Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu động cơ của khách du lịch Nga tại thành phố biển Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ


 

 




ĐINH THANH HUYỀN


NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ CỦA KHÁCH
DU LỊCH NGA TẠI THÀNH PHỐ BIỂN NHA TRANG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH


GVHD: Th.S LÊ CHÍ CÔNG



Nha Trang, năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Đinh Thanh Huyền Lớp : 51KTDL-2


Ngành: Quản Trị Kinh doanh Du Lịch
Tên đề tài: Nghiên cứu động cơ của khách du lịch Nga tại thành phố biển
Nha Trang

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN









Nha Trang, ngày … tháng … năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN







i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết con xin cảm ơn bố mẹ - những bậc sinh thành nuôi dưỡng
chăm lo cho con về vật chất lẫn tinh thần trong suốt những năm tháng qua để
con trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội.
Và em cũng luôn tự hào và biết ơn tấm lòng của các thầy cô giáo trong
Nhà trường luôn luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp thu tri thức, trau dồi

đạo đức và học hỏi kinh nghiệm thực tế cho đến khát vọng nghề nghiệp. Với
tất cả tấm lòng, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban Chủ
nhiệm Khoa Kinh tế, Bộ môn Quản trị Du lịch cùng toàn thể quý thầy cô
Trường Đại học Nha Trang đã dìu dắt em trong suốt 4 năm qua. Đồng thời,
em xin biết ơn thầy Lê Chí Công, đã định hướng và tận tình chỉ dẫn trong quá
trình thực hiện đề tài cũng như hoàn thành khóa huấn luyện tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Nha Trang, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện





Đinh Thanh Huyền




ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1

Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1 Mục tiêu chung
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
3
1.5 Phương pháp nghiên cứu
3
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
3
1.7 Kết cấu của luận văn
4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 Động cơ của khách du lịch và các yếu tố tác động
5
2.1.1 Khái niệm động cơ du lịch
5
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch
6
2.2 Các loại động cơ du lịch
7
2.2.1 Động cơ đẩy (mục đích chuyến đi)

8
2.2.1.1 Du lịch nghỉ dưỡng 8
2.2.1.2 Du lịch kết hợp với công việc 9
2.2.1.3 Du lịch kết hợp với thăm người thân 11
2.2.1.4 Du lịch kết hợp với chữa bệnh 12

iii

2.2.1.5 Một số động cơ du lịch khác 14
2.2.2 Động cơ kéo (sức hấp dẫn điểm đến)
18
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch 18
2.2.2.2 Sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển 25
2.2.2.3 Chất lượng dịch vụ của điểm đến 27
2.3

Động cơ và ý định quay trở lại du lịch của du khách
29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1

Khái quát về tài nguyên du lịch Nha Trang
31
3.2

Tổng quan thị trường khách du lịch Nga
34
3.3

Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách du lịch Nga

36
3.4

Đặc điểm khách du lịch Nga đi du lịch tại Nha Trang
39
3.4.1

Số lượng khách du lịch Nga đến Nha Trang
41
3.4.2

Cơ cấu khách du lịch Nga so với khách du lịch quốc tế đến Nha
Trang
44
3.4.3

Thời gian đi du lịch của khách du lịch Nga
45
3.4.4

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch Nga
46
3.4.5 Động cơ của khách du lịch Nga đến Nha Trang
48
3.4.5.1 Về động cơ đẩy 48
3.4.5.2 Về động cơ kéo 49
3.4.5.3 Quan hệ giữa động cơ và ý định quay trở lại du lịch của khách
Nga 62
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
4.1 Kết luận

71
4.2 Kiến nghị
72
4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lượt khách Nga đến Nha Trang - Khánh Hòa 2
Bảng 3.1: Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.2: Lượt khách Nga và khách quốc tế đến Nha Trang 44
Bảng 3.3: Trung bình số ngày ở lại Nha Trang 46
trong mỗi lần đi du lịch của khách Nga 46
Bảng 3.4.1: Mối quan hệ giữa mục đích đi du lịch và ý định quay lại du lịch
Nha Trang trong tương lai 63
Bảng 3.4.2: Mối quan hệ giữa mục đích đi du lịch và ý định sẽ lựa chọn du
lịch tại Nha Trang nếu có điều kiện đi du lịch 65
Bảng 3.4.3: Mối quan hệ giữa mục đích đi du lịch và ý định sẽ giới thiệu cho
người khác đến du lịch Nha Trang trong tương lai 67
Bảng 3.4.4: Mối quan hệ giữa mục đích đi du lịch và ý định nói tốt về du lịch
Nha Trang với người khác 69


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.4.1: Số lượt khách du lịch Nga đến Nha Trang 43

Biểu đồ 3.4.2: Số lượng khách du lịch Nga và quốc tế đến Nha Trang 44
Biểu đồ 3.4.3: Khách Nga thường chi bao nhiêu trong chuyến du lịch 47
Biểu đồ 3.4.4: Mục đích trong chuyến du lịch đến Nha Trang –Khánh Hòa
của du khách Nga 48
Biểu đồ 3.4.5: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nha Trang có bãi biển đẹp” 50
Biểu đồ 3.4.6: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nha Trang có các hòn
đảo đẹp” 51
Biểu đồ 3.4.7: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nha Trang là thành
phố luôn có nắng ấm quanh năm” 52
Biểu đồ 3.4.8: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Con người Nha Trang
hiền hòa, thân thiện, hiếu khách” 53
Biểu đồ 3.4.9: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Các món ăn ngon (đặc
biệt là thủy hải sản)” 54
Biểu đồ 3.4.10: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Giá cả món ăn tại
Nha Trang hợp lý” 56
Biểu đồ 3.4.11: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nha Trang có nhiều
dịch vụ vui chơi giải trí” 57
Biểu đồ 3.4.12: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Cơ sở lưu trú tại
thành phố Nha Trang tốt” 58
Biểu đồ 3.4.13: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nha Trang – Khánh
Hòa có nhiều chính sách tốt, ưu đãi đối với khách Nga” 59
Biểu đồ 3.4.14: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Đường bay trực tiếp
đến sân bay Cam Ranh thuận tiện” 60
Biểu đồ 3.4.15: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Chi phí cho 1 chuyến
du lịch sang Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung rẻ”
61


1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ
cả vật chất lẫn tinh thần nên nhu cầu du lịch cũng không kém phần quan
trọng. Theo đó, ngành công nghiệp không khói ngày càng phát triển một cách
nhanh chóng với những loại hình du lịch hấp dẫn, phong phú, đáp ứng nhu
cầu hết sức đa dạng của khách du lịch.
Ở Việt Nam, trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, ngành du
lịch luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị
trí của du lịch trong quá trình đổi mới của đất nước, như hiện nay thì du lịch
đã, đang và sẽ đạt được những thành quả hết sức to lớn, ngày càng tăng cả về
quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò và vị trí của mình.
Đối với Nha Trang – Khánh Hòa, với tiềm năng và lợi thế của mình đã
đầu tư rất nhiều cho phát triển du lịch biển. Vì vậy, trong mắt khách du lịch
trong và ngoài nước, Nha Trang - Khánh Hòa đã trở thành một điểm đến an
toàn, nơi được ưu tiên lựa chọn khi quyết định đi du lịch Việt Nam của khách
quốc tế.
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 thì thị trường khách du lịch Nga sẽ là một trong những thị
trường khách du lịch trọng điểm của Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp
với mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai quốc gia trong suốt thời gian dài.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, số lượng khách du lịch Nga đến
Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng tăng lên qua từng năm. Cụ thể, nếu như năm
2009 tổng lượt khách Nga đến du lịch Khánh Hòa là 19.959 lượt khách thì đến
năm 2012 đã tăng gấp 04 lần (82.992 lượt khách) (bảng 1.1). Kết quả này một
lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong định hướng chiến lược phát triển du lịch
hướng vào thị trường khách du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới.

2
Bảng 1.1 Lượt khách Nga đến Nha Trang - Khánh Hòa
Năm Lượt khách trong năm (lượt) So với năm trước (%)

2009 19.958
2010 29.663 48.6
2011 34.317 15.7
2012 82.992 141,8
3tháng/2013 37.099
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, 2013
Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế nói chung và đặc biệt là khách du lịch
Nga có những nét đặc trưng riêng và vì vậy, hiểu sở thích cũng như động cơ
du lịch của họ để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu,
mong muốn và tăng sự thỏa mãn của khách du lịch Nga là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu động cơ của khách
du lịch Nga tại thành phố biển Nha Trang” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có đóng góp nhỏ bé
cho ngành du lịch của địa phương, cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
hiểu rõ hơn thị trường khách du lịch Nga.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu động cơ du lịch của khách Nga đến Nha Trang từ đó đưa ra
một số kiến nghị nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch Nga đến thành phố
biển Nha Trang – Khánh Hòa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các loại động cơ du lịch của du khách Nga;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của khách du lịch Nga;
- Xác định mối quan hệ giữa động cơ du lịch và ý định quay trở lại du lịch
của du khách Nga;

3
- Gợi ý các kiến nghị chính sách cho thu hút khách du lịch Nga đến Nha Trang.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Du khách Nga đi du lịch Nha Trang với động cơ chính là gì?

- Đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của du khách Nga?
- Mối quan hệ giữa động cơ du lịch và ý định quay trở lại du lịch?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu về mặt lý thuyết là động cơ du lịch, ý định quay
trở lại của du khách.
- Khách thể nghiên cứu là khách du lịch Nga đi du lịch tại thành phố
biển Nha Trang.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch Nga đến thành
phố Nha Trang – Khánh Hòa.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Đề tài sử dụng phương pháp chính là
điều tra, tổng hợp đối tượng khách du lịch Nga đến thành phố Nha Trang dựa
trên việc nghiên cứu, thông qua các phương pháp (phương pháp quan sát,
phương pháp phỏng vấn du khách, thu thập các dữ liệu thứ cấp).
- Phương pháp xử lý thông tin: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê
để xử lý thông tin, đưa ra các nhận xét đánh giá và kết luận.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
- Hiểu được đặc điểm thị trường khách du lịch Nga đi du lịch Nha Trang
- Hiểu được động cơ du lịch của khách du lịch Nga khi đến thành phố
Nha Trang

4
- Gợi ý các kiến nghị chính sách giúp các doanh nghiệp và nhà quản lý
đưa có biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị trường
khách du lịch Nga khi du lịch tại Nha Trang.
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài bao gồm bốn chương chính đó là:
Chương 1: Giới thiệu

Chương 2 Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị



















5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Động cơ của khách du lịch và các yếu tố tác động
2.1.1 Khái niệm động cơ du lịch
Động cơ và sự hài lòng là hai khái niệm được nghiên cứu phổ biến
trong lĩnh vực du lịch, mối liên hệ giữa 02 khái niệm này được bắt nguồn từ
tác động của hành vi cá nhân trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu của Devesa
và cộng sự (2010) chỉ ra rằng động cơ là một yếu tố quyết định trong các tiêu

chí đánh giá chuyến thăm và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của du khách
khi tham quan một điểm đến.
Động cơ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hành vi của cá
nhân, vì rằng cá nhân không bao giờ hành động một cách vô cớ, mỗi hành
động đều có những nguyên nhân của nó, có những yếu tố thúc đẩy con người
hành động. Do đó, khi xem xét hành vi của bất cứ cá nhân nào, người ta đều
quan tâm đến động cơ của hành động. Động cơ là hệ thống động lực điều
khiển bên trong cá nhân thúc đẩy cá nhân hành động để đạt được những mục
đích nào đó (Hồ Lý Long, Giáo trình tâm lý khách du lịch, tái bản lần thứ
nhất. NXB Lao động - Xã hội)
Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu
cầu, mong muốn của khách du lịch. Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan
khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý
khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào và thực hiện
loại du lịch nào (Trần Thị Mai và cộng sự, Giáo trình Tổng quan du lịch).
Như vậy, động cơ du lịch đã trở thành một tiền tố ảnh hưởng đến hành
vi du lịch và xác định các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch hoặc lý
do để đi du lịch cũng như việc lựa chọn điểm đến cụ thể của du khách
(
Casta
n
˜
o, 2005; Ross & Iso-Ahola, 1991; Rubio, 2003; Wacker, 1996).


6
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch
Các nghiên cứu hàm lâm trên thế giới chia các nhân tố ảnh hưởng động cơ
du lịch thành hai khía nhóm bao gồm: nhân tố tâm lý và nhân tố thuộc về nhân
khẩu học. Theo đó, nhân tố tâm lý sẽ tác động, thôi thúc con người tìm cái mới,

tìm kiếm cảm giác mới lạ, tức thay đổi môi trường sống và lối sống quen thuộc
hàng ngày, tìm kiếm niềm vui đa dạng, tìm kiến thức, tìm cách thể hiện chính
mình. Trong khi đó, những nhân tố thuộc về nhân khẩu học bao gồm:
(1) Tuổi - đối với người trẻ tuổi, họ thường ham thích cái mới, ham
muốn tìm tòi cái mới, tìm tòi tri thức. Họ có điều kiện sức khỏe tốt, thích du
lịch, nhưng thu nhập thấp. Do vậy, chỉ có thể thực hiện các chuyến du lịch cấp
thấp như du lịch ba lô, du lịch du học…Đối với người ở độ tuổi trung niên, là
thời kỳ thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện kinh tế và thể lực tốt, thường
có địa vị xã hội khá cao, do vậy họ thường chọn các chương trình du lịch ở
cấp tương đối cao, giao thông tiện lợi, khoảng cách tương đối gần. Đối với
người già, thường có nhiều tình cảm hoài cổ, dễ sinh ra động cơ du lịch thăm
viếng hoài niệm người xưa cảnh cũ.
(2) Giới tính: sự chênh lệch về địa vị của hai phái trong xã hội và gia
đình sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành vi của động cơ du lịch. Ví dụ:
người đàn ông thường đi du lịch phần lớn vì mục đích c

ông việc
,
thương mại,
còn người phụ nữ đi du lịch phần lớn để mua sắm hoặc thể hiện địa vị của họ
trong xã hội.
(3) Trình độ học vấn: người có mức độ giáo dục cao, dễ khắc phục trở
ngại tâm lý như cảm giác xa lạ về môi trường sống, phong tục tập quán, ăn
uống và ngôn ngữ ở vùng đất mới lạ, họ dễ tìm hiểu và tiếp thu cái mới, thích
tìm tòi, thưởng thức cái đẹp. Ngược lại, người có mức độ giáo dục và trình độ
văn hóa tương đối thấp sẽ thiếu sự hiểu biết đối với sự vật bên ngoài, khả năng
thích ứng với môi trường lạ tương đối kém, dễ sinh ra cảm giác sợ sệt, ngại đi

7
du lịch. Theo thực tế, những người có trình độ học vấn cao thì nghề nghiệp

càng ổn định và thu nhập của họ cũng càng tốt, từ đó họ sẽ càng có nhiều nhu
cầu, động cơ đi du lịch hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
(4) Thu nhập: đây là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ
có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có
thời gian mà còn phải có đủ tiền để thực hiện mong muốn đó, vì khi đi du lịch
họ còn phải trả các khoản tiền như tiền tàu xe, tiền thuê phòng, tiền tham
quan, tiền tiêu dùng… Người có thu nhập trung bình thì họ chỉ thực hiện các
nhu cầu cơ bản (thiết yếu), nhưng khi họ có thu nhập cao, họ còn muốn
thưởng thức những cái mới lạ, cái đẹp, tự khẳng định mình…
(5) Tình trạng hôn nhân: những người độc thân có xu hướng đi du lịch
nhiều hơn những người đã lập gia đình vì đa số những đã người lập gia đình
phải chăm sóc con cái, chăm lo cho nhà cửa nhiều hơn, còn những người chưa
lập gia đình ít có điều gì phải vướng bận. Khi đó, những người độc thân
thường hướng đến việc tìm hiểu, khám phá, thích trải nghiệm…còn những
người đã lập gia đình thì chủ yếu là nghỉ ngơi, tham quan, du lịch mua sắm
hoặc tham gia các hoạt động giải trí cùng gia đình.
2.2 Các loại động cơ du lịch
Du khách đi du lịch với những động cơ khác nhau thì họ có những nhu
cầu và hành vi tiêu dùng khác nhau hơn nữa họ sẽ đòi hỏi những dịch vụ, cách
giao tiếp và phục vụ khác nhau. Kết quả của việc phân tích động cơ du lịch
của khách du lịch sẽ cho phép nhà quản lý kinh doanh có những biện pháp
nhằm khai thác và phục vụ tốt hơn.
Theo các nghiên cứu trên thế giới về động cơ du lịch, người ta chia
động cơ du lịch bao gồm hai nhóm đó là: động cơ đẩy và động cơ kéo. Theo
đó, động cơ đẩy là động cơ từ nội tại cá nhân du khách và họ tham gia du lịch
bởi các yếu tố nội bộ. Trong khi đó động cơ kéo là động cơ xuất phát từ lực

8
kéo từ bên ngoài (ví dụ, hình ảnh điểm đến, tài nguyên du lịch, (Uysal và
Jurowski, 1994).

2.2.1 Động cơ đẩy (mục đích chuyến đi)
2.2.1.1 Du lịch nghỉ dưỡng
Thông thường chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch là đồng nghĩa
với việc tham quan, thưởng thức những danh thắng, những địa điểm nổi
tiếng, những đất nước xa xôi hay tiếp xúc và tìm hiểu những con người có
phong tục tập quán, văn hóa khác với mình. Việc đi du lịch như vậy đã đem
lại nhiều điều thú vị và hạnh phúc, khiến cho bao người làm việc hằng ngày
cốt chỉ để dành tiền đi cho biết đó biết đây. Nhưng khi cuộc sống phát triển,
theo thời gian gần đây, khái niệm về “du lịch nghỉ dưỡng” đã có sự thay đổi
hiện đại hơn. Đó là việc kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc khám
chữa bệnh. Việc đi du lịch kết hợp với bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh có hiệu
quả cao, sở dĩ là vì những người đi du lịch sẽ có cảm giác như thoát ra khỏi
cuộc sống đời thường với bao lo toan, bận rộn, vất vả để đến với những nơi
có điều kiện khí hậu tuyệt vời, hòa mình vào những cảnh quan xung quanh,
và có điều kiện thảnh thơi để nghĩ đến chính mình.
Du lịch nghỉ dưỡng được xem là loại hình du lịch giúp cho con người
phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi,
những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Việc xây dựng và
mở ra các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, phục hồi sức khỏe, tắm suối nước
nóng, tắm bùn, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu… và áp dụng các thành tựu
của y học cổ truyền đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách cho
mục đích du lịch nghỉ dưỡng. Các trung tâm này có thể nằm trong các khu
nghỉ dưỡng, khách sạn, hoặc độc lập ở các khu suối nước nóng.
Trên thực tế, có rất nhiều tour du lịch được hình thành như tour Đà
Lạt, Tour Mai Châu, Tour Bà Nà, Tour Phan Thiết - Mũi Né,…những Tour

9
du lịch nghỉ dưỡng này ra đời nhằm mang đến một kỳ nghỉ hoàn hảo, một
không gian riêng tư, một không gian ẩm thực riêng biệt của từng vùng, một
phong cách phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp của nhà hàng, khách sạn…

Theo bình chọn của trang Du lịch của CNN (Travel.cnn.com), trong 9
khu nghỉ dưỡng đẹp nhất Biển Đông, Việt Nam có tới năm địa điểm được
bình chọn là Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đảo Phú Quý (tỉnh Bình
Thuận), đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), khu nghỉ dưỡng thuộc Vinpearl
( Nha Trang) và khu nghỉ dưỡng Whale Island (Nha Trang), bên cạnh đó,
Trung Quốc có 2, Philippines và Malaysia mỗi nước cũng chỉ có 1 (Nguồn:
Nguyễn Thủy – “VN có 5 trong 9 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất biển Đông”,
/>nhat-bien-dong-tpod.html
).
2.2.1.2 Du lịch kết hợp với công việc
Du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá,
nghỉ dưỡng mà còn để đi công việc, công tác, tìm kiếm đối tác, phát triển thị
trường. Đây là lý do loại hình du lịch MICE, du lịch kết hợp với công việc -
viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Meetings (hội họp), Incentives (khen thưởng),
Conventions/ Conferences (hội thảo/hội nghị), Events (sự kiện) ra đời. Đây
là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của
loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm.
Như chúng ta biết, MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó
phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người
làm du lịch. MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản
phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.
Hiện nay, du lịch MICE hay du lịch công vụ đang là xu thế phát triển của
nhiều ngành du lịch, được các quốc gia xác định là mục tiêu phát triển cho
toàn ngành du lịch, bởi giá trị của loại hình du lịch này đóng góp cho ngành

10
du lịch, cũng như toàn ngành kinh tế là rất lớn.
(Nguồn: Minh Quang, Việt Báo, “Phát triển du lịch MICE – Vì sao
không?”, />khong/20222364/87/)
Phần lớn khách hàng tham gia du lịch MICE là doanh nhân, thậm chí

là doanh nhân cao cấp nên họ rất khó tính, yêu cầu chất lượng cao. Ngoài ra
có thể là các nhà khoa học, các công chức nhà nước, các tổ chức xã hội…
cũng yêu cầu rất cao. Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị
trí trong các tổ chức, nhà nước được cử đi hay mời đến tham dự.
Việc khai thác du lịch MICE hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không
chỉ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận
và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực thông qua các sự kiện hội
họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.
Ở Việt Nam, du lịch MICE đang có những bước phát triển mạnh mẽ vì
được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện và là một thị trường đầu tư
hấp dẫn. Một số thành phố ở nước ta thu hút đông du khách MICE như:
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang…Một số sự kiện lớn như:
SEAGames, Festival Biển, Hội nghị cấp cao Á-Âu, Hội nghị các nhà lãnh
đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị
cấp cao LHQ về môi trường, Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC,… là những
sự kiện mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch cũng như các ngành
kinh tế khác, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị,…đều có
thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng hay một quốc gia, thu hút nhiều
khách trong nước và quốc tế đến tham dự.

11
2.2.1.3 Du lịch kết hợp với thăm người thân
Hiện nay, du lịch kết hợp với thăm bạn bè, người thân sống ở những
thành phố gần với những điểm du lịch là một trong những hình thức phổ biến
của du khách khi đi du lịch nhất. Qua loại hình kết hợp này, du khách có thể
vừa được đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan…mà còn có thể gặp lại bạn bè,
người thân sau bao thời gian chưa gặp. Những chuyến đến thăm hỏi, vui chơi
cùng những người sống ở các thành phố gần những điểm đến thăm, người sở
hữu một căn nhà hay có gia đình và chỗ ở của bạn bè của họ để tham dự các
lễ hội địa phương, hoặc chỉ để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng.

Bên cạnh đó, có nhiều gia đình có người thân, người yêu, bạn bè, anh,
chị, em, họ hàng, cô dì, chú, bác, bố mẹ, con… ở đất nước khác, muốn thỏa
mãn cùng lúc 2 nhu cầu “vừa thăm thân nhân, vừa du lịch”, nhưng khi lần đầu
đặt chân đến một đất nước khác, lạ nước, lạ người, họ thường kỳ vọng sẽ
được người nhà dẫn đi tham quan, tìm hiểu khắp nơi. Nhưng phần lớn mọi gia
đình ở đây đều tất bật với chuyện mưu sinh hằng ngày, họ nghỉ ngơi vào các
dịp nhất định trong năm, còn những người lớn tuổi hoặc về hưu thì lại ngại đi
chơi xa vì lái xe rất nguy hiểm. Vì vậy, khi du khách đến vào những thời điểm
không phải là thời gian nghỉ ngơi của người dân ở đây thì họ chủ yếu sẽ chỉ ở
nhà hoặc tự mình đi như “cưỡi ngựa xem hoa”. Do đó, khi hiểu được tâm lý
của du khách, để đáp ứng mọi nhu cầu, đã có rất nhiều chương trình được
thiết kế đặc biệt riêng cho nhóm khách này được hình thành, đó là tour du
lịch, và du khách nên chọn đi theo theo hình thức này để dễ dàng, thuận tiện
cho mọi hoạt động tại những nơi xa lạ này. Ngoài việc sắp xếp, tư vấn lộ trình
sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất, tour du lịch còn hướng dẫn khách khai hồ
sơ xin visa rõ ràng, chi tiết. Khi đi theo đường tour, du khách sẽ ghé thăm
nhiều điểm du lịch để tham quan, tìm hiểu và khi kết thúc chương trình tour,
du khách có thể tách ra và ở lại thăm thân nhân cho đến hết hạn visa.

12
2.2.1.4 Du lịch kết hợp với chữa bệnh
Việc kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp du lịch nghỉ dưỡng
và chữa bệnh đã được thực hiện qua các thời kỳ từ Hy Lạp, La Mã cổ đại, các
triều đại phong kiến Trung Hoa và cho đến Việt Nam mà đối tượng phục vụ
là các tầng lớp quý tộc, quan lại trong xã hội cũ. Do đó, việc cho ra đời loại
hình du lịch chữa bệnh cũng là học từ người xưa. Và cho đến nay, trong bối
cảnh toàn cầu hóa cùng với việc tăng tuổi thọ và mức sống, bên cạnh nhu cầu
du lịch vui chơi giải trí, mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khỏe, chữa
bệnh trở thành nhu cầu thiết yếu của đại đa số nhiều người.
Vì loại hình du lịch này đáp ứng cả hai mục đích cùng một lúc: chữa

bệnh và du lịch nên được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là du khách
phương Tây. Bên cạnh đó, những quốc gia nhanh chóng khẳng định tên tuổi
với loại hình du lịch chữa bệnh này là Ấn Độ, Singapore và Thái Lan. Hiện
nay, các quốc gia này cũng đang rất tích cực đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc
tiến các sản phẩm du lịch chữa bệnh của mình, đồng thời đưa ra những
chiến lược nhằm hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu
về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Theo công ty Tư vấn Frost & Sullivan,
giá trị của thị trường du lịch chữa bệnh toàn cầu đạt xấp xỉ 78,5 tỉ USD vào
năm 2010 và dự kiến ở Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 4,4 tỉ USD vào cuối năm
2012. Và theo báo cáo của Deloitte, từ năm 2005, Thái Lan đã đón 1,28 triệu
lượt khách quốc tế đến chữa bệnh, thu được hơn 1 tỉ USD. Số lượng bệnh
nhân nước ngoài đến Malaysia vào năm 2006 là 300.000 người, đem lại cho
nước này khoảng 59 triệu USD, và Singapore cũng thu hút được 410.000 du
khách đến chữa bệnh. Trong năm 2007, 3 nước này đã đón 2 triệu lượt khách
du lịch quốc tế đến chữa bệnh, thu được tổng cộng 3 tỉ USD.
Nhưng ở tại Việt Nam, loại hình du lịch chữa bệnh còn khá mới, hệ
thống cơ sở y tế của Việt Nam chưa hiện đại và tiên tiến so với mặt bằng

13
chung khu vực nhưng hoàn toàn có thể khai thác nền y học dân tộc, cổ truyền.
Theo nhận định chung của các hãng lữ hành cũng như chuyên gia trong ngành
du lịch, Việt Nam có một nền y học cổ truyền phong phú. Trong đó, liệu pháp
chữa bệnh không dùng thuốc (châm cứu, khí công) đang dần được du khách
quốc tế biết đến và quan tâm. Đến nay, Việt Nam đã có các trung tâm châm
cứu lớn như Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền
Trung ương (đều ở Hà Nội), Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM. Bên cạnh
đó, ngành du lịch - chữa bệnh Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi với
nhiều suối khoáng nóng, như suối khoáng nóng Tháp Bà - Nha Trang, I -
Resort… Ở đây có những loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng như
ngâm bùn khoáng nóng, hồ bơi khoáng ấm, tạo thành một quần thể du lịch

kết hợp nghỉ ngơi thư giãn, phục hồi sức khỏe, nhưng điểm đến này chưa
được định vị du lịch kết hợp chữa bệnh, mà chỉ là một phần giải trí trong một
chương trình du lịch.
Ngoài những ưu đãi đó, đã có một số nhà đầu tư bước chân vào thị
trường này, bệnh viện đa khoa Pháp - Việt, bệnh viện chuyên khoa tim Tâm
Đức (TP.HCM), hay mới đây nhất là bệnh viện Vinmec của Tập đoàn
Vingroup (Hà Nội) Các mô hình đầu tư này với cơ sở hạ tầng hiện đại, đội
ngũ y bác sỹ giỏi, có các chuyên gia nước ngoài cùng phối hợp chữa bệnh, đủ
khả năng phẫu thuật các ca khó như ghép tim, thận, nhưng để thu hút được
lượng khách trong nước cũng như quốc tế giống như các nước, Việt Nam vẫn
chưa thể làm được. Tại sao lại như vậy? Đó là do, Việt Nam vẫn chưa có một
chủ trương, chính sách nào về việc phát triển du lịch chữa bệnh, chưa thể định
vị được hình ảnh của mình trên thị trường du lịch chữa bệnh thế giới và chính
sự yếu kém trong khâu quảng bá thông tin và hình ảnh đã khiến cho du lịch
chữa bệnh nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung vẫn chưa đuổi kịp
các nước trong khu vực. Trong khi đó, Thái Lan đã nổi tiếng khắp thế giới

14
như là trung tâm chuyên về thẩm mỹ và chuyển đổi giới tính, còn Singapore hay
Malaysia được biết đến nhờ các phương pháp chữa bệnh hiện đại về tim mạch,
thần kinh hoặc điều trị bằng tế bào gốc. Cuối cùng là sự thiếu tin tưởng của bệnh
nhân đối với khả năng y học nước nhà cũng như chất lượng các dịch vụ đi kèm
chưa tốt đã hạn chế sự phát triển của thị trường du lịch chữa bệnh tại Việt Nam.
Theo thực tế, nhiều bệnh nhân trong nước vẫn ra nước ngoài để trị bệnh, hằng
năm có khoảng 40.000 người Việt ra nước ngoài để chữa bệnh, tốn xấp xỉ 1 tỉ
USD/năm, cho dù nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bệnh viện Việt Nam thực
hiện thành công (theo số liệu của Bộ Y tế) (Nguồn: Hà Nguyễn, “Cơ hội của du
lịch chữa bệnh”,
/>chua-benh
).

2.2.1.5 Một số động cơ du lịch khác
Ngoài những động cơ kéo trong du lịch được đề cập ở trên, còn có một
số động cơ khác cũng thường được du khách biết đến như: du lịch kết hợp với
hoạt động từ thiện, du lịch teambuilding.
- Du lịch kết hợp với hoạt động từ thiện
Khi những mùa đông giá lạnh, nhiều gia đình có hoàn cảnh đói nghèo,
chống chịu sự khắc nghiệt bằng những manh áo rách, chỉ có mỗi cái áo mỏng
để mặc, những đôi chân trần không dép, những bữa cơm bằng bột ngô, có khi
thì cơm trộn,…, ở nơi đây thường xuyên phải sống chung với cái đói, cái rét
cắt da thịt, phải thức dậy từ sớm tinh mơ để đi làm và đến trường, nhiều học
sinh đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Khi thấy những hình ảnh đó nhiều
người không thể cầm lòng được, vì vậy trong những năm gần đây, mô hình du
lịch kết hợp từ thiện được nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân áp dụng nhiều. Mục
tiêu chính của chương trình nhằm tạo điều kiện cho du khách kết hợp tham
quan những thắng cảnh tự nhiên ở các tỉnh, đồng thời dành thời gian để trải
nghiệm cuộc sống, đóng góp một phần nhỏ vật chất và tinh thần, mang lại

15
niềm hạnh phúc, niềm động viên lớn lao đến những vùng còn khó khăn. Với ý
nghĩa nhân văn, tour du lịch "đặc biệt" này phát triển vừa thể hiện văn hóa
kinh doanh của doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
địa phương.
Phần đông du khách đăng kí những tour này là nhóm đối tượng có thu
nhập tương đối ổn định thích làm những việc có ích cho cộng đồng. Hiện một
số tour dạng này đã và đang thu hút đông du khách có thể kể ra như: tổ chức
cho khách thăm và giao lưu, tặng quà, phụ giáo viên chăm sóc, vui chơi với
các em ở trường mồ côi khuyết tật, thăm các ngôi trường nghèo, các hộ gia
đình vùng sâu vùng xa, kèm với các hoạt động tặng sách giáo khoa, lương
thực, và tặng áo quần, sửa nhà cho họ… Bên cạnh đó, là một số tour kết hợp
với tình nguyện viên nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như: dọn rác ở

những vùng sinh thái bị ô nhiễm, trồng thêm cây ở khu vực rừng ngập mặn
chống xói mòn…
Không chỉ thu hút nhóm đối tượng đã có công ăn việc làm với mức thu
nhập ổn định, hiện tại mô hình này còn thu hút các bạn học sinh, sinh viên
trong nước, cũng như quốc tế từ thị trường Úc, Mỹ, Nhật Bản,
Singapore…với số lượng tham dự mỗi đoàn từ 20 đến 300 người. Nếu đẩy
mạnh công tác quảng bá, tiếp thị, truyền thông, tổ chức tour tốt sẽ tạo được uy
tín rất lớn với khách nước ngoài, thu hút nhóm đối tượng này đến nước ta
nhiều hơn, bởi từ lâu, các đối tượng khách châu Âu, châu Mỹ thường thích
loại hình du lịch vì cộng đồng.
Bên cạnh đó, du lịch kết hợp với các hoạt động từ thiện đang được
nhiều hãng lữ hành uy tín như Vietravel tour, Vietran Tour, HanoiRedtours,
Saigon tourist…thiết kế và đưa vào khai thác với nhiều hình thức phong phú.
Dù chưa thực sự phát triển ở nước ta nhưng hình thức du lịch mang đậm tính
nhân văn này đã bước đầu nhận được sự quan tâm của cộng đồng như

16
Chương trình tham quan kết hợp từ thiện cho đồng bào vùng cao mang tên
“Áo ấm cho em” của Vietravel, Viện mắt Trung ương và một số đơn vị hảo
tâm thực hiện tại Hà Giang, Trao áo ấm mới cho trẻ em xã Nậm Xây huyện
Văn Bàn (Lào Cai) của nhóm phượt du lịch “Nguyen Art Gallery” quy tụ
nhiều người yêu nghệ thuật đang vận động chương trình “Vì một mùa đông
ấm áp”, hay anh Lại Văn Quân, thành viên nhóm “CLB Hạnh phúc” vừa thực
hiện chương trình mang áo ấm "Nậm Xây yêu thương" đã cùng bạn bè và
thầy thuốc các bệnh viện tổ chức phát động và quyên góp để thăm khám, chữa
bệnh, phát thuốc, tặng quà cho 100 cụ già và 100 em nhỏ có hoàn cảnh khó
khăn của xã Nậm Xây, huyện Văn Bản, tỉnh Lào Cai…trong khoảng thời gian
chuẩn bị cho chuyến đi, nhờ sự ủng hộ của rất nhiều tấm lòng hảo tâm đóng
góp tiền và hiện vật nên chương trình được thực hiện tốt hơn.
Do đó, trong tương lai, nếu loại hình du lịch này phát triển tốt thì không

chỉ góp phần tăng nguồn thu cho ngành du lịch mà còn đóng góp một phần
công sức cho cộng đồng, hướng đến nhiều ý nghĩa thiết thực như góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên
nhiên…Tour du lịch từ thiện này vừa tham quan vừa giúp đỡ cộng đồng, có ý
nghĩa rất nhiều so với những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch thông thường.
Bởi sau mỗi hành trình, du khách không chỉ được khám phá vẻ đẹp của thiên
nhiên mà còn tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự của cuộc sống (Nguồn:
Trường Giang, Xuân Minh, “Du lịch kết hợp làm từ thiện hướng về cộng
đồng”,
/>20121128170923776.htm
).
- Du lịch Teambuilding
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động tham quan du lịch
không chỉ là những chuyến đi nghỉ ngơi, giải trí,… mà còn là những chuyến
đi học tập kinh nghiệm, đặc biệt là việc xây dựng ý thức tập thể, tinh thần

17
đoàn kết, gắn bó, vững mạnh hơn, mọi người có cơ hội để hiểu và gắn bó với
nhau hơn. Do đó, nhằm hướng đến mục tiêu kết hợp giữa tham quan và tạo
dựng tinh thần đồng đội, đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc, trong chiến
lược đào tạo và phát triển nhân sự của các doanh nghiệp, “khả năng làm việc
đội nhóm” đã trở thành tiêu chí hàng đầu để đánh giá mỗi cá nhân, tập thể. Có
nhiều cách để nâng cao sức mạnh tập thể, tuy nhiên lựa chọn được nhiều
doanh nghiệp hướng đến nhất hiện nay là du lịch kết hợp team-building.
Đây là một dạng đào tạo “ngoài công việc” (học mà chơi, chơi mà học)
thường kết hợp giữa hoạt động dã ngoại và đào tạo bằng các trò chơi mang
tính tập thể cao, để qua đó mỗi cá nhân tại nhiều phòng ban, chi nhánh có dịp
giao lưu, cởi mở, tìm hiểu và gắn bó nhau hơn. Vì vậy, trước khi một chương
trình teambuilding diễn ra, luôn phải trả lời được những câu hỏi sau: khách
hàng của chương trình này là ai? Họ như thế nào? Họ muốn gì qua chương

trình này? Vì chương trình Teambuilding không giống như các chương trình,
các trò chơi tập thể thông thường, mà là một chuỗi những hoạt động được lên
kế hoạch cho phù hợp (về giới tính, độ tuổi, công việc, trình độ văn hóa…) và
đặc biệt quan trọng hơn cả là yêu cầu của khách hàng đòi hỏi phải đạt được
thông qua những hoạt động đã được trải nghiệm.
Trước làn sóng du lịch nhóm, hiện nay, các công ty du lịch phát triển
mạnh tour này phải kể đến như Vietravel, Saigontourist, Vitour, TST
TOURIST Năm 2011, Saigontourist phục vụ hơn 200.000 du khách quốc tế
(tăng hơn 60% so với năm 2010) với các chương trình du lịch thuần túy và du
lịch kết hợp hội nghị, teambuilding. 4 năm qua khách tham gia tour MICE kết
hợp teambuilding tại Vietravel tăng 30 - 40%, và TST TOURIST hàng năm
cũng tăng khá cao từ 30 - 35%
Tuy chương trình đang trên đà phát triển, nhưng khó khăn hiện nay đối
với việc tổ chức tour teambulding là đầu tư sáng tạo hệ thống sản phẩm phù

18
hợp với từng nhu cầu cho từng doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh khác
nhau, văn hóa khác nhau. Bên cạnh đó, việc tổ chức cần phải được giám sát
chặt chẽ từ ý tưởng, triển khai và thực hiện. Thành công của sự kiện không
những tạo được uy tín cho doanh nghiệp lữ hành mà còn cho cả công ty, tập
đoàn tổ chức sự kiện.
2.2.2 Động cơ kéo (sức hấp dẫn điểm đến)
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có
thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình (Dương Hồng
Hạnh,
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với
các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con
người và xã hội. Theo “Luật Du lịch” Việt Nam, tài nguyên du lịch được hiểu

là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch có một số vai trò cơ bản như sau: (1) Tài nguyên du
lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản
phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch; (2) Tài nguyên du lịch là cơ sở để
phát triển các loại hình du lịch; (3) Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu
thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch; (4) Tài nguyên du lịch còn ảnh
hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du
lịch của khách du lịch.

×