập hợp các yếu tố đầu vào theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng sản
xuất, tổ sản xuất, giai đoạn công nghệ), theo nội dung kinh tế của chi phí, theo khoản
mục chi phí, theo khoản mục giá thành và theo từng đối tượng phải chịu chi phí.
- Bước 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành của SXKD phụ, phân bổ giá trị của sản
xuất phụ cho sản xuất chính và các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
- Bước 3: Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí sản phẩm đã tập hợp
được ở bước 1 cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan đến việc phục vụ cho
việc tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng phải chịu chi phí.
- Bước 4: Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trên cơ sở chi phí sản xuất
thực tế các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trên cơ sở chi phí sản xuất đã tổng
hợp ở bước 3, tài liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng
sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
1.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Chi phí vật tư trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và
động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản phẩm doanh nghiệp.
Trong quá trình hạch toán những vật liệu nào xuất dùng có liên quan trực tiếp
đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, sản phẩm, nhóm sản
phẩm thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp không thể hạch toán
riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ các chi phí
đã chi ra cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường dùng là phân bổ
theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng sản phẩm Tùy theo điều kiện cụ
thể mà kế toán có thể phân bổ chi phí vật tư trực tiếp nói chung hoặc tính toán phân
bổ riêng cho từng khoản mục chi phí cụ thể như: nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, động lực. Cuối kỳ nếu doanh nghiệp không sử dụng hết số vật liệu

đã xuất dùng thì phải nhập lại kho giá trị vật liệu còn lại trong tổng số giá trị vật liệu
đã xuất dùng trong kỳ theo từng đối tượng phải chịu chi phí và theo từng nguyên vật
liệu. Số vật liệu này không sử dụng hết có thể nhập lại kho hoặc sử dụng cho kỳ sản
xuất tiếp theo.
14

1.3.2 Chứng từ sử dụng
Kế toán nguyên liệu, vật liệu sử dụng : hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa
đơn cước phí vận chuyển, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa, các chứng từ hướng dẫn
như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm kê nhận vật tư
1.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên nợ:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện các lao vụ hoàn thành.
Bên có:
- Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị vật tư thực sự tham gia sản xuất trong kỳ cho
các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan đến tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng phải chịu
chi phí, từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
1.3.4 Trình tự hạch toán
- Khi xuất kho vật liệu để phục vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao
vụ, dịch vụ trong kỳ ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có Tk 152 - Nguyên vật liệu
- Nếu nhận vật liệu về nhập kho mà giao ngay cho bộ phận sản xuất để chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ (không qua kho) hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331
- Nếu nhận vật liệu về nhập kho mà giao ngay cho bộ phận sản xuất để chế tạo sản
phẩm (đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
15

TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Có TK 111,112,331
- Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Vật liệu xuất cho sản xuất sản phẩm chưa dùng hết để lại tại phân xưởng, kỳ sau
tiếp tục sử dụng, kế toán ghi bút toán đỏ.
Nợ 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (ghi đỏ)
Có 152 - Nguyên vật liệu (ghi đỏ)
- Đầu kỳ sau kế toán ghi bút toán bình thường để chuyển thành chi phí của kỳ sau
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có Tk 152 - Nguyên vật liệu
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt định mức không
được tính vào giá thành
Nợ 632 - Giá vốn hàng bán
Có 621 - Chi phí vượt định mức
- Cuối kỳ kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu chính cho từng đối tượng tính
sử dụng nguyên vật liệu theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ
Nợ 154 - Chi phí SXKD dở dang
Nợ 631 - Giá thành sản xuất (trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp KKĐK)
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp








×