Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phân tích hiệu quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê INTIMEX Nha Trang khi tham gia thị trường cà phê tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.94 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
o0o




NGÔ THỊ THU HƯỜNG




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG
KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG LAI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI






GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH








Nha Trang, tháng 07 năm 2013
LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã
được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiều từ thầy cô, sự ủng hộ của gia đình và sự nhiệt
tình của cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex
Nha Trang. Với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới:
Cô TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, người đã tận tình và nhiệt thành hướng dẫn em
trong thời gian qua để em có thể hoàn thành bài khóa luận.
Toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê
Intimex Nha Trang, đặc biệt là các anh chị trong Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
đã giúp đỡ, tư vấn và hỗ trợ các thông tin để hoàn thành tốt bài khóa luận.
Các thầy cô Khoa Kinh tế đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho em
những kiến thức nền quý báu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình đã động viên, chăm
lo cho em học hành đến ngày hôm nay.
Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, cũng như bước đầu vào thực tế chưa
có kinh nghiệm, bài khóa luận này không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất
mong được sự góp ý và sửa chữa của quý thầy cô, Giám đốc, các cô chú, anh chị
trong Công ty để em có thể hoàn thiện bài khóa luận này hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện:


Ngô Thị Thu Hường
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP
ĐỒNG TƯƠNG LAI 3
1.1 THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI 3
1.1.1 Lịch sử thị trường tương lai. 3
1.1.2 Khái niệm thị trường tương lai 6
1.1.3 Chức năng, vai trò thị trường tương lai 6
1.1.4 Hình thức giao dịch. 8
1.1.5 Tình hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thế giới 9
1.1.6 Các loại lệnh để giao dịch trên thị trường tương lai 11
1.1.7 Các chủ thể trên thị trường tương lai 13
1.1.8 Cơ chế vận hành của thị trường tương lai. 14
1.1.9 Giới thiệu về hai thị trường cà phê tương lai chính trên thế giới 15
1.2 HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI. 16
1.2.1 Khái niệm. 16
1.2.2 Đặc điểm 17
1.2.3 Giới thiệu hợp đồng tương lai theo tiêu chuẩn của thị trường London 20
1.3 CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI 20
1.3.1 Hợp đồng chốt giá sau 20
1.3.2 Kinh doanh chốt giá bảo vệ. 21
1.3.2.1 Bảo hộ rủi ro ở vị thế bán (Short Position) 22
1.3.2.2 Bảo hộ rủi ro ở vị thế mua (Long Position) 27
1.4 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG LAI TẠI VIỆT NAM
30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK CÀ PHÊ
INTIMEX NHA TRANG KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG
LAI 30
ii
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CÀ
PHÊ INTIMEX NHA TRANG 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà
phê Intimex Nha Trang 33
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Intimex Nha Trang JSC 34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 35
2.1.4 Phương hướng hoạt động SXKD của công ty trong thời gian tới 39
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XNK CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG TRONG THỜI GIAN
QUA 40
2.2.1 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu. 40
2.2.2 Nguồn nhân lực. 41
2.2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty. 41
2.2.2.2 Tình hình thu nhập của người lao động tại công ty. 44
2.2.3 Tài sản và nguồn vốn. 46
2.2.4 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 49
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh. 52
2.2.6 Khách hàng. 53
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ INTIMEX NHA
TRANG 53
2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 53
2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 56
2.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG
CÀ PHÊ TƯƠNG LAI. 57

2.4.1 Khái quát về thị trường tương lai của công ty. 57
2.4.2 Tham gia gián tiếp thông qua hợp đồng chốt giá sau. 57
2.4.2.1 Hợp đồng mua hàng giữa Intimex Nha Trang và Bero Coffee Singapore
PTE, Ltd. 58
iii
2.4.2.2 Phân tích việc chốt giá giữa Intimex Nha Trang JSC và Bero Coffee
Singapore Pte Ltd. 61
2.4.2.3 Ưu, nhược điểm của hợp đồng chốt giá sau. 63
2.4.3 Phân tích sự tham gia trực tiếp trên thị trường tương lai – kinh doanh chốt
giá bảo vệ. 64
2.4.3.1 Quy trình tham gia của Intimex Nha Trang JSC vào thị trường tương
lai. 64
2.4.3.2 Thực tế kinh doanh chốt giá bảo vệ tại Intimex Nha Trang JSC. 67
2.4.3.3 Ưu, nhược điểm của hình thức kinh doanh chốt giá bảo vệ. 77
2.5 ĐÁNH GIÁ VIỆC THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG
LAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ INTIMEX
NHA TRANG 79
2.5.1 Các rủi ro liên quan khi thực hiện giao dịch trên thị trường tương lai 79
2.5.2 Hạn chế của doanh nghiệp khi tham gia thị trường cà phê tương lai 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA
INTIMEX NHA TRANG THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG
LAI 80
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI 81
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA INTIMEX
NHA TRANG THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG LAI 82
3.2.1 Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh trên
thị trường tương lai. 82
3.2.2 Thiết lập, xây dựng hệ thống thông tin đa chiều, cập nhật liên tục. 83
3.2.3 Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp. 84

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 85
KẾT LUẬN 87
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải Nghĩa
ARABICA Cà phê Arabica
ROBUSTA

Cà phê Robusta
BAG
Đơn vị giao dịch của một túi cà phê
nhân (60 kg)
CBOT Chicago Board of Trade Sàn giao dịch Chicago
FCMs Futures Commission Merchants Các công ty môi giới
LIFFE
London International Financhial
and Futures Exchange
Sàn giao dịch London
LOT
Đơn vị giao dịch của hợp đồng tương
lai trên sàn Liffe (1 lot = 10 tấn)
ICO
International Coffe
Organization
Tổ chức cà phê thế giới
NYBOT NewYork Board of Trade Sàn giao dịch NewYork




v

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG:
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty 42
Bảng 2.2: Tình hình thu nhập của người lao động giai đoạn 2010-2012 44
Bảng 2.3: Kết cấu tài sản và nguồn vốn của INTIMEX Nha trang JSC qua các năm
46
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân 50
Bảng 2.5: Cơ cấu sản phẩm cà phê Robusta xuất khẩu 52
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của INTIMEX Nha Trang JSC
qua các năm 54
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của INTIMEX Nha
Trang JSC qua các năm 2010-2012 56
Bảng 2.8: Xác định hiệu quả thuần của hai giao dịch giao sau và giao ngay 78

DANH MỤC HÌNH:
Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế bán giao sau 23
Hình 1.2: Lãi vị thế bán giao sau bù trừ cho khoản lỗ giao ngay – Giá giao ngay
giảm 20USD 25
Hình 1.3: Khoản lãi giao ngay bù trừ cho lỗ vị thế bán giao sau – Giá giao ngay
tăng 20USD 26
Hình 1.4: Đường biểu diễn của vị thế mua giao sau 27
Hình 1.5: Lãi vị thế mua giao sau bù trừ cho khoản lỗ giao ngay – Giá giao ngay
tăng 40USD 28
Hình 1.6: Khoản lãi giao ngay bù trừ cho lỗ vị thế mua giao sau – Giá giao ngay
giảm 40USD 29





vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Cơ chế vận hành của thị trường tương lai 14
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Intimex Nha Trang JSC 35

DANH MỤC BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2011, 2012 43
Biểu đồ 2.2: Doanh thu theo sản phẩm qua hai năm 2011, 2012 49
Biểu đồ 2.3: Những thị trường xuất khẩu cà phê chính giai đoạn 2010-2012 51


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, cà phê là một trong những mặt hàng phổ biến nhất thế giới. Từ
Châu Âu cho tới Châu Á, cà phê với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau có thể
được tìm thấy ở khắp các siêu thị, cửa hàng. Thế nhưng, cà phê cũng là mặt hàng có
giá biến động nhanh và mạnh nhất trong một thập kỷ trở lại đây. Chưa kể, ở nước
ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định. Đó chính là sự nhạy cảm và
khó đoán biết của thị trường cà phê.
Với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành cà phê, việc đầu tiên cần
quan tâm là kiểm soát giá cà phê đầu vào. Tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà
phê Intimex Nha Trang, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao (hơn 98% doanh
thu). Trong khi đó, cà phê là nguyên liệu cơ bản hình thành giá vốn. Nếu công ty
thực hiện mua hợp đồng cà phê tương lai sẽ đảm bảo an toàn mức giá mua cà phê

phục vụ xuất khẩu của doanh nghiệp, trong mọi trường hợp luôn đạt trạng thái có
lợi nhuận so với mức giá bán đã ký kết với đối tác. Như vậy, khả năng chủ động
nguồn cà phê đầu vào cho phép công ty kiểm soát giá bán và giải quyết tốt các đơn
hàng quy mô lớn.
Tuy còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng hợp đồng tương lai đã được sử dụng trên
thế giới từ những năm thập niên 80 của thế kỷ XIX, được xem là một công cụ
phòng ngừa rủi ro biến động về giá và là công cụ tài chính hữu hiệu (phương thức
chốt giá bảo vệ làm giảm thiểu rủi ro biến động giá cà phê).
Tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang, số lượng cà
phê xuất khẩu hàng năm rất lớn, trong khi thị trường cà phê lại có nhiều biến động
nên sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết. Công ty cũng đã tham gia
vào thị trường cà phê tương lai từ năm 2009, nhưng chủ yếu kinh doanh với hình
thức hợp đồng chốt giá sau còn đối với hình thức chốt giá bảo vệ công ty chỉ tham
gia trong một thời gian ngắn trong năm 2010. Do đó, tìm hiểu thị trường tương lai
và hợp đồng tương lai để sử dụng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê
2

Intimex Nha Trang có ý nghĩa thiết thực mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển
bền vững của Intimex Nha Trang. Đó chính là lý do hình thành nên đề tài:
“Phân tích hiệu quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha
Trang khi tham gia thị trường cà phê tương lai”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về thị trường tương lai và hợp đồng tương lai.
- Đánh giá sự cần thiết, khả năng sử dụng hợp đồng tương lai và các bước
triển khai tại công ty XNK cà phê Intimex Nha Trang. Từ đó phát hiện ra
những hạn chế mà công ty gặp phải khi tham gia thị trường cà phê tương lai.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu công cụ và chiến lược phòng ngừa rủi ro
biến động giá. Từ đó, xem xét khả năng Intimex Nha Trang sử dụng hợp đồng

tương lai trên sàn giao dịch LIFFE (London International Finance Futures
Exchange). Đơn vị tư vấn môi giới là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam –
Techcombank.
Phạm vi nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các hợp đồng chốt giá sau, hợp đồng chốt giá bảo vệ mà công ty đã áp
dụng trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012 và những số liệu của công ty trong
giai đoạn 2009-2012 để phân tích hiệu quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà
phê Intimex Nha Trang khi tham gia thị trường cà phê tương lai LIFFE.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về thị trường tương lai và hợp đồng tương lai.
- Chương 2: Thực trạng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex
Nha Trang khi tham gia thị trường cà phê tương lai.
- Chương 3: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của Intimex Nha
Trang tham gia vào thị trường cà phê tương lai.





CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI
VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
3

1.1 THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI
1.1.1 Lịch sử thị trường tương lai
Hiện có khá nhiều tranh luận về việc ra đời của Thị trường tương lai

(Futures Exchange) – TTTL. Tuy nhiên rất nhiều người đồng ý với bằng chứng
cho rằng thị trường tương lai bắt nguồn vào khoảng thế kỷ thứ 17 trên thị trường
gạo của Nhật Bản. [5]
Khi nói đến thị trường hợp đồng tương lai, điều trước tiên bạn cần tìm hiểu
chính là sàn giao dịch CME GROUP – là sàn giao dịch lâu đời nhất trên thế giới.
CME GROUP là sàn giao dịch cung cấp một thị trường trung tâm cho người mua và
người bán, là thị trường mà các nguồn cung và cầu từ khắp nơi trên thế giới gặp
nhau để hình thành nên giá. CME GROUP là kết hợp lịch sử của hai thị trường đột
phá đối với hoạt động kinh doanh hợp đồng tương lai và quyền chọn, đó là Chicago
Board of Trade và Chicago Mercantile Exchange.
Được thành lập từ năm 1848, Chicago Board of Trade (CBOT) là thị trường
đầu tiên bán hợp đồng kỳ hạn. 3000 giạ ngô được giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn
vào năm 1851 đã châm ngòi cho sự phát triển của việc hợp đồng tương lai được tiêu
chuẩn hóa vào năm 1865 bởi CBOT. CBOT vào năm đó cũng đã bắt đầu yêu cầu
người mua và người bán trong các thị trường ngũ cốc thực hiện bảo lãnh thực hiện
hợp đồng hoặc trả các khoản “ký quỹ”, động thái này đã dẫn đến sự khái niệm hóa
và phát triển phòng thanh toán bù trừ hợp đồng tương lai vào năm 1925. [2]
Vào thập niên 40 thế kỷ XIX, Chicago đã trở thành một trung tâm thương mại
lớn của Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian đó, máy gặt McCormick đã được phát minh,
giúp cho năng suất sản xuất lúa mì tại Mỹ tăng lên rất nhanh chóng. Do đó, những
người nông dân trồng lúa mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để bán sản phẩm
của họ. Nông dân Mỹ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất, dự trữ hay
bán hàng bởi các yếu tố như thời tiết, vận chuyển,… ảnh hưởng đến cung và cầu.
Trong trường hợp giá cả tăng lên, nông dân luôn sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất,
nhưng trong trường hợp giá cả giảm sút sẽ xảy ra hiện tượng bán tống bán tháo
hàng loạt.
4

Năm 1848, 82 thương gia đã đến Chicago và đã cùng thành lập nên Trung tâm
giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT). Ở đó, người nông dân và các

thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số
lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ
dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng –
trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu
hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên cùng thỏa thuận mua bán với
nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương
lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của
mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với
nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ
mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không
dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi
ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản
vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước
ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ có thể bán
lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng thì họ có thể
chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp đồng lên xuống
dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì người bán lại
hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi nên giá hợp
đồng sẽ tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người bán hợp đồng
sẽ mất giá vì người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự do. Cứ như thế,
các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc
mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các Hợp đồng tương lai lúa
mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người
ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những
người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao
ngay (Spot/Forward), trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc tham gia vào Hợp đồng
tương lai. [5]
5

Ban đầu, các sản phẩm của CBOT tập trung vào các loại ngũ cốc chính bao

gồm ngô, lúa mì, yến mạch và cuối cùng, tung ra hợp đồng tương lai đậu nành vào
năm 1936, bã và dầu đậu nành vào những năm 1950. Nhưng phạm vi sản phẩm của
CBOT đã mở rộng vào năm 1969 khi họ đưa ra sản phẩm phi nông nghiệp đầu tiên:
hợp đồng tương lai bạc. CBOT tiếp tục có bước đột phá trong lĩnh vực hợp đồng
tương lai vào năm 1975, khi họ tung ra hợp đồng tương lai lãi suất đầu tiên, cung
cấp một hợp đồng dựa trên Hiệp Hội Thế Chấp Chính phủ.
Lịch sử phát triển của TTTL không dừng lại ở đó. Một thời gian sau, một sàn
giao dịch khác được hình thành và phát triển thành một đối thủ đáng gờm cho
CBOT – Chicago Mercantile Exchange. Nguyên gọi là Chicago Butter and Egg
Board khi mở cửa vào năm 1898, và lấy tên Chicago Mercantile Exchange (CME)
vào năm 1919. Để đối chọi lại đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ, CME đã bắt đầu với
các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến. Vào cùng năm lấy tên chính thức, CME đã cho ra
đời trung tâm thanh toán bù trừ CME nhằm bảo đảm tất cả các giao dịch được thực
hiện trên sàn CME. Vào năm 1961, CME đưa ra các hợp đồng tương lai đầu tiên về
mặt hàng thịt đông lạnh lưu trữ, bao gồm thịt heo đông lạnh.
Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) –
là thị trường đầu tiên trên thế giới giao dịch về tiền tệ. Trong những năm 1980,
CME không chỉ đưa ra hợp đồng tương lai thanh toán đầu tiên với hợp đồng tương
lai đô la Châu Âu, mà còn tung ra các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán đầu
tiên, chỉ số S&P 500 – chỉ số đang tiếp tục là điểm chuẩn cho các thị trường chứng
khoán ngày nay.
Có hai cải tiến rất quan trọng cho ngành công nghiệp hợp đồng tương lai trong
suốt những năm 1989 và 1990 – đó là quyền chọn hàng hóa và giao dịch điện tử. Sự
khái niệm hóa và khởi đầu giao dịch điện tử của CME đã diễn ra cùng với sự phát
triển của nền tảng giao dịch điện tử Globex CME. Giao dịch điện tử đầu tiên trên
CME Globex vào năm 1992 đã đánh dấu quá trình chuyển đổi vẫn đang diễn ra từ
sàn giao dịch dựa trên giao dịch điện tử. Sau đó, vào năm 2002, CME đã trở thành
sàn giao dịch công khai đầu tiên, cổ phiếu của CME được niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán New York. CBOT cũng đã niêm yết vào năm 2005. Mặc dù cả
6


hai công ty đều đã có ý tưởng hợp nhất trong những năm trước đó nhưng mãi đến
năm 2007 mới là năm đánh dấu cho một sáp nhập hoành tráng giữa hai cường quốc
phái sinh. Hai công ty đã hợp nhất dưới tên CME Group vào ngày 9 tháng 7.
Hiện nay, CME Group là sàn giao dịch phái sinh đa dạng nhất và hàng đầu
trên thế giới, cung cấp các hợp đồng tương lai và quyền chọn với một phạm vi rộng
nhất các sản phẩm chuẩn mực có sẵn trên bất kỳ sàn giao dịch nào. Trong năm
2010, khối lượng giao dịch đạt hơn 3 tỷ hợp đồng, trị giá 9,9 nghìn tỷ USD, với
83% các giao dịch được thực hiện bằng điện tử. [8]
TTTL hiện nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung
tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến
từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả
khu vực và toàn thế giới. [5]
1.1.2 Khái niệm thị trường tương lai [3]
- Futures Exchanges: Là sàn giao dịch cho các giao dịch tương lai cả về hàng
hóa là công cụ tài chính lẫn hàng hóa thông thường.
Là thị trường hàng hóa nơi mà các hợp đồng tương lai về các công cụ tài chính
hoặc hàng hóa thông thường (bột mỳ, đậu tương, cà phê…) được mua và bán. Các
thông tin về chỉ số cổ phiếu, trái phiếu và hợp đồng quyền chọn cũng được giao
dịch và niêm yết trên thị trường này.
- Futures market: Chỉ là nơi giao dịch hợp đồng tương lai về hàng hóa thông
thường.
Là thị trường giao dịch hàng hoá nơi mà các hợp đồng tương lai với mục đích
cung cấp ngũ cốc, thực phẩm, và các kim loại quý hiếm được mua và bán. Hoạt
động đầu cơ trên thị trường tương lai nhằm bảo vệ các bên tham gia giao dịch trong
điều kiện bất lợi hoặc biến động về giá.
1.1.3 Chức năng, vai trò thị trường tương lai
a. Chức năng:
Thị trường tương lai có những chức năng sau:
- Giúp cho các giao dịch xuyên thời gian trở nên dễ dàng hơn. Sản xuất, tiêu

dùng và các quyết định kinh doanh trở nên tối ưu hơn khi có thị trường tương lai.
7

Nó cho phép các cá nhân thực hiện các hợp đồng chi phí thấp một cách nhanh
chóng để trao đổi tiền-hàng trong tương lai.
- Hợp đồng tương lai cho phép các cá nhân phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Sự không chắc chắn về giá trong tương lai là những điều kiện để các hợp đồng
tương lai giao dịch thành công. Thu hút cả những người đầu cơ và những người
phòng ngừa rủi ro.
- Giá tương lai thường chứa đựng thông tin bên trong nó, thường được gọi là
chức năng “khám phá giá” của hợp đồng tương lai. Nhà sản xuất và người tiêu dung
có thể có những nhận định hiệu quả nhất về cung cầu hàng hóa trong tương lai, giá
giao ngay tương lai sẽ như thế nào, bằng cách xem xét giá tương lai vào thời điểm
hiện tại ra sao. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định sản xuất và dự trữ tốt nhất.
Chức năng của Sở Giao dịch Hàng hóa:
- Cung cấp địa điểm, phương tiện, các dịch vụ liên quan cần thiết cho việc
giao dịch hàng hóa tương lai.
- Ban hành và thực hiện các quy tắc kinh doanh của Sàn giao dịch.
- Thiết kế các hợp đồng hàng hóa tương lai và niêm yết các hợp đồng này.
- Tổ chức và giám sát các giao dịch mua bán, thanh toán và giao hàng.
- Thực hiện hệ thống quản lý rủi ro để hạn chế các rủi ro thị trường.
- Bảo đảm việc thực thi các hợp đồng tương lai.
- Cung cấp các thông tin thị trường.
- Giám sát các hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai của các thành viên và
thực thi các hình thức kỷ luật khi cần thiết.
b. Vai trò:
- Giảm thiểu rủi ro và sự biến động giá:
Cơ chế thị trường của thị trường hàng hóa tương lai giúp giảm biến động giá
bằng cách cho phép bản chất con người (bàn tay vô hình của lợi ích cá nhân) hoạt
động tự do. Nếu có một sự dư thừa của một sản phẩm nào đó trên thị trường, giá sẽ

giảm do nhu cầu suy yếu đi và nhà sản xuất sẽ giảm giá rồi sau đó sản xuất ít đi.
Nếu có sự thiếu hụt của một sản phẩm trên thị trường, giá sẽ tăng vì nhà sản xuất
nâng giá và sản xuất nhiều hơn nữa. Điều này mang đến sự cân bằng vì thị trường
8

liên tục điểu chỉnh theo tình hình hiện tại. Sự tái cân bằng liên tục này giúp tránh
các chu kỳ tăng trưởng – đổ vỡ. Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm rủi ro làm giảm nguy
cơ cho tất cả các bên và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như nông dân, người tiêu
dùng, nhà sản xuất, nhà phân phối… có thể “khóa” ở giá các loại cây trồng của họ,
chi phí nguyên vật liệu hoặc các chi phí đầu vào khác. Điều này cho phép những
người tham gia thị trường lên kế hoạch sản lượng sản xuất, tiêu thụ và ngân sách chi
tiêu vốn tốt hơn.
- Xác định giá một cách công bằng:
Cung và cầu không bao giờ hòa hợp hoàn hảo và do đó phải có cơ chế để xác
định giá của một hàng hóa. Thị trường hàng hóa tương lai cung cấp một hệ thống
hoàn hảo và là nơi để người mua và người bán sử dụng tất cả các thông tin có sẵn
trên thị trường nhằm xác định giá thị trường. Tóm lại, quan hệ cung – cầu cơ bản và
các quyết định của hàng ngàn người tham gia thị trường cùng nhau xác định giá thị
trường của hàng hóa thông qua các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới.
- Cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa:
Các thị trường hàng hóa tương lai giúp giữ sự cân bằng giữa tiêu thụ và sản
xuất do sự điều chỉnh giá liên tục được thực hiện trên thị trường dựa trên cung và
cầu. Người sản xuất cũng như người tiêu dùng sẽ quyết định sản xuất hoặc tiêu thụ,
dựa trên giá cả hàng hóa hàng ngày thông qua các sở giao dịch trên khắp thế giới, sẽ
giúp giữ mức sản xuất và tiêu thụ cân bằng.
1.1.4 Hình thức giao dịch
a. Giao dịch theo kiểu truyền thống
Trung tâm của sàn giao dịch là bục giao dịch (trading pit/ring) nơi các nhà môi
giới sàn thực hiện việc đặt giá (bid – đặt mua một số lượng cụ thể hàng hóa ở một
mức giá nêu rõ) và chào giá (ask – đặt bán một số lượng cụ thể hàng hóa ở một mức

giá nêu rõ). Tất cả việc đặt mua và bán được thực hiện bằng cách hô to (open
outcry) hoặc dùng ký hiệu bằng tay. Khi việc đặt mua và bán được thực hiện và
giao dịch hoàn thành, giá được ghi chép lại bởi một báo cáo viên (một nhân viên
của sàn) và được hiển thị trên các bảng báo giá trên sàn. Thông tin này ngay lập tức
cũng được gửi qua các thị trường khác và các trung tâm thương mại khắp nơi. Phần
9

lớn những nhà môi giới sàn có điện thoại, máy fax và các phương tiện liên lạc khác
gần khu vực giao dịch để họ có thể nhận lệnh từ khách hàng và xác nhận các giao
dịch được thực hiện với khách hàng. Trên sàn cũng có các dãy màn hình điện tử
cung cấp truy cập đến thông tin quan trọng, tin tức và giá cả của các thị trường
khác. Hệ thống này cung cấp các thông tin cập nhật và bình luận từ các trung tâm
tài chính trên thế giới.
b. Giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử là hình thức giao dịch chủ yếu trên thế giới, trong đó các
lệnh mua và bán được khớp hoặc xếp hàng chờ trong những hệ thống giao dịch
được vi tính hóa. Nếu có lệnh khớp nhau thì sẽ được thực hiện khớp lệnh ngay lập
tức, các lệnh còn lại sẽ xếp hàng chờ theo thứ tự ưu tiên về giá và thứ tự lệnh nhập
vào. Lệnh mua với giá cao nhất sẽ được niêm yết như là giá bis (mua) hiện tại, và
lệnh bán với giá thấp nhất sẽ là giá ask (bán) hiện thời.
1.1.5 Tình hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thế giới [11]
a. Các loại hàng hóa giao dịch
Được chia thành 4 loại như sau:
- Sản phẩm nông nghiệp: ngô, lúa mì, lúa mạch, đậu tương, thóc, đường, ca
cao, cà phê, bông, dầu hạt cải, dầu cọ, gia súc & thịt, gỗ, cao su…
- Năng lượng: dầu thô, xăng, dầu đốt, nhiên liệu nặng, khí thiên nhiên,
propane…
- Kim loại: kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim, paladi), kim loại công nghiệp
(đồng, kẽm, nhôm và hợp kim nhôm, thiếc, chì, nicken, thép), kim loại
hiếm…

- Gia súc sống và thịt gia súc: thịt lợn nạc, thịt bụng, gia súc sống…
Ước tính tỷ lệ phần trăm các loại hàng hóa đang giao dịch trên các sàn thế giới
trong thế kỷ 21 này: năng lượng (75%); kim loại công nghiệp (7%); kim loại màu
(2%); nông sản (13%), và thịt gia súc sống (3%).
b. Giới thiệu một số Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới
- Sở giao dịch hàng hóa Chicago
Tên tiếng Anh: Chicago Mercantile Exchange
10
Tên viết tắt: CME
Năm thành lập: 1898
Trụ sở chính: Chicago, Illinois, Mỹ
Website: www.cmegroup.com
CME Group được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 sàn: CME (Chicago
Mercantile Exchange), CBOT (Chicago Board of Trade) và NYMEX (NewYork
Mercantile Exchange). CME là Sở GDHH tương lai lớn nhất và đa dạng nhất của
Mỹ, chuyên giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn về lãi suất, tiền
tệ, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, kim loại, và các sản phẩm đầu tư khác như
địa ốc…
- Sở giao dịch kim loại Luân Đôn
Tên tiếng Anh: London Metal Exchange
Tên viết tắt: LME
Năm thành lập: cách đây hơn 130 năm
Trụ sở chính: London, Anh quốc
Website: www.lme.com
LME là thị trường giao dịch kim loại màu hàng đầu thế giới. LME giao dịch
các loại hợp đồng quyền chọn và tương lai của các loại kim loại màu và kim loại
thứ yếu như thép và nhựa. Sở GDHH này cung cấp một diễn đàn minh bạch cho tất
cả các hoạt động giao dịch và kết quả là giúp “khám phá” giá của vật liệu những
tháng và năm tới. Điều này giúp ngành công nghiệp lập kế hoạch trước trong một
thế giới mà biến động giá thường tăng mạnh và nhanh chóng. Nhờ tính thanh khoản

cao như vậy mà giá tại LME được ngành công nghiệp trên toàn thế giới công nhận
và tin tưởng. LME là thị trường quốc tế với các thành viên quốc tế và hơn 95% hoạt
động kinh doanh của nó đến từ nước ngoài.
- Sở giao dịch hàng hóa Liffe
Năm thành lập: 1982
Trụ sở chính: London, Anh quốc
Website: www.liffefutures.com
11
Năm 1996, Liffe trở thành sở giao dịch các hợp đồng tương lai lớn nhất khu
vực Châu Âu.
Năm 2002, Liffe trở thành thành viên của Euronext. Nhiều quốc gia trên thế
giới bắt đầu giao dịch thông qua Liffe, có hơn 25 quốc gia trở thành khách hàng
mỗi ngày của Liffe.
Năm 2003, Liffe bán công nghệ cho Sở giao dịch hàng hóa Chicago.
Năm 2004, Sở GDHH Liffe đạt số lượng hợp đồng lãi suất hơn 300 triệu, số
lượng hợp đồng chứng khoán hơn 400 triệu, và số lượng hợp đồng hàng hóa hơn 7,5
triệu.
Năm 2007, tổ chức giao dịch hàng hóa Châu Âu (Euronext) sáp nhập với sở
giao dịch chứng khoán NewYork (NYSE).
Năm 2008, Liffe bán công nghệ cho Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Sở giao dịch hàng hóa Liffe cũng có những hoạt động giao dịch tại Brussels,
Amsterdam, Lisbon và Paris.
1.1.6 Các loại lệnh để giao dịch trên thị trường tương lai [12]
Tất cả các lệnh để giao dịch hợp đồng tương lai có những điểm chung sau:
- Là lệnh mua hay lệnh bán.
- Tên của hàng hóa.
- Năm và tháng giao hàng của hợp đồng.
- Số lượng trong hợp đồng.
- Nơi mà hợp đồng giao dịch.
- Là lệnh giới hạn hay là lệnh thị trường.

- Là lệnh ngày (daily order – là lệnh tự hủy vào cuối ngày giao dịch nếu nó
không được thực hiện) hay lệnh không tự hủy.
Các lệnh thông dụng trong giao dịch cà phê:
 Daily Order: Lệnh theo ngày – lệnh này có giá trị trong phiên giao dịch ngày
hôm đó khi thị trường đóng cửa lệnh này sẽ tự động hủy khỏi hệ thống. Đây là lệnh
thường được dùng nhiều nhất hiện nay.
12
 Market Order: Lệnh thị trường – là lệnh mua hay bán mà không có một mức
giá rõ ràng được ấn định, lệnh này là lệnh được thực hiện theo nguyên tắc: nếu mua
thì mua theo giá bán thấp nhất và nếu bán thì bán theo giá mua cao nhất.
Ví dụ: Một người cần bán gấp 10 lot cà phê và họ đặt một lệnh thị trường
bán 10 lot, nếu lúc đó giá tham chiếu (Last) là 1979 USD nhưng giá Bid (giá chào
mua trên thị trường) chỉ là 1975 USD thì người đó cũng phải chấp nhận mức giá
1975 USD. Tương tự, nếu một người cần mua gấp 10 lot, nếu lúc đó giá tham chiếu
(Last) là 1940 USD nhưng giá Ask (giá chào bán trên thị trường) là 1955 USD thì
người mua phải chấp nhận mức giá 1955 USD.
 Limit Order: Lệnh giới hạn – là lệnh mua bán ở một mức giá được ấn định
cụ thể, nhưng có rủi ro là đôi khi lệnh không được thi hành.
Ví dụ: Một khách hàng đặt lệnh bán 10 lot với mức giá 1987 USD, nếu giá
tham chiếu của thị trường lúc đó là 1960 USD thì người đó phải đợi giá đạt mức
1987 USD thì lệnh đó mới được thực hiện. Nhưng nếu giá không đạt được mức đó
thì lệnh này sẽ không được thực hiện.
 Lệnh Stop Loss: Lệnh chặn lỗ - được dùng cho 3 mục đích sau: tối thiểu hóa
mức lỗ cho vị trí mua hoặc bán, bảo vệ lợi nhuận đang có cho các vị trí mua hoặc
bán, mở vị trí mới mua hoặc bán.
Lệnh chặn lỗ được chia làm 2 loại như sau: Stop Loss (no limit) – Lệnh chặn
lỗ (không giới hạn). Lệnh này là lệnh thị trường đặc biệt. Nguyên tắc lệnh này là
nếu lệnh mua thì giá mua phải cao hơn giá thị trường và nếu lệnh bán thì giá bán
phải thấp hơn giá thị trường. Khi thị trường chạm với mức giá của lệnh chặn lỗ thì
lệnh này sẽ tự động chuyển thành lệnh thị trường bình thường và nguyên tắc khớp

lệnh cũng tương tự như lệnh thị trường. Stop Loss (limit) – Lệnh chặn lỗ (có giới
hạn) – lệnh này tương tự như lệnh chặn lỗ không có giới hạn. Nhưng điểm khác biệt
là khi đặt lệnh ngoài mức giá chặn lỗ, còn phải thêm mức giá giới hạn (lệnh bán thì
giá giới hạn phải cao hơn giá lệnh chặn lỗ và ngược lại). Khi đó nếu lệnh được thực
hiện thì giá sẽ nằm trong khung giá giới hạn này.
 Good Till Cancel (GTC): Lệnh có hiệu lực khi có lệnh hủy – lệnh này có
hiệu lực đến khi nào ra lệnh được hủy, tức là có giá trị nhiều phiên liên tiếp mà
13
không cần đặt lại từng ngày, mãi cho đến khi nào ra lệnh hủy hoặc đã được khớp
lệnh.
 Spread Order: Lệnh chuyển tháng – lệnh này là lệnh chuyển vị trí từ tháng
gần ra tháng xa hơn vì thời gian hết hạn hoặc mức độ nguy hiểm của tháng hiện tại
mà vẫn giữ được vị thế ban đầu là mua hoặc bán. Nhưng phải chấp nhận một
khoảng chênh lệch giá giữa 2 tháng này là bao nhiêu đó.
1.1.7 Các chủ thể trên thị trường tương lai
a. Những nhà đầu cơ (speculators):
Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao
động giá. Họ có thể giữ thế trường vị (long position) hay đoản vị (short position)
hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (spread position). Có thể chia ra làm 2 loại
nhà đầu cơ:
- Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thường vào các vị thế và giữ chúng
trong vài ngày, vài tuần, hay vài tháng. Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật
để dự đoán sự biến động giá và xu hướng giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị
thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận.
- Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong
một ngày giao dịch. Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao
dịch ngày thường tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến động giá cả thường
xuyên, và tốn các chi phí cho những giao dịch trong suốt một ngày, với mục đích
kiếm được một ít lợi nhuận trong một giao dịch. [6]
b. Những người phòng hộ (hedgers):[4]

Là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự
biến động giá bất lợi cho họ. Ví dụ, một công ty Việt Nam phải mua 10 lot cà phê
với giá $1970/tấn để bán qua Thụy Sỹ với giá kỳ vọng khoảng $1985/tấn, rủi ro
hiển hiện ở đây là trong suốt khoảng thời gian vận chuyển cà phê qua Thụy Sỹ, giá
cà phê ở Thụy Sỹ sẽ giảm xuống dưới $1985/tấn sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí là
lỗ. Khi đó, để hạn chế tối đa rủi ro, công ty này có thể bán hợp đồng tương lai (vào
thế đoản vị) cà phê với cùng số lượng để phòng ngừa rủi ro. Nếu giá lúc giao hàng
14
giảm, công ty sẽ bị giảm lợi nhuận hay lỗ, nhưng sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận ở
hợp đồng tương lai cà phê. Đây là một ví dụ của phòng hộ đoản vị (short hedge).
Một ví dụ khác, một công ty ký hợp đồng bán cà phê cho một nhà rang xay
vào tháng 1, giao hàng vào tháng 9. Nhưng vào thời điểm hiện tại, công ty không có
cà phê trong kho, và cũng không có đủ tiền mặt để mua cà phê vào lúc này, công ty
dự tính rằng vào tháng 5 mới có thể đáp ứng được nguồn cà phê nhưng lo ngại từ
đây đến đó giá cà phê sẽ tăng. Để phòng ngừa cho điều này, công ty có thể mua
những hợp đồng tương lai cà phê để tránh rủi ro tăng giá cà phê. Đây là một ví dụ
của phòng hộ trường vị (long hedge).
c. Những nhà môi giới:[4]
Đây là những người trung gian giữa Sàn giao dịch và các khách hàng như: các
Ngân hàng, các Công ty môi giới… Những nhà môi giới kiếm tiền bằng cách nhận
tiền trên tỷ lệ phần trăm trên tài sản và đôi khi thông qua hoa hồng doanh thu.
Ngoài ra, còn những nhà tư vấn giao dịch hàng hóa là một cá nhân hoặc công
ty phân tích thị trường và lập các báo cáo, đưa ra lời khuyên,…
1.1.8 Cơ chế vận hành của thị trường tương lai

Sơ đồ 1.1: Cơ chế vận hành của thị trường tương lai
Đánh giá tr
ạng thái h
àng ngày


Chủ thể
hợp đồng
Chủ thể
hợp đồng
Các công
ty môi giới
(FCMs)

Các công
ty môi giới
(FCMs)

Các thành
viên
Sàn
giao
dịch
Các thành
viên
Trung
tâm
thanh
toán

Ký qu
ỹ: ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy tr
ì, ký qu
ỹ bổ sung

 Đặt lệnh giao dịch

 Lệnh được giao dịch
Khớp lệnh
15
Các lệnh được khớp phải chuyển đến Trung tâm thanh toán bù trừ ghi vào sổ
sách. Hành động này của Trung tâm thanh toán bù trừ như một hành động chứng
thực cho hợp đồng tương lai có hiệu lực. Nếu không có sự chứng thực của Trung
tâm thanh toán bù trừ thì xác nhận của bên mua và bên bán không có giá trị pháp lý.
Đánh giá trạng thái hàng ngày:
Vào cuối phiên giao dịch, mọi trạng thái mở (mua/bán) của người mua/bán sẽ
được đánh giá bởi Sàn giao dịch, bằng cách: so sánh mua/bán của người mua/bán
với mức giá thanh toán. Nếu:
- Giá mua < Giá thanh toán: người mua có một khoản lãi tạm tính.
- Giá mua > Giá thanh toán: người mua chịu một khoản lỗ tạm tính.
- Giá bán > Giá thanh toán: người bán có một khoản lãi tạm tính.
- Giá bán < Giá thanh toán: người bán chịu một khoản lỗ tạm tính.
1.1.9 Giới thiệu về hai thị trường cà phê tương lai chính trên thế giới
a. Sàn giao dịch Liffe: [4]
LIFFE là sàn giao dịch phái sinh của EURONEXT. Ngoài đơn vị thành viên
LIFFE tại London, EURONEXT còn có các sàn giao dịch Amsterdam, Brussels,
Lisbon và Paris.
 Quy chuẩn hợp đồng tương lai trên sàn Liffe:
- Đơn vị giao dịch: lot (1 lot = 10 tấn).
- Giá: USD/tấn.
- Tháng giao hàng: 1, 3, 5, 7, 9, 11.
- Giới hạn biến động giá tối thiểu: 1 USD/tấn (10 USD/lot).
- Giờ giao dịch: 9h00 – 17h30 (theo giờ Luân Đôn).
15h00 – 23h30 (theo giờ Việt Nam).
- Ngày thông báo đầu tiên: ngày làm việc đầu tiên của tháng giao hàng.
- Ngày giao dịch cuối cùng: trưa ngày giao dịch cuối cùng của tháng giao hàng
(cụ thể là 12h30).

 Mô tả màn hình giao dịch cà phê tương lai trên thị trường LIFFE:
Màn hình giao dịch cà phê tương lai trên thị trường LIFFE bao gồm những yếu
tố sau:
16
- Last: Giá tham chiếu hàng ngày.
Nếu trong thời gian giao dịch: là giá giao dịch gần nhất hay là giá khớp lệnh.
Khi thị trường đóng cửa: là giá đóng cửa hay là giá giao dịch cuối cùng của phiên
giao dịch.
- Net (+/-): là hiệu số giữa giá Last và giá đóng cửa của ngày hôm trước.
- Bid: Giá chào mua trên thị trường.
- Ask: Giá chào bán trên thị trường.
- Prev: Giá đóng cửa của ngày hôm trước.
- Open: Giá mở cửa của phiên giao dịch.
- High: Giá cao nhất tính đến thời điểm giao dịch gần nhất trong phiên giao dịch.
- Low: Giá thấp nhất tính đến thời điểm giao dịch gần nhất trong phiên giao dịch.
- Settle: Giá đóng cửa của ngày giao dịch.
- Volum: Khối lượng (số lot) được giao dịch trên thị trường.
b. Sàn giao dịch New York: [9]
Sàn giao dịch NYBOT là một trong những sàn giao dịch lớn và lâu đời nhất
thế giới, giao dịch hợp đồng tương lai về cà phê từ năm 1882. Đến nay, NYBOT
vẫn duy trì phương thức giao dịch truyền thống thông qua các tín hiệu và cử chỉ của
nhà môi giới trên sàn. Giao dịch sẽ được các bên tham gia xác nhận bằng văn bản
hoặc thông qua hệ thống đặt lệnh điện tử.
Đơn vị giao dịch: 37500 lb (1 lb = 0,4536 kg).
Giá: US cent/lb.
Giới hạn biến động giá tối thiểu: 0,05 cent/lb (18,75 USD/lb).
Tháng giao dịch: 3, 5, 7, 9, 12.
Giờ giao dịch: 18h00 – 17h15 ngày hôm sau, từ thứ 2 đến thứ 6; có 45 phút
nghỉ giao dịch, bắt đầu từ 17h15 (theo giờ New York).
1.2 HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

1.2.1 Khái niệm
Hiện nay, các tài liệu tại Việt Nam có rất nhiều cách gọi cho loại hợp đồng
này, cụ thể như : hợp đồng Futures, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
giao sau… và khi gọi tên thị trường này thì cũng nhiều tên gọi khác nhau tương tự.

×